LỜI NÓI ĐẦU
Quy phạm pháp luật hành chính là công cụ để điều chỉnh quan hệ
pháp luật hành chính hay nói cụ thể hơn nó là điều kiện kiên quyết làm
phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính. Là một
dạng cụ thể của quy phạm pháp luật, quy phạm pháp luật hành chính
mang đầy đủ những đặc điểm của quy phạm pháp luật nói chung nhưng
bên cạnh đó quy phạm pháp luật hành chính cũng có những đặc điểm
riêng biệt khiến nó khác với các quy phạm pháp luật khác đặc biệt là quy
phạm pháp luật Hiến Pháp. Vậy quy phạm pháp luật hành chính là gì và
nó khác với quy phạm pháp luật Hiến pháp như thế nào ? . Nhằm làm rõ
vấn đề này, nhóm em xin chọn vấn đề số 2 để làm đề tài tìm hiểu của bài
tập nhóm tháng số 1 này “phân tích khái niệm quy pháp luật hành chính
và qua đó phân biệt quy phạm pháp luật hành chính với quy phạm pháp
luật Hiến pháp”
NỘI DUNG
1. khái niệm của quy pham pháp luật hành chính
Những quy phạm pháp luật được dùng để điều chỉnh các quan hệ quản
lý hành chính nhà nước là các quy phạm pháp luật hành chính. Do đó có
thể hiểu: Quy phạm pháp luật hành chính là một dạng cụ thể của quy
phạm pháp luật, được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát
sinh trong quá trình quản lý hành chính nhà nước theo phương pháp
mệnh lệnh - đơn phương.
Quy phạm pháp luật hành chính trước hết là một loại quy phạm pháp
luật. Vì vậy, nó có tính bắt buộc chung thể hiện ý chí của nhà nước,
được nhà nước bảo đảm thực hiện, là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và
đánh giá hành vi của con người về tính hợp pháp. Tính bắt buộc chung
thể hiện ở chổ nó có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với mọi cơ quan, tổ
chức và công dân thuộc đối tượng thực hiện quy đinh của quy phạm. Họ
có nghĩa vụ thực hiện tự giác, nếu không tự giác thực hiện, hoặc việc áp
dụng các biện pháp tổ chức và giáo dục khác không có hiệu quả thì nhà
nước có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết bảo đảm sự thi
hành nghiêm chỉnh. Đặt ra những khuôn mẫu của hành vi xử sự có tính
bắt buộc thi hành đối với mọi loại chủ thể thuộc phạm vi điều chỉnh của
nó và được nhà nước bảo đảm việc thi hành.
Quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình quản lý hành chính nhà nước theo phương pháp mệnh
lệnh - đơn phương. Những quan hệ này có thể gọi là quan hệ chấp hành điều hành hoặc những quan hệ quản lý hành chính nhà nước. Nội dung
của quan hệ này thể hiện: Việc thành lập, cải tiến cơ cấu bộ máy, cải tiến
chế độ làm việc, hoàn chỉnh các quan hệ công tác của cơ quan nhà nước;
Hoạt động quản lý kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh chính
trị và trật tự xã hội trên cả nước, ở từng địa phương hay từng ngành;
Trực tiếp phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân; Hoạt động
kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện pháp luật của các cơ quan, đơn
vị trực thuộc, của tổ chức và cá nhân; Xử lý các cá nhân, tổ chức có
hành vi vi phạm trật tự quản lý hành chính. Phương pháp mệnh lệnh đơn
phương được hình thành từ quan hệ “quyền lực - phục tùng” giữa một
bên có quyền nhân danh nhà nước ra những mệnh lệnh bắt buộc đối với
bên kia là cơ quan, tổ chức hoặc các nhân có nghĩa vụ phục tùng các
mệnh lệnh đó. Thể hiện sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan
hệ quản lý hành chính nhà nước. Sự không bình đẳng đó là sự không
bình đẳng về ý chí.
2. Đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính
Qua khái niệm trên cho thấy QPPL hành chính là một trong những dạng
quy phạm pháp luật nên cũng có đầy đủ những đặc điểm chung của
QPPL như: là quy tắc xử chung thể hiện ý chí Nhà nước được Nhà nước
đảm bảo thơcj hiện; là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành
vi của con người về tính hợp pháp. Bên cạnh đó, QPPL hành chính còn
có những đặc điểm sau:
a. Các QPPL hành chính chủ yếu do các cơ quan hành chính Nhà nước
ban hành.
Ở nhà nước ta, theo quy định của pháp luật hiện hành thì các cơ quan
nhà nước hoặc người có thẩm quyền ban hành quy phạm pháp luật hành
chính có thể là chủ thể lập pháp hoặc chủ thể quản lí hành chính nhà
nước.Tuy nhiên, xuất phát từ chức năng của cơ quan hành chính nhà
nước là quản lý hành chính nhà nước, chính vì vậy quy phạm pháp luật
hành chính chủ yếu là do cơ quan hành chính nhà nước ban hành.
b. Các quy phạm pháp luật hành chính có số lượng lớn và có hiệu lực
pháp lí khác nhau.
Do phạm vi điều chỉnh các quy phạm pháp luật hành chính rất rộng và
tính chất đa dạng về chủ thể ban hành nên các quy phạm pháp luật hành
chính có số lượng lớn. Trong đó có những quy phạm có hiệu lực pháp lí
trên phạm vi cả nước và chung cho các nghành, lĩnh vực quản lí nhưng
cũng có những quy phạm chỉ có hiệu lực trong phạm vi một nghành, một
lĩnh vực quản lí hay trong một địa phương nhất định. Theo thống kê từ
cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật, năm 2009 chỉ riêng chính phủ
đã ban hành đến 3740 văn bản quy phạm pháp luật. Chưa kể đến các bộ,
các cơ quan ngang bộ rồi đến nhân dân các cấp trên toàn quốc ban hành.
c. Các quy phạm pháp luật hành chính hợp thành một hệ thống trên cơ
sở các nguyên tắc pháp lí nhất định.
Do yêu cầu điều chỉnh thống nhất pháp luật trong quản lí hành
chính nhà nước, các quy phạm phạm pháp luật tuy có số lượng lớn và
hiệu lực pháp lí khác nhau khác nhau song cần hợp thành một hệ thống.
Các phạm pháp luật hành chính do cơ quan nhà nước cấp dưới ban
hành phải phù hợp với nội dung và mục đích của quy phạm pháp luật do
cơ quan nhà nước cấp trên ban hành. Ví dụ (VD): UBNH thành phố Hà
Nội ban hành quyết định số 23/QĐ-UB về cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất phải căn cứ vào luật đất đai năm 2003, nghị định số
88/2009/NĐ-CP của chính phủ.Nếu không có sự phù hợp sẽ dẫn đến
mâu thuẫn, chồng chéo trong giải quyết vụ việc.
Các quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan hành chính nhà nước,
Chủ Tịch Nước,Tòa Án nhân dân, viện Kiểm Sát nhân dân ban hành
phải phù hợp với nội dung và mục đích của quy phạm pháp luật do cơ
quan quyền lực nhà nước cùng cấp ban hành. VD: chính phủ ban hành
nghị định số 34/2010/NĐ-CP về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ phải căn cứ vào pháp lệnh xử lí vi phạm hành
chính của UBTVQH và luật giao thông đường bộ của Quốc Hội.
3.Phân biệt quy phạm pháp luật hành chính với quy phạm pháp
luật Hiến Pháp
Quy phạm pháp luật hành chính và quy phạm pháp luật Hiến pháp mặc
dù đều là các quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra, thể hiện ý chí của
nhà nước nhưng chúng vẫn có những điểm khác biệt.
Một là về Chủ thể ban hành , Ở nước ta theo quy định của pháp
luật hiện hành thì các cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền ban
hành quy phạm pháp luật Hành chính có thể là chủ thể lập pháp hoặc
chủ thể quản lí hành chính nhà nước. Như vậy chúng ta thấy rằng chủ
thể ban hành quy phạm pháp luật hành chính khá nhiều như Quốc hội,
Chính phủ, Chủ tịch nước, Hội đồng nhân dân các cấp…Tuy nhiên, như
đã nói ở trên quy phạm pháp luật hành chính chủ yếu do cơ quan hành
chính nhà nước ban hành xuất phát từ chức năng quản lý hành chính nhà
nước. Còn quy phạm pháp luật Hiến pháp thì chủ yếu do Quốc Hội- cơ
quan quyền lực cao nhất ban hành thông qua Hiến pháp, luật, nghị
quyết. Theo khoản 1 điều 70 Hiến pháp 2013 thì Quốc hội có quyền “
làm hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp”.Theo khoản 1 điều 11 của luật
ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 cũng đã ghi nhận rõ rằng “
Quốc hội làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, việc soạn thảo, thông
qua, công bố Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp và trình tự thủ tục giải thích
Hiến pháp do Quốc hội quy định”.Bên cạnh đó quy phạm pháp luật
Hiến pháp còn được ban hành bởi những chủ thể khác có thẩm quyền
ban hành ra các văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng quy phạm luật
Hiến pháp. Ví dụ : pháp lệnh về nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Hội
đồng nhân dân và ủy ban nhân , Nghị định số 11/1998/NĐ-CP ngày
24/1/1998 về quy chế làm việc của Chính phủ…
Hai là về trình tự, thủ tục ban hành, xuất phát từ vị trí quan
trọng của Hiến pháp, quy phạm pháp luật Hiến pháp được ban hành theo
một trình tự, thủ tục rất đặc biệt theo thủ tục lập hiến . Điều 120 Hiến
pháp 2013 đã nói lên điều này “ Hiến pháp được thông qua khi có ít
nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc
trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định”. Nhưng đối với
quy phạm pháp luật Hành Chính thì không đặc biệt như vậy. Trình tự thủ
tục ban hành quy phạm pháp luật hành chính đã được quy định trong
luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 . Ví dụ đối với những
văn bản do tập thể ban hành như Nghị định của Chính phủ thì chỉ cần có
quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Bên cạnh đó, quy phạm
pháp luật hành chính phải được ban hành theo đúng trình tư, thủ tục do
pháp luật quy định và phải phù hợp với Hiến pháp.
Ba là về cấu trúc quy phạm. Quy phạm pháp luật hành chính hay
quy phạm pháp luật Hiến pháp đều có thể có ba bộ phận giả định, quy
định và chế tài. Trong nhiều trường hợp quy phạm hành chính có cả
phần chế tài và các bộ phận trong một quy phạm có thể nằm ở nhiều văn
bản khác nhau ví dụ khoản 1 điều 12 pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính
2002 quy định “ đối với mỗi vi phạm hành chính , cá nhân, tổ chức vi
phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây : a. Cảnh
cáo, b. phạt tiền” . Ở phần trên bộ phận quy định là “ vi phạm”, chế tài
là “ phạt tiền”. Nhưng đối với quy phạm pháp hiến pháp thì thường
không có bộ phận chế tài mà chỉ có phần giả định và quy định. Điều đó
xuất phát từ nội dung của Quy phạm Hiến pháp quy định về tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân… ví dụ khoản 1 điều 22 Hiến pháp 2013 quy định “ Công dân có
quyền có nơi ở hợp pháp” , khoản 1 điều 5 “Nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống
trên đất nước Việt Nam”…
Thứ tư là về đối tượng điều chỉnh, Quy phạm pháp luật Hành
chính điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực quản lí
hành chính nhà nước, những quan hệ chấp hành - điều hành theo
phương pháp mệnh lệnh đơn phương Các nhóm quan hệ xã hội mà quy
phạm pháp luật hành chính điều chỉnh gồm :các quan hệ phát sinh trong
quá trình các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp
hành – điều hành trên các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội ;các
quan hệ quản lí hành chính trong quá trình các cơ quan nhà nước xây
dựng và củng cố chế độ công tác nội bộ các cơ quan nhằm ổn định tổ
chức để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình ; các quan hệ quản lí
hành chính trong quá trình các cá nhân , tổ chức được nhà nước trao
quyền lực hoạt động quản lí hành chính nhà nước trong một số trường
hợp cụ thể do pháp luật quy định .Như vậy, quy phạm pháp luật hành
chính điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực quản lí
hành chính nhà nước .Trong khi đó, quy phạm pháp luật hiến pháp điều
chỉnh những nối quan hệ cơ bản và quan trọng nhất, gắn với xác định
chế độ chính trị, chế độ kinh tế, đời sống văn hóa – xã hội, quốc phòng –
an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước .Phạm vi điều chỉnh của quy phạm pháp luật hiến
pháp rất rộng liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và nhà
nước .Từ trên ta có thể thấy, quy phạm pháp luật hiến pháp rộng hơn quy
phạm pháp luật hành chính, quy phạm pháp luật hành chỉnh chỉ là cụ thể
hóa, chi tiết hóa quy phạm pháp luật hiến pháp .Đối tượng điều chỉnh
của quy phạm pháp luật hành chính là một trong lĩnh vực cụ thể mà quy
phạm pháp luật hiến pháp điều chỉnh .Nếu như quy phạm pháp luật hành
chính điều chỉnh tất cả các quan hệ trong lĩnh vực hành chính còn quy
phạm pháp luật Hiến pháp chỉ điều chỉnh những quan hệ cơ bản và quan
trong lĩnh vực đó.
Thứ năm, về hiệu lực pháp lý, Hiến pháp là đạo luật cơ bản của
quốc gia quy định những vấn đề cơ bản của đất nước và đặt ra những
nguyên tắc, nền tảng để xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất và đồng
bộ nên các quy phạm luật Hiến pháp có số lượng không lớn nhưng hiệu
lực pháp lí thì lại rất cao.Quy phạm pháp luật Hiến pháp chủ yếu được
quy định trong Hiến pháp- đạo luật cơ bản của nhà nước cho nên tất cả
các quy phạm pháp luật khác đều phải phù hợp với Hiến pháp, không
được trái với Hiến pháp. Trong khi đó, quy phạm pháp luật hành chính
có số lượng rất lớn và hiệu lực pháp lý thì rất khác nhau. Có những quy
phạm pháp luật hành chính có hiệu lực pháp lý trên phạm vi cả nước và
chung cho các nghành lĩnh vực nhưng cũng có những quy phạm chỉ có
hiệu lực đối với từng địa phương nhất định hoặc đối với từng ngành nhất
định. Ví dụ Pháp lệnh về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ nó chỉ có hiệu lực đối với giao thông đường bộ và
không có hiệu lực đối vớ các ngành khác.Quy phạm pháp luật hành
chính có tính ổn định không cao vì đại đa số các trường hợp quy phạm
pháp luật hành chính điều chỉnh các quan hệ xã hội của đời sống xã
hội.Mặt khác, quy phạm pháp luật hành chính thì phải phù hợp với quy
phạm pháp luật Hiến pháp.
Thứ sáu,về nội dung, quy phạm pháp luật Hiến pháp quy định về
chế độ chính trị, chế độ kinh tế,văn hóa-giáo dục, chính sách quốc
phòng-an ninh, khoa học và công nghệ.Những quy phạm quy định về hệ
thống, tính chất, vị trí cũng như nhiện vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của các cơ quan nhà nước, những quy định về quan hệ giữa các cơ quan
nhà nước với nhau, mối quan hệ giữa cơ quan quyền lực nhà nước với
cử tri. Như vậy ta thấy rằng quy phạm pháp luật Hiến pháp điều chỉnh
nhiều quan hệ xã hội nhưng nó chỉ mang tính chất chung nhất và không
cụ thể. Ví dụ: Khoản 3 điều 22 Hiến pháp 2013 quy định “ Việc khám
xét chỗ ở do luật định”. Ở khoản 3 này, quy phạm chỉ nói chung chung
về việc khác xét chỗ ở của công dân. Nếu như muốn biết pháp luật quy
định như thế nào thì chúng ta phải đọc luật tố tụng và các văn bản pháp
luật khác có liên quan. Còn đối với quy phạm pháp luật hành chính, Nội
dung của quy phạm pháp luật hành chính gồm: xác định thẩm
quyền quản lí hành chính nhà nước, quy định các quyền và nghĩa vụ
pháp lí hành chính của đối tượng quản lí hành chính Nhà nước, quy định
cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác của các cơ quan, tổ chức, cá
nhân trong quá trình thực hiện quản lí hành chính Nhà nước, quy
định thủ tục hành chính, quy định vi phạm hành chính, quy định các
biện pháp khen thưởng và cưỡng chế hành chính.Như vậy quy phạm
pháp luật hành chính điều chỉnh nhữ quan hệ xã hội liên qua tới quản lí
hành chính nhà nước. Quy phạm pháp luật hành chính tuy không điều
chỉnh rộng như quy phạm Hiến pháp nhưng nó lại là quy phạm quy định
một cách trực tiếp, cụ thể đối với chủ thể và đối tượng quản lí khác với
quy phạm luật Hiến pháp chỉ mang tính chung chung. Ví dụ : Nghị định
số 06/2010/ NĐ- CP quy định những người là công chức. Trong Nghị
định này, có những quy định cụ thể về căn cứ xác định công chức, công
chức trong các cơ quan nhà nước như trong cơ quan của Đảng cộng sản
Việt Nam, công chức trong cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện…
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Như vậy, chúng ta thấy rằng việc phân biệt giữa quy phạm hành
chính và quy phạm Hiến pháp là rất cần thiết. Quy phạm hành chính là
phương tiện chủ yếu để thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà
nước. Thông qua quy phạm hành chính, nhà nước không chỉ tác động
đến ý thứ của đối tượng quản lý nhằn đạt được những xử sự cần thiết mà
còn xác định phạm vi thẩm quyền, cách thức xử lý của các chủ thế quản
lí hành chính nhà nước. Bên cạnh đó, quy phạm hành chính là cụ thể của
quy phạm Hiến pháp và phải phù hợp với quy phạm Hiến pháp.Tuy
nhiên, với những đặc điểm riêng biệt của mình quy phạm hành chính
cho chúng ta có thể phân biệt rõ với quy phạm Hiến pháp với những tiêu
chí cụ thể, từ đó có thể xá định rõ vai trò của từng quy phạm trong hệ
thống pháp luật Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Trường đại học Luật Hà nội,Giáo trình luật hành chính Việt namNXB Công an nhân dân
2.Hiến pháp 2013
3.Trường đại học luật hà nội, Giáo trình luật Hiến pháp-NXB Công
an nhân dân
4.Nghị Định số 06/2010/NĐ-CP quy định những người là công
chức
5.Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lí luận nhà nước và pháp
luật-NXB Công an nhân dân.
6.Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008