Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu luận: VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ TỰ ĐIỀU CHỈNH VĂN HÓA NÔNG THÔN TRONG MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.35 KB, 12 trang )

1

VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ TỰ ĐIỀU CHỈNH
VĂN HÓA NÔNG THÔN TRONG MÔI TRƯỜNG
ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ VĨNH LONG
_____________

A-

1-

PHẦN MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế hiện nay, sự phát triển đô thị đóng vai trò quyết định trong việc phát
triển đất nước. Đô thị là trung tâm có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của
cả nước hay của một vùng lãnh thổ tự nhiên. Đô thị có chức năng tổng hợp về nhiều mặt
như hành chính, chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế (công nghiệp, dịch vụ du lịch
nghỉ mát), đào tạo, nghiên cứu, khoa học kỹ thuật. Đô thị còn là nơi tập trung dân cư với
quy mô lớn tại một khu vực địa dư cụ thể trong đó người ta hỗ trợ nhau một cách thường
xuyên và sòng phẳng thông qua các hoạt động kinh tế của khu vực đó. Đô thị cũng là
nơi có cơ hội để có được một môi trường sống đa dạng và nhiều kiểu sống khác nhau…
Nên đô thị hoàn toàn khác biệt so với nông thôn, nơi có mật độ dân cư không lớn, sự hỗ
trợ trong hoạt động kinh tế giữa các cư dân không thường xuyên và ở đó không có một
môi trường sống đa dạng với nhiều kiểu sống khác nhau như ở đô thị. Mỗi làng quê của
nông thôn không phải là một hệ thống phức tạp, hoạt động mạnh và biến đổi nhanh như
đô thị.
Tuy nhiên tất cả các đô thị ở nước ta nói chung, thành phố Vĩnh Long nói riêng đều
hình thành trên một Việt Nam thuần nông và những yếu tố văn hóa nông thôn vẫn còn
tồn tại là một điều dễ hiểu. Điều quan trọng là phải nhận ra nó, không nên đả phá văn


hóa nông thôn, chỉ trích nó như một thứ hủ bại làm hư hỏng thành phố, làm rào cản cản
trở những điều mới mẻ hình thành mà phải điều chỉnh trên cơ sở tự điều chỉnh của nó
một cách thận trọng tạo nên thành phố Vĩnh Long chuẩn đô thị trong tương lai.
2-

Tổng quan về đề tài

Về văn hóa đô thị và quá trình tiếp biến văn hóa trong đô thị đến nay đã có nhiều bài
viết và công trình được công bố, trong đó đơn cử hai bài viết: “Tiếp cận văn hóa đô thị”
của Tôn Nữ Quỳnh Trân tham luận Hội thảo Văn hóa đô thị, 2002 và “Vai trò điều chỉnh
của văn hóa đô thị” của Nguyễn Thế Cường.


2

Bài viết “Tiếp cận văn hóa đô thị” của Tôn Nữ Quỳnh Trân có nội dung xác định đô
thị là một thực thể sinh động với nhiều tính chất đặt thù như tính mở, thoáng, tính bao
dung, tiếp biến chuyển hóa tinh hoa… Trong tính tiếp biến và chuyển hóa tinh hoa , tác
giả viết “Đô thị là nơi quy tụ của nhiều luồng nhập cư từ nơi khác đến. Những luồng
nhập cư mang theo hành trang văn hóa của mình, cọ xát với văn hóa tại chỗ, tìm được
chỗ đứng và cùng cộng sinh trong không gian đô thị”. Chính yếu tố tìm chỗ đứng và
cùng cộng sinh của văn hóa là một yếu tố tiếp biến văn hóa để thích nghi với môi trường
mới. Cùng đề cập đến vấn đề này, tác giả Nguyễn Thế Cường khi viết bài “Vai trò điều
chỉnh của văn hóa đô thị” đã dùng lý thuyết hệ thống để phân tích sự phức tạp của đô thị
và văn hóa đô thị. Theo tác giả, sự phức tạp ấy đều có một qui luật nhất định của nó, và
nó luôn có sự tương tác lẫn nhau trong phát triển. Khi có yếu tố nào đó thay đổi thì cả hệ
thống sẽ thay đổi theo và như thế thì yếu tố tự điều chỉnh sẽ diễn ra.
Vẫn đề cập đến vấn đề tự điều chỉnh, nhưng bài luận này không đề cập đến tất cả
các lĩnh vực của đô thị mà chỉ giới hạn ở khía cạnh văn hóa. Chủ yếu sử dụng thuyết
Giao lưu tiếp biến văn hóa để nói lên vai trò tự điều chỉnh văn hóa trong quá trình tiếp

xúc và đối lập giữa hai yếu tố văn hóa khác nhau (văn hóa nông thôn và văn hóa đô thị)
ở đô thị. Địa bàn nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi của đô thị thành phố Vĩnh
Long. Nội dung của bài viết đề cập đến ba vấn đề:
- Văn hóa đô thị và văn hóa nông thôn - những vấn đề lý luận.
- Tiếp xúc giữa văn hóa nông thôn – văn hóa đô thị và sự đối lập giữa hai luồng văn
hóa ở thành phố Vĩnh Long.
- Tiếp biến văn hóa và tự điều chỉnh văn hóa nông thôn trong đô thị.

B- NỘI DUNG
1-

Đô thị và nông thôn – những vấn đề lý luận

1.1 – Văn hóa đô thị và văn hóa nông thôn
Văn hóa là sản phẩm do con người tạo ra, và nếu được tạo ra trong môi trường nào
thì nó mang giá trị của môi trường đó. Văn hóa đô thị và văn hóa nông thôn cũng vậy, là
hai phạm trù được xác định bởi giá trị trong môi trường của nó. Nhưng, hai phạm trù
này đến nay vẫn chưa được các nhà khoa học đưa ra những quan điểm thống nhất do có
sự tiếp cận dưới những góc độ của từng chuyên môn khác nhau, nhất là đối với văn hóa
đô thị. Do đó, nhà kiến trúc quan niệm văn hóa đô thị khác với nhà ngôn ngữ học và
cũng không giống với nhà đô thị học.


3

Các nhà kiến trúc quan niệm văn hóa đô thị là trạng thái xã hội hướng tới cái chân –
thiện – mỹ trong đời sống đô thị. Văn hóa đô thị là văn hóa của môi trường sản xuất
công nghiệp và dịch vụ, khác với văn hóa nông thôn của môi trường sản xuất nông
nghiệp. Nhà ngôn ngữ cho rằng văn hóa đô thị là tập hợp nhiều lớp văn hóa khác nhau
và ngôn ngữ đô thị cũng là một trong những lớp văn hóa hợp thành văn hóa đô thị. Nhà

đô thị đưa ra ý kiến văn hóa đô thị là sự tập hợp của hai dạng thức văn hóa là văn hóa
hiển thị hay văn hóa chính thức và văn hóa ẩn. Văn hóa hiển thị là đường sá, nhà ở, hệ
thống giao thông, công viên cửa hàng…; còn văn hóa ẩn là tập hợp các hành vi, thói
quen, phong tục… hiện diện trong mỗi cộng đồng cư dân đô thị; Văn hóa đô thị là tập
hợp những tính chất cơ bản đặc thù trong cuộc sống cộng đồng như tính mở, thoáng;
tính bao dung và tiếp biến, chuyển hóa tinh hoa ngoại sinh; trình độ tri thức; tính đa
chủng, đa văn hóa, đa tôn giáo…. Nhìn chung văn hóa đô thị là một hệ thống phức hợp
được tạo nên bởi con người đô thị, trong đó hàm chứa nhiều yếu tố mang tính đặc thù
của đô thị như công nghiệp, dịch vụ, công thự, hệ thống giao thông phức tạp, công viên,
cửa hàng… mà vùng nông thôn không có được.
Còn văn hóa nông thôn được xác định như một phạm trù của văn hóa truyền thống
và mang ý nghĩa của văn hóa truyền thống. Do bởi, văn hóa truyền thống được hun đúc
từ những thành quả lao động của cha ông trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước
từ nền tảng làng xã nông thôn. Văn hóa truyền thống là những biểu hiện của các mối
quan hệ, các phong tục, các luật lệ, hương ước… được xây dựng tự bao đời trong cuộc
sống nông thôn. Nói đến văn hóa truyền thống hay văn hóa nông thôn là nói đến truyền
thống ứng xử xã hội của dân tộc. Truyền thống này được thể hiện qua triết lý sống của
cộng đồng và trở thành quan niệm sống, quan niệm lý giải cuộc sống và cũng trở thành
lối sống, nếp sống, lối hành xử của cộng đồng thông qua các mối quan hệ giữa con
người với con người và giữa con người với môi trường tự nhiên. Trong cách ứng xử về
cuộc sống xã hội đó, văn hóa nông thôn cũng chứa đựng các tính chất cơ bản của cuộc
sống người nông dân.
Như vậy, văn hóa nông thôn được hình thành trong môi trường làng xã nông nghiệp
nên những giá trị cơ bản của nó khác với văn hóa đô thị.
Chính sự khác biệt về những giá trị nêu trên, nên khi gặp nhau đã tạo ra sự giao lưu
và lâu dần dẫn đến sự tiếp biến văn hóa trong quá trình phát triển đô thị ở thành phố
Vĩnh Long.
1.2 Sự biến đổi văn hóa truyền thống từ xã hội nông nghiệp truyền thống
sang xã hội đô thị - công nghiệp là một tất yếu
Một xã hội đô thị là một không gian hoặc mật độ dân cư hoặc thương mại

hoặc các hoạt động khác trong khu vực theo thời gian. Công nghiệp là quá trình nâng


4

cao tỷ trọng trong toàn bộ các ngành kinh tế của một vùng kinh tế hay một nền kinh
tế. Đó là tỷ trọng về lao động, về giá trị gia tăng, v.v..
Sự chuyển biến từ xã hội nông nghiệp truyền thống sang một xã hội đô thị công nghiệp là quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội ở một cộng đồng người từ nền
kinh tế truyền thống với mức độ tập trung của doanh nghiệp tư nhân nhỏ hay kinh tế
gia đình riêng lẽ sang nền kinh tế công nghiệp và công nghiệp hóa là một phần của
quá trình hiện đại hóa. Sự thay đổi đi theo các quá trình đô thị hóa bao gồm: Sự mở
rộng tự nhiên của dân cư hiện có; thông thường quá trình này không phải là tác nhân
mạnh vì mức độ tăng trưởng dân cư tự nhiên của thành phố thường thấp hơn nông
thôn. Sự chuyển dịch dân cư từ sự hình thành đô thị ở khu vực nông thôn, hoặc là sự
nhập cư đến đô thị.
Đô thị hóa làm ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến
số lượng, chất lượng dân số đô thị. Quá trình này còn làm thay đổi nhu cầu sử dụng
đất đô thị và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của vùng và quốc gia. Từ đó
ngay từ thời xưa, người ta đã nhận ra rằng không có công nghiệp thì kinh tế không
giàu lên được. Thông qua công nghiệp hóa, các nguồn lực được phân bổ nhiều hơn
cho khu vực công nghiệp là khu vực mà năng suất lao động được nâng cao nhanh
chóng, nhờ đó kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh hơn. Tuy nhiên, cùng với các chu kỳ đầu
tư thiết bị, kho, công nghiệp hóa làm cho chu kỳ kinh tế trở nên rõ nét hơn. Khi công
nghiệp với đặc trưng sản xuất quy mô lớn (sản xuất hàng loạt) phát triển, nó sẽ cần
nhiều đầu vào hơn và cần thêm thị trường tiêu thụ, nên công nghiệp hóa làm
cho thương mại nội địa lẫn thương mại quốc tế phát triển. Công nghiệp phát triển thu
hút nhiều lao động hơn, làm tăng thu nhập cho họ nhưng cũng dễ làm họ mất việc
hơn vào những lúc suy thoái kinh tế hay xí nghiệp phá sản. Đây cũng là một tất yếu
cần thiết nhất của sự chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp sang xã hội đô thị- công
nghiệp.

Như vậy, đô thị hóa góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thay đổi sự phân bố dân cư, khu vực nhóm
dân cư nông thôn dần dần bị đẩy lùi khỏi địa bàn dân cư đô thị, làm thay đổi đất sản
xuất thành những mặt bằng xây dựng các dịch vụ như nhà nghỉ, điểm ca hát khu vui
chơi giải trí, khu du lịch…. Các đô thị không chỉ là nơi tạo ra nhiều việc làm và thu
nhập cho người lao động mà còn là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là
nơi sử dụng lực lượng lao động có chất lượng cao, cơ sở kĩ thuật hạ tầng cơ sở hiện
đại có sức hút đầu tư mạnh trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, Đô thị hóa cũng
làm cho sản xuất ở nông thôn bị đình trệ do lao động chuyển đến thành phố, chuyển
đến những nơi đô thị tập trung đông dân với nhiều loại hình dịch vụ phục vụ nhu cầu
của xã hội. Làm choThành thị phải chịu áp lực thất nghiệp, quá tải cho cơ sở hạ tầng,
ô nhiễm môi trường sống, an ninh xã hội không đảm bảo, các tệ nạn xã hội…do vậy
một xã hội muốn phát triển nền kinh tế bắc buộc phải chuyển từ nông nghiệp sanng
công nghiệp – đô thị và dịch vụ.


5

Công nghiệp hóa là yếu tố căn bản chuyển biến từ xã hội nông nghiệp thành xã
hội hiện đại hóa là một quá trình mở, liên tục và không giới hạn, không mang tính
chất tĩnh, không là thành tựu "làm một lần xong ngay". Hiện đại hóa, đô thị hóa là
việc làm liên tiếp nhiều thế hệ, mang nhiều diện mạo khác nhau, và cũng tạo ra
những kết quả khác nhau. Ðây là những thách thức lớn đối với công cuộc bảo tồn văn
hóa truyền thống.
Nền văn hóa đô thị, văn minh đô thị, công nghiệp dịch vụ và thương mại
không có ở nước ta, nó bị đức đoạn từ đời này sang đời khác, khi chuyển từ triều đại
này sang triều đại khác thì văn hóa, văn minh triều đại trước bị biến mất, do vậy
chúng ta không thể xác định được văn hóa bản địa. Ngoài ra ra nền văn hóa ở nước ta
là nền văn hóa tiếp biến, do lịch sử việt nam là bị chiến tranh xâm lược và chống
chiến tranh, chống sự xâm lược của các nước khác; từ đó kéo theo các nền văn hóa,

văn minh của các nước khác vào Việt Nam và quá trình tiếp nhận có chọn lọc và biến
thành nền văn hóa bản sắc của chúng ta. chính vì vậy mà nền văn hóa đô thị, văn
minh đô thị, công nghiệp dịch vụ và thương mại nhu nhập từ nơi khác đến, nó diễn ra
trên qui mô nào tốc độ nào là lệ thuộc vào quá trình nhu nhập và tiếp nhận của của
chúng ta. cho đến ngày nay
Trong những thay đổi tiện nghi hơn về điều kiện sống, con người trong xã hội
hiện đại dễ chấp nhận sự thay thế các yếu tố văn hóa truyền thống bằng các nhân tố
mới, nét văn hóa mới. Trước luồng gió hiện đại hóa, đô thị hóa tốc độ cao với những
sự hấp dẫn nhiều lúc không cưỡng nổi, sự chống cự của các giá trị truyền thống
dường như trở nên yếu ớt, thậm chí bị lãng quên. Diện mạo xã hội thay đổi nhanh,
thậm chí từng ngày, từng giờ. Những sản phẩm vật chất của cộng đồng như các công
trình xây dựng, các di tích lịch sử văn hóa, khung cảnh làng xã, đô thị được hình
thành qua cả một thời gian dài của lịch sử ít được quan tâm hơn, có thể bị lãng quên
tronng tiềm thức của xã hội hiện đại.
Như vậy thách thức của hiện đại hóa, đô thị hóa đối với bảo tồn di sản văn hóa
là rất lớn. Tuy nhiên, cần bình tĩnh nhìn nhận, phân tích một cách đầy đủ hơn về tác
động của hiện đại hóa, đô thị hóa. Đô thị hóa có thể coi là nhu cầu tự nhiên, tất yếu
của sự phát triển kinh tế xã hội. Vấn đề là làm sao để quá trình đô thị hóa diễn ra một
cách hữu cơ với những cái đã có và đang tồn tại để có thể cùng phát triển một cách
bền vững. Thật ra luồng gió của đô thị hóa có thể làm thay đổi nhanh diện mạo của
một khu vực nào đó, song nó không thể dễ dàng và nhanh chóng làm đổi thay cách
sống, cách nghĩ của cộng đồng nơi đó, có nghĩa là đô thị hóa không dễ tác động đến
mức làm thay đổi ngay được văn hóa truyền thống; nếu chúng ta biến cách thức hiện,
có chủ trương đúng đăn và hợp lý. Hiện đại hóa gắn liền với công nghiệp hóa tạo ra
cơ sở vật chất, hạ tầng xã hội tốt hơn. Hiện đại hóa tạo điều kiện cho những suy nghĩ
rộng mở, tự do hơn. Tất cả cái đó tạo điều kiện tốt và thuận lợi để thực hiện mọi hoạt
động xã hội trong đó có hoạt động bảo tồn văn hóa truyền thống. Ðặc biệt, trong làn
sóng hiện đại hóa mà ngày nay cùng với nó là toàn cầu hóa, những giá trị truyền
thống, bản sắc vùng miền hay cộng đồng lại càng trở nên nổi bật hơn. Trong các sản



6

phẩm du lịch của các quốc gia khác nhau, những vấn đề về phương tiện đi lại, tiện
nghi ăn ở, dịch vụ đã trở nên đồng nhất, nhưng cái khác biệt nổi lên của từng sản
phẩm là văn hóa đặc trưng của mỗi quốc gia, mỗi địa phương - văn hóa truyền thống.
Thực tế ở Việt Nam có nhiều giải pháp về bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử,
văn hóa truyền thống như: Khu phố cổ Hội An với những giá trị lịch sử, văn hóa đặc
sắc đã từng là một thị xã hẻo lánh chẳng mấy ai quan tâm, một vùng đất bị "bỏ quên",
trở nên "hiu hắt" mặc dù rất gần thành phố Ðà Nẵng sôi động, mới mẻ (sau chiến
tranh) và bãi biển Non Nước hấp dẫn mọi người. Vào những năm 80 của thế kỷ trước
nó được đánh thức bởi Tiểu ban hợp tác Việt Nam - Ba Lan làm công tác bảo tồn
trùng tu di tích. Từ đó Hội An được quan tâm đặc biệt, đến năm 1999 được công
nhận là Di sản thế giới, nay trở thành điểm đến hấp dẫn đối với mọi người từ khắp
nơi trong và ngoài nước. Ðể được như ngày nay, ngoài nỗ lực của chính quyền địa
phương và hoạt động của các nhà chuyên môn về bảo tồn di sản, vai trò của người
dân sở tại là hết sức quan trọng. Từng người Hội An hiểu rằng mảnh đất của họ, ngôi
nhà của họ được mọi người "đến với", cuộc sống của họ được giàu lên là nhờ Hội An
được biết đến là một di sản thế giới, được quản lý và tổ chức các hoạt động theo
hướng bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử văn hóa. Người Hội An đồng thuận, ủng hộ,
hồ hởi chấp hành các quy định của chính quyền và chung sức cùng Nhà nước trong
các chương trình bảo tồn và phát triển.
Mỗi phương thức sản xuất của xã hội công nghiệp hóa – đô thị hóa và dịch vụ
nhất định có một cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng, lực lượng sản xuất phù hợp với
trình độ kỹ thuật (công nghệ) tương ứng; chuyển từ lao động bằng tay với nhũng
công cụ cụ thô sơ sang lao động bằng may móc công nghệ cao phù hợp với loại hình
sản xuất công nghiệp hiện đại; mà lực lượng lao động xã hội sử dụng để sản xuất ra
của cải vật chất đáp ứng nhu cầu xã hội.
Một số giải pháp để đẩy mạnh công nghiệp hóa – đô thị hóa và dịch vụ; phát
triển kinh tế đất nước:

Gia tăng nhanh quá trình hiện đại hóa nền nông nghiệp phù hợp với điều
kiện tự nhiên, sinh thái của từng vùng và từng loại sản phẩm. Như vậy mới rút
được lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp mà vẫn bảo đảm nông nghiệp đáp ứng
được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ngày càng gia tăng.
Phát triển các làng nghề truyền thống để khai thác các tiềm năng kinh tế của
các địa phương và phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thu hút đầu tư của mọi thành phần
kinh tế vào phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn với những chính sách
ưu đãi như: đất đai, thuế, tín dụng...
Chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác; từng
bước tăng quỹ đất canh tác cho mỗi lao động nông nghiệp; mở rộng quy mô sản
xuất, tăng việc làm và thu nhập cho dân cư nông thôn.


7

Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế nông thôn phải đặt trong điều kiện của
kinh tế thị trường, tránh chủ quan duy ý chí; chú ý tới các yếu tố khách quan như khả
năng về vốn, tổ chức quản lý, công nghệ và điều kiện thị trường.
Công nghiệp hóa – đô thị hóa và dịch vụ đòi hỏi phải trang bị kỹ thuật cho các
ngành của nền kinh tế theo hướng hiện đại. Do đó phát triển kinh tế nông thôn trong
điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải đẩy mạnh ứng dụng của tiến bộ
khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.
Phát triển hệ thống siêu thị, chợ nông thôn và cửa hàng thương mại ở những
nơi phù hợp. Mở rộng mặt hàng và thị trường xuất khẩu. Xây dựng mô hình du lịch
cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích lịch sử, bản sắc văn hóa
của dân tộc.
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp cách mạng của quần
chúng, trong đó lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ, khoa học quản lý và công
nhân lành nghề đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Trong quá trình phát triển công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi phải có đầy đủ nguồn nhân lực về số lượng, đảm bảo
về chất lượng và có trình độ cao. Để đáp ứng đòi hỏi đó phải coi trọng con người và
đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển kinh tế. Phải coi việc đầu tư cho
giáo dục đào tạo là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, giáo dục và
đào tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu.
Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại: Ngày nay cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ với xu hướng toàn cầu hoá kinh tế đang tạo ra mối liên hệ và sự phụ thuộc
lẫn nhau giữa các nền kinh tế của các nước. Do đó việc mở rộng quan hệ kinh tế giữa
nước ta với các nước khác trở thành một tất yếu, tạo ra khả năng và điều kiện để các
nước chậm phát triển tranh thủ vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm tổ chức quản lý... để đẩy
nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quan hệ kinh tế đối ngoại càng mở
rộng và có hiệu quả bao nhiêu, thì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá càng
thuận lợi và nhanh chóng bấy nhiêu.
2- Tiếp xúc văn hóa nông thôn - đô thị và sự đối lập của hai luồng văn hóa tại
thành phố Vĩnh Long
Đô thị thành phố Vĩnh Long được thành lập vào năm 2009, là một đô thị trẻ. Tuy
nhiên trong quá trình phát triển,thành phố có tốc độ phát triển khá nhanh. Trong quá
trình phát triển, thành phố Vĩnh Long đã trở thành nơi thu hút nguồn nhân lực của các
huyện, thị trong tỉnh và của các tỉnh khác, dẫn đến quá trình nhập cư ngày một tăng. Do
hoạt động nông nghiệp trong những năm gần đây không mang lại hiệu quả nên lao
động đã đổ vào thành phố để kiếm việc làm. Họ mang theo văn hóa nông thôn vào
trong cuộc sống đô thị. Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở
những khu vực nông thôn ngoại thành của thành phố đã làm cho yếu tố văn hóa nông


8

thôn không chuyển hóa kịp và mặc nhiên nó trở thành một bộ phận tồn tại trong cuộc
sống đô thị.
Sự xuất hiện của văn hóa nông thôn trong đô thị đã góp phần tạo nên sự đa dạng

trong văn hóa đô thị; có những nơi yếu tố văn hóa nông thôn lại điểm tô thêm vẻ đẹp của
văn hóa đô thị Vĩnh Long, như việc xây dựng mối quan hệ xóm giềng tương thân, tương
ái trong cuộc sống năng động của đô thị. Tuy nhiên, sự hiện diện của văn hóa nông thôn
cũng đã tạo ra sự đối lập với văn hóa đô thị đang tồn tại. Sự đối lập đó được biểu hiện
trong tâm lý của người dân qua các lĩnh vực như không gian kiến trúc, quan hệ giữa
người với người, lối sống,…
Về không gian kiến trúc, ở khu vực nông thôn, đất rộng - người thưa, không gian
sinh hoạt luôn thoáng mát. Người dân có thể xây cất nhà cửa rộng rãi theo ý thích của
mình và có thể xoay theo những hướng tùy thích. Kiểu dáng của những ngôi nhà ở
nông thôn rất đa dạng, với các loại hình kiến trúc như nhà ba gian, cửa rống, chữ
đinh, xếp đội, nọc ngựa… là những kiểu nhà truyền thống và cũng là những biểu
trưng của văn hóa nông thôn. Người nông thôn thường không coi trọng kiểu kiến trúc
nhà cửa đồ sộ, lộng lẫy, bề thế mà coi trọng lối ứng xử của con người với môi trường
tự nhiên, coi trọng sự hòa hợp với ngoại cảnh, với sông nước, cây cỏ… nên đã áp
dụng điều này vào trong cảnh quan kiến trúc, với bố cục “sân trước, vườn sau”. Tuy
nhiên, những yếu tố này khi đưa vào đô thị thì hoàn toàn không phù hợp, vì không
gian của đô thị không rộng rãi như nông thôn và cảnh quan kiến trúc phải được xây
dựng thống nhất theo khuôn khổ nhất định. Những ngôi nhà trong đô thị thường được
xây theo một mô hình quy hoạch tổng thể và thường có chung một kiểu dáng là nhà
hình ống, nằm sát bên nhau theo một hướng nhất định, không có không gian của bề
ngang mà chỉ hướng đến chiều cao. Chính sự khác biệt này mà khi sống tại thành
phố, nhất là tại các khu vực đang trong quá trình đô thị hóa, người nhập cư vẫn theo
lối ứng xử về không gian kiến trúc ở nông thôn nên đã vô hình chung góp phần phá
vỡ lối quy hoạch tổng thể của kiến trúc đô thị. Điều này được nhìn thấy một cách khá
rõ nét tại các khu vực vùng ven .
Ở những khu vực này trong những năm gần đây trở thành nơi tập trung đông của
dân nhập cư. Nơi đây chưa có các quy hoạch tổng thể, nên người nhập cư xây cất những
căn nhà bất hợp pháp trên những khu đất nông nghiệp được mua lại của người dân tại
chỗ. Những căn nhà này được xây theo khả năng của từng gia đình nên có những ngôi
nhà lớn, rộng rãi, nhưng cũng có những ngôi nhà nhỏ hẹp, chật chội…; vì chưa có qui

hoạch tổng thể nên việc chọn hướng của các ngôi nhà cũng không theo qui định cụ thể
mà theo quan niệm của từng người; kiến trúc xây dựng cũng không đồng nhất, có nhà
được xây theo hình khối nhiều tầng, vươn lên chiều cao, nhưng cũng có nhà được xây
rộng theo chiều ngang, hoặc theo hình ống… Do đó, cảnh quan kiến trúc ở những khu
vực này hoàn toàn đối lập với những khu vực đô thị hoàn chỉnh. Xu hướng đối lập này


9

đang ngày một gia tăng, nhất là khi quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện
nay.
Về quan hệ giữa người với người, trong làng xã nông thôn, hầu hết cư dân có cùng
một sinh hoạt sản xuất, cùng sinh hoạt văn hóa, các giao tiếp chủ yếu diễn ra trong
khuôn khổ của cộng đồng làng xã nên tính cộng đồng cao và hầu như mọi người đều có
các mối quan hệ ràng buộc với nhau trong cộng đồng. Cách xử sự trong cuộc sống của
họ đa phần dựa trên tình cảm, tính khoan dung của tình chòm xóm “tối lửa tắt đèn có
nhau”. Nhưng, đô thị là sự hợp thành của các bộ phận dân cư, đa phần đều không cùng
nguồn gốc. Họ sống trong môi trường đòi hỏi sự cạnh tranh cao, cần năng động trong
việc mưu sinh, nên các mối quan hệ xóm giềng không được thiết lập chặt chẽ như ở
nông thôn. Do đó, cách xử sự của người đô thị luôn “sòng phẳng” theo nguyên tắc vay
trả của cuộc sống, ít xen lẫn yếu tố tình cảm. Nếu như ở nông thôn, các mối quan hệ
giữa người với người diễn ra dựa trên yếu tố tình cảm, khoan dung, thì ở đô thị mối quan
hệ này dựa trên những nguyên tắc rõ ràng. Họ không đặt các mối quan hệ một cách tràn
lan mà chỉ tập trung vào những mối quan hệ đem đến những lợi ích trong cuộc sống của
họ. Do đó, mối quan hệ của người đô thị thường theo chiều sâu, theo chuyên môn và
được xây dựng trên tính chất cá nhân, ít có yếu tố cộng đồng hoặc huyết thống xen vào.
Do sự khác biệt trên nên khi văn hóa nông thôn du nhập vào đô thị đã vô hình tạo ra
mâu thuẫn trong quan hệ. Mâu thuẫn này biểu hiện mạnh ở những khu vực có người
nhập cư sinh sống đông. Một số người ở nông thôn đến tạm trú đi làm, tối về ngủ tại
những căn phòng nhỏ hẹp. Lúc đầu họ sống khá kép kín và chưa có mối quan hệ nào rõ

ràng. Nhưng về sau số người tạm trú ngày một tăng dần. Những người mới đến chính là
bà con, dòng họ của những người đã đến từ trước và họ sống gần với nhau. Từ đó, các
mối quan hệ về cộng đồng, huyết thống của nhóm người này dần được biểu hiện rõ nét
hơn. Họ giúp đỡ nhau trong công việc, người đi trước hướng dẫn người đi sau, các mối
quan hệ dần trở thành hệ thống, giống với hệ thống của các mối quan hệ truyền thống
trong một làng hay khu vực ở nông thôn. Các mối quan hệ này không diễn ra rộng rãi,
chỉ bó hẹp trong phạm vi của một nhóm người đồng hương hoặc cùng dòng họ. Những
người này rất đoàn kết với nhau. Họ liên hệ với nhau rất chặt chẽ, thường xuyên tổ chức
ăn uống vào buổi tối, trao đổi kinh nghiệm công việc và sẵn sàng giúp đỡ, bênh vực lẫn
nhau khi một ai đó trong nhóm bị ức hiếp.
Cách sống và xây dựng mối quan hệ như trên của những người này phần nào đã trở
nên tách biệt và đối lập với các mối quan hệ của người dân đô thị và làm cho người đô
thị cảm thấy e dè, không muốn đụng chạm hay tiếp xúc với những người này, ngoại trừ
những người cho thuê phòng. Từ đó, mặc nhiên đã tạo ra mâu thuẫn trong các mối quan
hệ trong cuộc sống. Sự mâu thuẫn này tuy chỉ diễn ra ngấm ngầm, nhưng cũng phần nào
tạo nên sự ức chế trong cuộc sống của người đô thị lẫn người nhập cư, vì họ luôn cảm
thấy có sự khác biệt đang diễn ra trong cộng đồng cùng khu vực cư trú.


10

Về lối sống, người nông thôn thường có lối sống thuần nhất gắn liền với cuộc sống
nông nghiệp, họ có thể chăn nuôi gà, vịt,.. trong những khuôn viên nhỏ hẹp để ăn thức
ăn thừa của họ hoặc xin của các quán ăn. Họ hay tự mãn với những gì mình đang có,
không muốn chia sẻ với người khác và cũng không muốn tiếp nhận của người khác nên
trong cuộc sống ít chịu thay đổi. Trái lại, người đô thị có lối sống không thuần nhất, do
có sự kết hợp, xen kẽ của nhiều nhóm dân cư khác nhau. Người đô thị luôn cởi mở, đón
nhận những yếu tố mới và rất năng động trong việc chọn lọc những yếu tố văn hóa thích
hợp để làm phong phú thêm cho cuộc sống. Do đó, lối sống của người đô thị luôn tiếp
biến và thay đổi, tạo ra sự khác biệt khá rõ ràng với lối sống nông thôn.

Chính sự khác biệt này sẽ tạo nên thế đối lập về lối sống ngay từ những ngày đầu
sống ở môi trường đô thị. Sự đối lập được biểu hiện ngay trong cuộc sống của người
nhập cư. Thay vì mở rộng quan hệ với bên ngoài để tìm sự giúp đỡ trong công việc thì
họ lại co cụm với nhau bằng những mối quan hệ đã có từ trước, không tiếp nhận những
mối quan hệ mới và cũng không muốn mối quan hệ đã có bị phá vỡ. Do đó, trong cuộc
sống hiện tại của họ, ngoài những người trong cùng một nhóm, họ không có mối quan
hệ thân thiết nào khác với những người bên ngoài. Điều này có thể sẽ được điều chỉnh
trong quá trình sinh sống và tiếp xúc lâu dài, nhưng hiện tại thì nó đang tạo ra sự đối lập
với lối sống năng động của người đô thị.
Như vậy trong quá trình phát triển, đô thị Thành phố Vĩnh Long đã là nơi tiếp nhận
của nhiều luồng văn hóa khác nhau và đã có sự tồn tại đan xen dẫn đến sự hội nhập
văn hóa. Tuy nhiên, bên cạnh sự hội nhập thì ở bước đầu tiếp nhận lại diễn ra mâu
thuẫn. Để có thể tồn tại trong môi trường chung, sự đối lập này phải được điều chỉnh
dần bởi nhiều yếu tố tác động vào, đặc biệt trong đó có yếu tố tự điều chỉnh văn hóa.
3- Tiếp nhận văn hóa và vai trò tự điều chỉnh văn hóa trong đô thị
Trong quá trình tồn tại, do có sự tác động của môi trường sống thay đổi nên ý thức
văn hóa của tộc người cũng dần thay đổi cho phù hợp với cuộc sống. Sự thay đổi này là
do quá trình tự biến đổi của ý thức tộc người, không có sự áp đặt hoặc can thiệp bởi một
thế lực khác. Sự biến đổi một cách tự giác, tự nguyện như vậy, chúng tôi gọi là “tiếp
biến văn hóa”. Nguyên nhân dẫn đến tiếp biến văn hóa này là “vai trò tự điều chỉnh văn
hóa” của mỗi cá nhân, mỗi nhóm người trong cuộc sống cộng cư của họ để cùng thích
ứng với xã hội hiện hữu. Như vậy, vai trò tự điều chỉnh văn hóa là nhân tố dẫn đến sự
tiếp biến văn hóa. Nó là hình thức mà tộc người tự biến đổi cấu trúc văn hóa của mình
cho phù hợp với cuộc sống hiện tại. Do đó, một người nông dân dần biến đổi thành một
người đô thị cũng là biểu hiện của vai trò tự điều chỉnh văn hóa, bởi vì người này đang
sống trong môi trường đô thị, phải tự điều chỉnh mình cho hợp với cuộc sống.
Đô thị thành phố Vĩnh Long phát triển từ nền tảng của vùng đất nông nghiệp và
người dân đô thị của Thành phố cũng xuất phát từ nguồn gốc nông dân. Do đó, vai trò tự



11

điều chỉnh văn hóa của cộng đồng tộc người ở Thành phố là vai trò hiển nhiên và nó đã
được biểu hiện mạnh mẽ trong suốt quá trình phát triển đô thị của Thành phố.
Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa và quá
trình nhập cư ồ ạt của những người nông thôn đã mang vào đô thị lối sống nông nghiệp
chậm rãi, tùy tiện, trái hẳn với lối sống năng động, kỷ luật của đô thị nên bước đầu hẳn
nhiên đã tạo ra những đối lập trong văn hóa. Nhưng theo chúng tôi, những đối lập này
có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn; khi cơ chế tự điều chỉnh của văn hóa hoạt động
thì những đối lập này dần dần được tháo gỡ. Vấn đề là thời gian giải quyết những đối lập
này diễn ra nhanh hay chậm tùy thuộc vào mức độ tác động của môi trường sống, môi
trường đô thị đối với những tác nhân gây nên đối lập. Nếu mức độ tác động của môi
trường đô thị lớn thì vấn đề đối lập được giải quyết nhanh và ngược lại. Như thế, vấn đề
đối lập về quan hệ sẽ dần được giải quyết ngay tại cộng đồng, không cần đến sự can
thiệp của “thế lực” khác. Như vậy, tự điều chỉnh văn hóa đóng vai trò khẳng định và giữ
vị trí quan trọng trong việc điều chỉnh văn hóa đô thị.
C-

KẾT LUẬN

Tóm lại, trong quá phát triển đô thị tại Vĩnh Long, vấn đề đối lập văn hóa nông thôn
và văn hóa đô thị là không thể tránh khỏi. Đối lập có thể là đối lập về kiến trúc, về quan
hệ con người, về lối sống …; giải quyết những đối lập này như thế nào là vấn đề quan
trọng trong chính sách phát triển. Trong bài viết đề cập đến đối lập văn hóa và nhấn
mạnh đến việc tiếp biến văn hóa như là thành quả của vai trò tự điều chỉnh văn hóa để
giải quyết đối lập. Tuy nhiên, mục đích của bài viết không nhằm phủ nhận vai trò của
chính quyền trong việc điều chỉnh đối lập, mà muốn đề cập thêm một lý thuyết để giải
quyết đối lập của xã hội, đặc biệt là vấn đề đối lập văn hóa trong quá trình phát triển./.



12

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thông tư liên tịch Bộ Xây dựng - Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ số
02/2002/TTLT-BXD-TCCBCP ngày 08 tháng 03 năm 2002 hướng dẫn về phân loại đô
thị và cấp quản lý đô thị.
2. GS.TS Trần Ngọc Thêm – Cơ sở Văn hoá Việt Nam – NXB Giáo dục, tái bản
1999.
3. GS.TS Nguyễn Minh Hòa – Đô thị học – NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ
Chí Minh.



×