1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------
PHẠM THẾ ANH
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG LAN TỎA CỦA ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------
PHẠM THẾ ANH
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG LAN TỎA CỦA ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển
Mã số: 62.31.05.01
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. NGUYỄN TRỌNG HOÀI
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu
thu thập và kết quả phân tích trong luận án là trung thực, và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Phạm Thế Anh
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi muốn được bày tỏ là lòng biết ơn sâu sắc nhất tới GS.TS
Nguyễn Trọng Hoài, người hướng dẫn khoa học của tôi. Nếu không có sự định hướng,
những lời nhận xét, góp ý và sự hướng dẫn tận tâm của Thầy trong quá trình nghiên
cứu thì luận án đã không thể hoàn thành. Sự động viên, giúp đỡ và dìu dắt của Thầy đã
cho tôi thêm nghị lực để vượt lên mọi khó khăn, trở ngại.
Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh nơi tôi học tập và nghiên cứu. Đặc biệt là
Thầy Nguyễn Hoàng Bảo, Thầy Phạm Khánh Nam, Cô Hoàng Thị Chỉnh, Thầy
Trương Quang Hùng, Thầy Nguyễn Hữu Dũng. Các Thầy, Cô đã đem đến cho tôi
những kiến thức và kinh nghiệm hết sức quý báu cho cuộc đời của tôi, và nhất là Thầy
Phạm Khánh Nam đã luôn giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho
tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu và Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế, Trường Đại học
Nha Trang, nơi tôi đang công tác, đã chia sẻ, động viên, và giúp đỡ để tôi hoàn thành
luận án này.
Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến vợ, con gái, mẹ, bố mẹ vợ và
các em trong gia đình, đã ủng hộ, động viên, yêu thương và chăm sóc khích lệ tôi. Đây
là những người đã luôn đồng hành, là chỗ dựa vững chắc để tôi yên tâm học tập và
hoàn thành luận án.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2017
iii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Trang
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ .....................................................................................................xi
TÓM TẮT .....................................................................................................................xii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................... 1
1.1 Bối cảnh nghiên cứu ................................................................................................. 1
1.1.1 Bối cảnh thế giới .................................................................................................... 1
1.1.2 Bối cảnh Việt Nam ................................................................................................ 4
1.2 Vấn đề nghiên cứu .................................................................................................... 8
1.3 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 10
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 11
1.5 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu ..................................................................... 12
1.5.1 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 12
1.5.2 Dữ liệu nghiên cứu .............................................................................................. 13
1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu ......................................................................................... 14
1.6.1 Ý nghĩa học thuật ................................................................................................ 14
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................. 15
1.7 Bố cục của luận án.................................................................................................. 16
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI VÀ TÁC ĐỘNG LAN TỎA .......................................................................... 17
2.1 Giới thiệu................................................................................................................. 17
2.2 Khái niệm và phân loại FDI ................................................................................. 18
2.2.1 Khái niệm FDI ..................................................................................................... 18
iv
2.2.2 Phân loại FDI ....................................................................................................... 19
2.3 Tác động lan tỏa từ FDI......................................................................................... 20
2.3.1 Khái niệm tác động lan tỏa ................................................................................. 20
2.3.2 Sự hiện diện của FDI........................................................................................... 21
2.3.3 Các kênh lan tỏa từ FDI ..................................................................................... 23
2.3.3.1 Kênh lan tỏa theo chiều ngang ........................................................................ 23
2.3.2.2 Kênh lan tỏa theo chiều dọc ............................................................................ 25
2.4 Các lý thuyết về FDI và tác động lan tỏa ............................................................. 28
2.4.1 Lý thuyết tăng trưởng ......................................................................................... 28
2.4.1.1 Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển .................................................................. 28
2.4.1.2 Lý thuyết tăng trưởng nội sinh ....................................................................... 29
2.4.2 Lý thuyết động cơ nhà đầu tư ............................................................................ 30
2.4.2.1 Lý thuyết chiết trung ....................................................................................... 30
2.4.2.2 Lý thuyết vòng đời sản phẩm .......................................................................... 31
2.4.2.3 Lý thuyết về quyền lợi thị trường ................................................................... 32
2.4.3 Lý thuyết sản xuất và tiến bộ công nghệ ........................................................... 33
2.4.4 Lý thuyết về khả năng hấp thụ .......................................................................... 36
2.4.5 Tổng hợp các nghiên cứu lý thuyết .................................................................... 37
2.5 Lược khảo các nghiên cứu trước .......................................................................... 39
2.5.1 Các nghiên cứu trước về lan tỏa công nghệ từ FDI ......................................... 39
2.5.2 Các nghiên cứu trước về lan tỏa xuất khẩu từ FDI ......................................... 50
2.6 Khung phân tích đề nghị cho nghiên cứu của luận án ....................................... 60
2.6.1 Khe hổng nghiên cứu .......................................................................................... 60
2.6.2 Khung phân tích đề nghị cho luận án ............................................................... 61
2.7 Tóm tắt chương ...................................................................................................... 63
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 64
3.1 Giới thiệu................................................................................................................. 64
3.2 Mô hình khái niệm và các giả thuyết nghiên cứu ................................................ 65
v
3.2.1 Mô hình khái niệm và các giả thuyết nghiên cứu về lan tỏa công nghệ từ FDI
........................................................................................................................................ 65
3.2.1.1 Biến mục tiêu “Năng suất” .............................................................................. 66
3.2.1.2 Sự hiện diện của FDI và tác động lan tỏa công nghệ .................................... 67
3.2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến lan tỏa công nghệ từ FDI ................................. 70
3.2.1.4 Tác động của đặc trưng doanh nghiệp và ngành đến năng suất ................. 74
3.2.2 Mô hình khái niệm và các giả thuyết nghiên cứu về lan tỏa xuất khẩu từ FDI
........................................................................................................................................ 78
3.2.2.1 Biến mục tiêu “Năng lực xuất khẩu” ............................................................. 78
3.2.2.2 Sự hiện diện của FDI và tác động lan tỏa xuất khẩu .................................... 79
3.2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến lan tỏa xuất khẩu từ FDI ................................. 82
3.2.2.4 Tác động của đặc trưng doanh nghiệp và ngành đến năng lực xuất khẩu . 86
3.3 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm đề nghị ........................................................... 91
3.3.1 Mô hình kinh tế lượng về lan tỏa công nghệ từ FDI ........................................ 91
3.3.1.1 Mô hình nghiên cứu đề nghị ............................................................................ 91
3.3.1.2 Định nghĩa các biến trong mô hình lan tỏa công nghệ ................................. 94
3.3.2 Mô hình kinh tế lượng về lan tỏa xuất khẩu từ FDI ........................................ 96
3.3.2.1 Mô hình nghiên cứu đề nghị ............................................................................ 96
3.3.2.2 Định nghĩa các biến trong mô hình lan tỏa xuất khẩu ................................. 98
3.4 Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................... 100
3.5 Kỹ thuật ước lượng mô hình ............................................................................... 103
3.5.1 Ước lượng mô hình lan tỏa công nghệ từ FDI ................................................ 103
3.5.1.1 Dữ liệu bảng .................................................................................................... 103
3.5.1.2 Mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model – FEM) ............................. 104
3.5.1.3 Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model – REM) ................. 105
3.5.1.4 Lựa chọn mô hình – Kiểm định Hausman ................................................... 107
3.5.2 Ước lượng mô hình lan tỏa xuất khẩu từ FDI ................................................ 108
3.5.2.1 Mô hình chọn mẫu Heckman (Heckman Sample Selection Model) .......... 108
3.5.2.2 Các phương pháp ước lượng ........................................................................ 110
vi
3.6 Tóm tắt chương .................................................................................................... 111
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......... 114
4.1 Giới thiệu............................................................................................................... 114
4.2 Mô tả dữ liệu nghiên cứu ..................................................................................... 114
4.2.1 Phân bố mẫu theo ngành nghề qua các năm .................................................. 114
4.2.2 Phân bố mẫu theo ngành nghề và loại hình doanh nghiệp ........................... 116
4.2.3 Phân bố mẫu theo ngành nghề và các thang đo FDI ..................................... 117
4.2.4 Thống kê mô tả các biến số chính trong mô hình lan tỏa công nghệ từ FDI
...................................................................................................................................... 118
4.2.5 Phân bố mẫu theo ngành nghề và quyết định xuất khẩu .............................. 120
4.2.6 Phân bố mẫu theo loại hình doanh nghiệp và quyết định xuất khẩu ........... 121
4.2.7 Thống kê mô tả các biến số chính trong mô hình lan tỏa xuất khẩu từ FDI
...................................................................................................................................... 122
4.3 Kết quả ước lượng mô hình lan tỏa công nghệ từ FDI ..................................... 124
4.3.1 Các kiểm định cơ bản ....................................................................................... 124
4.3.2 Tác động lan tỏa công nghệ từ FDI và các nhân tố ảnh hưởng .................... 126
4.3.3 Tác động của đặc trưng doanh nghiệp và đặc trưng ngành đến năng suất lao
động của doanh nghiệp trong nước .......................................................................... 130
4.3.4 Phân tích độ nhạy với ba thang đo đại diện FDI (Sensitivity Analysis) ...... 133
4.4 Kết quả ước lượng mô hình lan tỏa xuất khẩu từ FDI ..................................... 137
4.4.1 Các kiểm định cơ bản ....................................................................................... 137
4.4.2 Tác động lan tỏa xuất khẩu từ FDI và các nhân tố ảnh hưởng .................... 140
4.4.3 Tác động của đặc trưng doanh nghiệp và đặc trưng ngành đến quyết định
xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước ................................................................. 144
4.4.4 Phân tích độ nhạy với ba thang đo đại diện FDI (Sensitivity Analysis) ...... 148
4.5 Tóm tắt chương .................................................................................................... 153
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ......................................... 155
5.1 Kết luận ................................................................................................................. 155
5.2 Các hàm ý chính sách về tác động lan tỏa của FDI tại Việt Nam.................... 161
vii
5.2.1 Các hàm ý chính sách về tác động lan tỏa công nghệ từ FDI ....................... 161
5.2.1.1 Rút ngắn khoảng cách công nghệ giữa doanh nghiệp trong nước và doanh
nghiệp FDI .................................................................................................................. 161
5.2.1.2 Gia tăng liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước có
mức độ vốn hóa cao và quy mô lớn .......................................................................... 162
5.2.1.3 Nhân rộng kinh nghiệm thu hút và quản lý đầu tư giữa các khu vực ...... 163
5.2.2 Các hàm ý chính sách về tác động lan tỏa xuất khẩu từ FDI ....................... 163
5.2.2.1 Tăng cường hỗ trợ khối doanh nghiệp tư nhân .......................................... 163
5.2.2.2 Thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước có
thâm niên hoạt động và mức độ vốn hóa cao .......................................................... 164
5.2.2.3 Tăng cường thu hút hút FDI vào khu vực phía Bắc và Trung .................. 165
5.3 Những đóng góp chính của luận án .................................................................... 165
5.3.1 Đóng góp về lý thuyết ........................................................................................ 165
5.3.2 Đóng góp về thực tiễn ....................................................................................... 166
5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................. 167
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ............................................... 169
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 170
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................. 187
PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................. 194
PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................. 200
viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tên đầy đủ
FDI
Foreign Direct Investment
MNEs
Multinational Enterprises
WTO
World Trade Organisation
IMF
International Monetary Fund
FEM
Fixed Effect Model
REM
Random Effect Model
GMM
Generalised Method of Moment
MLE
Maximum Likelihood Estimator
TCTK
Tổng cục Thống kê
BKHĐT
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng
Trang
Bảng 2.1 Ưu điểm và hạn chế của các thang đo đại diện FDI ..................................... 22
Bảng 2.2 Tóm tắt các nghiên cứu trước về lan tỏa công nghệ của FDI ....................... 47
Bảng 2.3 Tóm tắt các nghiên cứu trước về lan tỏa xuất khẩu của FDI ........................ 56
Bảng 3.1 Định nghĩa các biến số trong mô hình lan tỏa công nghệ ............................. 96
Bảng 3.2 Định nghĩa các biến trong mô hình lan tỏa xuất khẩu .................................. 99
Bảng 4.1 Phân bố mẫu theo ngành nghề qua các năm ...............................................115
Bảng 4.2 Phân bố mẫu theo ngành nghề và loại hình doanh nghiệp ..........................116
Bảng 4.3 Phân bố mẫu theo ngành nghề và các thang đo FDI ...................................118
Bảng 4.4 Thống kê mô tả các biến số chính trong mô hình lan tỏa công nghệ
từ FDI ..........................................................................................................................119
Bảng 4.5 Phân bố mẫu theo ngành nghề và quyết định xuất khẩu .............................120
Bảng 4.6 Phân bố mẫu theo loại hình doanh nghiệp và quyết định xuất khẩu ...........122
Bảng 4.7 Thống kê mô tả các biến số chính trong mô hình lan tỏa xuất khẩu
từ FDI ..........................................................................................................................123
Bảng 4.8 Kết quả ước lượng về lan tỏa công nghệ từ FDI đến doanh nghiệp chế biến
chế tạo Việt Nam .........................................................................................................125
Bảng 4.9 Kết quả hệ số phóng đại phương sai (VIF) cho các biến số trong mô hình lan
tỏa công nghệ từ FDI ...................................................................................................126
Bảng 4.10 Ma trận tương quan của các biến số chính trong mô hình lan tỏa công nghệ
x
từ FDI ..........................................................................................................................126
Bảng 4.11 Kết quả ước lượng về lan tỏa công nghệ từ FDI (Thang đo fdie) ............134
Bảng 4.12 Kết quả ước lượng về lan tỏa công nghệ từ FDI (Thang đo fdia) .............135
Bảng 4.13 Kết quả ước lượng mô hình Heckman về lan tỏa xuất khẩu từ FDI đến
doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam ...................................................................138
Bảng 4.14 Kết quả hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các biến số chính trong mô
hình lan tỏa xuất khẩu từ FDI .....................................................................................139
Bảng 4.15 Ma trận tương quan của các biến số chính trong mô hình lan tỏa xuất khẩu
từ FDI ..........................................................................................................................140
Bảng 4.16 Kết quả ước lượng về lan tỏa xuất khẩu từ FDI (Thang đo fdie) ..............149
Bảng 4.17 Kết quả ước lượng về lan tỏa xuất khẩu từ FDI (Thang đo fdia)..............150
xi
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ
Trang
Sơ đồ 2.1 Khung khái niệm từ các nghiên cứu lý thuyết ............................................38
Sơ đồ 2.2 Khung phân tích đề nghị cho luận án .........................................................62
Sơ đồ 3.1 Mô hình khái niệm hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI .............................77
Sơ đồ 3.2 Mô hình khái niệm hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI ..............................90
xii
TÓM TẮT
Luận án này nghiên cứu một cách có hệ thống về các tác động lan tỏa của dòng
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI) tại Việt Nam, trong
đó tập trung phân tích và kiểm định hiệu ứng lan tỏa và các nhân tố quyết định đến lan
tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu từ FDI. Tác động lan tỏa là những hiệu ứng ngoại
tác về thông tin xuất phát từ những tương tác có chủ đích hay không có chủ đích giữa
các chủ thể kinh tế theo thời gian. Thông qua khả năng rò rỉ, phát tán và chuyển giao,
chia sẻ thông tin, các doanh nghiệp FDI có thể gián tiếp tác động đến năng lực công
nghệ và năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước. Các kênh lan tỏa từ FDI
bao gồm sự di chuyển lao động, biểu thị và bắt chước, áp lực cạnh tranh và các mối
liên kết cung ứng. Quy mô lan tỏa từ FDI không diễn ra đồng nhất đối với tất cả doanh
nghiệp trong cùng ngành hay cho toàn bộ doanh nghiệp trong nước mà rất đa dạng vì
phụ thuộc vào khả năng hấp thụ hay đặc trưng riêng của từng doanh nghiệp.
Tác động lan tỏa từ FDI là đề tài nghiên cứu khá mới và nhận được sự quan tâm
gia tăng trong thời gian gần đây, đặc biệt là ở các quốc gia mới nổi và đang phát triển
khi dòng vốn FDI gia tăng cho thấy những tác động không mong muốn đến môi trường
và nền kinh tế trong nước. Với trường hợp Việt Nam, một số nghiên cứu về lan tỏa
công nghệ đã được thực hiện với dữ liệu từ trước năm 2011 và chỉ có hai nghiên cứu về
lan tỏa xuất khẩu sử dụng dữ liệu trước năm 2005 với cỡ mẫu khá nhỏ. Bên cạnh đó,
các nghiên cứu này chủ yếu tập trung kiểm định sự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa, xác
định kênh lan tỏa và sử dụng một thang đo đại diện FDI. Trong khi đó, bước nghiên
cứu tiếp theo là tìm kiếm các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu ứng lan tỏa thì vẫn chưa
được tìm hiểu sâu. Đây là những khoảng trống nghiên cứu mà luận án này đóng góp.
Dựa trên kết quả tổng quan và lược khảo lý thuyết, luận án đã xác định các khe
hổng nghiên cứu và xây dựng khung phân tích đề nghị được trình bày trong Chương 2.
Trong đó, hai nhánh nghiên cứu chính của luận án là phân tích tác động lan tỏa công
xiii
nghệ và lan tỏa xuất khẩu từ FDI thông qua việc kiểm định sự tồn tại của các hiệu ứng
lan tỏa và đặc biệt là các nhân tố quyết định lan tỏa, từ đó đề xuất các hàm ý chính sách
về tác động lan tỏa của FDI tại Việt Nam. Tiếp đến, để hiện thực hóa khung phân tích
và các mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu lựa chọn được trình bày và phân
tích trong Chương 3. Với hiệu ứng lan tỏa công nghệ, luận án sử dụng cách tiếp cận
hàm sản xuất Cobb-Douglas để xây dựng và ước lượng mô hình hàm năng suất của các
doanh nghiệp trong nước và các biến số tác động, trong đó bao gồm thang đo đại diện
cho FDI. Với hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu, mô hình chọn mẫu Heckman được áp dụng
nhằm kiểm soát vấn đề thiên lệch chọn mẫu do chỉ có một số lượng nhất định doanh
nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu.
Mô hình kinh tế lượng về lan tỏa công nghệ được ước lượng bằng phương pháp
ước lượng dữ liệu bảng, bao gồm mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác
động ngẫu nhiên (REM). Kiểm định Hausman được sử dụng để so sánh và xác định sự
phù hợp của mô hình FEM và mô hình REM. Mô hình kinh tế lượng về lan tỏa xuất
khẩu được ước lượng bằng phương pháp hợp lý cực đại (MLE) cho hai quyết định
tham gia xuất khẩu và tỷ trọng xuất khẩu theo mô hình chọn mẫu Heckman. Mô hình
Heckman có ưu thế vượt trội khi tính đến mối tương quan giữa hai quyết định xuất
khẩu và điều chỉnh, kiểm soát vấn đề thiên lệch lựa chọn mẫu. Kỹ thuật ước lượng
MLE cho phép ước lượng đồng thời hai phương trình xuất khẩu với sai số chuẩn mạnh
để kiểm soát vấn đề phương sai thay đổi.
Sau khi xác định khung phân tích và phương pháp nghiên cứu, luận án thực hiện
ước lượng và kiểm định tác động lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu từ FDI đến
các doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam, sử dụng dữ liệu bảng cấp doanh nghiệp
trong giai đoạn 2011 – 2013. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ các cuộc điều tra
toàn diện doanh nghiệp do Tổng cục Thống kê thực hiện với mẫu nghiên cứu sau khi
sàng lọc bao gồm 137,419 quan sát. Các phân tích và thảo luận chi tiết kết quả nghiên
xiv
cứu thực nghiệm được trình bày trong Chương 4. Các kết quả nghiên cứu chính được
tóm tắt dưới đây:
Thứ nhất, tồn tại hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ doanh nghiệp FDI đến doanh
nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam. Tuy nhiên, quy mô lan tỏa công nghệ từ FDI diễn ra
không đồng nhất mà phụ thuộc vào khả năng hấp thụ hay đặc trưng riêng của doanh
nghiệp trong nước. Trong đó, các doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước có mức độ
vốn hóa cao hơn, quy mô sản xuất lớn hơn sẽ càng có nhiều lợi thế và hưởng lợi nhiều
hơn từ hiệu ứng lan tỏa công nghệ của FDI. Trong khi đó, khoảng cách công nghệ lớn
giữa doanh nghiệp trong nước so với doanh nghiệp FDI là một rào cản khiến doanh
nghiệp trong nước khó có thể hấp thụ lan tỏa công nghệ tích cực từ FDI. Doanh nghiệp
ở Khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long có khả năng hưởng lợi nhiều
hơn từ lan tỏa công nghệ của FDI.
Thứ hai, sự hiện diện của doanh nghiệp FDI có tác động lan tỏa đến quyết định
tham gia xuất khẩu của doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam. Tuy nhiên, quy mô
lan tỏa xuất khẩu từ FDI diễn ra không đồng nhất mà phụ thuộc vào khả năng hấp thụ
hay đặc trưng riêng của doanh nghiệp trong nước. Theo đó, các doanh nghiệp từng có
kinh nghiệm xuất khẩu; doanh nghiệp thành lập lâu năm; doanh nghiệp sở hữu tư nhân;
doanh nghiệp có mức độ vốn hóa cao hơn thì có khả năng hấp thụ tốt hơn hiệu ứng lan
tỏa xuất khẩu từ FDI. Ngoài ra, các doanh nghiệp ở khu vực miền Bắc và Trung Bộ có
điều kiện thuận lợi hơn trong hấp thụ hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI.
Thứ ba, các đặc trưng doanh nghiệp và đặc trưng ngành có ảnh hưởng đáng kể
đến năng suất lao động và năng lực xuất khẩu của của doanh nghiệp trong nước. Cụ
thể, mức độ vốn hóa và chất lượng lao động có quan hệ cùng chiều nhưng khoảng cách
công nghệ và mức độ cạnh tranh trong ngành có quan hệ ngược chiều với năng suất lao
động. Trong khi đó, kinh nghiệm xuất khẩu, độ tuổi, vị trí trong khu công nghiệp có
quan hệ cùng chiều với năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp nhưng mức độ cạnh tranh
xv
trong ngành có quan hệ ngược chiều. Các doanh nghiệp phía Bắc và Trung Bộ ít có khả
năng tham gia thị trường xuất khẩu và nếu có xuất khẩu thì tỷ trọng xuất khẩu cũng
thấp hơn so với các doanh nghiệp ở Khu vực phía Nam.
Thứ tư, luận án ước lượng mô hình lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu sử
dụng ba thang đo đại diện cho FDI, bao gồm: tỷ trọng doanh thu (fdio), tỷ trọng lao
động (fdie) và tỷ trọng tài sản (fdia) của doanh nghiệp FDI trong ngành. Kết quả ước
lượng chính sử dụng thang đo phổ biến là tỷ trọng doanh thu (fdio). Tiếp đến, phân tích
độ nhạy được thực hiện khi ước lượng mô hình với hai thang đo còn lại là fdie và fdia.
Kết quả phân tích độ nhạy cho thấy sự tương đồng tương đối cao về chiều hướng và
mức độ ảnh hưởng của các biến số. Trong đó, kết quả kiểm định đều cho thấy sự tồn tại
của tác động lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu từ FDI đến các doanh nghiệp chế
biến chế tạo Việt Nam. Một điểm đáng lưu ý là tham số ước lượng fdie có giá trị dương
nhưng không có ý nghĩa thống kê và giá trị ước lượng cũng có sự chênh lệch đáng kể
so với ước lượng fdio và fdia. Nhìn chung, các tham số ước lượng trong các mô hình sử
dụng ba thang đo có sự nhất quán khá cao về dấu và độ lớn.
Kết quả nghiên cứu của luận án làm cơ sở để đề xuất một số gợi ý chính sách
nhằm phát huy hiệu ứng lan tỏa tích cực từ FDI đến doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt
Nam. Trong đó, hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI có thể được gia tăng thông qua việc
thúc đẩy các mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước có mức
độ vốn hóa cao và quy mô lớn; chú trọng các giải pháp rút ngắn khoảng cách công
nghệ; chia sẻ và nhân rộng kinh nghiệm thu hút và quản lý đầu tư của các doanh
nghiệp khu vực phía Nam đến các địa phương khác. Các chính sách giúp khuếch đại
hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI đến các doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước
cũng được đa ra dựa trên các kết quả ước lượng. Các giải pháp trọng tâm bao gồm: hỗ
trợ khối doanh nghiệp tư nhân; doanh nghiệp có thâm niên hoạt động và mức độ vốn
hóa cao; tăng cường thu hút FDI vào khu vực phía Bắc và Trung.
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Bối cảnh nghiên cứu
1.1.1 Bối cảnh thế giới
Trong những thập niên gần đây, các nghiên cứu lý thuyết lẫn thực nghiệm đã tập
trung tìm hiểu về vai trò và tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign
Direct Investment – FDI) đối với nước tiếp nhận. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra khá
nhiều bằng chứng ghi nhận các đóng góp và ảnh hưởng tích cực của FDI đến doanh
nghiệp và nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư (Jayachandran & Seilan, 2010). Nhìn
chung, tác động của FDI đến nước tiếp nhận diễn ra theo hai kênh: trực tiếp và gián tiếp.
Thứ nhất, thông qua việc thực hiện các hợp đồng liên doanh liên kết hay xây dựng
mới cơ sở sản xuất tại nước tiếp nhận, doanh nghiệp FDI tạo ra ảnh hưởng trực tiếp đến
nền kinh tế nước tiếp nhận bằng việc bổ sung cho nguồn vốn đầu tư trong nước; đóng góp
nguồn thu ngân sách; tạo ra công ăn việc làm; chuyển giao công nghệ và kỹ thuật hiện đại.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp FDI cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng kim
ngạch xuất khẩu; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
Thứ hai, doanh nghiệp FDI còn tạo ra những tác động gián tiếp hay hiệu ứng lan
tỏa (spillovers/externalities) đến doanh nghiệp và kinh tế địa phương thông qua những
mối liên kết giữa hai nhóm doanh nghiệp này khi cùng hoạt động trong một khu vực
lãnh thổ xác định. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các công ty
đa quốc gia (Multinational Enterprises – MNEs), vốn được xem là có tiềm lực tài chính
và ưu thế vượt trội về công nghệ, nhân lực, kinh nghiệm quản lý và marketing so với
các doanh nghiệp bản địa ở các nước đang phát triển. Vì vậy, qua quá trình tương tác
và học hỏi từ các doanh nghiệp nước ngoài thì doanh nghiệp trong nước có thể từng
bước cải thiện, nâng cao năng suất hoạt động, năng lực công nghệ và khả năng cạnh
2
tranh trong thị trường trong nước cũng như thị trường xuất khẩu, từ đó góp phần thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư.
Trong khi lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển (Solow, 1956; Todaro, 1997) xem
FDI là kênh cung cấp vốn quan trọng thì lý thuyết tăng trưởng nội sinh (Romer, 1986;
Lucas, 1988) nhấn mạnh vai trò và ảnh hưởng dài hạn của hiệu ứng lan tỏa từ FDI đến
nền kinh tế nước tiếp nhận. Doanh nghiệp FDI, đặc biệt là các công ty đa quốc gia,
thường có ưu thế vượt trội về trình độ công nghệ và kinh nghiệm tham gia thị trường
quốc tế để có thể vượt qua những rào cản khi gia nhập thị trường mới và cạnh tranh
thành công với các doanh nghiệp bản địa vốn có nhiều kiến thức và liên kết tại thị
trường trong nước (Graham & Krugman, 1995). Sự hiện diện của doanh nghiệp FDI
với nhiều lợi thế có thể gián tiếp tạo ra tác động tích cực và lâu dài đến năng lực công
nghệ và năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước thông qua quá trình tương tác
trong khu vực địa lý nhất định.
Về mặt khái niệm, tác động lan tỏa được định nghĩa là những ngoại tác động
(dynamic externalities) về thông tin xuất phát từ những tương tác có chủ đích hay
không có chủ đích giữa các chủ thể kinh tế theo thời gian (Rosenbloom & Marshallian,
1990). Tác động lan tỏa từ FDI diễn ra khi doanh nghiệp FDI gặp khó khăn để bảo vệ
những tài sản chuyên biệt của mình như công nghệ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến, bí
quyết công nghệ và quản trị, kỹ năng marketing, cơ sở dữ liệu về khách hàng, và khả
năng tiếp cận thị trường,…, và những tài sản này bị rò rỉ ra bên ngoài và từ đó doanh
nghiệp trong nước tiếp thu được (Caves, 1996). Thêm vào đó, doanh nghiệp FDI cũng
có thể chủ động chia sẻ thông tin và chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp trong
nước là khách hàng hay nhà cung ứng của mình (Görg & Greenaway, 2004). Thông
qua khả năng rò rỉ, phát tán và chia sẻ thông tin mang tính thụ động và/hoặc chủ động
này mà FDI có thể gián tiếp nâng cao trình độ công nghệ và năng suất sản xuất (tạo ra
3
tác động lan tỏa công nghệ) hay tăng cường năng lực xuất khẩu (tạo ra tác động lan tỏa
xuất khẩu) của các doanh nghiệp trong nước.
Tác động lan tỏa từ FDI đến doanh nghiệp trong nước có thể diễn ra đối với các
doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành (lan tỏa chiều ngang) hay khác ngành (lan
tỏa chiều dọc) (Blomstrom & Kokko, 1998). Trong đó, lan tỏa chiều dọc xuất phát từ
các liên kết công nghiệp khi doanh nghiệp FDI trở thành khách hàng (liên kết ngược)
hoặc nhà cung ứng (liên kết xuôi) của doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp
trong nước có thể nâng cao năng lực công nghệ và năng lực xuất khẩu thông qua quá
trình quan sát và học hỏi kiến thức, kinh nghiệm và kỹ thuật từ doanh nghiệp FDI;
tuyển dụng lao động đã qua đào tạo tại doanh nghiệp FDI; hay tự cải tiến, đổi mới công
nghệ do áp lực cạnh tranh từ doanh nghiệp FDI (Blomström & Sjöholm, 1999;
Javorcik, 2004; Newman & cộng sự, 2014, 2015).
So với các tác động trực tiếp, tác động gián tiếp hay lan tỏa của FDI là hướng
nghiên cứu khá mới và nhận được sự quan tâm ngày càng gia tăng của giới học thuật,
các nhà nghiên cứu cũng như nhà hoạch định chính sách trong thời gian gần đây.
Doanh nghiệp FDI thường sở hữu những ưu thế vượt trội, đặc biệt là về công nghệ, tài
chính và kinh nghiệm tham gia thị trường quốc tế, nhờ đó có thể tạo ra chất xúc tác
mang đến những chuyển đổi tích cực cho các doanh nghiệp trong nước. Những tác
động gián tiếp hay “lan tỏa” này được kỳ vọng là diễn ra với quy mô lớn hơn nhiều so
với các tác động trực tiếp.
Khác với những tác động trực tiếp vốn mang tính ‘hữu hình’ có thể dễ dàng được
đánh giá phân tích qua các phân tích định lượng; các tác động lan tỏa lại mang tính ‘vô
hình’ nên thường khó nhận biết và đo lường hơn. Đây có thể là một lý do khiến cho đề
tài nghiên cứu này có sức hút lớn đối với các nhà nghiên cứu; mặt khác giải thích cho
những kết quả thực nghiệm đa dạng và thậm chí là trái chiều về các hiệu ứng lan tỏa.
Một số nghiên cứu đã cho thấy tác động lan tỏa tích cực từ FDI như Caves (1974);
Luận án đủ ở file: Luận án full