Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tieu luan chuyen vien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.29 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu

2

I. Mô tả tình huống

4

II. Xác định mục tiêu xử lý tình huống

6

III. Phân tích nguyên nhân và hậu quả

7

1. Nguyên nhân

7

2. Hậu quả

13

IV. Xây dựng các phương án giải quyết vấn đề và lựa
chọn phương án

14


1. Xây dựng các phương án giải quyết vấn đề

14

2. Lựa chọn phương án tối ưu

17

V. Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án được lựa chọn

17

Kết luận

19

Kiến nghị

20

Tài liệu tham khảo

21


LỜI NÓI ĐẦU
Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh A được thành lập tại Quyết định số
50/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/01/2007 “V/v Thành lập Ban
quản lý Khu Kinh Tế tỉnh A” để thực hiện chức năng quản lý các Khu công
nghiệp tập trung và Khu Kinh tế trên địa bàn tỉnh A.

Ban quản lý Khu Kinh tế tỉnh A là cơ quan trực thuộc Chính phủ do Ủy ban
nhân dân tỉnh A quản lý, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trực tiếp đối với
các Khu công nghiệp và Khu kinh tế trên địa bàn tỉnh A theo quy định hiện hành
của pháp luật.
Nhiều năm qua UBND tỉnh A có các biện pháp tích cực như: Thu hút, tạo
điều kiện và kê gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư
khai thác hạ tầng các Khu Công nghiệp Khu Kinh tế và tạo môi trường thông
thoáng nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, việc cho
thuê đất cho các tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư khai thác hạ tầng trong
Khu Kinh tế và các Khu Công nghiệp trên địa bàn tỉnh A là hoàn toàn hợp lý. Tuy
nhiên, công tác quản lý các dự án đầu tư hạ tầng tại Khu Kinh tế, Khu Công
nghiệp liên quan đến đất đai, chưa thực sự được các cơ quan chức năng quan tâm
theo dõi và kiểm tra kịp thời, việc thẩm định dự án đầu tư chưa chặc chẽ dẫn đến
tiến độ triển khai các dự án chậm, tình trạng nhiều dự án được giao đất nhưng Nhà
đầu tư không thực hiện hoặc chỉ thực hiện trên một phần diện tích đất, phần còn
lại bỏ hoang hóa, gây lãng phí, làm thiệt hại đến lợi ích của nhà nước.
Những năm gần đây, tình trạng khiếu nại, tố cáo luôn là vấn đề bức bách
được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Trong số đó phần lớn là các vụ
khiếu nại, tố cáo có nội dung liên quan đến đất đai giao cho các tổ chức, cá nhân
để làm các dự án phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đất thu hồi để xây dựng Khu
kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị, công trình công cộng, làm đường giao
thông… Đảng và Nhà nước đã có nhiều Nghị quyết chỉ thị và Chính phủ cũng đã
ban hành các Nghị định, thông tư để triển khai thực hiện vấn đề này, do đó nhiều
vụ việc phức tạp về khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết kịp thời, góp phần làm ổn


định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước nói chung và
của Tỉnh A nói riêng.
Là chuyên viên và là Công Chức thanh tra, quản lý các dự án đầu tư khai
thác hạ tầng giao thông và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng thuộc chuyên

ngành mà tôi quan tâm nhằm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong
công tác Thanh tra. Vì vậy, tôi chọn viết tiểu luận cuối khóa bồi dưỡng kiến thức
quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên với đề tài: “Giải quyết khiếu nại trong
lĩnh vực quản lý Nhà nước đối với dự án đầu tư hạ tầng Khu kinh tế chậm
tiến độ ” với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà
nước về dự án đầu tư đồng thời giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai
là vấn đề bức bách của xã hội ngày nay.
Do kiến thức quản lý nhà nước và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân tôi
còn hạn chế cho nên Tiểu luận này không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong
nhận được sự góp ý của quý Thầy, Cô giáo. Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô
đã truyền đạt những kiến thức cơ bản về Nhà nước, pháp luật và kỹ năng quản lý
hành chính Nhà nước ngạch chuyên viên.


I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Ngày 04/04/2009 Tỉnh A đã ban hành Quyết định số 07/2009/QĐ-UBND
về việc quy hoạch chi tiết khu công nghiệp C. Theo nội dung Quyết định thì Khu
công nghiệp C chia thành 2 giai đoạn, giai đoạn 1 đến 2015 quy hoạch khu công
nghiệp quy mô 1200 ha với cơ cấu sử dụng đất như sau giai đoạn một gồm: 100
ha đất xây dựng khu dịch vụ, 1.100 ha đất sử dụng để sản xuất công nghiệp, đất
trồng cây xanh và các công trình hạ tầng khác...gọi chung là đất công nghiệp, giai
đoạn 2 từ năm 2015 đến năm 2020 quy hoạch mở rộng thêm 1.000 ha nữa.
Năm 2009, Ủy ban nhân dân tỉnh A (sau đây gọi tắt là UBND tỉnh A) thực
hiện chương trình kêu gọi, xúc tiến đầu tư, Công ty cổ phần phát triển hạ tầng
Phát Lộc (sau đây gọi tắt là Công ty Phát Lộc ) có trụ sở giao dịch tại số 60 đường
Lý Thái Tổ, phường X, quận Y , thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, đã lập dự án
đầu tư xin UBND tỉnh A để đầu tư phát triển hạ tầng Khu công nghiệp C; tổng
kinh phí thực hiện dự án là 600 tỷ đồng. Ngày 10/10/2009 Chủ tịch UBND tỉnh A
ra Quyết định 345/2009/QĐ-UB phê duyệt dự án đầu tư Công ty Pát Lộc, theo đó,
Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh A cho Công ty Phát Lộc thuê diện tích đất 1200 ha

của giai đoạn 1 (thời hạn cho thuê đất là 50 năm kể từ ngày ký hợp đồng thuê đất)
để thực hiện dự án và cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty.
Sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý và nhận bàn giao mặt bằng từ Ban quản
lý Khu Kinh tế tỉnh A, Công ty Phát Lộc tiến hành triển khai thực hiện một số
hạng mục thuộc giai đoạn đầu của dự án. Nhưng đến cuối năm 2010, Công ty chỉ
mới đầu tư: rà phá bom mìn 300ha, san ủi mặt bằng 300 ha xây dựng được 4km
đường giao thông nội Khu, tổng kinh phí thực hiện khoảng 30 tỷ đồng và dự án
tạm dừng đến nay vẫn chưa triển khai thực hiện lại. Sau hơn ba tháng thực hiện
dự án, ngày 10/01/2010, UBND tỉnh A tiếp tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho Công ty Phát Lộc để đầu tư khai thác hạ tầng khu công nghiệp C giai
đoạn 1: 1200ha. Cụ thể: Theo dự án thì trong năm 2010 Công ty sẽ hoàn chỉnh san
ũi mặt bằng toàn bộ khu đất, đầu tư cơ bản các hạng mục chính như đường giao
thông, các hệ thống cấp, thoát nước, cấp điện trên diện tích 600ha chiếm 50%


diện tích khu đất đã giao và thu hút các doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất, năm
2011 tiếp tục đầu tư các hạng mục công trình thuộc phần diện tích đất còn lại, năm
2012 đầu tư các hạng mục phụ như cây xanh, vĩa hè, bồn hoa thảm cỏ tường bao,
cổng ra vào...dự án kết thúc giai đoạn đầu tư vào cuối năm 2012.
Như vậy, trong quá trình triển khai thực hiện dự án, Công ty Phát Lộc đã
không thực hiện đúng tiến độ theo dự án đầu tư đã được UBND tỉnh A phê duyệt.
Tháng 01/2011, UBND tỉnh có văn bản giao cho Ban quản lý Khu kinh tế
tỉnh A chủ trì kết hợp với các Sở ngành chức năng trong tỉnh và kiểm tra Công ty
Phts Lộc về tình hình triển khai dự án. Công ty đã cam kết đến quý II năm 2011 sẽ
đầu tư hoàn thành 50% dự án và đưa vào khai thác sử dụng và tiếp tục đầu tư
hoàn chỉnh toàn bộ dự án.
Đến tháng 07/2011, Công ty Phát Lộc vẫn chưa tiếp tục triển khai dự án,
theo giải trình của Công ty thì do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, các Ngân
hàng đều không cho vay vốn nên Công ty đang gặp khó khăn huy động vốn.
Chính vì thế, mà Công ty không thực hiện đúng cam kết đã nêu và cần một

khoảng thời gian để chuẩn bị. Vì vậy, Công ty đề nghị gia hạn đến hết tháng
12/2011 và cam kết nếu hết thời hạn trên mà Công ty thực hiện thì Công ty thoả
thuận thanh toán đối với các hạng mục đã đầu tư và UBND tỉnh quyết định thu
hồi toàn bộ diện tích đất thuê để bố trí cho các nhà đầu tư khác tiếp tục đầu tư .
Thế nhưng, cho đến thời điểm tháng 01/2012 UBND tỉnh chỉ đạo các cơ
quan chức năng tổ chức kiểm tra, báo cáo cụ thể việc thực hiện cam kết của Công
ty Phát Lộc thì Công ty vẫn không thực hiện đúng theo cam kết. Do vậy, UBND
tỉnh A đã yêu cầu Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh, các Sở, ngành chức năng hoàn
chỉnh thủ tục, rà soát, kiểm tra và tham mưu cho UBND tỉnh A ra Quyết định thu
hồi đất đã cho Công ty Phát Lộc thuê.
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban quản lý Khu Kinh tế tỉnh A, các Sở,
ngành chức năng tiếp tục kiểm tra thực tế về tiến độ thực hiện vùng dự án, kết quả
Công ty chỉ mới đầu tư: Rà phá bom mìn 1.200ha, san ủi mặt bằng 300 ha xây


dựng được 4 km đường giao thông nội Khu Công nghiệp, đây là những hạng mục
đã được đầu tư vào năm 2010.
Vì vậy, ngày 11/02/2012, UBND tỉnh A ban hành Quyết định số:
74/2012/QĐ-UBND để thu hồi một phần (900ha/1200ha) diện tích đất đã cho
Công ty Phi Long thuê, mọi thủ tục hồ sơ phải được điều chỉnh lại theo diện tích
đất còn lại 300ha. Diện tích còn lại: 300ha được Công ty Phát Lộc đã thực hiện
theo dự án đầu tư thì tiếp tục để lại cho Công ty thuê và tiếp tục thực hiện dư án.
Không đồng ý với Quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh A ngày
03/03/2012 Công ty Phát Lộc đã làm đơn gửi UBND tỉnh A, Ban quản lý Khu
Kinh tế tỉnh A khiếu nại Quyết định 74/2012QĐ-UBND ngày 11/02/2012 nêu
trên. Đơn do ông Trần Văn C - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc ký
tên.
Sau khi nhận được đơn khiếu nại của Công ty Phát Lộc, Chủ tịch UBND
tỉnh A đã xem xét nội dung đơn, suy nghĩ và cân nhắc vấn đề: “Có nên giữ nguyên
quyết định thu hồi đất hay tạo điều kiện cho Công ty Phi Long được tiếp tục thuê

diện tích đất 1200ha để triển khai thực hiện, hoàn thành dự án đưa vào sử dụng,
đem lại lợi ích cho nhà đầu tư và cho địa phương hay phải giải quyết như thế nào
để vừa đảm bảo được lợi ích của nhà nước, của Doanh nghiệp, vừa khuyến khích
được đầu tư phát triển công nghiệp, kinh tế - xã hội của tỉnh… vừa tận dụng được
nguồn tài nguyên đất của Tỉnh,”

II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Việc UBND tỉnh H chấp thuận cho Công ty Phát Lộc thuê 1200ha đất mạnh
dạn bỏ công sức, vốn đầu tư để thực hiện dự án hạ tầng khu công nghiệp C là phù
hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về
khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển vùng sâu, vùng xa, vùng
miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.
Nhưng vì nhiều lý do cả về mặt khách quan lẫn chủ quan, cho nên Công ty
Phát Lộc thể triển khai dự án theo đúng tiến độ đã được phê duyệt nhưng thời gian
đầu Công ty đã có nhiều cố gắng để thực hiện xong một số hạng mục thuộc dự án.


Để giải quyết tình huống phát sinh này, UBND tỉnh H cũng như các cơ
quan Sở, ngành chức năng của tỉnh phải nhìn nhận, đánh giá vấn đề ở nhiều khía
cạnh làm sao vừa phải bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của
Công ty Phi Long cũng như của Nhà nước,vừa giải quyết đơn khiếu nại của Công
ty Phi Long theo đúng các quy định của pháp luật đồng thời Để giải quyết tình
huống trên, đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền tỉnh A phải đảm bảo được các mục
tiêu sau:
- Việc giải quyết đơn khiếu nại phải đảm bảo đúng thẩm quyền, đúng trình
tự, thủ tục và thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại, tố
cáo, gọi tắt là Luật Khiếu nại, tố cáo,văn bản có liên quan.
- Đảm bảo được quyền lợi chính đáng của Công ty Phát Lộc, mặc dù Công
ty đã không thực hiện đúng theo tiến độ dự án đã được phê duyệt nhưng Công ty
đã sử dụng nguồn vốn tự có của mình để đầu tư thực hiện một số hạng mục của

dự án với tổng kinh phí khoảng 30 tỷ đồng, việc thu hồi đất có thể gây nhiều khó
khăn hệ lụy khác mà Công ty có thể gặp phải và ảnh hưởng đến chủ trương xúc
tiến đầu tư, kinh tế, xã hội của tỉnh A.
- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của nhân dân tỉnh A; nhiều lần được UBND
tỉnh H tạo điều kiện để gia hạn thời gian triển khai Dự án nhưng Công ty Phi Long
không thực hiện theo đúng cam kết.
Kiên quyết thu hồi diện tích đất đã cho Công ty Phát Lộc thuê nhưng đầu
tư không có hiệu quả, giao cho các tổ chức, cá nhân khác quản lý, khai thác sử
dụng có hiệu quả hơn.

III. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
1. Nguyên nhân:
Ở nức ta hiện nay, tình hình khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đầu tư ở hầu
hết các địa phương diễn ra ngày càng gay gắt, phức tạp nhất là lỉnh vực đất đai,
cụ thể là Công ty Phát Lộc thực hiện chậm tiến độ trong dự án đầu tư ở khu kinh
tế Tỉnh A. Nguyên nhân là do chính sách pháp luật về đầu tư, đất đai còn bất cập,
chưa đồng bộ, nhiều văn bản về đất đai còn chồng chéo với nhau, thiếu thống nhất


công tác quản lý nhà nước, việc thực hiện dự án đầu tư còn yếu kém, đặc biệt là
công tác thẩm định dự án chưa sâu, chưa chú ý đến các quyền và lợi ích của nhân
dân. Tình huống trên phát sinh do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan
như từ hoạt động quản lý hành chính Nhà nước của UBND tỉnh A còn yếu kém
sự thiếu tinh thần trách nhiệm của Cán bô, Công chức trong việc thẩm định dự án
đầu tư của Công ty Phát Lộc nhưng một phần do năng lực đầu tư yếu kém của
Công ty Phát Lộc trong việc thực hiện dự án đầu tư.
1.1. Về phía UBND tỉnh A:
UBND tỉnh A đã đề ra chủ trương kêu gọi đầu tư xúc tiến đầu tư với nhiều
ưu đãi và tạo điều kiện nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển
kinh tế tỉnh nhà nhăm thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển

kinh tế - xã hội,
UBND tỉnh A nhận thấy Công ty Phát Lộc lập Tờ trình kèm theo Dự án đầu
tư xin đầu tư hát triển hạ tầng khu công nghiệp C, là dự án có tính khả thi cao; tư
nhân bỏ vốn đầu tư nên giải quyết gánh nặng về ngân sách cho tỉnh, phát triển
công nghiệp trong tỉnh, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà
đồng thời góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương. Vì thế, ngày 10/10/2009 Chủ tịch UBND tỉnh A ra Quyết định số
345/2009/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án đầu tư cho Công ty Phát Lộc với
nội dung chính như sau:
+ Đầu tư khai thác hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp N diện tích 1200ha
+ Vốn đầu tư: 600 tỷ đồng
+ Thời gian thực hiện dự án: 4 năm, từ năm 2009 đến năm 2012
+ Thời hạn thuê đất: 50 năm, từ năm 2010 đến năm 2059.
Tiến độ thực hiện dự án như sau:
- Năm 2009:
+ Rà phá bom mìn 1200 ha
- Từ năm 2010: Đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp N hoàn chỉnh
50% hệ thống hạ tầng kỹ thuật chính khu công nghiệp N như: Hệ thống đường


giao thông, thoát nước mưa, hệ thống thu gom và xử lý nước thải, đưa Dự án vào
khai thác sử dụng.
- Năm 2011: Hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật chính cho toàn
Khu công nghiệp N
- Năm 2012: Xúc tiến kêu gọi các doanh nghiệp khác vào đầu tư xây dựng
nhà máy đồng thời tiếp tục đầu tư các hạng mục phụ khác như: Cây xanh, thảm
cỏ, cổng, hàng rào bảo vệ... kết thúc gia đoạn đầu tư đưa toàn bộ Dự án vào khai
thác sử dụng.
- Năm 2013 trở đi: Xúc tiến kêu gọi đầu tư lấp đầy khu công nghiệp.
Ngày 01/01/2010 UBND tỉnh A ra Quyết định số 29/QĐ-UB cấp Giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty Lộc Phát sau ba tháng triển khai thực
hiện dự án, theo đó Ban quản lý Khu Kinh tế tỉnh A đã ký hợp đồng cho Công ty
Phát Lộc thuê toàn bộ diện tích nêu trên.
Theo tiến độ dự án thì trong năm 2009 Công ty sẽ hoàn chỉnh rà phá bom
mìn toàn bộ dự án, năm 2010 đầu tư xong 50% hạ tầng kỹ thuật chính khu công
nghiệp N; nhưng đến cuối năm 2010, Công ty chỉ mới đầu tư: xây dựng được
4km đường giao thông nội khu Công nghiệp, san ủi mặt bằng 300ha Rà phá bom
mìn 300ha, từ đó đến nay không thấy Công ty Lộc Phát tiếp tục triển khai thực
hiện dự án còn lại.
Tháng 01/2011, UBND tỉnh có văn bản giao cho Ban quản lý Khu kinh tế
tỉnh H chủ trì kết hợp với các Sở ngành chức năng trong tỉnh và làm việc với
Công ty Phi Long về tình hình triển khai dự án. Công ty đã cam kết đến quý II
năm 2012 sẽ đầu tư hoàn thành 50% dự án và đưa vào khai thác sử dụng và tiếp
tục đầu tư hoàn chỉnh toàn bộ dự án.
Đến tháng 07/2011 Công ty Phất Lộc vẫn chưa tiếp tục triển khai dự án,
mặt dù sau nhiều lần UBND tỉnh gửi công văn yêu cầu Công ty Phi Long đẩy
nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án, cho nên Công ty Phát Lộc không thực
hiện đúng cam kết đã nêu. Theo giải trình của Công ty thì do các Ngân hàng thiếu
vốn, không cho vay nên nên Công ty đang gặp khó khăn huy động vốn, chính vì


vậy mà Công ty đề nghị gia hạn đến hết tháng 12/2011 và cam kết nếu hết thời
hạn trên mà Công ty thực hiện thì UBND tỉnh quyết định thu hồi toàn bộ diện tích
đất thuê và thoả thuận thanh toán đối với các hạng mục đã đầu tư.
Tháng 01 năm 2012 Công ty Phát Lộc vẫn không triển khai Dự án, ngày 05
tháng 01 năm 2012 UBND tỉnh ra công văn số 768/UBND-CN yêu cầu Ban quản
lý Khu Kinh tế cùng các Sở ngành kiểm tra, rà soát tình hình triển khai Dự án đề
xuất UBND tỉnh ra Quyết định thu hồi đất.
Tự hiện công văn của UBND tỉnh, Ban quản lý Khu Kinh tế tỉnh A, các Sở,
ngành chức năng tiếp tục kiểm tra thực tế khu triển khai dự án, kết quả: xây dựng

được 4km đường giao thông nội khu Công nghiệp, san ủi mặt bằng 300ha Rà phá
bom mìn 300ha, phần lớn diện tích đất còn lại chưa được triển khai đầu tư theo
như cam kết.
Như vậy, Công ty Phát Lộc vẫn không triển khai thực hiện theo đúng tiến
độ sử dụng đất so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư mặt dù UBND tỉnh cũng đã
nhiều lần cho gia hạn. Căn cứ Nghị định 29/NĐ-CP của Chính Phủ về quản lý
Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất, Khu kinh tế và khoản 12, Điều 38 Luật Đất đai
(năm 2003), ngày 11/02/2012UBND tỉnh A ban hành Quyết định 74/2012/QĐUBND để thu hồi một phần (9000ha/1.200ha) diện tích đất đã cho Công ty Phát
Lộc thuê. Diện tích còn lại 300ha thì tiếp tục để lại cho Công ty thuê vì Công ty
Phát Lộc đã thực hiện theo dự án đầu tư. (Điều 38 Luật Đất đai năm 2003 quy
định về các trường hợp thu hồi đất, Khoản 12 quy định như sau: “Đất được Nhà
nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời
hạn mười hai tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn hai mươi bốn tháng so
với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa mà
không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất
đó cho phép”).
1.2. Về phía Công ty Phi Long:
Dự án đầu tư sau khi được phê duyệt và hoàn thành xong các thủ tục pháp
lý thì Công ty đã làm được một khối lượng công việc không lớn nhưng mang tính


chất bản lề như: xây dựng được 4km đường giao thông nội khu Công nghiệp, san
ủi mặt bằng 300ha Rà phá bom mìn 300ha…, tổng kinh phí khoảng 30 tỷ đồng.
Như vậy, thời gian đầu Công ty Phát Lộc đã có nhiều cố gắng trong việc sử dụng
nguồn vốn tự có của mình, tích cực triển khai thực hiện dự án.
Trong khi song song với việc triển khai thực hiện dự án, Công ty cũng đồng
thời tích cực tìm kiếm nguồn tài chính bổ sung, việc tìm kiếm nguồn tài chính bổ
sung là rất khó khăn, tỉnh A không nằm trên của ngõ giao thông chính của khu vực
nên khó thu hút lấp đầy KCN. Hơn nữa, dự án này là dự án đầu tư hạ tầng KCN ở
một tỉnh nghèo như tỉnh A, Công tác đầu tư phát triển kinh doanh hạ tầng khu

công nghiệp tuy là khả thi nhưng các ngân hàng cũng ngại đầu tư, cho vay vì dự
án chậm thu hồi vốn trong lúc các Ngân hang đang huy động vố để ổn định kinh
tế. Mặc dù UBND tỉnh H đã có nhiều ưu đãi hỗ trợ giúp đỡ doanh nghiệp, nhưng
tiến độ thực hiện dự án bước đầu của Công Ty bị chậm so với kế hoạch đề ra. Tuy
nhiên, theo kế hoạch đã được phê duyệt trong dự án thì dự án được khởi công từ
năm 2009 và hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng vào năm 2013. Công ty đã tìm
được đối tác đầu tư để tiếp tục thực hiện dự án và cam kết triển khai tiến độ đến
đầu năm 2012 sẽ hoàn thành 50% dự án đưa vào khai thác sử dụng.
Trong khi, Công ty phải nổ lực tích cực tìm kiếm đối tác liên doanh, hợp tác
với các doanh nghiệp có vốn bỏ không, kêu gọi nguồng quỹ hộ trợ phát triển để
đủ các điều kiện về nhân lực, tài lực trong năm 2012 sẽ thực hiện xong dự án, mặt
khác Công ty đã bỏ rất nhiều công sức và vốn tự có để thực hiện các công việc
khó khăn nhất trong giai đoạn khởi động dự án thì UBND tỉnh A lại ra Quyết định
thu hồi đất đã cho Công ty thuê. Quyết định thu hồi đất này làm cho các đơn vị
liên doanh với Công ty “rút lui” không hợp tác và các tổ chức tín dụng từ chối
việc cho vay làm thiệt hại nghiêm trọng về tài sản cũng như uy tín của Công ty,
làm cho Công ty rơi vào tình trạng nguy cơ phá sản. Theo đó, đất một lần nữa đất
sạch lại bị bỏ hoang gây lãng phí tài sản của nhà nước và nhân dân.
Chính vì vậy, Công ty Phát Lộc đã làm đơn gửi UBND tỉnh A đề nghị xem
xét lại quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh.


* Về khiếu nại, thẩm quyền và thủ tục giải quyết khiếu nại:
- Đối với UBND tỉnh A:
Theo quy định tại Điều 5 và Điều 18, Luật Khiếu nại, tố cáo thì cơ quan, tổ
chức, cá nhân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm tiếp nhận đơn thư khiếu nại, thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại
(Công ty Phát Lộc) về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành
chính bị khiếu nại của mình (trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn
khiếu nại - Điều 34, Luật Khiếu nại, tố cáo) và giải quyết đơn khiếu nại kịp thời

đúng pháp luật khiếu nại, tố cáo. (trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày
thụ lý để giải quyết, trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng
không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết - Điều 36, Luật Khiếu nại, tố
cáo).
Khi nhận được đơn khiếu nại của Công ty Phát Lộc, UBND tỉnh a phải có
trách nhiệm xem xét, xử lý đơn theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, tố
cáo có thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc hủy bỏ Quyết định số 74/2012QĐ-UBND
ngày 11/02/2012 về việc thu hồi đất của Công ty Phi Long. Sau khi kiểm tra, xác
minh xong phải ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại, gửi quyết định giải
quyết khiếu nại cho Công ty Phát Lộc và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về
việc giải quyết của mình.
Tại Điều 23, Luật Khiếu nại, tố cáo quy định: “Chủ tịch UBND cấp tỉnh có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính của mình”. Công ty Phát Lộc khiếu nại quyết định thu hồi đất của UBND
tỉnh A, do vậy thẩm quyền giải quyết đơn trong trường hợp này thuộc về Chủ tịch
UBND tỉnh A.
- Đối với Công ty Phát Lộc:
Quyết định 74/2012/QĐ-UBND được ban hành vào ngày 11/02/2012, đến
ngày 03/03/2012, Công ty Phát Lộc làm đơn gửi UBND tỉnh A để khiếu nại là vẫn
nằm trong thời hiệu khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo (Thời hiệu
khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính (Điều 31, Luật


Khiếu nại, tố cáo). Hơn nữa, đơn do ông Trần Văn C - Chủ tịch Hội đồng quản trị
kiêm tổng giám đốc ký tên là người đại diện hợp pháp của Công ty, cho nên đơn
khiếu nại này đảm bảo được các điều kiện buộc UBND tỉnh A phải thụ lý để giải
quyết.
Như vậy, sau khi nhận được Quyết định thu hồi đất số 74/2012/QĐ-UBND,
Công ty Phát Lộc có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm
quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì Công ty có quyền khiếu nại quyết định hành

chính đó của UBND tỉnh A (Điều 1, Luật Khiếu nại, tố cáo).
Tại Điều 30, Luật Khiếu nại, tố cáo quy định, người khiếu nại lần đầu phải
khiếu nại với người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có cán bộ, công
chức có hành vi hành chính mà người khiếu nại có căn cứ cho rằng quyết định,
hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Vì vậy,
đơn khiếu nại của Công ty Phi Long được gửi đến UBND tỉnh A là đã gửi đến
đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
2. Hậu quả:
Quyết định 345/2009/QĐ-UB của Tỉnh A phê duyệt cho Công Ty Phát Lộc
thuê đất thực hiện dự án nhưng Công ty không triển khai đúng tiến độ dẫn đến
UBND tỉnh A phải thu hồi đất lại và Công ty Phát Lộc làm đơn khiếu nại UBND
tỉnh A.
Việc phát sinh ông tác giải quyết đơn thư khiếu nại trong quản lý nhà nước
xãy ra ở Tinh A làm mất uy tín về công tác quản lý dự án của khu kinh tế tỉnh A.
Sự thiếu tinh thần trách nhiệm của một số Cán bộ, Công chức, sự thiếu tôn trọng
Pháp Chế Xã Hội Chủ Nghĩa đã làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng và
Nhà nước, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự của địa phương, gây hậu
quả xấu về nhiều mặt trong toàn xã hội củng như tốn công sức và thời gian của
cán bộ tham gia giải quyết khiếu nại nói trên.
Trong tình huống này, việc xử lý, giải quyết các vấn đề phát sinh có thể dẫn
đến các hậu quả sau:


- Nếu UBND tỉnh A không thu hồi đất, vẫn tiếp tục để cho Công ty Phát lộc
thuê để thực hiện dự án, trong khi Công ty không có khả năng huy động vốn để
triển khai tiếp dự án hoặc phải đợi việc liên danh liên kết với các tổ chức cá nhân.
Tóm lại, năng lực tài chính của Công ty còn hạn chế, thì thời gian thực hiện dự án
sẽ kéo dài, bỏ đất hoang hóa, gây lãng phí nguồn tài nguyên đất của tỉnh. Nếu dự
án không hoàn thành để đưa vào sử dụng được thì mục tiêu của chính sách thu hút
đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh xem như không mang lại hiệu quả.

- Nếu UBND tỉnh A giữ nguyên quyết định thu hồi đất, kiên quyết thu hồi
lại phần diện tích đất Công ty Phát Lộc không triển khai thực hiện dự án trong khi
Công ty Phi Long đã đầu tư một số hạng mục vào dự án với một khoản kinh phí
tương đối lớn (khoảng 30 tỹ đồng). Với phần diện tích đất còn lại(300ha) sau khi
bị thu hồi Công ty tiếp tục đầu tư sẽ không hiệu quả vì diện tích đất nhỏ không
đảm bảo các tiêu chí như đã hoạch định ở dự án làm ảnh hưởng đến chiến lược
đầu tư của Công ty củng như tâm lý của các nhà đầu tư khác khi có ý định đầu tư
vào tỉnh A. Hơn nữa, UBND tỉnh A thu hồi đất lại chưa tìm ra các tổ chức, cá
nhân khác thuê lại để tiếp tục khai thác thì nguy cơ một lần nữa đất sạch lại bị bỏ
hoang gây lãng phí tài sản của nhà nước củng như tài nguyên của tỉnh A.
Sự việc xảy ra như trên đã thể hiện sự yếu kém trong dịch vụ công của Ban
quản lý Khu Khinh tế Tỉnh A đó là việc thẩm định dự án chưa chặc chẽt và sâu
sát, không lường trước những hậu quả có thể xãy ra.

IV. XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾTVẤN ĐỀ VÀ
LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN
Từ việc phân tích những nguyên nhân và hậu quả nêu trên, là cán bộ, công
chức được giao nhiệm vụ công tác thanh tra liên quan đến giải quyết khiếu nai, tố
cáo, trên cơ sở phân tích tình huống và xây dựng các phương án, từ đó lựa chọn
phương án tối ưu theo ý kiến của mình nhằm tham mưu và giải quyết các mục tiêu
xử lý tình huống đã được đặt ra.
1. Xây dựng các phương án giải quyết vấn đề


1.1 Phương án 1: UBND tỉnh A vẫn giữ nguyên quyết định thu hồi đất
số 74/2012/QĐ-UBND ngày 11/02/2012 về việc thu hồi diện tích đất 900ha đã
cho Công ty Phát Lộc thuê để thực hiện dự án. Nếu sau đó Công ty thực hiện
có hiệu quả trên phần diện tích còn lại sau thu hồi 300ha, sẽ xem xét để tăng
thêm diện tích đất cho thuê để Công ty triển khai thực hiện dự án ở giai đoạn
sau.

* Ưu điểm: (mặt mạnh, lợi thế)
- Thực hiện đúng pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai và
quản lý dự án Khu Kinh tế. Việc thu hồi đất là đúng với quy định của pháp luật.
- Đầu tư trên diện tích đất còn lại sau thu hồi phù hợp với khả năng tài
chính hiện có của Công ty Phát Lộc, do đó sẽ đảm bảo đầu tư đạt hiệu quả cao
hơn.
- Diện tích đất thu hồi lại có thể kêu gọi nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính
tiếp tục đầu tư hạ tầng khu công nghiệp C trên phần diện tích 900ha.
- Tránh tình trạng đất bị bỏ hoang hóa, gây lãng phí nguồn tài nguyên đất
của tỉnh củng như tài sản của Nhà nước.
* Khuyết điểm: (mặt bất lợi, yếu kém)
- Chưa đảm bảo thực hiện được chủ trương, chính sách kêu gọi, xúc tiến
đầu tư của Đảng và Nhà nước, nhất là đối với Khu Khinh tế Tỉnh A.
- Công ty Phát Lộc là một doanh nghiệp không phải của địa phương mà của
tỉnh khác do đó để đầu tư ở một nơi cách xa trụ sở đòi hỏi phải bỏ ra nhiều công
sức, gây tốn kém nhiều mặt, chi phí đầu tư cao, trong khi đó chỉ đầu tư ở một
phần diện tích đất nhỏ, sản phẩm làm ra ít đi thì lợi nhuận không cao. Thêm vào
đó, việc thực hiện thanh toán 900ha Công ty Phát lộc đã rà mìn gây phiền hà và
phức tạp về thủ tục giấy tờ đối với Công ty Phát Lộc.
- Công ty Phát Lộc thực hiện dự án trên phần diện tích đất nhỏ thì quy mô
sản xuất, kinh doanh cũng sẽ thu hẹp lại, nhu cầu tuyển dụng lao động địa phương
cũng ít đi, do đó công tác giải quyết được việc làm cho người lao động địa


phương cũng giảm đi, Không tạo được vùng kinh tế động lực để phát triển tỉnh
nghèo như tỉnh A và không thu được ngân sách co tỉnh.
1.2 Phương án 2: UBND tỉnh A sửa đổi quyết định thu hồi đất số 74/2012/QĐUBND ngày 11/02/2012, vẫn để lại cho Công ty Phát Lộc thuê tăng thêm là
500ha/1.200ha so với dự án ban đầu đã hoàn thành(300ha), phê duyệt và gia
hạn thời gian thực hiện.
* Ưu điểm: (mặt mạnh, lợi thế)

- Diện tích đất thu hồi lại có thể kêu gọi nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính
tiếp tục đầu tư hạ tầng khu công nghiệp C trên phần diện tích 700ha.
- Vẫn đảm bảo thực hiện được chủ trương, chính sách kêu gọi, xúc tiến đầu
tư của Đảng và Nhà nước.
- Với diện tích 500ha/1.200ha so với dự án ban đầu đã hoàn thành(300ha),
Công ty Phát Lộc có đử diện tích để đầu tư thực hiện dự án, khắc phục hạng chế
vì quy mô đầu tư nhỏ.
- Vẫn đảm bảo thực hiện được chủ trương, chính sách kêu gọi, xúc tiến đầu
tư của Đảng và Nhà nước.
* Khuyết điểm: (mặt bất lợi, yếu kém)
- Công ty Phát Lộc có hạn chế về mặt năng lực tài chính.
- Thực hiện không đúng quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong
lĩnh vực đất đai (Theo Điều 38 Luật Đất đai thì trường hợp này nhà nước phải thu
hồi lại đất nhưng tỉnh A lại không thu hồi); công tác quản lý nhà nước trong lĩnh
vực đất đai không chặt chẽ.
1.3 Phương án 3: UBND tỉnh A sửa đổi quyết định thu hồi đất số
74/2012/QĐ-UBND ngày 11/02/2012, vẫn để lại cho Công ty Phi Long thuê
1200ha để tiếp tục thực hiện dự án đã được phê duyệt và gia hạn thời gian
thực hiện.
* Ưu điểm: (mặt mạnh, lợi thế)
- Tạo điều kiện cho Công ty Phi Long huy động vốn để tiếp tục triển khai
thực hiện dự án, mang lại nhiều lợi ích cho địa phương như: Giải quyết việc làm


cho người lao động, tạo nguồn nguyên liệu tại chỗ, thu hút các nhà đầu tư trong và
ngoài tỉnh, tạo thêm nguồn thu ngân sách cho tỉnh...tạo vùng động lực để phát
triển tỉnh nhà.
- Vẫn đảm bảo thực hiện được chủ trương, chính sách kêu gọi, xúc tiến đầu
tư của Đảng và Nhà nước.
* Khuyết điểm: (mặt bất lợi, yếu kém)

- Công ty Phát Lộc có hạn chế về mặt năng lực tài chính, hơn nữa, việc huy
động vốn đối với dự án đầu tư hạ tầng KCN tỉnh A là rất khó khăn, tiến độ thực
hiện dự án chậm làm lảng phí nguồng tài nguyên đát của Tỉnh. Hơn nữa, tỉnh A có
vị trí địa lý không thuận lợi đặc biệt là các tuyến giao thông nối với các cảng biển
các thành phố lớn nên chi phí vận chuyển tăng cao, khi dự án hoàn thành doanh
nghiệp không muốn vào đầu tư nên khả năng thu hồi vốn chậm. Nếu thời gian huy
động vốn kéo dài hoặc Công ty Phi Long khó có đủ vốn để đầu tư hết diện tích
1200ha thì dự án không mang lại hiệu quả như mong muốn.
- Thực hiện không đúng quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong
lĩnh vực đất đai (Theo Điều 38 Luật Đất đai thì trường hợp này nhà nước phải thu
hồi lại đất nhưng tỉnh H lại không thu hồi); công tác quản lý nhà nước trong lĩnh
vực đất đai không chặt chẽ và việc quản lý dự án của khu kinh tế tỉnh A không có
hiệu quả.
2. Lựa chọn phương án tối ưu:
Trên cơ sở phân tích ưu điểm, khuyết điểm của các phương án trên, theo tôi
nhận thấy chọn phương án 1 để xử lý tình huống trên là tối ưu nhất. Phương án
này đảm bảo được mục tiêu xử lý tình huống đã được đề ra: Vừa giải quyết được
các nhu cầu sử dụng đất hợp pháp, hợp lý của các tổ chức, cá nhân khác, vừa bảo
vệ được lợi ích cho Nhà nước, hạn chế được tình trạng chiếm dụng đất hoặc sử
dụng lãng phí đất đặt biệt quỹ đất sử dụng để phát triển công nghiệp như tỉnh A là
rất hạn chế, đồng thời phương án này cũng đảm bảo được quyền lợi cho nhà đầu
tư: Công ty Phát Lộc đang gặp khó khăn về vốn nên nếu phải đầu tư trên một diện
tích rộng lớn sẽ khó có khả năng huy động được nguồn vốn lớn để thực hiện.


Trước mắt, Công ty Phát Lộc có thể tập trung đầu tư trên phần diện tích còn lại
sao cho đúng tiến độ và thật hiệu quả, từ đó UBND tỉnh A xem xét cho Công ty
phát triển thêm quy mô sản xuất của mình trên phần đất thuộc giai đoạn II đã
được chủ tịch UBND tỉnh A phê duyệt quy hoạch chi tiết.


V. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN
PHƯƠNG ÁN ĐƯỢC LỰA CHỌN
Để tổ chức thực hiện phương án tối ưu đã lựa chọn, UBND tỉnh, các Sở,
ngành chức năng của tỉnh A, Ban quản lý Khu Kinh tế Tỉnh A và Công ty Phát
Lộc cần tiến hành các bước sau để giải quyết dứt điểm tình huống phát sinh.
1. Đối với tỉnh H:
- Ngày 10/03/2012 UBND tỉnh Ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại
của Công ty Phát Lộc với nội dung: “Không công nhận nội dung khiếu nại của
Công ty Phi Long, giữ nguyên Quyết định số 74/2012/QĐ-UBND ngày
11/02/2012 của UBND tỉnh A về việc thu hồi 300ha đất trước đây UBND tỉnh cho
Công ty Phát Lộc thuê để thực hiện dự án đầu tư phát triển hạ tầng khu công
nghiệp C”.
-Ngày 11/03/2012UBND tỉnh A gửi Quyết định giải quyết khiếu nại cho
Công ty Phát Lộc, các Sở, ngành có liên quan, Ban quản lý Khu Kinh tế tỉnh và
báo cáo cho các cơ quan cấp trên như: Văn Phòng Chính phủ, Thanh Tra Chính
Phủ, Bộ Tài Nguyên và Môi trường.
- UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục thực hiện các công
việc còn lại theo đúng quy định của pháp luật để thu hồi đất theo Quyết định số
74/2012/QĐ-UBND ngày 11/2/2012 (Vì:tại Khoản 2, Điều 54, Nghị định
84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất,
trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải
quyết khiếu nại về đất đai có quy định: “Trong khi chưa có quyết định giải quyết
khiếu nại thì vẫn phải tiếp tục thực hiện quyết định thu hồi đất”. Do đó trong
khoảng thời gian từ khi Quyết định thu hồi đất có hiệu lực đến khi ban hành


Quyết định giải quyết khiếu nại thì các cơ quan chức năng phải triển khai các
công việc để thi hành Quyết định thu hồi đất). Cụ thể như: UBND Tỉnh A Nhận
bàn giao đất trên thực địa từ Công ty Phát Lộc qua đại diện là Ban quản lý Khu

Kinh tế tỉnh quản lý để thu hút kêu gọi các nhà đầu tư có năng lực, phù hợp với
nhu cầu và quy hoạch phát triển của địa phương.
UBND tỉnh A giao cho Kho Bạc Nhà Nước tỉnh tổ chức chi trả tiền đền bù
tài sản trên đất đã thực hiện, Giao Ban quản lý Khu Kinh tế tỉnh phối hợp với các
cơ quan chức năng của tỉnh thường xuyên theo dõi việc thực hiện dự án của Công
ty Phát Lộc trên phần diện tích còn lại sau thu hồi, giao cho Chi Cục thuế tỉnh
thẩm tra lại năng lực tài chính của Công ty Phát Lộc. Nếu sau một thời gian, kiểm
tra đánh giá việc sử dụng đất có hiệu quả thì tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xem
xét quyết định việc cho Công ty Phát Lộc thuê bổ sung diện tích đất để đầu tư.
Ngược lại, nếu Công ty Phát Lộc vẫn không triển khai thực hiện có hiệu quả trên
phần diện tích đất còn lại thì tiếp tục thu hồi hết số diện tích đất còn lại đúng theo
quy định của pháp luật về đất đai.
Cuối cùng, tổng kết công tác giải quyết khiếu nại của Công ty Phát Lộc và
báo cáo Thủ Tướng Chính Phủ, Văn Phòng Chính Phủ, Bộ Tài Nguyên Và Môi
Trường.
2. Đối với Công ty Phi Long:
- Sau khi nhận được Quyết định giải quyết khiếu nại của UBND tỉnh A, nếu
không đồng ý với Quyết định đó, Công ty Phát Lộc có quyền khiếu nại tiếp đến
người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo hoặc khởi kiện vụ án hành
chính ra Tòa án nhân dân tỉnh A.
- Nếu Công ty Phát Lộc đồng ý với Quyết định giải quyết khiếu nại của
UBND tỉnh A thì khẩn trương hoàn tất các hồ sơ, thủ tục để bàn giao phần diện
tích đất bị thu hồi lại cho UBND tỉnh A qua đại diện là Ban quản Ký Khu Kinh tế
tỉnh. Tiếp tục triển khai đầu tư đạt hiệu quả trên phần diện tích đất còn lại sau thu
hồi. Nếu có nhu cầu thì phải lập tờ trình đề nghị UBND tỉnh A cho thuê đất bổ
sung thêm diện tích để tiếp tục thực hiện, mở rộng dự án.


- Tổ chức dánh giá, rút kinh nghiệm trong việc thực hiện dự án của Công ty.


KẾT LUẬN
Từ các tình huống trên, việc giải quyết khiếu nại của UBND tỉnh A, Ban
quản lý Khu Kinh tế tỉnh và các sở ban ngành đối với khiếu nại của Công ty Phát
Lộc về việc thu hồi đất, theo tôi là đúng quy định của pháp luật, là đã thấu tình đạt
lý, đúng đối tượng và đúng chức trách của co quan Nhà nước. Việc UBND tỉnh
kiên quyết thu hồi phần diện tích đất đã cho Công ty Phát Lộc thuê nhưng Công ty
không đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật Khu Công Nghiệp để thu hút các nhà
đầu tư thứ cấp, gây lãng phí, làm thiệt hại đến lợi ích chung của Nhà nước là phù
hợp với quy định của pháp luật, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa
và bảo vệ được lợi ích của nhà nước, của nhân dân và lợi ích kinh tế của Tỉnh A.
Mặc dù có thể Công ty Phát Lộc cho rằng UBND tỉnh A làm như vậy là giải quyết
chưa hợp lý, vì Công ty đã đầu tư một số vốn không nhỏ vào khu vực dự án, trong
khi Công ty đang tìm cách huy động vốn và tìm đối tác liên danh để thực hiện.
Trên cơ sở kết quả thẩm tra về năng lực tài chính do cơ quan thuế cung cấp thì
việc để cho Công ty Phát Lộc đầu tư trên phần diện tích còn lại sau thu hồi là phù
hợp với khả năng của Công ty, như vậy sẽ đảm bảo đầu tư đạt hiệu quả và đúng
năng lực của Công ty. Hơn nữa, UBND tỉnh A cũng đã đưa ra cơ chế mở đối với
Công ty Phát Lộc, nếu Dự án đầu tư sau khi thu hồi vẫn đầu tư có hiệu quả thì tỉnh
sẽ xem xét để cho Công ty thuê đất bổ sung mở rộng quy mô dự án.
Trong quá trình hoạt động quản lý hành chính Nhà nước, các tình huống
hành chính thường hay xảy việc ra việc khiếu nại của cá nhân, tổ chức là điều
không thể tránh khỏi. Trong thực tế, nếu các cơ quan Nhà nước ra quyết định
chính xác, kịp thời, đi sát với thực tế hơn, cán bộ công chức làm tốt chức trách,
nhiệm vụ của mình, không gây phiền hà, sách nhiễu, không làm sai lệch hồ sơ liên
quan, nếu mọi cá nhân và tổ chức đều ý thức được việc làm của mình, trung thực
trong việc lập dự án, không vi phạm pháp luật thì môi trường kinh doanh thông
thoáng, trật tự xã hội được đảm bảo, từ đó Khu Kinh tế mới thu hút các nhà đầu
tư.



KIẾN NGHỊ
Qua việc giải quyết tình huống hành chính này, nhằm góp phần hạn chế
không để cho các tình huống tương tự xảy ra, tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây
dựng cơ bản và quản lý Khu Khinh tế.
- Đối với việc quản lý các dự án đầu tư có liên quan đến đất đai, các Sở,
ngành chức năng cần chủ động theo dõi, đôn đốc, đặc biệt là công tác thẩm định
dự án và năng lực nhà đầu tư, rà soát tiến độ triển khai các dự án, từ đó trình
UBND tỉnh xem xét hướng xử lý phù hợp;
- Các ngành, các cấp, các địa phương cần chủ động họp định kỳ, trao đổi,
vận động, hỗ trợ nhà đầu tư trong việc giải quyết các vấn đề khó khăn về vốn và
có chính sách ưu đãi đầu tư để thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội;
- Ban quản lý Khu kinh Tế thường xuyên theo dõi, kiểm tra giúp đỡ, tạo
điều kiện cho các nhà đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp thực hiện dự án, báo cáo
định kỳ bằng văn bản để UBND tỉnh theo dõi chỉ đạo.
- Đối với các doanh nghiệp, khi quyết định đầu tư thì cần cân nhắc, đảm
bảo quy mô dự án đầu tư phù hợp với năng lực thực sự của mình để đầu tư có hiệu
quả, mang lại lợi nhuận cao nhất cho mình. Tránh tình trạng dối tra, không trung
thực trong việc lập và xin dự án để chiếm dụng đất và huy động sử dụng nguồn
vốn không đúng mục đích gây lãng phí tài nguyên quốc gia.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị định số: 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi
hành Luật Đất đai;
2. Luật Khiếu nại, tố cáo (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005);
3. Luật Đất đai năm 2003;
4. Nghị định số: 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;
5. Nghị định số: 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo và các
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo;
6. Nghị định số: 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định
bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện
quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
7. Căn cứ Nghị định số: 29/2008/NĐ-CP ngày 14 /03/2008 của Chính Phủ
Qui định về khu Công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế;
8. Tài liệu bồi dưỡng Quản lý nhà nước chương trình chuyên viên phần
I,II,III.


NHẬN XÉT CỦA GIÁM KHẢO
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................

..........................................................................................................
..........................................................................................................
Giám khảo 1

Giám khảo 2



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×