Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh ngô trên địa bàn huyện phúc thọ thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 115 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ và các thông tin trích dẫn trong luận
văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng 10 năm 2016

Tác giả

Nguyễn Thị Tuyết Nhung


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn đƣợc hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu lý
luận và tích luỹ kinh nghiệm thực tế của tác giả. Những kiến thức mà thầy cô
giáo truyền thụ đã làm sáng tỏ những ý tƣởng, tƣ duy của tác giả trong suốt quá
trình thực hiện luận văn này.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đối với
thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn – Phó hiệu trƣởng, Trƣờng Đại học Lâm
nghiệp, ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu; Phòng đào tạo sau đại học trƣờng Đại
học Lâm nghiệp và các đồng nghiệp ở Liên đoàn Địa chất Tây Bắc đã luôn tạo
điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Có đƣợc kết quả này, tôi không thể không nói đến công lao và sự giúp đỡ


của các cô chú, các phòng ban chức năng của UBND huyện Phúc Thọ và bà con
nông dân các xã Vân Nam, Vân Phúc và Xuân Phú, huyện Phúc Thọ, Thành phố
Hà Nội những ngƣời đã cung cấp số liệu, tƣ liệu khách quan, chính xác giúp đỡ
tôi đƣa ra những phân tích đúng đắn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những ngƣời thân trong gia đình đã
giúp đỡ tôi lúc khó khăn, vất vả để hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm
ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên tạo mọi điều kiện thuận lợi và đóng góp
những ý kiến quý báu để giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng 10 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Thị Tuyết Nhung


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................ 1
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP................................................ 5

1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. ...................... 5
1.1.1. Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế ....................................................... 5
1.1.2. Nông hộ, kinh tế nông hộ ............................................................................. 6
1.1.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trong SX nông nghiệp ..........12
1.1.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế trong SX cây ngô .............14
1.2. Cơ sở thực tiễn về hiệu quả kinh tế trong kinh doanh ngô ...........................16
1.2.1. Giới thiệu chung về cây ngô ......................................................................16
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển SXKD cây ngô trên thế giới ................................17
1.2.3. Kinh nghiệm phát triển SXKD cây ngô ở Việt Nam .................................22
1.2.4. Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn cho huyện Phúc Thọ .............................33
Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HUYỆN PHÚC THỌ VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................................35
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội ..........................35
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................................35
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...........................................................................40
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................50
2.2.1. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu ..........................................................50
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu ....................................................................51


iv

2.2.3. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích số liệu ..............................................52
2.3. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài .......................................53
2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh phát triển trồng ngô ................................................53
2.3.2. Hệ thống các chỉ tiêu về chi phí, kết quả và hiệu quả sản xuất .................53
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................54
3.1. Thực trạng gây trồng ngô trên địa bàn huyện Phúc Thọ...............................54
3.1.1. Quy trình gây trồng cây ngô trên địa bàn nghiên cứu................................54
3.1.2. Diễn biến về diện tích năng suất, sản lƣợng ngô của Huyện .....................58

3.1.3. Tình hình tổ chức sản xuất ngô trên địa bàn huyện PhúcThọ ....................64
3.2. Thực trạng hiệu quả kinh tế trong trồng ngô của các hộ gia đình trên địa bàn
nghiên cứu ............................................................................................................67
3.2.1. Thông tin cơ bản về các HGĐ điều tra ......................................................67
3.2.2. Chi phí sản xuất trong trồng ngô của các HGĐ điều tra ............................68
3.2.3. Tình hình thu nhập trong trồng ngô của các HGĐ điều tra .......................71
3.2.4. Thực trạng hiệu quả kinh tế trong trồng ngô của các HGĐ điều tra..........72
3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả kinh tế trong sản xuất ngô của các hộ
gia đình trên địa bàn huyện Phúc Thọ..................................................................76
+ Ảnh hƣởng của nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên ..........................................76
3.4. Những thành công, tồn tại trong sản xuất ngô của các HGĐ trên địa bàn
huyện Phúc Thọ ....................................................................................................79
3.4.1. Những thành công đạt đƣợc .......................................................................79
3.4.2. Những tồn tại ..............................................................................................81
3.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại .................................................................81
3.5. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất ngô của các
HGĐ trên địa bàn huyện Phúc Thọ ......................................................................82
3.5.1.

Định hƣớng, mục tiêu phát triển trồng ngô .........................................82

3.5.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trông ngôở
huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội .....................................................................82
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Nghĩa đầy đủ

Từ viết tắt
BVTV

Bảo vệ thực vật

BQ

Bình quân

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CC

Cơ cấu

CN

Công nghiệp

CN – TTCN

Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

DT

Diện tích


DTCT

Diện tích canh tác

GTSX

Giá trị sản xuất

HQKT

Hiệu quả kinh tế

HTXNN

Hợp tác xã nôngnghiệp

HTCT

Hệ thống chính trị

KN

Khuyến nông

NN

Nông nghiệp

PTSX


Phát triển sản xuất

PTNT

Phát triển nông thôn

PTBQ

Phát triển bình quân

SL

Số lƣợng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TBKT

Tiến bộ kỹ thuật


TM

Thƣơng Mai

Tr.đ

Triệu đồng

TTBQ

Tăng trƣởng bình quân

UBND

Ủy ban nhân dân

XD

Xây dựng


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang


1.1

Sản xuất ngô thế giới giai đoạn 1961 - 2011

18

1.2

Dự báo nhu cầu ngô thế giới đến năm 2020

20

1.3

Sản xuất ngô Việt Nam giai đoạn năm 1975 - 2011

24

2.1

Hiện trạng sử dụng đất huyện Phúc Thọ (năm 2015)

39

2.2

Dân số, lao động huyện Phúc Thọ năm 2014

40


2.3

Thực trạng diện tích đƣợc tƣới tiêu trên địa bàn huyện (tổng 3

44

vụ)
2.4

Giá trị sản xuất và cơ cấu GTSX huyện Phúc Thọ

49

3.1

Biến động về diện tích trồng ngô của huyện giai đoạn 2013-

59

2015
3.2

Biến động về năng suất ngô của huyện Phúc Thọ

61

3.3

Biến động về sản lƣợng ngô của huyện Phú Thọ


63

3.4

Tình hình tiêu thụ ngô của các hộ nông dân huyện Phúc Thọ

66

3.5

Thông tin cơ bản của các hộ điều tra

67

3.6

Chi phí bình quân cho 1 ha ngô giống Năng suất cao của các

69

HGĐ điều tra
3.7

Chi phí sản xuất bình quân cho 1 ha ngô giống Thông thƣờng

70

của các hộ điều tra
3.8


Thu nhập từ 1 ha ngô tại các hộ điều tra

72

3.9

Hiệu quả kinh tế của giống ngô năng suất cao tại các hộ điều

73

tra
3.10

Hiệu quả kinh tế của giống ngô thƣờng tại các hộ điều tra

74


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

3.1


Cây ngô trên cánh động huyện Phúc Thọ

54

3.2

Mật độ trồng ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất bắp ngô

55

3.3

Chăm sóc, bón phân, tƣới nƣớc là khâu quan trọng trong kỹ

56

thuật trồng cây ngô
3.4

Xác định thời điểm thu hoạch bằng việc quan sát hạt ngô

57


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ngô có nguồn gốc từ Trung Mỹ, là một trong 3 cây lƣơng thực quan
trọng trong nền kinh tế toàn thế giới. Ở các nƣớc thuộc Trung Mỹ, Nam Á và

Châu Phi, ngƣời ta sử dụng ngô làm lƣợng thực chính.
Không chỉ cung cấp lƣợng thực cho con ngƣời, ngô còn là nguồn thức ăn
cung cấp cho chăn nuôi, là nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến trên toàn
thế giới. Hiện nay 66% sản lƣợng ngô của thế giới đƣợc dùng làm thức ăn cho chăn
nuôi, trong đó các nƣớc phát triển là 76% và các nƣớc đang phát triển là 57%.
Nhờ những vai trò quan trọng của cây ngô trong nền kinh tế thế giới nên
hơn 40 năm gần đây, ngành sản xuất ngô thế giới phát triển mạnhvà giữ vị trí
hàng đầu về năng suất, sản lƣợng trong những cây lƣơng thực chủ yếu.
Mặc dù diện tích trồng ngô đứng thứ 3 sau lúa mỳ và lúa nƣớc, nhƣng sản
lƣợng ngô chiếm 1/3 sản lƣợng ngũ cốc trên thế giới và nuôi sống 1/3 dân số
toàn cầu.
Tại Việt Nam, ngô đƣợc coi là nguồn nguyên liệu chính trong ngành công
nghiệp thức ăn chăn nuôi, sản xuất thực phẩm nhƣ bột ngô và còn đƣợc sử dụng
trong một số ngành công nghiệp khác nhƣ sản xuất bia, may mặc, dƣợc phẩm.
Tuy nghiên, 80% sản lƣợng ngô hàng năm đƣợc sử dụng làm nguyên liệu sản
xuất thức ăn chăn nuôi.
Hiện nay nhu cầu sử dụng ngô không ngừng tăng, để đáp ứng đủ nhu cầu
ngô cho tiêu dùng trong nƣớc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã xây
dựng chiến lƣợc phát triển sản xuất ngô đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm
2020 là phải đạt 5-6 triệu tấn vào năm 2010 và năm 2020 là 9-10 triệu tấn. Để
đạt đƣợc mục tiêu này, hai giải pháp chính đƣợc đƣa ra là mở rộng diện tích và
tăng năng suất. Tuy nhiên việc mở rộng diện tích trồng ngô rất khó khăn do diện
tích sản xuất nông nghiệp còn hạn chế và phải cạnh tranh với nhiều loại cây
trồng khác nên tăng năng suất là giải pháp chủ yếu.


2

Trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi, ngô đƣợc sử dụng trong cả
thƣơng mại và tự chế mà chủ yếu là thức ăn cho gia cầm và lợn. Nhu cầu sử

dụng ngô dự kiến sẽ tăng theo sự phát triển của ngành chăn nuôi mà chủ yếu từ
nguồn nhập khẩu, ít nhất là đến thời điểm hiện tại và trong tƣơng lai gần do sản
lƣợng ngô của Việt Nam không bắt kịp đƣợc đà phát triển nhanh chóng của
ngành công nghiệp sản xuất thức ăn gia súc. Nhu cầu sử dụng ngô cho ngành
công nghiệp sản xuất lƣơng thực và thức ăn chăn nuôi tăng từ 200 nghìn đến 400
nghìn tấn mỗi năm tùy thuộc và những yếu tố nêu trên.
Mặc dù ngành sản xuất ngô ở Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu
đáng kể, nhƣng sản xuất ngô ở nƣớc ta vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra: Thứ nhất là
năng suất ngô (40,8 tạ/ha, 2009) vẫn thấp so với trung bình thế giới (51,2 tạ/ha,
năm 2011), thấp hơn nhiều so với nƣớc Mỹ (100 tạ/ha), Trung Quốc (52 tạ/ha).
Thứ 2 là giá thành sản xuất còn cao. Thứ 3 là sản lƣợng chƣa đáp ứng đủ nhu
cầu trong nƣớc ngàycàng tăng lên rất nhanh. Những năm gần đây, cây ngô ngày
càng có vai trò quan trọng đối với đời sống của bà con nông dân vùng bãi châu
thổ sông Hồng bởi cây ngô vừa là cây lƣơng thực chủ đạo vừa là cây hàng hóa
có giá trị kinh tế cao, đem lại thu nhập đáng kể và góp phần xóa đói giảm nghèo
cho ngƣời dân, có thị trƣờng tiêu thụ lớn.
Cây ngô ở huyện Phúc Thọ chủ yếu đƣợc trồng tập trung tại một số xã có
diện tích đất phù sa nằm ở khu vực bãi châu thổ sông Hồng và là cây trồng vụ
đông chủ đạo của bà con nông dân trên địa bàn huyện, với tập quán canh tác
truyền thống kết hợp với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhƣ: Cải tạo
đƣợc nguồn đất, trồng xen các loại cây trồng họ đậu cải tạo nguồn đất và cho
năng suất ngô rất cao (bình quân 70 tạ/ha) đem lại hiệu quả kinh tế. Vấn đề canh
tác đất bền vững có ý nghĩa lớn đối với thực tế sản xuất nông nghiệp của huyện.
Cũng nhƣ hầu hết các địa bàn khác, huyện Phúc Thọ cũng có những điều
kiện rất thuận lợi để phát triển cây ngô, Mặt khác do kỹ thuật canh tác của ngƣời
dân còn hạn chế, chƣa đúng yêu cầu, thƣờng không có cơ sở vật chất phù hợp để


3


bảo đảm chất lƣợng sản phẩm, công tác thu hoạch bảo quản sau khi thu hoạch
chƣa đạt tiêu chuẩn nên hiệu quả mang lại chƣa cao. Ngƣời nông dân vì thế phải
nhanh chóng bán hàng ngay sau khi thu hoạch. Cũng nhƣ các huyện thuần nông
khác, Phúc Thọ hiện đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề nhƣ: Sản xuất
nhỏ, manh mún, công nghệ lạc hậu, sử dụng đầu vào kém hiệu quả làm tăng chi
phí các yếu tố đầu vào, giảm sản lƣợng và giá cả đầu ra, áp dụng khoa học, kỹ
thuật chƣa hợp lý, chính sách chƣa phù hợp và một số ảnh hƣởng của các nhân tố
khách quan khác nhƣ thời tiết, khí hậu...dẫn tới ảnh hƣởng đến hiệu quả sản
xuất, kinh tế và nhất là ảnh hƣởng đến các hộ gia đình sản xuất ngô rất lớn.
Để nâng cao hiệu quả trong sản xuất cây ngô trên địa bàn, Em lựa chọn
nghiên cứu đề tài: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh
Ngô trên địa bàn huyện Phúc Thọ - Thành phố Hà Nội” làmluận văn tốt
nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng sản xuất kinh doanh cây ngô tại các hộ
gia đình trên địa bàn, Luận văn đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu
quả kinh tế trong kinh doanh cây ngô quy mô hộ gia đình trên địa bàn huyện
Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.
2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và và cơ sở thực tiễn về đánh giá
hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
+ Đánh giá đƣợc thực trạng hiệu quả kinh tế cây ngô quy mô hộ gia đình ở
huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.
+ Chỉ ra đƣợc những nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế cây
ngô quy mô HGĐ trên địa bàn huyện Phúc Thọ.
+ Đề xuất đƣợc những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế cây ngô của
hộ gia đình địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.



4

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là thực trạng sản xuất và các yếu tổ ảnh
hƣởng đến hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng ngô quy mô hộ gia đình trên địa
bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của hoạt động sản
xuất trồng ngô trong quy mô các hộ gia đình.
Do giới hạn về thời gian và nguồn lực nên đề tài tập trung điều tra nghiên
cứu hiệu quả kinh tế sản xuất ngô hạt trong 2 vụ chính là vụ Đông và vụ Xuân.
- Về không gian:
Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà
Nội, tập trung điều tra khảo sát tại 3 xã là Vân Nam, Xuân Phú và Vân Phúc.
- Về thời gian:
Các số liệu về sản xuất ngô trên địa bàn huyện Phúc Thọ đƣợc thu thập
trong thời gian từ năm 2013- 2015. Số liệu khảo sát điều tra vào gian đoạn từ
tháng 4 đến tháng 6 năm 2016.
4- Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản
xuất nông nghiệp
- Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh ngô trong quy mô HGĐ trên
địa bàn nghiên cứu
- Các yếu tố ảnh hƣởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh ngô trong quy
mô HGĐ trên địa bàn nghiên cứu
- Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ngô trong quy mô
HGĐ trên địa bàn huyện Phúc Thọ.



5

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
1.1.1. Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế
1.1.1.1. hái ni m hi u quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế (HQKT) là một phạm trù phản ánh chất lƣợng của các
hoạt động kinh tế. Theo ngành thống kê định nghĩa thì HQKT là một phạm trù
kinh tế, biểu hiện của sự tập trung phát triển theo chiều sâu, phản ánh trình độ
khai thác các nguồn lực và sự chi phí các nguồn lực trong quá trình sản xuất.
Cần phải phân biệt rõ 3 khái niệm cơ bản về hiệu quả:
- Hiệu quả kỹ thuật (Technical Efficiency): Là khả năng tác động của kỹ
thuật nhằm thu đƣợc kết quả sản xuất tối đa, với yếu tố đầu vào xác định, trong
điều kiện sản xuất nhất định. Hiệu quả kỹ thuật mang tính xã hội, do trình độ
phát triển của lực lƣợng sản xuất quyết định.
- Hiệu quả phân bổ các nguồn lực (Allocative Efficiency): Là việc nghiên
cứu cách thức tổ chức quản lý khoa học để với các yếu tố đầu vào cố định, ngƣời
sản xuất có thể thu đƣợc lợi nhuận tối đa, có xem xét tới yếu tố đầu vào, đầu ra.
- Hiệu quả kinh tế (Economic Efficiency): Hiệu quả kinh tế thể hiện mối
quan hệ giữa kết quả đạt đƣợc về mặt kinh tế và chi phí để đạt đƣợc kết quả đó.
1.1.1.2. Bản chất hi u quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội, phản ánh mặt chất lƣợng
của các hoạt động kinh tế. Thực chất của HQKT là vấn đề nâng cao hiệu quả sử
dụng các nguồn lực sản xuất kinh doanh và tiết kiệm chi phí các nguồn lực.
Việc làm rõ bản chất của phạm trù HQKT cần phải phân định rõ sự khác
nhau nhƣng có mối quan hệ giữa kết quả và hiệu quả.
Kết quả phản ánh về mặt định lƣợng mục tiêu đạt đƣợc bằng hệ thống các

chỉ tiêu kế hoạch đề ra, không đề cập đến cách thức, chi phí bỏ ra để đạt mục
tiêu đó. Bản thân kết quả không thể hiện đƣợc chất lƣợng.


6

Hiệu quả thể hiện một cách toàn diện trên mặt định lƣợng và định tính, về
định lƣợng hiệu quả thể hiện mối tƣơng quan giữa chi phí (đầu vào) và kết quả
(đầu ra). Về mặt định tính, hiệu quả không chỉ thể hiện qua các con số cụ thể mà
còn thể hiện nguyên nhân mang tính định tính để đạt đƣợc con số đó, phản ánh
đƣợc sự nhất trí và khả năng đóng góp của các mục tiêu trên thành phần vào mục
tiêu chung.
Hiệu quả kinh tế thể hiện mối quan hệ giữa kết quả đạt đƣợc về mặt kinh tế
và chi phí để đạt đƣợc kết quả đó.
Hiệu quả xã hội thể hiện mối quan hệ giữa kết quả đạt đƣợc về mặt xã hội
và chi phí để đạt đƣợc kết quả đó.
Hiệu quả kinh tế - xã hội thể hiện mối quan hệ giữa các kết quả tổng hợp
đạt đƣợc trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và chi phí để đạt đƣợc kết quả đó.
1.1.2. Nông hộ, kinh tế nông hộ
1.1.2.1. Khái ni m nông hộ
Nông hộ là hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp … hoặc kết hợp làm nhiều nghề, sử dụng lao động tiền vốn của
gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh.
Nông hộ là hộ gia đình sống bằng nghề nông. Hộ nông dân có những nét
đặc trƣng riêng, có cơ chế vận hành khá đặc biệt, không giống những đơn vị kinh
tế khác: ở nông hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu và quản lí, sử
dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất trao đổi, phân
phối, sử dụng và tiêu dùng. Do đó, nông hộ có thể cùng lúc thực hiện nhiều chức
năng mà các đơn vị khác không có đƣợc.
Hộ nông dân có những đặc điểm sau:

(i) Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đợn vị sản xuất,
vừa là đơn vị tiêu dùng;
(ii) Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ của hộ từ tự
cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hoá hoàn toàn. Trình độ này quyết định đến
quan hệ giữa nông dân với thị trƣờng;


7

(iii) Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào hoạt
động phi nông nghiệp với mức độ khác nhau, nên khó giới hạn nhƣ thế nào là
một hộ nông dân. Vì vậy, hộ nông dân tái sản xuất giản đơn nhờ vào ruộng đất
thông qua quá trình cải tiến HTCT, nhờ đó mà tái sản xuất mở rộng trong nông
nghiệp, phục vụ lợi ích chung của xã hội nên cần thiết phải có chính sách xã hội
đầu tƣ thích hợp cho lĩnh vực này.
Hộ nông dân không phải là một hình thái sản xuất đồng nhất mà tập hợp
các kiểu nông hộ khác nhau, có mục tiêu và cơ chế hoạt động khác nhau. Căn cứ
vào mục tiêu và cơ chế hoạt động của nông hộ để phân biệt đƣợc các kiểu hộ
nông dân: (1) Kiểu hộ hoàn toàn tự cấp: Trong điều kiện này ngƣời nông dân ít
có phản ứng với thị trƣờng, nhất là thị trƣờng lao động và vật tƣ; (2) Kiểu nông
hộ chủ yếu tự cấp, có bán một phần nông sản đổi lấy hàng tiêu dùng, có phản
ứng ít nhiều với giá cả (chủ yếu là vật tƣ); (3) Kiểu hộ bán phần lớn sản phẩm
nông nghiệp, có phản ứng nhiều với thị trƣờng; (4) Kiểu hộ hoàn toàn sản xuất
hàng hoá, có mục tiêu kiếm lợi nhuận nhƣ là một xí nghiệp tƣ bản chủ nghĩa.
Mục tiêu sản xuất của các hộ quyết định sự lựa chọn sản phẩm kinh
doanh, cơ cấu cây trồng, quyết định mức đầu tƣ, phản ứng với giá cả vật tƣ, lao
động và sản phẩm của thị trƣờng.
Quá trình phát triển của các hộ nông dân trải qua các giai đoạn từ thu nhập
thấp đến thu nhập cao. Giai đoạn nông nghiệp tự cấp: Nông dân trồng một cây
hay một vài cây lƣơng thực chính, năng suất thấp, kỹ thuật thô sơ, rủi ro lớn. Do

rủi ro nên việc tiếp thu kỹ thuật mới bị hạn chế và thị trƣờng nông thôn là thị
trƣờng chƣa hoàn chỉnh. Giai đoạn kinh doanh tổng hợp và đa dạng: Lúc mới
chuyển sang sản xuất hàng hoá, nông dân bắt đầu trồng thêm các cây hàng hoá,
đa canh để giảm bớt rủi ro trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ có thêm thu nhập
nên có thể đầu tƣ để cải tiến kỹ thuật và thâm canh, nếu lao động thừa nhiều có
thể phát triển ngành nghề phi nông nghiệp [31].
Ở nƣớc ta trong thời kỳ đổi mới, các chính sách mới một lần nữa xác lập vị


8

trí số một của kinh tế nông hộ nông thôn. Trong nông thôn có 3 nhóm hộ chính là:
(i) Nhóm hộ sản xuất hàng hoá (chiếm khoảng 30%); (ii) Nhóm hộ bƣớc đầu đi
vào sản xuất hàng hoá, nhƣng còn ít quy mô nhỏ (chiếm gần 55%); (iii) Nhóm hộ
nghèo (chiếm dƣới 15% ) [31].
Nông hộ là kinh tế tự chủ và đã góp phần to lớn vào sự phát triển sản xuất
nông nghiệp của chúng ta trong những năm qua [31].
Nghiên cứu về kinh tế hộ gia đình và các quan hệ xã hội ở nông thôn vùng
đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đổi mới cho rằng nông dân ở đồng bằng
sông Hồng luôn luôn đƣợc hình thành trên một diện tích đất nông nghiệp nhất
định. Tất cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu
đƣợc thực hiện thông qua nông hộ. Do vậy, quá trình chuyển đổi HTCT thực
chất là sự cải tiến sản xuất nông nghiệp ở các hộ nông dân. Vì vậy, nông hộ là
đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Từ đó, nông hộ chuyển sang hình thức canh tác kiểu trang trại đáp ứng
nhu cầu tiêu thụ của thị trƣờng. Những nƣớc công nghiệp phát triển nhƣ Anh thì
hình thức sản xuất có lợi nhất của các nông hộ không phải là hình thành các xí
nghiệp nông nghiệp quy mô lớn mà các nông hộ canh tác kiểu trang trại gia đình
dùng lao động làm thuê [12].
Trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế trong nông-lâm-ngƣ nghiệp

phổ biến đƣợc hình thành trên cơ sở kinh tế hộ nông dân nhƣng mang tính sản
xuất hàng hoá. Cho dù nông hộ chuyển đổi hình thức nhƣ thế nào thì lực lƣợng
lao động nông hộ là yếu tố quan trọng, đặc biệt nông hộ sản xuất theo hình thức
trang trại bất kỳ ở quốc gia phát triển hay đang phát triển thì đây là lực lƣợng
SXKD tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội để thu về lợi nhuận cao cho chính họ
trong thế kỷ XXI [12].
1.1.2.2. Khái ni m kinh tế nông hộ
Trong một số từ điển ngôn ngữ học cũng nhƣ một số từ điển chuyên
ngành kinh tế, ngƣời ta định nghĩa về “hộ” nhƣ sau: “Hộ” là tất cả những ngƣời


9

sống chung trong một ngôi nhà và nhóm ngƣời đó có cùng chung huyết tộc và
ngƣời làm công, ngƣời cùng ăn chung. Thống kê Liên Hợp Quốc cũng có khái
niệm về “Hộ” gồm những ngƣời sống chung dƣới một ngôi nhà, cùng ăn chung,
làm chung và cùng có chung một ngân quỹ.
Giáo sƣ Mc Gê (1989) - Đại học tổng hợp Colombia (Canada) cho rằng:
“Hộ” là một nhóm ngƣời có cùng chung huyết tộc hoặc không cùng chung huyết
tộc ở trong một mái nhà và ăn chung một mâm cơm. Nhóm các học giả lý thuyết
phát triển cho rằng: “Hộ là một hệ thống các nguồn lực tạo thành một nhóm các
chế độ kinh tế riêng nhƣng lại có mối quan hệ chặt chẽ và phục vụ hệ thống kinh
tế lớn hơn”.
Nhóm “hệ thống thế giới” (các đại biểu Wallerstan (1982), Wood (1981,
1982), Smith (1985), Martin và BellHel (1987) cho rằng: “Hộ là một nhóm
ngƣời có cùng chung sở hữu, chung quyền lợi trong cùng một hoàn cảnh. Hộ là
một đơn vị kinh tế giống nhƣ các công ty, xí nghiệp khác”. Giáo sƣ Frank Ellis
Trƣờng Đại học tổng hợp Cambridge (1988) đƣa ra một số định nghĩa về nông
dân, nông hộ.
Theo ông các đặc điểm đặc trƣng của đơn vị kinh tế mà chúng phân biệt

gia đình nông dân với những ngƣời làm kinh tế khác trong một nền kinh tế thị
trƣờng là: Thứ nhất, đất đai: Ngƣời nông dân với ruộng đất chính là một yếu tố
hơn hẳn các yếu tố sản xuất khác vì giá trị của nó; nó là nguồn đảm bảo lâu dài
đời sống của gia đình nông dân trƣớc những thiên tai. Thứ hai, lao động: Sự tín
nhiệm đối với lao động của gia đình là một đặc tính kinh tế nổi bật của ngƣời
nông dân. Ngƣời “lao động gia đình” là cơ sở của các nông trại, là yếu tố phân
biệt chúng với các xí nghiệp tƣ bản. Thứ ba, tiền vốn và sự tiêu dùng: Ngƣời ta
cho rằng: “Ngƣời nông dân làm công việc của gia đình chứ không phải làm công
việc kinh doanh thuần túy” (Woly, 1966) nó khác với đặc điểm chủ yếu của nền
sản xuất tƣ bản chủ nghĩa là làm chủ vốn đầu tƣ vào tích lũy cũng nhƣ khái niệm
hoàn vốn đầu tƣ dƣới dạng lợi nhuận.


10

Kinh tế nông hộ là kinh tế của hộ sống ở nông thôn, bao gồm cả thu nhập
về nông nghiệp và phi nông nghiệp. Hộ nông dân là các nông hộ có phƣơng tiện
sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại,
nằm trong một hệ thống kinh tế rộng lớn, nhƣng về cơ bản đƣợc đặc trƣng bằng
tham gia hoạt động trong thị trƣờng với một trình độ ít hoàn chỉnh [7].
Nhƣ vậy, hộ nông dân đang tiến hoá từ tình trạng tự cấp sang sản xuất hàng
hoá ở các mức độ khác nhau và quá trình cải tiến cơ cấu cây trồng gắn với thị
trƣờng đƣợc thực hiện ngày càng hoàn thiện hơn. Trong thực tế cho thấy, nếu
không có sự hỗ trợ của Nhà nƣớc, quá trình này cũng diễn ra nhƣng rất chậm và
trong quá trình phát triển sẽ nảy sinh các vấn đề cản trở tiến trình cải tiến cơ cấu
cây trồng, cải tiến hệ thống canh tác.
Ở nƣớc ta, sau hội nghị ban chấp hành trung ƣơng Đảng khoá VII thì các
nông hộ tự chủ, với tƣ cách là các chủ thể kinh tế chủ yếu trong nông thôn phải
là lực lƣợng chủ yếu tham gia và góp phần quan trọng vào công cuộc CNH,
HĐH nông nghiệp nông thôn. Sự tham gia của nông hộ vào CNH, HĐH chủ yếu

thông qua các hoạt động kinh tế của nông hộ theo sự định hƣớng của Nhà nƣớc
và đƣợc hỗ trợ của các thành phần kinh tế quốc doanh. Theo Hoàng Việt (1998)
[16], kinh tế hộ nông thôn ở nƣớc ta trong những năm qua đã có những bƣớc
phát triển mạnh mẽ, nhƣng cũng còn những tồn tại không nhỏ đó là; (I) Tỷ lệ hộ
nông nghiệp còn cao; (II) Bình quân ruộng đất nông nghiệp mỗi hộ rất thấp; (III)
Mức trang bị kỹ thuật còn ở mức thấp; (IV) Thu nhập của nông hộ chƣa ở mức
cao; (V) Trình độ dân trí còn ở mức thấp, nhiều nơi còn rất lạc hậu, số ngƣời mù
chữ ở vùng cao còn mức cao (50%).
Hộ là đơn vị kinh tế cơ sở mà ở đó diễn ra quá trình phân công, tổ chức lao
động, chi phí cho sản xuất, tiêu thụ, thu nhập, phân phối và tiêu dùng. Với tƣ
cách là đơn vị kinh tế, hộ đƣợc phân tích từ nhiều góc độ:
Chủ sở hữu và sử dụng các nguồn lực kinh tế nhƣ đất đai, nhân lực, vốn.


11

Là đơn vị tham gia vào các hoạt động kinh tế, phân theo ngành nghề,
vùng lãnh thổ …
Trong đó: Hầu hết gia đình ở nông thôn là những ngƣời gắn bó ruột thịt,
cò cùng huyết thống chủ hộ thƣờng là ông, bà, cha, mẹ, … và các thành viên
trong gia đình là con cháu.
Còn hộ nông dân trong điều kiện Việt Nam hiện nay đƣợc hiểu là một
gia đình có tên trong bản kê khai hộ khẩu riêng, gồm chủ hộ và những ngƣời
cùng sống trong hộ gia đình đó.
Về mặt kinh tế hộ gia đình có mối quan hệ gắn bó không phân biệt về tài
sản, những ngƣời sống chung trong một căn hộ gia đình có nghĩa vụ trách nhiệm
đối với sự phát triển kinh tế. Nghĩa là mỗi thành viên điều phải có nghĩa vụ đóng
góp công sức vào quá trình xây dựng, phát triển của nông hộ và có trách nhiệm
đối với kết quả sản xuất đƣợc.
Nếu sản xuất đƣợc kết quả cao, sản phẩm thu đƣợc ngƣời chủ hộ phân

phối trƣớc hết nhằm bù đắp chi phí bỏ ra, làm nghĩa vụ với nhà nƣớc theo quy
định của pháp luật, phần thu nhập còn lại trang trải cho các mục tiêu sinh hoạt
thƣờng xuyên của hộ gia đình và tái sản xuất lại. Nếu kết quả sản xuất không khả
quan ngƣời chủ hộ có trách nhiệm cao nhất và đồng trách nhiệm trong gia đình.
1.1.2.3. Những đặc điểm cơ bản của kinh tế nông hộ
Có thể xem kinh tế hộ gia đình nông dân là một cơ sở kinh tế có đất đai,
các tƣ liệu sản xuất thuộc sở hữu của hộ gia đình, sử dụng chủ yếu sức lao động
của gia đình để sản xuất và thƣờng là nằm trong một hệ thống kinh tế lớn hơn,
nhƣng chủ yếu đƣợc đặc trƣng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trƣờng có xu
hƣớng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao. Tóm lại trong nền kinh tế hộ
gia đình nông dân đƣợc quan niệm trên các khía cạnh: Hộ gia đình nông dân
(nông hộ) là đơn vị xã hội làm cơ sở cho phân tích kinh tế; các nguồn lực (đất
đai, tƣ liệu sản xuất, vốn sản xuất, sức lao động…) đƣợc góp thành vốn chung,
cùng chung một ngân sách; cùng chung sống dƣới một mái nhà, ăn chung, mọi


12

ngƣời đều hƣởng phần thu nhập và mọi quyết định đều dựa trên ý kiến chung
của các thành viên là ngƣời lớn trong hộ gia đình. Gia đình (family) là một đơn
vị xã hội xác định với các mối quan hệ họ hàng, có cùng chung huyết tộc. Trong
nhiều xã hội khác nhau các mối quan hệ họ hàng xây dựng nên một gia đình rất
khác nhau. Gia đình chỉ đƣợc xem là hộ gia đình (Household) khi các thành viên
gia đình có cùng chung một cơ sở kinh tế.
1.1.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trong SX nông nghiệp
Từ bản chất của hiệu quả, ngƣời ta thiết lập đƣợc mối tƣơng quan so sánh
giữa kết quả sản xuất (đầu ra) và các loại chi phí sản xuất (đầu vào) theo công
thức sau:
Công thức 1:
Hi u quả = kết quả đạt được - chi phí để đạt được kết quả

H=Q-C
Trong đó:

H: hiệu quả
Q: kết quả đạt đƣợc
C: chi phí đầu tƣ

Chỉ tiêu này nếu tính cho toàn bộ quá trình sản xuất thì đƣợc tổng HQKT.
Ví dụ: tổng giá trị giá tăng, tổng thu nhập hỗn hợp, hay tổng lãi ròng thu đ-ợc. Chỉ
tiêu này thƣờng đƣợc tính cho 1 đơn vị chi phí bỏ ra nhƣ tổng chi phí, chi phí
trung gian, chi phí lao động... Tuy nhiên ở cách này quy mô sản xuất lớn hay nhỏ
nhƣ thế nào chƣa đƣợc tính đến, không so sánh đƣợc HQKT của các đơn vị sản
xuất có quy mô khác nhau.
Công thức 2:

Cách tính này có ƣu điểm là phản ánh rõ nét mức độ sử dụng các nguồn
lực, xem xét đƣợc một đơn vị nguồn lực đem lại bao nhiêu kết quả. Vì vậy giúp
cho việc đánh giá HQKT của các đơn vị sản xuất một cách rõ nét. Tuy nhiên, cách


13

tính này cũng có nhƣợc điểm là không nói lên đƣợc quy mô của HQKT. Từ công
thức này có thể tính đƣợc các chỉ tiêu nhƣ: Tỷ suất giá trị sản xuất tính theo tổng
chi phí, chi phí trung gian hoặc một yếu tố đầu vào bất kỳ.
Công thức 3:
H = Q - C
Trong đó

H: hiệu quả

Q: chênh lệch kết quả sản xuất
C: chênh lệch chi phí đầu tƣ

Công thức 4:
H = Q/C
Hai công thức cho thấy rõ hiệu quả của việc đầu tƣ thêm chi phí nó xác
định đƣợc mức độ kết quả đạt đƣợc thêm một đơn vị chi phí đầu tƣ tăng thêm
hoặc quy mô kết quả thu đƣợc. Nó thƣờng đƣợc sử dụng tính toán HQKT khi đầu
tƣ theo chiều sâu, hoặc HQKT của việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Nhƣ vậy, muốn xác định đƣợc HQKT thì cần phải xác định đƣợc Q, C, ^Q,
^C , nghĩa là phải xác định đƣợc khối lƣợng đầu ra và chi phí đầu vào. Kết quả
đầu ra và chi phí đầu vào đƣợc biểu hiện qua các góc độ khác nhau tùy theo mục
đích kinh tế.
Những chỉ tiêu liên quan đến việc xác định HQKT là:
+ Giá trị sản xuất - GO (Gross Output): Là giá trị tính bằng tiền của các
loại sản phẩm trên một đơn vị diện tích trong một vụ hay một chu kỳ sản xuất.
+ Chi phí trung gian - (IC: Intemediate Cost): Là toàn bộ các khoản chi phí
vật chất( trừ phần khấu hao tài sản cố định) và dịch vụ sản xuất. Trong nông
nghiệp, chi phí trung gian bao gồm các khoản chi nhƣ giống, phân bón, thuốc trừ
sâu...
+ Giá trị gia tăng (VA: Value Added): Là giá trị sản phẩm vật chất và dịch
vụ cho các ngành sản xuất tạo ra trong 1 năm hay một chu kỳ sản xuất .
Viết dƣới dạng công thức: VA = GO – IC


14

- Chỉ tiêu khác
+ Thu nhập hỗn hợp (MI: Mix Income): Là phần thu nhập thuần tuý của
ngƣời sản xuất bao gồm phần trả công lao động và phần lợi nhuận mà họ có thể

nhận đƣợc trong một chu kỳ sản xuất.
MI = VA - (A + T) - Thuê nhân công (nếu có)
Trong đó:

A: Phần khấu hao TSCĐ và chi phí phân bổ.
T: Thuế sản xuất (thuế nông nghiệp).

Lợi nhuận là chỉ tiêu HQKT tổng hợp, nhƣng thực tế sản xuất trong nông
hộ hiện nay, việc xác định chi phí lao động gia đình là khó khăn. Mặt khác, lợi
nhuận không phải là mục tiêu duy nhất của sản xuất nông hộ, do đó ở đây chúng
tôi chƣa quan tâm nhiều đến lợi nhuận mà quan tâm nhiều hơn đến thu nhập hỗn
hợp của ngƣời lao động.
1.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong SX cây ngô
1.1.4.1. Nhóm yếu tố về điều ki n tự nhiên:
Ánh sáng; nhiệt độ; nƣớc và độ ẩm; đất đai...Là vai trò vô cùng quan trọng
vì nó là tƣ liệu sản xuất của nông nghiệp, thiếu đất sẽ không có ngành kinh tế này.
Nƣớc ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nhƣng do vị trí và sự đa dạng về
địa hình tạo nên các kiểu khí hậu đặc trƣng khá phong phú thích hợp cho nhiều
loại cây trồng khác nhau.
Yếu tố ánh sáng;nƣớc tƣới rất quan trọng đối với nông nghiệp. Nƣớc ta có
hệ thống sông ngòi, ao hồ và đầm lầy phong phú, nguồn nƣớc ngầm nhiều rất
thuận lợi cho tƣới tiêu trong nông nghiệp nƣớc cũng rất quan trọng nó ảnh hƣởng
rất lớn tới quá trình sinh trƣởng và phát triển của cây ngô. Năm nào mƣa thuận
gió hòa thì năm ấy cây ngô cho năng xuất cao và không thì ngƣợc lại. Vậy có thể
nói yếu tố thời tiết khí hậu mang tính chất quyết định đến năng xuất ngô.
1.1.4.2. Nhóm yếu tố về điều ki n kinh tế - xã hội:
- Nƣớc ta có hơn 80 triệu dân trong đó có tới 58.4% trong độ tuổi lao động,
đây là lực lƣợng lao động dối dào cho phát triển nông nghiệp.



15

- Lao động Việt Nam giàu kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, cần cù
sáng tạo và tiếp thu KHKT nhanh.
- Trình độ năng lực của chủ thể sản xuất kinh doanh: Là yếu tố quyết định
trực tiếp tổ chức và hiệu quả kinh tế sản xuất ngô.
Năng lực của các chủ hộ kinh tế sản xuất kinh doanh ngô: Luôn nắm bắt
và có trình độ về khoa học kỹ thuật và cách thức tổ chức quản lý của các chủ thể;
Khả năng ứng biến trƣớc những thay đổi của điều kiện kinh tế thị trƣờng và môi
trƣờng sản xuất kinh doanh; Khả năng và trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật
của các chủ hộ.
- Quy mô sản xuất: Các chủ hộ khác nhau có diện tích đất canh tác khác
nhau. Diện tích càng lớn thì mọi công việc nhƣ tổ chức, chăm sóc, thu hoạch, chi
phí, cũng đƣợc tiết kiệm hơn. Do vậy quy mô sản xuất có ảnh hƣởng trực tiếp
đến hiệu quả kinh tế.
- Thị trƣờng: Tác động trực tiếp đến sự thay đổi cơ cấu cây trồng và sản
xuất phù hợp với nhu cầu. Đây là yếu tố có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả sản
xuất ngô. Thực tế do bản chất của ngƣời nông dân vốn rất thực dụng nếu vụ
trƣớc đƣợc mùa thì lập tức vụ sau ngƣời nông dân sẽ đầu tƣ vào sản xuất nhiều
hơn. Vì vậy vấn đề đặt ra là khi có năng suất cao cần thúc đẩy mở rộng sản xuất
và tăng năng suất lao động, thực hiện trao đổi là nhu cầu của thị trƣờng, mở rộng
thị trƣờng tiêu thụ làm sao cho sản xuất ổn định và phát triển để ngƣời sản xuất
đảm bảo chi phí cho quá trình sản xuất.
1.1.4.3. Nhóm yếu tố kỹ thuật:
- Giống: Giống là khâu quan trọng ảnh hƣởng tới năng xuất và hiệu quả
kinh tế của cây ngô. Mỗi loại giống có năng xuất nhất định và cho năng xuất cao
khi đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của chúng. Tuy nhiên mỗi giống chỉ phù hợp với
từng loại đất cụ thể, từng miền khí hậu nhất định cho nên việc lựa chọn giống
phù hợp và mang năng xuất hiệu quả kinh tế cao đối với từng địa phƣơng là hết
sức quan trọng và cần thiết.



16

- Thời vụ gieo trồng: Cây ngô có thể trồng đƣợc quanh năm, trong mùa
khô và mùa mƣa.Tùy thời gian sinh trƣởng và khả năng chống chịu của giống
cũng nhƣ cơ cấu cây trồng khác mà bố trí hợp lý cho từng vùng. Nhƣng chủ yếu
vẫn trồng vào 2 vụ chính là vụ Đông và vụ Xuân.
- Làm đất: Cây ngô có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhƣ đất có
thành phần cơ giới nhẹ, đất phù sa đƣợc bồi đắp hàng năm, đất đỏ, đất bạc
màu,... Nhƣng thích hợp nhất là đất phù sa đƣợc bồi đắp hàng năm, kế đến là đất
đỏ. Thông thƣờng đối với đất trồng ngô nên cày bừa 2 lần để cho đất tơi, thoáng,
xốp, đất càng màu mỡ càng tốt. Do đó chỉ cần chọn đất không bị ngập úng, gần
nguồn nƣớc tƣới để có thể cung cấp đầy đủ nƣớc tƣới cho cây trong suốt quá
trình sinh trƣởng. Làm đất, bón vôi, phơi đất 10-12 ngày, diệt cỏ dại
- Kỹ thuật chăm sóc: Là một khâu không thể thiếu trong quá trình sản xuất
nếu muốn đạt năng xuất cao. Trong quá trình chăm sóc phải cung cấp đầy đủ nhu
cầu dinh dƣỡng cho cây trồng có nhƣ vậy mới đem lại năng xuất nhƣ mong muốn.
- Phòng trừ sâu bệnh: Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân dẫn đến
làm giảm năng xuất ngô. Ở cây ngô sâu bệnh rất phức tạp, với từng giống ngô
thƣờng xuyên xuất hiện nhiều loại sâu bệnh khác nhau. Trong quá trình sản xuất
cần chú trọng, quan tâm tới đồng ruộng để phát hiện kịp thời các loại bệnh. Đểtừ
đó có biện pháp tiêu diệt ngay khi chúng mới xuất hiện. Phòng chống sâu bệnh
kịp thời, hữu hiệu sẽ giúp cho cây sinh trƣởng tốt hơn và đem lại năng xuất và
chất lƣợng ngô tốt hơn.
1.2. Cơ sở thực tiễn về hiệu quả kinh tế trong kinh doanh ngô
1.2.1. Giới thiệu chung về cây ngô
Ngô là cây lƣơng thực quan trọng trên toàn thế giới bên cạnh lúa mì và lúa
gạo. Ở các nƣớc thuộc Trung Mỹ, Nam Á và Châu Phi, ngƣời ta sử dụng ngô
làm lƣơng thực chính cho ngƣời với phƣơng thức rất đa dạng theo vùng địa lý và

tập quán từng nơi.


17

Ngô là cây thức ăn chăn nuôi quan trọng nhất hiện nay: 70% chất tinh
trong thức ăn tổng hợp của gia súc là từ ngô; ngô còn là thức ăn xanh và ủ chua
lý tƣởng cho đại gia súc đặc biệt là bò sữa. Gần đây cây ngô còn là cây thực
phẩm; ngƣời ta dùng bắp ngô bao từ làm rau cao cấp vì nó sạch và có hàm lƣợng
dinh dƣỡng cao; ngô nếp, ngô đƣờng (ngô ngọt) đƣợc dùng làm quả ăn tƣơi
(luộc, nƣớng) hoặc đóng hộp làm thực phẩm xuất khẩu. Ngô còn là nguyên liệu
của ngành công nghiệp lƣơng thực - thực phẩm và công nghiệp nhẹ để sản xuất
rƣợu, cồn, tinh bột, dầu, glucozo, bánh kẹo...
Chính vì tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế nhƣ vậy, cho nên cây
ngô đã đƣợc toàn thế giới gieo trồng và hình thành 4 vùng sinh thái cây ngô
chính là: vùng ôn đới, vùng cận nhiệt đới, vùng nhiệt đới cao và vùng nhiệt đới
thấp. Việt Nam nằm trong vùng sinh thái nhiệt đới thấp; cây ngô đã đƣợc đƣa
vào sản xuất cách đây 300 năm. Những năm gần đây, nhờ có các chính sách
khuyến khích của nhà nƣớc và nhiều tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là về giống, cây
ngô đã có những tăng trƣởng đáng kể về diện tích, năng suất và sản lƣợng, đồng
thời đã hình thành 8 vùng trồng ngô chính trong cả nƣớc.
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển SXKD cây ngô trên thế giới
Trên thế giới, ngô là một trong những cây ngũ cốc quan trọng, diện tích
đứng thứ ba sau lúa mì và lúa nƣớc; sản lƣợng thứ hai và năng suất cao nhất
trong các cây ngũ cốc.
Ngô là cây lƣơng thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, mặc dù chỉ
đứng thứ về diện tích sau lúa nƣớc và lúa mì, nhƣng ngô lại dẫn đầu về năng suất
và sản lƣợng, là cây trồng có tốc độ tăng trƣởng về năng suất cao nhất trong các
cây lƣơng thực chủ yếu.
Ngô còn là cây điển hình đƣợc ứng dụng nhiều thành tựu khoa học về các

lĩnh vực di truyền học, chọn giống, công nghệ sinh học, cơ giới hoá, điện khí hoá
và tin học... vào công tác nghiên cứu và sản xuất (Ngô Hữu Tình, 1997) [28]. Do
vậy diện tích, năng suất ngô liên tục tăng trong những năm gần đây.


18

Bảng 1.1: Sản xuất ngô thế giới giai đoạn 1961 - 2011
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

1961

105,48

19,4

205.00

2004


147,47

49,48

729,21

2005

147,44

48,42

713,91

2006

148,61

47,53

706,31

2007

158,61

49,69

788,11


2008

161,01

51,09

822,71

2009

155,7

51,9

809,02

2010

161,91

52,15

844,41

2011

170,40

51,95


883,46

Năm

(Nguồn: Số li u thống kê của FAOSTAT, 2013[43])
Qua bảng số liệu trên cho thấy, năm 1961, năng suất ngô trung bình của
thế giới chỉ đạt sấp xỉ 20 tạ/ha nhƣng đến năm 2004 năng suất ngô trên thế giới
đã đạt 49,48 tạ/ha. Năm 2010, diện tích trồng ngô gieo trồng với 161,91 triệu ha,
năng suất đạt 52,15 tạ/ha và sản lƣợng đạt 844,41 triệu tấn. Trong khi đó, diện
tích trồng lúa nƣớc năm 1961 là 115, 3triệu ha, năng suất 19 tạ /ha, sản lƣợng
215,3 triệu tấn. Năm 2010, diện tích 153,65 triệu ha, năng suất đạt 43,74 tạ/ha,
sản lƣợng đạt 672,0 triệu tấn. Diện tích trồng lúa mỳ năm 1961 đạt 200,9 triệu
ha, năng suất đạt 11tạ/ha, sản lƣợng thu đƣợc 219,22 triệu tấn. Năm 2010, diện
tích 222,39 triệu ha, năng suất 29,1 tạ/ha, sản lƣợng đạt 684,21 triệu tấn
(FAOSTAT, 2012) [43].
Nhƣ vậy, trong những năm qua, lúa nƣớc, lúa mỳ và ngô vẫn là những cây
trồng chủ lực trong sản xuất nông nghiệp thế giới, mặc dù diện tích trồng ngô
của thế giới năm 2010 có thấp hơn so với lúa mỳ nhƣng năng suất và sản lƣợng
ngô vẫn đứng đầu trong những cây lƣơng thực chủ yếu trên thế giới.


×