Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh bền nhằm nâng cao thành tích cho nam đội tuyển cầu lông lứa tuổi 15 16 trường THPT đa phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.16 KB, 54 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

VŨ HƢƠNG GIANG

LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
SỨC MẠNH BỀN NHẰM NÂNG CAO
THÀNH TÍCH CHO NAM ĐỘI TUYỂN
CẦU LÔNG LỨA TUỔI 15 - 16
TRƢỜNG THPT ĐA PHÖC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: CNKHSP - TDTT - GDQP
Hƣớng dẫn khoa học

TS. LÊ TRƢỜNG SƠN CHẤN HẢI

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Vũ Hƣơng Giang
Sinh viên lớp k36 GDTC – GDQP – Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2
Tôi xin cam đoan:
Đề tài nghiên cứu này là của riêng tôi. Những số liệu, kết quả nghiên
cứu và những vấn đề đưa ra bàn luận trong đề tài là cấp thiết, trung thực và
mang tính thời sự.
Đúng với điều kiện khách quan của trường THPT Đa Phúc – Sóc Sơn –
Hà Nội mà từ trước tới nay chưa ai nghiên cứu.
Xuân Hòa, ngày....tháng....năm 2014
Sinh viên


Vũ Hƣơng Giang


DANH MỤC VIẾT TẮT

1. BGH

: Ban giám hiệu

2. BGD - ĐT

: Bộ giáo dục - Đào tạo

3. CS HCM

: Cộng sản Hồ Chí Minh

4. CT/TW

: Chỉ thị/ Trung ương

5. cm

: Centimet

6. GD – ĐT

: Giáo dục - Đào tạo

7. GDTC


: Giáo dục thể chất

8. HLV

: Huấn luyện viên

9. kg

: Kilôgam

10. NXB

: Nhà xuất bản

11. THPT

: Trung học phổ thông

12. TDTT

: Thể dục thể thao

13. s

: Giây

14. VĐV

: Vận động viên


15. XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC BẢNG BIỂU
TT Bảng

Nội dung

Trang

Bảng 3.1

Kế hoạch huấn luyện

23

Bảng 3.2

Giáo án huấn luyện

24

Bảng 3.3

Thống kê các lần đánh hỏng cầu do các lỗi: Kỹ thuật,

27


thể lực, tâm lí, chiến thuật, nguyên nhân khác
Bảng 3.4

Nội dung và kết quả phỏng vấn lựa chọn các

32

bài tập phát triển sức mạnh bền (n = 20)
Bảng 3.5

Bảng tiến trình thực nghiệm

34

Bảng 3.6

Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá sức mạnh bền

36

cho nam VĐV Cầu lông lứa tuổi 15 - 16 (n = 20).
Bảng 3.7

Kết quả kiểm tra sức mạnh bền giữa 2 nhóm trước thực

38

nghiệm (n=10)
Bảng 3.8


Kết quả kiểm tra sau 6 tuần thực nghiệm ( n = 10 )

39

Bảng 3.9

Nhịp tăng trưởng của 2 nhóm sau 6 tuần thực nghiệm

40

Biểu đồ

Nhịp độ tăng trưởng của 2 nhóm sau 6 tuần thực nghiệm

41

3.1


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ` ................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................... 4
1.1. Cơ sở lý luận xác định hướng nghiên cứu đề tài: ........................................ 4
1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta với công tác GDTC trường học. ... 4
1.1.2. Mục tiêu của GDTC trường học ............................................................... 5
1.1.3. Vai trò của GDTC trường học ................................................................. 5
1.1.4. Nội dung của công tác GDTC trường học ................................................ 6
1.1.5. Nhiệm vụ của GDTC trường học .............................................................. 6

1.2. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 15 - 16 .......................................................... 7
1.2.1. Đặc điểm tâm lý ...................................................................................... 7
1.2.2. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 15-16 .............................................................. 8
1.3. Cơ sở để huấn luyện sức mạnh. ................................................................. 11
1.3.1. Cơ sở lý luận của sức mạnh .................................................................. 11
1.3.2. Phân loại sức mạnh ............................................................................... 11
1.4. Sức bền và các quan điểm về huấn luyện sức bền, cơ sở thực tiễn
để huấn luyện sức bền trong môn cầu lông ....................................................... 12
1.4.1. Khái niệm sức bền .................................................................................. 12
1.4.2. Các quan điểm về huấn luyện sức bền .................................................. 12
1.4.3. Cơ sở thực tiễn để huấn luyện sức bền trong môn cầu lông ................. 15
CHƢƠNG 2: NHIỆM VỤ - PHƢƠNG PHÁP TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU.... 17
2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 17
2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 17
2.2.1. Phương pháp đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu .................................... 17
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn .......................................................................... 18
2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm............................................................... 18
2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm............................................................... 19
2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ........................................................ 19


2.2.6. Phương Pháp toán học thống kê.............................................................. 20
2.3. Tổ chức nghiên cứu .................................................................................... 20
2.3.1 Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 20
2.3.2 Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 21
2.3.3 Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 21
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 22
3.1. Đánh giá thực trạng việc sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh bền cho
nam đội tuyển Cầu lông lứa tuổi 15 - 16 Trường THPT Đa Phúc. ......... 22
3.1.1. Kế hoạch huấn luyện ............................................................................... 22

3.1.2. Giáo án huấn luyện.................................................................................. 24
3.2. Lựa chọn và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức mạnh bền cho
nam đội tuyển Cầu lông lứa tuổi 15 - 16 Trường THPT Đa Phúc. .......... 28
3.2.1. Lựa chọn bài tập ...................................................................................... 28
3.2.2. Xây dựng tiến trình thực nghiệm ............................................................ 33
3.2.3. Lựa chọn test đánh hiệu quả bài tập ........................................................ 35
3.2.4. Thực nghiệm và đánh giá các bài tập phát triển sức mạnh bền cho nam
VĐV Cầu lông lứa tuổi 15 - 16 Trường THPT Đa Phúc .................................. 37
3.2.4.1. Tổ chức thực nghiệm.................................................................................... 37
3.2.4.2. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm............................................................ 37
3.2.4.3. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm ............................................................... 38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 42
Kết luận ............................................................................................................. 42
Kiến nghị ........................................................................................................... 43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 44
PHỤ LỤC


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
TDTT là một bộ phận của nền văn hóa xã hội, một loại hình hoạt động
mà phương tiện chủ yếu là các bài tập thể lực nhằm nâng cao thể chất và kỹ
năng kỹ xảo vận động, giữ gìn và tăng cường sức khỏe. Đồng thời TDTT có
tác dụng rèn luyện và phát triển con người toàn diện cả về mặt thể chất cũng
như tinh thần... Góp phần làm phong phú đời sống văn hóa của con người.
Đặc biệt TDTT là hình thức cơ bản để chuẩn bị thể lực, trang bị kỹ năng kỹ
xảo cần thiết để hoạt động được tốt trong các lĩnh vực khác nhau trong đời
sống xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia, TDTT được xem như là

một lĩnh vực đóng vai trò quan trọng đặc biệt. Sự phát triển mạnh của TDTT
thể hiện sự giàu có về kinh tế, ổn định về chính trị, sự phát triển phong phú
và đa dạng về văn hóa... Chính vì vậy mà Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng
phát triển năng khiếu của VĐV rộng khắp từ các trường THPT, các xã, các
huyện, các tỉnh tới Trung ương và bước đầu đã đạt được kết quả cao qua một
số lần tham gia Hội khỏe Phù Đổng cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh và cả
nước tiến tới ở một số môn như: Võ, vật, Cờ vua, Bắn súng, Điền kinh, Cầu
lông...
Cầu lông du nhập vào nước ta vào khoảng những năm 1960. Tuy nó
xuất hiện muộn hơn so với một số môn thể thao khác như: Điền kinh, Bóng
đá, Bóng chuyền... song nó đã nhanh chóng phát triển rộng khắp ở các tỉnh,
thành, ngành trên toàn quốc và được nhiều người ưa thích. Sự phát triển của
môn Cầu lông là môn phù hợp với điều kiện kinh tế của nước ta hiện nay, phù
hợp với tầm vóc, tố chất thể lực, phẩm chất ý chí của người Việt Nam. Về
thành tích đỉnh cao thì môn Cầu lông đã và đang đáp ứng được yêu cầu, mục
tiêu của ngành TDTT đề ra, tiêu biểu có VĐV trẻ Nguyễn Tiến Minh đứng


2

tốp 10 thế giới. Tuy vậy ở trong các cuộc thi đấu quốc tế các vận VĐV Cầu
lông Việt Nam trước đây tham dự vẫn còn hạn chế ở một số mặt như: Chỉ với
mục đích là cọ sát, học hỏi kinh nghiệm.... Thực tế đó có nhiều nguyên nhân
trong đó đặc biệt là trình độ thể lực chung và thể lực chuyên môn của VĐV
nước ta còn rất yếu so với VĐV các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trong tất cả các môn thể thao mặc dù với những giá trị khác nhau song thể
lực vẫn là cơ sở để xác định thành tích thể thao. Do đó việc phát triển các tố
chất thể lực là hết sức quan trọng bởi thể lực là cơ sở, là nền tảng tiền đề để
thực hiện các kỹ thuật đạt hiệu quả mong muốn.
Hiện nay huấn luyện thể lực nói chung và huấn luyện sức mạnh bền nói

riêng cho các VĐV Cầu lông ở một số trường cũng đã được quan tâm. Song
hầu hết vẫn chỉ là cách huấn luyện dàn đều, chưa thực sự chú trọng phát triển
một cách khoa học, có hệ thống nhằm phát triển các tố chất thể lực chuyên môn
là đặc thù quyết định trực tiếp trong các hoạt động thi đấu mà tiêu biểu ở đây là
sức mạnh bền trong Cầu lông. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi trong quá trình
huấn luyện thể lực cho VĐV các HLV, cũng như giáo viên cần phải quan tâm
sử dụng các bài tập phát triển thể lực một cách khoa học, hợp lý đảm bảo tính
hệ thống trong quá trình huấn luyện cho VĐV trong đội tuyển.
Với mục đích nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo VĐV trong
những năm gần đây đã có một số tác giả đề cập nghiên cứu về các tố chất
thể lực mà ở đây là sức mạnh bền cho VĐV Cầu lông như: Lê Tiến Hùng
(1999), Đỗ Thị Minh (2004)... Tuy nhiên các công trình trên của các tác
giả chỉ mới đề cập tới các vấn đề về phương pháp huấn luyện, tuyển chọn
VĐV mà chưa đi sâu vào nghiên cứu các bài tập để phát triển sức mạnh
bền cho VĐV.
Qua quan sát một số trường THPT của huyện Sóc Sơn nói chung và
đặc biệt như ở trường THPT Đa Phúc – Sóc Sơn – Hà Nội nói riêng, trường


3

THPT Đa Phúc THPT Đa Phúc – Sóc Sơn – Hà Nội là trường có phong trào
TDTT phát triển mạnh mẽ mà một trong những môn thể thao mũi nhọn của
trường là môn Cầu lông. Được sự quan tâm của BGH trường, Công đoàn
trường, Đoàn thanh niên CS HCM, Tổ TDTT trường đã có chủ trương tuyển
chọn và đào tạo VĐV Cầu lông trẻ trong nhiều năm qua. Tuy nhiên công tác
huấn luyện còn nhiều bất cập nên thành tích các VĐV Cầu lông của trường
vẫn chưa được như mong đợi. Nguyên nhân chính là do thể lực của các em
còn yếu mà tiêu biểu ở đây là sức mạnh bền còn kém.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề

tài: “Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh bền nhằm nâng cao thành
tích cho nam đội tuyển Cầu lông lứa tuổi 15 - 16 trường THPT Đa
Phúc – Sóc Sơn – Hà Nội”.
* Mục đích nghiên cứu
Lựa chọn những bài tập có hiệu quả cao trong việc phát triển sức
mạnh bền, ứng dụng và kiểm nghiệm nó trong thực tiễn công tác giảng
dạy và huấn luyện cho nam đội tuyển Cầu lông lứa tuổi 15 - 16 trường
THPT Đa Phúc – Sóc Sơn – Hà Nội.


4

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận xác định hƣớng nghiên cứu đề tài:
1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta với công tác GDTC trường học.
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến mục tiêu giáo dục toàn diện
cho thế hệ trẻ, trong đó giáo dục về đức, trí, thể, mỹ được coi là vấn đề
hệ trọng nhằm giáo dục, hình thành nhân cách học sinh, sinh viên làm
chủ tương lai đất nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng IX và
Chỉ thị 17/CT- TW ra ngày 23/10/2012 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng về: “Chiến lược phát triển ngành TDTT đến năm 2020” [3]. Vấn
đề GDTC cho thế hệ trẻ cần giáo dục toàn diện: “Đức dục, trí dục, thể
dục, mỹ dục”.
Hiến pháp Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992 tại điều 41 quy
định “Nhà nước thống nhất quản lí sự nghiệp phát triển TDTT, quy định chế
độ GDTC bắt buộc trong trường học, khuyến khích và giúp đỡ phát triển các
hình thức mở rộng các hoạt động TDTT quần chúng, chú trọng các hoạt động
thể thao chuyên nghiệp, bồi dưỡng các tài năng thể thao” [5].

Chỉ thị 36 CT/TW ngày 24/03/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
(Khóa VIII) giao trách nhiệm cho BGD - ĐT và Tổng cục TDTT thường
xuyên phối hợp chỉ đạo tổng kết công tác GDTC cải tiến chương trình giảng
dạy, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, đào tạo giáo viên TDTT cho trường học
các cấp, tạo những điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất để thực hiện chế độ
GDTC bắt buộc ở tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện TDTT trở
thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên, qua đó phát hiện và
tuyển chọn nhiều tài năng cho quốc gia.


5

Luật thể dục, thể thao 2006 quy định: “Nhà nước coi trọng TDTT
trường học nhằm phát triển và hoàn thiện thể chất cho tầng lớp thanh thiếu
niên, nhi đồng. GDTC là nội dung bắt buộc đối với học sinh, sinh viên
được thực hiện trong hệ thống giáo dục quốc dân từ mầm non đến đại học”
[6]. TDTT trường học bao gồm việc tiến hành chương trình GDTC bắt
buộc và tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa cho người học. Nhà nước
khuyến khích và tạo điều kiện cho học sinh được tập luyện TDTT phù hợp
với đặc điểm lứa tuổi và điều kiện từng nơi. GDTC là một bộ phận quan
trọng để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam XHCN.
1.1.2. Mục tiêu của GDTC trường học
GDTC trong trường học góp phần nâng cao hiệu quả học tập, lao động,
sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. GDTC trong trường phổ thông với mục
tiêu chính là nắm vững kiến thức cơ bản, kĩ năng cơ bản, nâng cao ý thức và
năng lực TDTT của học sinh hình thành phẩm chất đạo đức tốt, góp phần phát
triển hài hòa thể chất và hình thành con người mới phát triển toàn diện về:
“Đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục”.

1.1.3. Vai trò của GDTC trường học
GDTC có vai trò rất quan trọng trong việc rèn luyện học sinh về thể lực
để nâng cao sức khỏe mục tiêu “Khỏe để học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc”, “Khỏe để chinh phục đỉnh cao tri thức”.
- GDTC trường học là cơ sở nền tảng của nền TDTT quốc dân.
- GDTC là yếu tố tích cực trong đời sống văn hóa tinh thần.
- GDTC trong trường học làm phong phú đời sống xã hội hiện tại.
- GDTC trường học là yếu tố cơ bản để chuẩn bị cho lao động sẵn sàng
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


6

1.1.4. Nội dung của công tác GDTC trường học
- Thực hiện giờ học TDTT nội khóa tối thiểu 2 tiết/ tuần theo chương
trình quy định.
- Tổ chức tập luyện và kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa
tuổi mỗi năm một lần.
- Tổ chức tập luyện ngoại khóa cho câu lạc bộ thể thao tự chọn trong
trường học.
- Ổn định hệ thống thi đấu thể thao của học sinh, sinh viên
theo chu kì năm và nhiều năm, như 4 năm 1 lần có cuộc t hi TDTT
toàn quốc là: Hội khỏe Phù Đổng, hội thi Văn hóa - Thể thao các
trường phổ thông dân tộc nội trú, giải chạy báo Hà Nội mới cho học
sinh THPT.
1.1.5. Nhiệm vụ của GDTC trường học
Để đạt được mục tiêu của GDTC trong trường học cần phải thực hiện
các nhiệm vụ sau:
- Phát triển cân đối hình thái và cơ thể học sinh theo lứa tuổi, phát triển
toàn diện năng lực thể chất, tăng cường sức khỏe và khả năng chống đỡ

những tác hại của môi trường cho các em.
- Hình thành và hoàn thiện cho học sinh những kĩ năng, kĩ xảo vận
động trong cuộc sống kể cả kĩ năng, kĩ xảo TDTT, đồng thời trang bị cho học
sinh những kiến thức cơ bản về sử dụng phương tiện, phương pháp TDTT.
- Hình thành cho học sinh những thói quen giữ gìn vệ sinh, rèn luyện
thân thể thường xuyên, giáo dục phẩm chất ý chí, rèn luyện tính tập thể, ý
thức tổ chức kỉ luật, xây dựng niềm tin khát vọng có cuộc sống lành mạnh cho
mỗi học sinh.


7

1.2. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 15 - 16
1.2.1. Đặc điểm tâm lý
Thành tích thi đấu của VĐV Cầu lông không chỉ phụ thuộc vào các yếu
tố kỹ thuật, chiến thuật, thể lực mà còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố tâm
lý. Cầu lông là môn thể thao đòi hỏi ý chí, năng lực trí tuệ cao. Hoạt động tâm
lý của VĐV Cầu lông trẻ là quá trình phức tạp, nó không chỉ có ý nghĩa về
mặt ý chí và phẩm chất mà còn phải nghiên cứu tỉ mỉ về các cơ sở tâm lý khi
tiếp thu động tác kỹ thuật, chiến thuật, ảnh hưởng của các bài tập đến sự phát
triển trí thông minh, nhậy bén cũng như hoạt động của hệ thần kinh. Bởi vậy,
chuẩn bị tâm lý cho VĐV trẻ cũng là một quá trình sư phạm và chính quá
trình sư phạm ấy có tác dụng thúc đẩy nhanh hơn sự phát triển trình độ tâm lý
của VĐV.
Với VĐV Cầu lông lứa tuổi 15 - 16 thì đây là thời kỳ quá độ chuyển từ
thời kỳ lứa tuổi thiếu niên nhi đồng sang người lớn. Trong giai đoạn này các
em có những thay đổi lớn về mặt thể chất và tinh thần, những phẩm chất mới
được hình thành về trí tuệ, tình cảm, ý chí...
Tuy vậy lứa tuổi này vẫn còn tồn tại một số đặc điểm tâm lý như sau:
- Năng lực tập trung còn kém do tính hưng phấn vẫn chiếm ưu thế nên

nói chung các em dễ bị phân tán khi có tác động bên ngoài.
- Tính hiếu động tương đối cao nên tổ chức kỷ luật chưa cao, dễ xuất
hiện hành động thô lỗ và vô kỷ luật.
- Tính tự ái còn cao, ưa thích sự nhẹ nhàng hơn sự nặng nề căng thẳng
đồng thời tính tự trọng cũng rất cao thích ganh đua và hiếu thắng.
Tổng kết ý kiến phân tích cho thấy những thành tố chủ yếu của VĐV
Cầu lông trẻ bao gồm: Trình độ về kỹ thuật, chiến thuật, tố chất thể lực và
trình độ về tâm lý. Bốn mặt năng lực này phải được rèn luyện ngay từ đầu,
bởi vì nó có vai trò rất quan trọng trong môn Cầu lông, nó thể hiện bốn mặt


8

năng lực khác nhau nhưng luôn có quan hệ khăng khít thúc đẩy nhau phát
triển nhằm đạt thành tích cao.
1.2.2. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 15-16
Đặc điểm giải phẫu sinh lý của lứa tuổi là căn cứ quan trọng để tiến
hành giảng dạy và huấn luyện. Huấn luyện thể thao chỉ có dựa vào đặc
điểm giải phẫu sinh lý và tuân theo các quy luật phát triển của cơ thể thì
công tác giảng dậy và huấn luyện thể thao mới phát huy được hiệu quả to
lớn đến việc nâng cao năng lực hoạt động của cơ thể để trực tiếp phục vụ
cho học tập và huấn luyện thể thao.
Ở lứa tuổi 15 - 16 các em đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, các bộ
phận tiếp tục phát triển nhưng với tốc độ chậm dần, chức năng sinh lý tương
đối ổn định, khả năng hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan cũng được nâng
cao hơn, cơ thể phát triển theo chiều ngang nhiều hơn. Tuy vậy, chiều cao vẫn
phát triển nhưng với tốc độ chậm dần. Ở lứa tuổi này có sự phát triển về tầm
vóc sức chịu đựng và tâm lý vì vậy chúng ta phải biết tính chất, cường độ và
khối lượng của tập luyện sao cho phù hợp để có điều kiện cho cơ thể phát
triển một cách toàn diện và cân đối.

* Đặc điểm hệ tuần hoàn
Kích thước tương đối và tuyệt đối của tim cũng tăng dần theo lứa tuổi,
đến tuổi 15 - 16 tần số nhịp tim giảm xuống còn 70 - 80 lần/ phút. Khi hoạt
động thể lực như nhau so với người lớn nghĩa là các em càng lớn thì tim hoạt
động kinh tế hơn.
Ở lứa tuổi này hệ tim mạch tiếp tục phát triển gần hoàn thiện so với
người trưởng thành, trong đó ảnh hưởng của tập luyện của TDTT đã tạo nên
một sự thay đổi căn bản hơn, thể tích buồng tim tăng dần theo lứa tuổi.
Điều đó có nghĩa là hoạt động vận động với khối lượng và cường độ
lớn căng thẳng, hoạt động cuả tim mạch không đáp ứng được các yêu cầu cho


9

hệ vận động mà chủ yếu bằng việc tăng nhanh tần số mạch đập để tăng lưu
lương phút. Nếu mạch đập tăng quá nhanh sẽ dẫn tới hiện tượng máu về tâm
nhĩ ít do thời gian tâm trương bị rút ngắn, gây lên hiện tượng thiếu máu và oxi
ngay trong bản thân.
Do dó trong quá trình huấn luyện ở lứa tuổi 15 - 16 nên sử dụng các bài
tập với cường độ và khối lượng lớn, vì ở lứa tuổi này chỉ thích ứng với các bài
tập để phát triển sức mạnh, sức nhanh và khéo léo với thời gian ngắn số lần
lặp lại nhiều.
Đặc điểm quan trọng nhất trong quá trình huấn luyện sức mạnh cho
VĐV trẻ là đòi hỏi người HLV trong công tác huấn luyện phải lắm vững đặc
điểm tâm sinh lý của lứa tuổi cũng như phải dựa trên cơ sở kỹ thuật để hoàn
thiện thể lực tốt, tâm lý vững vàng, xem xét một cách khoa học trong quá
trình huấn luyện thì mới đạt được hiệu quả cao.
* Đặc điểm hệ xương
Ở lứa tuổi này xương các em phát triển mạnh mẽ về bề dầy, quá trình
cốt hoá diễn ra rất nhanh. Xương phát triển dầy lên bao bọc quanh sụn với sự

tham gia của chất liệu của tổ chức mềm đệm dầy trong các tố chất cơ bản của
xương thiếu trong tế bào xương (quyết định đối với lực đẩy và lực kéo) và
cũng thông qua các cấu trúc chất liệu tạo xương còn chưa hoàn thiện nhưng
vẫn thích ứng với lượng vận động mà xương phát triển hơn và đàn hồi hơn.
Nhưng cũng vì điều này nếu sử dụng lượng vận động không hợp lý sẽ rất rễ
gây tổn hại cho xương.
Sự cốt hoá hoàn toàn của xương chính là quá trình lâu dài và phức
tạp, nó điều khiển các hoóc môn và chức năng lượng vận động ngắt quãng
mang tính chất đè nén (chu kỳ ngắt quãng), thúc đẩy sự phát triển chiều
dài, kích thước, chức năng đối với sự phát triển bề dầy của xương thể hiện
chủ yếu ở lực kéo.


10

* Đặc điểm hệ cơ
Hệ cơ ở lứa tuổi này phát triển rất nhanh tuy nhiên sự phát triển không
đều ở các nhóm cơ. Các nhóm cơ còn nhỏ và dài song dưới tác động của tập
luyện thì ở lứa tuổi 15 - 16 cơ phát triển mạnh mẽ về chiều dài và bề ngang,
sức mạnh được tăng cường rõ rệt. Nếu huấn luyện có khoa học và phân bố
đều, sự gánh tải trọng lớn trong thời gian ngắn cho các bộ phận cơ thể, với
cường độ thay đổi lớn, số lần lặp lại từ 2 - 4 lần thì hoàn toàn có khả năng thúc
đẩy sự phát triển của các cơ bắp nhanh chóng, thuận lợi, sức nhanh trong vận
động được tăng lên.
Sự phát triển không đồng đều của cơ bắp biểu hiện ở các nhóm cơ lớn
phát triển rất sớm... Tất cả các đặc điểm đó ảnh hưởng rất lớn đến việc nắm
bắt kỹ thuật, chiến thuật...
Tính đàn hồi của cơ ở lứa tuổi này lớn hơn người lớn do biên độ co
duỗi lớn. Song do thiết diện ngang sinh lý của cơ còn nhỏ, do đó sức mạnh
còn kém. Bởi vậy huấn luyện sức mạnh ở lứa tuổi này cần chú ý đến lượng

vận động hợp lý.
* Đặc điểm hệ hô hấp
Vòng ngực ở lứa tuổi 15 - 16 trung bình từ 67,3cm - 72,2cm, diện
tích tiếp xúc không khí của phổi khoảng 100m 2 - 120m2 gần bằng lứa
tuổi trưởng thành. Dung tích phổi tăng lên nhanh chóng (khoảng 2 3.2lít), khả năng trao đổi của phổi tăng lên rõ rệt, tần số thở ở lứa tuổi
này cơ bản giống người lớn (khoảng 10 - 12lần/phút). Tuy nhiên các cơ
còn yếu nên sức co giãn của nồng ngực còn hạn chế. Vì vậy, trong tập
luyện cần chú ý thở sâu, thở chậm để tăng cường cơ quan hô hấp, luyện
tập các động tác phát triển cơ ngực, cơ lườn, cơ mình.
* Đặc điểm hệ thần kinh
Ở lứa tuổi 15 - 16 các tổ chức thần kinh đang tiếp tục phát triển để đi
đến hoàn thiện, tổng trọng lượng của não có thể đạt tới 1400g - 1450g. Quá


11

trình hưng phấn của hệ thần kinh đã tương đối cân bằng hơn, hệ thống tín hiệu
thứ hai tương đối hoàn thiện do vậy các em có khả năng tiếp thu kỹ thuật khó,
chịu đựng được lượng vận động lớn hơn.
Ở lứa tuổi này đặc điểm sinh lý khá nổi bật là giới tính đã phát triển
mạnh mẽ, sự phát triển này làm tăng quá trình phát triển của cơ thể cũng như
sự phát triển về tâm lý của các em.
1.3. Cơ sở để huấn luyện sức mạnh.
1.3.1. Cơ sở lý luận của sức mạnh
Sức mạnh là khả năng khắc phục lực cản bên ngoài hoặc chống lại lực
cản đó nhờ sự nỗ lực của cơ bắp.
Cơ bắp có thể phát huy sức mạnh trong 3 trường hợp sau:
- Không thay đổi độ dài của cơ (chế độ đẳng trường).
- Giảm độ dài của cơ (chế độ khắc phục và đẳng trường).
- Tăng độ dài của cơ (chế độ nhượng bộ - đổi độ dài của cơ).

Chế độ khắc phục và chế độ nhượng bộ hợp lý với nhau thành chế độ
hoạt động động lực.
Sức mạnh của VĐV lớn hơn sức mạnh của người không tập luyện thể
dục, thể thao.
Khi con người thực hiện một số động tác để di chuyển vật thể có khối
lượng khác nhau thì sức mạnh được phát huy với mức độ khác nhau. Lúc đầu
sức mạnh tăng khi khối lượng vật di chuyển tăng. Nhưng sau đó khối lượng
của vật di chuyển tăng sẽ không làm cho sức mạnh tăng lên nhất là khi khối
lượng lớn đến mức không thể di chuyển được nữa. Lúc này sức mạnh của con
người có thể tác động vào vật sẽ không phụ thuộc vào khối lượng vật di
chuyển mà chỉ phụ thuộc vào khả năng sức mạnh của con người.
1.3.2. Phân sức mạnh:
Người ta phân loại sức mạnh thành 5 loại:
- Sức mạnh đơn thuần: Thể hiện trong chế độ hoạt động tĩnh lực và
trong các động tác chậm.


12

- Sức mạnh tốc độ: Thể hiện trong các động tác nhanh.
- Sức mạnh bột phát: Khả năng biểu thị trị số sức mạnh lớn trong
khoảng thời gian ngắn nhất.
- Sức mạnh tương đối = Sức mạnh tuyệt đối/trọng lượng cơ thể.
- Sức mạnh tuyệt đối: Là sức mạnh người ta đo được khi nâng một vật
có trọng lượng tối đa nào đó.
1.4. Sức bền và các quan điểm về huấn luyện sức bền, cơ sở thực tiễn để
huấn luyện sức bền trong môn Cầu lông
1.4.1. Khái niệm sức bền.
Theo lý luận phương pháp TDTT thì sức bền là: Năng lực thực hiện một
hoạt động với cường độ cho trước hay là năng lực duy trì khả năng vận động trong

thời gian kéo dài nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được. Các khái niệm về sức bền
chuyên môn thì được hiểu như sau: Sức bền chuyên môn là năng lực duy trì khả
năng vận động cao trong những loại hình bài tập nhất định.
Theo quan điểm của tiến sĩ Harre trình bầy trong học thuyết huấn luyện
thì sức bền được hiểu là khả năng chống lại mệt mỏi của VĐV, sức bền đảm bào
cho VĐV đạt được cường độ tốt nhất trong thời gian kéo dài thi đấu tương ứng
với khả năng huấn luyện của mình, sức bền phát triển tốt nhất là điểu kiện sức
khoẻ hồi phục nhanh. Cũng theo tiến sĩ Harre thì sức bền chuyên môn là sức bền
đặc trưng cho từng môn thể thao.
1.4.2. Các quan điểm về huấn luyện sức bền.
Có rất nhiều phương pháp huấn luyện sức bền bao gồm cả sức bền
chung và sức bền chuyên môn. Tuy vậy, có thể chia thành bốn nhóm lớn
như sau:
* Các phương pháp kéo dài
Các phương pháp kéo dài bao gồm phương pháp liên tục, phương pháp
thay đổi và phương pháp Farlekt. Nhóm phương pháp này được sử dụng chủ


13

yếu trong huấn luyện sức bền chung, tạo ra khả năng chịu đựng vận động
chung và cải thiện chức năng hồi phục sau các lượng vận động căng thẳng.
Các phương pháp này chủ yếu dùng trong thời kỳ chuẩn bị.
- Phương pháp liên tục: Phương pháp này thể hiện ở chỗ tốc độ bài tập
đựơc duy trì trong một thời gian dài.
- Tốc độ được xác định qua tần số nhịp tim và phải đạt từ 150-170lần/phút
tuỳ theo môn thể thao, trình độ tập luyện và nhiệm vụ huấn luyện.
- Phương pháp thay đổi: Lượng vận động được tiến hành trong thời
gian dài và tốc độ thì thay đổi theo kế hoạch, có thể tăng lên trên các cự ly
nhất định với mức xuất hiện sự tập trung từ ít đến vừa axitlactic trong thời

gian ngắn. Song sự tập trung này được đền bù lại trên cự ly tiếp theo.
- Phương pháp Farlekt: Là một trò chơi tốc độ, tốc độ bài tập thay đổi
theo kế hoạch mà VĐV thực hiện tuỳ theo nhu cầu cá nhân.
* Phương pháp giãn cách:
Là phương pháp tập luyện mà trong đó có sự luân phiên một cách hệ
thống giữa các giai đoạn vận động ngắn, trung bình và dài với các quảng nghỉ
ngắn, không dẫn đến sự phục hồi đầy đủ. Tốc độ vận động và thời gian nghỉ
được xác định trên cơ sở nhiệm vụ tập luyện.
* Phương pháp lặp lại:
Phương pháp này đặc trưng bởi sự lặp lại nhiều lần các lượng vận động
với các yêu cầu của từng phần thi đấu chuyên môn trong buổi tập. Đặc tính
cường độ (thông số, tác động, tần số, tốc độ) tương ứng với trình độ thành
tích hiện tại hoặc chỉ tiêu thành tích của năm thi đấu, các đợt cần phải dẫn tới
sự hồi phục hoàn toàn với khả năng cao nhất cho phép.
* Các phương pháp kiểm tra thi đấu:
Nhóm phương pháp này có tác dụng kiểm tra các năng lực sức bền
chuyên môn, VĐV cần hướng vào mục tiêu thi đấu các nhân tố của lượng vận


14

động được sắp xếp và tiến hành sao cho tác dụng tâm sinh lý, tần số động tác
và các kỹ thuật phù hợp một cách tối ưu với các điều kiện thi đấu, ngoài ra
cũng phải huấn luyện năng lực thể lực chiến thuật.
* Trong quá trình huấn luyện nếu sử dụng một phương pháp trong các
nhóm phương pháp trên để huấn luyện sức bền là chưa đủ bởi một phương
pháp gây ra các phản ứng sinh lý, sinh hóa, khác nhau. Cần sử dụng phối hợp
các phương pháp mới có thể đem lại hiệu quả cao.
* Đặc điểm huấn luyện sức bền tốc độ.
Ngày nay khi các môn thể thao trong đó có Cầu lông đã phát triển tới

đỉnh cao thì ngoài thể lực chung, thể lực chuyên môn ngày càng đóng vai trò
quan trọng nhất là trong giai đoạn đi sâu - chuyên môn hoá.
Sức bền chuyên môn là một trong nhóm các tố chất thể lực chuyên môn
rất quan trọng cần được phát triển. Sức bền chuyên môn là năng lực duy trì khả
năng vận động cao trong mỗi hoạt động nhất định. Đối với Cầu lông thì sức bền
chuyên môn gắn liền với tốc độ và tính linh hoạt, đó là sức bền tốc độ.
Sức bền tốc độ là khả năng chống lại mệt mỏi khi vận động với tốc độ
gần tối đa chủ yếu với sự tạo thành năng lực yếm khí. Một cách cụ thể, sức
bền tốc độ trong các môn không có chu kỳ như Cầu lông là khả năng có thể
luôn luôn thực hiện được động tác nhanh mặc dù thời gian thi đấu kéo dài.
Các nhân tố chính chi phối đến sức bền tốc độ phải kể đến là:
- Kỹ thuật thể thao hợp lý.
- Năng lực duy trì trong thời gian dài trạng thái hứng phấn của trung
tâm thần kinh.
- Khả năng hoạt động của hệ tuần hoàn và hô hấp.
- Tính tiết kiệm của quá trình trao đổi chất.
- Sự phối hợp hài hòa trong các hoạt động của các chức năng sinh lý.
- Khả năng chịu đựng chống lại cảm giác mệt mỏi như nỗ lực ý chí.


15

Cầu lông là môn thể thao thi đấu cá nhân trong đó hoạt động không
ngừng thay đổi, các lượng vận động mang tính dãn cách.
Các bài tập thường sử dụng để huấn luyện sức bền tốc độ là các phương
tiện chuyên môn được kết hợp với các nhiệm vụ, chiến thuật, các bài tập có
chỉ số của lượng vận động gần giống với điều kiện thi đấu và phù hợp với
điều kiện thi đấu ở một vài nhân tố bên ngoài.
Đối với các VĐV trẻ trong giai đoạn huấn luyện thể lực chuyên môn
việc áp dụng các bài tập chuyên môn hạn hẹp gây ra những ảnh hưởng xấu.

Vì thế các bài tập cần phong phú và tạo ra sự phát triển toàn vẹn cho VĐV.
1.4.3. Cơ sở thực tiễn để huấn luyện sức bền trong môn Cầu lông.
Cầu lông là môn thể thao đối kháng, kỹ thuật động tác luôn thay đổi theo
mọi tình huống. Đặc trưng cơ bản của cầu lông là cường độ hoạt động và di
chuyển luôn thay đổi, độ bền động tác riêng lẻ không có tính chu kỳ. Khi đập
cầu là động tác vung tay chưa kể trước đó cần phải có độ bền để thực hiện động
tác được nhiều lần và chính xác tới vị trí đánh cầu, độ bền ra sức đánh của quả
cầu đến và điểm rơi của cầu, các yếu tố này thường xuyên thay đổi. Nâng cao
sức mạnh trong đánh cầu có ý nghĩa rất lớn, nó giúp cho việc nâng cao cường
độ của quá trình hưng phấn và ức chế thần kinh đồng thời nâng cao được sức
bền khi thực hiện động tác kỹ thuật.
Qua thực tế quan sát các trận thi đấu của các giải tổ chức trong các xã,
huyện, tỉnh, thành và cả nước (qua băng hình) cho thấy:
- Độ bền di chuyển trong Cầu lông là loại hình di chuyển rất phức tạp,
không mang tính chu kỳ và biên độ không ổn định, sức mạnh luôn thay đổi và
chuyển hướng bất ngờ.
- Khi đối phương đánh các đường cầu gần và liên tục thì VĐV sử dụng
sức bền kỹ thuật di chuyển đơn bước đánh cầu. Nhưng khi đối phương đánh


16

các đường cầu xa người thì buộc VĐV phải sử dụng độ bền kỹ thuật di
chuyển đa bước hoặc kỹ thuật bước nhảy để đánh cầu.
Một yêu cầu quan trọng khi sử dụng sức mạnh trong các động tác kỹ
thuật của Cầu lông là cần thiết phát huy được sức bền tối đa để tăng cường
hiệu quả của kỹ thuật đó và gây cho đối phương những tình huống bất ngờ và
bị động trong quá trình thi đấu. Đồng thời phải duy trì được sức mạnh đó
trong suốt thời gian dài của quá trình thi đấu, không phải chỉ trong từng trận
đấu mà trong suốt thời gian diễn ra giải.

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên có thể xác định tố chất đặc
trưng được thể hiện trong môn Cầu lông là sức mạnh bền. Vì vậy, xu hướng
lựa chọn các bài tập để huấn luyện sức mạnh chung và sức mạnh bền nói
riêng trong môn Cầu lông đang được quan tâm.


17

CHƢƠNG 2
NHIỆM VỤ - PHƢƠNG PHÁP TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài giải quyết 2 nhiệm vụ sau:
- Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng việc sử dụng các bài tập phát triển
sức mạnh bền cho nam đội tuyển Cầu lông lứa tuổi 15 - 16 Trường THPT
Đa Phúc – Sóc Sơn – Hà Nội.
- Nhiệm vụ 2: Lựa chọn và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức
mạnh bền cho nam đội tuyển Cầu lông lứa tuổi 15 - 16 Trường THPT Đa
Phúc – Sóc Sơn – Hà Nội.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu
- Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu của
đề tài và đặc biệt là giai đoạn đầu của quá trình nghiên cứu với mục đích, tìm
hiểu cơ sở lí luận chung cho việc xây dựng các bài tập, phương pháp tập
luyện và thi đấu, nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến
đề tài.
Trong đề tài đã thực hiện:
- Nghiên cứu tài liệu, văn kiện của Đảng, Nhà nước về giáo dục và
TDTT qua đó hình thành cơ sở lí luận phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
- Tổng các số liệu thu thập được về thực trạng GDTC ở trường THPT
Đa Phúc – Sóc Sơn – Hà Nội.

- Tổng hợp và phân tích số liệu thu thập được về kết quả thực nghiệm.
Thông qua phân tích và tổng hợp các tài liệu như: Giáo trình cầu lông, Lý
luận và phương pháp nghiên cứu khoa học, Lý luận và phương pháp TDTT,
Tâm lý TDTT, Sinh lý TDTT, Huấn luyện các tố chất thể lực... Đây là cơ sở lý


18

luận về phương pháp và cách phát triển thể lực chuyên môn sao cho phù hợp
với đối tượng nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Trong quá trình nghiên cứu đã dự kiến phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu
hỏi trên 20 HLV, Giáo viên Cầu lông có trình độ thâm niên công tác lâu năm
tại trường THPT Đa Phúc – Sóc Sơn – Hà Nội. Đặc biệt là các HLV chuyên
môn huấn luyện thể lực cho VĐV Cầu lông.
- Trao đổi trực tiếp các HLV, giáo viên nhằm thu thập các thông tin mà
phiếu hỏi chưa đáp ứng được.
- Tiến hành bằng phiếu phỏng vấn nhằm tham khảo ý kiến của các giáo
viên, HLV. Phiếu phỏng vấn được tiến hành bằng các in sẵn cho 20 giáo viên,
HLV Cầu lông.
- Kết quả phỏng vấn đã thu được một số test và một số bài tập phát triển
sức mạnh bền cho nam VĐV Cầu lông lứa tuổi 15 - 16.
2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm
Được sử dụng trong quá trình quan sát các các trận thi đấu Cầu lông
trong các tỉnh và toàn quốc cùng các giờ giảng dạy của giáo viên, HLV Cầu
lông trong trường và các giờ tập luyện, thi đấu của các VĐV Cầu lông của
trường để từ đó rút ra các vấn đề sau:
- Tác dụng và ảnh hưởng của các tố chất sức mạnh nói chung và sức
mạnh bền nói riêng trong tập luyện và thi đấu Cầu lông.
- Tìm hiểu các bài tập và phương pháp sử dụng các bài tập sức mạnh

bền của Giáo viên và HLV trong quá trình giảng dạy và huấn luyện.
- Quá trình tiếp thu và tập luyện các bài tập nâng cao sức mạnh bền của
VĐV cầu lông lứa tuổi 15 - 16.


19

Qua quá trình quan sát đội tuyển cầu lông trường THPT Đa Phúc – Sóc
Sơn – Hà Nội tập luyện và thi đấu nhận thấy tình trạng thể lực là yếu tố ảnh
hưởng tới kết quả thi đấu của đội, trong đó đặc biệt là sức mạnh bền.
2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm
Phương pháp này nghiên cứu nhờ hệ thống bài tập được kiểm tra nhằm
đánh giá các khả năng khác nhau của người tập luyện.
Để đánh giá một cách khách quan đúng thực trạng chúng tôi tiến hành
kiểm tra sư phạm trên cả hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước và
sau thực nghiệm về sử dụng các bài tập để đánh giá sức mạnh bền bằng các
test:
+ Test 1: Ném quả cầu xa (qua lưới) 45 giây (tính lần)
+ Test 2: Bật thu gối trên hố cát 1 phút (tính lần)
Nội dung 2 bài test đề tài trình bày ở chương 3.
2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Bằng phương pháp này tôi có cơ sở để đánh giá hiệu quả các bài tập đã
lựa chọn.
Đề tài tiến hành thực nghiệm trên nhóm đối tượng là 20 VĐV nam Cầu
lông lứa tuổi 15 -16 Trường THPT Đa Phúc Sóc Sơn – Hà Nội và được chia
làm 2 nhóm.
+ Nhóm 1: Là nhóm thực nghiệm gồm 10 VĐV nam tập luyện theo các
bài tập tôi đã lựa chọn.
+ Nhóm 2: Là nhóm đối chứng gồm 10 VĐV tập luyện theo kế hoạch
huấn luyện của Trường THPT Đa Phúc – Sóc Sơn – Hà Nội.

Việc phân chia 2 nhóm trên ở giai đoạn đầu đảm bảo tính đồng nhất
về trình độ, lứa tuổi và giới tính. Thời gian thực nghiệm được tiến hành
trong 6 tuần.


×