Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

TÀI LIỆU NHỮNG NGUYÊN LÝ CB CỦA CN MÁC LÊNIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.1 KB, 3 trang )

I. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
1. Khái niệm mối liên hệ phổ biến:
Là khái niệm dùng để chỉ sự tác động và ràng buộc lẫn nhau, quy định và chuyển hoá lẫn
nhau giữa các mặt, các yếu tố, các bộ phận trong một sự vật hoặc giữa các sự vật, hiện tượng
với nhau.
2. Nội dung và tính chất của mối liên hệ
– Tính khách quan và phổ biến của mối liên hệ: Nhờ có mối liên hệ mà có sự vận động, mà
vận động lại là phương thức tồn tại của vật chất, là một tất yếu khách quan, do đó mối liên hệ
cũng là một tất yếu khách quan.
+Mối liên hệ tồn tại trong tất cả mọi sự vật, hiện tượng ở tất cả lĩnh vực tự nhiên, xã
hội và tư duy.
+Mối liên hệ phổ biến là hiện thực, là cái vốn có của mọi sự vật, hiện tượng, nó thể
hiện tính thống nhất vật chất của thế giới.
– Do mối liên hệ là phổ biến, nên nó có tính đa dạng: Các sự vật; hiện tượng trong thế giới
vật chất là đa dạng nên mối liên hệ giữa chúng cũng đa dạng, vì thế, khi nghiên cứu các sự
vật, hiện tượng cần phải phân loại mối liên hệ một cách cụ thể.
+Căn cứ vào tính chất, phạm vi, trình độ, có thể có những loại mối liên hệ sau: chung
và riêng, cơ bản và không cơ bản, bên trong và bên ngoài, chủ yếu và thứ yếu, không gian và
thời gian, v.v.. Sự phân loại này là tương đối, vì mối liên hệ chỉ là một bộ phận, một mặt
trong toàn bộ mối liên hệ phổ biến nói chung.
– Phép biện chứng duy vật nghiên cứu những mối liên hệ chung nhất và phổ biến nhất của thế
giới khách quan. Còn những hình thức cụ thể của mối liên hệ là đối tượng nghiến cứu của các
ngành khoa học cụ thể.
3. Ý nghĩa phương pháp luận.
- Trong nhận thức và thực tiễn phải có quan điểm toàn diện .Quan điểm toàn diện yêu cầu khi
nhận thức sự vật hiện tượng phải xem xét sự vật trong mqh biện chững giữa các mặt các bộ
phận cấu thành sự vật và giữa sự vật đó với sự vật khác.Song toàn diện không có nghĩa là dàn
đều giữa các mlh mà phải tập chung vào những mối liên hệ chủ yếu và bản chất thì chúng ta
mới nhận thức được đầy đủ sâu sắc các mối liên hệ ở các sự vật hiện tượng cần nghiên cứu.
- Trong nhận thức và thực tiễn cấn phải có những quan điểm lịch sự cụ thể, quan điểm lịch sự
cụ thể yêu cầu khi nhận thức sự vật hiện tượng phải gắn với điều kiện lịch sử ra đời tồn tại và


phát triển của sự vật.
II. Nguyên lý về sự phát triển
1. Khái niệm phát triển
– Phát triển là sự vận động tiến lên (từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn
thiện đến hoàn thiện hơn).
– Từ khái niệm trên cho thấy:
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển có mối quan hệ biện
chứng với nhau, vì nhờ có mối liên hệ thì sự vật mới có sự vận động và phát triển.
Cần phân biệt khái niệm vận động với khái niệm phát triển. Vận động là mọi biến đổi
nói chung, con người phát triển là sự vận động có khuynh hướng và gắn liền với sự ra đời của
cái mới hợp quy luật.

TRƯƠNG THÀNH ĐÔNG
Ngành Xây Dựng Dân Dụng A1

Trang 1


2. Nội dung và tính chất của sự phát triển
– Phát triển là thuộc tính vốn có của mọi sự vật, hiện tượng, là khuynh hướng chung của thế
giới.
– Sự phát triển có tính chất tiến lên, kế thừa liên tục.
– Sự phát triển thường diễn ra quanh co, phức tạp, phải trải qua những khâu trung gian, thậm
chí có lúc, có sự thụt lùi tạm thời.
– Phát triển là sự thay đổi về chất của sự vật. Nguồn gốc của sự phát triển là do sự đấu tranh
của các mặt đối lập trong bản thân sự vật.
3. Phân biệt quan điểm biện chứng và siêu hình về sự phát triển
– Quan điểm biện chứng xem sự phát triển là một quá trình vận động tiến lên thông qua
những bước nhảy vọt về chất. Nguồn gốc của sự phát triển là cuộc đấu tranh của các mặt đối
lập ở trong sự vật.

– Quan điểm siêu hình nói chung là phủ định sự phát triển, vì họ thường tuyệt đối hoá mặt ổn
định của sự vật, hiện tượng. Sau này, khi khoa học đã chứng minh cho quan điểm về sự phát
triển của sự vật, buộc họ phải nói đến sự phát triển, song với họ phát triển chỉ là sự tăng hay
giảm đơn thuần về lượng không có sự thay đổi về chất và nguồn gốc của nó ở bên ngoài sự
vật, hiện tượng.
4. Ý nghĩa phương pháp luận
- Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận khoa học để định hướng nhận thức thế giới
và cải tạo thế giới.
- Quan điểm phát triển đòi hỏi phải khác phục tư tưởng bảo thủ,trì trệ, định kiến,đối lập
với sự phát triển
- Theo quan điểm phát triển,để nhận thức và giải quyết bất cứ vấn đề gì trong thực
tiễn,một mặt cần phải đặt sự vật theo khuynh hướng đi lên của nó vì vậy đòi hỏi phải nhận
thức được tính quanh co,phức tạp của sự vật ,hiện tượng trong quá trình phát triển của nó.
Như vậy với tư cách là khoa học về mối quan hệ phổ biến và sự phát triển,phép biện
chứng duy vật của chủ nghĩa Mac-Leenin giữ 1 vai trò đặc biệt quan trọng trong nhận thức và
thực tiễn.Khẳng định vai trò của phép biện chứng duy vật.
Phép biện chứng là phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sự vật và những phản
ánh của chúng trong tư tưởng trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng,trong sự rang
buộc,sự vận động,sự phát sinh,sự tiêu vong của chúng
*Bài học rút ra :
Đối với sinh viên, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, vẫn có thể sử dụng các
nguyên tắc phương pháp luận đó vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình góp phần
xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, xã hội ta ngày càng tươi đẹp.Chúng ta hiện nay đều
là những tân sinh viên, khi mới nhập học hầu như là không quen biết nhau. Khi nhìn thấy 1
bạn nào đấy , chắc chắn chúng ta đều có những ấn tượng đầu tiên về ngoại hình , tính cách
của bạn đó. Nhưng nếu chỉ qua 1 vài lần gặp mặt mà chúng ta đã đánh giá bạn là người xấu
hoặc tốt , dễ tính hay khó tính. Cách đánh giá như vậy là phiến diện , chủ quan trái với quan
điểm toàn diện.Điều có thể làm cho chúng ta có những quyết định sai lầm . Chẳng hạn như
khi nhìn thấy một người có gương mặt ưa nhìn , ăn nói nhỏ nhẹ đã vội vàng kết luận là người
tốt và muốn làm bạn , còn khi nhìn thấy một người ít nói , không hay cười thì cho là khó tính


TRƯƠNG THÀNH ĐÔNG
Ngành Xây Dựng Dân Dụng A1

Trang 2


không muốn kết bạn. Qua một thời gian kết bạn mới nhận ra người bạn mà mình chọn có
những đức tính không tốt như lợi dụng bạn bè, ích kỷ. Còn người bạn ít nói kia thực ra rất tốt
bụng , hay giúp đỡ bạn bè. Ấn tượng đầu tiên chỉ quyết định đến quá trình giao tiếp về sau.
Quan điểm toàn diện dạy cho ta biết rằng khi xem xét, đánh giá một sự vật, hiện tượng phải
xem xét đánh giá một cách toàn diện , mọi mặt của vấn đề để hiểu được bản chất thật sự của
sự vật hiện tượng. Chúng ta không thể chỉ nhìn bề ngoài mà phán xét về phẩm chất, đạo đức
của người đó.Vẻ bề ngoài không nói lên được tất cả , có thể bạn đó có gương mặt lạnh lùng
nhưng tính bạn rất cởi mở, hòa đồng, dễ gần. Vì vậy muốn đánh giá 1 con người cần phải có
thời gian tiếp xúc lâu dài , nhìn nhận họ trên mọi phương diện , ở từng thời điểm ,từng hoàn
cảnh khác nhau.
Hay khi xem xét nguyên nhân của một vấn đề nào đó để giải quyết, chúng ta cần xem
xét chúng trong các mối liên hệ để xem nguyên nhân từ đâu để có cách giải quyết, xử lý tốt .
Khi ta học kém đi , điểm số giảm cần tìm nguyên nhân do đâu khiến ta như vậy. Do lười học,
không hiểu bài, không làm bài tập hay không có thời gian học. Nếu tìm được nguyên nhân cụ
thể, chủ yếu , thì sẽ tìm được cách giải quyết đúng đắn.
Trong học tập bao giờ cũng xác định mục tiêu, động cơ, thái độ đúng đắn thì mới có
kết quả cao hơn. Việc vận dụng quan điểm toàn diện và lịch sử cụ thể trong học tập sẽ giúp
định hướng học tập sâu hơn và cao hơn, quan điểm toàn diện và lịch sử cụ thể là thế giới
quan của mỗi con người.Bên cạnh đó khi muốn xem xét một vấn đề nào đó,ta phải chú ý đến
mối liên hệ giữa sự vật đó với các sự vật khác, đồng thời sử dụng nhiều biện pháp khác nhau
nhằm phát huy được hiệu quả của công việc, đạt hiệu suất cao nhất.Phân chia công việc thành
từng giai đoạn để có thể tìm ra được phương pháp tối ưu nhằm thúc đẩy công việc nhanh
hơn.Giup ta khắc phục được tư tưởng bảo thủ, trì tuệ, luôn áp dụng những thành tựu khoa học

công nghệ vào trong đời sống, loại bỏ những tư tưởng , định kiến lạc hậu đi.

TRƯƠNG THÀNH ĐÔNG
Ngành Xây Dựng Dân Dụng A1

Trang 3



×