Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển cây hồng gia thanh tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THANH TUẤN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN CÂY HỒNG GIA THANH
TẠI HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thái Nguyên - năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THANH TUẤN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN CÂY HỒNG GIA THANH
TẠI HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 8 62 01 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ SỸ TRUNG

Thái Nguyên - năm 2018



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được dùng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Tuấn


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, Khoa Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các phòng ban của huyện
Phù Ninh. Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các xã Gia Thanh,
Bảo Thanh, Phù Ninh - huyện Phù Ninh đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá
trình thu thập số liệu tại địa phương.
Tôi xin bày tỏ lỏng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS. TS Lê Sỹ Trung đã
tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các đồng chí, đồng nghiệp, bè bạn và gia
đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ, động viên khích lệ tôi, đồng thời có
những ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 01 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Tuấn


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... vi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................. 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ................................................................ 3
1.1.1. Phát triển và phát triển sản xuất ........................................................................ 3
1.1.2. Các quan điểm và ý nghĩa hiệu quả kinh tế ...................................................... 4
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của phát triển hồng quả ........................................................... 7
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và phát triển cây hồng Gia Thanh ................ 8
1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................... 9
1.3. Các kết quả nghiên cứu có liên quan ................................................................. 11
1.3.1. Trên thế giới .................................................................................................... 11
1.3.2. Việt Nam ......................................................................................................... 13
1.4. Đánh giá chung về tổng quan ............................................................................. 20
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 21
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 21
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 21
2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 21
2.2.1. Điều kiện tự nhiên huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. ........................................ 21
2.2.2. Thực trạng trồng hồng Gia Thanh tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ................ 21


iv
2.2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của trồng hồng Gia Thanh tại huyện
Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. (Theo kết quả các hộ điều tra)........................................... 21
2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến trồng hồng Gia Thanh tại huyện Phù Ninh,
tỉnh Phú Thọ .............................................................................................................. 21
2.2.5. Phân tích thuận lợi khó khăn và đề xuất giải pháp phát triển cây hồng
Gia Thanh tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. .......................................................... 22
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 22
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ............................................................... 22
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 23
2.3.3. Phương pháp phân tích .................................................................................... 25
2.3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................... 26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................. 28
3.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội .............................................................................. 28
3.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................... 28
3.1.2. Khí hậu, thủy văn và sông ngòi: ..................................................................... 29
3.1.3. Tài nguyên đất ................................................................................................. 29
3.1.4. Khoáng sản, tài nguyên nước và tài nguyên sinh vật:..................................... 30
3.1.5. Nhân khẩu và lao động .................................................................................... 32
3.1.6. Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn huyện Phù Ninh........................................ 36
3.1.7. Điều kiện kinh tế của huyện Phù Ninh ........................................................... 38

3.2. Thực trạng trồng hồng Gia Thanh tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. .............. 42
3.2.1. Thực trạng sản xuất và phát triển sản xuất cây ăn quả tại huyện Phù
Ninh, tỉnh Phú Thọ .................................................................................................... 42
3.2.2. Hiện trạng trồng hồng Gia Thanh tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. ............... 44
3.2.3. Tình hình sử dụng giống, các kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, chế biến ............... 46
3.2.4. Tình hình tiêu thụ ............................................................................................ 47
3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của trồng hồng Gia Thanh tại huyện Phù
Ninh, tỉnh Phú Thọ .................................................................................................... 47
3.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế từ trồng hồng Gia Thanh ....................................... 47
3.3.2. Hiệu quả xã hội ............................................................................................... 55


v
3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến trồng hồng Gia Thanh tại huyện Phù Ninh,
tỉnh Phú Thọ .............................................................................................................. 56
3.4.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 56
3.4.2. Nhân khẩu và lao động .................................................................................... 57
3.4.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn huyện Phù Ninh........................................ 58
3.4.4. Điều kiện kinh tế của huyện Phù Ninh ........................................................... 58
3.4.5. Nhân tố kỹ thuật .............................................................................................. 58
3.4.6. Cơ chế chính sách ........................................................................................... 59
3.4.7. Thị trường........................................................................................................ 60
3.5. Phân tích thuận lợi khó khăn và đề xuất giải pháp phát triển cây hồng Gia
Thanh tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ .................................................................. 61
3.5.1. Phân tích thuận lợi, khó khăn trong sản xuất hồng Gia Thanh tại huyện
Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ ............................................................................................. 61
3.5.2. Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển trồng cây hồng Gia
Thanh tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.................................................................. 63
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 77
1. Kết luận ................................................................................................................. 77

2. Kiến nghị ............................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 79


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tại các điểm nghiên cứu ................... 22
Bảng 3.1. Tình hình đất nông - lâm - ngư nghiệp của huyện năm 2016 ................... 30
Bảng 3.2. Tình hình đất đai của huyện năm 2016..................................................... 31
Bảng 3.3. Tình hình lao động và sử dụng lao động huyện Phù Ninh năm 2014 2016 ....................................................................................................................... 34
Bảng 3.4. Dân số và mật độ dân số các xã, thị trấn trong huyện Phù Ninh năm
2016 ......................................................................................................... 35
Bảng 3.5. Thực trạng cơ sở hạ tầng của huyện Phù Ninh năm 2016 ........................ 37
Bảng 3.6. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện năm 2014 - 2016 ............... 39
Bảng 3.7. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của huyện Phù Ninh năm 2014 - 2016 ...... 40
Bảng 3.8. Diện tích cây ăn quả của huyện Phù Ninh qua các năm ........................... 43
Bảng 3.9. Diện tích, năng suất, sản lượng hồng Gia Thanh tại huyện Phù Ninh
trong các năm 2104 - 2016 ...................................................................... 45
Bảng 3.10. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra tại 3 xã đại diện huyện Phù Ninh ........ 48
Bảng 3.11. Diện tích, năng suất và sản lượng hồng tại điểm điều tra năm 2016 ...... 49
Bảng 3.12. Chi phí thời kỳ kiến thiết cơ bản (tính bình quân cho 1 ha) ................... 50
Bảng 3.13. Chi phí chăm sóc hồng ở điểm điều tra năm 2016 ................................. 51
Bảng 3.14. Chi phí chăm sóc hồng ở 3 xã điều tra năm 2016 .................................. 52
Bảng 3.15. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất hồng theo tình hình kinh tế
của hộ ở điểm điều tra năm 2016 (tính bình quân cho 1 ha) ................... 53
Bảng 3.16. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất hồng ở 3 xã điều tra năm 2016
(Tính bình quân cho 1 ha) ........................................................................ 54
Bảng 3.17. Dự kiến diện tích, năng suất, sản lượng hồng từ năm 2017 - 2020 ........ 64
Bảng 3.18. Dự kiến cơ cấu các nhóm hồng chín sớm, chính vụ và chín muộn

của huyện Phù Ninh đến năm 2020 ......................................................... 64


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hồng là một loại cây ăn trái thuộc Chi thị (Diospyros). Quả hồng sắc vàng
cam đến đỏ cam tùy theo giống, Đài hoa (calyx) thường dính với quả khi chín.
Hồng Gia Thanh có nguồn gốc ở Tiên Cát, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ,
được dân di thực về trồng tại các vườn hộ gia đình thuộc xã Gia Thanh. Cây sinh
trưởng tương đối khỏe, dạng tán cây trung bình, lá dày, hình elip rộng. Thời gian
thu hoạch quả từ trung tuần tháng 9 đến trung tuần tháng 10 dương lịch hàng
năm. Hồng Gia Thanh trên đầu có 4 cạnh hình vuông, quả dài. Khi ăn rất giòn, vị
ngọn đậm. Nếu cắt ngang có hình ngôi sao màu vàng Hồng Gia Thanh là là hồng
không hạt, có giá trị dinh dưỡng cao, với hương vị thơm ngon, được người tiêu
dùng rất ưa chuộng. Đào Thanh Vân; Ngô Xuân Bình (2003) [17]
Hiện nay trên thế giới có nhiều quốc gia trồng hồng như Nhật Bản, Trung
Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Brazin, Ý, Pháp... Ở Việt Nam, cây hồng được nhà
nước cũng như người sản xuất quan tâm, cây hồng đã và đang được trồng tại tỉnh
Bắc Kạn (hồng Bắc Kạn), tỉnh Phú Thọ (hồng Hạc Trì, hồng Gia Thanh), tỉnh
Lạng Sơn (hồng Bảo Lâm), tỉnh Yên Bái (hồng Lục Yên), tỉnh Hà Giang (hồng
Quản Bạ, hồng Yên Minh), tỉnh Hà Nam (hồng Nhân Hậu)... Đào Thanh Vân;
Ngô Xuân Bình (2003) [17]
Phù Ninh là huyện thuộc tỉnh Phú Thọ với diện tích tự nhiên là: 15.736,97
ha, trong đó đất nông nghiệp xấp xỉ 9.068,05 ha (chiếm 57,62% tổng diện tích
đất tự nhiên) là tiểu vùng có khí hậu, đất đai thích hợp với nhiều loại cây ăn quả
Á nhiệt đới như: hồng, bưởi, hồng, xoài, chuối,… trong đó hồng Gia Thanh
chiếm vị trí quan trọng. Theo điều tra nông nghiệp nông thôn năm 2016 Phù
Ninh có tổng diện tích cây hồng là 52,3 ha, tổng sản lượng 689,8 tấn, giá trị sản

xuất khoảng 11,3 tỷ đồng/năm [20]. Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ và Ủy ban
Nhân dân huyện Phù Ninh đã có các Nghị quyết, quyết định về phát triển sản
xuất cây ăn quả, trong đó có khôi phục và phát triển giống hồng Gia Thanh nhằm
đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, tận dụng lợi thế cây ăn quả đặc sản địa
phương, từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội.


2

Song thực tế cây hồng Gia Thanh cũng đang đứng trước nhiều cơ hội và
thách thức. Trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ đã có hàng loạt câu hỏi
đặt ra như hiệu quả kinh tế của sản xuất hồng Gia Thanh hiện nay ở Phù Ninh
như thế nào? Những thuận lợi, khó khăn, đối với việc phát triển cây hồng Gia
Thanh ở Phù Ninh ra sao? Những giải pháp nào nhằm phát triển cây hồng Gia
Thanh trên địa bàn huyện Phù Ninh?
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng và giải pháp phát triển cây hồng Gia Thanh trên địa bàn huyện
Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ”.
2. Mục tiêu của đề tài
Phân tích, đánh giá được thực trạng trồng hồng Gia Thanh tại huyện Phù
Ninh về: Diện tích trồng, Kỹ thuật áp dụng, năng xuất và hiệu quả kinh tế, xã hội
và các yếu tố ảnh hưởng.
Đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển cây hồng Gia Thanh, trên
cơ sở phân tích thuận lợi, khó khăn trong việc trồng hồng Gia thanh tại khu vực
nghiên cứu.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp các dẫn liệu khoa học mang tính hệ thống về kỹ thuật, năng suất
hiệu quả kinh tế, xã hội góp phần hoàn thiện cơ sở thực tiễn trong phát triển cây
hồng Gia Thanh.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Là cơ sở cho các nhà quản lý hoạch định chính sách đưa ra các Dự án, Kế
hoạch phát triển cây hồng Gia Thanh tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
Là tài liệu tham khảo cho các huyện khác có điều kiện tương tự với huyện
Phù Ninh trong phát triển cây hồng Gia Thanh.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Phát triển và phát triển sản xuất
* Phát triển:
Hiện nay xã hội tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về phát triển:
Theo từ điển Tiếng Việt phát triển là sự biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít
đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp lên cao, đơn giản đến phức tạp. Phát triển là một
quá trình, một xã hội phát triển chỉ khi xã hội đó đạt được sự thoả mãn các nhu
cầu cơ bản.[27]
Trong khi chỉ tiêu thu nhập bình quân/người thể hiện sức sản xuất của xã
hội thì quan điểm phát triển nhấn mạnh tới việc xã hội phân phối và sử dụng
những nguồn của cải đó như thế nào để thoả mãn các nhu cầu mà xã hội ấy coi là
cơ bản.
Raman Weitz cho rằng: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm
tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả
tăng trưởng trong xã hội”.[27]
Từ các quan điểm khác nhau về phát triển, chúng tôi cho rằng, phát triển có
hàm ý nghĩa rộng hơn tăng trưởng, nó thể hiện không chỉ là những thay đổi về số
lượng như tăng trưởng kinh tế mà còn gồm cả những thay đổi về chất lượng cuộc
sống con người.

* Sản xuất và phát triển sản xuất:
Sản xuất là một quá trình hoạt động có mục đích của con người để tạo ra
những sản phẩm hữu ích nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của dân cư và xã hội.
- Phát triển sản xuất bao gồm: Phát triển sản xuất theo chiều rộng và phát
triển sản xuất theo chiều sâu.
+ Phát triển sản xuất theo chiều rộng:
Tức là huy động mọi nguồn lực vào sản xuất như tăng diện tích, tăng thêm
vốn, bổ sung thêm lao động và khoa học công nghệ mới, mở mang thêm nhiều
ngành nghề, xây dựng thêm những xí nghiệp tạo ra những mặt hàng mới.[27]


4

+ Phát triển sản xuất theo chiều sâu:
Nghĩa là xác định cơ cấu đầu tư, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu loại hình hợp lý,
đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, cải tiến tổ chức
sản xuất, phân công lại lao động, sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực.[27]
Tóm lại, phát triển sản xuất cả theo chiều rộng và chiều sâu là yêu cầu của
phát triển toàn diện với mọi quốc gia, mọi nền kinh tế và doanh nghiệp, trong đó
cần chú trọng đến phát triển theo chiều sâu là điều rất cần thiết.
1.1.2. Các quan điểm và ý nghĩa hiệu quả kinh tế
* Các quan điểm về hiệu quả kinh tế
Trong doanh nghiệp hoặc nền sản xuất xã hội nói chung, người ta hay nhắc
đến “sản xuất có hiệu quả”, “sản xuất không hiệu quả” hay “sản xuất kém hiệu
quả”. Vậy hiệu quả kinh tế là gì? Xuất phát từ các góc độ nghiên cứu khác nhau,
các nhà kinh tế học đã đưa ra rất nhiều quan điểm về hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, có thể khái quát như sau:
- Hiệu quả theo quan điểm của Mác, đó là việc “tiết kiệm và phân phối một
cách hợp lý thời gian lao động sống và lao động vật hoá giữa các ngành” và đó
cũng chính là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động” hay “tăng hiệu

quả”. Mác cũng cho rằng “nâng cao năng suất lao động vượt quá nhu cầu cá
nhân của người lao động là cơ sở hết thảy mọi xã hội".[32]
- Vận dụng quan điểm của Mác, các nhà kinh tế học Xô Viết cho rằng “hiệu
quả là sự tăng trưởng kinh tế thông qua nhịp điệu tăng tổng sản phẩm xã hội
hoặc thu nhập quốc dân với tốc độ cao nhằm đáp ứng yêu cầu của quy luật kinh
tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội”.
- Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thị trường, đứng đầu là Paul A.
Samuelson và Wiliam. D. Nordhalls cho rằng, một nền kinh tế có hiệu quả, một
doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì các điểm lựa chọn đều nằm trên đường giới
hạn khả năng sản xuất của nó và “hiệu quả có ý nghĩa là không lãng phí”.
Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội “Hiệu quả sản xuất
diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hoá này mà không cắt


Luận văn đủ ở file: Luận văn full















×