Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THÀNH PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN TẠI
HUYỆN CẨM KHÊ, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THÀNH PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN TẠI
HUYỆN CẨM KHÊ, TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp

Mã số: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đinh Ngọc Lan

Thái Nguyên, năm 2018




i
MỤC LỤC
MỤC LỤC .......................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ...................................................... vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................... 4
1.1.1. Các khái niệm .......................................................................................... 4
1.1.2. Đặc trưng kinh tế hộ nông dân ................................................................ 7
1.1.3. Phân loại kinh tế hộ nông dân ................................................................. 8
1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng trong quá trình phát triển kinh tế hộ nông dân ... 9
1.1.5. Quan điểm về phát triển kinh tế hộ nông dân ....................................... 12
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................15
1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân ở các nước trên thế giới và
những bài học kinh nghiệm ............................................................................. 15
1.2.2. Tình hình và kết quả phát triển kinh tế hộ nông dân nước ta ............... 20
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 25
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 25

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 25
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................25
2.3. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................25
2.3.1. Quan điểm nghiên cứu chung ............................................................................25


ii
2.3.2. Vận dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế ...................................... 26
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 30
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Cẩm Khê - Phú Thọ ......................30
3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 30
3.1.2. Địa hình ................................................................................................. 30
3.1.3. Khí hậu, thủy văn, sông ngòi ................................................................ 31
3.1.4. Các nguồn tài nguyên ............................................................................ 32
3.1.5. Tình hình quản lý và sử dụng đất .......................................................... 35
3.1.6. Tình hình dân số và lao động ................................................................ 36
3.1.7. Tình hình về cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục ............................................ 37
3.1.8. Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn huyện ......................................... 38
3.1.9. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá xã
hội ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân ở vùng nghiên cứu ........... 39
3.2. Thực trạng sản xuất nông nghiệp huyện Cẩm Khê ...........................................40
3.2.1. Tình hình chung kinh tế hộ nông dân của huyện Cẩm Khê- Phú thọ từ
năm 2014- 2016............................................................................................... 40
3.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Cẩm khê .................. 40
3.3. Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Cẩm Khê.............................44
3.3.1. Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân ở các xã điều tra ................ 44
3.3.2. Thông tin chung về chủ hộ .................................................................... 44
3.4. Tình hình nhân khẩu và lao động của hộ nông dân ...........................................46
3.5. Nguồn lực của các hộ nông dân ..........................................................................48
3.5.1. Đất đai của các hộ nông dân ................................................................. 48

3.5.2. Phương tiện sản xuất và phương tiện sinh hoạt của các hộ nông dân .. 49
3.5.3. Nguồn vốn của các hộ nông dân ........................................................... 50
3.5.4. Lao động................................................................................................ 50
3.6. Kết quả sản xuất của hộ nông dân .......................................................................51
3.6.1. Đối với nhóm hộ giàu............................................................................ 51
3.6.2. Đối với nhóm hộ trung bình .................................................................. 53
3.6.3. Đối với nhóm hộ nghèo ......................................................................... 55
3.7. Các khoản chi phí phục vụ sinh hoạt hàng ngày của nhóm hộ ........................57
3.7.1. Đối với nhóm hộ giàu khá ..................................................................... 57


iii
3.7.2. Đối với nhóm hộ trung bình .................................................................. 57
3.7.3. Đối với nhóm hộ nghèo......................................................................... 58
3.8. Hiệu quả kinh tế của ba nhóm hộ điều tra ..........................................................58
3.9. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về hiệu quả kinh tế giữa các nhóm hộ...60
3.10. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc phát
triển kinh tế hộ nông dân tại huyện Cẩm Khê hiện nay ...........................................62
3.11. Phương hướng, mục tiêu và các giải pháp phát triển kinh tế hộ
huyện Cẩm Khê .........................................................................................................63
3.11.1. Phương hướng phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Cẩm Khê......... 63
3.11.2. Mục tiêu, chỉ tiêu................................................................................. 64
3.11.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế .............................. 66
3.11.4. Nhóm giải pháp về đất đai .................................................................. 67
3.11.5. Giải pháp về vốn ................................................................................. 68
3.11.6. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực .................................... 69
3.11.7. Nhóm giải pháp về khoa học kỹ thuật ................................................ 70
3.11.8. Nhóm giải pháp xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn......................... 72
3.11.9. Nhóm giải pháp về chính sách ............................................................ 72
3.11.10. Giải pháp về thị trường ..................................................................... 73

3.11.11. Nhóm giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân toàn diện và bền vững ........74
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ............................................................................ 75
1. Kết luận .....................................................................................................................75
2. Kiến nghị...................................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 77


iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Đất đai và tình hình sử dụng đất đai của huyện năm 2016 ............ 35
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm ...................... 36
Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội của huyện giai đoạn 2014- 2016. ... 38
Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu về kinh tế hộ nông dân của huyện qua 3 năm ....... 40
Bảng 3.5: Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp của huyện Cẩm Khê giai
đoạn 2014- 2016 .............................................................................................. 41
Bảng 3.6: Diện tích, sản lượng, năng suất của các loại cây trồng chính của
huyện Cẩm Khê năm 2016 .............................................................................. 42
Bảng 3.7: Tổng đàn gia súc gia cầm của huyện Cẩm Khê giai đoạn 20142016 ................................................................................................................. 43
Bảng 3.8: Kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc gia cầm năm 2016 ... 43
Bảng 3.9: Thông tin chung về chủ hộ ............................................................. 45
Bảng 3.10: Nhóm hộ theo chỉ tiêu phân loại hộ ở 3 xã điều tra ..................... 45
Bảng 3.11: Tình hình nhân khẩu và lao động của hộ nông dân ...................... 47
Bảng 3.12: Phân bổ đất đai của hộ nông dân điều tra năm 2016 .................... 48
Bảng 3.13: Phương tiện sản xuất và sinh hoạt chủ yếu của hộ nông dân (Tính
bình quân cho 1 hộ nông dân) ......................................................................... 49
Bảng 3.14: Vốn sản xuất bình quân của nông hộ ........................................... 50
Bảng 3.15: Chỉ tiêu về lao động và nhân khẩu của hộ nông dân điều tra ....... 51
Bảng 3.16: Sơ lược tình hình sản xuất kinh doanh của nhóm hộ giàu ........... 51
Bảng 3.17: Hiệu quả kinh tế của nhóm hộ giàu .............................................. 52
Bảng 3.18: Tình hình sản xuất kinh doanh của nhóm hộ trung bình .............. 53

Bảng 3.19: Hiệu quả kinh tế của nhóm hộ trung bình .................................... 54
Bảng 3.20: Tình hình sản xuất kinh doanh của nhóm hộ nghèo ..................... 55
Bảng 3.21: Hiệu quả kinh tế của nhóm hộ nghèo ........................................... 56
Bảng 3.22: Chi phí phục vụ sinh hoạt hàng ngày của nhóm hộ khá- giàu ..... 57
Bảng 3.23: Chi phí phục vụ sinh hoạt hàng ngày của nhóm hộ trung bình .... 57
Bảng 3.24: Chi phí phục vụ sinh hoạt hàng ngày của nhóm hộ nghèo ........... 58
Bảng 3.25: Hiệu quả kinh tế của các nhóm hộ ............................................... 58
Bảng 3.26: Ảnh hưởng của một số yếu tố đến sản xuất của hộ nông dân năm
2016 ................................................................................................................. 59


v
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.2: Biểu đồ hiệu quả kinh tế của nhóm hộ giàu .................................... 54
Hình 3.3: Biểu đồ hiệu quả kinh tế của nhóm hộ nghèo ................................. 56


vi

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
ANQP

An ninh quốc phòng
ATK
An toàn khu
BCH
Ban chấp hành
BHYT
Bảo hiểm y tế
BQ
Bình quân
CN-TTCN
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
CT/TW
Chỉ thị Trung ương
ĐVT
Đơn vị tính
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp
FAO
Quốc
GPMB
Giải phóng mặt bằng
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
GD&ĐT
Giáo dục và đào tạo
GCĐ
Giá cố định
GD&LĐXH
Giáo dục và lao động xã hội
HTX
Hợp tác xã

HĐND
Hội đồng nhân dân
KH
Kế hoạch
KCN
Khu công nghiệp
KHCN
Khoa học công nghệ
KHKT
Khoa học kỹ thuật

Lao động
MTQG
Mục tiêu quốc gia
NTM
Nông thôn mới
NN
Nông nghiệp
NK
Nhân khẩu
NLN
Nông lâm nghiệp
PTNT
Phát triển nông thôn
PTTH
Phát thanh truyền hình
SKSS/KHHGĐ
Sức khỏe sinh sản/ kế hoạch hóa gia đình
SL
Số lượng

THCS
Trung học cơ sở
TLSX
Tư liệu sản xuất
TN
Thu nhập
UBND
Ủy ban nhân dân
XDCB
Xây dựng cơ bản


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Kinh tế hộ nông dân là một hình thức tổ chức kinh tế phổ biến trong nền kinh tế
nông nghiệp của hầu khắp các nước trên thế giới. Ở các nước này, kinh tế hộ nông dân
đã được hình thành từ rất lâu và rất phát triển. Riêng ở Việt Nam, kinh tế hộ nông dân
được hình thành và phát triển khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, nền kinh tế của
nước ta từng bước được ổn định thì kinh tế hộ nông dân cũng dần được định hình.
Những năm gần đây, do cơ chế đổi mới của Nhà nước và đáp ứng nhu cầu của phát
triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế hộ nông dân đã có những
bước phát triển mới và đạt được những thành tựu quan trọng trong việc đổi mới kinh tế
nông thôn như: Tăng thêm thu nhập góp phần to lớn trong việc nâng cao mức sống của
người nông dân.
Nhưng bên cạnh đó việc phát triển kinh tế hộ nông dân còn gặp nhiều vấn đề
khó khăn như: Lao động chưa qua đào tạo còn nhiều, khai thác đất quá mức gây ô
nhiễm môi trường, phương tiện lao động thô sơ, sản phẩm nông nghiệp khó tiêu thụ,
chưa bảo quản tốt sau thu hoạch gây tổn thất rất lớn đến nông sản cũng như thu nhập
của người nông dân. Ngoài ra còn một số chính sách của nhà nước chưa được cập

nhập thường xuyên đến người dân.
Từ đó cần có những nghiên cứu cụ thể về thực trạng kinh tế hộ nông dân và có
những biện pháp giải quyết những khó khăn, những vấn đề còn tồn tại nhằm tăng hiệu
quả sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân để phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội
của từng địa phương để khai thác hiệu quả và bền vững các nguồn lực sẵn có, hình
thành một loại hình kinh tế đặc trưng trong cơ cấu kinh tế đất nước.
Cẩm Khê là một huyện miền núi của Tỉnh Phú Thọ. Với đặc điểm vị trí địa lý,
địa hình, khí hậu có phần thuận lợi- là điều kiện để phát triển kinh tế nhanh hơn, mạnh
hơn so với một số huyện khác trong tỉnh. Bên cạnh đó, huyện còn gặp phải không ít
khó khăn do nhiều nhân tố khách quan khác, do vậy cần có sự quan tâm chỉ đạo của
các cấp lãnh đạo và cả sự phấn đấu của toàn thể nhân dân trong huyện.


2
Qua tìm hiểu tình hình thực tế và nhận thức được tầm quan trọng của việc phát
triển kinh tế hộ nông dân đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của huyện cũng như sự
phát triển chung của toàn xã hội tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp
phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ” làm đề tài nghiên
cứu của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân của huyện
Cẩm Khê, và đề xuất một số giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy kinh tế hộ nông dân
huyện Cẩm Khê nhằm nâng cao đời sống cho cộng đồng nông dân trong tiến trình xây
dựng nông thôn mới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng phát triển của kinh tế hộ nông dân ở các xã điều tra.
- Phân tích được ảnh hưởng của các nguồn lực đến kết quả sản xuất của hộ nông dân.
- Phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để phát triển
kinh tế nông hộ

- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Cẩm
Khê trong những năm tới.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế hộ và những
chính sách liên quan đến phát triển kinh tế hộ trong giai đoạn hiện nay.
- Quá trình thực hiện luận văn sẽ nâng cao năng lực cũng như rèn luyện kỹ năng,
phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân mỗi học viên.
- Góp phần hoàn thiện những lý luận và phương pháp nhằm đẩy mạnh và phát
triển kinh tế hộ nông dân trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn hiện nay.
- Luận văn cũng được coi là một tài liệu tham khảo cho Trường, Khoa, các cơ
quan trong ngành và sinh viên các khóa tiếp theo.


3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của luận văn là cơ sở để các nhà quản lý, các cấp lãnh đạo tỉnh và địa
phương đưa ra các chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy kinh tế hộ nông dân phát triển,
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân tại Cẩm Khê nói riêng và người dân
nông thôn nói chung.


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm hộ nông dân
Ở nước ta, có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân. Theo nhà khoa
học Lê Đình Thắng (năm 1993) cho rằng: "Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình

thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn". Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng:
“Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm
cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn”. Còn theo nhà khoa
học Nguyễn Sinh Cúc, trong phân tích điều tra nông thôn năm 2001 cho rằng: "Hộ
nông nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường xuyên tham gia
trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm
đất, thuỷ nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật,...) và thông thường nguồn sống chính
của hộ dựa vào nông nghiệp".
Nghiên cứu những khái niệm trên đây về hộ nông dân của các tác giả và theo
nhận thức cá nhân, tôi cho rằng:
- Hộ nông dân là những hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất chính là
nông nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Ngoài hoạt động
nông nghiệp, hộ nông dân còn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp (như tiểu thủ
công nghiệp, thương mại, dịch vụ...) ở các mức độ khác nhau.
- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là một
đơn vị tiêu dùng. Như vậy, hộ nông dân không thể là một đơn vị kinh tế độc lập tuyệt
đối và toàn năng, mà còn phải phụ thuộc vào các hệ thống kinh tế lớn hơn của nền
kinh tế quốc dân. Khi trình độ phát triển lên mức cao của công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, thị trường, xã hội càng mở rộng và đi vào chiều sâu, thì các hộ nông dân càng phụ
thuộc nhiều hơn vào các hệ thống kinh tế rộng lớn không chỉ trong phạm vi một vùng,
một nước. Điều này càng có ý nghĩa đối với các hộ nông dân nước ta trong tình hình
hiện nay.


Luận văn đủ ở file: Luận văn full















×