Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tiểu luận tình huống bồi dưỡng chuyên viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.16 KB, 21 trang )

Lời mở đầu
Lao động và việc làm là vấn đề luôn được tất cả các nước trên thế giới quan
tâm, tình trạng thất nghiệp ở nước ta trong thời gian qua có xu hướng tăng. Một
trong những lý do đó là dân số nước ta ngày một tăng, năm 2003 dân số nước ta
đã lên tới hơn 80 triệu người, số lao động ngày càng nhiều, hàng năm lực lượng
lao động được bổ sung từ 1,2 đến 1,5 triệu người đến tuổi lao động. Ngoài ra lực
lượng lao động còn được bổ sung từ các sinh viên, học sinh ra trường, lực lượng
vũ trang hết nghĩa vụ, lực lượng lao động dôi dư do tinh giảm biên chế, lực
lượng lao động của năm trước chưa giải quyết hết. Do ảnh hưởng của cuộc
chiến tranh giành độc lập dân tộc và bảo vệ chủ quyền của đất nước kéo dài cho
nên chúng ta bước vào đổi mới và xây dựng đất nước trong điều kiện nền kinh tế
còn hết sức khó khăn. Sau những năm đổi mới, nền kinh tế chuyển sang nền
kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, đời sống nhân dân đã được cải thiện. Tuy nhiên, tình trạng đói nghèo vẫn
còn diễn ra ở nhiều nơi trên cả nước. Số lao động thiếu việc làm và không có
việc làm ngày càng tăng. Từ đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định vấn đề việc
làm là một trong những vấn đề có tính chiến lược của đất nước, là yếu tố cơ bản
và quyết định sự phát triển kinh tế, ổn định xã hội.
Thực hiện Nghị quyết 120/ HĐBT ngày 11/04/1992 của Hội đồng Bộ
trưởng nay là Chính phủ, Liên bộ: Lao động -Thương binh xã hội, Bộ tài chính,
Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch đầu tư) đã ban hành nhiều
thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách cho vay vốn theo các dự án
nhỏ để giải quyết việc làm.
Đánh giá một cách tổng quát cho thấy: qua 10 năm thực hiện quản lý cho
vay giải quyết việc làm ở Thanh Hoá nói riêng và trên cả nước nói chung về cơ
bản cho vay giải quyết việc làm là một chính sách đúng đắn, thực sự đi vào cuộc
sống người dân. Hệ thống Kho bạc Nhà nước - cơ quan được Nhà nước giao
nhiệm vụ trực tiếp thực hiện cho vay theo chủ trương này (từ năm 1992 đến năm
2003), đã tiến hành cho vay hàng nghìn tỷ đồng, giúp cho hàng nghìn dự án
Trang: 1



phát triển sản xuất, kinh doanh đi vào hoạt động, tạo ra nhiều việc làm, một số
nơi khôi phục được làng nghề truyền thống và xây dựng được mô hình nông
thôn mới, thu hút hàng chục nghìn lao động, đem lại nhiều của cải vật chất, góp
phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, ổn định chính trị, giữ
vững trật tự an toàn xã hội. Tính đến hết năm 2002 toàn tỉnh đã cho vay 5693 dự
án, doanh số cho vay đạt 95.450 triệu đồng, với số lao động thu hút được là
50.234 lượt người, tạo điều kiện trồng mới và chăm sóc 82.000 ha cây chè, trồng
mới hơn 175.000 ha cây ăn quả, chăn nuôi lợn, trâu bò với số lượng hơn 34.000
con. Kết quả lớn nhất là thu hút được lao động, tạo được việc làm, góp phần làm
giảm sự mất cân đối giữa các ngành nghề.
Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động cho vay giải quyết việc làm của Kho bạc
Nhà nước thời gian qua cũng gặp không ít khó khăn. Cơ chế cho vay để thực
hiện chương trình mang tính"cộng đồng trách nhiệm", đó là sự phối hợp giữa
nhiều cơ quan, ngành địa phương, ở Trung ương do 3 Bộ: Bộ Lao động- Thương
binh và xã hội, Bộ Tài chính, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước chỉ đạo. Cơ quan
quyết định cho vay vốn là các Uỷ ban Nhân dân địa phương, cơ quan Trung
ương của các đoàn thể, Hội nghề nghiệp, tổ chức quần chúng, trong khi cơ quan
thực hiện cho vay và chịu trách nhiệm thu nợ chỉ duy nhất là Kho bạc Nhà nước.
Cơ chế chính sách chưa quy định rõ ràng, dứt khoát trách nhiệm của từng cơ
quan trong việc hướng dẫn lập và thực hiện dự án, kiểm tra thẩm định dự án; cơ
quan quyết định cho vay chưa gắn với việc thu hồi nợ và quản lý vốn vay. Sự
phối kết hợp giữa các cơ quan, các ngành, địa phương chưa đồng bộ.
Bên cạnh những thành tích đã đạt được như trên, cũng còn có những dự án
sử dụng vốn kém hiệu quả. Khi đến hạn không trả được vốn vay, phải chuyển
sang nợ quá hạn. Kho bạc Nhà nước đã phối hợp với các ngành tiếp tục đôn đốc
trả nợ, nhưng người vay không trả được, thời gian nợ vẫn kéo dài, thậm chí có
dự án phải phát mãi tài sản thế chấp hoàn trả nợ cho nhà nước nhưng vẫn không
thu được nợ gốc. Trong quá trình phát mãi tài sản thế chấp lại nảy sinh ra những
tình huống hết sức khó khăn phức tạp.

Dưới đây xin nêu một tình huống đã phát sinh trong thực tế cho vay giải
quyết việc làm để thấy được một phần không nhỏ những khó khăn phức tạp đó.
Trang: 2


Phần thứ nhất
Câu chuyện về vấn đề cho vay giải quyết việc làm
dẫn đến phát mãi tài sản thế chấp

1) Hoàn cảnh ra đời câu chuyện:

Vào cuối năm 2002, khi chuẩn bị cho việc bàn giao quản lý các dự án cho
vay giải quyết việc làm sang Ngân hàng Chính sách, Kho bạc Nhà nước Gia Lai
đã tổ chức kiểm tra rà soát lại tình hình sử dụng vốn và khả năng trả nợ vốn vay
của tất cả các dự án đã vay vốn giải quyết việc làm tại các KBNN trong tỉnh.
Tháng 11 năm 2002, khi kiểm tra thực tế một số dự án đã được Kho bạc Nhà
nước huyện A cho vay vốn từ quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, đoàn kiểm tra
của tỉnh phát hiện một dự án sản xuất đồ mộc dân dụng của chủ dự án Nguy?n
van Hựng đã ngừng hoạt động, không có khả năng trả nợ tiền vay, số tiền là
170 triệu đồng.
2) Diễn biến của câu chuyện:
Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra hồ sơ vay vốn của chủ dự án Bùi Văn Cách
tại Kho bạc Nhà nước Huyện A và thực tế hoạt động của cơ sở sản xuất cho thấy
diễn biến cụ thể như sau:
Tháng 3/1999, Kho bạc Nhà nước Huyện A nhận được Quyết định cho
vay vốn từ quỹ Quốc gia giải quyết việc làm đối với dự án sản xuất đồ mộc của
ông Nguy?n van Hựng (Ông Nguy?n van Hựng là đoàn viên thanh niên thuộc
Đoàn xã Ia p ?ch – huyện A). Đây là dự án được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh duyệt cho vay, số tiền 170 triệu đồng, từ nguồn của Đoàn Thanh niên,
văn bản thẩm định kèm theo dự án vay vốn xác nhận số vốn của chủ dự án là:

-

Vốn cố định:
Trong đó: Nhà xưởng 320 m2
Nhà làm việc 30 m2

180.000.000 đ
70.000.000 đ
46.000.000 đ

Trang: 3


Đường điện 3 pha

5.000.000 đ

Máy cưa đĩa 2 chiếc

7.000.000 đ

Máy cưa dọc 1 chiếc

15.000.000 đ

Dụng cụ trang thiết bị khác

37.000.000 đ

- Vốn lưu động:

Trong đó: Hàng hoá lưu kho
Vật tư thiết bị

50.000.000 đ
16.000.000 đ
34.000.000 đ

Dự kiến dự án thu hút 40 lao động.

Trước khi cho vay, Kho bạc Nhà nước Huyện A đã tiến hành thẩm định dự
án. Kết quả cho thấy cơ sở sản xuất của ông Nguy?n van Hựng chỉ có 320 m2
nhà xưởng, một máy cưa đĩa, một máy cưa dọc, tổng giá trị dưới 100 triệu đồng.
Cơ sở có 5 lao động, không mở sổ kế toán theo quy định mà chỉ có sổ ghi chép
kiểu “sổ chợ ” để theo dõi thu chi hàng ngày. Qua kiểm tra cũng cho thấy cơ sở
đang nợ Ngân hàng Nông nghiệp huyện số tiền 100 triệu đồng. Căn cứ kết quả
trên đây, cán bộ tín dụng của Kho bạc Nhà nước Huyện X đề nghị chưa giải
quyết cho vay.
Tuy nhiên, do dự án đã có quyết định cho vay của Đoàn Thanh niên, nguồn
vốn cho vay cũng đã được chuyển về Kho bạc Nhà nước Huyện A, nên lãnh đạo
kho bạc Nhà nước Huyện A nhận được nhiều ý kiến của các cơ quan địa phương
và của cơ quan chủ quản dự án (Đoàn Thanh niên Tỉnh) đề nghị Kho bạc Nhà
nước cho vay, thậm chí đã có những ý kiến cho rằng Kho bạc Nhà nước huyện
gây khó khăn trong việc cho vay vốn đối với các dự án ở địa phương. Từ tình
hình trên Giám đốc Kho bạc Nhà nước Huyện A đã quyết định triển khai cho
vay vốn dự án trên (thời hạn cho vay là 12 tháng).
- Theo khế ước cho vay số 10 ngày 10 tháng 5 năm 1999, Kho bạc Nhà nước
Huyện A cho ông Nguy?n van Hựng vay lần thứ nhất, số tiền 100 triệu đồng,
tài sản thế chấp là một ngôi nhà và 01 lô đất trị giá 130 triệu đồng, lô đất này
Trang: 4



chưa có trích lục nhưng có đầy đủ các giấy tờ chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ
thuộc quyền sở hữu của ông Hựng (Do ông Nguy?n van H?i là bố đẻ của ông
Hựng cho con trai).
- Ngày 10 tháng 7 năm 1999 (khế ước số 10, ngày 10/05/2004 kèm theo phụ
lục hợp đồng) Kho bạc Nhà nước Huyện X cho ông Bùi Văn Cách vay lần thứ
hai, số tiền 70 triệu đồng. Tài sản thế chấp là một xe tải cũ, được phòng Pháp
chế Huyện X công chứng xác nhận trị giá 130 triệu đồng cao hơn nhiều so với
giá trị thực.
Đến tháng 3 năm 2000, cơ sở sản xuất đồ mộc dân dụng của ông Bùi Văn
Cách vỡ nợ, ngừng hoạt động do làm ăn thua lỗ. Qua kiểm tra việc sử dụng vốn
vay giải quyết việc làm của ông Bùi Văn Cách cho thấy: tổng số tiền vay 170
triệu đồng phần lớn ông Cách dùng để trả tiền vay của Ngân hàng Nông nghiệp
huyện là 100 triệu đồng, phần còn lại trả nợ cũ về mua vật liệu và trả tiền công
cho thợ.
Theo cán bộ tín dụng Kho bạc huyện X cho biết, trong ghi chép tình hình sử
dụng vốn vay ở cơ sản xuất đồ mộc của ông Bùi Văn Cách có một số nội dung
sau:
-

Ngày 10/6/1999 trả Ngân hàng Nông nghiệp huyện: 75.000.000đ

-

Ngày 10/08/1999 trả Ngân hàng Nông nghiệp huyện: 25.000.000đ

-

Ngày 01/08/1999 trả nợ cũ về mua vật liệu


40.000.000đ

Ngày 10/3/2000 (trước thời hạn trả nợ 2 tháng) cán bộ tín dụng Kho bạc Nhà
nước huyện X phối hợp với cán bộ phòng Lao động Thương binh Xã hội huyện
X đến cơ sở sản xuất đồ mộc của Ông Cách kiểm tra tình hình, thấy cơ sở sản
xuất đã bỏ không, lao động làm việc không có, cơ sở đã ngừng sản xuất.
Trước tình hình trên, KBNN huyện X đã báo cáo KBNN Thanh Hoá và gửi
thông báo thu nợ cho ông Cách vào ngày 11/3/2000 vì lý do cơ sở đã không còn
hoạt động, vốn vay không được sử dụng đúng mục đích nên Kho bạc quyết định
thu nợ trước hạn.

Trang: 5


Khi đến thời hạn trả nợ (10/05/2000), sau 2 ngay vẫn không thấy ông Cách
đến Kho bạc để trả nợ, ngày 13/05/2000, KBNN huyện X đến gặp ông Cách để
thu hồi nợ. Ông Cách cho biết dự án ngừng sản xuất từ tháng 3/2000 do không
tiêu thụ được sản phẩm và thiếu vốn sản xuất nên chuyển sang hợp đồng vận tải
hàng hoá và chưa có tiền trả nợ. KBNN huyện X đã thông báo cho ông Cách
biết và ghi rõ trong biên bản kiểm tra: ".... nếu chủ dự án không hoàn trả vốn, thì
KBNN sẽ chuyển hồ sơ sang cơ quan pháp luật để giải quyết".
Từ tháng 5 năm 2000 Kho Bạc Nhà nước huyện X đã phối hợp với Phòng
lao động Thương binh Xã hội huyện liên tục đến gặp ông Cách để đôn đốc thu
hồi nợ, song đến tháng 5 năm 2001 ông Cách vẫn chưa hề trả được một đồng
vốn nào.
Trước tình hình món vay của ông Cách đã quá hạn 12 tháng, KBNN huyện
X bắt buộc phải chuyển hồ sơ vay vốn của ông Cách đến toà án kinh tế tỉnh
Thanh Hoá để giải quyết (Công văn đề nghị số 15-KBTH/KH_TD ngày
11/5/2001).
Qua quá trình thụ lý hố sơ vay vốn của ông Cách, toà án kinh tế tỉnh

Thanh hoá đã triệu tập:
 Nguyên đơn: Ông: Trịnh Văn A - Giám đốc KBNN huyện X .
 Bị đơn: Ông Bùi Văn Cách.
Để tiến hành hoà giải, Toà án đã tiến hành lập biên bản hoà giải với nội dung
cụ thể:
+ ý kiến Kho bạc Nhà nước huyện X.
Yêu cầu ông Cách phải thanh toán ngay toàn bộ số tiền vốn đã vay cả gốc và
lãi như đã cam kết và phải chịu phạt lãi xuất quá hạn theo quy định kể từ ngày
chuyển sang nợ quá hạn. Trường hợp khó khăn không trả được nợ thì đề nghị
toà án tổ chức xét xử và xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ cho Nhà nước. Ông
Cách phải chịu toàn bộ án phí do lỗi của ông gây ra.

Trang: 6


+ ý kiến của ông Cách:
Nhất trí với ý kiến của KBNN huyện X đã nêu, nhưng đề nghị toà giải quyết
theo thủ tục hoà giải và ấn định thời gian cụ thể để cá nhân lo tiền trả nợ. Vì hiện
nay điều kiện gia đình gặp nhiều khó khăn, làm ăn bị thua lỗ, tôi xác định phải
bán nhà và các tài sản khác để có tiền trả nợ cho Kho bạc. Việc bán nhà (nếu có
người mua) đề nghị Kho bạc tạo điều kiện giúp đỡ bằng cách giao tay ba, Kho
bạc cử cán bộ đứng ra nhận tiền và giao hồ sơ đất cho người mua.
Kho bạc Nhà nước huyện X đồng ý với việc bán nhà tay ba như ông Cách
đề nghị.
+ Các đương sự cam kết:
- Ông Cách có trách nhiệm thanh toán trả cho KBNN huyện X toàn bộ số
nợ gốc cộng lãi như đã cam kết và phải chịu lãi xuất quá hạn kể từ ngày
10/05/2000 đến thời điểm trả (tiền lãi trong hạn, quá hạn sẽ được tính toán cụ
thể vào từng thời điểm).
- Số tiền trả từng đợt và thời hạn trả được ấn định như sau: (trong đó có cả

gốc và lãi quá hạn.)

Ngày 10/8/2001 trả nợ 30 triệu đồng.

Ngày 10/9/2001 trả nợ 30 triệu đồng.

Ngày 10/11/2001 trả nợ 20 triệu đồng.

Số tiền còn lại sẽ thanh toán vào tháng 12/2001 đến tháng
01/2002 (nếu có bán nhà) cũng không quá ngày 01/3/2002.
Căn cứ biên bản hoà giải, Toà án có quyết định số 115/QĐ/TA ngày
20/7/2001 công nhận sự thoả thuận của các đương sự với nội dung cụ thể như
sau:
Ông Cách có trách nhiệm thanh toán trả cho KBNN huyện X toàn bộ số tiền
gốc, tiền lãi đã cam kết tại khế ước số 10 ngày 10/05/1999 và chịu lãi xuất quá
hạn (tính từ ngày 10/5/2000 đối với món vay 100 triệu đồng và lãi xuất quá hạn
từ ngày 10/07/2000 đối với món vay 70 triệu đồng) đến nay theo thông tư số
03/LB-TC- TBXH-KHĐT ngày 03/02/1996 của Liên bộ: Tài chính- Thương

Trang: 7


binh Xã hội- Kế hoạch đầu tư và quyết định số 1103/QĐ-TC ngày 2/12/1996 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Đến ngày 02/03/2002 ông Cách đã thực hiện quyết định của toà án như sau:



Ngày 10/8/2001 trả 20 triệu đồng tiền gốc.
Ngày 10/9/2001 trả nợ 25 triệu đồng. (Từ tiền bán chiếc xe

tải)



Ngày 10/11/2001 trả nợ 10 triệu đồng.

(Số tiền lãi trong hạn và quá hạn của 55 triệu tiền gốc đã được ông Cách
trả đủ vào các ngày thanh toán trên)
Số tiền gốc còn nợ lại : 115.000.000 đồng.
Như vậy ông Cách đã không thực hiện đúng quyết định của Toà án. Trước
tình hình đó, KBNN huyện X đã làm công văn số 41 ngày 03/3/2002 gửi phòng
thi hành án huyện huyện X đề nghị phát mãi tài sản thế chấp nhà và đất của ông
Cách để thu hồi nợ cho Nhà nước.
Ngày 05/5/2002, phòng thi hành án huyện huyện X đã ra quyết định số
52/THA đối với ông Bùi Văn Cách. Ngày 07/5/2002 phòng thi hành án cùng
KBNN huyện X đến nhà ông Cách thì mới rõ: Chủ mới của ngôi nhà này là ông
Hoàng Tiến Đạt. Ông Đạt cho biết ông Cách đã bán ngôi nhà này cho ông từ
cách đó hơn một tháng, ông Đạt đã chuyển về ngôi nhà này từ ngày 05/04/2002.
Về thủ tục mua nhà và đất của ông Đạt có: Đơn xin bán nhà do ông Cách và vợ
là bà Cầm Nguyệt Anh viết giấy bán, cùng với giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất mang tên ông Cách giao cho, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên
ông Cách được cấp ngày 21/11/1999. Gia đình ông Đạt chưa làm thủ tục đăng
ký nhà và chuyển quyền sử dụng đất với chính quyền địa phương.
Ông Đạt cho biết gia đình ông Cách đã mượn một ngôi nhà nhỏ của ông chú
họ nằm trên địa bàn xã Cẩm Phong để ở, việc vay nợ của ông Cách với Kho bạc
ông Đạt không hề hay biết.
Phòng Thi hành án Huyện huyện X cùng với lãnh đạo KBNN huyện X đến
gặp ông Cách ở nơi ở mới, yêu cầu ông Cách phải trả ngay số tiền còn nợ cho
Trang: 8



Kho bạc, ông Cách hứa hôm sau sẽ đến Kho bạc trả nợ nhưng không thấy. Hai
ngày sau cán bộ phòng thi hành án cùng cán bộ Kho bạc đến tìm thì ông Cách
không còn ở đấy nữa, hỏi gia đình ông chú họ và chính quyền sở tại, cũng không
rõ gia đình ông Cách chuyển đi đâu và đi vào lúc nào.
Như vậy việc phát mại tài sản nhà và quyền sử dụng đất ông Cách đang thế
chấp tại Kho bạc nhà nước huyện X gặp rất nhiều khó khăn.

Phần thứ hai
Phân tích xử lý tình huống
Sự việc nêu trên liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, đơn vị
tham gia vào quá trình xây dựng, thẩm định dự án và tổ chức cho vay, thu nợ
cũng như về cơ chế đối với các khoản cho vay từ quỹ Quốc gia giải quyết việc
làm. Nhưng vấn đề khi giải quyết dự án này thì:
Thứ nhất: Về mục tiêu đề ra đó là phải làm thế nào đó trên cơ sở pháp luật
để có thể thu hồi vốn, giảm thất thoát cho Nhà nước mà không ảnh hưởng đến
chính sách về giải quyết công ăn việc làm của Nhà nước, từ đó rút ra bài học
kinh nghiệm trong việc cấp vốn, giải ngân cũng như việc quản lý quỹ quốc gia
giải quyết việc làm, đồng thời có những phương án phù hợp để tạo công ăn việc
làm cho người lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế.
Thứ hai: Về cơ sở của vấn đề
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước Pháp quyền của
dân, do dân và vì dân, vì vậy lợi ích phải phục vụ lợi ích của nhân dân. Các cơ
quan hành chính Nhà nước được giao trách nhiệm phải bằng các hoạt động quản
lý hành chính Nhà nước để tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực
pháp luật Nhà nước đối với các quá trình của xã hội và hành vi hoạt động của
con người để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
ở đây ta có thể xét trên các góc độ:
Trang: 9



Một là: Trong công tác xây dựng DA, thẩm định dự án, ra quyết định cho vay:
Đoàn Thanh niên là tổ chức được tiếp nhận và trực tiếp quản lý nguồn vốn
từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm. Tại điểm 2 mục 1, Thông tư số 10/TTLBB ngày 24/7/1992 của Liên Bộ luật Động- Thương binh và xã hội- Bộ Tài
Chính- Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước "hướng dẫn về chính sách cho vay vốn đối
với các dự án nhỏ giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120/HĐBT ngày
11/04/1992 của Hội đồng Bộ trưởng" quy định:
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cơ quan Trung
ương các đoàn thể, tổ chức quần chúng, hội nghề nghiệp có các nhiệm vụ sau:
- Hướng dẫn các đối tượng trực tiếp thuộc xây dựng dự án theo đúng quy
định đã nêu.
- Tổ chức kiểm tra thẩm định, sắp xếp thứ tự ưu tiên cho vay vốn theo
nguyên tắc đảm bảo đúng mục tiêu, đối tượng, đủ điều kiện thực thi và có khả
năng hoàn trả vốn vay để bảo toàn vốn cho Quỹ quốc gia giải quyết việc làm.
Theo quy định này, trách nhiệm của Đoàn Thanh niên rất lớn, là một đầu
mối quyết định cho vay và đầu mối kiểm tra, thẩm định để bảo đảm điều kiện
khả thi, đảm bảo hoàn trả vốn vay đúng kỳ hạn.
Hai là: Về tổ chức cho vay, thu nợ:
Theo thể lệ cho vay giải quyết việc làm của Bộ Tài chính (Quyết định 48
ngày 11/5/1999) và hướng dẫn số 385 KB/KH ngày 11/5/1999 cho vay Quĩ quốc
gia hỗ trợ việc làm của Kho bạc Nhà nước thì KBNN huyện X đã có các vi
phạm:
- Khi giải quyết cho vay lần sau không kiểm tra việc sử dụng vốn vay lần
trước. Vốn vay lần trước ông Cách dùng để trả nợ vay Ngân hàng không đưa
vào sản xuất nhưng vẫn giải quyết cho vay lần 2.
- Về tài sản thế chấp: tài sản thế chấp của ông Cách có loại không đúng giá
trị nhưng vẫn chấp nhận giải quyết cho vay.

Trang: 10



- Về kiểm tra và xử lý: Tại điểm 2-mục 1, công văn số 1360TC/KBNN ngày
27/7/1992 của Bộ Tài Chính về Thể lệ cho vay bằng nguồn vốn từ quỹ Quốc gia
về giải quyết việc làm quy định: "Kho bạc Nhà nước chỉ cho vay theo các dự án
được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi nguồn vốn đã nhận được để
cho vay. Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát trước, trong và
sau khi cho vay vốn đến từng đối tượng vay vốn nhằm đảm bảo thu hồi đầy đủ
cả vốn và lãi tiền cho vay".
Công văn số 201 KB/ĐT ngày 23/3/95 của Cục Kho bạc Nhà nước (nay là
Kho bạc Nhà nước) về việc "Hướng dẫn cho vay tài trợ các dự án nhỏ giải quyết
việc làm" cũng quy định rõ: "Các đối tượng vay vốn giải quyết việc làm phải
chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Kho bạc kho bạc Nhà nước về việc vay vốn từ
khi nhận tiền vay đến khi trả hết nợ. Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra
trước, trong và sau khi cho vay vốn đảm bảo an toàn và phát huy hiệu quả vốn
vay.
+ Kiểm tra trước: Kho bạc Nhà nước xem xét các điều kiện vay vốn và làm
thủ tục thế chấp, bảo lãnh vốn vay.
+ Trong quá trình cho vay: Kho bạc Nhà nước kiểm tra mục đích sử dụng
vốn vay, số lao động thực tế thu hút theo dự án, giá trị vật tư, thiết bị, cây con
tương đương làm đảm bảo, kiểm tra tài sản thế chấp, bảo lãnh nợ vay Kho bạc
Nhà nước.
+ Kiểm tra sau khi cho vay: Kho bạc Nhà nước kiểm tra mục đích và hiệu
quả sử dụng vốn vay để đảm bảo thu hồi vốn, khả năng tiếp tục duy trì và mở
rộng sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn bổ sung và giải quyết những tồn tại,
vướng mắc của chủ dự án".
Thứ ba: Phân tích xử lý tình huống
Về công tác xây dựng DA, thẩm định dự án, ra quyết định cho vay:
Trong trường hợp dự án của ông Bùi Văn Cách việc kiểm tra thẩm định của
Đoàn Thanh niên (thông qua tỉnh Đoàn) không chính xác, không đúng với thực
trạng hoạt động của cơ sở sản xuất. Như vậy có thể nói ngay từ khi xây dựng, dự

án đã thiếu tính khả thi. Việc thẩm định khi xây dựng dự án của Đoàn Thanh
Trang: 11


niên chỉ mang tính hình thức, chưa phản ánh đúng thực trạng của cơ sở sản xuất,
chưa xét đến khả năng huy động lao động. Thực chất chủ dự án chỉ tìm cách vay
vốn của Kho bạc Nhà nước để trả nợ Ngân hàng chứ không phải để mở rộng sản
xuất, huy động thêm lao động như mục tiêu của dự án.
Thực tế cho thấy, các tổ chức quản lý, hội nghề nghiệp ở các địa phương đều
có tâm lý muốn "kéo" nguồn vốn vay từ quỹ Quốc gia giải quyết việc làm về
cho tổ chức mình, địa phương mình, bất chấp tính không khả thi hoặc không
hiệu quả của dự án. Điều này gây khó khăn cho cơ quan trực tiếp cấp phát tiền
vay và thu hồi nợ là Kho bạc Nhà nước. Nếu Kho bạc Nhà nước không triển
khai cho vay sẽ bị coi là gây khó khăn cho các dự án đã được quyết định, nhưng
nếu cho vay các dự án như dự án ông Bùi Văn Cách đã nêu trên thì rõ ràng là
khả năng thu hồi nợ rất khó khăn.
Về phía tổ chức cho vay và thu nợ; Đối chiếu với trường hợp dự án của ông
Bùi Văn Cách trên đây ta thấy:
Trước khi triển khai cho vay, Kho bạc Nhà nước huyện X đã tiến hành thẩm
định, kết quả thẩm định cho thấy tính khả thi của dự án kém, khả năng thu hồi
vốn khó khăn, do đó cán bộ tín dụng kiến nghị không cho vay là hoàn toàn hợp
lý (mặc dù quyết định cho vay đã có và nguồn vốn đã được chuyển về). Việc
Giám đốc Kho bạc Nhà nước huyện X tự quyết định cho vay đối với dự án của
ông Bùi Văn Cách cả hai lần đều không đúng, vì những lý do cơ bản sau đây:
* Lần cho vay thứ nhất, khi cán bộ tín dụng kết luận dự án không có tính khả
thi, không thể cho vay, chỉ vì do áp lực bên ngoài mà Giám đốc tự quyết định
cho vay là không đúng.
* Lần cho vay thứ hai, Giám đốc quyết định cho vay khi không kiểm tra
tình hình sử dụng vốn vay lần đầu, vì sau lần vay thứ nhất hầu như toàn bộ số
tiền vay đã được dùng để trả nợ Ngân hàng nông nghiệp huyện. Như vậy việc

quyết định cho vay tiếp 70 triệu đồng là không đúng mục đích vay.
Hậu quả của các quyết định sai trái trên đây là chỉ sau 10 tháng dự án đã
ngừng hoạt động và không có khả năng trả nợ vay cho Nhà nước.

Trang: 12


Trách nhiệm này chủ yếu thuộc về ông Giám đốc Kho bạc Nhà nước huyện
X, phần nào thuộc về Kho bạc Nhà nước tỉnh thiếu kiểm tra, chỉ đạo Kho bạc
Nhà nước cấp dưới trong việc thực hiện nhiệm vụ.
Tuy nhiên, như đã nói ở phần trên, Kho bạc Nhà nước chỉ làm công tác cho
vay, thu nợ, trong khi đó quyết định cho vay, thẩm định dự án lại thuộc thẩm
quyền của các cơ quan khác. Vì vậy, Kho bạc Nhà nước ở vào thế bị động,
không đủ quyền quyết định đối với những trường hợp các dự án tính khả thi
thấp, sử dụng vốn không đúng mục đích, không hiệu quả v.v… Nếu Kho bạc
Nhà nước ở địa phương chỉ thực hiện đúng theo quy định của ngành và của Nhà
nước thì trong một số trường hợp sẽ không tránh khỏi mâu thuẫn với quyết định
của các ngành, các địa phương, triển khai chậm các dự án cho vay hoặc gây ách
tắc trong công tác cho vay giải quyết việc làm.
Về phía Ông Bùi Văn Cách: Giấy tờ về nhà và giấy tờ gốc về việc sử dụng
đất của ông Cách đang cầm cố tại KBNN huyện X để thế chấp cho khoản vay
100 triệu đồng. Trong khi đó ông Cách lại cố tình bán nhà và đất cho ông Đạt.
Có phải ông Cách cố tình làm trái pháp luật hay dựa vào một kẽ hở nào đó để
làm trái pháp luật? Sở dĩ ông Cách bán nhà và đất ở của mình cho ông Đạt được
vì ông có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bìa đỏ) mang tên mình. Khi thế
chấp đất với Kho bạc Nhà nước huyện X để vay vốn, do chính quyền địa
phương chưa triển khai công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên
ông Cách chỉ có chỉ có giấy tờ gốc là bố để lại cho con (đã được cấp có thẩm
quyền cho phép). ông Cách nộp giấy tờ gốc cho KBNN huyện X ngày
10/05/1999 thì đến ngày 21/11/1999 không rõ tại sao ông Cách lại được cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất? Như vậy là việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất ở địa phương chưa được quản lý chặt chẽ, còn có sự buông lỏng trong
quản lý. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở địa phương còn tiến
hành chậm, còn nhiều các hộ gia đình chưa được cấp bìa đỏ, vẫn sử dụng giấy tờ
gốc về mua, bán, cho đất phát sinh từ những năm trước, chính quyền địa phương
thực hiện không chặt chẽ việc cấp giấy theo địa bàn, chưa có thông báo trên
thông tin đại chúng để các cơ quan chức năng có liên quan khi đầu tư vốn biết
để kịp thời xử lý các tình huống.
Trang: 13


Thứ tư: Phương án – biện pháp xử lý tình huống:
Qua sự việc và những phân tích trên đây cho thấy dự án vay vốn của ông
Bùi Văn Cách không có khả năng trả nợ vốn vay do làm ăn thua lỗ, sử dụng vốn
vay sai mục đích, không có hiệu quả, tiền vốn Nhà nước bị thất thoát.
Vậy trách nhiệm thuộc về những cơ quan và cá nhân nào?
- Trước hết, Đoàn Thanh niên - cơ quan thẩm định và quyết định cho vay đối
với dự án phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, khách quan trong việc kiểm
tra thẩm định và quyết định của mình như đã phân tích ở trên.
- Kho bạc Nhà nước huyện X, cơ quan thực hiện cho vay, thu nợ mà trực
tiếp là ông Giám đốc phải chịu trách nhiệm về mặt thực hiện thể lệ cho vay chưa
nghiêm túc, thiếu chặt chẽ. Mặc dù đã kiểm tra nhận thấy dự án thiếu tính khả
thi, tài sản thế chấp có loại không đúng giá trị thực nhưng vẫn cho vay và sau
khi cho vay thiếu kiểm tra việc sử dụng vốn vay.
- Cá nhân chủ dự án Bùi Văn Cách phải chịu trách nhiệm về hành vi, thủ
đoạn lừa đảo các cơ quan Nhà nước để vay vốn sử dụng sai mục đích, làm thất
thoát tiền của Nhà nước
Từ những phân tích trên, đề xuất các phương án xử lý như sau:
Phương án 1:
Báo cáo các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đề nghị các cơ quan Nhà

nước phối hợp bắt ông Cách để ông Cách phải có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và
lãi số tiền còn nợ đọng. Việc ông Cách bán nhà cho ông Đạt là đúng quy định,
nên ông Đạt được quyền thực hiện việc việc chuyển quyển sử dụng đất và sở
hữu tài sản trên đất. Lý do là: Hồ sơ mua bán nhà bao gồm có đơn và chữ ký của
cả hai vợ chồng ông Cách, giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất (bìa đỏ) mang
tên ông Bùi Văn Cách là hợp pháp.

Phương án 2:
Trang: 14


Thực hiện quyết định thi hành án, phát mại tài sản nhà và đất của ông Cách
như ông Cách đã cam kết thế chấp vay vốn với Kho bạc nhà nước huyện X để
thu hồi vốn vay của ông Cách trả cho nhà nước.
Phân tích phương án 1.
Việc ông Cách bán nhà cho ông Đạt nếu coi là đúng quy định thì ông Đạt
được làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất. Kho bạc Nhà nước phải giao quyết
định cấp phép xây dựng nhà của ông Cách cho ông Đạt để ông Đạt đăng ký
quyền sở hữu nhà. Như vậy tài sản nhà và đất thuộc về ông Đạt vì ông Đạt có
được giấy bán nhà và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ông Cách giao cho,
ông Đạt đã trả hết tiền mua nhà cho ông Cách. Nhưng Khi KBNN huyện X làm
việc với Chủ tịch UBND Xã Cẩm Ngọc thì UBND Xã Cẩm Ngọc trả lời hoàn
toàn không biết việc bán nhà của ông Cách, như vậy việc bán nhà của ông Cách
cho ông Đạt mới chỉ dừng ở mức là hai bên thoả thuận mua bán với nhau mà
chưa qua các cấp chính quyền làm thủ tục mua bán là chưa hợp pháp. Giả sử
nếu thực hiện phương án 1, thì quyết định thi hành án không thực hiện được,
không phát mãi được tài sản ông Cách đang thế chấp với KBNN huyện X, dẫn
đến không thu hồi được nợ của ông Cách để trả cho nhà nước. Nhà nước mất đi
một khoản tiền ngân sách từ nguồn vốn vay giải quyết việc làm. Quan hệ tín
dụng của ông Cách với KBNN huyện X chưa được giải quyết. Dư luận xã hội

giảm lòng tin về nền hành chính của nhà nước một khi cơ quan chức năng không
thực thi được nhiệm vụ.
Phân tích phương án 2.
Phát mãi tài sản nhà và đất của ông Cách để thu hồi nợ vay của ông Cách
hoàn trả cho Nhà nước. Như vậy quan hệ tín dụng của ông Cách với KBNN
huyện X mới được giải quyết dứt điểm. Dư luận xã hội đồng tình vì việc mua
nhà của ông Đạt là chưa hợp pháp. Đây là biện pháp có tính răn đe đối với các
dự án khác cố tình dây dưa không trả nợ cho Nhà nước (vì món vay có lãi xuất
ưu đãi 0,6%/ tháng, có phạt lãi suất quá hạn 1,2%/ tháng thì cũng mới tương
đương với lãi suất vay của các Ngân hàng thương mại lúc đó) và cũng là một

Trang: 15


biện pháp đối với ông Cách cho dù có dùng các tài sản bán cho ông Đạt để thi
hành pháp luật về những cam kết của ông Cách với KBNN.
Nhà đất ông Đạt đang ở là có tranh chấp vì toàn bộ hồ sơ gốc ông Cách đang
thế chấp ở KBNN huyện X để vay tiền Nhà nước. Thực hiện khoản 3 điều 30
của luật đất đai đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
khoá IX thông qua ngày 14/7/1993 quy định thì trong trường hợp này là không
được chuyển quyền sử dụng đất vì đang có tranh chấp.
Nhà ông Đạt đang ở có tranh chấp, vì ông Cách đã giao cho Kho bạc Nhà
nước huyện X cầm cố quyết định cấp giấy phép làm nhà để thế chấp nên ông
Đạt phải chuyển đi nơi ở mới.
Từ những phân tích của mỗi phương án trên đây, với góc độ là người quản lý
tôi đề xuất giải quyết theo phương án 2 với các những lý do sau đây:
Một là: Nhà và đất ông Đạt đang ở chưa được pháp luật công nhận là tài sản
của mình, bởi vì ông Đạt không thể làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất và sở
hữu sang tên mình với lý do sau:
+ Theo Luật đất đai do Quốc hội Khoá IX kỳ họp thứ 3 thông qua ngày

14/7/1993 quy định thì đất ông Đạt đang ở là có tranh chấp nên không thể
chuyển quyền sử dụng đất sang tên ông Đạt được.
+ Nhà ông Đạt đang ở đã được ông Cách giao cho KBNN huyện X cầm cố
quyết định cấp phép làm nhà để thế chấp, giá trị tài sản trong quan hệ vay vốn
tín dụng KBNN (ông Đạt không có quyết định cấp phép làm nhà của ông Cách
giao cho trong quan hệ mua nhà). Theo qui định của pháp luật về quyền sở hữu
nhà ở và quyền sử dụng đất đai thì: Mọi trường hợp có tranh chấp thì việc cấp
giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở chỉ được xem xét
khi đã giải quyết xong tranh chấp theo pháp luật.
Hai là: Ông Đạt mua nhà ở và đất nhưng không thực hiện các quy định sau:
Điều 8 Nghị định 60-CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở
và đất ở đã nêu trên: Nhà ở, đất ở phải được đăng ký tại phường, xã. Cũng theo
luật đất đai đã qui định về nghĩa vụ đối với người sử dụng đất ở: Nộp thuế sử

Trang: 16


dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí địa chính theo quy định của
pháp luật.
Ba là: Thực hiện phương án 2 cũng là đảm bảo cơ chế cho vay giải quyết
việc làm vì ông Cách đã đồng ý thế chấp tài sản để vay vốn KBNN (Mẫu số
2a/TD) có cam kết: "Vay KBNN số tiền 170 triệu đồng, việc thế chấp này chỉ
được thực hiện sau khi chúng tôi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với
KBNN về các khoản nợ nói trên. Khi đến hạn chúng tôi không trả hết nợ vay,
KBNN có quyền phát mại số tài sản nói trên để thu nợ và chi phí tố tụng".
Tuy nhiên khi thực hiện, để đảm bảo quyền lợi cho công dân cần phân tích
để ông Đạt thấy được và làm theo đúng pháp luật, đồng thời hướng dẫn cho ông
Đạt thực hiện quyền công dân của mình trong việc khởi kiện ông Cách để đảm
bảo quyền lợi chính đáng của mình.


Phần thứ ba
Những đề xuất kiến nghị
Thông qua phân tích cụ thể trường hợp đã nêu, dưới góc độ quản lý Nhà
nước tôi xin nêu một số kiến nghị sau đây:
1 - Các cơ quan quản lý Nhà nước cần xem xét nghiên cứu, hoàn thiện cơ
chế chính sách về cho vay giải quyết việc làm theo hướng quy định rõ ràng, cụ
thể hơn trách nhiệm của các ngành, địa phương trong việc quản lý sử dụng vốn
vay đúng mục đích, đúng đối tượng, nhằm phát huy hiệu quả tiền vốn cho vay từ
quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, theo đúng mục tiêu mà Nghị quyết 120/HĐBT
ngày 11/4/1992 đẫ đề ra.
2 - Quy định chặt chẽ, cụ thể hơn về tài sản thế chấp vay vốn từ quỹ Quốc
gia giải quyết việc làm, nhất là việc xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp chủ
dự án không hoàn trả tiền vay khi đến hạn, đảm bảo có thể thu hồi được tiền vay
khi dự án hoạt động không có hiệu quả;

Trang: 17


3 - Tăng cường sự phối hợp trách nhiệm giữa các cơ quan có chức năng
trong quản lý vốn vay và các cơ quan chức năng trong việc thu hồi các khoản nợ
vay, xử lý các khoản nợ quá hạn.
4- Cần tiếp tục tuyên truyền về luật đất đai, luật thuế sử dụng đất nông
nghiệp và hệ thống hoá các văn bản thực hiện. Đặc biệt chú trọng quyền, nghĩa
vụ, trách nhiệm của công dân trong thực hiện luật để người dân hiểu và thực
hiện đúng luật. Tránh những tình huống đáng trách xảy ra tương tự như đã nêu
trên, vừa mất tiền, mất tài sản, quyền công dân cũng bị vi phạm.
5- Đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ
gia đình. Các cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần có
văn bản cụ thể. Khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bìa đỏ) cần phải
thu các loại giấy tờ về nhà đất trước đó để thống nhất quản lý.

6- Thành lập Quỹ phòng ngừa rủi ro về cho vay giải quyết việc làm để giải
quyết các trường hợp không thể thu hồi được vốn vay.
7- Cần tăng cường pháp chế XHCN, giáo dục pháp luật và ý thức tuân thủ
pháp luật của mọi tầng lớp nhân dân
8- Cần đào tạo và đào tạo lại cán bộ các cơ quan quản lý Nhà nước, nhằm
bảo đảm người thi hành công vụ có đủ trình độ, kiến thức, năng lực hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao, không để xẩy ra những trường hợp trong thí dụ nêu
trên. Để thực hiện mục tiêu này, bên cạnh việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng,
kiểm tra nghiệp chuyên môn, các cơ quan nhà nước Nhà nước cần phối hợp với
Học viên Hành chính Quốc gia để tiếp tục có những hình thức, nội dung đào tạo
bồi dưỡng công chức Nhà nước góp phần vào việc cải cách thủ tục hành chính,
tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước và pháp chế Xã hội chủ nghĩa,

Trang: 18


Kết luận
Giải quyết việc làm là một chủ trương lớn hoàn toàn đúng đắn của Đảng và
Nhà nước ta trong thời gian trước mắt và cả về lâu dài. Sau một thời gian thực
hiện, chúng ta cần rút kinh nghiệm kịp thời để hoàn thiện cơ chế chính sách, đổi
mới phương thức quản lý nhằm làm cho chương trình ngày càng phát huy vai
trò, tác dụng to lớn hơn, tạo ra nhiều việc làm, góp phần tích cực vào công cuộc
phát triển kinh tế- xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.
Từ sự việc điển hình được nêu trên đây, sau khi nghiên cứu, phân tích tình
huống, đưa ra các phương án xử lý, từ đó đưa ra một số kiến nghị về mặt quản
lý Nhà nước, về hoàn thiện cơ chế quản lý và nâng cao hiệu quả vốn vay hỗ trợ
việc làm. Và quan trọng hơn đó là qua đây chúng ta rút ra được những bài học
quý báu trong vấn đề quản lý hành chính Nhà nước để thực thi các nhiệm vụ,
chính sách của Đảng và Nhà nước đã ban hành.
Đến nay, nguồn vốn vay giải quyết việc làm của chính phủ đã được chuyển

giao cho Ngân hàng Chính sách. Nhưng những câu chuyện về cho vay giải quyết
việc làm đã gắn bó với Kho bạc một thời vẫn còn dư âm nhiều niềm vui và cũng
không thiếu những nỗi buồn như câu chuyện vay vốn của gia đình ông Cách mà
tôi đã kể trên đây mong sao từ đó sẽ đem lại cho chúng ta những kinh nghiệm
thiết thực trong cuộc sống.
Là một cán bộ ngành Kho bạc, tôi cũng đã có thời gian trực tiếp làm cán bộ
tín dụng. Tuy nhiên với thời gian công tác trong lĩnh vực đó còn ít cũng như thời
gian nghiên cứu về kiến thức quản lý Nhà nước còn hạn chế vì vậy bài viết này
Trang: 19


có thể sẽ không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong được sự động
viên, giúp đỡ của thầy, cô giáo và đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

tài liệu tham khảo
1. Nghị quyết số 120/HĐBT ngày 11/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về chủ
trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm trong các năm tới.
2. Công văn số 369/CĐ ngày 01/7/1994 của Kho Bạc Nhà nước Trung ương
về việc thực hiện điều chỉnh lãi xuất cho vay giải quyết việc làm theo
quyết định 364.
3. Công văn số: 904/KB/ĐT ngày 13/12/1996 của Kho bạc Nhà nước Trung
ương về việc thực hiện lãi xuất cho vay giải quyết việc làm.
4. Thông tư liên bộ số: 03/TT-LB ngày 03/2/1996 liên bộ Lao độngThương binh và xã hội - Tài Chính - Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn bổ
xung và sửa đổi về chính sách cho vay đối với các dự án nhỏ giải quyết
việc làm theo nghị quyết 120/HĐBT ngày 11/4/1992 của Hội đồng trưởng
(nay là Chính phủ).
5. Công văn số: 41/CV-TD ngày 21/8/1997 của KBNN Thanh Hoá về việc
chấn chỉnh công tác tổ chức cho vay, thu nợ chương trình 120.
6. Chỉ thị 551 KB/KH-TD ngày 30/6/1997 của Tổng Giám đốc KBNN TW

về việc chấn chỉnh công tác cho vay tài trợ đối với các trương trình dự án.
7. Công văn số: 21 KB-55/KH ngày 28/8/1997 của KBNN Thanh hoá về
việc đôn đốc thu hồi vốn vay chương trình 120 quá hạn.
8. Hướng dẫn số: 80/HĐ-BCĐ ngày 24/2/1998 của UBND Tỉnh Thanh hoá
về việc hướng dẫn vay vốn Quốc gia giải quyết việc làm.
Trang: 20


9. Công văn số : 206/ CV-BCĐ ngày 25/7/2000 của Ban chỉ đạo xây dựng
dự án nhỏ về việc xin khoanh, xoá nợ vốn 120.
10.Công văn số :817 KB/KHTH ngày 14/7/2000 của KBNNTW về việc
hướng dẫn thực hiện thông tư liên tịch số 16/2000/TTLB.
11.Thông tư liên tịch số: 16/2000/TT-LT ngày 05/7/2000 của BLĐ-TB-XHBTC-BKHĐT hướng dẫn sửa đổi bổ xung một số điểm trong thông tư số:
08/1999/TT-LT.BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 15/3/1999 về hướng dẫn
giải quyết các dự án vay vốn từ quỹ Quốc gia giải quyết việc làm bị rủi ro.
12.Chỉ thị số: 206 KB/KH_TH ngày 22/3/2000 của Tổng Giám đốc KBNN
TW về việc sử lý quá hạn vốn vay quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm.
13.Quyết định số: 48/1999/QĐ-BTC ngày 11/5/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính về việc ban hành thể lệ cho vay từ quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm.
14.Quyết định số: 155/1999/QĐ-BTC ngày 14/12/1999 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính về việc điều chỉnh lãi xuất cho vay từ quỹ quốc gia hỗ trợ việc
làm.
15.Thông tư liên tịch số : 13/1999.TT-LT ngày 08/5/1999 của Bộ LĐ-TBXHBộ tài chính - Bộ kế hoạch và đầu tư hướng dẫn cho vay quỹ Quốc gia hỗ
trợ việc làm và lập quỹ giải quyết việc làm tại địa phương.
16.Thể lệ cho vay bằng nguồn vốn từ quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm số
1360TC/ KBNN ngày 27/7/1992 của Bộ Tài chính.

Trang: 21




×