Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đề cương Luận văn thạc sỹ: Trò chơi chọi gà trong văn hóa Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.55 KB, 10 trang )

DẪN NHẬP

1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa là một phạm trù rất rộng, hiện nay có rất nhiều quan niệm
về văn hóa. Theo Đào Duy Anh: “Người ta thường cho rằng văn hóa chỉ là
những học thuật tư tưởng của loài người, nhân thế mà xem văn hóa có tính
chất cao thượng đặc biệt. Thực ra không phải là như vậy. Học thuật tư
tưởng cố nhiên là ở trong phạm vi của văn hóa, nhưng phàm sự sinh hoạt
về kinh tế, về chính trị, về xã hội cùng hết thảy những phong tục tập quán
tầm thường lại là không phải ở trong phạm vi văn hóa hay sao? Hai tiếng
văn hóa chẳng qua là chỉ chung tất cả các phương diện sinh hoạt của loài
người cho nên ta có thể nói rằng: “Văn hóa tức là sinh hoạt”.
Còn theo nhà xã hội học, nhân văn hóa Pháp Jean Duvignaud trong
Những tiếng nói đã mất, ông cho rằng: “Văn hóa là một dụng cụ mà con
người sử dụng để thiết lập những giao lưu giữa những người sống thuộc
cùng thời đại, thuộc những tình huống khác nhau, giữa các giới tính, giữa
người sống với người chết, giữa vũ trụ với đời sống tâm thần”. F.Mayor
thì cho rằng: “Văn hóa là tổng thể các hoạt động sáng tạo trong quá khứ
và trong hiện đại, cấu thành nên một hệ thống giá trị truyền thống, thẩm
mỹ và lối sống, dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc của
mình”.
Như vậy, trò chơi chọi gà của người Việt đã nằm trong phạm vi văn
hóa khi nó chính “là sinh hoạt” của Đào Duy Anh, “là dụng cụ mà con
người sử dụng để thiết lập những giao lưu giữa những người sống cùng


2

thời đại” của Jean Duvignaud và là yếu tố cấu thành nên một hệ thống giá
trị truyền thống theo F.Mayor.
Ở nước ta, lễ hội rất đa dạng và phong phú trải rộng khắp đất nước


trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu, giá
trị riêng và luôn đi kèm với nó là các trò vui chơi giải trí mang lại niềm
hứng khởi cho mọi người khi tham gia lễ hội như thi hát quan họ, chọi
trâu, chọi gà, dệt vải, đấu vật, đánh đu...Trong đó chọi gà có thể vừa mang
tính giải trí, vừa là một hình thức nuôi dưỡng tinh thần thượng võ, chất
keo gắn kết tinh thần cộng đồng, nâng cao khả năng tư duy của con người
đã từng tồn tại trong một thời gian khá dài ở các hội làng xưa . Nó được
xem là trò chơi mang tính nghệ thuật khá cao đòi hỏi người chơi phải dày
công chăm sóc, tỉ mỉ vật chọi trong từng giai đoạn. Vì thế tôi chọn đề tài
“Trò chơi chọi gà trong văn hóa Việt (khảo sát trường hợp tỉnh Vĩnh
Long)” vì những lý do sau:
- Thứ nhất, về mặt khoa học mong muốn gìn giữ giá trị văn hóa trong
tính nghệ thuật, tinh thần thượng võ của chọi gà truyền thống.
- Thứ hai, hiện nay ở Vĩnh Long cũng như các nơi khác chọi gà đã
bị tệ nạn cờ bạc lợi dụng chủ yếu phục vụ cho việc ăn thua tiền làm mất đi
giá trị văn hóa của nó nên xã hội đang có cái nhìn tiêu cực về trò chơi này.
- Bản thân ngay từ nhỏ cũng là người đam mê tính nghệ thuật của trò
chơi chọi gà.
2. Mục đích nghiên cứu


3

- Luận văn hệ thống các nguồn tài liệu về trò chơi chọi gà truyền
thống – một trò chơi thuộc lĩnh vực văn hóa dân gian và trên cơ sở đó
nghiên cứu khảo sát thực trạng chọi gà hiện nay ở Vĩnh Long.
- Nêu những giải pháp bảo tồn và phát huy trò chơi chọi gà truyền
thống.
3. Lịch sử nghiên cứu về trò chơi chọi gà
- Đã có khá nhiều nghiên cứu về gà chọi truyền thống như Thú vui

tao nhã của nhà nghiên cứu phong tục Toan Ánh, Phong lưu cũ mới của
Vương Hồng Sển, Kinh nghiệm nuôi gà nòi của Việt Chương, Nguyễn Việt
Tiến, Nghệ thuật đá gà của Hồ Ngọc, Thú đá gà của Huỳnh Ngọc Trảng,
Bí quyết chọn & nuôi gà nòi – gà đá của Lê Quân, (2005), Bí truyền về
cách chọn và nuôi gà đá – gà chọi của Phan Kim Hồng Phúc, Kỹ thuật
nuôi gà chọi của Phong Sinh, Bí quyết chọn và nuôi gà đá của Xuân Tùng.
Những công trình trên đã nghiên cứu khá đầy đủ về thú chọi gà truyền
thống tuy nhiên tất cả đều tập trung đi vào việc hướng dẫn nghệ thuật
chơi, làm sao để chọn được gà hay, cách chăm sóc,…chứ chưa thể hiện
được giá trị văn hóa của trò chơi này. Ngoài ra cũng chưa có công trình
nào nghiên cứu về sự biến đổi của chọi gà hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về trò chơi chọi gà truyền thống và thực trạng chọi gà
hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu


4

So với các địa bàn khác thì thực trạng chọi gà hiện nay mang sự
tương đồng nhất định nên luận văn chủ yếu nghiên cứu trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long.
5. Đóng góp của đề tài
5.1. Về mặt khoa học
Đề tài tổng hợp về khía cạnh văn hóa của trò chọi gà truyền thống
đặt trong tương quan với các trò chơi dân gian nói chung và góp phần bổ
sung thêm những kiến thức về sự biến đổi của trò chơi chọi gà hiện nay ở
Vĩnh Long.
5.2. Về mặt thực tiễn

Đề tài sẽ là công trình có ý nghĩa mang tính cấp bách khi ngày nay
xã hội xem chọi gà bất cứ ở hình thức nào cũng như là một một tệ nạn,
góp phần nhìn nhận đúng đắn về chọi gà, về một trò chơi dân gian truyền
thống giúp rèn luyện tư duy, chí khí, giảm đi thành kiến của xã hội về
người đam mê chọi gà.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp hệ thống.
Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp so sánh lịch sử và so sánh đồng đại
Phương pháp điền dã
Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp nghiên cứu liên ngành


5

7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn chia thành ba chương viết:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Trò chơi chọi gà dân gian
Chương 3: Trò chơi chọi gà hiện nay ở Vĩnh Long
Tài liệu tham khảo
Phần phụ lục của luận văn có một số tranh ảnh minh hoạ.

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Hình tượng gà trong văn hóa Việt
1.1.1. Con gà - Đặc tính sinh học
1.1.2. Gà trong đời sống người Việt
- Con gà trong đời sống sinh hoạt vật chất

- Con gà trong đời sống tinh thần của người việt
1.2. Tổng quan về Vĩnh Long
1.2.1. Vị trí địa lý
1.2.2. Lịch sử
1.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.3. Trò chơi dân gian
1.3.1. Khái niệm trò chơi dân gian


6

1.3.2. Giới thiệu một số trò chơi dân gian ở Việt Nam
1.3.3. Các trò chơi dân gian ở Vĩnh Long
Tiểu kết Chương 1

Chương 2: TRÒ CHƠI CHỌI GÀ DÂN GIAN

2.1. Trò chơi chọi gà
2.1.1. Lịch sử
2.1.2. Mục đích
2.1.3. Chủ thể
2.1.4. Thời gian và không gian
2.2. Nghệ thuật chơi (Nghiên cứu tỉ mỉ, vận dụng cả thuyết âm
dương, ngũ hành trong việc chọn, cáp độ gà, sử dụng những bài thuốc cổ
truyền để để chăm sóc cho gà…).
2.2.1. Chọn gà
2.2.2. Chăm sóc gà
2.2.3. Ra trận
2.3. Tính nghệ thuật của chọi gà so với các trò chơi dân gian
khác

- So với chọi trâu, chọi chim.
Tiểu kết Chương 2


7

Chương 3: CHỌI GÀ HIỆN NAY Ở VĨNH LONG

3.1. Mục đích
3.1.1. Mục đích giải trí
3.1.2. Mục đích cá cược
3.2. Thời gian và không gian
3.2.1. Thời gian
3.2.2. Không gian
3.3. Chủ thể
3.3.1. Thành phần đam mê nghệ thuật chọi gà
3.3.2. Thành phần tham gia cá cược
3.4. Cách thức
3.4.1. Chọn gà
3.4.2. Chăm sóc
3.4.3. Ra trận


8

3.5. Hệ quả từ việc cá cược
3.5.1. Mất an ninh trật tự
3.5.2. Trộm cắp
3.5.3. Ảnh hưởng kinh tế
- Gia đình

- Xã hội
3.6. Một số giải pháp, khuyến nghị nhằm bảo tồn và phát huy giá
trị của trò chơi chọi gà dân gian
- Tăng cường triệt phá, xử lý nghiêm các tụ điểm đá gà ăn thua bằng
tiền.
- Cần tổ chức những hội thi gà chọi vào các dịp lễ tết giữa các ấp, xã,
huyện,… như thế có thể sẽ tạo thêm được một sản phẩm du lịch như chọi
trâu ở Đồ Sơn, đua bò ở Bảy Núi,…Đó cũng là sân chơi lành mạnh cho
những người đam mê chọi gà thực thụ.
Tiểu kết Chương 3

KẾT LUẬN


9

Danh mục tài liệu tham khảo
[1] Toan Ánh (2011), Thú vui tao nhã, NXB Trẻ.
[2] Đoàn Văn Chúc (2004), Văn hóa học, NXB Lao động.
[3] Việt Chương, Nguyễn Việt Tiến (2001), Kinh nghiệm nuôi gà nòi,
NXB
thành phố Hồ Chí Minh.
[4] Hồ Ngọc (2002), Nghệ thuật đá gà, NXB Đà Nẵng.
[5] Phan Kim Hồng Phúc (2005), Bí truyền về cách chọn và nuôi gà đá –



10

chọi, NXB Đà Nẵng.

[6] Lê Quân (2011), Bí quyết chọn & nuôi gà nòi – gà đá, NXB Thời Đại.
[7] Lê Chí Quế (2001), Văn hóa dân gian – khảo sát và nghiên cứu, NXB
Đại
học Quốc gia.
[8] Vương Hồng Sển (1998), Phong lưu cũ mới, NXB thành phố Hồ Chí
Minh.
[9] Phong Sinh (2010), Kỹ thuật nuôi gà chọi, NXB Văn hóa thông tin.
[10] Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở Văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục.
[11] Huỳnh Ngọc Trảng (1990), Thú đá gà, NXB thành phố Hồ Chí Minh.
[12] Xuân Tùng (2010), Bí quyết chọn và nuôi gà đá, NXB Văn hóa thông
tin.
[13] Trần Quốc Vượng (2000), Văn hóa Việt Nam – tìm tòi và suy ngẫm,
NXB
Văn học.



×