Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ ở trường mầm non Lam Sơn Đô Lương – Nghệ An (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.36 KB, 156 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
_____________

______________

TRẦN THỊ OANH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE
THỂ CHẤT CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON
LAM SƠN – ĐÔ LƯƠNG – NGHỆ AN

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phan Thị Hồng Vinh

HÀ NỘI - 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tôi đã nhận
được sự động viên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình của các
cấp lãnh đạo, các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và gia đình.
Với tình cảm chân thành, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
ban lãnh đạo, phòng sau đại học và tập thể các thầy cô giáo Học viện Quản lý
giáo dục đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá


trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.
Phan Thị Hồng Vinh đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên
Phòng GD&ĐT Đô Lương, các đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên trường
mầm non Lam Sơn đã nhiệt tình, tạo điều kiện, cung cấp số liệu, đóng góp ý
kiến giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn.
Mặc dù có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, nhưng do điều
kiện nghiên cứu và năng lực của bản thân vẫn còn hạn chế, nên luận văn
không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự
chỉ dẫn và góp ý quý báu từ các nhà khoa học, các nhà quản lý, các thầy cô
giáo, bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Học viên

Trần Thị Oanh


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................3
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.....................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................4
7. Giả thuyết khoa học .............................................................................................4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC
SỨC KHỎE THỂ CHẤT CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON ..............6
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ......................................................................6
1.1.1. Những nghiên cứu ngoài nước ..................................................................6
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước ...................................................................7
1.2. Một số khái niện cơ bản .................................................................................10
1.2.1. Quản lý .....................................................................................................10
1.2.2. Quản lý giáo dục ......................................................................................12
1.2.3. Quản lý trường mầm non .........................................................................12
1.2.4. Sức khỏe, sức khỏe thể chất, sức khỏe thể chất trẻ mầm non .................13
1.2.5. Chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ mầm non ........................................14
1.2.6. Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ ở trường mầm non ...15
1.3. Hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ ở trường mầm non ...............15
1.3.1. Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ ..................................................................15
1.3.2. Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ .......................................................................16
1.3.3. Chăm sóc vệ sinh cho trẻ .........................................................................18
1.3.4. Theo dõi sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ ...............................................19
1.3.5. Chăm sóc an toàn cho trẻ .........................................................................21
1.3.6. Chăm sóc sự phát triển vận động cho trẻ .................................................22
1.4. Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ ở trường mầm non .........23
1.4.1. Quản lý hoạt động chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ ....................................23
1.4.2. Quản lý hoạt động chăm sóc giấc ngủ cho trẻ .........................................24



iii

1.4.3. Quản lý hoạt động chăm sóc vệ sinh cho trẻ ...........................................25
1.4.4. Quản lý hoạt động theo dõi sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ ..................27
1.4.5. Quản lý hoạt động chăm sóc an toàn cho trẻ ...........................................28
1.4.6. Quản lý hoạt động chăm sóc sự phát triển vận động cho trẻ ...................29
1.4.7. Quản lý đội ngũ giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ chăm sóc
sức khỏe thể chất cho trẻ....................................................................................31
1.4.8. Xây dựng và quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt
động chăm sóc trẻ ..............................................................................................32
1.4.9. Phối hợp với các lực lượng trong hoạt động chăm sóc sức khỏe thể
chất cho trẻ .........................................................................................................34
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất
cho trẻ mầm non ....................................................................................................36
1.5.1. Các yếu tố chủ quan .................................................................................36
1.5.2. Các yếu tố khách quan .............................................................................37
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................39
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC
KHỎE THỂ CHẤT CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON LAM
SƠN ...........................................................................................................................40
2.1. Khái quát về hoạt động khảo sát ....................................................................40
2.2. Giới thiệu khái quát về trường mầm non Lam Sơn, xã Lam Sơn, huyện
Đô Lương, tỉnh Nghệ An .......................................................................................40
2.2.1. Vài nét về tình hình kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương ..................40
2.2.2. Khái quát về trường mầm non Lam Sơn .................................................43
2.2.3. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động chăm sóc trẻ.....................45
2.2.4. Thực trạng đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên thực hiện công tác
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ...................................................................................47
2.3. Thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ mầm non ở
trường mầm non Lam Sơn .....................................................................................52

2.3.1. Thực trạng sức khỏe thể chất của trẻ ở trường mầm non Lam Sơn ........52
2.3.2. Thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ trong
trường mầm non Lam Sơn .................................................................................56
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ trong
trường mầm non Lam Sơn .....................................................................................71
2.4.1. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ ..................71
2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc giấc ngủ cho trẻ .......................73
2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc vệ sinh cho trẻ .........................74


iv

2.4.4. Thực trạng quản lý hoạt động theo dõi sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ .......76
2.4.5. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc an toàn cho trẻ .........................78
2.4.6. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc sự phát triển vận động cho trẻ ........81
2.4.7. Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ
chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ....................................................................82
2.4.8. Thực trạng xây dựng và quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ
cho hoạt động chăm sóc trẻ ...............................................................................86
2.4.9. Thực trạng phối hợp với các lực lượng trong hoạt động chăm sóc sức
khỏe thể chất cho trẻ ..........................................................................................88
2.5. Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất
cho trẻ tại trường mầm non Lam Sơn....................................................................90
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................94
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC
KHỎE THỂ CHẤT CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON LAM SƠN .............95
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ..................................................................95
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp .............................95
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi của các biện pháp ...............................96
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học của các biện pháp ............................96

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ
ở trường mầm non Lam Sơn..................................................................................97
3.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ
giáo viên, nhân viên về vai trò, tầm quan trọng của việc đảm bảo dinh
dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sự phát triển sức khỏe thể chất
của trẻ. ................................................................................................................97
3.2.2. Biện pháp 2: Tuyên truyền, phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe
thể chất của trẻ theo khoa học cho giáo viên, nhân viên và các bậc phụ
huynh. ..............................................................................................................100
3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường kiểm tra giám sát đội ngũ nhân viên nhà
bếp trong việc thu mua nguyên vật liệu, chế biến và chia khẩu phần ăn cho
trẻ đảm bảo đúng tiêu chuẩn và vệ sinh an toàn thực phẩm. ...........................104
3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo đội ngũ giáo viên, nhân viên quản lý khoa học
giờ ăn, giờ ngủ của trẻ. ....................................................................................107
3.2.5. Biện pháp 5: Có kế hoạch chủ động phối hợp với trạm y tế xã và cha
mẹ trẻ trong công tác tiêm phòng định kỳ và cân đo các chỉ số chiều cao,
cân nặng của trẻ. ..............................................................................................110


v

3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường các hoạt động nhằm phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ. ..........................................................................................112
3.2.7. Biện pháp 7: Đa dạng các nguồn lực để trang bị, bổ sung cơ sở vật
chất cho công tác chăm sóc sức khỏe thể chất của trẻ. ....................................116
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ...................................................................121
3.4. Khảo nghiện tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ......................122
Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................125
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................126
1. Kết luận ...........................................................................................................126

2. Khuyến nghị ....................................................................................................128
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................130
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

CB, GV, NV

Cán bộ, giáo viên, nhân viên

CMHS

Cha mẹ học sinh

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

KTX

Không thường xuyên

KTH


Không thực hiện

MN

Mầm non

QL

Quản lý

QLGD

Quản lý giáo dục

TB

Trung bình

TX

Thường xuyên

SL

Số lượng


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1.

Thống kê cơ sở vật chất phục vụ hoạt động chăm sóc sức khỏe thể
chất cho trẻ ở trường mầm non Lam Sơn .............................................46

Bảng 2.2.

Đánh giá mức độ đáp ứng của cơ sở vật chất trong việc phục vụ
công tác chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ ở trường mầm non

Bảng 2.3.
Bảng 2.4.

Lam Sơn ................................................................................................46
Bảng thống kê đội ngũ CB, GV, NV trường mầm non Lam Sơn .........47
Thống kê chất lượng giáo viên của trường mầm non Lam Sơn từ

Bảng 2.5.

năm học 2013 - 2014 đến năm học 2015 - 2016 ...................................50
Đánh giá về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trong công

Bảng 2.6.
Bảng 2.7.
Bảng 2.8.
Bảng 2.9.
Bảng 2.10.
Bảng 2.11.
Bảng 2.12.
Bảng 2.13.

Bảng 2.14.
Bảng 2.15.

tác chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ của trường mầm non Lam
Sơn ........................................................................................................51
Kết quả khám sức khỏe của trẻ trong năm học 2015-2016 của
trường mầm non Lam Sơn ....................................................................53
Thế trạng trẻ ở trường mầm non Lam Sơn năm học 2013-2014
đến năm học 2015-2016 ........................................................................54
Đánh giá về công tác chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ ở trường
mầm non Lam Sơn ................................................................................57
Đánh giá về công tác chăm sóc giấc ngủ cho trẻ ở trường mầm
non Lam Sơn .........................................................................................59
Đánh giá về công tác chăm sóc vệ sinh cá nhân cho trẻ ở trường
mầm non Lam Sơn ................................................................................61
Đánh giá về công tác vệ sinh môi trường ở trường mầm non Lam
Sơn ........................................................................................................62
Đánh giá về công tác chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ ở
trường mầm non Lam Sơn ....................................................................64
Đánh giá về công tác chăm sóc an toàn cho trẻ ở trường mầm non
Lam Sơn ................................................................................................66
Đánh giá về hoạt động chăm sóc sự phát triển vận động cho trẻ ở
trường mầm non Lam Sơn ....................................................................68
Đánh giá chung về hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ
ở trường mầm non Lam Sơn .................................................................69


viii

Bảng 2.16. Đánh giá công tác quản lý hoạt động chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ

ở trường mầm non Lam Sơn .................................................................71
Bảng 2.17. Đánh giá công tác quản lý hoạt động chăm sóc giấc ngủ cho trẻ ở
trường mầm non Lam Sơn ....................................................................73
Bảng 2.18. Đánh giá công tác quản lý hoạt động chăm sóc vệ sinh cho trẻ ở
trường mầm non Lam Sơn ....................................................................75
Bảng 2.19. Đánh giá công tác quản lý hoạt động theo dõi sức khỏe và phòng
bệnh cho trẻ ở trường mầm non Lam Sơn ............................................77
Bảng 2.20. Đánh giá công tác quản lý hoạt động chăm sóc an toàn cho trẻ ở
trường mầm non Lam Sơn ....................................................................79
Bảng 2.21. Đánh giá công tác quản lý hoạt động chăm sóc sự phát triển vận
động cho trẻ ở trường mầm non Lam Sơn ............................................81
Bảng 2.22. Đánh giá công tác quản lý đội ngũ giáo viên, nhân viên ở trường
mầm non Lam Sơn ................................................................................83
Bảng 2.23. Đánh giá về công tác xây dựng và quản lý cơ sở vật chất, trang
thiết bị phục vụ cho hoạt động chăm sóc trẻ .........................................86
Bảng 2.24. Đánh giá hình thức phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh
trong công tác chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ ở trường mầm
non Lam Sơn .........................................................................................89
Bảng 3.1. Mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp ......................122

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tuổi nghề của CB, GV, NV trường mầm non Lam Sơn ......................48
Biểu đồ 2.2. Trình độ đào tạo của CB, GV, NV trường mầm non Lam Sơn ..................49
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ về tính cần thiết của các biện pháp .......................................124
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ về tính khả thi của các biện pháp ..........................................124


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Bác Hồ đã khẳng định rèn luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe để
xây dựng một xã hội văn minh. Người đã từng nói “Cái quý nhất của con
người là sức khỏe. Các em chịu khó tập thể dục là giữ gìn cái quý báu nhất
của con người”. Chăm sóc sức khỏe thể chất là một bộ phận quan trong của
giáo dục phát triển toàn diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức,
thẩm mỹ và lao động. Hơn nữa việc chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ mầm
non càng có ý nghĩa quan trọng, bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ
thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể
trẻ còn non yếu dễ đẽ bị phát triển lệnh lạc, mất cân đối nếu không được chăm
sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển
cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được.
Nằm trong hệ thống giáo dục chung của Việt Nam, giáo dục mầm non
được coi là một ngành học, bậc học giữ vai trò nền tảng. Nó đặt nền móng cơ
sở đầu tiên cho việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ mầm non và chuẩn
bị cho trẻ vào lớp một. Mục tiêu mà giáo dục mầm non vươn tới đó là: Giúp
trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố
đầu tiên của nhân cách, hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng
tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống
cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng
tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học tập ở các cấp học tiếp theo và cho việc học
tập suốt đời. Để đạt được mục tiêu đó thì việc chăm sóc sức khỏe thể chất là
công tác nền tảng vì khi có một sức khỏe tốt thì trẻ mới có thể pháp triển toàn
diện. Chính vì vậy trong giai đoạn trẻ từ 0 đến 06 tuổi việc tổ chức hoạt động
chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ ở trường mầm non rất quan trọng, nó ảnh
hưởng lớn đến quá trình phát triển của trẻ. Do đó đội ngũ cán bộ, giáo viên,
nhân viên trong trường mầm non phải nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của


2


việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ, không ngừng học tập, nâng cao chuyên môn
nghiệp vụ và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đúng khoa học để giúp trẻ
pháp triển cân đối, hài hòa.
Trong giai đoạn hiện nay cùng với sự phát triển đi lên của nền kinh tế
đất nước, điều kiện kinh tế của nhân dân cũng ngày càng phát triển, đời sống
của nhân dân đã đầy đủ và sung túc hơn trước đây, việc chăm sóc sức khẻo và
dinh dưỡng cũng theo đó mà đi lên. Tuy nhiên, bên cạnh tình trạng thừa cân
béo phì ngày càng nhiều ở các thành phố lớn thì tình trạng trẻ em thiếu dinh
dưỡng, đặc biệt là trẻ tại các vùng nông thôn, miền núi đang là vấn đề mà các
cấp, các ngành và nhân dân cần quan tâm, giải quyết.
Trường mầm non Lam Sơn - Đô Lương - Nghệ An là một trường thuộc
xã miền núi của huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Công tác chăm sức sức khỏe
thể chất ở trường mầm non Lam Sơn về cơ bản là theo quy định của nhà nước,
của ngành, theo chỉ đạo của cấp trên. Tuy nhiên công tác chăm sóc sức khỏe
thể chất cho trẻ của nhà trường còn gặp rất nhiều khó khăn, cần có những
bước đi cụ thể giúp cho quá trình dạy học, chăm sóc trẻ nói chung và công tác
chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ nói riêng đạt được kết quả tốt nhất. Do đó
tôi đã mạnh dạn lựa chon đề tài “Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe thể
chất cho trẻ ở trường mầm non Lam Sơn- Đô Lương- Nghệ An” để nghiên
cứu nhằm tìm ra các biện pháp giúp trường mầm non Lam Sơn thực hiện tốt
hơn công tác chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ, giảm thiểu tỷ lệ suy dinh
dưỡng ở trẻ, nuôi dưỡng trẻ đúng khoa học, tạo cơ sở tốt nhất cho những bước
phát triển tiếp theo trong cuộc đời của trẻ.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất
cho trẻ và công tác quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ ở
trường mầm non Lam Sơn - Đô Lương - Nghệ An.



3

Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe thể
chất cho trẻ ở trường mầm non Lam Sơn - Đô Lương - Nghệ An nhằm giảm
tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ
trên địa bàn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý các hoạt động chăm sóc sức khỏe
thể chất cho trẻ mầm non.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý các hoạt động chăm sóc sức
khỏe thể chất cho trẻ ở trường mầm non Lam Sơn - Đô Lương - Nghệ An
- Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ ở trường mầm non Lam Sơn - Đô Lương Nghệ An.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc
sức khỏe thể chất cho trẻ từ 03 đến 06 tuổi ở trường mầm non Lam Sơn - Đô
Lương - Nghệ An
Các số liệu minh họa thể hiện kết quả chăm sóc sức khỏe thể chất cho
trẻ tại trường mầm non Lam Sơn - Đô Lương - Nghệ An trong 03 năm học:
2013-2014; 2014-2015; 2015-2016
4.2. Giới hạn về đối tượng khảo sát
Đề tài tập trung khảo sát các đối tượng là những người có liên quan đến
nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ ở trường mầm non Lam Sơn Đô Lương - Nghệ An. Bao gồm: 2 cán bộ quản lý; 20 giáo viên, nhân viên;
100 cha mẹ trẻ.
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
5.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động chăm sóc trẻ trong trường mầm non của
hiệu trưởng.



Luận văn đủ ở file: Luận văn full














×