Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tieu luan chuyen vien chinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.82 KB, 17 trang )

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

TÌNH HUỐNG:

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM, CHỮA BỆNH TUYẾN Y
TẾ CƠ SỞ TẠI QUẬN Ô MÔN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
NĂM 2014

Học viên thực hiện: Nguyễn Việt Dũng
Lớp: Bồi dưỡng ngạch Chuyên viên chính, khóa 01/2014
Đơn vị công tác: Trung tâm Y tế dự phòng quận Ô Môn, Tp.CT.

Cần Thơ, tháng 11 năm 2014


UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠ
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHẬN XÉT TIỂU LUẬN

Học viên thực hiện: Nguyễn Việt Dũng
Lớp: Bồi dưỡng Ngạch chuyên viên chính, khóa 01/2014
Đơn vị công tác: Trung tâm Y tế dự phòng quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ

ĐIỂM



NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Cần Thơ, ngày ___tháng ___năm _____
GIÁM KHẢO II

GIÁM KHẢO I


SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ
TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG
QUẬN Ô MÔN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
Ông/bà: Nguyễn Việt Dũng
Đơn vị công tác: Trung tâm Y tế dự phòng quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ
Đã tham gia lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính, khóa 01/2014
Nội dung tiểu luận cuối khóa của ông Nguyễn Việt Dũng thực hiện tại cơ quan,
đơn vị đang công tác, gắn với tình huống trong hoạt động chuyên môn theo chức
năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của cơ quan, đơn vị. Qua xem xét, cơ quan, đơn vị có
những nhận xét sau:
- Ưu điểm: .........................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
- Hạn chế: ..........................................................................................................

...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
- Ý kiến khác (nếu có): ......................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày
tháng
năm 2014
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(ký tên, đóng dấu)


MỤC LỤC


A. Phần mở đầu
Phát triển mạng lưới y tế mà đặc biệt là mạng lưới y tế cơ sở (tuyến y tế
xã/phường) là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Vấn đề
này cũng là một trong những trọng tâm ưu tiên của ngành y tế. Ở đây tuyến y tế
cơ sở là tuyến y tế gần dân nhất, là nơi đầu tiên cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản
cho người dân. Các năm gần đây, Bộ Y tế đã có những tham mưu cho Chính phủ
và cũng có nhiều nỗ lực nhằm củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Điều
này đã được cụ thể hóa bằng các chính sách quan trọng như chính sách định
hướng chung của Đảng về củng cố mạng lưới y tế cơ sở, chính sách phát triển và
chuẩn hóa các trạm Y tế như Quyết định số 370/2002/QĐ-BYT ngày 07 tháng
02 năm 2002 [2] và được thay thế bằng Quyết định số 3447/QĐ-BYT ngày 22
tháng 9 năm 2011 của Bộ Y tế về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã
giai đoạn 2011 – 2020 [6].

Những năm gần đây, vấn đề quá tải ở bệnh viện là một chủ đề nóng của
xã hội và một trong những nguyên nhân gây nên quá tải bệnh viện đã được lãnh
đạo Bộ Y tế xác định, đó là chất lượng khám chữa bệnh ở tuyến dưới còn thấp,
từ đó người dân thường có xu hướng vượt lên tuyến trên điều trị.
Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại tuyến cơ sở,
góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên và nhằm làm tăng tỷ lệ người
dân tham gia các loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện theo kế hoạch của UBND
thành phố Cần Thơ [12]. Ban lãnh đạo trung tâm Y tế dự phòng quận nhận thấy
rằng cần phải nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở mà ở đây
chính là chất lượng khám chữa bệnh tại 07 trạm Y tế phường trên địa bàn quận
Ô Môn, thành phố Cần Thơ. Do đó tôi chọn tình huống “Nâng cao chất lượng
khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở tại quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ năm
2014”.

1


B. Phần nội dung:
I. Mô tả tình huống:
Quận Ô Môn có tổng dân số là 133.297 người và có tất cả 07 phường,
gồm: phường Châu Văn Liêm, Thới Hòa, Thới An, Thới Long, Long Hưng,
Phước Thới và Trường Lạc.
Và đến cuối năm 2013, tất cả 07/07 trạm Y tế phường đạt chuẩn quốc gia
về y tế theo Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 – 2020 và hiện tại có
04/07 trạm Y tế được xây dựng mới đạt chuẩn về thiết kế theo Quyết định số
2271/2002/QĐ-BYT, ngày 17 tháng 6 năm 2002, của Bộ Y tế, về việc Ban hành
tiêu chuẩn thiết kế trạm y tế cơ sở – tiêu chuẩn ngành [3]; riêng về trang thiết bị
các trạm Y tế mới được xây dựng được Ban quản lý dự án quận Ô Môn trang bị
đủ số lượng và danh mục trang thiết bị theo Quyết định số 1020/QĐ-BYT, ngày
22 tháng 03 năm 2004, của Bộ Y tế, về việc Ban hành sửa đổi danh mục trang

thiết bị y tế trạm Y tế xã có bác sỹ vào danh mục trang thiết bị y tế bệnh viện đa
khoa tuyến tỉnh, huyện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm Y tế xã và túi y tế
thôn bản ban hành kèm theo quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 20 tháng 02 năm
2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế [4].
Về nhân lực tại 07 trạm Y tế gồm có tất cả là 59 cán bộ, công nhân viên.
Trong đó:
+ Bác sỹ

: 03;

+ Dược sỹ đại học

: 01;

+ Dược sỹ trung học

: 07;

+ Y sỹ đa khoa

: 22;

+ Y sỹ y học cổ truyền (đông y)

: 14 ;

+ Y sỹ sản nhi

: 02;


+ Điều dưỡng trung học

: 02;

+ Hộ sinh trung học

: 05;

+ Ngành khác

: 03.

Hàng năm, Trung tâm Y tế dự phòng quận Ô Môn tham mưu lãnh đạo Sở Y
tế thành phố Cần Thơ, cử bác sỹ đến công tác tại 04 trạm chưa có bác sỹ theo đề án
2


1816 [5]. Năm 2014, Trung tâm Y tế dự phòng quận Ô Môn điều động 03 bác sỹ
thuộc trung tâm về công tác tại 03 trạm Y tế gồm: trạm Y tế phường Thới Long,
Trường Lạc và Châu Văn Liêm; riêng Bệnh viện đa khoa quận Ô Môn hỗ trợ điều
động 01 bác sỹ về công tác tại phường Thới An theo đề án 1816 của Bộ Y tế [5].
Và hiện tại có 03 trạm Y tế đang bị xuống cấp do đã được xây dựng và
đưa vào sử dụng từ lâu, gồm: trạm Y tế phường Châu Văn Liêm, Phước Thới và
Thới Long.
Vấn đề đặt ra ở đây chính là làm sao phát huy nguồn lực về cán bộ, công
nhân viên và trang thiết bị hiện có tại các trạm Y tế phường để phục vụ tốt công
tác khám, chữa bệnh cho người dân tại tuyến y tế cơ sở mà ở đây chính là việc
khám, chữa bệnh tại các trạm Y tế phường. Và nhằm thực hiện đạt chỉ tiêu kế
hoạch số 87/KH-UBND, ngày 05 tháng 9 năm 2013, của UBND thành phố Cần
Thơ, về tỷ lệ người dân tham gia các loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện đến năm

2020 [12] đạt tỷ lệ như sau:
Lộ trình bao phủ BHYT (%)
Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

2012

2013

2014

2015

2016


2017

2018

2019

2020

57,09%

60%

65%

72%

77%

80%

83%

86%

90%

Để có thể thực hiện thắng lợi kế hoạch số 87/KH-UBND, ngày 05 tháng 9
năm 2013, của UBND thành phố Cần Thơ. Ban lãnh đạo trung tâm Y tế dự
phòng quận nhận định cần phải nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại tuyến
y tế cơ sở đó là tại các trạm Y tế phường trên địa bàn quận Ô Môn thông qua

một số phương án, giải pháp cụ thể.
II. Phân tích tình huống và xác định mục tiêu xử lý tình huống
1. Phân tích tình huống: nhận định vấn đề, phân tích nguyên nhân,
đưa ra các nội dung cần giải quyết găn chuyên môn thẩm quyền
Vấn đề đặt ra trong việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tuyến y tế
cơ sở tại quận Ô Môn gồm có những nguyên nhân thuộc nguyên nhân khách
quan và một số nguyên nhân chủ quan như sau:
3


- Cơ sở hạ tầng một số trạm Y tế đã bị xuống cấp do được xây dựng từ lâu.
- Trang thiết bị tại các trạm Y tế bị xuống cấp cũng một phần bị hư hỏng
trong quá trình phục vụ và không đủ thiết bị cần thiết để thực hiện một số kỹ
thuật tại trạm Y tế.
- Tại 04 trạm Y tế mới được xây dựng từ 2012 đến 2013, mặc dù được
trang bị đầy đủ trang thiết bị theo Quyết định số 1020/QĐ-BYT [4], nhưng
không có cán bộ đủ trình độ để có thể sử dụng và phát huy hết số trang thiết bị
đã được trang bị.
- Tuy được trang bị trang thiết bị theo Quyết định số 1020/QĐ-BYT [4],
nhưng do ban quản lý dự án quận Ô Môn đã mua không đủ số lượng theo Quyết
định 1020/QĐ-BYT [4] nên còn gặp khó khăn trong quá trình sử dụng và trong
quá trình xây dựng 10 tiêu chí quốc gia về y tế xã [6].
- Đôi khi trong quá trình tiếp xúc với người bệnh, cán bộ, công nhân viên
tại trạm Y tế còn chưa thực hiện đúng theo tinh thần Thông tư số 07/2014/TTBYT [7].
- Nhìn chung, trình độ cán bộ, công nhân viên của trạm Y tế phường chưa
đạt theo yêu cầu.
- Vẫn còn 04/07 trạm Y tế chưa có bác sỹ làm việc thường xuyên tại trạm,
mà trung tâm cần phải điều động 04 bác sỹ (03 bác sỹ của trung tâm Y tế dự
phòng quận và 01 bác sỹ thuộc bệnh viện đa khoa quận) hỗ trợ theo đề án 1816.
- Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, thực hiện nghiêm những quy

định của Nhà nước, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tuyến cơ sở theo
những quy định của Chính phủ và Bộ Y tế. Văn bản pháp luật cần được tuyên
truyền, quán triệt sâu rộng đến từng cán bộ, công nhân viên tại các trạm Y tế.
Phát huy quyền làm chủ của tập thể nhưng phải tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng,
quản lý của Nhà nước.
2. Mục tiêu giải quyết
Lựa chọn phương án tối ưu, có tính khả thi bảo đảm thực hiện thắng lợi
việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tuyến cơ sở tại quận Ô Môn, thành
phố Cần Thơ.
4


III. Xây dựng và lựa chọn phương án giải quyết tình huống
1. Xây dựng phương án, giải pháp và cơ sở pháp lý
Từ yêu cầu trên và mục tiêu là cần thực hiện thắng lợi việc nâng cao chất
lượng khám, chữa bệnh tuyến y tế cơ sở tại quận Ô Môn, tôi đề xuất một số
phương án giải quyết như sau:
1.1. Phương án 1
Chấn chỉnh việc chấp hành những quy định của Thông tư số
07/2014/TT-BYT, ngày 25 tháng 02 năm 2014, của Bộ Y tế, quy định về quy
tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y
tế [7] và tăng cường kiểm tra việc thực hiện 12 điều Y đức [1] của cán bộ,
viên chức làm việc tại trạm Y tế phường.
Căn cứ theo Thông tư số 07/2014/TT-BYT, ngày 25 tháng 02 năm 2014,
của Bộ Y tế [7]. Quy định công chức, viên chức, người làm việc tại các cơ sở y
tế cần phải thực hiện:
* Ứng xử của công chức, viên chức y tế trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
- Thực hiện nghiêm túc 12 điều Y đức ban hành kèm theo Quyết định số
2088/QĐ-BYT, ngày 06 tháng 11 năm 1996, của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Những việc phải làm đối với người đến khám bệnh:

+ Niềm nở đón tiếp, tận tình hướng dẫn các thủ tục cần thiết;
+ Sơ bộ phân loại người bệnh, sắp xếp khám bệnh theo thứ tự và
đối tượng ưu tiên theo quy định;
+ Bảo đảm kín đáo, tôn trọng người bệnh khi khám bệnh; thông báo
và giải thích tình hình sức khỏe hay tình trạng bệnh cho người bệnh hoặc người
đại diện hợp pháp của người bệnh biết;
+ Khám bệnh, chỉ định xét nghiệm, kê đơn phù hợp với tình trạng
bệnh và khả năng chi trả của người bệnh;
+ Hướng dẫn, dặn dò người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của
người bệnh về sử dụng thuốc theo đơn, chế độ chăm sóc, theo dõi diễn biến
bệnh và hẹn khám lại khi cần thiết đối với người bệnh điều trị ngoại trú;

5


+ Hỗ trợ người bệnh nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục nhập viện
khi có chỉ định.
- Những việc phải làm đối với người bệnh điều trị nội trú:
+ Khẩn trương tiếp đón, bố trí giường cho người bệnh, hướng dẫn
và giải thích nội quy, qui định của bệnh viện và của khoa;
+ Thăm khám, tìm hiểu, phát hiện những diễn biến bất thường và
giải quyết những nhu cầu cần thiết của người bệnh; giải thích kịp thời những đề
nghị, thắc mắc của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh;
+ Tư vấn giáo dục sức khoẻ và hướng dẫn người bệnh hoặc người
đại diện hợp pháp của người bệnh thực hiện chế độ điều trị và chăm sóc;
+ Giải quyết khẩn trương các yêu cầu chuyên môn; có mặt kịp thời
khi người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh yêu cầu;
+ Đối với người bệnh có chỉ định phẫu thuật phải thông báo, giải thích
trước cho người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh về tình trạng bệnh,
phương pháp phẫu thuật, khả năng rủi ro có thể xảy ra và thực hiện đầy đủ công tác

chuẩn bị theo quy định. Phải giải thích rõ lý do cho người bệnh hoặc người đại diện
hợp pháp của người bệnh khi phải hoãn hoặc tạm ngừng phẫu thuật.
- Những việc phải làm đối với người bệnh ra viện hoặc chuyển tuyến:
+ Thông báo và dặn dò người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của
người bệnh những điều cần thực hiện sau khi ra viện. Trường hợp chuyển tuyến
cần giải thích lý do cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh;
+ Công khai chi tiết từng khoản chi phí trong phiếu thanh toán giá
dịch vụ y tế mà người bệnh phải thanh toán; giải thích đầy đủ khi người bệnh
hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh có yêu cầu;
+ Khẩn trương thực hiện các thủ tục cho người bệnh ra viện hoặc
chuyển tuyến theo quy định;
+ Tiếp thu ý kiến góp ý của người bệnh hoặc người đại diện hợp
pháp của người bệnh khi người bệnh ra viện hoặc chuyển tuyến.
- Những việc không được làm:
+ Không tuân thủ quy chế chuyên môn khi thi hành nhiệm vụ;
6


+ Lạm dụng nghề nghiệp để thu lợi trong quá trình khám bệnh,
chữa bệnh;
+ Gây khó khăn, thờ ơ đối với người bệnh, người đại diện hợp pháp
của người bệnh.
- Triển khai thực hiện kế hoạch số 1626/KH-SYT, ngày 16 tháng 6 năm
2014, của Sở Y tế thành phố Cần Thơ [9] và kế hoạch số 215/KH-YTDP, ngày
05 tháng 8 năm 2014, của Trung tâm Y tế dự phòng quận Ô Môn [10] về việc
triển khai thực hiện Thông tư quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên
chức, người làm việc tại các cơ sở y tế.
- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện 12 điều Y đức theo quyết định số
2088/BYT-QĐ, ngày 06 tháng 11 năm 1996 [1] và có biện pháp xử lý đối với
những trường hợp thực hiện không đúng theo tiêu chuẩn đạo đức của người làm

công tác y tế.
Phương án này có những ưu điểm và những hạn chế sau:
* Ưu điểm:
- Giáo dục ý thức và ứng xử của cán bộ, viên chức làm việc tại các trạm Y tế
trong việc ứng xử đối với người dân và đồng nghiệp theo đúng quy định của ngành.
- Cán bộ, viên chức làm việc tại trạm Y tế thực hiện tốt tiêu chuẩn đạo
đức cử người làm công tác y tế.
* Hạn chế:
Phương án này chỉ mới giải quyết được vấn đề thực hiện 12 điều Y đức và
cách ứng xử phù hợp của cán bộ, viên chức làm việc tại trạm Y tế chứ không
giải quyết được vấn đề trình độ chuyên môn chưa đáp ứng và vấn đề xuống cấp
của cơ sở hạ tầng và việc thiếu hụt trang thiết bị theo quy định.
1.2. Phương án 2
Tham mưu Ủy ban nhân dân quận tiến hành đầu tư xây dựng mới
các trạm Y tế theo đúng quyết định số 2271/2002/QĐ-BYT [3] và trang bị
đủ số lượng và chủng loại trang thiết bị theo quyết định 1020/QĐ-BYT [4]
cho các trạm Y tế phường bị xuống cấp và những trạm Y tế còn thiếu số
lượng, chủng loại trang thiết bị.
7


Tham mưu Ủy ban nhân dân quận tiến hành xây dựng mới trạm Y tế
phường phải dựa theo tiêu chuẩn 52 CN-CTYT 0001:2002 (ban hành kèm theo
quyết định số 2271/2002/QĐ-BYT, ngày 17 tháng 6 năm 2002, của Bộ Y tế [3]).
Trạm Y tế xây dựng mới ở ở nông thôn phải có tối thiểu 10 gồm: (1) sảnh tiếp
đón, (2) phòng đa năng, (3) phòng khám chữa bệnh tây y, (4) phòng khám chữa
bệnh theo phương pháp y học cổ truyền, (5) phòng đẻ, (6) phòng thực hiện các
dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), (7) phòng rửa, tiệt trùng dụng cụ, (8)
phòng lưu bệnh, (9) phòng vệ sinh chung, (10) kho dụng cụ, (11) phòng bếp nấu,
(12) quầy thuốc. Khi tiến hành thiết kế bản vẽ trạm Y tế và trong quá trình xây

dựng cần có sự giám sát của lãnh đạo trung tâm và lãnh đạo trạm Y tế thu hưởng
dự án xây dựng để có thể góp ý trong quá trình xây dựng cho phù hợp.
Tham mưu Ủy ban nhân dân quận trong việc trang bị trang thiết bị y tế
cần thiết cho trạm Y tế theo đúng yêu cầu của quyết định 1020/QĐ-BYT [4],
gồm có:
* Đối với trạm Y tế đã được xây dựng mới nhưng thiếu trang thiết bị:
tham mưu Ủy ban nhân dân quận xin nguồn kinh phí hỗ trợ trang bị đầy đủ số
lượng những danh mục thiết bị còn thiếu so với quy định của quyết định
1020/QĐ-BYT [4].
* Đối với trạm Y tế xây dựng mới hoàn toàn: tham mưu Ủy ban nhân dân
quận trang bị đầy đủ số lượng và danh mục thiết bị đúng quy định của quyết
định 1020/QĐ-BYT [4].
Song song, Trung tâm Y tế dự phòng quận cũng cử cán bộ kiểm tra theo
dõi việc trang bị các trang thiết bị tại trạm Y tế cho phù hợp với bảng chiết tính
ban đầu của dự án xây dựng.
Phương án này có những ưu điểm và những hạn chế sau:
* Ưu điểm:
- Xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ và phù hợp theo tiêu chuẩn 52 CN-CTYT
0001:2002 (ban hành kèm theo quyết định số 2271/2002/QĐ-BYT, ngày 17
tháng 6 năm 2002, của Bộ Y tế [3]) cho 04 trạm Y tế phường bị xuống cấp trên
địa bàn quận Ô Môn.
8


- Trang bị đầy đủ số lượng và chủng loại trang thiết bị y tế cần thiết theo
quyết định 1020/QĐ-BYT [4] đối với trạm Y tế đã được xây dựng nhưng còn
thiếu thiết bị và cả trạm Y tế phường xuống cấp có dự án xây dựng mới.
* Hạn chế:
Phương án này chỉ mới giải quyết được vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng và
trang thiết bị y tế cần thiết tại trạm Y tế mà chưa đồng bộ được vấn đề chuyên

môn của viên chức, cán bộ những người làm công tác y tế tại các trạm Y tế để
sử dụng và phát huy hết hiệu quả sử dụng của trang thiết bị được trang bị.
1.3. Phương án 3
Căn cứ vào quyết định thành lập trung tâm Y tế dự phòng quận Ô
Môn [11] và quyết định về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ và cơ cấu tổ chức [8] và quy hoạch cán bộ của trung tâm Y tế dự
phòng quận. Trung tâm Y tế dự phòng quận cử viên chức, cán bộ đang
công tác tại trạm Y tế đi học chuyên tu bác sỹ nâng cao trình độ chuyên
môn và song song đó đưa viên chức, cán bộ trạm Y tế đi tập huấn thực hiện
các kỹ thuật y tế mà trạm Y tế đã được trang bị các thiết bị y tế cần thiết tại
các trung tâm, bệnh viện chuyên khoa đầu ngành tuyến thành phố.
Đối với việc cử viên chức, cán bộ đang công tác tại trạm Y tế phường học
chuyên tu bác sỹ nâng cao trình độ chuyên môn
Tính đến cuối năm 2014 đang có 06 viên chức, cán bộ công tác tại trạm Y
tế theo học chuyên tu bác sỹ (năm 2011: 01 người; năm 2013: 03 người; năm
2014: 02 người). Như vậy, đến

2. Lựa chọn phương án, giải pháp

9


IV. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án, giải pháp lựa chọn

V. Kiến nghị, đề xuất:

C. Phần kết luận:

10



11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

10.

11.

12.

Bộ Y tế (1996), Quyết định số 2088/BYT-QĐ, ngày 06 tháng 11 năm
1996, Về việc ban hành Quy định về Y đức, Hà Nội.

Bộ Y tế (2002), Quyết định số 370/2002/QĐ-BYT, ngày 07 tháng 02 năm
2002, Về việc ban hành Chuẩn Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001 - 2010,
Hà Nội.
Bộ Y tế (2002), Quyết định số 2271/2002/QĐ-BYT, ngày 17 tháng 6 năm
2002, Về việc ban hành Tiêu chuẩn thiết kế trạm Y tế cơ sở - tiêu chuẩn
ngành, Hà Nội.
Bộ Y tế (2004), Quyết định số 1020/QĐ-BYT, ngày 22 tháng 03 năm
2004, Về việc ban hành sửa đổi danh mục trang thiết bị y tế trạm Y tế xã
có bác sỹ vào danh mục trang thiết bị y tế bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh,
huyện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm Y tế xã và túi y tế thôn bản ban
hành kèm theo quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 20 tháng 02 năm 2002
của Bộ trưởng Bộ Y tế, Hà Nội.
Bộ Y tế (2008), Quyết định số 1816/QĐ-BYT, ngày 26 tháng 5 năm 2008,
Về việc Phê duyệt đề án "cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện
tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng
khám, chữa bệnh", Hà Nội.
Bộ Y tế (2011), Quyết định số 3447/QĐ-BYT, ngày 22 tháng 9 năm 2011,
Về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020,
Hà Nội.
Bộ Y tế (2014), Thông tư số 07/2014/TT-BYT, ngày 25 tháng 02 năm
2014, Quy định về quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao
động làm việc tại các cơ sở y tế, Hà Nội.
Sở Y tế thành phố Cần Thơ (2013), Quyết định số 1610/QĐ-SYT, ngày 08
tháng 7 năm 2013, Về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế dự phòng quận Ô Môn, Hà Nội.
Sở Y tế thành phố Cần Thơ (2014), Kế hoạch số 1626/KH-SYT, ngày 16
tháng 6 năm 2014, Triển khai thực hiện Thông tư quy định về Quy tắc ứng
xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế,
Hà Nội.
Trung tâm Y tế dự phòng quận Ô Môn (2014), Kế hoạch số 215/KHYTDP, ngày 05 tháng 8 năm 2014, Triển khai thực hiện Thông tư quy

định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm
việc tại các cơ sở y tế, Hà Nội.
Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ (2006), Quyết định số 1162/QĐUBND, ngày 20 tháng 4 năm 2006, Về việc thành lập Trung tâm Y tế dự
phòng quận Ô Môn, Cần Thơ.
Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ (2013), Kế hoạch số 87/KH-UBND,
ngày 05 tháng 9 năm 2013, Kế hoạch thực hiện Chương trình số 31CTr/TU của Thành ủy Cần Thơ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của
Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm Y tế, Cần Thơ.
12


13



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×