Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Thực trạng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 6 tuổi đến khám và điều trị Nhi khoa tại Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên từ tháng 10 năm 2016 đến hết tháng 9 năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.72 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Khái niệm
2. Tình hình tiêu chảy cấp ở Việt Nam và trên thế giới
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3. Thiết kế nghiên cứu
4. Phương pháp chọn mẫu
5. Cỡ mẫu
6. Phương pháp thu thập số liệu
6.1. Các số liệu được sử dụng trong luận văn
6.2. Kỹ thuật thu thập số liệu
6.3. Công cụ thu thập số liệu
6.4. Quy trình thu thập số liệu
7. Biến số nghiên cứu
8. Khái niệm, tiêu chuẩn
8.1. Khái niệm
8.2. Tiêu chuẩn
9. Phương pháp phân tích số liệu
10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu
11. Hạn chế, sai số và biện pháp khắc phục
11.1. Hạn chế của nghiên cứu
11.2. Sai số và biện pháp khắc phục


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ của các ca tiêu chảy cấp
1.1. Tỉ lệ mắc tiêu chảy cấp tại phòng khám Nhi theo giới, tuổi
1.2. Phân bố ca tiêu chay cấp ở trẻ dưới 6 tuổi đến khám tại PK Nhi
2. Mô tả một số yếu tố lâm sàng liên quan đến tiêu chảy cấp ở trẻ
dưới 6 tuổi đang điều trị tại khoa Nhi – TTYT huyện Bình Xuyên
KẾT LUẬN
1. Đặc điểm dịch tễ của các ca tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 6 tuổi đến
khám tại phòng khám Nhi
2. Các yếu tố lâm sàng liên quan đến tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 6 tuổi
KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

2
3
4
5
5
5
8
8
8
8
8
8
9
9
9

9
9
9
9
9
10
10
10
10
10
11
12
12
12
14
18
21
21
21
23
24


TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân hàng hàng đầu gây bệnh tật và
tử vong cho trẻ em. Ở Việt Nam, trẻ dưới 6 tuổi chiếm từ 78-95% tổng số trẻ
dưới 6 tuổi tiêu chảy cấp. Để trả lời những câu hỏi: Hiện nay tỷ lệ tiêu chảy cấp
ở trẻ em dưới 6 tuổi bị tiêu chảy cấp khám và điều trị tại Trung tâm Y tế
huyện Bình Xuyên là bao nhiêu? Các yếu tố liên quan làm tăng nguy cơ mắc
bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 6 tuổi tại Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên là

gì?, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em
dưới 6 tuổi đến khám và điều trị Nhi khoa tại Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên
từ tháng 10 năm 2016 đến hết tháng 9 năm 2017”.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang (định lượng và định tính, sử dụng số liệu thứ cấp)
được thực hiện từ tháng 10/2016 đến tháng 9/2017. Nghiên cứu sử dụng kết quả
khám, điều trị tại Phòng khám Nhi và khoa Nhi, thu thập dữ liệu từ 300 bệnh án
ngẫu nhiên trong thời gian từ tháng 10/2016 đến hết tháng 9/2017. Nghiên cứu
sử dụng các phân tích thống kê mô tả và phân tích kiểm định khi bình phương và
T-test.
Tỷ lệ trẻ dưới 6 tuổi mắc tiêu chảy cấp đến khám tại Phòng khám Nhi tháng
10/2016 đến hết tháng 9/2017 là 6,27%, cao nhất vào tháng 6 và thấp nhất vào
tháng 9, phân bố ca bệnh ở trẻ nam cao hơn trẻ nữ, phổ biến trong ở trẻ dưới 2
tuổi. Tỷ lệ trẻ dưới 6 tuổi mắc tiêu chảy cấp đến khám tại Phòng khám Nhi cao
nhất là xã Phú Xuân với 19,2%, thấp nhất ở xã Quất Lưu với 6,2%. Tỉ lệ mắc
tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 6 tuổi cao ở các nhóm mẹ tuổi trên 35, trình độ văn hóa
của mẹ thấp hơn, nuôi dưỡng tại nhà trẻ, đẻ thiếu tháng, gia đình nhiều con. Từ
kết quả nghiên cứu chúng tôi đưa ra khuyến nghị cần đẩy mạnh công tác tuyên
truyền giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ lớn tuổi, ít hiểu biết và cập nhật kiến
thức, các gia đình nhiều con; nâng cao chất lượng dinh dưỡng và công tác vệ
sinh an toàn thực phẩm tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo

2


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tỷ lệ mắc bệnh
và tử vong cao ở trẻ em, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Theo ước tính
của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), năm 2003 có khoảng 1,87 triệu trẻ dưới 5
tuổi tử vong do tiêu chảy, trong đó 90% là trẻ dưới 6 tuổi. Trung bình, trẻ dưới 3
tuổi mắc từ 3 đến 4 đợt tiêu chảy, thậm chí có những trẻ bị 8 - 9 đợt bệnh, mỗi

năm.
Nguyên nhân chính gây tử vong khi trẻ bị tiêu chảy là mất nước và điện
giải, tiếp theo là suy dinh dưỡng (SDD). SDD và tiêu chảy tạo thành một vòng
xoắn bệnh lý: tiêu chảy dẫn đến SDD và khi trẻ bị SDD lại có nguy cơ bị tiêu
chảy cao, gây ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng của trẻ và là gánh nặng về kinh
tế đối với các quốc gia nghèo, đang hoặc kém pháttriển, trong đó có Việt Nam.
Một trong những bước tiến quan trọng trong xử trí mất nước do tiêu chảy
cấp là sử dụng dung dịch bù nước điện giải bằng đường uống. Liệu pháp này đã
được chứng minh là an toàn và hiệu quả trong 90% trường hợp tiêu chảy ở mọi
lứa tuổi và mọi căn nguyên.
Câu hỏi đặt ra là: Hiện nay tỷ lệ tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 6 tuổi bị tiêu chảy
cấp khám và điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên là bao nhiêu? Các
yếu tố liên quan làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 6 tuổi
điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên là gì? Để trả lời những câu hỏi đó,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 6
tuổi đến khám và điều trị Nhi khoa tại Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên từ
tháng 10 năm 2016 đến hết tháng 9 năm 2017”. Kết quả nghiên cứu cung cấp
những thông tin cần thiết để phục vụ cho việc xây dựng chiến lược phòng và
điểu trị bệnh tiêu chảy cấp em trong giai đoạn hiện nay.

3


II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 6
tuổi đến khám và điều trị Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên từ tháng 10/2016
đến tháng 9/2017.
2. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 6
tuổi đến khám và điều trị Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên từ tháng 10/2016
đến tháng 9/2017.


4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Khái niệm
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, trẻ bị tiêu chảy khi đi ngoài từ
3 lần trở lên, phân lỏng và nhiều nước hơn bình thường. Tiêu chảy là một bệnh
thường gặp và là một nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Tác nhân gây
tiêu chảy khá đa dạng, nhiều nghiên cứu mô tả 26 các loại tác nhân khác nhau
như vi rút, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.
2. Tình hình tiêu chảy trên thế giới và Việt Nam
Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tỷ lệ mắc bệnh
và tử vong cao ở trẻ em, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Theo ước tính
của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2003 có khoảng 1,87 triệu trẻ dưới 5
tuổi tử vong do tiêu chảy, trong đó 80% là trẻ từ 0-2 tuổi. Trung bình, trẻ dưới
3 tuổi mắc từ 3 đến 4 đợt tiêu chảy, thậm chí có những trẻ bị 8-9 đợt mỗi năm.

Theo đánh giá gánh nặng bệnh tật năm 2004, tiêu chảy chiếm 17% các
nguyên nhân tử vong ở trẻ em dưới 6 tuổi và là nguyên nhân phổ biến thứ hai
gây tử vong ở lứa tuổi này đặc biệt là các nước đang phát triển. Trên thế giới
ước tính có 712.000 trường hợp tử vong do tiêu chảy và chiếm 9,9% trong tổng
số 6,9 triệu trường hợp tử vong ở trẻ em dưới 6 tuổi.
5


Trong những thập kỷ qua rất nhiều tác giả đã tiến hành những nghiên cứu
và công bố kết quả về tử vong do tiêu chảy. Kosek và cộng sự đã phân tích 60
nghiên cứu về tỷ lệ mắc và tử vong do tiêu chảy được công bố trong những năm
1990-2000 đã đưa ra kết luận rằng tử vong do tiêu chảy chiếm 21% các trường

hợp tử vong ở trẻ dưới 6 tuổi và gây ra 2,5 triệu trẻ tử vong mỗi năm. Tuy nhiên
một nghiên cứu khác do Murray và cộng sự tiến hành năm 2000 đã đưa ra con
số 1,4 triệu tử vong do tiêu chảy mỗi năm, chiếm 13% tất cả các trường hợp tử
vong. Tất cả các con số này đều cho thấy rằng tiêu chảy vẫn là một trong các
nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ em mặc dù tỷ lệ này đã giảm đáng kể từ
những năm năm mươi cho đến nay.
Có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy bao gồm vi khuẩn, vi rút và ký sinh
trùng. Với các kỹ thuật mới hiện nay, khoảng trên 75% các trường hợp đến
khám tại cơ sở y tế và 50% các trường hợp nhẹ tại cộng đồng có thể xác định
được căn nguyên gây bệnh. Bên cạnh một số các nguyên nhân gây tiêu chảy cấp
nhưng ít gặp và khó chẩn đoán như Norovirus, Adenovirus, Aeromonas
hydrophila, Plesiomonas shigelloides, Vibrio parahaemolyticus, Yersinia
enterocolitica, Giardia lamblia, Entamoeba histolytica, Isospora belli và một số
các tác nhân gây bệnh quan trọng khác có tính chất địa phương và gây dịch như
phẩy khuẩn tả (V.cholera), thương hàn (Samonella), các nguyên nhân gây tiêu
chảy cấp phổ biến ở trẻ em tất cả các nước phát triển như virút Rota,
Escherichia coli, Shigella, Campylobacter và Cyptosporidium. Trong các
nguyên nhân nói trên virút Rota là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu
chảy nặng ở trẻ nhỏ trên khắp thế giới, ở cả các nước phát triển và đang phát
triển.
Tiêu chảy hiện nay cùng với nhiễm khuẩn hô hấp cấp vẫn là hai nguyên
nhân gây mắc bệnh và tử vong cao nhất ở trẻ em tại Việt Nam cũng như nhiều
nước đang phát triển khác. Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2005, bệnh tiêu chảy
có nguồn gốc nhiễm khuẩn là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình

6


trạng bệnh tật và tử vong ở Việt Nam. Ở nước ta, tiêu chảy được đưa vào trong
số 26 bệnh báo cáo thường xuyên. Số ca bệnh tiêu chảy trong năm 2012 ở 28

tỉnh miền Bắc là 433.000, chỉ đứng thứ 2 sau số ca có triệu chứng cúm
(870.000). Số ca tử vong ước tính (năm 2005) là 9600-124000 ca tử vong ở trẻ
dưới 5 tuổi do tiêu chảy. Trong năm 2005, ước tính chi phí điều trị trực tiếp cho
những trường hợp tiêu chảy lên đến 3,1 triệu đô la Mỹ, 685.000 đô la cho chi
phí trực tiếp khác và 1,5 triệu đô la dành cho chi phí gián tiếp. Trong số trẻ dưới
6 tuổi, 15% sẽ phải nhập viện do tiêu chảy và 50% cần tới phòng khám.

7


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
- Các ca bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ <6 tuổi đến điều trị nội trú và ngoại trú tại khoa
Nhi – Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên, với chẩn đoán Tiêu chảy cấp được
định nghĩa như sau:
+ Đi ngoài phân lỏng từ 3 lần trở lên trong vòng 24 giờ, và
+ Khởi phát trong vòng 14 ngày trước khi nhập viện.
2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Từ ngày 01/10/2016 đến hết ngày 30/09/2017
- Địa điểm: Phòng khám Nhi và khoa Nhi – Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên
3. Thiết kế nghiên cứu:
- Nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang
4. Phương pháp chọn mẫu:
- Chọn mẫu định lượng: Chọn toàn bộ trẻ em dưới 6 tuổi thỏa mãn tiêu chuẩn
nghiên cứu bắt đầu từ tháng 10/2016 đến hết tháng 09/2017.
5. Cỡ mẫu:
Cỡ mẫu tối thiểu cần có cho nghiên cứu được tính theo công thức mô tả 1 tỷ lệ:

Trong đó:
n: cỡ mẫu tối thiểu

Z: hệ số tin cậy = 1.96 (độ tin cậy 95%)
p = 0,5 (ước tính tỷ lệ mắc tiêu chảy cấp do không có số liệu chính xác về tỷ lệ
mắc của trẻ dưới 6 tuổi)
d= 0,07 (mức độ chính xác kỳ vọng)
8


Thay số vào công thức, ta tính được n = 196.
Trong nghiên cứu này có 255 ca được chọn vào nghiên cứu (đạt 100%).
6. Phương pháp thu thập số liệu:
6.1. Các số liệu được sử dụng trong luận văn:
- Số liệu hồi cứu bệnh án.
6.2. Kỹ thuật thu thập số liệu:
- Hồi cứu bệnh án tại bệnh viện.
6.3 Công cụ thu thập số liệu:
- Phiếu hồi cứu bệnh án: một số thông tin lâm sàng được trích lục từ bệnh án của
tất cả các bệnh nhân tiêu chảy trong đối tượng nghiên cứu
6.4. Quy trình thu thập số liệu:
- Nghiên cứu viên sử dụng bảng thông tin lập sẵn để trích lục thông tin lâm sàng
từ bệnh án của các ca bệnh đủ tiêu chuẩn nghiên cứu.
7. Biến số nghiên cứu:
Các nhóm biến số chính:
- Thông tin về trẻ: gồm 06 biến số về tuổi, giới tính, tình trạng lúc sinh, tình
trạng dinh dưỡng khi nhập viện, triệu chứng của trẻ khi nhập viện và trong quá
trình điều trị.
- Thông tin về bà mẹ: tuổi và trình độ học vấn (2 biến)
- Thông tin lâm sàng: gồm 12 biến về dấu hiệu khởi phát, các thông tin về các
triệu chứng lâm sàng, tình trạng mắc bệnh, thông tin về điều trị.
8. Khái niệm, tiêu chuẩn:
8.1 Khái niệm:


9


- Định nghĩa về tiêu chảy: Tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước trên 3
lần trong 24 giờ.
- Định nghĩa về tiêu chảy cấp: tiêu chảy cấp là tiêu chảy khởi đầu cấp tính kéo
dài không quá 14 ngày (thường dưới 7 ngày) phân thường lỏng tóe nước.
8.2 Tiêu chuẩn:
- Tiêu chuẩn phân loại sốt: theo “Tài liệu hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em”
của Bộ Y tế ban hành theo quyết định số 4121/QĐ-BYT ngày 28 tháng 10 năm
2009.
- Tiêu chuẩn phân loại mất nước: theo “Tài liệu hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ
em” của Bộ Y tế ban hành theo quyết định số 4121/QĐ-BYT ngày 28 tháng 10
năm 2009.
9. Phương pháp phân tích số liệu:
- Phiếu điều tra ca bệnh, phiếu hồi cứu bệnh án và mẫu bệnh phẩm của từng đối
tượng nghiên cứu được sử dụng chung 1 mã số duy nhất.
- Phiếu điều tra được nhập bằng phần mềm EpiData và phân tích bằng phần
mềm SPSS 16.0.
10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu
- Các số liệu thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, kết quả
nghiên cứu được thông báo đến bệnh viện và khuyến nghị một số đề xuất phòng
chống tiêu chảy cấp nhằm làm tốt công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ em.
11. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục
11.1 Hạn chế của nghiên cứu:
- Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian ngắn nên không mô tả được đầy đủ
đặc điểm dịch tễ học khí hậu của các năm.
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đối tượng nghiên cứu của đề tài nên bị
hạn chế trong phạm vi thu thập số liệu.

10


- Nghiên cứu chỉ dừng lại ở mô tả cắt ngang nên không xác định được các yếu tố
nguy cơ làm tăng tỷ lệ tiêu chảy cấp.
11.2 Sai số và biện pháp khắc phục:
 Có thể có sai số:
- Sai số do chọn mẫu
- Sai số do thu thập số liệu.
 Biện pháp khắc phục:
- Tập huấn cho cán bộ tham gia nghiên cứu về nội dung nghiên cứu. Trong quá
trình nghiên cứu nếu có những vấn đề khó khăn thắc mắc được giải thích cụ thể
rõ ràng.
- Cán bộ tham gia nghiên cứu là những người có kinh nghiệm, nhiệt tình và có
chuyên môn về nhi, trong thời gian nghiên cứu không thay đổi cán bộ tham gia
nghiên cứu.
- Tất cả những phương tiện nghiên cứu được bảo quản và sử dụng trong suốt
thời gian nghiên cứu.

11


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ
1. Mô tả 1 số đặc điểm dịch tễ của các ca tiêu chảy cấp
Trong 1 năm từ tháng 10/2016 đến hết tháng 9/2017, tại phòng khám Nhi
có tổng cộng 4966 lượt khám. Trong đó, có 344 ca tiêu chảy cấp (chiếm 6,93%).

Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ mắc tiêu chảy cấp ở tại Phòng khám Nhi
Tỉ lệ mắc tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 6 tuổi từ tháng 10/2016 đến hết
tháng 9/2017 là 90,41% so với tổng số trẻ em mắc tiêu chảy cấp.

1.1 Tỉ lệ mắc tiêu chảy cấp tại phòng khám Nhi theo giới, tuổi
Bảng 3.1: Tỉ lệ tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 6 tuổi so với tổng số trẻ dưới 6 tuổi
đến khám tại phòng khám Nhi theo giới tính
Giới tính

N=3621

n=311

Tỉ lệ

Nam

1977

167

08,45%

Nữ

1644

144

08,75%

Kết quả bảng 3.1 cho thấy tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 6 tuổi nằm khám tại
phòng khám Nhi từ tháng 10/2016 đến hết tháng 9/2017 xảy ra ở cả 2 giới tính.
Tuy nhiên, tỷ lệ tiêu chảy cấp trong số các trẻ đến khám của trẻ nam (08,45%)

thấp hơn tỷ lệ mắc của nữ (08,75%).
Bảng 3.2: Tỉ lệ tiêu chảy cấp ở trẻ em so với tổng số trẻ đến khám tại phòng
khám Nhi theo độ tuổi
Độ tuổi

N=4966

n=344

Tỉ lệ

Dưới 12 tháng tuổi

203

55

27,09%

Từ 12 đến dưới 24 tháng

710

95

13,38%

Từ 24 đến dưới 36 tháng

769


57

7,41%

Từ 36 đến dưới 48 tháng

664

47

7,08%

Từ 48 đến dưới 60 tháng

603

41

6,80%

12


Từ 60 đến dưới 72 tháng

672

34


5,06%

Từ 72 tháng trở lên

1345

37

2,75%

Trong số các trẻ khám tại phòng khám Nhi, tỉ lệ trẻ mắc tiêu chảy cấp
giảm dần theo độ tuổi, tỉ lệ cao nhất ở trẻ dưới 12 tháng tuổi (27,09%) và thấp
nhất ở trẻ trên 6 tuổi (2,75%).

Biểu đồ 3.2: Tỉ lệ tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 6 tuổi tại phòng khám Nhi theo tháng
Tỉ lệ tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 6 tuổi ở tất cả các tháng từ 5,4% đến 7,6%.
Từ tháng 10/2016 đến tháng 2/2017, tỉ lệ tiêu chảy cấp có xu hướng giảm dần,
và tăng trở lại bắt đầu từ tháng 3/2017, đỉnh điểm là tháng 6/2017 với 7,6%. Hai
tháng có tỉ lệ mắc tiêu chảy cấp là tháng 6/2017 và tháng 7/2017 đều thuộc mùa
hè với tỉ lệ là 7,6% và 7,0%. Các tháng mùa đông, xuân tỉ lệ thấp hơn, thấp nhất
vào tháng 9/2017 (5,4%).
1.2 Phân bố ca tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 6 tuổi đến khám tại Phòng
khám Nhi
Bảng 3.3: Tỷ lệ phân bố tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 6 tuổi đến khám tại Phòng
khám Nhi theo giới tính
Giới tính

Tổng số

Số trẻ tiêu

chảy cấp

Tỉ lệ

Ý nghĩa
thống kê

Trẻ nam < 6 tuổi

1977

167

8,4%

χ2=0,1

Trẻ nữ <6 tuổi

1644

144

8,8%

p > 0,2

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ phân bố tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 6 tuổi đến khám tại
Phòng khám Nhi theo giới tính
Trong tổng số 311 trẻ dưới 6 tuổi mắc tiêu chảy cấp, tỷ lệ phân bố ca bệnh

gặp ở trẻ nam là 167 ca (chiếm 53,7%) cao hơn trẻ nữ với 144 ca (chiếm
46,3%), sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,2.

13


Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ phân bố tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 6 tuổi đến khám tại
Phòng khám Nhi theo lứa tuổi
Từ Biểu đồ 3.4, trong số 311 ca tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 6 tuổi đến
khám tại Phòng khám Nhi từ tháng 10/2016 đến hết tháng 9/2016, số ca mắc ở
độ tuổi từ 12 tháng tuổi đến dưới 24 tháng tuổi chiếm tỉ lệ lớn nhất là 28,9%, độ
tuổi mắc tiêu chảy cấp chiếm tỉ lệ thấp nhất là từ 60 đến dưới 72 tháng (chiếm
10,3%); các nhóm tuổi khác có tỷ lệ dao động từ 12,5% đến 17,3%.
Bảng 3.4: Số trẻ dưới 6 tuổi mắc tiêu chảy cấp và tỉ lệ phân bố theo khu vực xã,
thị trấn

ST
T
1

Tên xã, thị
trấn

Số trẻ < 6 tuổi
Số trẻ < 6 tuổi trên
mắc tiêu chảy cấp địa bàn xã, thị trấn

Tỉ lệ trẻ < 6 tuổi
mắc tiêu chảy
cấp/số trẻ < 6

tuổi trên địa bàn

Hương
Canh

95

1687

5,6%

Gia Khánh

5

998

0,5%

Bá hiến

35

1168

3,0%

Đạo đức

3


1340

0,2%

Hương sơn

10

789

1,3%

Phú xuân

15

630

2,4%

Quất Lưu

10

527

1,9%

Sơn Lôi


38

1177

3,2%

Tam Hợp

28

668

4,2%

10

Tân Phong

18

618

2,9%

11

Thiện Kế

10


796

1,3%

2
3
4
5
6
7
8
9

14


12

Trung Mỹ

10

813

1,2%

13

Thanh Lãng


34

1472

2,3%

311

12683

2,5%

Tổng số

Bảng 3.3 cho thấy tổng số trẻ dưới 6 tuổi mắc tiêu chảy cấp đến khám tại
Phòng khám Nhi là 311 ca, chiếm tỉ lệ 2,5% số trẻ em dưới 6 tuổi trên toàn
huyện Bình Xuyên, trong đó, xã Hương Canh có tỉ lệ tiêu chảy cấp ở trẻ em
dưới 6 tuổi đến khám tại Phòng khám Nhi là cao nhất (chiếm 5,6%), tỉ lệ này ở
xã Đạo Đức là thấp nhất (chiếm 0,2%).

Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ phân bố tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 6 tuổi đến khám tại
phòng khám Nhi theo các khu vực xã, thị trấn
Từ Biểu đồ 3.5, có 311 ca mắc tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 6 tuổi đến
khám tại Phòng khám Nhi từ tháng 10/2016 đến hết tháng 9/2017, trong đó xã
Phú Xuân có tỉ lệ mắc tiêu chảy cấp/số trẻ đến khám cao nhất (chiếm 19,2%),
đứng thứ 2 , thứ 3 là thị trấn Thanh Lãng (chiếm 12,8%) và xã Bá Hiến (chiếm
12,7%); xã Quất Lưu có tỉ lệ mắc tiêu chảy cấp/số trẻ đến khám thấp nhất
(chiếm 6,2%). Thị trấn Hương Canh có số lượng trẻ mắc tiêu chảy cấp cao nhất
(95 ca mắc), tuy nhiên do số lượng đến khám đông nên tỉ lệ mắc tiêu chảy

cấp/số trẻ đến khám chỉ chiếm 7,6%.
2. Mô tả một số yếu tố lâm sàng liên quan đến tiêu chảy cấp ở trẻ
dưới 6 tuổi đang điều trị tại khoa Nhi – Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên
Trong đề tài này, tác giả khảo sát các đặc điểm lâm sàng của những ca tiêu
chảy cấp điều trị nội trú tại khoa Nhi – Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên.
Trong tổng số 1136 trẻ dưới 6 tuổi điều trị tại Khoa Nhi Trung tâm Y tế
huyện Bình Xuyên, chọn mẫu 300 bệnh án theo phương pháp ngẫu nhiên đơn,
kết quả có 65 bệnh án trẻ tiêu chảy cấp chiếm 22,45% tổng số bệnh án khảo sát.

15


Bảng 3.5: Liên quan giữa độ tuổi của mẹ với tỉ lệ mắc tiêu chảy ở trẻ dưới 6
tuổi
Số trẻ tiêu

Tổng số

< 35 tuổi

231

42

18,2%

χ2=5,51

≥ 35 tuổi


69

23

33,3%

p<0,02

chảy cấp

Tỉ lệ

Ý nghĩa

Tuổi mẹ

thống kê

Nhóm trẻ là con của các bà mẹ dưới 35 tuổi hiện mắc tiêu chảy chiếm
18,2%, thấp hơn so với nhóm trẻ là con của các bà mẹ từ 35 tuổi trở lên chiếm
33,3% trẻ bị tiêu chảy, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p <0,02.
Bảng 3.6: Liên quan giữa trình độ văn hóa của mẹ với tỉ lệ mắc tiêu chảy ở trẻ
dưới 6 tuổi
Số trẻ tiêu
Trình độ văn hóa của mẹ
Hết phổ thông trung học

Tổng số chảy cấp

Ý nghĩa

Tỉ lệ

278

54

19,4%

22

11

50,0%

Chưa hết phổ thông trung
học

thống kê
χ2=8,57
p<0,005

Nhóm trẻ là con của các bà mẹ có trình độ văn hóa hết phổ thông trung
học mắc tiêu chảy chiếm 19,4%, thấp hơn so với tỉ lệ mắc tiêu chảy cấp ở nhóm
trẻ là con của các bà mẹ chưa học hết phổ thông trung học (chiếm 50,0%), sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p <0,005.
Các bà mẹ dưới 35 tuổi thường mặt bằng dân trí cao, số con ít, là yếu tố
quan trọng trong công tác phòng chống tiêu chảy ở trẻ em. Trong khi đó nhóm
các bà mẹ từ 35 tuổi trở lên hoặc chưa học hết phổ thông trung học thường dân
trí thấp hơn, có số con nhiều hơn, kinh tế gia đình cũng khó khăn hơn cho nên
việc chăm sóc con mình cũng hạn chế làm tăng tỷ lệ mắc tiêu chảy ở trẻ em.

Bảng 3.7: Liên quan giữa phương thức nuôi dưỡng với tỉ lệ mắc tiêu chảy ở trẻ
dưới 6 tuổi

16


Phương thức dinh dưỡng
Trẻ chỉ nuôi tại nhà
Trẻ nuôi tại cả nhà và nhà
trẻ

Tổng số

Số trẻ tiêu
chảy cấp

Tỉ lệ

93

7

7,5%

207

58

28,0%


Ý nghĩa
thống kê
χ2=12,09
p<0,001

Nhóm trẻ dưới 6 tuổi chỉ nuôi tại nhà có tỉ lệ mắc tiêu chảy cấp là 7,5%
thấp hơn tỉ lệ tiêu chảy cấp ở nhóm trẻ nuôi tại cả nhà và nhà trẻ (chiếm 28%),
sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
Bảng 3.8: Liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng với tỉ lệ mắc tiêu chảy ở trẻ
dưới 6 tuổi
Số trẻ tiêu
Tình trạng suy dinh dưỡng Tổng số chảy cấp

Ý nghĩa
Tỉ lệ

Trẻ có cân nặng bình
thường

273

49

17,9%

Suy dinh dưỡng

27

16


59,3%

thống kê
χ2=18,76
p<0,001

Những trẻ có cân nặng bình thường mắc tiêu chảy cấp chiếm 17,9%, thấp
hơn tỉ lệ những trẻ bị suy dinh dưỡng mắc tiêu chảy cấp chiếm 59,3%, sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
Số trẻ tiêu
Tổng số chảy cấp

Ý nghĩa
Tỉ lệ

thống kê

Đẻ non

52

25

48,1%

χ2=19,63

Đẻ đủ tháng


248

40

16,1%

p<0,001

Những trẻ có đẻ non mắc tiêu chảy cấp chiếm tỉ lệ 16,1%, thấp hơn tỉ lệ
những trẻ đẻ đủ tháng mắc tiêu chảy cấp chiếm 59,3%, sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p < 0,001.
Bảng 3.9: Liên quan giữa số con trong gia đình với tỉ lệ mắc tiêu chảy ở trẻ
dưới 6 tuổi

17


Số con trong gia đình
Trẻ là con duy nhất trong
gia đình
Trẻ là con trong gia đình
từ 2 con trở lên

Tổng số

Số trẻ tiêu
chảy cấp

Tỉ lệ


112

16

14,3%

188

49

26,1%

Ý nghĩa
thống kê

χ2=4,42
p<0,05

Nhóm trẻ dưới 6 tuổi là con duy nhất trong gia đình có tỉ lệ mắc tiêu chảy
là 14,3% thấp hơn tỉ lệ tiêu chảy cấp ở nhóm trẻ là con trong gia đình từ 2 con
trở lên (chiếm 26,1%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Các trẻ
là con duy nhất trong gia đình thường được quan tâm hơn, bố mẹ trẻ hơn nên sự
hiểu biết cũng tốt hơn, trẻ cũng ít bị lây bệnh từ anh chị em trong gia đình nên tỉ
lệ mắc tiêu chảy cấp cũng thấp hơn nhóm trẻ là con trong gia đình từ 2 con trở
lên.

18


KẾT LUẬN

1. Đặc điểm dịch tễ học của các các ca tiêu chảy cấp đến khám tại
Phòng Khám Nhi
Tỉ lệ mắc tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 6 tuổi đến khám tại Phòng khám Nhi từ
tháng 10/2016 đến hết tháng 9/2017 chiếm 8,59% tổng số trẻ dưới 6 tuổi đến
khám, cao nhất vào tháng 6 với 7,6%, thấp nhất vào tháng 9 với 5,4%.
Tỉ lệ mắc tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 6 tuổi giảm dần theo độ tuổi, từ 27,09%
ở nhóm trẻ dưới 01 tuổi xuống 5.06% ở nhóm trẻ từ 60 đến dưới 72 tháng tuổi.
Trong năm, tỉ lệ trẻ dưới 6 tuổi mắc tiêu chảy cấp thay đổi theo mùa, cao
nhất từ tháng 4/2017 đến tháng 8/2017 vào mùa nóng, cao nhất là tháng 6/2017
với 7,6%. Tỉ lệ này thấp hơn vào mùa đông, xuân, thấp nhất vào tháng 9/2017
với 5,4%.
Tỉ lệ mắc tiêu chảy cấp ở trẻ nam dưới 6 tuổi cao hơn ở trẻ nữ cùng nhóm
tuổi, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
Tỉ lệ mắc tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 6 tuổi phân bố không đều tại các xã, thị
trấn trên địa bàn huyện. Tỉ lệ này cao ở xã Bá Hiến, xã Phú Xuân và Thị Trấn
Thanh Lãng, cao nhất ở xã Phú Xuân với 19,2%; tỉ lệ này thấp ở các xã Quất
Lưu và Đạo Đức với tỉ lệ lần lượt là 6,2% và 6,7%.
2. Các yếu tố lâm sàng gây ảnh hưởng đến nguy cơ mắc tiêu chảy cấp
Nhóm trẻ dưới 6 tuổi là con của các bà mẹ dưới 35 tuổi hiện mắc tiêu
chảy chiếm 18,2%, thấp hơn so với nhóm trẻ dưới 6 tuổi là con của các bà mẹ từ
35 tuổi trở lên chiếm 33,3% trẻ bị tiêu chảy, sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê với p <0,02.
Nhóm trẻ dưới 6 tuổi à con của các bà mẹ có trình độ văn hóa hết phổ
thông trung học mắc tiêu chảy chiếm 19,4%, thấp hơn so với tỉ lệ mắc tiêu chảy

19


cấp ở nhóm trẻ là con của các bà mẹ chưa học hết phổ thông trung học (chiếm
50,0%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p <0,005.

Nhóm trẻ dưới 6 tuổi chỉ nuôi tại nhà có tỉ lệ mắc tiêu chảy cấp là 7,5%
thấp hơn tỉ lệ tiêu chảy cấp ở nhóm trẻ nuôi tại cả nhà và nhà trẻ (chiếm 28%),
sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Những trẻ có cân nặng bình
thường mắc tiêu chảy cấp chiếm 17,9%, thấp hơn tỉ lệ những trẻ bị suy dinh
dưỡng mắc tiêu chảy cấp chiếm 59,3%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với
p < 0,001. Những trẻ có đẻ non mắc tiêu chảy cấp chiếm tỉ lệ 16,1%, thấp hơn tỉ
lệ những trẻ đẻ đủ tháng mắc tiêu chảy cấp chiếm 59,3%, sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p < 0,001.
Nhóm trẻ dưới 6 tuổi là con duy nhất trong gia đình có tỉ lệ mắc tiêu chảy
là 14,3% thấp hơn tỉ lệ tiêu chảy cấp ở nhóm trẻ là con trong gia đình từ 2 con
trở lên (chiếm 26,1%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

20


KHUYẾN NGHỊ
Dựa vào kết quả nghiên cứu từ đó đưa ra các khuyến về công tác phòng
chống tiêu chảy cấp
- Tăng cường truyền thông, giáo dục, nâng cao kiến thức về bệnh tiêu
chảy cấp ở trẻ em cho các bà mẹ, đặc biệt là các bà mẹ lớn tuổi bị hạn chế tiếp
xúc với nguồn thông tin mới các bà mẹ có trình độ học vấn thấp, các gia đình
đông con.
- Tăng cường công tác kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm tại các nhà trẻ,
trường mẫu giáo, đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn cho trẻ dưới 2 tuổi (nhóm
nguy cơ cao mắc tiêu chảy cấp).
- Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, tránh tình trạng suy dinh dưỡng. Đặc biệt
quan tâm chăm sóc trẻ đẻ thiếu tháng.
- Tăng cường công tác vệ sinh, phòng chống lây nhiễm vào mùa nóng,
không chủ quan trong các tháng có tỉ lệ mắc ít hơn.
- Tỉ lệ mắc tiêu chảy cấp ở các xã Phú Xuân, Bá Hiến và thị trấn Thanh

Lãng còn cao, cần tích cực hơn trong công tác phòng chống tiêu chảy cấp ở các
địa phương này.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
GIÁM ĐỐC

Bình Xuyên, ngày……tháng……năm 2017
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

Nguyễn Tuấn Minh

Nguyễn Hải Quân

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em, Quyết
định 3312/QĐ-BYT ngày 07/8/2015 của Bộ trưởng bộ Y tế.
2. Bộ môn Nhi Trường Đại học Y Hà Nội, Bài giảng nhi khoa tập 1 (2009), Nhà
xuất bản Y học.
3. Bộ Y tế, Cục Y Tế Dự phòng Việt Nam (2007), Tóm tắt điều tra thực trạng
vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân ở nông thôn Việt Nam.
4. Bộ Y Tế (2009), Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ năm 2009.
5. Trần Thị Trung Chiến (2003), Nghiên cứu kiến thức của bà mẹ về chăm sóc
sức khỏe trẻ em tại một số xã Thừa Thiên Huế. Y học TP.Hồ Chí Minh, tập 9,
Số (4)2005, trang: 244-248.
6. Nguyễn Văn Hiến, Ngô Toàn Định, Nguyễn Duy Luật (2000), ảnh hưởng của
can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe đến kiến thức, thái độ, thực hành
của dân về vệ sinh môi trường / 3 công trình vệ sinh tại xã Tân Trào, huyện
Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Tạp chí nghiên cứu Y học 21 (1) – 2003, trang

64-73.
7. Nguyễn Huy Nga (2005), Hiện trạng và định hướng phát triển công tác vệ
sinh môi trường tại các vùng nông thôn Việt Nam. Viện chiến lược và chính
sách Y tế.
8. Phan Thị Bích Ngọc, Phạm Văn Nhu (2007), nghiên cứu tình hình tiêu chảy
ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi năm
2007. Y học thực hành (644+645), Số (2)2009, trang 1-4.
9. Bộ Y Tế, Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống tiêu chảy (1999),
Những hiểu biết về bệnh tiêu chảy.
10.Bộ Y tế, Hoạt động lồng ghép chăm sóc sức khỏe trẻ bệnh (2005), Xử lý lồng
ghép các bệnh thường gặp ở trẻ em, Nhà xuất bản Y học, 41- 47, 137- 147.
11.Phan Thị Bích Ngọc và cs (2009), Nghiên cứu tình hình bệnh tiêu chảy ở trẻ
em dưới 5 tuổi tại xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi năm
2007, Tạp chí Y học thực hành (644+645), số 2 2/2009
12.Tổng cục Thống kê, Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2010, Nhà
xuất bản Thống kê.
13.Bùi An Bình (1997), “Tìm hiểu phong tục tập quán vệ sinh mẹ, con và nuôi
dưỡng trẻ trong thời kỳ phong long (3 tháng sau sinh) và ảnh hưởng của
phong tục tập quán này đến bệnh tiêu chảy ở trẻ trong thời kỳ này”, Tạp chí
Y học thực hành, Kỷ yếu công trình Nhi khoa, Hội nghị Nhi khoa khu vực
miền Trung lần thứ 4, tr. 169-175.
14.Bộ Y tế (1990), “Chương trình chống bệnh tiêu chảy quốc gia”, tr. 2-111.
15.Bộ Y tế (1998), “Hướng dẫn đánh giá tình hình dinh dưỡng và thực phẩm ở
một cộng đồng”, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 13.
16.Nguyễn Anh Dũng, Đặng Đức Trạch và cs (1998), “Kết quả hoạt động
của chương trình quốc gia phòng chống bệnh tiêu chảy”, Tạp chớ Y học dự
phòng, tập VIII, số 3 (37), tr. 78-79.
22



17.CDC(2006), Prevention of Rotavirus gastroenteritis Among infants and
chidren.
18.Eduardo Salazar-Lindo, M.D, Javier Santisteban-Ponce, M.D, Elias CheaWoo, M.D, and Manuel Gutierrez, M.D (2000), Racecadoril in the treament
of acute watery diarrhea in the chidren, The new England journal of
Medicine, pp 463 -467.
19.Kotloff KL, Winickoff JP, Ivannoff B (1999), Global burden of Shigella
infection: implicatons for vaccine development and implementation of
control strategies, Bulletin of the World Health Organization,1997,77(8).
20.WHO (2007), Weekly epidemiological record, No. 32, 2007, 82, pp. 258296.
21.WHO, Unicef (2006), Oral rehydration production of the new ORS, pp. 1-5.
22.WHO, Unicef (2006), Implementing the new recommendations on the
clinical management of diarrhea, pp. 1-5.
23.WHO (2001), Effect of breastfeeding on morbidity, pp. 5-27.
24.WHO (2009), Rotavirus bulletin, Expanded progamme on immunization,
volume 1, Issue 1 – March 2009.

23



×