Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo bảo vệ tài nguyên nước từ năm 2001 đến năm 2010 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.89 KB, 24 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Nghiên cứu sinh chọn đề tài “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo bảo vệ tài nguyên nước từ năm 2001 đến năm 2010” làm luận án
tiến sĩ vì những lý do sau:
Thứ nhất, xuất phát từ vai trò quan trọng của nước và việc bảo vệ
tài nguyên nước trong quá trình phát triển. Nước là tài nguyên đặc biệt
quan trọng, là yếu tố cần thiết cho sự sống của con người và muôn
loài, đồng thời là tư liệu sản xuất không thể thay thế đối với nhiều
ngành kinh tế quốc dân và là một thành phần cơ bản tạo nên môi
trường sống. Song, nước là nguồn tài nguyên có hạn và dễ bị tổn
thương. Ngày nay, cùng với những thành tựu đạt được trong quá trình
phát triển của xã hội loài người thì nhân loại đang phải đối mặt với
vấn đề thiếu nước, suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước. Bởi
vậy, BVTNN đã trở thành vấn đề chung của toàn nhân loại, là một trong
những nhiệm vụ cấp thiết của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển, là
lĩnh vực ưu tiên cần hợp tác giải quyết trên cấp độ toàn cầu.
Thứ hai, xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên
nước ở Việt Nam. Trong quá trình phát triển KT-XH, một mặt, ngày
càng đòi hỏi khai thác và sử dụng nước nhiều hơn TNN; mặt khác, đổ
vào các nguồn nước một lượng chất thải ngày càng lớn. Trong 10
năm đầu của thế kỷ XXI, KT-XH nước ta có sự chuyển biến mạnh
mẽ với việc mở mang các đô thị mới và phát triển công nghiệp. Đây
cũng là một trong những nguyên nhân gây nên những tác động tiêu
cực đến TNN. Cùng với đó, toàn cầu hóa và BĐKH đã và đang tác
động trực tiếp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến TNN Việt Nam. Sự
suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước và nguy cơ thiếu nước trở
thành những vấn đề cấp bách, mang tính thời sự. Bên cạnh đó, giải
quyết các vấn đề về TNN còn mang tính chính trị, có liên quan chặt
chẽ đến vấn đề chủ quyền, an ninh quốc gia.


Thứ ba, xuất phát từ thực tiễn sự lãnh đạo, quản lý của
Đảng, Nhà nước đối với lĩnh vực TNN. Trước những thách thức to
lớn về TNN, Đảng và Nhà nước đã có nhận thức và các chủ trương,
chính sách ngày càng đầy đủ để giải quyết vấn đề BVTNN, tuy nhiên
vẫn còn nhiều hạn chế. Thực tiễn đặt ra, phải có những nghiên cứu
mang tính hệ thống, chuyên sâu về Đảng lãnh đạo BVTNN. Hơn nữa,
cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ
thống và khoa học để làm rõ sự lãnh đạo của Đảng về BVTNN.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về
BVTNN từ năm 2001 đến năm 2010; trên cơ sở đó rút ra một số kinh
nghiệm có thể tham khảo, vận dụng vào thực tiễn BVTNN ở Việt
Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu


2
Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án;
Luận giải những yếu tố tác động đến BVTNN ở Việt Nam
trong những năm 2001 - 2010;
Phân tích làm rõ chủ trương, chính sách của Đảng về BVTNN
và quá trình chỉ đạo thực hiện BVTNN từ năm 2001 đến năm 2010
qua hai giai đoạn 2001 - 2005 và 2006 - 2010;
Nhận xét, đánh giá về ưu điểm, hạn chế; làm rõ nguyên nhân
hạn chế trong hoạt động lãnh đạo của Đảng đối với BVTNN từ năm
2001 đến năm 2010;
Đúc kết một số kinh nghiệm từ sự lãnh đạo của Đảng về BVTNN
trong những năm 2001 - 2010 để vận dụng vào hiện thực.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với BVTNN.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu làm rõ những yếu tố tác động đến
BVTNN; sự lãnh đạo của Đảng về BVTNN trên hai phương diện
hoạch định chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện; kết quả việc thực hiện
chỉ đạo của Đảng; nhận xét về sự lãnh đạo của Đảng và đúc kết
những kinh nghiệm lịch sử.
Về thời gian: Giới hạn trong 10 năm (2001 - 2010). Tuy nhiên, để
bảo đảm tính hệ thống và đạt được mục đích nghiên cứu, luận án có đề cập
đến một số vấn đề liên quan đến khoảng thời gian trước và sau 10 năm trên.
Về không gian: Ở Việt Nam.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
4.2. Cơ sở thực tiễn
Luận án được thực hiện trên cơ sở thực tiễn những hoạt động
BVTNN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2001
đến năm 2010; dựa trên kết quả nghiên cứu từ các công trình khoa học
đã công bố có liên quan đến BVTNN ở Việt Nam và trên thế giới.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp lịch sử,
phương pháp lôgic và sự kết hợp của hai phương pháp đó; đồng thời,
còn sử dụng một số phương pháp khác như: Phân tích, tổng hợp,
thống kê, so sánh … Các phương pháp được sử dụng phù hợp với
yêu cầu của từng nội dung luận án.
5. Những đóng góp mới của luận án
Hệ thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam về BVTNN từ năm 2001 đến năm 2010;

Đưa ra những nhận xét, đánh giá tương đối khách quan về sự
lãnh đạo của Đảng đối với BVTNN trong những năm 2001 - 2010;


3
Đúc kết một số kinh nghiệm từ quá trình hoạt động lãnh đạo
của Đảng về BVTNN từ năm 2001 đến năm 2010.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài luận án
Luận án được nghiên cứu thành công bước đầu làm sáng tỏ
những vấn đề lý luận và thực tiễn về BVTNN; góp phần tổng kết sự
lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực bảo vệ TN, MT nói chung và
BVTNN nói riêng.
Những kinh nghiệm được đúc kết trong luận án có giá trị tham
khảo, vận dụng vào thực tiễn BVTNN cũng như bảo vệ TN, MT nói
chung hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham
khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và
các môn học có liên quan đến lĩnh vực TN, MT trong các trường cao
đẳng, đại học, học viện.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình của tác
giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu gồm 4 chương, 10 tiết.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Các công trình của tác giả nước ngoài nghiên cứu có
liên quan đến đề tài luận án

Nghiên cứu về lĩnh vực TNN đã có nhiều công trình của các
tác giả nước ngoài đã công bố, trong đó có thể kể đến một số công
trình dưới đây:
Công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Alcamo, J., Thomas
Henrichs, Thomas Rösch (2000), World Water in 2025 - Global modelling
scenarios for the World Commission on Water for the 21st Century (tạm
dịch: Nước thế giới năm 2025 - Các viễn cảnh mô hình toàn cầu cho Ủy
ban Thế giới về Nước cho thế kỷ 21). Nhóm tác giả Alcamo, J., M. Florke
and M. Marker (2007), với bài viết “Future long-term changes in global
water resources driven by socio-economic and climatic changes” (tạm dịch:
“Những thay đổi lâu dài trong tương lai về nguồn tài nguyên nước toàn cầu
do những thay đổi về kinh tế - xã hội và khí hậu thay đổi”). Tác giả Odeh Al
Jayyousi (2007) với bài viết “Water as a Human Right: Towards Civil
Society Globalization” (tạm dịch: “Nước như một Quyền con người:
Hướng tới Toàn cầu hoá Xã hội Dân sự”). Tác giả Varis, O. (2007), có bài


4
“Water demands for bioenergy production” (tạm dịch: “Nhu cầu nước cho
sản xuất năng lượng sinh học”. Tác giả Robyn Johnston, Matti Kummu
(2012), với bài viết “Water Resource Models in the Mekong Basin: A
Review” (tạm dịch: “Các mô hình tài nguyên nước ở lưu vực Mê Kông:
Đánh giá”). Nhóm tác giả Timo A Räsänen, Jorma Koponen, Hannu Lauri,
Matti Kummu (2012) với bài viết “Downstream Hydrological Impacts of
Hydropower Development in the Upper Mekong Basin” (tạm dịch: “Các
tác động của việc phát triển thủy điện ở thượng lưu sông Mê Kông vào thủy
văn khu vực hạ lưu”).
Những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế
giới về TNN đã được công bố nhằm cung cấp những luận cứ khoa
học quan trọng để giải quyết “bài toán” về vấn đề ô nhiễm, suy giảm,

cạn kiệt nguồn TNN toàn cầu. Đồng thời, đưa ra những cảnh báo về
nguy cơ ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước trên thế giới và kêu gọi sự
chung tay, hợp tác của tất cả các quốc gia trên thế giới để ngăn chặn
và đẩy lùi sự suy giảm, cạn kiệt TNN toàn cầu.
1.1.2. Các công trình của tác giả trong nước nghiên cứu có
liên quan đến đề tài luận án
* Nhóm công trình nghiên cứu về bảo vệ tài nguyên, môi
trường và phát triển bền vững
Trong những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu cơ
bản, nghiên cứu ứng dụng cung cấp những luận cứ khoa học về TN,
MT, bảo vệ TN, MT và PTBV đã được công bố, có thể kể đến như:
Lưu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh (2000), Quản lý môi trường cho sự
phát triển bền vững. Lê Huy Bá cùng nhóm cộng sự (2002), Tài
nguyên Môi trường và Phát triển bền vững. Nguyễn Ngọc Dung
(2008), Quản lý tài nguyên và môi trường. Trương Quang Học
(2012), Việt Nam: Thiên nhiên, Môi trường và Phát triển bền vững.
Ngô Thắng Lợi, Vũ Thành Hưởng (2015), Phát triển bền vững ở Việt
Nam trong bối cảnh mới của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và biến
đổi khí hậu. Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Như An (2012), Phát
triển năng lực giáo dục bảo vệ môi trường cho sinh viên sư phạm ngành
giáo dục tiểu học. Luận án tiến sĩ của tác giả Lê Thị Thanh Hà (2012),
Vai trò của Nhà nước đối với việc bảo vệ môi trường trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam hiện
nay. Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Khương (2014), Vai trò của
Nhà nước trong việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi
trường sinh thái ở nước ta hiện nay. Nguyễn Thị Ngọc (2007), “Quản


5
lý nhà nước về môi trường ở Nhật Bản và những gợi ý cho Việt

Nam”. Trương Thu Trang (2009), “Pháp luật bảo vệ môi trường:
Kinh nghiệm một số nước châu Á và bài học đối với Việt Nam”.
Nguyễn Mậu Dũng (2011), “Kinh nghiệm quản lý ô nhiễm môi trường
trong phát triển sản xuất công nghiệp của Nhật Bản”. Trần Thị Duyên
(2014), “Các giải pháp chính sách của Đài Loan đối với các vấn đề
môi trường”. Lê Quốc Lý (2014), “Tiêu chí và giải pháp cơ bản phát
triển bền vững ở nước ta”.
* Nhóm công trình nghiên cứu về bảo vệ tài nguyên nước
Nhận thức đúng về vai trò và tầm quan trọng của TNN đối với
sự sống cùng với quá trình phát triển, trong những năm gần đây, các
nhà khoa học Việt Nam đã dành nhiều thời gian, tâm sức để nghiên
cứu về lĩnh vực TNN, với nhiều công trình được công bố, góp phần
nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng TNN ở Việt Nam.
Trịnh Xuân Lai (2004), Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công
nghiệp. Nguyễn Thanh Sơn (2005), Đánh giá tài nguyên nước Việt
Nam. Trần Đức Hạ và nhóm cộng sự (2009), Bảo vệ và quản lý tài
nguyên nước. Ngô Trọng Thuận và Vũ Văn Tuấn (2009), Nước và
con người. Trần Thanh Xuân, Trần Thục, Hoàng Minh Tuyển (2011),
Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước Việt Nam. Trần
Hồng Thái (chủ biên) (2014), Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến
tài nguyên nước và ngập lụt vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Trần
Thanh Xuân (2016), Mạng lưới và tài nguyên nước sông Việt Nam Những biến đổi và thách thức. Nguyễn Hà Anh (2015), Bảo vệ, sử
dụng tiết kiệm tài nguyên nước. Luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Thị
Tố Oanh (2009), Xác lập cơ sở khoa học về tài nguyên và môi trường
nước phục vụ định hướng phát triển bền vững một số làng nghề tỉnh
Bắc Ninh. Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Hoàng Sơn (2010),
Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp tài nguyên nước phục vụ phát triển bền
vững lưu vực sông Hương. Mai Văn Tùng (2009), “Nguồn tài nguyên
nước trong tri thức người Mường”. Lê Duy Thắng và Trần Thị Kim
Dung (2016), “Bất ổn về an ninh nguồn nước sông Mê Kông và tác

động của nó đối với khu vực”.
1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học
đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
1.2.1. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công
bố liên quan đến đề tài luận án


6
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về lĩnh vực TN, MT rất
phong phú và đa dạng, được tiếp cận và nghiên cứu từ nhiều phương
diện khác nhau nhằm tìm ra hướng giải quyết góp phần nâng cao chất
lượng, hiệu quả bảo vệ TN, MT cũng như BVTNN trong quá trình
phát triển đất nước.
Thứ hai, các công trình đã trình bày trong tổng quan đều thống
nhất khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc bảo vệ TN,
MT, đặc biệt là BVTNN đối với sự phát triển KT - XH.
Thứ ba, một số công trình khoa học nói trên đã nghiên cứu những
vấn đề có ý nghĩa cơ sở lý luận và thực tiễn của lĩnh vực TN, MT và
PTBV như: Vấn đề về ô nhiễm môi trường, suy kiệt tài nguyên thiên
nhiên và sự ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người;
sự phát triển kinh tế và những vấn đề đặt ra đối với lĩnh vực TN, MT, lĩnh
vực TNN; mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và trách nhiệm của
con người đối với việc BVMT và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, BVTNN;
những giải pháp chủ yếu trong BVMT và BVTNN.
Thứ tư, nhiều công trình khoa học nói trên đã nghiên cứu
những vấn đề có ý nghĩa cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác quản
lý, bảo vệ, phát triển nguồn nước và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả TNN
như: Vấn đề về ô nhiễm nguồn nước và sự ảnh của ô nhiễm nguồn
nước đến sức khỏe con người; sự phát triển kinh tế và những vấn đề
đặt ra đối với công tác quản lý và BVTNN; sự tác động của con

người đến TNN và trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ
nguồn tài nguyên quý giá này; vấn đề bảo vệ và sử dụng nguồn TNN
như thế nào cho hiệu quả và bền vững; vấn đề sử dụng tiết kiệm TNN
và tái sử dụng nguồn nước thải - Con người trong quá trình này là các
cộng đồng cư dân, các Chính phủ, từng quốc gia và khu vực, toàn cầu
và các cơ quan quản lý với các chính sách và thiết chế cần thiết.
Thứ năm, một số công trình đã dành một phần nhỏ đề cập đến
chỉ thị, nghị quyết của Đảng về BVMT, song do giới hạn bởi phạm vi
và mục đích nghiên cứu của các công trình mà các tác giả chưa đi
vào nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống để phân tích, luận giải quan
điểm, chủ trương của Đảng về BVMT ở Việt Nam, nhất là BVTNN.
Qua khảo cứu các công trình đã công bố liên quan đề tài luận án
cho thấy, mặc dù chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp, hệ thống và
chuyên sâu dưới góc độ khoa học lịch sử Đảng về đề tài “Đảng Cộng sản
Việt Nam lãnh đạo bảo vệ tài nguyên nước từ năm 2001 đến năm 2010”,


7
nhưng các kết quả nghiên cứu nêu trên là những tài liệu, tư liệu tham khảo
bổ ích cho nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện luận án tiến sĩ.
1.2.2. Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
Một là, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ
thống về chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng đối với BVTNN.
Hai là, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu, đánh giá,
nhận xét về sự lãnh đạo của Đảng về BVTNN và rút ra những kinh
nghiệm có thể vận dụng vào thực tiễn.
Ba là, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào mang
tính toàn diện, sâu sắc, hệ thống về Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo BVTNN cho một giai đoạn nhất định, đặc biệt là những năm đầu
của thế kỷ XXI. Do đó, đây vẫn là “khoảng trống” để tác giả luận án đi

sâu nghiên cứu và làm rõ Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bảo vệ tài
nguyên nước từ năm 2001 đến năm 2010 mà không trùng lắp với các công
trình đã công bố.
Vì vậy, luận án tập trung nghiên cứu những nội dung chủ yếu:
1) Nghiên cứu những yếu tố tác động đến BVTNN (2001 - 2010); 2)
Nghiên cứu quá trình nhận thức, hoạch định chủ trương và chỉ đạo tổ chức
thực hiện của Đảng Cộng sản Việt Nam về BVTNN (2001 - 2010); 3)
Đánh giá, nhận xét ưu điểm, hạn chế Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo BVTNN từ năm 2001 đến năm 2010, chỉ rõ nguyên nhân của
những ưu điểm, hạn chế đó và rút ra một số kinh nghiệm có thể vận
dụng vào hiện thực. Qua đó, góp phần tổng kết hoạt động lãnh đạo
của Đảng trên lĩnh vực bảo vệ TN, MT, trong đó có BVTNN.
Kết luận chương 1
Luận án đã tổng quan có chọn lọc các công trình nghiên cứu
của các chuyên gia trong lĩnh vực TN, MT, đặc biệt là TNN trên thế
giới và Việt Nam.Trên cơ sở phân tích nội dung của các công trình đã
được công bố, tác giả đã làm rõ kết quả chủ yếu của các công trình
đó, đồng thời chỉ ra những vấn đề cơ bản mà luận án phải giải quyết,
cụ thể là: Cần làm rõ những yếu tố tác động đến BVTNN (2001 - 2010);
làm rõ quá trình nhận thức, hoạch định chủ trương và chỉ đạo tổ chức thực
hiện của Đảng Cộng sản Việt Nam về BVTNN (2001 - 2010); đánh giá,
nhận xét ưu điểm, hạn chế Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
BVTNN từ năm 2001 đến năm 2010, chỉ rõ nguyên nhân của những


8
ưu điểm, hạn chế đó và rút ra một số kinh nghiệm có thể vận dụng
vào giai đoạn mới để BVTNN đạt hiệu quả hơn.
Chương 2
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ

BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC (2001 - 2005)
2.1. Những yếu tố tác động đến bảo vệ tài nguyên nước
2.1.1. Vị trí, vai trò của nước và đặc điểm tài
nguyên nước Việt Nam
* Quan niệm về “Tài nguyên nước” và “Bảo vệ tài nguyên nước”
Tài nguyên nước
Tài nguyên nước là tài nguyên thiên nhiên, bao gồm tất cả các
nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh
thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được sử dụng
vào những mục đích khác nhau cho phát triển KT - XH, bảo đảm cho
sự sống và các hoạt động sinh hoạt khác của con người.
Tuy TNN thuộc loại tài nguyên có khả năng tái tạo nhưng
không phải là nguồn tài nguyên vô hạn, thậm chí nếu con người
không hành xử đúng với TNN thì nó sẽ chuyển hóa thành tài nguyên
không có khả năng tái tạo, dần suy thoái và cạn kiệt, đe dọa đến sự
sống của mọi sinh vật trên trái đất, trong đó có con người.
Bảo vệ tài nguyên nước
Bảo vệ tài nguyên nước là các công việc, các hoạt động, các
biện pháp phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; giữ cho
TNN bảo đảm an toàn, trong sạch; phòng ngừa hạn chế các tác động
xấu đối với TNN, ứng phó sự cố môi trường, ứng phó với BĐKH tác
động đến TNN; khắc phục ô nhiễm, suy thoái nguồn nước, đồng thời,
phục hồi và cải thiện TNN; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm
TNN; bảo vệ khả năng phát triển TNN.
Như vậy, BVTNN không phải là giữ nguyên không khai thác
mà trái lại, mọi công việc, mọi hoạt động BVTNN phải hướng vào
việc bảo vệ các nguồn nước không bị ô nhiễm, khai thác và sử dụng
hợp lý, hiệu quả các nguồn nước nhằm tạo điều kiện cần thiết cho
phục hồi, tái tạo TNN, đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH. Do đó,
BVTNN một mặt, phải tìm ra những hướng phát triển KT - XH phù

hợp, không gây những tác động xấu đến TNN; mặt khác, phải tìm
cách ngăn chặn những hậu quả xấu mà quá trình phát triển KT - XH
gây ra cho TNN.


9
* Vị trí, vai trò của nước
Nước là nguồn gốc của sự sống.
Nước bảo đảm cho sự phát triển KT - XH, cho sự phát triển
bền vững.
Nước phục vụ cho sinh hoạt, sức khoẻ và vệ sinh.
Nước có vai trò to lớn trong BVMT.
Có thể nói, nước đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự
sống cũng như phát triển KT - XH. Nếu thiếu nước, khí hậu sẽ thay
đổi, cuộc sống của con người cũng thay đổi theo hướng khó khăn hơn.
Việc quản lý, bảo vệ và sử dụng nước không hợp lý sẽ gây ra những
thiệt hại to lớn về kinh tế và hủy hoại môi trường sống của con người.
* Đặc điểm tài nguyên nước Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia thiếu nước.
Sự phân bố TNN không đồng đều trên toàn lãnh thổ theo không
gian và thời gian.
Tài nguyên nước ở Việt Nam ẩn chứa nhiều yếu tố không bền vững.
Việt Nam có nhiều thiên tai gắn liền với nước.
2.1.2. Thực trạng bảo vệ tài nguyên nước ở Việt Nam trước
năm 2001
Từ năm 1986, cùng với công cuộc đổi mới đất nước, vấn đề bảo vệ
TNN cũng được Đảng và Nhà nước quan tâm. Nhận thức và chủ trương
của Đảng về bảo vệ TN, MT từng bước được hình thành, vấn đề BVTNN
cũng được nhìn nhận chung trong lĩnh vực TN, MT. Điều đó được thể
hiện trong Chỉ thị số 36-CT/TW về “Tăng cường công tác bảo vệ môi

trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Bộ
Chính trị ban hành tháng 6-1998.
Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước đã ban hành chính
sách, pháp luật về BVMT, BVTNN. Tháng 6/1991, Chính phủ đã
thông qua Kế hoạch Quốc gia về môi trường và phát triển bền vững
1991 - 2000. Tiếp đó, các văn bản pháp luật về BVMT, BVTNN đã
được ban hành như Luật Bảo vệ môi trường (1993); Luật Tài nguyên
nước (1998). Đây là cơ sở pháp lý để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện
thể chế, cơ chế, chính sách nhằm thực thi hiệu quả công tác quản lý,
BVTNN của quốc gia.
Mặc dù, BVTNN đã được đề cập đến trong Nghị quyết của Đảng,
Quốc hội đã ban hành Luật Tài nguyên nước (1998), nhưng trên thực tế
các công việc, các hoạt động để phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn
nước, bảo đảm an toàn nguồn nước còn mờ nhạt, chưa có sự vào cuộc


10
của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội cùng những hoạt động cụ thể,
tích cực để phòng, chống cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước. Chưa có hệ
thống cơ quan quản lý nhà nước về TNN từ trung ương đến cơ sở (xã,
phường), việc quản lý về TNN còn chồng chéo giữa các Bộ, ngành nên
chưa có những giải pháp mang tính đồng bộ và những hoạt động cụ thể
nhằm ngăn chặn những tác động xấu đến TNN cũng như khắc phục triệt
để sự cố môi trường nước; thiếu chế tài để quản lý khai thác, sử dụng
hợp lý và tiết kiệm TNN cũng như bảo vệ khả năng phát triển TNN. Đó
cũng là những hạn chế của việc BVTNN trước năm 2001.
2.2. Chủ trương của Đảng về bảo vệ tài nguyên nước
Nhận thức đúng đắn về những vấn đề nghiêm trọng đặt ra và
để tiếp tục lãnh đạo phát triển KT - XH của đất nước trong thế kỷ
mới theo hướng bền vững, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của

Đảng (4/2001) đã đặt vấn đề bảo vệ TN, MT trong quá trình phát
triển KT - XH. Muốn phát triển KT - XH theo hướng bền vững phải
gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ bảo vệ TN, MT; mục tiêu phát triển
KT - XH phải được xác định trong mối quan hệ chặt chẽ với mục tiêu
bảo vệ TN, MT. Đó cũng là xu thế chung mà các quốc gia trên thế
giới đã lựa chọn và thực hiện.
Theo đó, với vai trò là “cốt lõi” của sự PTBV, BVTNN phải được
đặc biệt coi trọng. Mọi hoạt động sản xuất phát triển kinh tế đều có mối
quan hệ biện chứng với TNN. Các ngành kinh tế công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông vận tải thủy, dịch vụ... đều cần nguồn nước để thực
hiện các hoạt động sản xuất. Nhưng cũng chính quá trình hoạt động sản
xuất ấy lại có những tác động tiêu cực trở lại TNN, gây ô nhiễm, cạn kiệt
nguồn nước. Bởi vậy, trong mỗi quy hoạch, dự án phát triển kinh tế
vùng, phát triển các ngành kinh tế, phát triển các khu đô thị đều phải đặc
biệt chú trọng việc bảo vệ và phát triển TNN. Đây phải được coi là một
tiêu chí quan trọng đặc biệt khi phê duyệt các kế hoạch, dự án phát triển
KT - XH cho sự PTBV.
Trên cơ sở đó, nhiệm vụ BVTNN cũng được xác định cụ thể trong
định hướng bảo vệ và cải thiện môi trường như: Kiểm soát ô nhiễm
và ứng cứu sự cố môi trường do thiên tai lũ lụt gây ra; có kế hoạch
cải tạo, khắc phục sự cố ô nhiễm môi trường trên các dòng sông, hồ
ao, kênh mương. Đồng thời, các giải pháp về BVTNN cũng được xác
định: Tăng cường đầu tư ngăn ngừa sự cố môi trường, xử lý nước thải;
tăng cường khả năng dự báo sự cố thiên nhiên, thời tiết, bão lụt... giảm
thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra; hình thành khung pháp luật BVTNN
và huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc BVTNN.
Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội IX của Đảng (2001), BVTNN tiếp
tục được đề cập đến trong một số Nghị quyết trong nhiệm kỳ đặc biệt là
Nghị quyết số 41. Đảng đã nhận thức rõ hơn, cụ thể hơn về tầm quan
trọng của việc BVTNN; bước đầu hình thành những chủ trương cơ bản

để giải quyết yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với việc BVTNN quốc gia.
Nhìn tổng quát, quan điểm và chủ trương của Đảng về BVTNN
giai đoạn 2001 - 2005 được thể hiện qua những nội dung cơ bản sau:


11
Thứ nhất, Đảng đã nhận thức được sự cần thiết phải BVTNN
trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH để phát triển đất nước theo
hướng bền vững. Quan điểm và chủ trương của Đảng về BVTNN
được đặt trong tổng thể chung của lĩnh vực bảo vệ TN, MT.
Thứ hai, việc BVTNN là trách nhiệm chung của cả hệ thống
chính trị và của toàn xã hội.
Thứ ba, BVTNN là bảo vệ chất lượng các nguồn nước, là bảo
đảm cho việc khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả TNN và bảo đảm
khả năng phát triển TNN của đất nước.
Thứ tư, BVTNN cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu
như: Tăng cường kiểm soát ô nhiễm tại nguồn; giải quyết cơ bản tình
trạng ô nhiễm nguồn nước trong các khu dân cư; chấm dứt tình trạng
xả thải ra các nguồn nước chưa qua xử lý bảo đảm tiêu chuẩn chất
lượng môi trường và tình trạng khai thác, sử dụng bừa bãi gây cạn
kiệt, ô nhiễm nguồn nước ngầm; chủ động tổ chức điều tra cơ bản để
sớm có đánh giá toàn diện và cụ thể về TNN Việt Nam làm cơ sở cho
việc quy hoạch quản lý TNN.
Thứ năm,để BVTNN đạt hiệu quả cần tuyên truyền về sự cần
thiết phải BVTNN, nâng cao trách nhiệm của toàn xã hội trong
BVTNN; xây dựng và củng cố hệ thống cơ quan quản lý nhà nước
cho lĩnh vực TNN, xây dựng hệ thống văn bản pháp luật về TNN;
chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực TNN có năng
lực và đạo đức, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra; phát triển nghiên
cứu khoa học và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TNN.

2.3. Đảng chỉ đạo bảo vệ tài nguyên nước
2.3.1. Chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao
nhận thức và trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước cho toàn xã hội
Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng và Chỉnh phủ, Kết quả công tác
tuyên truyền, giáo dục về BVTNN bước đầu đã được triển khai. Ngày
Môi trường Thế giới (5/6), Ngày Nước thế giới (22/3) hằng năm, Việt
Nam đều tổ chức các hoạt động để kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng
về tầm quan trọng của môi trường tự nhiên, của TNN đối với cuộc sống,
tuyên truyền vận động để nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tổ chức,
cá nhân và cộng đồng về BVMT, bảo vệ, sử dụng hiệu quả và quản lý
bền vững TNN, đặc biệt là các nguồn nước ngọt phục vụ trực tiếp cho
cuộc sống và các hoạt động sản xuất.
Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về
BVTNN còn hạn chế. Do BVTNN chưa được tách biệt thành một lĩnh
vực riêng có tầm quan trọng đặc biệt mà vẫn lồng ghép trong tuyên
truyền, giáo dục chung về bảo vệ TN, MT nên trong cán bộ, đảng viên,
thậm chí cả những cán bộ làm công tác quản lý chưa nhận thức đúng về
tầm quan trọng của việc BVTNN trong quá trình phát triển KT - XH, coi


12
nhẹ BVTNN khi xây dựng kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ phát triển
KT - XH; nhận thức của xã hội về tầm quan trọng của việc BVTNN còn
nhiều hạn chế; còn thiếu các chương trình giáo dục cộng đồng về sử
dụng hợp lý, tiết kiệm và BVTNN; chưa có chương trình thống nhất về
giáo dục BVMT cũng như BVTNN cho các bậc học trong hệ thống giáo
dục quốc dân. Chính vì vậy, cấp ủy và chính quyền nhiều nơi chưa thấy
hết được vai trò, trách nhiệm, chưa lãnh đạo thường xuyên, đầy đủ và
toàn diện đối với BVTNN. Người dân chưa có ý thức BVTNN nên hành
vi xả thải gây ô nhiễm nguồn nước và khai thác trái phép nguồn nước

vẫn diễn ra phổ biến.
2.3.2. Chỉ đạo xây dựng hệ thống tổ chức quản lý nhà nước
và hệ thống văn bản, pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước
Thực hiện chủ trương của Đảng, kết quả xây dựng, hoàn thiện hệ
thống cơ quan quan lý nhà nước và văn bản quy phạm pháp luật về TNN
đạt được những kết quả nhất định. Trong những năm 2001 - 2005, Nhà
nước đã nỗ lực chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện thiết lập và kiện toàn
hệ thống các cơ quan chức năng để quản lý TN, MT, trong đó có bộ phận
thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực TNN. Hệ thống cơ
quan quản lý nhà nước về TN, MT từ trung ương đến địa phương từng
bước được kiện toàn và đi vào hoạt động ổn định. Các văn bản quy phạm
pháp luật về TNN đã được ban hành đến năm 2005, bước đầu tạo hành
lang pháp lý cho việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về TNN trên
phạm vi cả nước. Trên cơ sở khung thể chế, chính sách đã ban hành, một
số dự án, quy hoạch hệ thống lưu vực sông, hồ được triển khai xây dựng
và thực thi. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình khai thác, sử
dụng và BVTNN bước đầu cũng đã được tiến hành.
Tuy nhiên, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về TNN hoạt
động còn hạn chế, nhiều cán bộ chưa được đào tạo đúng chuyên môn,
cấp xã, phường chưa có cán bộ chuyên trách. Hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật về TNN chưa đồng bộ, việc ban hành văn bản về
BVTNN, văn bản hướng dẫn dưới Luật vẫn còn bất cập, thực hiện
chưa hiệu quả. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TNN
chưa được thực hiện thường xuyên và sâu rộng, nên nhận thức của xã
hội về tầm quan trọng của việc BVTNN còn nhiều hạn chế…
2.3.3. Chỉ đạo xã hội hoá hoạt động bảo vệ tài nguyên nước
Các tổ chức chính trị - xã hội đã tích cực thực hiện sự chỉ đạo
của Đảng và Chính phủ trong việc xã hội hóa bảo vệ TN, MT cũng
như BVTNN. Ngay sau khi các Nghị quyết liên tịch được ban hành,
các tổ chức, Hội đã chủ động triển khai ký kết ở cấp tỉnh, đồng thời,

xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động đến cấp cơ sở.


13
Đây là cơ sở cho sự khởi đầu thực hiện xã hội hóa BVTNN. Từ
đây mở ra các hoạt động tuyên truyền sâu rộng trong các tổ chức chính
trị - xã hội, trong các Hội, cộng đồng dân cư, tạo ra sự thống nhất cao về
nhận thức và hành động, nhanh chóng đưa các chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về BVTNN vào thực tiễn cuộc sống,
góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường
mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Tuy nhiên, các hoạt động chưa phát
huy hiệu quả, chưa thu hút được nhiều tổ chức, cá nhân trong xã hội
tham gia. Đặc biệt, nhận thức của cộng đồng xã hội về TNN còn hạn
chế, các hoạt động riêng cho lĩnh vực TNN còn ít, chưa gắn kết các
hoạt động kinh tế của các xí nghiệp, doanh nghiệp, làng nghề, của
các cá nhân với hoạt động BVTNN.
2.3.4. Chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác
quốc tế về tài nguyên nước
* Hoạt động nghiên cứu khoa học về tài nguyên nước
Các hoạt động nghiên cứu khoa học về lĩnh vực TNN đã
được tiến hành và có những đóng góp nhất định. Các hội thảo được
tổ chức, các đề tài nghiên cứu được triển khai, các đề án, dự án được
đề xuất đã thu hút các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu, thực
hiện. Qua đó, các nhà khoa học, các chuyên gia đã đóng góp ý kiến
xây dựng các chính sách, luật pháp, quy chuẩn về bảo vệ TNN, nhiều
điều kiến nghị của các chuyên gia, của các nhà khoa học đã được các
cơ quan có thẩm quyền xem xét và chấp nhận. Tuy nhiên, hoạt động
nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực TNN mới chỉ dừng ở mức khái
quát, chưa có nghiên cứu chuyên sâu về số lượng và chất lượng nước.
* Hợp tác quốc tế trong bảo vệ tài nguyên nước

Thực hiện chủ trương của Đảng, sự triển khai thực hiện của
Chính phủ, giai đoạn 2001 - 2005, Việt Nam đã chủ động, tích cực tham
gia các hoạt động hợp tác quốc tế về TNN. Kết quả Việt Nam đã cam
kết, tham gia các tổ chức, nghị định quốc tế về bảo vệ, phát triển TNN.
Mặc dù đã chủ động tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế, song việc
triển khai thực hiện chưa hiệu quả, một số mục tiêu, cam kết chưa đạt;
hoạt động hợp tác lĩnh vực TNN chưa đi vào chiều sâu, chưa tranh thủ
được những chuyên gia giỏi cũng như chưa tiếp cận những công nghệ
tiến tiến để phục vụ công tác BVTNN ở Việt Nam.
Kết luận chương 2
Như vậy, giai đoạn 2001 - 2005, vấn đề BVTNN chưa được đặt
ra một cách tương đối độc lập mà được nhìn nhận và giải quyết trong
quan hệ chung với bảo vệ TN, MT. Nếu nhìn từ góc độ BVTNN thì đây


14
là một thiếu sót, Đảng chậm nhận thức và giải quyết vấn đề thực tiễn đặt
ra, chưa có một nghị quyết chuyên đề về BVTNN.
Trong khi đặt vấn đề bảo vệ TN, MT thì vấn đề BVTNN là một
bộ phận trong tổng thể của lĩnh vực TN, MT vì chính TN, MT nói chung
cũng liên quan trực tiếp đến TNN. Vì vậy, việc bảo vệ TN, MT trong
quá trình phát triển KT - XH một cách có ý thức, có kế hoạch cũng
chính là BVTNN. Việc Đảng quan tâm đến bảo vệ TN, MT cũng là điều
rất cần thiết và quý giá đối với việc BVTNN, nó tạo điều kiện và tiền đề
để đi đến trực tiếp BVTNN.
Tuy nhiên, sự lãnh đạo của Đảng về BVTNN chưa thật sự được
coi trọng và quan tâm đúng mức, chưa có những văn bản, nghị quyết
chuyên đề chỉ đạo BVTNN. Thực tế đòi hỏi trong giai đoạn tiếp theo,
trước mắt là giai đoạn 2006 - 2010, Đảng cần phải có các chỉ thị,
nghị quyết chuyên đề về BVTNN; đồng thời cần có sự chỉ đạo quyết

liệt của Đảng đối với BVTNN.
Chương 3
ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH BẢO VỆ TÀI NGUYÊN
NƯỚC
(2006 - 2010)
3.1. Những yếu tố mới tác động đến đẩy mạnh bảo vệ tài
nguyên nước
Một là, tác động tiêu cực của toàn cầu hóa, của nền kinh tế thị
trường và quá trình CNH, HĐH đất nước đến TNN.
Hai là, nhận thức và ý thức BVTNN của cán bộ lãnh đạo, quản
lý các cấp, ngành và chính quyền địa phương còn nhiều hạn chế.
Ba là, nhận thức và trách nhiệm của nhân dân về BVTNN còn
thấp, chưa có thói quen tự giác trong bảo vệ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả
TNN.
Bốn là, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tiềm lực khoa học - công nghệ,
nhân lực trong BVTNN còn hạn chế và lạc hậu.
Năm là, cơ chế, chính sách, pháp luật trong BVMT và hoạt động
khai thác TNN còn thiếu và bất cập.
3.2. Chủ trương của Đảng về đẩy mạnh bảo vệ tài nguyên nước
Chủ trương của Đảng về BVTNN giai đoạn 2006 - 2010 là sự
phát triển nhận thức của Đảng đối với lĩnh vực TN, MT trong giai
đoạn mới; bước đầu khắc phục những hạn chế trong nhận thức cũng
như hoạch định chủ trương trước đó là chú trọng phát triển KT - XH,
coi nhẹ công tác bảo vệ TN, MT, chưa chú trọng đến BVTNN. Đó là


15
cơ sở để phát triển thành những định hướng lớn về bảo vệ TN, MT,
BVTNN, vừa giải quyết được yêu cầu thực tiễn ở Việt Nam, vừa phù
hợp với xu thế của thời đại hướng đến sự PTBV. Đó còn được coi là

sự đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và đặc biệt trong tổ
chức, triển khai thực hiện công tác bảo vệ TN, MT và ứng phó với
BĐKH của Đảng và Nhà nước ta; là cơ sở để Đảng tiếp tục bổ sung,
phát triển và hoàn thiện chủ trương BVTNN trong giai đoạn tiếp theo
nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng ô nhiễm và suy kiệt TNN ở Việt
Nam; là cơ sở để Chính phủ ban hành Chiến lược về TNN, gắn phát
triển KT - XH với BVTNN.
Mặc dù không có nghị quyết riêng về BVTNN nhưng thông
qua những chi thị, nghị quyết của Đảng giai đoạn 2006 - 2010, có thể
khái quát những mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp đẩy
mạnh BVTNN qua các nội dung chính sau:
Thứ nhất, mục tiêu BVTNN được gắn với mục tiêu Thiên niên
kỷ, mục tiêu phát triển KT - XH của đất nước theo hướng bền vững.
Các mục tiêu đó đã được cụ thể hóa thành các chỉ tiêu cụ thể được
đưa vào Nghị quyết của Đại hội và được định hướng cụ thể trong Báo
cáo phương hướng, nhiệm vụ phát triển KT - XH 5 năm 2006 - 2010.
Thứ hai, quan điểm chỉ đạo đấy mạnh BVTNN được thể hiện
trong sự chỉ đạo chung cho lĩnh vực TN, MT là phải tạo sự chuyển
biến mạnh mẽ trong lĩnh vực bảo vệ TN, MT. Theo đó, BVTNN cũng
phải tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ.
Thứ ba, Nhiệm vụ và giải pháp về BVTNN được thể hiện rõ
ràng hơn, được chú trọng và đẩy mạnh hơn, cụ thể:
1) Tăng cường quản lý nhà nước đi đôi với nâng cao ý thức,
trách nhiệm của toàn xã hội về BVTNN;
2) Áp dụng các biện pháp mạnh nhằm giải quyết dứt điểm ô
nhiễm nguồn nước;
3) Nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai do nước
gây ra;
4) Tăng đầu tư cho lĩnh vực TNN như đầu tư cơ sở vật chất kỹ
thuật, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại, đầu tư nâng

cấp cơ sở hạ tầng thủy lợi, đầu tư xây dựng cơ sở hệ thống cấp nước
sạch, cơ sở hạ tầng cấp, thoát nước;
5) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về TNN
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và sử dụng TNN.
3.3. Đảng chỉ đạo đẩy mạnh bảo vệ tài nguyên nước


16
3.3.1. Chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục
nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên nước
cho toàn xã hội
Hiện thực hóa chủ trương của Đảng về đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, giáo dục BVTNN, trong những năm 2006 - 2010, Nhà nước và
các cơ quan chức năng, các tổ chức chính trị - xã hội đã có sự phối hợp
tổ chức thực hiện các hoạt động đẩy mạnh công tác tuyền truyền, giáo
dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức, doanh
nghiệp về BVTNN đạt được kết quả nhất định, góp phần thúc đẩy tiến
trình xã hội hóa bảo vệ BVTNN. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều
hạn chế, bất cập. Các hoạt động truyền thông, các phong trào còn
mang tính hình thức, “thời vụ”, chưa được thực hiện thường xuyên,
chưa phổ biến sâu rộng đến người dân và các doanh nghiệp, vì vậy, ý
thức chấp hành pháp luật trong lĩnh vực TNN còn thấp, nhận thức của
xã hội về tầm quan trọng của việc bảo vệ, giữ gìn các nguồn nước, sử
dụng nước tiết kiệm còn hạn chế.
3.3.2. Chỉ đạo tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo
vệ tài nguyên nước
Thực hiện chủ trương của Đảng, giai đoạn 2006 - 2010, Chính
phủ và các cơ quan chức năng đã tăng cường bổ sung, hoàn thiện và
thể chế hóa các văn bản quy phạm pháp luật về BVTNN; tăng cường
hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về TNN; tăng cường

công tác thanh kiểm tra, kiểm soát và điều tra, quy hoạch TNN.
Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về TNN vẫn còn những
hạn chế, bất cập. Chưa thống nhất trong phân công trách nhiệm quản
lý nhà nước về TNN; các tổ chức, cơ quan chức năng về TNN chưa
phát huy được vai trò quản lý, tổ chức các hoạt động về quản lý, bảo
vệ, khai thác, sử dụng hiệu quả TNN. Hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật về TNN còn thiếu, chưa đồng bộ, tính khả thi của một số
văn bản còn thấp, triển khai văn bản pháp luật còn chậm. Công tác
thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về TNN chưa thường xuyên,
chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác quy hoạch, điều tra TNN còn hạn chế
gây khó khăn trong quản lý và BVTNN quốc gia. Công tác dự báo,
khảo sát và quản lý TNN chưa tương xứng với yêu cầu, đặc biệt là khi
cơ chế thị trường và lợi nhuận tấn công vào nguồn nước.
3.3.3. Chỉ đạo đẩy mạnh xã hội hóa công tác
bảo vệ tài nguyên nước và tăng cường đầu tư cho
lĩnh vực tài nguyên, môi trường


17
Các hoạt động tham gia giám sát của cộng đồng về BVMT bước
đầu đã được phát huy. Nhiều gương người tốt việc tốt trong lĩnh vực
hoạt động BVMT, BVTNN đã xuất hiện. Để động viên, khuyến khích
các tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích trong hoạt động BVMT, trong
những năm 2006 -2010, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trao
tặng “Giải thưởng Môi trường” cho các tập thể và cá nhân tiêu biểu,
xuất sắc. Nhiều mô hình tốt, nhiều gương người tốt việc tốt trong lĩnh
vực hoạt động BVMT đã xuất hiện, thật sự đúng nghĩa với cách tiếp cận
xã hội hóa công tác BVMT, trong đó bao hàm cả BVTNN.
Trước năm 2006, ngành TN, MT chưa được xác lập trong hệ thống
phân ngành kinh tế quốc dân, chưa có ngân sách riêng, vì vậy, việc theo

dõi, tổng hợp thu chi ngân sách nhà nước cho toàn ngành chưa thực hiện
được. Quán triệt quan điểm “Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư phát
triển”, trong những năm 2006 - 2010, đầu tư cho BVMT bước đầu đã có
những chuyển biến tích cực. Từ năm 2006, ngân sách cho lĩnh vực TN,
MT đã được bố trí thành một nguồn riêng (chi sự nghiệp môi trường) với
qui mô không thấp hơn 1% tổng chi ngân sách nhà nước.
3.3.4. Chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và
tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ tài nguyên nước
Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, các hoạt động nghiên
cứu khoa học công nghệ trong lĩnh vực TNN trong những năm 2006 2010 đã được triển khai mạnh mẽ, tập trung vào các nội dung: Xây dựng
cơ chế, chính sách và công cụ kinh tế, hệ thống quản lý trong BVMT, bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học; cung cấp luận cứ
khoa học xây dựng, quy hoạch quản lý, BVTNN; nghiên cứu về các mô
hình, công nghệ giảm thiểu, tái sử dụng nước thải và xử lý ô nhiễm môi
trường nước.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các nước trong Ủy hội sông Mê
Kông quốc tế thuộc khuôn khổ Hiệp định Hợp tác sông Mê Kông
(1995); tham gia nhóm các nước tiểu vùng sông Mê Kông, tích cực
xây dựng các chương trình, kế hoạch nhằm quản lý và bảo vệ nguồn
nước lưu vực sông Mê Kông. Việt Nam đã chủ động đề xuất việc hợp
tác đối với lưu vực sông Hồng và các con sông khác có chung nguồn
nước với các nước láng giềng, và từng bước xây dựng các hiệp định, quy
chế quản lý, khai thác và BVTNN đối với các sông liên quốc gia.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cùng với Chính phủ tăng
cường hợp tác với các tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ, phi chính


18
phủ nhằm tranh thủ tối đa sự hỗ trợ cho lĩnh vực TNN và cử nhiều đoàn
đại biểu tham gia tích cực vào các diễn đàn khu vực, thế giới về TNN.

Kết luận chương 3
Trong những năm 2006 - 2010, những yếu tố tác động đến lĩnh
vực TNN có diễn biến phức tạp đòi hỏi phải đẩy mạnh BVTNN.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan
trọng của việc BVTNN đối với sự PTBV đất nước. Từ đó, Đảng đã
đề ra những chủ trương và sự chỉ đạo đẩy mạnh BVTNN.
Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước đã nâng tầm
BVTNN thành chiến lược quốc gia. Chiến lược quốc gia về TNN lần
đầu tiên được phê duyệt năm 2006 với đầy đủ quan điểm, mục tiêu,
nhiệm vụ và giải pháp BVTNN. Thực hiện chủ trương chỉ đạo của
Đảng và Nhà nước, các hoạt động BVTNN đã được đẩy mạnh.
Những thành tựu và hạn chế trong quá trình thực hiện sự lãnh đạo của
Đảng về BVTNN giai đoạn 2006 - 2010 là cơ sở quan trọng cho giai
đoạn tiếp theo. Trong bối cảnh mới đòi hỏi cần có sự tổng kết, rút kinh
nghiệm để Đảng tiếp tục chỉ đạo kịp thời, quyết liệt đối với công tác
quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng hiệu quả TNN cho sự PTBV.
Chương 4
NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
! "# $ % &'
()* +$* ", !-.
%/01
234 5677 8 67 79
4.1.1. Ưu điểm
Một là, nhận thức của Đảng về bảo vệ tài nguyên nước đã có
chuyển biến tích cực.
Hai là, chủ trương của Đảng về bảo vệ tài nguyên nước ngày
càng rõ hơn.
Ba là, sự chỉ đạo bảo vệ tài nguyên nước được thực hiện chặt
chẽ thông qua hệ thống tổ chức của Đảng, bộ máy chính quyền nhà
nước và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp.

Bốn là, việc bảo vệ tài nguyên nước đã đạt được những thành tựu
nhất định, góp phần bảo vệ môi trường, đưa đất nước phát triển theo
hướng bền vững.
Nguyên nhân của những ưu điểm trên là do Đảng và Nhà nước
đã có sự đánh giá, xác định đúng vai trò, vị trí, tầm quan trọng của
việc BVTNN trong quá trình phát triển KT - XH theo hướng bền


19
vững. Trên cơ sở đó, Đảng và Nhà nước đã đề ra những chủ trương,
quyết sách đúng đắn về bảo vệ TN, MT trong đó có BVTNN, tập
trung vào những vấn đề cơ bản nhằm giải quyết những bức xúc trong
lĩnh vực TN, MT. Đồng thời, sự chỉ đạo thực tiễn của Đảng đã phát
huy được vai trò của Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội để
giải quyết có hiệu quả nhiều vấn đề bức xúc trong lĩnh vực TNN. Bên
cạnh đó, Chính phủ đã nỗ lực chỉ đạo và tích cực, chủ động mở rộng
hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TN, MT, cam kết thực hiện các công
ước quốc tế về BVMT cũng như BVTNN. Vì vậy, công tác BVMT
nói chung, BVTNN nói riêng đã tranh thủ được nhiều hơn sự hỗ trợ,
tài trợ của nước ngoài, các tổ chức quốc tế về kinh phí, về kinh
nghiệm quản lý, về chuyển giao khoa học - kỹ thuật.
4.1.2. Hạn chế
Một là, Đảng chưa có nghị quyết chuyên đề về bảo vệ tài nguyên
nước làm cơ sở xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội gắn với
bảo vệ tài nguyên nước cho sự phát triển bền vững đất nước.
Hai là, sự chỉ đạo thực hiện bảo vệ tài nguyên nước hiệu lực,
hiệu quả còn thấp.
Ba là, kết quả bảo vệ tài nguyên nước còn hạn chế
Nguyên nhân của hạn chế:
Về khách quan: Thứ nhất, TN, MT nói chung, TNN nói riêng

là lĩnh vực phức tạp, giàu tính tự phát, khó kiểm soát. Do đó, những
hoạt động dự báo, dự đoán, đánh giá TNN gặp nhiều khó khăn, chỉ
mang tính tương đối. Thứ hai, quá trình toàn cầu hóa cùng với quá
trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và tốc độ tăng trưởng kinh tế
nhanh đã tác động xấu đến môi trường trên diện rộng, nhất là lĩnh
vực TNN. Mặt khác, do cơ chế thị trường có những tác động tiêu cực
đến VBTNN. Thứ ba, BĐKH là một thách thức rất lớn mang tính
toàn cầu mà Việt Nam là một trong những quốc gia bị tác động mạnh
nhất và TNN là lĩnh vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Thứ tư,
nguồn nước mặt của Việt Nam có hơn 60% tổng lưu lượng xuất phát
từ nước ngoài.
Về chủ quan: Thứ nhất, nhận thức của Đảng về BVTNN chưa
được đặt đúng tầm nên sự quan tâm chỉ đạo BVTNN còn thiếu toàn
diện, thiếu thường xuyên và thiếu quyết tâm. Thứ hai, do vẫn trong giai
đoạn kiện toàn tổ chức, nhiều đơn vị ở cả cấp trung ương và địa phương
tổ chức bộ máy, nhân lực làm công tác quản lý TNN còn yếu cả về chất
và lượng. Thứ ba, một số văn bản quy phạm pháp luật về TNN do yêu


20
cầu về tiến độ soạn thảo đã bỏ qua bước khảo sát thực tế, làm cho văn
bản giảm tính thực tiễn cũng như không gắn sát với tình hình thức tế,
gây khó khăn khi triển khai thực hiện; một số các tiêu chuẩn, quy chuẩn
đã ban hành chưa bảo đảm tính khoa học cao, không phù hợp với điều
kiện hiện tại, dẫn đến những khó khăn trong hoạt động quản lý nhà nước
về TNN. Thứ tư, bộ máy và cán bộ còn yếu kém, thậm chí khó đứng
vững, dễ thỏa hiệp trước những nhóm lợi ích khi tham gia vào những
quyết định phát triển KT - XH có liên quan đến ngành, lĩnh vực phụ
trách. Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được quan tâm đúng mức, chưa
kịp thời phát hiện các vụ việc và chưa thực hiện xử lý triệt để các vi

phạm. Mặt khác, công tác thanh tra, kiểm tra chưa được tiến hành
thường xuyên, liên tục trên phạm vi cả nước mà chỉ tập trung chủ yếu ở
thành thị và các khu công nghiệp; chưa có sự phối hợp chặt chẽ với cấp
ủy địa phương trong hoạt động thanh tra, kiểm tra. Thứ năm, tiếng nói
chưa đủ mạnh của nhân dân, của báo chí - truyền thông và dư luận xã
hội... cũng là một nguyên nhân quan trọng để vấn đề TN, MT nói chung
cũng như các vấn đề về TNN chưa được nhận thức, ngăn ngừa và xử lý
kịp thời, triệt để.
4.2. Một số kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo bảo
vệ tài nguyên nước (2001 - 2010)
4.2.1. Nhận thức đúng vị trí, vai trò của tài nguyên nước đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội
Trong phát triển KT - XH phải gắn với mục tiêu, nhiệm vụ
BVTNN, lấy mục tiêu cao nhất là vì con người, vì sự PTBV. Chủ trương
của Đảng xác định sự thống nhất giữa phát triển KT - XH với BVMT,
trong đó có BVTNN thể hiện rõ trong nhiệm vụ cụ thể về BVTNN, mỗi
ngành kinh tế trong quá trình sản xuất, phát triển phải gắn với nhiệm vụ cụ
thể về BVTNN, để thực hiện tiến bộ xã hội cũng phải gắn với nhiệm vụ
cụ thể về BVTNN. Trong sản nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản phải hạn
chế sử dụng hóa chất, đồng thời thu gom, xử lý hợp vệ sinh đối với những
bao bì sử dụng hóa chất nhằm bảo đảm vệ sinh, an toàn các nguồn nước;
trong công nghiệp phải xử lý triệt để nước thải, chất thải đạt tiêu chuẩn
môi trường trước khi xả thải nhằm bảo đảm sự trong sạch cho các dòng
sông, ao, hồ… và các nguồn nước ngầm; trong giải quyết các vấn đề xã
hội, thực hiện tiến bộ xã hội phải gắn với thực hiện tốt nhiệm vụ BVTNN
bởi đó là nguồn gốc của sự sống… Như vậy, quá trình phát triển KT - XH
phải luôn thống nhất với việc BVTNN, giải quyết vấn đề BVTNN đúng
đắn, hợp lý sẽ thúc đẩy sự phát triển KT - XH, trong quá trình phát triển



21
KT - XH thực hiện tốt các nhiệm vụ BVTNN sẽ góp phần cải thiện và
nâng cao chất lượng các nguồn nước, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Quán triệt quan điểm thống nhất giữa phát triển KT - XH với bảo vệ TN,
MT, BVTNN là nhằm bảo đảm sự phát triển của ngày hôm nay, không
phương hại đến sự phát triển của các thế hệ tương lai.
4.2.2. Nâng cao năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng về
bảo vệ tài nguyên nước
Năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng về BVTNN được
phản ánh trên các phương diện sau: Một là, giải quyết vấn đề về TNN
được thể hiện thông qua việc nắm bắt chính xác, kịp thời tình hình
trên thế giới và những vấn đề đặt ra đối với TNN ở Việt Nam, để đề
ra chủ trương đúng đắn về BVTNN và hiện thực hóa chủ trương đó;
Hai là, phát huy hiệu quả vai trò quản lý của Nhà nước về BVTNN
thể hiện qua việc kịp thời hiện thực hóa chủ trương của Đảng thành
chiến lược, chính sách, pháp luật về TNN để quản lý xã hội và xây
dựng được đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất và năng lực để hoàn thiện hệ
thống tổ chức quản lý nhà nước về TNN thống nhất từ Trung ương
đến cơ sở; Ba là, phát huy quyền làm chủ của nhân dân thể hiện qua
việc nắm bắt kịp thời nhu cầu, lợi ích chính đáng của nhân dân, phát
hiện những sáng tạo, kinh nghiệm, giải pháp hay từ nhân dân để khái
quát nâng lên tầm quan điểm, chủ trương, đồng thời, phát huy sáng
kiến của nhân dân nhằm tổ chức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn nhân
dân tích cực tham gia BVTNN có hiệu quả.
Để giải quyết hiệu quả những vấn đề thực tiễn đặt ra đối với lĩnh
vực TNN, việc thường xuyên nâng cao năng lực và hiệu quả lãnh đạo
của Đảng về giải quyết các vấn đề TN, MT nói chung, BVTNN nói
riêng cần chú trọng một số nội dung cơ bản sau: 1) Nâng cao năng lực
nhận thức, phát hiện kịp thời các vấn đề đặt ra đối với TNN; 2) Xây
dựng hệ thống quan điểm, chủ trương về TNN, sớm ban hành nghị quyết

chuyên đề về BVTNN; 3) Nâng cao hiệu quả phát huy vai trò của các tổ
chức trong hệ thống chính trị, trước hết là vai trò quản lý của Nhà nước
về BVTNN.
4.2.3. Phát huy vai trò của Nhà nước trong tổ chức thực
hiện kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ tài nguyên nước
Thực tiễn quá trình chỉ đạo thực hiện cho thấy, Đảng đã phát
huy vai trò của Nhà nước, thông qua Nhà nước từng bước kiện toàn
bộ máy quản lý nhà nước và đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ quản lý


22
TN, MT nói chung, TNN nói riêng. Với chức năng và nhiệm vụ của
mình, Nhà nước thực hiện quy hoạch gắn với đào tạo, phát triển đội
ngũ cán bộ, công chức có trình độ cao để thường xuyên có được lực
lượng cán bộ có chuyên môn vững vàng nhằm bảo đảm tính kế cận
liên tục về con người, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, với đặc thù
quản lý nhà nước về phát triển KT - XH kết hợp với BVTNN. Bên
cạnh đó, các chủ trương của Đảng về BVTNN đã được Nhà nước cụ
thể hóa thành các chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển KT XH gắn với BVTNN và xây dựng hệ thống văn bản pháp luật nhằm
giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa phát triển KT - XH với
BVTNN hướng đến sự PTBV.
4.2.4. Tạo sự đồng thuận xã hội, nâng cao trách nhiệm của cá
nhân, các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện bảo vệ tài nguyên nước
Với tư cách là những hệ giá trị cơ bản của xã hội, đồng thuận xã
hội sẽ tạo ra nền tảng trong việc BVTNN, tạo nên sức mạnh của sự liên
kết và hợp tác giữa các cá nhân, các tổ chức và cả cộng đồng, từ đó có
những đóng góp thiết thực vào bảo vệ TN, MT. Bảo vệ TNN sẽ đem lại
lợi ích cho toàn thể xã hội và chỉ khi nào có sự tham gia, đồng sức,
đồng lòng của toàn xã hội vào BVTNN thì những vấn đề về TNN mới
được giải quyết triệt để và được bảo vệ an toàn. Ngược lại, nếu không

tạo được sự đồng thuận xã hội trong việc thực hiện BVTNN sẽ dẫn đến
tình trạng mất ổn định, rối loạn, đình đốn trong các hoạt động sản xuất
ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế, đến ổn định xã hội và bảo vệ
TN, MT, BVTNN.
Để tạo ra sự đồng thuận xã hội, Đảng và Nhà nước phải coi
trọng nâng cao trách nhiệm xã hội của các cá nhân, các tổ chức, các
doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển KT XH cùng với hoạt động BVTNN nhằm phát huy sức mạnh của cả
cộng đồng xã hội tham gia. Trách nhiệm xã hội của cá nhân, tổ chức,
doanh nghiệp được hiểu như là nghĩa vụ mà mỗi cá nhân, mỗi tổ
chức, mỗi doanh nghiệp phải gánh vác, thực hiện, là nghĩa vụ mà các
cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp không những phải làm mà còn phải
làm tốt, không những buộc phải làm mà còn phải chịu sự giám sát
của các cơ quan chức năng và của toàn xã hội.


23
Kết luận chương 4
Trên cơ sở thực tiễn quá trình Đảng lãnh đạo BVTNN (2001 2010), những ưu điểm và hạn chế được đánh giá trên các phương
diện: Nhận thức của Đảng, sự hoạch định chủ trương của Đảng, sự
chỉ đạo thực tiễn của Đảng và kết quả thực hiện chủ trương của
Đảng về BVTNN. Đồng thời, các nguyên nhân của những ưu điểm
và hạn chế cũng được xác định bao hàm cả nguyên nhân khách
quan và nguyên nhân chủ quan. Những đánh giá, nhận xét là cơ sở
để đúc rút kinh nghiệm góp phần giải quyết hiệu quả những vấn đề
thực tiễn đặt ra. Từ đó, đúc rút một số kinh nghiệm từ quá trình
Đảng lãnh đạo BVTNN từ năm 2001 đến năm 2010 có thể tham khảo
trong lãnh đạo BVTNN của Đảng hiện nay.
KẾT LUẬN
1. Bảo vệ môi trường, trong đó có BVTNN là yêu cầu khách quan
của quá trình phát triển KT - XH, quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất

nước. Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với thực hiện tiến bộ, công bằng
xã hội và BVMT để PTBV. Thập niên đầu của thế kỷ XXI, kinh tế Việt
Nam tăng trưởng và phát triển nhanh, đi kèm với nó là ô nhiễm môi
trường ngày càng gia tăng, tài nguyên thiên nhiên trong đó có TNN ngày
càng suy kiệt. Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức đúng về ý nghĩa và
tầm quan trọng của công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường cho sự
PTBV và ban hành những chủ trương, chính sách để bảo vệ TN, MT
trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
2. Nhận thức của Đảng về BVTNN từ năm 2001 đến năm 2010
đã từng bước phát triển hơn. Đại hội sau nhận thức về vấn đề BVTNN
rõ ràng, đầy đủ hơn Đại hội trước. Sự phát triển trong nhận thức của
Đảng về BVTNN được định hình ngày càng rõ trong đường lối của
Đảng về phát triển KT - XH qua các kỳ Đại hội và các Hội nghị Trung
ương Đảng. Nghị quyết số 41-NQ/TW (2004) của Bộ Chính trị về “Bảo
vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước” là Nghị quyết chuyên đề đầu tiên về BVMT trong đó có BVTNN
cho thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Nghị quyết đã đánh dấu
bước phát triển mới trong nhận thức của Đảng về BVMT nói chung,
BVTNN nói riêng với hệ thống quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải


24
pháp cụ thể, rõ ràng và tính đúng đắn của nó đã được kiểm chứng ở
những thành quả phát triển chung của đất nước.
3. Thực hiện chủ trương của Đảng, trong những năm 2001 2010, công tác BVTNN bước đầu đã đạt được những kết quả nhất
định, tạo tiền đề cho công tác BVTNN những năm tiếp theo. Với nhiều
nỗ lực, cố gắng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, BVTNN bước đầu
đã có chuyển biến tích cực: Hệ thống quản lý nhà nước về BVTNN
từng bước được thiết lập và đi vào hoạt động; hệ thống chính sách,
pháp luật từng bước được xây dựng và hoàn thiện; nhận thức về

BVTNN của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội được nâng lên,
xã hội hóa BVTNN bước đầu được thiết lập; hợp tác quốc tế trong lĩnh
vực TNN được quan tâm, mở rộng. Bên cạnh những kết quả đã đạt
được, quá trình lãnh đạo của Đảng về BVTNN vẫn còn những hạn chế,
yếu kém cả trong nhận thức, hoạch định chủ trương và chỉ đạo thực
hiện. Hạn chế, yếu kém là do nguyên nhân nhân khách quan và chủ
quan gây nên, nhưng chủ yếu là nguyên nhân chủ quan từ sự nhận thức
cũng như từ sự chỉ đạo của Đảng.
4. Đánh giá những ưu điểm và hạn chế của quá trình Đảng lãnh
đạo BVTNN để rút ra những kinh nghiệm tham khảo trong lãnh đạo
BVTNN nói riêng, BVMT nói chung của Đảng hiện nay, góp phần đưa
đất nước phát triển theo đúng quỹ đạo của tiến trình PTBV trong những
năm tiếp theo. Những kinh nghiệm đó bao gồm: 1) Nhận thức đúng vị
trí, vai trò của TNN đối với sự phát triển KT - XH; 2) Nâng cao năng lực
và hiệu quả lãnh đạo của Đảng về BVTNN; 3) Phát huy vai trò của Nhà
nước trong tổ chức thực hiện kết hợp phát triển KT - XH với BVTNN;
4) Tạo sự đồng thuận xã hội, nâng cao trách nhiệm của cá nhân, các tổ
chức, doanh nghiệp thực hiện BVTNN.



×