Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

skkn một số kinh nghiệm tạo hứng thú học tập trong giờ học tiếng anh cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 26 trang )

I. Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế được sử dụng phổ biến rộng rãi ở hầu hết
các nước trên thế giới, Tiếng Anh đóng một vai trò không thể thiếu trong giao
tiếp hay nghiên cứu trên mọi lĩnh vực. Chính vì vậy việc dạy và học ngoại ngữ,
đặc biệt là tiếng Anh, đã và đang được nhà nước quan tâm và phát triển từ các
cấp học. Dạy học tiếng Anh tiểu học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh
những kiến thức và kỹ năng cơ bản về sử dụng ngôn ngữ để tạo tiền đề cho các
em tiếp thu và học tập tốt môn tiếng Anh ở các cấp cao hơn.
Bất kỳ môn học nào, để học sinh có thể chủ động lĩnh hội kiến thức và
vận dụng vào thực tế một cách tích cực thì người giáo viên cần phải áp dụng
những phương pháp, hình thức tổ chức cũng như các phương tiện dạy học một
cách linh hoạt, khoa học và phù hợp. Việc phát huy tính tích cực, chủ động, tạo
sự hứng thú học tập cho học sinh là một việc làm rất cần thiết, có ý nghĩa quan
trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học, đặc biệt là môn
Tiếng Anh. Qua nhiều năm giảng dạy Tiếng Anh tại trường tiểu học, tôi đã chú
ý nghiên cứu, tìm tòi, vận dụng các biện pháp mới để tạo hứng thú học tập, phát
huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn áp dụng
sáng kiến: “Một số kinh nghiệm tạo hứng thú học tập trong giờ học Tiếng Anh
cho học sinh lớp 5”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu: Đề tài đưa ra một số biện pháp, giải pháp nhằm tạo hứng thú
học tập trong giờ học Tiếng Anh cho học sinh lớp 5.
Nhiệm vụ: Đánh giá thực trạng, đưa ra một số biện pháp tạo hứng thú học
tập trong giờ học Tiếng Anh cho học sinh, từ đó giúp học sinh tích cực, chủ
động lĩnh hội và vận dụng kiến thức ngôn ngữ hiệu quả.
3. Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp nhằm tạo hứng thú học tập trong giờ học Tiếng Anh cho
học sinh lớp 5.
4. Giới hạn của đề tài
Thái độ học tập và chất lượng môn Tiếng Anh của học sinh lớp 5 trường


Tiểu học Krông Ana năm học 2017 -2018.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu;
Phương pháp điều tra;
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;
1


Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm;
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;
Phương pháp thống kê toán học.
II. Phần nội dung
1. Cơ sở lí luận
Dạy và học Tiếng Anh tiểu học nhằm cung cấp cho học sinh những kiến
thức, hiểu biết cơ bản đầu tiên về môn học, giúp cho các em bước đầu làm quen
với ngôn ngữ mới ngoài tiếng mẹ đẻ, tạo tiền đề về kiến thức, kĩ năng nghe nói
đọc viết và các hoạt động khác của môn học để các em có thể tiếp thu và học tập
tốt môn Tiếng Anh ở các cấp cao hơn.
Ngày 30/9/2008, thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 1400/QĐTtg về phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc
dân giai đoạn 2008 - 2020" gọi tắt là Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020 (Đề án
NNQG 2020). Mục tiêu của đề án là thực hiện đổi mới toàn diện việc dạy và học
ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học
ngoại ngữ mới ở các cấp học, để "đến năm 2020, đa số thanh niên Việt Nam tốt
nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc
lập, tự tin giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ,
đa văn hóa, biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam".
Để đạt được mục tiêu trên thì từ các cấp học, mỗi giáo viên ngoại ngữ
phải xác định được việc dạy học như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất,
nhắm đến đích cuối cùng của người học ngôn ngữ là khả năng giao tiếp tốt. Vì
vậy thái độ học tập của học sinh trong dạy và học môn Tiếng Anh rất quan trọng

và việc tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh là vô cùng
cần thiết.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
- Ưu điểm
Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát của Phòng Giáo dục và Đào tạo, lãnh
đạo nhà trường đã có những kế hoạch cụ thể, lâu dài trong công tác dạy và học
nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng.
Học sinh khối lớp 5 được học chương trình Tiếng Anh theo Đề án NNQG
2020 với thời lượng 4 tiết/ tuần. Chất lượng học sinh tương đối đồng đều, đa số
học sinh tích cực học hỏi và có ý thức học tập tốt.
Giáo viên dạy Tiếng Anh đạt trình độ B2 theo khung tham chiếu Châu
Âu, nhiệt tình với công việc, tận tụy giảng dạy. Không ngừng tìm tòi, vận dụng
2


các phương pháp dạy học tích cực, tạo hứng thú cho người học để giúp các em
tiếp thu bài một cách hiệu quả.
Đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện nên quan tâm hơn đến
việc học, mua sắm sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh.
- Khó khăn
Nhiều học sinh chưa coi trọng bộ môn Tiếng Anh vì nó là môn học tự
chọn nên chưa chủ động tích cực trong học tập. Chính vì vậy mà trong giờ Tiếng
Anh các em thường lơ là, không tập trung chú ý vào bài học, làm ồn trong lớp
khiến thầy cô giáo phải dành thời gian để nhắc nhở và quản lí các em.
Số học sinh trong một lớp học quá đông so với đặc thù môn học, nên
trong mỗi tiết học giáo viên không thể kiểm soát được tất cả các học sinh. Một
số học sinh tiếp thu kiến thức còn thụ động. Thiếu sự nhiệt tình, tích cực trong
các hoạt động. Chưa mạnh dạn bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân.
Lượng kiến thức từ vựng, mẫu câu và các chủ điểm ngữ pháp trong một
số bài theo chương trình mới của Bộ giáo dục đối với học sinh lớp 5 còn nhiều

và tương đối khó nên đôi khi gây cho học sinh tâm lý chán, nản. Đòi hỏi giáo
viên phải có những hoạt động sáng tạo, thú vị để lôi cuốn học sinh vào bài học.
Muốn việc dạy và học hiệu quả thì giáo viên cần phải không ngừng đổi
mới phương pháp dạy học sao cho sinh động và hiệu quả. Tuy nhiên đôi khi giáo
viên vẫn chưa linh hoạt trong việc đổi mới và vận dụng các hình thức tổ chức
dạy học phù hợp nên học sinh thỉnh thoảng cảm thấy nhàm chán.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp
Tìm ra một số biện pháp nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ
học Tiếng Anh, thay đổi thái độ học tập của học sinh để từ đó phát huy tính tích
cực, năng động và sáng tạo, tạo cho học sinh niềm say mê và yêu thích bộ môn
Tiếng Anh. Lôi cuốn học sinh tham gia và hoạt động một cách tích cực và có
hiệu quả.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
b.1. Tạo hứng thú học tập cho học sinh qua hoạt động “Warm up”
Hoạt động Warm up trong giờ dạy tiếng Anh được xem như là một hoạt
động khởi động bài học, làm nóng không khí lớp học trước khi học sinh bắt đầu
bài học mới. Một giờ học tiếng Anh sẽ thực sự hiệu quả nếu giáo viên biết cách
làm cho bài dạy trở nên sinh động, thú vị và lôi cuốn được học sinh của mình,
đặc biệt là với học sinh tiểu học. Trên thực tế, một giờ học có thực sự hiệu quả
hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và việc tạo hứng thú cho học sinh ngay
3


từ đầu tiết học là yếu tố cần thiết, để từ đó học sinh có thái độ tích cực hơn trong
các hoạt động của tiết học. Vì vậy để tạo được không khí sôi nổi, hứng thú cho
một tiết dạy thì cách "warm up" như thế nào để kích thích học sinh có nhu cầu
tìm hiểu kiến thức là vô cùng quan trọng.
Có rất nhiều cách để thực hiện hoạt động "Warm up", tùy vào điều kiện
lớp học, đối tượng học sinh mà giáo viên linh hoạt lựa chọn, thiết kế hoạt động

"Warm up" phù hợp, hiệu quả và sinh động. Qua hơn 7 năm giảng dạy tiếng
Anh ở tiểu học, tôi nhận thấy rằng việc vận dụng trò chơi ngôn ngữ vào hoạt
động Warm up là cách hiệu quả nhất để tạo hứng thú học tập cho học sinh trước
khi vào bài.
Trò chơi là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong các
giờ học của học sinh tiểu học. Trò chơi ngôn ngữ có thể làm tăng động cơ học
tập cho học sinh, góp phần không nhỏ trong việc phát huy tính tích cực, chủ
động, gây hứng thú cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh, làm cho việc học
Tiếng Anh trở nên nhẹ nhàng hơn, sinh động hơn, hấp dẫn hơn và thực tế hơn.
Các trò chơi ngôn ngữ không chỉ tạo không khí sôi nổi ngay từ đầu tiết học và
làm cho việc vào bài hấp dẫn mà còn giúp gợi nhớ kiến thức cho học sinh một
cách sâu sắc. Các trò chơi cũng rèn luyện cho các em khả năng phán đoán, sáng
tạo, rèn luyện sự phản xạ nhanh nhạy, dứt khoát, tính tự tin, tạo không khí vui
tươi, thân mật trong lớp học. Khuyến khích học sinh tự ôn luyện kiến thức ở nhà
để có thể tham gia những trò chơi thú vị trên lớp.
Một số trò chơi tôi thường sử dụng trong hoạt động “Warm up” để tạo
hứng thú học tập cho học sinh ngay từ đầu tiết học:
*Trò chơi “Slap the board”/ “Slap the pictures”/ “Slap the words” (Vỗ
bảng/ vỗ tranh/ vỗ từ)
Mục đích: Củng cố từ vựng; Rèn luyện kỹ năng nghe cho học sinh.
Chuẩn bị: Tranh ảnh hoặc các thẻ từ
Thời gian chơi: 3-5 phút
Cách chơi: Chia lớp thành 3,4 đội. Giáo viên sẽ gắn tranh hoặc thẻ từ lên
bảng, mỗi lượt chơi mỗi đội cử 1 thành viên đứng xếp hàng ngang trước bảng,
giáo viên sẽ đọc 1 từ bất kỳ trên bảng, các em nghe từ và nhanh nhẹn vỗ vào từ
hoặc hình ảnh tương ứng. Em nào vỗ đúng vào tranh/ từ sẽ nhận 1 điểm/1 lượt
cho đội của mình. Đội nào sau các lượt chơi đạt nhiều điểm hơn sẽ chiến thắng.
Ví dụ: Trò chơi này tôi có thể áp dụng ở tất cả các bài học trong sách
tiếng Anh 5 bởi vì rất dễ thiết kế, nhanh gọn và không mất nhiều thời gian của
cô trò. Tiết học sẽ được mở đầu rất sôi nổi, tạo được hứng thú học tập ngay từ

đầu cho học sinh.
4


Unit 6: How many lessons do you have today? -Tiếng Anh 5.

*Trò chơi “ Kim’s game”
Mục đích: Kiểm tra từ vựng; Rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh.
Chuẩn bị: Tranh ảnh
Thời gian chơi: 3-5 phút
Cách chơi: Chia lớp thành 3 hoặc 4 đội, giáo viên cho các em quan sát các
tranh (6-8 tranh) trong khoảng 30 giây, sau đó giáo viên giấu tranh và yêu cầu
các đội viết lại các từ ứng đã học với những bức tranh đã được quan sát trước
đó. Đội nào viết chính xác, nhanh và nhiều từ hơn là đội chiến thắng.
Ví dụ: Unit 15: What would you like to be in the future? - Tiếng Anh 5,
giáo viên thiết kế trò chơi “Kim’s game” với các hình ảnh nghề nghiệp.

5


* Trò chơi “Chinese whisper” (Rỉ tai kiểu Tàu)
Mục đích: Kiểm tra từ vựng hoặc mẫu câu; Rèn luyện kỹ năng nghe và
nói cho học sinh.
Chuẩn bị: Một số từ vựng hoặc mẫu câu cần kiểm tra
Thời gian chơi: 5-7 phút
Cách chơi:
Chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm chọn 5 em xếp thành một hàng dọc.
Giáo viên gọi 2 em đứng đầu mỗi nhóm lên trên bảng và nói thì thầm một câu
nào đó vào tai 2 bạn. Sau khi nghe rõ câu nói của giáo viên, 2 học sinh này chạy
về nhóm của mình và thì thầm vào tai bạn thứ hai, bạn này sau khi nghe được

câu nói của bạn thứ nhất thì lại thì thầm với bạn thứ 3. Và cứ như vậy cho đến
bạn cuối hàng. Bạn cuối hàng có nhiệm vụ đọc to câu mà mình đã nghe được từ
các bạn trong đội của mình. Nhóm nào đọc trước và đúng thì ghi được 1 điểm.
Nhóm nào đọc trước nhưng đọc sai thì quyền trả lời dành cho đội còn lại. Trò
chơi lại tiếp tục với những câu khác cho đến khi hết số câu mà giáo viên cần
kiểm tra hoặc hết thời gian mà giáo viên quy định thì trò chơi dừng lại.
Ví dụ: Khi bước vào dạy Lesson 3 của bất kì Unit nào trong sách tiếng
Anh lớp 5 (Ngữ âm) thì tôi đều có thể thiết kế cho học sinh chơi trò chơi”
Chinese Whisper”, để sau khi học sinh chơi xong thì giáo viên sẽ tiến hành nhận
xét từ đó giáo viên linh hoạt dẫn dắt vào bài mới.
VD: Unit 7: How do you learn English? - Tiếng Anh 5; giáo viên sẽ chuẩn
bị 1 số câu như:
How do you practice speaking?/ - I speak English every day.
How do you practice reading?/ -I read English comic book.
How do you practice writing?/ - I write emails to my friends.
Why do you learn English? / - Because I want to sing English songs.

Học sinh đang chơi trò chơi “ Chinese Whisper”
6


* Trò chơi “Mine and guess” hoặc “Charade” (Làm điệu bộ và đoán)
Mục đích: Rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh.
Chuẩn bị: Tranh ảnh, thẻ từ
Thời gian chơi: 5-7 phút
Cách chơi: Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng nhìn vào bức tranh/ thẻ từ
sau đó học sinh làm điệu bộ, hành động để cả lớp quan sát và đoán xem nội
dung của tranh/ thẻ từ. Bạn nào đoán đúng thì sẽ được giáo viên tặng 1 sticker
hoặc là một mặt cười. Tiếp tục trò chơi đến khi giáo viên yêu cầu dừng lại.
Ví dụ: Khi dạy Unit 10: When wil Sport Day be? – Tiếng Anh lớp 5; giáo

viên chuẩn bị 1 vài tranh ảnh về các môn thể thao sau đó mời học sinh lên làm
điệu bộ của các môn thể thao. Chẳng hạn khi cô giáo đưa hình ảnh/thẻ từ môn
bóng bàn, trong khi làm điệu bộ em vừa hỏi: “What am I going to do on Sport
Day?”; Các bạn ở dưới lớp quan sát và đưa ra câu trả lời: “You are going to play
table tennis.” Hoặc cô giáo hỏi: “What is she going to do on Sport Day?”; Các
bạn trả lời “She is going to play table tennis.”

* Trò chơi “Pass the ball” (Chuyền bóng)
Mục đích: Dùng để kiểm tra từ vựng; Rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh.
Chuẩn bị: Quả bóng
Thời gian chơi: 3-5 phút
Cách chơi: Học sinh ngồi hoặc đứng thành hình tròn hoặc có thể ngồi theo
vị trí của lớp học. Giáo viên sẽ bật 1 bài nhạc và học bắt đầu chuyền bóng theo
vòng/hàng. Khi nhạc dừng lại em nào đang cầm quả bóng thì phải nói một từ
trong chủ đề giáo viên yêu cầu. Nếu nói đúng thì tiếp tục chơi nếu không sẽ bị
loại và bị phạt sau khi trò chơi kết thúc. Cứ như thế cho đến khi hết bài nhạc và
7


giáo viên sẽ đưa ra hình phạt đối với các bạn chưa trả lời được như hát một bài
hát bằng tiếng Anh hoặc nhảy điệu bộ theo một bài hát.
Ví dụ: Unit 11: What’s the matter with you? – Tiếng Anh 5; tôi thiết kế
trò chơi Pass the ball. Chủ đề là các vấn đề sức khỏe thường gặp. Học sinh sẽ
lần lượt nói các từ về vấn đề sức khỏe, như: headache, cold, cough,
stomachache, earache, toothache, sore throat,…

Học sinh lớp 5C đang chơi trò chơi chuyền bóng (Pass the ball)
* Trò chơi “Challenging” (Thách đấu)
Mục đích: Ôn lại các từ vựng theo chủ điểm và rèn luyện kỹ năng nói cho
học sinh.

Chuẩn bị: Các chủ đề
Thời gian chơi: 5-7 phút
Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành 2 đội, sau đó đưa ra một chủ đề. Hai
đội hội ý trong vòng 30 giây và thách đấu với đội bạn có thể nói được bao nhiêu
từ thuộc chủ đề đó. Đội nào thách đấu nhiều số từ hơn thì được nói trước. Nếu
nói đủ và đúng số lượng từ thách đấu thì chiến thắng. Nếu nói sai 1 từ hoặc nói
ra 1 từ không thuộc chủ điểm đó hoặc nói không đủ số từ thách đấu thì sẽ thua
cuộc.
VD: Tiết học trước của Unit 9: What did you see at the zoo? - Tiếng Anh
5 học sinh được học về các con vật trong sở thú, giáo viên sẽ khởi động bài học
bằng cách cho học sinh chơi trò chơi “Challenging”. Đội nào thách đấu có thể kể
tên các con vật nhiều hơn thì đội đó chiến thắng và ngược lại.
Bên cạnh việc vận dụng trò chơi ngôn ngữ để khởi động một tiết học cho
học sinh, tôi cũng thường xuyên sử dụng các video clip bài hát vui nhộn, học
8


sinh được nghe và làm theo cử chỉ điệu bộ của bài hát. Cách khởi động này tuy
đơn giản nhưng cũng mang lại hứng thú học tập sôi nổi cho học sinh khi bước
vào tiết học. Giáo viên có thể tìm kiếm trên mạng và tải các video clip về máy,
khi cần chỉ việc mở ra và cho học sinh nghe.
Các bài hát vui nhộn mà tôi thường sử dụng trong hoạt động khởi động:
Make a circle song

Hokey Pokey shake

Head, shoulder, knee and toe

Baby shark


If you’re happy

Hello. How are you?

Tùy vào điều kiện thực tế mà giáo viên có thể lựa chọn cách khởi động
bài dạy sao cho phù hợp và hiệu quả nhất, để đem lại hứng thú học tập tốt nhất
cho học sinh.
b.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng
Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo đã
nhấn mạnh: “Công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung,
phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện tiến
tới một xã hội học tập”. Vì vậy hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
dạy học là vô cùng cần thiết, đặc biệt đối với việc dạy học môn Tiếng Anh. Để
9


dạy học Tiếng Anh có hiệu quả thì các công cụ hỗ trợ như máy tính, máy chiếu,
tranh ảnh, loa đài hay còn gọi là phương tiện nghe nhìn là những phương tiện
thiết yếu, không thể thiếu trong một giờ dạy Tiếng Anh, đó là những công cụ
đắc lực giúp giáo viên có một bài học sinh động, lôi cuốn, tạo hứng thú học tập
cho học sinh. Một bài dạy với phấn trắng bảng đen truyền thống, không có bất kì
thiết bị hỗ trợ việc nghe nhìn nào đã không còn phù hợp với việc dạy và học ở
hiện tại, khi mà công nghệ thông tin đã thực sự phát triển và là một trong những
phương tiện quan trọng trong việc giảng dạy.
Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế các bài giảng điện tử
bằng các phần mềm khác nhau như Power point, Lecture marker, Violet,
Presenter, ActivInspire,... ; tùy thuộc vào khả năng hiểu biết cách sử dụng các
phần mềm mà giáo viên có thể lựa chọn một phần mềm soạn giảng phù hợp,
hiệu quả. Trong nhiều năm giảng dạy, phần mềm soạn giảng mà tôi thường sử
dụng là Power Point và ActivInspire. Tôi thấy cả hai phần mềm tương đối dễ sử

dụng nhưng việc thiết kế bài giảng rất hiệu quả.
Power Point là phần mềm được tích hợp sẵn trong bộ Office và thường
được cài đặt sẵn trong các máy vi tính. Qua thực tế sử dụng, phần mềm này
khẳng định được ưu thế so với các phần mềm khác về hiệu ứng, cách thiết kế.
Khi sử dụng Power Point, giáo viên có thể dễ dàng chèn nội dung văn bản
(Text); chèn hình ảnh, video, âm thanh (Insert picture, movie, sound) làm cho
kênh thông tin, hình ảnh, âm thanh của bài dạy trở nên phong phú và sinh động.
Ví dụ: Bài giảng chèn văn bản, hình ảnh và âm thanh.

Bên cạnh đó, giáo viên có thể tạo các liên kết bằng Hyperlink một cách
linh hoạt, cho phép kết nối một nội dung trên một trang (slide) của giáo án đến
10


bất kì trang web, tập tin trong máy tính hay đến một slide nào trong giáo án đang
thiết kế.
Ví dụ: Bài giảng tạo liên kết bằng Hyperlink
Khi bấm vào
sẽ liên kết tới câu hỏi số 1. Khi bấm vào
liên kết về lại trang lựa chọn câu hỏi, và đồng thời câu số 1 biến mất.

thì

Ngoài ra, Power Point còn có thế mạnh giúp cho người thiết kế sử dụng
nút kích hoạt (Trigger) để bật, tắt bất kì thông tin, hình ảnh hay tư liệu nào ngay
trên slide đang trình chiếu nhằm đưa ra kết quả, cung cấp hoặc bổ sung thông
tin, hay so sánh đối chiếu đáp án của học sinh.
Ví dụ: Khi bấm vào các cụm từ thì sẽ hiện lên mũi tên tương ứng đến hình
ảnh đúng, sử dụng để đưa ra kết quả và so sánh đối chiếu đáp án của HS.


Nếu Power point là phần mềm có hiệu ứng tốt nhất thì phần mềm
ActivInspire là một phần mềm thiết kế bài giảng tương tác tốt. ActivInspire
được sử dụng kèm với bảng tương tác thông minh, là thiết bị công nghệ hiện đại
mà nhiều trường học đã và đang sử dụng trong đó có trường TH Krông Ana. Khi
sử dụng bảng tương tác, giáo viên có thể tạo cho học sinh một môi trường học
tập sinh động, ngoài khả năng sử dụng như một màn chiếu nó còn là một công
cụ mà người dạy, người học có thể tương tác vào bài học một cách chủ động. Và
phần mềm ActivInspire là phương tiện thiết kế bài giảng tương tác hiệu quả.
11


Để sử dụng phần mềm này, giáo viên có thể tải và cài đặt từ trang web
hoặc đối với
những trường học được cấp hệ thống bảng tương tác thông minh thì sẽ được
cung cấp đĩa phần mềm ActivInspire kèm theo. Phần mềm này có các giao diện
phù hợp với lứa tuổi (ActivStudio - dành cho lứa tuổi học sinh THCS, THPT và
ActivPrimary - dành cho lứa tuổi học sinh mầm non, tiểu học).

Giao diện ActivStudio

Giao diện ActivPrimary
ActivInspire có thể kết hợp và hỗ trợ tốt cho các phần mềm dạy học hiện
nay đang sử dụng trong các lớp học thông thường. Phần mềm ActivInspire có
nhiều tính năng hay, giúp GV chủ động và linh hoạt hơn trong quá trình giảng
dạy, giúp tạo thêm nhiều hoạt động cho HS một cách dễ dàng, làm khơi dậy
niềm đam mê và sáng tạo cho GV và HS.
12


Cũng như các phần mềm khác, ActivInspire cũng cho phép người thiết kế

chèn các đối tượng như văn bản, hình ảnh, âm thanh một cách dễ dàng. Đặc biệt,
các đối tượng đó có thể di chuyển đến vị trí bất kì, phóng to, thu nhỏ rất linh
hoạt. Nổi trội ở phần mềm này là các thuộc tính chứa, màn che, ẩn hiện, mực
thần kì,… làm cho bài giảng càng trở nên phong phú, kích thích sự tò mò và
ham hiểu biết của học sinh. Tùy vào nội dung của bài mà giáo viên lựa chọn
thuộc tính phù hợp để thiết kế hoặc có thể kết hợp nhiều thuộc tính vào bài để có
một bài giảng sinh động. Bên cạnh đó việc chèn âm thanh và video được lưu
trực tiếp vào trong bài giảng nên khi giáo viên coppy vào usb hay qua máy tính
khác có cài đặt ActivInspire thì tất cả âm thanh đều sử dụng bình thường, không
như khi dùng phần mềm Power point thường sẽ bị mất âm thanh và người dùng
phải cài đặt lại.
Ví dụ: Thuộc tính ẩn hiện (hidden), khi nhấp vào homework thì nội dung
hiện ra và ngược lại.

Ví dụ: Thuộc tính thùng chứa (container), học sinh kéo thả tên môn học
có trong video vào thùng chứa màu vàng, nếu đúng thì chứa nếu không sẽ trả lại.

13


Ví dụ: Thuộc tính mực thần kì (magic ink), thiết kết để soi nội dung phía
bên dưới đối tượng khác. Ở ví dụ dưới đây, giáo viên thiết kế một bài tập ôn lại
từ vựng về các môn học, ví dụ khi soi vào quyển sách Âm nhạc thì hiện ra chữ
Music, tương tự với các môn học còn lại.

b.3. Khai thác và sử dụng nguồn thông tin trên Internet
Internet là một môi trường tương tác đa phương tiện, một thư viện thông
tin khổng lồ và là một nguồn tư liệu dạy học vô cùng phong phú. Giáo viên có
thể kết hợp các trang web dạy học vào bài giảng thông qua các liên kết trực tiếp
đến trang web đó hay tải về các tư liệu nhằm phục vụ cho hoạt động giảng dạy.

Do đó, việc khai thác và sử dụng hiệu quả Internet trong hoạt động giảng dạy
nhằm nâng cao chất lượng dạy học là rất quan trọng. Khi giáo viên biết khai thác
hệ thống tư liệu thông qua mạng internet thì bài soạn giảng sẽ đạt hiệu quả cao
rất cao. Các tư liệu đó chủ yếu gồm các văn bản, âm thanh, hình ảnh, bài hát,
phim hoạt hình, … Vì mang tính trực quan nên những tư liệu này có thể kích
thích sự ham mê, hứng thú học tập, đồng thời hỗ trợ rất tốt cho hoạt động nhận
thức và tự trau dồi của người học.
Hiện nay có rất nhiều trang web có thể hỗ trợ đắc lực trong việc giảng dạy
các môn học. Với bộ môn Tiếng Anh, phải kể đến trang web www.sachmem.vn
(sách mềm). Sách mềm là sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin giúp giáo
viên có thêm công cụ hỗ trợ giảng dạy và học sinh có thêm tư liệu để ôn luyện,
học bài theo sách giáo khoa bằng sự hỗ trợ của thiết bị công nghệ như máy tính
cá nhân, máy tính bảng, điện thoại thông minh. Khi sử dụng sách mềm giáo viên
không cần đến sách giáo khoa hay sách bài tập bởi trong sách mềm đã được tích
hợp đầy đủ 2 loại sách này từ lớp 1 đến lớp 12 theo chương trình hiện hành. Chỉ
cần đăng kí các bước đơn giản thì giáo viên, học sinh hay phụ huynh đều có thể
sử dụng trang sách mềm.
14


Điểm nổi bật của sách mềm đó là hình ảnh đẹp, âm thanh rõ ràng, nội
dung trình bày khoa học. Người dùng có thể tương tác, làm bài hay kiểm tra kết
quả dễ dàng.
Tiếng Anh 5 tập 1 trong Sách mềm

Unit 1

Ngoài các bài học theo sách giáo khoa, ở sách mềm còn có thư viện đề
kiểm tra rất phong phú được thiết kế riêng theo từng kĩ năng (nghe, nói, đọc,


15


viết) bám sát mỗi bài học, mỗi học kì. Giáo viên có thể tải về, sửa đổi và sử
dụng trong việc kiểm tra thường xuyên hay kiểm tra định kỳ.

Bên cạnh việc dạy học bám sát vào nội dung của sách giáo khoa, trong
mỗi bài dạy tôi thường lồng ghép thêm các bài hát, video hội thoại, hoặc phim
hoạt hình ngắn liên quan đến bài học để làm sinh động thêm bài dạy, học sinh
rất hứng thú lắng nghe. Để có thể tìm kiếm nhanh chóng, sử dụng những video
bài hát, câu chuyện,… thì trang web “www.youtube.com” (Youtube) là một
trang web vô cùng tiện lợi và hữu ích. Ở Youtube giáo viên có thể tìm kiếm bất
kì một video nào liên qua đến bài học với thao tác rất đơn giản, mở trang web
của Youtube và gõ tên video vào ô “tìm kiếm” thì hàng loạt video sẽ xuất hiện
để giáo viên chọn lựa.
Ví dụ: Khi dạy Unit 15: What would you like to be in the future? - Tiếng
Anh 5, tôi tìm kiếm các bài hát liên quan đến nghề nghiệp (jobs) để làm phong
phú từ vựng về nghề nghiệp cho học sinh.

16


Một kênh Youtube mà tôi đã tìm kiếm, đã vận dụng và rất tâm đắc đó là
“English Singing”. Hơn 500 video về ngữ âm (phonics), từ vựng (vocabulary),
bài hát (songs), đoạn hội thoại (dialogues) và câu chuyện (stories) theo các chủ
đề khác nhau phù hợp với độ tuổi học sinh tiểu học, giáo viên có thể lựa chọn
những video phù hợp với chủ đề mình đang dạy để lồng ghép vào bài giảng thu
hút sự chú ý, hứng thú học tập của học sinh.

Ví dụ: Khi dạy Unit 10: When will Sport Day be? - Tiếng Anh 5, tôi sẽ

lồng ghép video theme 5: Sports ở kênh “English Singing” vào bài dạy. Ở theme
này sẽ bao gồm các đoạn hội thoại, các bài hát và những câu chuyện liên quan
đến chủ đề “Sport”.

Còn rất nhiều trang web hỗ trợ việc dạy Tiếng Anh nói chung và Tiếng
anh tiểu học nói riêng mà giáo viên có thể tìm kiếm và sử dụng từ Internet như:
www.tienganh123.com ;

alokiddy.com.vn ;

learnenglishkids.britishcouncil.org ;

www.english4us.edu.vn/ ;

www.activityvillage.co.uk ;

www.tienganhlachuyennho.com …
17


Mỗi trang web có những điểm nổi bật riêng, tùy vào nội dung của bài dạy
mà giáo viên chọn lựa, sử dụng nội dung các trang web một cách phù hợp,
không quá lạm dụng. Với mục đích cuối cùng là để nâng cao chất lượng dạy và
học môn Tiếng Anh.
b.3. Thúc đẩy động cơ học tập của học sinh
Động cơ học tập của học sinh được hình thành khi các em cảm thấy hứng
thú đối với môn học và thấy được sự tiến bộ của mình. Vì vậy việc thúc đẩy
động cơ học tập của học sinh có tác động rất lớn đến kết quả của hoạt động giáo
dục. Để thúc đẩy động cơ học tập môn Tiếng Anh của học sinh, đầu tiên giáo
viên phải tạo ra được môi trường học tập thân thiện giữa thầy và trò, để các em

không có cảm giác áp lực, sợ hãi việc học Tiếng Anh. Người thầy vừa là người
hướng dẫn, vừa là người bạn giúp các em thoải mái, tự tin lĩnh hội kiến thức.
Cùng với các em thực hành và khám phá nội dung bài học. Học sinh sẽ rất tự ti,
nhút nhát trong các hoạt động nếu giáo viên không khéo léo trong giao tiếp, ứng
xử. Chính vì vậy việc nhận xét học sinh trong quá trình học tập cũng ảnh hưởng
rất lớn đến việc thúc đẩy động cơ học tập của học sinh. Chắc chắn các em muốn
học với người giáo viên hòa nhã, ân cần, nhẹ nhàng nhắc nhở chỉ bảo chứ không
phải là người giáo viên hay quát nạt, trách mắng khi các em làm sai. Lời nhận
xét khéo léo trong giảng dạy sẽ đưa đến kết quả tốt và ngược lại.
Để giúp các em nhận thấy được sự tiến bộ trong học tập, giáo viên cần
phải chú ý đến tính vừa sức, không nên đưa ra những yêu cầu quá cao đối với
học sinh. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên không nên quá khắt khe với
những lỗi mà học sinh mắc phải để tránh cho các em tâm lí sợ mắc lỗi khi trả
lời. Thay vì ngắt lời khi các em để sửa lỗi, giáo viên để cho học sinh trả lời
xong, giáo viên khích lệ hay cổ vũ các em bằng những câu như: “Very good”,
“Thank you very much” or “Well done”,… Sau đó giáo viên gọi học sinh khác
nhận xét và sửa lỗi cho bạn hoặc giáo viên sửa lỗi một cách khéo léo để tránh
làm tổn thương học sinh hay khiến các em mất hứng thú luyện tập.
Bên cạnh việc tổ chức các hình thức dạy học phong phú lôi cuốn học sinh
vào những hoạt động trên lớp như hoạt động nhóm, hoạt động theo cặp đôi, hoạt
động đóng vai, … giáo viên còn phải biết khích lệ, động viên các em trong học
tập bằng những cách thức khác nhau. Tâm lý của học sinh tiểu học khá hiếu
động, các em thường khó tập trung vào việc gì trong khoảng thời gian dài, vì
vậy giáo viên cần tạo nên những tình huống để kích thích, khuyến khích các em
thi đua với nhau, giúp các em quên đi sự mệt mỏi, nhàm chán trong giờ học.
Đầu năm học, tôi thường dành ra một tiết học ở các lớp để đưa ra nội quy của

18



giờ học môn Tiếng Anh, từ đó các em sẽ ghi nhớ và thực hiện các nội quy một
cách đồng nhất và có hiệu quả.

Nội quy trong giờ học Tiếng Anh
Tiếp theo tôi sẽ chia nhóm học tập theo từng tổ và để các nhóm lựa chọn
tên của nhóm mình, các nhóm sẽ thi đua học tập với nhau trong từng tuần. Trong
các giờ học, tôi gắn tên các nhóm lên một góc bảng, theo dõi hoạt động học tập
của từng nhóm, nếu nhóm nào thực hiện tốt tôi sẽ gắn vào một sticker (miếng
dán) mặt cười hoặc ngôi sao, ngược lại tôi sẽ lấy bớt sticker đi. Cứ như vậy học
sinh hình thành được thói quen học tập theo nhóm, đoàn kết và thi đua với các
nhóm khác để đạt được nhiều sticker nhất.

Tên các nhóm được gắn lên góc bảng
19


Ngoài việc khuyến khích học sinh học tập theo nhóm, tôi còn khuyến
khích từng cá nhân học sinh khi làm bài tốt, hoàn thành bài đúng thời gian, chữ
viết đẹp gọn gàng tôi sẽ tặng cho em đó một dấu mặt cười hoặc ngôi sao vào vở
bên cạnh việc viết nhận xét, khi học sinh tích lũy đủ 10 dấu sẽ nhận được một
món quà ý nghĩa từ giáo viên như cục tẩy, bút chì, bút mực, bút màu,… Với
cách làm này, giáo viên có thể thúc đẩy động cơ học tập cho học sinh rất hiệu
quả bởi tâm lý trẻ luôn muốn được biểu dương, khen thưởng. Các em sẽ cảm
thấy rất tự hào khi được tuyên dương và nhận quà trước lớp, được bạn bè
ngưỡng mộ.

Giáo viên đóng dấu sao và mặt cười cho HS

Một số món quà mà HS được nhận khi tích lũy đủ 10 dấu
20



c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Các giải pháp nêu trên có mối quan hệ qua lại tác động lẫn nhau, hỗ trợ
nhau trong việc giảng dạy môn Tiếng Anh có hiệu quả. Việc khởi động bài học
một cách thú vị sẽ giúp cho không khí lớp học sôi nổi, học sinh có thái độ tích
cực trước khi bước vào bài mới. Thông qua bài giảng điện tử với kênh nghe nhìn
rõ ràng, phong phú sẽ giúp tạo được hứng thú học tập cho học sinh, kích thích sự
ham học hỏi, tính tò mò của các em.
Vì vậy trong dạy học Tiếng Anh, giáo viên phải linh hoạt kết hợp các giải
pháp, biện pháp một cách chặt chẽ để giúp học sinh tiếp thu nhanh và hiệu quả.
Các biện pháp phải được thực hiện đồng bộ, thường xuyên và liên tục trong các
tiết học, bên cạnh đó phải phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện thực tế của
trường, ...thì mới đạt được hiệu quả.
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi
và hiệu quả ứng dụng
Qua nhiều năm giảng dạy và áp dụng các biện pháp tạo hứng thú học tập
cho học sinh, tôi nhận thấy không khí lớp học trở nên sôi nổi, các em có thái độ
tích cực trong việc học tập môn Tiếng Anh, có hứng thú với môn học cũng như
các hoạt động của bài học. Nhiều học sinh thể hiện tốt năng lực ngoại ngữ, áp
dụng tốt kiến thức vào thực hành nghe nói một cách lưu loát.
Giáo viên đánh giá được thái độ và năng lực học tập của học sinh, từ đó
điều chỉnh các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phong phú, linh hoạt
phù hợp với tình hình thực tế về đối tượng học sinh và điều kiện cơ sở vật chất
để việc dạy và học ngoại ngữ ngày càng hiệu quả và lôi cuốn học sinh hơn.
Kết quả khảo sát thái độ và chất lượng học tập của học sinh khối lớp 5
trước khi thực hiện đề tài (Đầu HK I, NH 2017-2018)

THÁI ĐỘ
LỚP


TS
HS

5A
33
5B
34
5C
34
5D
33
Tổng 134

Hứng thú
SL
10
14
12
13
49

%
30,3
41,2
35,3
39,4
36,6

CHẤT LƯỢNG


Chưa hứng thú Hoàn thành Tốt
SL
23
20
22
20
85

%
69,7
58,8
64,7
60,6
63,4

SL
5
10
2
10
27
21

%
15,2
29,4
5,9
30,3
20,1


Hoàn thành
SL
24
21
29
22
96

%
72,7
61,8
85,3
66,7
71,6

Chưa hoàn thành
SL
4
3
3
1
11

%
12,1
8,8
8,8
3
8,2



Kết quả khảo sát thái độ và chất lượng học tập của học sinh khối lớp 5 sau
khi thực hiện đề tài (Cuối HK I, NH 2017-2018)
THÁI ĐỘ
LỚP

TS
HS

5A
33
5B
34
5C
34
5D
33
Tổng 134

Hứng thú
SL
25
28
26
28
107

%
75,8

82,4
76,5
84,8
79,9

CHẤT LƯỢNG

Chưa hứng thú
SL
8
6
8
5
27

%
24,2
17,6
23,5
15,2
20,1

Hoàn thành Tốt
SL
10
19
6
18
53


%
30,3
55,9
17,6
54,5
39,6

Hoàn thành
SL
21
14
28
15
78

%
63,6
41,2
82,4
45,5
58,2

Chưa hoàn thành
SL
2
1
0
0
3


%
6,1
2,9
0
0
2,2

Căn cứ vào bảng kháo sát trên có thể thấy các giải pháp, biện pháp tạo
hứng thú học tập cho học sinh môn Tiếng Anh có hiệu quả rõ rệt, thái độ học tập
của học sinh được cải thiện tích cực, chất lượng học tập của học sinh ngày càng
được nâng cao.
Đề tài này được thực hiện trong phạm vi khối lớp 5 của trường tiểu học
Krông Ana và đã đạt được những hiệu quả đáng kể. Ngoài ra đề tài còn có thể
áp dụng cho việc giảng dạy tiếng Anh từ khối 1 đến khối 4 của trường. Không
những áp dụng cho một năm mà giáo viên có thể bổ sung, sửa đổi đề tài và áp
dụng phù hợp, hiệu quả cho những năm học tiếp theo. Giáo viên Tiếng Anh các
trường bạn cũng có thể áp dụng đề tài một cách chắt lọc, sử dụng các phương
pháp, biện pháp phù hợp với thực tế đơn vị mình.
III. Phần kết luận, kiến nghị
1. Kết luận
Việc giảng dạy Tiếng Anh tiểu học là một công việc quan trọng, giúp cho
các em bước đầu làm quen với ngôn ngữ mới. Vì vậy việc tạo hứng thú học tập
cho học sinh trong giờ học tiếng Anh là vô cùng cần thiết. Các em có yêu thích
môn học, có cảm thấy say mê, hứng thú với môn học thì các em mới tích cực
trong các hoạt động, mới học tốt môn học.
Giáo viên phải cần phải có tâm huyết với nghề, luôn có thái độ cởi mở,
gần gũi, thân thiện, quan tâm đến từng đối tượng học sinh để các em có ấn tượng
tốt với môn học, có đủ tự tin thể hiện hết năng lực của mình. Bên cạnh đó giáo
viên cũng cần có những cách thức để khuyến khích, động viên, tạo động lực
giúp đỡ cho các em vượt qua những khó khăn trong việc học tập cũng như trong

cuộc sống.
22


Bên cạnh đó, giáo viên phải không ngừng tự học, tự rèn để nâng cao năng
lực chuyên môn, nghiệp vụ. Học hỏi từ đồng chí, đồng nghiệp, tham khảo tài
liệu về các phương pháp dạy học tích cực, các hình thức tổ chức dạy học phong
phú, và vận dụng có hiệu quả vào công tác giảng dạy.
2. Kiến nghị
- Đối với Phòng Giáo dục: Tạo điều kiện tốt nhất trong việc đầu tư cơ sở
vật chất, các thiết bị, đồ dùng dạy học.
Thường xuyên tạo điều kiện cho tất cả giáo viên Tiếng Anh tham gia các
buổi tập huấn phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá do các cấp tổ chức.
- Đối với nhà trường: Đầu tư, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, mua sắm
tranh ảnh, các loại sách tham khảo cho bộ môn Tiếng Anh.
Tạo điều kiện cho giáo viên Tiếng Anh tổ chức các câu lạc bộ, các sân
chơi nhằm giúp các em có tinh thần học tập và yêu thích môn học.
Trên đây là một số kinh nghiệm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong
giờ học Tiếng Anh mà tôi đã áp dụng trong thời gian qua. Mặc dù những biện
pháp trên tôi đã sử dụng và mang lại hiệu quả nhất định tuy nhiên cũng còn
nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô đồng nghiệp để
đề tài được hoàn chỉnh và đem lại hiệu quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Buôn trấp, ngày 09 tháng 3 năm 2018
Người viết

Hoàng Thanh Nga
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SKKN CẤP TRƯỜNG
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN

23


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SKKN CẤP HUYỆN
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN

24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT

Tên tài liệu

Tác giả

Sách Tiếng Anh 3, 4, 5

NXB Giáo dục

Primary English Language


Đại học

Teaching Methodology

Tây Nguyên

3

Techniques in Teaching Vocabulary

British Council

4

www.sachmem.vn

NXB giáo dục

5

www.youtube.com

1
2

Quyết định 1400/QĐ-TTG Về việc phê duyệt
6

Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống
giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020"


25

Bộ GD&ĐT


×