Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng viên uống tránh thai ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng tại xã đăk song huyện kongchro tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.8 KB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA Y DƯỢC

MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG
VIÊN UỐNG TRÁNH THAI Ở PHỤ NỮ TRONG ĐỘ
TUỔI SINH ĐẺ CÓ CHỒNG TẠI XÃ ĐĂK SONG
HUYỆN KONGCHRO TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
Người hướng dẫn : Ths.Văn Hữu Tài
Ths.Nguyễn Quang Vinh

1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) của nước ta được
triển khai từ những năm đầu thập kỷ 60 đến nay đã được 45 năm với mục tiêu hàng
đầu là giảm sinh. Để đạt được mục tiêu đề ra một cách bền vững, chương trình này
đã hướng trọng tâm hoạt động vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh
sản và kế hoạch hóa gia đình. Với định hướng đa dạng hóa các biện pháp tránh thai,
cung cấp rộng rãi các biện pháp tránh thai mới, đa dạng kênh phân phối và dễ tiếp
cận; hệ thống cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình được củng cố và phát triển ở
các cấp từ trung ương đến trạm y tế. Các nhu cầu cơ bản về kế hoạch hóa gia đình đã
được đáp ứng [3], [31]. Trong nỗ lực đa dạng hóa này, viên uống tránh thai được đưa
vào sử dụng trong Chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình ở nước ta từ cuối
thập kỷ 80 và được đẩy mạnh trong khoảng mười năm vừa qua. Người dân chấp


nhận viên uống tránh thai ngày càng tăng lên. Cùng với các biện pháp tránh thai hiện
đại khác, viên uống tránh thai đã nâng dần tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng biện pháp
tránh thai qua các năm, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giảm sinh. Tỷ lệ sử
dụng các biện pháp tránh thai tăng từ 53,2% (năm 1988), lên 65,0% (năm 1994),
73,9% (năm 2001), trong đó tỷ lệ sử dụng viên uống tránh thai cũng tăng dần từ
0,4% (năm 1988) lên 5,9% (năm 1998), 6,3% (năm 2002), 10,0 % (năm 2001) [7],
[31], [45].
Viên uống tránh thai có chiều hướng là biện pháp lâm sàng ít tốn kém nhất
[48]. Ngoài ra, nó có hiệu quả ngừa thai cao đến 99% [25]. Tuy nhiên, nếu dùng
không đúng cách, hiệu quả ngừa thai sẽ giảm rất nhiều. Ngoài ra, một nhược điểm
của viên uống tránh thai là tỷ lệ bỏ cuộc cao do nhiều nguyên nhân: thất bại, tai biến,
tác dụng phụ, việc cung cấp thuốc không đầy đủ, việc quên sử dụng thuốc đều đặn
và liên tục.
Hiện nay tại Kongchro chưa có một nghiên cứu nào về tình hình sử dụng viên
uống tránh thai, lý do và những yếu tố liên quan đến việc bỏ cuộc ở phụ nữ trong độ
tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) có chồng. Vì vậy, để góp phần nâng cao tỷ lệ các cặp vợ
chồng chấp nhận sử dụng viên uống tránh thai, chúng tôi tiến hành đề tài "Một số
yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng viên uống tránh thai ở phụ nữ trong độ tuổi sinh
đẻ có chồng tại xã Đăk Song, huyện Kongchro, tỉnh Gia Lai" nhằm mục tiêu:
2


1. Mô tả tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai và tỷ lệ bỏ cuộc viên uống tránh
thai ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng tại xã Đăk Song, huyện Kongchro,
tỉnh Gia Lai.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến việc bỏ cuộc viên uống tránh thai ở phụ
nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng tại xã Đăk Song, huyện Kongchro, Gia Lai.

3



Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
1.1.1. Khái niệm về Kế hoạch hóa gia đình
Kế hoạch hóa gia đình là sự cố gắng có ý thức của một cặp (hay cá nhân) nhằm
điều chỉnh số con, khoảng cách sinh con; không chỉ bao hàm việc lựa chọn sử dụng
các biện pháp tránh thai (BPTT) mà còn là cố gắng của các cặp vợ chồng để tránh có
thai [25].
Theo "Pháp lệnh dân số" thì kế hoạch hóa gia đình là nỗ lực của nhà nước, xã
hội để mỗi cá nhân, mỗi cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện quyết định số con, thời
gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khỏe, nuôi dạy con
có trách nhiệm phù hợp với các chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình
[32].
1.1.2. Biện pháp tránh thai
1.1.2.1. Các BPTT hiện đang sử dụng
- BPTT hiện đại: [14].
+ Dụng cụ tử cung.
+ Phương pháp tránh thai vách ngăn: bao cao su, màng ngăn âm đạo,
thuốc diệt tinh trùng.
+ Triệt sản: triệt sản nam và triệt sản nữ.
+ Nội tiết tránh thai: viên uống tránh thai (VUTT), thuốc tiêm, thuốc
cấy, thuốc dán...
- BPTT truyền thống: [23], [49].
+ Gián đoạn giao hợp: xuất tinh ngoài âm đạo.
+ Kiêng giao hợp định kỳ: tính chu kỳ kinh nguyệt.
+ Phương pháp tránh thai vô kinh cho con bú
+ Kiêng khem...
1.1.2.2. Kênh phân phối các phương tiện tránh thai
Để đáp ứng nhu cầu phương tiện tránh thai (PTTT) cho hệ thống dịch vụ
KHHGĐ đang phát triển, Việt Nam đã mở rộng 3 kênh phân phối là:



Hệ thống y tế cung cấp dịch vụ lâm sàng.

4




Hệ thống Dân số, Gia đình và Trẻ em cung cấp VUTT và BCS.



Hệ thống thị trường thương mại bao gồm tiếp thị xã hội.

Việc mở rộng các kênh phân phối PTTT đã góp phần tăng sự tiếp cận của
người dân có nhu cầu với PTTT.
1.1.3. Tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai
Tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng BPTT (CPR: Contraceptive Prevalence Rate)
là tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng đang sử dụng (hay chồng họ đang sử
dụng) một hay nhiều BPTT hiện đại hay BPTT truyền thống trên tổng số phụ nữ
trong độ tuổi sinh đẻ có chồng ở một khu vực nào đó trong khoảng thời gian xác
định [25], [57].
1.1.4. Những người sử dụng và tiếp tục chấp nhận sử dụng các BPTT
Người đang sử dụng là những người lần đầu tiên chấp nhận sử dụng BPTT và
những người vẫn tiếp tục sử dụng.
Người mới sử dụng là bất kỳ một người nào không phân biệt nam hay nữ, lần
đầu tiên chấp nhận sử dụng BPTT.
Người tiếp tục chấp nhận là những người đã và đang chấp nhận sử dụng sau
một khoảng thời gian nào đó (thường là 1 năm).

1.1.5. Bỏ cuộc biện pháp tránh thai
Người bỏ cuộc BPTT là những người đã sử dụng một BPTT nhưng vì nhiều lý
do khác nhau đã thôi dùng biện pháp đó [14].

5


Bảng 1.1 Lý do ngừng sử dụng sau 1 năm sử dụng VUTT
Lý do ngừng sử dụng

DHS-1997
(%)

DHS-2002
(%)

1. Có thai

21,3

15,5

2. Muốn có con

17,1

22,1

3. Chồng không đồng ý


3,3

0,4

4. Tác dụng phụ

16,4

26,4

5. Lý do sức khỏe

15,0

8,5

6. Khó tìm, xa

1,9

0,8

7. Chuyển sang BPTT hiệu quả hơn

3,9

5,7

8. Không thuận tiện sử dụng


8,0

7,0

9. Không sinh hoạt tình dục thường xuyên

0,6

5,6

10. Giá đắt

0,4

0,0

11. Mãn kinh

2,6

1,3

9,6
100,0

6,7
100,0

12. Khác
Tổng cộng


(Nguồn: Theo Điều tra Nhân khẩu học và Sức khoẻ năm 1997 và 2002 (DHS1997, DHS-2002) [42], [43], [53]).
Như vậy muốn tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng BPTT cần vận động có
thêm số dùng mới, giữ vững số dùng tiếp và giảm số người bỏ cuộc. Đây là vấn đề
cần quan tâm trong quản lý chương trình dân số - kế hoạch hoá gia đình [14].
1.1.6. Nhu cầu kế hoạch hóa gia đình chưa được đáp ứng
Theo Quỹ dân số Liên hiệp quốc (UNFPA), nhu cầu kế hoạch hóa gia đình
không được đáp ứng khi nói đến những người phụ nữ hay cặp vợ chồng không muốn
sinh con tiếp theo trong vòng 2 năm tới, hay không muốn sinh con nữa nhưng không
sử dụng BPTT nào cả, hay sử dụng BPTT không hữu hiệu (như biện pháp truyền
thống).
Những phụ nữ hiện đang sử dụng các BPTT được gọi là nhu cầu kế hoạch hóa
gia đình đã được đáp ứng. Tổng nhu cầu về kế hoạch hóa gia đình là tổng số của nhu
cầu KHHGĐ đã được đáp ứng và chưa được đáp ứng.
Những người không được đáp ứng gồm:
 Phụ nữ không muốn có thêm con nhưng không sử dụng BPTT.

6


 Phụ nữ không muốn có thêm con nhưng sử dụng BPTT không hiệu quả
(như BPTT truyền thống).
 Phụ nữ muốn có con thêm 1 con sau 2 năm nhưng không dùng BPTT.
 Phụ nữ muốn có thêm 1 con sau 2 năm nữa nhưng sử dụng BPTT
không hiệu quả (như BPTT truyền thống).
Nhu cầu kế hoạch hóa gia đình không được đáp ứng là hệ quả cầu tăng
trong khi dịch vụ sinh đẻ lại hạn chế, thiếu hỗ trợ từ phía cộng đồng và từ phía người
chồng hay vợ, thông tin sai lệch, chi phí tài chính và vận chuyển hạn chế.
“Hội nghị Quốc tế Dân số và Phát triển tại Cairô” (ICPD-1994) ưu tiên coi
việc giảm các nhu cầu không được đáp ứng là nguyên tắc chỉ đạo nhằm đảm bảo các

ca sinh nở đều dựa trên cơ sở lựa chọn tự nguyện và được thông tin đầy đủ. Hội nghị
tổng kết tiến độ thực hiện của Liên hịêp quốc năm 1999 đã thông qua những chỉ số
tiêu chuẩn để tới năm 2005 giảm 50% các nhu cầu không được đáp ứng so với năm
1990 và tới năm 2015, đáp ứng được toàn bộ nhu cầu mức sinh như đã tuyên bố
[26].
1.1.7. Quyền khách hàng trong kế hoạch hóa gia đình
Một khung lý thuyết được sử dụng rộng rãi do Hiệp hội Kế hoạch hóa gia
đình quốc tế (IPPF) nêu lên 10 quyền của khách hàng trong việc tiếp nhận dịch vụ
kế hoạch hóa gia đình, giúp tăng tỷ lệ khách hàng chấp nhận sử dụng BPTT một
cách bền vững gồm: [2], [4], [5], [17], [41].
1. Được tiếp nhận thông tin.
2. Được tiếp cận dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
3. Được tự do lựa chọn BPTT.
4. Được bảo đảm dịch vụ an toàn.
5. Được bảo đảm bí mật.
6. Được bảo đảm kín đáo.
7. Được thoải mái khi nhận dịch vụ.
8. Được tôn trọng.
9. Được tiếp tục nhận dịch vụ.
10. Được bày tỏ ý kiến quan điểm về dịch vụ mà họ được nhận.
1.1.8. Các yếu tố làm tăng chất lượng chăm sóc dịch vụ KHHGĐ
7


Sáu nội dung của chất lượng chăm sóc do Bruce đề nghị đã được chấp
nhận rộng rãi [41], [62]. Các nội dung như sau: [5], [14].
1. Sự lựa chọn BPTT: mỗi điểm cung cấp dịch vụ cần có sẵn các BPTT
để khách hàng có thể tự lựa chọn BPTT thích hợp với nhu cầu của họ
theo thời gian, sức khỏe và hoàn cảnh. Đây là yếu tố cơ bản và quan
trọng nhất.

2. Thông tin cung cấp đầy đủ cho người sử dụng: đem lại thông tin để họ
biết cách sử dụng các BPTT bao gồm cả cách dùng, cơ chế tác dụng,
hiệu quả, cách sử dụng, thuận lợi và bất lợi, tác dụng phụ, cách lựa
chọn BPTT thích hợp cho người mới sử dụng. Đây là yếu tố rất quan
trọng và có lợi ích lâu dài.
3. Người cung cấp dịch vụ có thành thạo kỹ thuật: gồm điều kiện bảo
đảm kỹ thuật như điều kiện vô trùng, dụng cụ... cũng như kỹ năng tư
vấn, đồng thời đề cập chính đến khả năng thực hiện các kỹ thuật cho
phép theo chuẩn mực, quy phạm kỹ thuật của Bộ y tế.
4. Mối quan hệ giữa người cung cấp và khách hàng: thái độ và hành vi
của người cung cấp dịch vụ, trong đó quan trọng là thời gian người
cung cấp dịch vụ dành cho người sử dụng dịch vụ an toàn, bảo đảm
mối quan hệ tốt hai chiều.
5. Cơ chế khuyến khích và bảo đảm cung cấp liên tục: cơ chế này bảo
đảm cho người sử dụng dịch vụ kế hoạch hoá gia đình có thể luôn
được khuyến khích, theo dõi và cung cấp liên tục các chăm sóc có hiệu
quả, trong đó quan trọng là thời gian cung cấp phải luôn theo dõi, xem
xét các sổ sách ghi chép, các phiếu ghi chép của mỗi khách hàng để
nhắc nhở họ tới tận nhà cung cấp các dịch vụ chăm sóc hoặc các PTTT.
6. Bố trí hợp lý các dịch vụ: người sử dụng kế hoạch hoá gia đình cần sự
thuận tiện, chấp nhận các dịch vụ thích hợp với hoàn cảnh của họ,
tránh đi lại nhiều lần, giảm bớt những cản trở y tế, lồng ghép giữa dịch
vụ kế hoạch hóa gia đình với các chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em hay
các chăm sóc khác về sức khỏe sinh sản là sự cần thiết để làm khách
hàng vừa lòng, thuận tiện.
8


1.1.9. Những rào cản trong việc sử dụng biện pháp tránh thai
Theo UNFPA có những rào cản sau trong việc sử dụng các BPTT: [26],[28]

 Thiếu các dịch vụ có thể tiếp cận được, thiếu trang thiết bị, hàng hóa,
.

nhân lực.
 Thiếu các phương án chọn lựa các biện pháp phù hợp với hoàn cảnh
của người phụ nữ và gia đình họ.
 Thiếu kiến thức về độ an toàn, tính hiệu quả và khả năng sẵn có của
các chọn lựa.
 Quan hệ tương tác kém giữa khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ.
 Thiếu sự hỗ trợ từ phía cộng đồng hay từ phía người chồng, vợ.
 Thông tin sai lệch và các tin đồn.
 Tác dụng phụ của một số BPTT và công tác theo dõi thực hiện không
đầy đủ để khuyến khích thay đổi BPTT sử dụng hay đảm bảo dùng
đúng cách, đủ liều.
 Eo hẹp về tài chính.

1.2. THUỐC UỐNG TRÁNH THAI
1.2.1. Sơ lược lịch sử
Ngay từ thời xa xưa, con người đã biết dùng các loại cây để ngăn ngừa thai
nghén.
Từ cuối thế kỷ 19 người ta đã nhận thấy rằng trong khi có thai, buồng trứng
của người phụ nữ không hoạt động.
Năm 1921, Ludwing Haberlandt, một nhà sinh lý học ở Áo đưa ra ý tưởng sử
dụng hormon để tránh thai.
Năm 1956, John Rock sử dụng norethinodrel để thử nghiệm lâm sàng. Rock,
Garcia và Pincus đã chứng minh tác dụng ức chế phóng noãn của progestin này.
Năm 1959, loại thuốc tránh thai đầu tiên bao gồm 10 mg norethynodrel và 0,15
mg mestranol được Edris Rice-Wray thử nghiệm ở Porto Rico và chính thức được
đưa ra sử dụng rộng rãi.
Năm 1960, lần đầu tiên VUTT được chấp nhận ở Mỹ và từ năm 1961 bắt đầu

9


được sử dụng ở châu Âu.
Năm 1968, các báo cáo khoa học đã khuyến cáo sử dụng VUTT có hàm lượng
oestrogen cao sẽ gây băng huyết.
Năm 1969, Uỷ ban an toàn thực phẩm Anh đã nhấn mạnh hàm lượng tối đa
oestrogen của VUTT là 50 g.
Năm 1973, VUTT có hàm lượng thấp ra đời và chỉ có 30 g oestrogen.
Năm 1981, Cơ quan nghiên cứu an toàn thực phẩm của Anh đã cho thấy không
có nguy cơ tim mạch ở phụ nữ dùng VUTT ở độ tuổi 15-35, ngoại trừ phụ nữ hút
thuốc lá và nới rộng độ tuổi an toàn dùng VUTT đến 45 tuổi cho phụ nữ không hút
thuốc lá.
Năm 1987, cơ quan nghiên cứu hormon steroid và bệnh ung thư của Mỹ cho
rằng thuốc tránh thai có tác dụng bảo vệ nội mạc tử cung và buồng trứng chống lại
ung thư. Nguy cơ ung thư nội mạc tử cung và ung thư vú giảm 50% ở những phụ nữ
sử dụng VUTT và tác dụng bảo vệ vẫn còn sau khi ngừng thuốc.
Năm 1988, lần đầu tiên VUTT có chứa 20 g ethynyl oestradiol được giới
thiệu và cũng năm này, khoa học xác nhận nguy cơ nghẽn tĩnh mạch do huyết khối
giảm ở phụ nữ sử dụng VUTT có hàm lượng ethynyl oestradiol thấp dưới 50g.
Năm 1992, một nghiên cứu ở Oxford đã cho rằng dùng thuốc tránh thai có hàm
lượng oestrogen thấp đã làm giảm nguy cơ tắc mạch do huyết khối và lợi ích của sử
dụng thuốc tránh thai cao hơn nguy cơ mà nó có thể gây ra [13].
Hiện nay VUTT được sử dụng rộng rãi trên thế giới và có khoảng 100 triệu phụ
nữ sử dụng VUTT do mức độ an toàn và tiện lợi của nó.
VUTT được sử dụng tại Việt Nam từ những năm đầu thập kỷ 70 nhưng vẫn
chưa được chấp nhận rộng rãi như dụng cụ tử cung và tỷ lệ người sử dụng VUTT
ước bằng 1/10 so với dụng cụ tử cung [13].
1.2.2. Thành phần và phân loại
Loại VUTT đơn thuần: chỉ có progestin, được chỉ định cho phụ nữ cho con bú.

Loại VUTT kết hợp: có 2 thành phần là estrogen và progestogen. Vỷ thuốc có
21 viên, hoặc có 28 viên - mà 7 viên cuối cùng là những viên placebo (chỉ chứa
10


đường và sắt để uống trong những ngày chờ có kinh và có kinh). Thuốc được uống
từ ngày thứ 1 đến thứ 5 của chu kỳ kinh, liên tục mỗi ngày 1 viên. Đây là loại thuốc
hiện đang được sử dụng nhiều nhất.
VUTT kết hợp chia làm 2 loại:
 Loại 1 pha tức hàm lượng hormon có trong viên thuốc không thay
đổi trong tất cả 21 viên của vỷ thuốc.
 Loại 2, 3 pha là loại trong đó tỷ lệ oestrogen và progestin trong
viên thuốc không giống nhau mà thay đổi 2 lần (2 pha), hay 3 lần (3 pha) của vỷ
thuốc dùng cho 1 kỳ kinh [6], [50], [54].
Hiện thuốc ngừa thai đang dùng thông dụng ở Việt nam, trong chương
trình DS - KHHGĐ là: Ideal, Naphaceptive, New Choice, Rigevidon...(viên kết hợp)
và Exluton (viên chỉ có Progesteron).

Hình 1.1 Một số viên uống tránh thai
1.2.3. Cơ chế tác dụng
Cơ chế tác dụng ngừa thai của VUTT chủ yếu kết hợp:
- Ức chế rụng trứng.
- Tác động đến niêm dịch cổ tử cung và nội mạc tử cung. VUTT ức chế
rụng trứng do làm thay đổi sự chế tiết tự nhiên của oestrogen và progestin
trong cơ thể, ức chế FSH và LH. Niêm dịch cổ tử cung trở nên đặc hơn, cản trở
tinh trùng di chuyển vào buồng tử cung.
- Nội mạc tử cung mỏng hơn bình thường nên cản trở sự làm tổ của trứng
[6], [23], [50].
- Ngoài ra, VUTT làm giảm sự di chuyển của tinh trùng trong vòi trứng
[56].

11


VUTT chỉ có progestin làm đặc niêm dịch cổ tử cung sau khi uống thuốc 2-3
giờ, nhưng tác động này chỉ kéo dài 24 giờ, do đó mà hàng ngày cần uống vào 1 giờ
nhất định mới duy trì được đủ nồng độ thuốc trong máu và mới tránh thai được [6].
1.2.4. Chỉ định
 Phụ nữ muốn sử dụng một BPTT hiệu quả cao và không có chống chỉ
định dùng VUTT [4].
 Đặc biệt càng nên dùng thuốc cho những phụ nữ có các hội chứng phụ
khoa như: thống kinh, kinh nhiều, rong kinh cơ năng, chu kỳ kinh
không đều, suy buồng trứng sớm, nang chức năng buồng trứng, lạc nội
mạc tử cung, tiền sử chửa ngoài tử cung [6].
1.2.5. Chống chỉ định
 Có thai, nghi ngờ có thai.
 Đang cho con bú trên 6 tuần có thể dùng viên chỉ có progesteron.
 Các trường hợp ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư cổ tử cung.
 Các khối u lành tính ở vú và tử cung.
 Có tiền sử tắc nghẽn mạch, phồng tĩnh mạch, viêm tắc tĩnh mạch.
 Các bệnh về máu, rối loạn đông máu.
 Các bệnh về tim mạch, cao huyết áp.
 Các bệnh nội tiết như basedow, u tuyến thượng thận.
 Các bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, cholesterol hay
lipid tăng.
 Các bệnh về gan, thận, khớp, mắt.
 Trên 40 tuổi và có hút thuốc lá [6].
1.2.6. Lợi ích
 Hiệu quả tránh thai trên 99% nếu dùng liên tục và đúng cách (hiệu quả
chỉ thua triệt sản). (Chỉ số Pearl nhỏ hơn 1) [23], [25], [50].
12



 An toàn, có thể có thai sau khi ngưng thuốc.
 Làm kinh nguyệt đều hơn, giảm lượng máu kinh, giảm số ngày hành kinh
(30-50%) vì nội mạc tử cung trở nên mỏng hơn khi dùng thuốc.
 Giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.
 Làm giảm triệu chứng trước hành kinh, đau bụng kinh (>60%) [25].
 Giảm nguy cơ mắc bệnh chửa ngoài dạ con (>90%) [23], [25].
 Giảm nguy cơ viêm nhiễm tiểu khung (>60%) [25].
 Giảm nguy cơ lạc nội mạc tử cung.
 Phòng ngừa loãng xương (sau ít nhất 2 năm ) (76%) [25].
 Giảm u lành tính tuyến vú (giảm 4 lần) [23], [49], u chức năng buồng
trứng (giảm 50%) [25].
 Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư: giảm 2 lần ung thư buồng trứng, ung
thư nội mạc tử cung, ung thư nhau [23], [49]. Nhiều năm sau khi ngừng
sử dụng VUTT, tác dụng bảo vệ còn kéo dài [54].
 Làm mịn da.
 Làm tăng đời sống giới tính: do đợt hành kinh ngắn hơn, do giảm tình
trạng khó chịu tiền kinh cùng các lo sợ khi có thai, thoải mái vì không
cần sửa soạn trước khi giao hợp.
 Sử dụng dễ dàng, không cần huấn luyện tỷ mỷ mà chỉ cần tuân theo chỉ
dẫn sử dụng.
 VUTT đơn thuần chỉ có progesteron an toàn khi cho con bú sữa mẹ
 VUTT có thể sử dụng như 1 loại thuốc tránh thai khẩn cấp.
1.2.7. Tác dụng phụ
Vì thành phần hormon có trong VUTT bắt chước tình trạng thai nghén nên
dùng VUTT có dấu hiệu giống tình trạng nghén. Nôn và buồn nôn, nhức đầu, ăn
ngon miệng, mệt mỏi, rụng tóc, mọc râu trên mặt, phù do giữ nước, có kinh nhẹ giữa
2 kỳ kinh hay không có kinh, giảm nhu cầu tình dục, trầm uất, thay đổi tính tình,
căng vú, trứng cá, chóng mặt. Những tác dụng phụ này có thể gặp trong những tháng

đầu nhưng sau đó sẽ giảm dần.
Tăng huyết áp nhẹ xảy ra trong 3-5 % trường hợp, có thể xảy ra tạm thời.
Tạo huyết khối gây tắc mạch chủ yếu do thành phần oestrogen. Những
13


nhóm phụ nữ có nguy cơ này là:
 Phụ nữ trên 35 tuổi nghiện thuốc lá nặng (trên 15 điếu/ngày).
 Phụ nữ mắc bệnh cao huyết áp nặng hay có biến chứng của bệnh này.
 Bệnh tiểu đường kèm chứng bệnh vi mạch máu.
 Rối loạn chuyển hoá chất béo (Lipid huyết cao).
 Giãn tĩnh mạch hay tắc mạch.
 Phụ nữ phải nằm lâu (bệnh, phẫu thuật, tai nạn).
 Phụ nữ có người thân chết vì bệnh tim dưới 50 tuổi.
Với phụ nữ không thuộc nhóm có nguy cơ thì nguy cơ tắc mạch không tăng
lên khi dùng thuốc.
1.2.8. Cách sử dụng
Tùy theo từng cơ địa của mỗi người, nên chọn loại thuốc theo hướng dẫn
của bác sĩ, dược sĩ. Bắt đầu uống thuốc vào ngày 1 đến ngày thứ 5 của chu kỳ kinh.
Mỗi ngày uống 1 viên, tốt nhất là vào một giờ nhất định. Uống liên tục 21 ngày hoặc
28 ngày (nếu vỷ thuốc có 28 viên).
Nếu quên uống 1 viên, thì uống ngay viên thuốc bị bỏ quên khi nhớ ra, tối
đến vẫn uống viên kế tiếp như bình thường. Để chắc chắn, nên sử dụng bao cao su
trong thời gian này.
Nếu quên 2 viên: hãy uống 2 viên bị quên khi nhớ ra, và vẫn uống viên thuốc
của ngày hôm đó vào giờ thường lệ, cứ tiếp tục lịch uống đến hết vỷ thuốc, nhưng
phải nhớ dùng bao cao su trong thời gian này. Tuy nhiên, không nên ngừng thuốc nửa
chừng vì khi ngưng thuốc vài ngày, sẽ ra kinh và như vậy có thể sẽ làm rối loạn chu
kỳ kinh bình thường. Vì vậy, dù cho lỡ quên 1-2 viên, không còn tác dụng ngừa thai
tuyệt đối, vẫn nên uống bù và uống tiếp tục cho hết vỷ thuốc để giữ cho chu kỳ kinh

khỏi bị rối loạn [6].
Sau khi uống hết vỷ đầu tiên, hãy ngưng lại chờ cho ra kinh, chờ trong 7 ngày.
Nếu trong 7 ngày này có ra kinh, thì uống tiếp sang vỷ thứ 2, bắt đầu uống vào ngày
thứ 7 của sự chờ đợi (cho dù lúc đó kinh còn ra hay không). Nếu sau khi ngưng
thuốc, chờ 7 ngày sau vẫn không thấy ra kinh, thì hãy xin ý kiến bác sĩ hoặc các nhà
tư vấn sức khỏe trước khi bắt đầu uống vỷ kế tiếp.
Trong thời gian sử dụng thuốc nên chú ý đến tính chất kinh nguyệt, các rối loạn
14


phụ và cần nhất là nên đi khám phụ khoa định kỳ.
1.3. TÌNH HÌNH DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH
1.3.1. Tình hình Dân số - Kế hoạch hoá gia đình trên thế giới
Trọng tâm của công tác dân số trên thế giới trong các thập kỷ trước đây là
kế hoạch hoá gia đình, với mục tiêu cơ bản là kiểm soát mức độ tăng trưởng của dân
số. Tỷ lệ sử dụng BPTT ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng đã tăng từ 30% vào
những năm 60 lên 62% năm 1997, ở các nước đang phát triển thì tỷ lệ này tăng đáng
kể (từ 9% lên 60% trong cùng thời gian). Nhưng từ “Hội nghị Quốc tế về Dân số và
Phát triển tại Cairô năm 1994”, người ta đã nhận ra một thực tế là chất lượng dân số
có vai trò quyết định đến tăng trưởng của nó. Mà chất lượng dân số thể hiện một
phần quan trọng ở sức khỏe sinh sản.
Tình hình dân số - kế hoạch hóa gia đình trên thế giới nói chung còn nhiều vấn
đề cần cải thiện. Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện có khoảng 120 triệu cặp vợ chồng
có nhu cầu kế hoạch hóa gia đình không được đáp ứng, 70 triệu phụ nữ phá thai
hàng năm, trong đó có khoảng 20 triệu ca phá thai được thực hiện trong điều kiện
không an toàn, 585 ngàn phụ nữ chết do các lý do liên quan đến thai nghén, sinh đẻ
mà 95% số này có thể phòng tránh được nếu chăm sóc thai nghén tốt. Có 3 trở ngại
chính được xác định là nguyên nhân nhu cầu tránh thai không được đáp ứng gồm:
còn lưỡng lự với việc sử dụng BPTT hiện đại, đặc biệt là sợ tác dụng phụ; chất
lượng dịch vụ kém; và sự phản đối của các thành viên trong gia đình hay người có

ảnh hưởng trong cộng đồng [1].
Theo Điều tra nhân khẩu học (DHS) của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy hơn
40% số người sử dụng một BPTT có thể phục hồi khả năng sinh sản đã bỏ cuộc
trong tháng thứ 12. Hai lý do chính là có thai ngoài kế hoạch (11%) và các lo lắng về
sức khỏe (11%) [1].
Dự báo của Liên hiệp quốc về tốc độ tăng dân số giảm cho thấy ngày càng có
nhiều cặp vợ chồng có thể chọn quy mô gia đình nhỏ hơn; điều này đòi hỏi phải đầu
tư nhiều hơn nữa về khả năng tiếp cận thông tin và các dịch vụ sức khỏe sinh sản,
trong đó có kế hoạch hóa gia đình [30].
1.3.2. Tình hình Dân số - Kế hoạch hoá gia đình ở Việt Nam

15


Chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình của nước ta được triển khai từ
những năm đầu thập kỷ 60, sớm hơn các nước khác trong khu vực. Ngay từ khi
thành lập, Chương trình đã có được một môi trường chính sách và sự ủng hộ chính
trị thuận lợi. Trong suốt bốn thập kỷ qua, Chính phủ Việt Nam coi việc giảm gia tăng
dân số thông qua việc cung cấp các dịch vụ KHHGD là một ưu tiên.
Trải qua lịch sử, Chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam đã lần
lượt do Bộ y tế quản lý (1960-1970) rồi Uỷ ban Bà mẹ và Trẻ em (1971-1974) và lại
Bộ y tế (1975-1984). Từ năm 1984 trở đi, Chương trình do Uỷ ban Quốc gia Dân số
- Kế hoạch hóa gia đình chịu trách nhiệm. Đến năm 2001, Uỷ ban Quốc gia Dân số Kế hoạch hóa gia đình sát nhập với Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc Trẻ em Việt Nam
trở thành Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.
Để đạt được mục tiêu đề ra bền vững, chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia
đình Việt Nam đã hướng trọng tâm vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe
sinh sản và kế hoạch hóa gia đình. Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh
sản giai đoạn 2001-2010 cũng nêu mục tiêu “Duy trì vững chắc xu thế giảm sinh.
Bảo đảm quyền sinh con và lựa chọn các BPTT có chất lượng của phụ nữ và các cặp
vợ chồng. Giảm có thai ngoài ý muốn...” [3], [18]. Hệ thống cung cấp dịch vụ kế

hoạch hóa gia đình công được củng cố và phát triển ở các cấp trung ương đến tận
trạm y tế xã [31]. Nghị quyết Trung ương Đảng khoá 4 về chính sách Dân số - Kế
hoạch hóa gia đình đã khẳng định: "Cung cấp đầy đủ kịp thời dụng cụ PTTT theo
yêu cầu của người sử dụng, từng bước đa dạng hóa các BPTT đảm bảo chất lượng,
hiệu quả, an toàn và thuận lợi" [32].
Với những nỗ lực của Đảng và Nhà nước ta, tổ chức Liên hịêp quốc đã tặng
thưởng Giải thưởng Quốc tế về Dân số và Phát triển năm 1999 cho Việt Nam [32].
Với mục tiêu đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, Chính phủ Việt
Nam đã phê duyệt “Chiến lược Quốc gia về Chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn
2001-2010” với mục tiêu chủ yếu đặt ra là giảm sinh vững chắc và nâng cao chất
lượng dân số. Một trong những mục tiêu của Chiến lược là đến năm 2010 đạt tỷ lệ
cặp vợ chồng áp dụng các BPTT 78% và BPTT hiện đại là 70% [18]. Chiến lược
Dân số Việt Nam 2001-2010 cũng đề ra mức đầu tư cho công tác Dân số - Kế hoạch
hóa gia đình là 0,6 USD/người/năm [32], [35], [47].
16


Tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận BPTT của nước ta tăng rất nhanh trong
những năm qua.
Bảng 1.2 Tỷ lệ sử dụng các BPTT qua một số cuộc điều tra nhân khẩu và sức
khỏe (VN-DHS) [8], [19], [32], [40], [45].
DHS-1988
(%)

DHS-1997
(%)

DHS-2002
(%)


1. Sử dụng BPTT:

53,2

75,3

78,5

a. BPTT hiện đại:

37,7

55,8

56,7

- Dụng cụ tử cung

33,1

38,5

37,7

- Thuốc tránh thai:

0,4

4,5


6,7

Uống

0,4

4,3

6,3

Tiêm

0,0

0,2

0,4

- Bao cao su

1,2

5,9

5,8

- Triệt sản:

3,0


6,8

6,4

Nữ

2,7

6,3

5,9

Nam

0,3

0,5

0,5

15,1

19,2

21,8

- Tính vòng kinh

8,1


7,3

7,5

- Xuất tinh ngoài âm đạo

7,0

11,9

14,3

- Biện pháp khác

0,4

0,3

0,1

46,8

24,7

21,5

100,0

100,0


100,0

BIỆN PHÁP TRÁNH THAI

b. BPTT truyền thống:

2. Không sử dụng
Tổng cộng

Theo kết quả của Điều tra nhân khẩu học và sức khỏe tiến hành cuối năm
2002 (VN-DHS 2002) thì BPTT hiện đại tăng nhanh và liên tục, còn các BPTT
truyền thống có xu hướng giảm, hiện có tới 19,5% là các BPTT truyền thống, hiệu
quả tránh thai thấp [30]. Hiện nay, tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng BPTT của Việt
Nam cao hơn mức bình quân của thế giới. Đây là yếu tố tác động mạnh nhất (70%)
và có ý nghĩa quyết định đến mức độ giảm tỷ lệ sinh, làm cho mức sinh của nước
ta giảm liên tục và nhanh trong 15 năm qua. Theo đánh giá của các chuyên gia
trong nước và quốc tế thì tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng BPTT của nước ta rất cao,
góp phần đưa mức sinh của nước ta đạt mức sinh thay thế (TFR < 2,1) vào cuối
năm 2002 [27].
Để đáp ứng nhu cầu PTTT cho hệ thống dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, Việt
17


Nam đang phát triển và mở rộng 3 kênh phân phối. Tuy nhiên, trên thực tế Chương
trình kế hoạch hóa gia đình của nước ta vẫn dựa trên cơ chế bao cấp, cung cấp miễn
phí hầu hết các biện pháp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình lâm sàng và một số lượng
lớn VUTT, bao cao su thông qua mạng lưới cộng tác viên của UBDS, Gia đình và
Trẻ em. Tỷ trọng bán tiếp thị xã hội và cung cấp BPTT từ thị trường còn thấp.
Tuy nhiên, tỷ lệ người có nhu cầu PTTT chưa được đáp ứng vẫn còn cao 8,2%.
(Niêm giám thống kê y tế năm 2000 - Bộ y tế). Đây chính là nhóm có nguy cơ sinh

con ngoài ý muốn trong tương lai.
Hiện nay Việt Nam đã qua giai đoạn bùng nổ dân số và đã từng bước kiểm soát
được tốc độ phát triển dân số. Những biện pháp hành chính nhằm đạt chỉ tiêu giảm
sinh tỏ ra không phù hợp mà cần phải tăng cường công tác vận động, tuyên truyền,
giáo dục....[22] nâng cao nhận thức để người dân chấp nhận BPTT là quan trọng.
1.3.3. Tình hình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình của Kong Chro.
Chương trình DS - KHHGĐ được triển khai đồng bộ từ năm 1993 và đạt được
một số kết quả khá tốt. Tỷ suất sinh giảm từ 21,9% o (năm 1993) xuống 17,1%o (năm
2000), và 15,3%o (năm 2004), số con trung bình một phụ nữ giảm từ 4, 2 xuống còn
3,8 năm 2009. Các BPTT mới như thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc cấy tránh thai đang
chiếm tỷ lệ cao dần. [36]
Tuy vậy, công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tại xã Đăk Song huyện Kong
Chro vẫn còn những hạn chế như: tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao (35,8%) và đang
có xu hướng tăng trở lại; tại địa phương này chủ yếu BPTT là dùng thuốc VUTT, các
biện pháp khác ít được sử dụng.

18


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐIẠ BÀN NGHIÊN CỨU
Xã Đăk Song, huyện Kongchro, tỉnh Gia Lai.
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng
Đối tượng nghiên cứu tỷ lệ sử dụng BPTT bao gồm những phụ nữ trong độ tuổi 1549 có chồng tại Đăk Song, huyện Kong Chro, tỉnh Gia Lai.
Đối tượng nghiên cứu xác định tỷ lệ bỏ cuộc VUTT ở phụ nữ độ tuổi 15- 49, có
chồng sử dụng VUTT trong năm vừa qua (từ ngày 15/1/2010 đến ngày 14/1/2011).
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Những đối tượng không đưa vào nghiên cứu này là những đối tượng không hợp
tác nghiên cứu hay có tâm thần kinh không bình thường.

Những đối tượng không có mặt tại nhà trong thời điểm tiến hành điều tra.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu ngang mô tả.
Trong nghiên cứu này, quần thể định danh chung là những phụ nữ trong độ tuổi sinh
đẻ tuổi từ 15 - 49, có chồng, đang thường trú tại xã Đăk Song, huyện Kong Chro.
2.3.2. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức ước lượng tỷ lệ: [16], [22], [52].

Trong đó:
n: là cỡ mẫu nghiên cứu.
Z: là hệ số tin cậy khoảng 95%, mức ý nghĩa  là 0,05.
Tra bảng Student, ta có Z2 1-/2 = 1,96
p: là tỷ lệ bỏ cuộc sử dụng VUTT. Ta lấy p=0,5.
d : là sai số chấp nhận; d = 0,06.
Thay vào phần mềm Sample size, ta được n = 267

19


2.3.3. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nghiên hệ thống
- Tại xã Đăk Song huyện Kongchro có dân số 1945 người, phụ nữ 15-49 là 450 người,
phụ nữ đã có chồng 362 người.
- Lập danh sách tất cả các phụ nữ đã có chồng (362)
- Tìm khoảng cách mẫu k = 362/267 ≈ 2
- Chọn j chứa trong k, vậy j là người đầu tiên.
- Người thứ 2 sẽ là: j+k, người thứ 3: j +2k........người thứ n: j + (n-1)k chọn cho đến
khi đủ cỡ mẫu n = 267 (Dự phòng thêm 10% để bù vào những PN đi vắng hoặc có lý
do không hợp tác nghiên cứu) vậy ta có thể chọn từ khung mẫu ra là 302 từ danh sách
này điều tra điều tra đúng 267 phụ nữ thì dừng.

2.4. MỘT SỐ THÔNG TIN CẦN THU THẬP
2.4.1. Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu viên uống tránh thai
- Tuổi: Sắp xếp theo 7 nhóm, mỗi nhóm gồm 5 độ tuổi như sau: 15-19, 20-24, 2529, 30-34, 35-39, 40-44, 45-49.
- Học vấn: sắp xếp theo 5 nhóm trình độ gồm: Dưới tiểu học, Tiểu học, THCS,
THPT, TCCN trở lên.
- Nghề nghiệp: chia thành 6 nhóm nghề nghiệp theo như các cuộc Điều tra Nhân
khẩu học và Sức khỏe gồm: nông nghiệp, CCVC, buôn bán, nội trợ, không việc,
khác.
- Số con hiện có.
2.4.2. Thông tin về tình hình sử dụng biện pháp tránh thai
Các loại BPTT gồm:
- BPTT hiện đại: Bao cao su, dụng cụ tử cung, triệt sản (nam và nữ), nội tiết tránh
thai (VUTT, thuốc tiêm tránh thai, thuốc cấy tránh thai).
BPTT truyền thống: tính chu kỳ kinh nguyệt, xuất tinh ngoài âm đạo, BPTT khác.
2.4.3. Thông tin về lý do bỏ cuộc viên uống tránh thai
- Có thai.
- Muốn có con.
- Chồng không đồng ý.
- Lý do sức khỏe.
- Bị tai biến, tác dụng phụ.
- Khó tìm, xa.
20


- Không thuận tiện sử dụng.
- Mãn kinh.
- Quên.
- Chuyển sang BPTT thích hợp, hiệu quả hơn.
- Không sinh hoạt tình dục thường xuyên.
- Khác.

2.4.4. Thông tin về một số liên quan đến việc bỏ cuộc viên uống tránh thai
- Hiểu biết của người sử dụng về VUTT:
+ Cơ chế tác dụng.
+ Lợi ích.
+ Bất lợi, tác dụng phụ.
- Thời gian sử dụng.
- Sự ủng hộ của chồng.
- Tác dụng phụ.
- Tính sẵn có và dễ tiếp cận:
+ Người cung cấp.
+ Tần suất cung cấp.
+ Khoảng cách đến nơi cung cấp.
+ Khó khăn gặp phải khi nhận.
+ Thời gian chờ đợi.
2.5. KỸ THUẬT THU THẬP SỐ LIỆU
2.5.1. Thiết kế Bộ câu hỏi
Để phỏng vấn đối tượng sử dụng BPTT chúng tôi thiết kế "Phiếu điều tra sử
dụng BPTT ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng tại xã Đăk Song". Phiếu này
đơn giản thu thập những thông tin để xác định tỷ lệ sử dụng BPTT gồm: tên đối
tượng, địa chỉ, tình hình sử dụng các BPTT và xác định những phụ nữ nào có sử
dụng VUTT trong thời gian 1 năm vừa qua (từ 15/1/2010 đến 14/1/2011).
Để nghiên cứu về tình hình bỏ cuộc VUTT và các yếu tố liên quan, chúng tôi
tiến hành phỏng vấn người sử dụng thông qua công cụ là Bộ câu hỏi "Phiếu phỏng
vấn nghiên cứu tình hình và một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng VUTT ở phụ
nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng tại xã Đăk Song". Bộ câu hỏi này được thiết kế
gồm các 3 loại câu hỏi: câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câu hỏi kết hợp [10].
21


Điều tra viên gặp trực tiếp đối tượng, kết hợp quan sát và hỏi ghi vào "Phiếu điều

tra sử dụng BPTT ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng". Ở những đối tượng nào
có sử dụng VUTT trong vòng 1 năm vừa qua, điều tra viên sẽ phỏng vấn tiếp tục
"Phiếu phỏng vấn nghiên cứu tình hình và một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng
VUTT ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng tại xã Đăk Song".
2.5.2. Thu thập số liệu
2.5.2.1. Chọn đối tượng điều tra viên
Điều tra viên được chọn là nghiên cứu viên Viện VSDT Tây Nguyên và sinh
viên trường Đại học Tây Nguyên.
2.5.2.2. Huấn luyện điều tra
Huấn luyện cho điều tra viên, giám sát viên, thời gian 1 ngày.
- Lý thuyết:
+ Nêu rõ mục đích, tầm quan trọng của cuộc điều tra.
+ Công cụ thu thập số liệu: Giải thích rõ từng câu trả lời với từng câu hỏi
trong các phiếu hỏi, đặc biệt với các câu hỏi khó.
+ Quy trình chọn mẫu.
+ Kế hoạch thu thập số liệu: Điều tra viên khi thu lại phiếu phải kiểm tra
ngay các phiếu để bổ sung các điểm còn bỏ sót, các điểm không lôgic giữa các
câu trả lời, các câu trả lời chưa rõ nghĩa hay không đọc được.
+ Nhiệm vụ điều tra viên:
 Lấy mẫu tại thực địa.
 Giới thiệu rõ ràng cho người đựơc phỏng vấn về mục đích và quy
trình của phỏng vấn.
 Thực hiện phỏng vấn.
 Tập hợp và nộp phiếu hỏi Bộ câu hỏi.
- Huấn luyện thực hành theo 2 giai đoạn:
+

Đóng vai: phân cặp từng 2 điều tra viên, một người đóng vai người

phỏng vấn, người kia đóng vai người được phỏng vấn, những người còn lại và

giảng viên sẽ xem xét và góp ý sau khi mỗi cặp đóng vai.
+ Điều tra thử trên thực địa: điều tra viên chia thành từng nhóm 3 người
gồm 2 học viên và 1 giảng viên/giám sát viên. Sau mỗi lần thử tại thực địa, góp ý
xây dựng ngay về cách hỏi và góp ý về nội dung bộ câu hỏi xem có phù hợp
22


chưa, cần điều chỉnh gì.
2.5.2.3. Điều tra và giám sát thực địa
Các điều tra viên điều tra tại thực địa dưới sự giám sát của các giám sát viên.
Thời gian điều tra tại thực địa từ ngày từ 2 - 4/2011.
Người nghiên cứu và giám sát viên chịu trách nhiệm thu lại và kiểm tra phiếu mà
điều tra viên đã thu thập. Giám sát viên nhắc các điều tra viên kiểm tra kỹ các phiếu
và yêu cầu bổ sung hoàn chỉnh thông tin. Kiểm tra lại phiếu về tính đầy đủ và chính
xác của thông tin, nếu có gì chưa đạt, cần bổ sung thì yêu cầu điều tra viên làm lại.
Giám sát viên cũng hỗ trợ kỹ thuật, giải đáp những thắc mắc cho ĐTV.
Điều tra viên ghi tên mình vào mỗi bộ câu hỏi sau khi thực hiện xong.
2.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU
2.6.1. Làm sạch và nhập số liệu
Xem xét, loại bỏ những phiếu mà thông tin thu thập bị nghi ngờ là thiếu chính
xác hay thiếu logic, ngoài đối tượng nghiên cứu.
Người nghiên cứu và sinh viên nhập các số liệu từ phiếu điều tra thu được.
2.6.2. Công cụ xử lý
Sử dụng phần mềm STATA10
2.6.3. Lựa chọn test thống kê: Chi-square ( 2 ) hoặc Fisher’s exact test [16], [22],
[24].
Trong luận văn này với số liệu thu thập được qua kết quả điều tra, chúng tôi
tiến hành xử lý rồi phân tích kết quả.
Thống kê mô tả tình hình chung của quần thể nghiên cứu thông qua các biến
số, chỉ số, số liệu có được rồi sử dụng test phi tham số 2 để tìm mối liên quan toán

học giữa các biến.
2.6.4. Phân tích số liệu
Tất cả các biến số đã thu thập có thể phân thành 2 loại: [16].
 Biến phụ thuộc: là vấn đề bỏ cuộc VUTT của ĐTNC.
 Biến độc lập: là các biến số được sử dụng để đo lường các yếu tố
được cho rằng có liên quan đến việc bỏ cuộc VUTT (Thời gian sử dụng, sự ủng hộ
của chồng, tác dụng phụ, tính sẵn có và dễ tiếp cận, người cung cấp, kiến thức người
sử dụng về VUTT).
Như vậy mục đích của phân tích số liệu trong đề tài này là tìm mối liên quan
23


giữa các yếu tố được cho rằng có thể có liên quan và tình hình bỏ cuộc của VUTT và
dùng toán học để xem xét ý nghĩa thống kê của các mối liên quan đó.

24


Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. TỶ LỆ SỬ DỤNG VIÊN UỐNG TRÁNH THAI
3.1.1 Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai
Bảng 3.1. Tỷ lệ sử dụng BPTT ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng
Biện pháp tránh thai
1. Sử dụng biện pháp tránh thai
a. Biện pháp hiện đại
- Dụng cụ tử cung
- Thuốc tránh thai
Uống
Tiêm
Cấy

- Bao cao su
- Triệt sản (nữ)
b. Biện pháp truyền thống
- Tính vòng kinh
- Xuất tinh ngoài âm đạo
- Biện pháp khác
2. Không sử dụng biện pháp tránh thai
Tổng

Tần số
174
164
27
137
137
0
0
0
0
10
6
4
0
93
267

Tỷ lệ %
65,2
61,4
10,1

51,3
51,3
0,0
0,0
0,0
0,0
3,8
2,3
1,5
0,0
34,8
100,0

Nhận xét:
- Tỷ lệ sử dụng BPTT là 65,2%; trong đó BPTT hiện đại chiếm đến 61,4%,
BPTT truyền thống chiếm tỷ lệ 3,8%.
- Trong số các BPTT hiện đại, thì VUTT chiếm tỷ lệ cao nhất 51,3%, dụng cụ
tử cung chiếm 10,1%.

25


×