ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TỐNG SỸ HOÀNG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHÚ BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Thái Nguyên, năm 2012
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
TỐNG SỸ HOÀNG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHÚ BÌNH
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 60.34.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS . ĐỖ QUANG QUÝ
Thái Nguyên, năm 2012
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi, có
sự hỗ trợ từ thầy hướng dẫn và các thầy cô trong Trường Đại học Kinh tế và
Quản trị Kinh doanh thuộc Đại học Thái Nguyên, lãnh đạo và cán bộ công
chức, viên chức BHXH huyện Phú Bình. Các nội dung nghiên cứu và kết quả
trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công
trình nào.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2012
Tác giả
Tống Sỹ Hoàng
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám
hiệu, Phòng QLĐT Sau Đại học, cùng các thầy, cô giáo trong trường Đại học
Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi
điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Đặc biệt xin chân trọng cảm ơn PGS.TS. Đỗ Quang Qúy với cương vị
hướng dẫn khoa học đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn tận tình và đóng góp
nhiều ý kiến quý báu, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo cơ quan, gia đình,
bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 12 tháng 8 năm 2012
Tác giả
Tống Sỹ Hoàng
iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vii
Danh mục bảng biểu, sơ đồ viii
Mở đầu 1
1.Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Những đóng góp của luận văn 3
5. Kết cấu của luận văn 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
4
1.1. Cơ sở lý luận chung về Bảo hiểm Xã hội
4
1.1.1 Sự cần thiết khách quan của Bảo hiểm xã hội trong nền kinh tế thị
trường
4
1.1.2. Khái niệm về BHXH
5
1.1.3. Bản chất của bảo hiểm xã hội
7
1.1.4. Đối tượng Bảo hiểm xã hội
9
1.1.5. Chức năng của BHXH
10
1.1.6. Hệ thống các chế độ trong BHXH
11
1.1.7. Quỹ bảo hiểm xã hội
12
1.2. Quản lý thu BHXH
14
1.2.1. Mô hình quản lý thu BHXH ở một số nước trên thế giới
14
1.2.2. Quản lý thu BHXH ở Việt Nam
18
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ
THU BHXH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ BÌNH
24
2.1. Câu hỏi nghiên cứu 24
iv
2.2. Phương pháp nghiên cứu 24
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
24
2.2.1.1. Phương pháp điều tra chọn mẫu
25
2.2.1.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
25
2.2.1.3. Phương pháp quan sát
26
2.2.2. Tổng hợp và xử lý thông tin
26
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 27
2.3.1 Mục tiêu, yêu cầu của hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
27
2.3.2 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
28
2.3.2.1 Chỉ tiêu số thu BHXH
28
2.3.2.2 Chỉ tiêu số lượng lao động
2.3.2.3 Chỉ tiêu số nợ BHXH
2.3.2.4 Chỉ tiêu thời gian nợ BHXH
31
36
37
Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH Ở
BHXH HUYỆN PHÚ BÌNH GIAI ĐOẠN 2009 - 2011
38
3.1. Giới thiệu chung về cơ quan BHXH huyện Phú Bình – Tỉnh Thái Nguyên 38
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Phú Bình ảnh hưởng
đến thu BHXH
38
3.1.2. Giới thiệu về BHXH huyện Phú Bình
39
3.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Phú Bình 40
3.2.1. Chức năng nhiệm vụ
40
3.2.2 Cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Phú Bình
42
3.3. Thực trạng công tác thu BHXH tại BHXH huyện Phú Bình giai đoạn
2009-2011
43
3.3.1. Khái quát chung
43
3.3.2. Thực trạng công tác quản lý thu BHXH
44
3.3.2.1 Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH
44
3.3.2.2. Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH
47
3.3.2.3. Quản lý phương thức và mức đóng BHXH
50
3.3.3. Thực trạng công tác quản lý mức thu và quy trình quản lý thu BHXH ở
BHXH huyện Phú Bình
52
v
3.3.3.1. Quản lý mức thu và phương thức thu BHXH ở bảo hiểm xã hội
huyện Phú Bình
52
3.3.3.2. Quy trình quản lý thu BHXH ở bảo hiểm xã hội huyện Phú Bình
54
3.3.4. Thực trạng công tác tổ chức thu BHXH ở BHXH huyện Phú Bình 55
3.3.4.1. Phân cấp quản lý thu bảo hiểm xã hội
55
3.3.4.2 .Lập và xét duyệt kế hoạch thu bảo hiểm xã hội hàng năm
55
3.3.4.3 Quản lý tiền thu bảo hiểm xã hội
56
3.3.4.4. Thông tin báo cáo
56
3.3.4.5. Quản lý hồ sơ, tài liệu
57
3.3.5. Những kết quả đạt được 57
3.3.5.1. Kết quả thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc
57
3.3.5.2 Đánh giá về công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội ở bảo hiểm xã
hội huyện Phú Bình
63
Chương 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU BHXH
HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN
67
4.1. Phương hướng 67
4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu BHXH 68
4.2 1 Đối với cơ quan BHXH huyện Phú Bình
68
4.2.1.1. Về cán bộ chuyên quản, chuyên thu của BHXH huyện Phú Bình
68
4.2.1.2. Về phương pháp thu BHXH
68
4.2.1.3. Về nghiệp vụ thu, quản lý quỹ BHXH
69
4.2.1.4. Về cơ chế quản lý thu BHXH
78
4.2.1.5. Về cơ chế chính sách thực hiện công tác thu BHXH
79
4.2.1.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với công tác thu
quỹ BHXH
79
4.2.1.7. Mở rộng đối tượng, hình thức tham gia BHXH
80
4.2.1.8. Tăng cường, đề cao vai trò, hiệu quả trong việc phối kết hợp của
các cơ quan quản lý Nhà nước
80
4.2.2. Đối với đơn vị sử dụng lao động
82
4.3. Các giải pháp khác 82
vi
4.4. Một số kiến nghị thực hiện giải pháp 83
4.4.1. Kiến nghị với Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ
83
4.4.2. Kiến nghị với cấp ủy, chính quyền địa phương
86
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH
:Bảo hiểm xã hội
NSNN
:Ngân sách Nhà nước
NSDLĐ
:Người sử dụng lao động
NLĐ
:Người lao động
BNN
:Bệnh nghề nghiệp
TNLĐ
:Tai nạn lao động
BHXHVN
:Bảo hiểm xã hội Việt Nam
HTX
:Hợp tác xã
ILO
:Tổ chức lao động quốc tế
DNNQD
:Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Tên bảng Trang
Bảng 3.1: Đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc giai đoạn 2009 -
2011
39
B¶ng 3.2: Số tiền nợ đọng BHXH 45
Bảng 3.3: Kết quả thu BHXH, BHYT bắt buộc giai đoạn 2006 - 2009 51
Bảng 3.4: Kết quả thu BHXH, BHYT bắt buộc theo khối loại hình
giai đoạn 2009– 2011
54
Bảng 3.5: Kết quả thu BHXH, BHYT bắt buộc các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh giai đoạn 2009 - 2011
56
Sơ đồ 3.1: Hệ thống BHXH Việt Nam 34
Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của BHXH huyện Phú
Bình
37
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhiệm
vụ chủ yếu là tổ chức thực hiện tốt chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y
tế, Bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXH, BHYT, BHXHTN) bao gồm các chế
độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí tử tuất, khám
chữa bệnh BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động và nhân
dân trên phạm vi cả nước. Vì vậy trong những năm qua Nhà nước có nhiều
những văn bản sửa đổi, bổ xung để phù hợp với nền kinh tế trong từng thời
điểm, có thể nói chính sách BHXH luôn mang tính cấp thiết thể hiện sự quan
tâm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề an sinh xã hội.
Thực hiện Bộ Luật lao động trong đó có Chương XII về BHXH nhất là
từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 12/NĐ - CP ngày 23/01/1995 thì các
đối tượng tham gia đóng, hưởng BHXH đã được mở rộng đến tất của các
thành phần kinh tế. Vì vậy, số lao động tham gia BHXH tăng hàng năm
khoảng 7,5%; Số thu BHXH tăng bình quân hàng năm 10%, quỹ BHXH độc
lập với ngân sách Nhà nước. Đây là bước chuyển đổi căn bản về sự nghiệp
BHXH từ cơ chế bao cấp chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước sang cơ chế
quỹ BHXH chủ yếu dựa trên nguồn thu do người lao động, người chủ sử dụng
lao động đóng góp… để chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội.
Tính đến hết năm 2011, cả nước có 9,1 triệu người tham gia BHXH bắt
buộc đạt trên 82% số đối tượng phải tham gia. Số lao động còn lại chưa tham
gia BHXH tập trung chủ yếu ở khu vực ngoài nhà nước như: Các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh, tổ hợp tác, người buôn bán nhỏ… trốn tránh không
tham gia BHXH cho người lao động hoặc còn cố tình tìm mọi cách trốn đóng
BHXH mặt khác nợ đọng BHXH thời gian dài, thậm chí có những đơn vị sử
dụng lao động lạm dụng quỹ BHXH, lạm dụng tiền đóng BHXH của người
2
lao động để làm vốn sản xuất kinh doanh… Do đó đã ảnh hưởng không nhỏ
đến việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH cho người lao động nói chung
và việc thực hiện công tác quản lý thu BHXH nói riêng, làm ảnh hưởng đến
việc thu, nộp BHXH.
Để đảm bảo nguyên tắc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, đáp ứng được
những yêu cầu trong công tác quản lý thu BHXH nhằm nâng cao hiệu quả
công tác quản lý thu BHXH do vậy tôi chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu
quả quản lý thu BHXH trên địa bản huyện Phú Bình”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung:
Nghiên cức đánh giá thực trạng công tác quản lý thu tại BHXH huyện
Phú Bình, quan đó tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quản lý thu, góp phần đảm bảo nguồn thu của Quỹ BHXH.
* Mục tiêu cụ thể:
Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về công tác quản lý
thu Bảo hiểm xã hội.
Phân tích thực trạng quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Phú Bình giai
đoạn 2009 - 2011.
Đánh giá các tác động, xác định nguyên nhân của những nhân tố tác
động tới công tác quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Phú Bình.
Nghiên cứu và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quản lý thu BHXH ở BHXH huyện Phú Bình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài lấy công tác thu BHXH bắt buộc và quản lý công tác thu BHXH
tại BHXH huyện Phú Bình cùng với các vấn đề cấu thành và những nhân tố
ảnh hưởng đến công tác quản lý thu BHXH làm đối tượng nghiên cứu.
3
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý thu
BHXH tại cơ quan BHXH huyện Phú Bình.
- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu công tác quản lý thu BHXH giai
đoạn từ 2009 – 2011, định hướng và giải pháp đến năm 2015.
4. Những đóng góp của luận văn
Bổ sung, hệ thống hóa, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về công tác
quản lý thu BHXH. Phân tích thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại cơ
quan BHXH huyện Phú Bình, qua đó tìm ra những mặt đạt được và tồn tại
cùng các nguyên nhân của những mặt còn tồn tại.
Đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý
thu BHXH nói riêng trên địa bàn huyện Phú Bình, đảm bảo quyền lợi cho người
lao động.
5. Kết cấu của luận văn
Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu ngoài phần mở đầu, mục lục, kết
luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn được cấu trúc bao
gồm 4 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về bảo hiểm xã hội quản lý thu BHXH.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu công tác quản lý thu BHXH trên địa
bàn huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên.
Chương 3: Thực trạng công tác quản lý thu BHXH ở Bảo hiểm xã hội
huyện Phú Bình.
Chương 4: Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu BHXH trên địa bàn
huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên.
4
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1. Cơ sở lý luận chung về Bảo hiểm Xã hội
1.1.1 Sự cần thiết khách quan của Bảo hiểm xã hội trong nền kinh tế thị trường
Trong quá trình sinh tồn và trưởng thành, mỗi con người phải lao động
để làm ra của cải vật chất, nhằm thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu nhất là ăn,
ở, mặc, sinh hoạt… Nhưng trong thực tế, không phải lúc nào con người cũng
gặp may mắn, thuận lợi, có đầy đủ thu nhập và mọi điều kiện sinh sống bình
thường. Trái lại, có rất nhiều trường hợp khó khăn, trắc trở, rủi ro xảy ra do
điều kiện tự nhiên, môi trường sống, hoặc điều kiện khách quan như: Môi
trường, ốm đau, tai nạn, mất việc làm, già yếu, không có khả năng lao động,
tử vong…
Vì vậy, từ xa xưa, con người đã có ý thức san sẻ, cưu mang đùm bọc lẫn
nhau, trong cộng đồng làng, xóm, thôn, bản… theo tinh thần tương thân
tương ái. “Nhường cơm sẻ áo”, “lá lành đùm lá rách”. Sự tương trợ cộng đồng
dần dần được mở rộng và phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau như việc
lập quỹ tương tế, các hội đoàn bằng tiền hoặc bằng hiện vật để trợ giúp lẫn
nhau. Những hình thức trợ giúp tự nguyện của cá nhân, của cộng đồng đã góp
phần bảo đảm nguồn vật chất cần thiết đối với những người hoạn nạn, khó
khăn, thiếu thốn. Đây chính là hình thức hình thành nên Bảo hiểm.
Sự trợ giúp này là thụ động, cục bộ, không ổn định và không chắc chắn.
Trong quá trình phát triển công nghiệp, đội ngũ làm công ăn lương tăng
nhanh, cuộc sống của họ phụ thuộc vào thu nhập do lao động làm thuê mang
lại. Do đó, khi mất việc làm hoặc rủi ro như ốm đau, bệnh tật luôn là mối đe
dọa. Trước sức ép của người lao động có một khoản thu nhập nhất định gọi là
trợ cấp để họ trang trải những nhu cầu sinh sống thiết yếu khi ốm đau, tai nạn
…trong thực tế, nhiều khi các trường hợp không thể xảy ra và người chủ
5
không phải chi ra một đồng nào. Nhưng cũng có khi xảy ra dồn dập, buộc họ
phải bỏ ra một lúc nhiều khoản tiền lớn mà họ không mong muốn. Vì thế,
mâu thuẫn chủ - thợ phát sinh, giới thợ liên kết đấu tranh buộc giới chủ thực
hiện cam kết. Cuộc đấu tranh này diễn ra ngày càng rộng lớn và có tác động
nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội. Do vậy, nhà nước đã phải đứng ra can
thiệp và điều hòa mâu thuẫn buộc cả giới chủ và giới thợ phải đóng góp một
khoản tiền nhất định hàng tháng để hỗ trợ một phần khi không có việc làm,
ốm đau, tai nạn… Số tiền đóng góp của cả chủ và thợ hình thành một quỹ tiền
tệ tập trung có sự quản lý giám sát của nhà nước. Nhờ đó mà cuộc sống của
người lao động và gia đình họ ngày càng được đảm bảo ổn định. Giới chủ
cũng thấy mình đỡ bị thiệt hại về kinh tế, ổn định lực lượng lao động để phát
triển sản xuất kinh doanh, tránh được những sáo trộn không cần thiết, nguồn
quỹ tiền tệ tập trung được thiết lập ngày càng lớn và nhanh chóng.
Toàn bộ những hoạt động với những mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ trên
được thế giới quan niệm là BHXH đối với người lao động. Như vậy BHXH ra
đời và phát triển là một tất yếu khách quan và ngày càng phát triển cùng với
sự phát triển của mỗi quốc gia, mọi thành viên trong xã hội đều thấy cần thiết
khi tham gia BHXH, nó trở thành quyền lợi và nhu cầu không thể thiếu của
người lao động và là nhu cầu tất yếu khách quan.
1.1.2. Khái niệm về BHXH
Bảo hiểm và BHXH đã hình thành rất sớm trong lịch sử phát triển của xã
hội loài người và đã được nhiều nhà khoa học đề cập và nghiên cứu một cách
sâu sắc dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. BHXH đã xuất hiện và
phát triển theo cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nhân loại.
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì nước Phổ (nay là Cộng hòa Liên
bang Đức) là nước đầu tiên trên thế giới ban hành chế độ BHXH ốm đau vào
năm 1883, đánh dấu sự ra đời của BHXH. Đến nay, hầu hết các nước trên thế
giới đã thực hiện chính sách BHXH và coi nó là một trong những chính sách
6
xã hội quan trọng nhất trong hệ thống chính sách bảo đảm an sinh xã hội. Mặc
dù đã có quá trình phát triển tương đối dài, nhưng cho đến nay còn có nhiều
khái niệm về BHXH, chưa có khái niệm thống nhất. Bởi lẽ BHXH là đối
tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học khác nhau như kinh tế, xã hội,
pháp lý…
Theo từ điển Bách khoa: “BHXH là sự đảm bảo, thay thế hoặc bù đắp
một phần thu nhập cho người lao động khi họ mất hoặc giảm thu nhập do bị
ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp,
tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên
tham gia BHXH, có sự bảo hộ của nhà nước theo pháp luật, nhằm đảm bảo,
an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm
bảo an toàn xã hội”.
Công ước 102 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm về
BHXH như sau: “BHXH là sự bảo về xã hội cung cấp cho các thành viên của
mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó
khăn về kinh tế và hội dẫn đến việc ngừng hoặc giảm sút đáng kể về thu nhập
gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già và
chết; đồng thời bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con”.
Khái niệm này đã phản ánh được sự kết hợp hai mặt của BHXH là mặt kinh tế
và mặt xã hội.
Còn theo khái niệm của BHXH Việt Nam: “BHXH là sự bảo vệ của xã
hội đối với người lao động thông qua việc huy động các nguồn đóng góp để
trợ cấp cho họ,nhằm khắc phục những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị
ngừng hoặc bị giảm thu nhập gây ra bởi bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động, thất nghiệp, mất khả năng lao động, tuổi già và chết. Đồng thời, bảo
đảm chăm sóc y tế cho các thân nhân trong gia đình người lao động, để góp
phần ổn định cuộc sống của bản thân người lao động và gia đình, góp phần an
toàn xã hội”.
7
Như vậy có thể khái quát về BHXH như sau: BHXH là sự đảm bảo thay
thế hoặc bù đắp một phần cho người lao động, khi họ gặp phải những biến cố
rủi ro làm suy giảm sức khỏe, mát khả năng lao động, mất việc làm, chết; gắn
liền với quá trình tạo lập một quỹ tiền tệ tập trung được hình thành bởi các
bên tham gia BHXH đóng góp và việc sử dụng quỹ đó cung cấp tài chính
nhằm đảm bảo mức sống cơ bản cho bản thân người lao động và những người
ruột thịt (bố, mẹ, vợ/chồng, con) của người lao động trực tiếp phải nuôi
dưỡng, góp phần đảm bảo an toàn xã hội.
1.1.3. Bản chất của bảo hiểm xã hội
Cùng với quá trình phát triển, tiến bộ của loài người, BHXH được coi là
một chính sách xã hội quan trọng của bất kỳ nhà nước nào, nhằm bảo đảm an
toàn cho sản xuất, cho đời sống vật chất và tinh thần cho mọi người trong xã
hội. Với tư cách là công cụ quan trọng nhất để quản lý xã hội, nhà nước phải
can thiệp và tổ chức mối quan hệ thuê mướn lao động giữa chủ và thợ. Yêu
cầu giới chủ phải thực hiện những cam kết đảm bảo điều kiện làm việc và nhu
cầu đời sống vật chất, tinh thần cho giới thợ, trong đó có nhu cầu về tiền
lương, về chăm sóc y tế, về chăm sóc khi bị ốm đau, tai nạn, trả lương khi
người lao động đến tuổi hưu… Đồng thời bản thân người lao động cũng phải
có trách nhiệm giành một khoản thu nhập chi trả cho bản thân mình khi có
những rủi ro xảy ra. Mặt khác, Nhà nước được coi như là một người chủ sử
dụng lao động của mọi người lao động, vì vậy người lao động không đủ để
trang trải cho những khoản chi cho người lao động khi họ gặp phải rủi ro thì
Nhà nước phải có trách nhiệm trích một phần ngân sách để bảo đảm đời sống
cơ bản cho người lao động.
BHXH được hình thành trên cơ sở quan hệ lao động, giữa các bên cùng
tham gia và được hưởng BHXH. Nhà nước ban hành các chế độ, chính sách
BHXH, tổ chức ra cơ quan chuyên trách, thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt
động sự nghiệp BHXH. Chủ sử dụng và người lao động có trách nhiệm đóng
8
góp để hình thành quỹ BHXH. Người lao động (bên được BHXH) và gia đình
của họ được cung cấp tài chính từ quỹ BHXH khi họ có đủ điều kiện theo chế
độ BHXH quy định. Đó là mối quan hệ của các bên tham gia BHXH.
Phân phối trong BHXH là phân phối không đều, nghĩa là không phải ai
tham gia BHXH cũng được phân phối với số tiền giống nhau. Phân phối trong
BHXH vừa mang tính bồi hoàn, vừa không mang tính bồi hoàn. Những biến
cố xảy ra mang tính tất nhiên đối với con người là thai sản (đối với lao động
nữ) tuổi già và chết, trong trường hợp này, BHXH phân phối mang tính bồi
hoàn vì người lao động đóng BHXH chắc chắn được hưởng khoản trợ cấp đó,
còn trợ cấp do những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc
làm, những rủi ro xảy ra trái ngược với ý muốn của con người như ốm đau, tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, là sự phân phối mang tính không bồi hoàn;
có nghĩa là chỉ khi nào người lao động gặp phải tổn thất do ốm đau, tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp… thì mới được hưởng khoản trợ cấp đó.
BHXH hoạt động theo nguyên tắc “Lấy số đông bù cho số ít” tức là dùng
số tiền đóng góp nhỏ của số đông người tham gia BHXH để bù đắt, chia sẻ
cho một số ít người với số tiền lớn hơn so với số đóng góp của từng người,
khi họ gặp phải những biến cố rủi ro gây tổn thất.
Hoạt động BHXH là một hoạt động dịch vụ công mang tính xã hội cao;
lấy hiệu quả xã hội làm mục tiêu hoạt động. Hoạt động BHXH là quá trình tổ
chức, triển khai thực hiện các chế độ, chính sách BHXH của tổ chức quản lý
sự nghiệp BHXH đối với người lao động tham gia và hưởng các chế độ
BHXH. Là quá trình tổ chức thực hiện các nghiệp vụ thu BHXH đối với
người sử dụng lao động và người lao động; giải quyết các chế độ, chính sách
và chi BHXH cho người được hưởng; quản lý quỹ BHXH và thực hiện đầu tư
bảo tồn và tăng trưởng quỹ BHXH.
BHXH có những nguyên lý hoạt động mang tính phổ biến và nhất quán.
9
Thứ nhất, bảo hiểm là một hình thức hoạt động nhằm phân tán rủi ro, hỗ
trợ lẫn nhau giữa những đơn vị, cá nhân cùng tham gia bảo hiểm thực hiện
theo nguyên tắc “cộng đồng - lấy số đông bù cho số ít”. Vì vậy, dịch vụ bảo
hiểm cần phải có đông người tham gia mới đạt được mục đích phân tán rủi ro,
tổn thất. Số người tham gia bảo hiểm các đông thì mức độ tổn thất được phân
tán càng rộng, mức độ gánh chịu tổn thất của từng thành viên càng ít hơn.
Hình thành được quỹ bảo hiểm tập trung càng lớn, mức độ an toàn quỹ bảo
hiểm càng cao, đảm bảo đủ nguồn lực tài chính đáp ứng yêu cầu chi trả càng
kịp thời, đầy đủ hơn cho người được thụ hưởng.
Thứ hai, quỹ bảo hiểm được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của
những bên tham gia bảo hiểm. Quỹ bảo hiểm phải được tính toán cân đối thu -
chi một cách khoa học dựa trên quy luật số lớn để xác định mức đóng góp của
đối tượng tham gia và mức hưởng thụ do quỹ phải chi trả; sao cho quỹ bảo
hiểm phải được ổn định, vững chắc trong bất kỳ hoàn cảnh nào vẫn phải đảm
bảo đủ nguồn lực tài chính để chi trả kịp thời, đầy đủ các khoản bồi thường
trợ cấp cho đối tượng được thụ hưởng.
Thứ ba, quỹ bảo hiểm được quản lý và sử dụng theo chế độ tài chính
và luật pháp của nhà nước quy định. Quỹ bảo hiểm tạm thời nhàn rỗi
được thực hiện các hoạt động đầu tư vừa góp phần cung cấp nguồn vốn để
phát triển nền kinh tế - xã hội; vừa để bảo đảm toàn và tăng trưởng quỹ. Khi
thực hiện hoạt động đầu tư quỹ phải đảm bảo an toàn; hạn chế rủi ro, thất
thoát quỹ đến mức thâp nhất, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và đảm bảo khả
năng thanh toán linh hoạt.
1.1.4. Đối tượng Bảo hiểm xã hội
BHXH là một hệ thống đảm bảo khoản thu nhập bị giảm hoặc bị mất đi
do người lao động bị giảm hoặc bị mất khả năng lao động, bị mất việc làm vì
các nguyên nhân rủi ro như ốm đau, tai nạn lao động, già yếu… Chính vì vậy
đối tượng của BHXH chính là thu nhập của người lao động bị biến động giảm
10
hoặc bị mất đi do bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm của
những người tham gia BHXH.
Đối tượng tham gia BHXH là người lao động và người sử dụng lao động.
Tuy vậy, tùy theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước mà đối
tượng này có thể là tất cả hoặc một bộ phận những người lao động nào đó.
Hầu hết các nước khi mới có chính sách BHXH, đều thực hiện BHXH
đối với các viên chức Nhà nước, những người làm công hưởng lương. Việt
Nam cũng không vượt ra khỏi thực tế này, mặc dù biết rằng như vậy là không
bình đẳng giữa tất cả những người lao động.
Nếu xem xét trên mối quan hệ ràng buộc trong BHXH, ngoài người lao
động còn có người sử dụng lao động và cơ quan BHXH, dưới sự bảo trợ của
Nhà nước. Người sử dụng lao động đóng góp vào quỹ BHXH là trách nhiệm
của họ để bảo hiểm cho người lao động mà họ sử dụng. Các cơ quan BHXH
nhận sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động, phải có
trách nhiệm quản lý và sử dụng quỹ để thực hiện mọi công việc về BHXH đối
với người lao động. Nó quyết định sự tồn tại và phát triển của BHXH một
cách ổn định và bền vững.
1.1.5. Chức năng của BHXH
BHXH thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động tham
gia BHXH khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do mất khả năng lao động hoặc
mất việc làm. Đây là chức năng cơ bản nhất của BHXH, nó quyết định nhiệm
vụ tính chất và cơ chế tổ chức của BHXH.
BHXH tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người
tham gia BHXH. Các bên tham gia BHXH đều phải tham gia đóng góp vào
quỹ BHXH. Quỹ này dùng để trợ cấp cho một số người tham gia BHXH khi
bị giảm hoặc bị mất thu nhập. Theo quy luật “Số đông bù số ít” BHXH thực
hiện phân phối lại thu nhập theo chiều dọc và chiều ngang. Thực hiện chức
năng này BHXH góp phần thực hiện công bằng xã hội.
11
BHXH góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất,
góp phần nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội.
Người lao động khi bị đau, thai sản, tai nạn lao động, về già đã có BHXH trợ
cấp thay thế nguồn thu nhập bị mất. Do đó cuộc sống của họ và gia đình họ
luôn được bảo đảm, tạo cho người lao động luôn yên tâm làm việc.
BHXH gắn bó lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động,
giữa người lao động với xã hội, giải quyết được mâu thuẫn giữa giới chủ và
giới thợ, đồng thời làm cho họ gắn bó và hiểu nhau hơn. Đối với Nhà nước và
xã hội, chi cho BHXH là cách thức chi ít nhất và có hiệu quả nhất, giải quyết
được khó khăn về đời sống cho người lao động.
1.1.6. Hệ thống các chế độ trong BHXH
Hệ thống các chế độ trong BHXH là những quy định cụ thể về điều kiện
mức trợ cấp, thời gian trợ cấp, mức đóng góp và mức hưởng BHXH. Hệ
thống này được xây dựng trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và cơ
sở pháp lý của mỗi nước. Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) có khuyến cáo
BHXH gồm 9 chế độ.
(1) Chế độ chăm sóc y tế.
(2) Chế độ trợ cấp ốm đau.
(3) Chế độ trợ cấp thất nghiệp.
(4) Chế độ trợ cấp tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp.
(5) Chế độ trợ cấp tuổi già.
(6) Chế độ trợ cấp gia đình.
(7) Chế độ trợ cấp thai sản.
(8) Chế độ trợ cấp khi tàn phế.
(9) Chế độ trợ cấp cho những người còn sống.
Tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi nước mà có thể thực hiện các chế độ
khác nhau. Nhưng nhất thiết phải thực hiện được ba chế độ trong đó có các
chế độ (3, 4, 5, 8, 9). ở nước ta mới thực hiện được 5 chế độ (2, 4, 5, 7, 9) và
12
từ năm 2010 thực hiện thêm chế độ (3) do đó đã góp phần đảm bảo được
quyền lợi cho những người lao động làm công ăn lương.
1.1.7. Quỹ bảo hiểm xã hội
Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài ngân sách Nhà
nước. Quỹ có mục đích và chủ thể riêng. Mục đích tạo lập quỹ BHXH là dùng
để chi trả cho người lao động, giúp họ ổn định cuộc sống khi gặp các biến cố
hoặc rủi ro. Chủ thể của quỹ BHXH chính là những người tham gia đóng góp
để hình thành nên quỹ, do đó có thể bao gồm cả: người lao động, người sử
dụng lao động và Nhà nước.
Quỹ BHXH có những đặc điểm chủ yếu sau:
- Quỹ ra đời, tồn tại và phát triển gắn với mục đích đảm bảo ổn định
cuộc sống cho người lao động và gia đình họ khi gặp các biến cố, rủi ro làm
giảm hoặc mất thu nhập từ lao động. Hoạt động của quỹ không nhằm mục
đích kinh doanh kiếm lời. Vì vậy, nguyên tắc quản lý quỹ BHXH là: Cân
bằng thu - chi.
- Phân phối quỹ BHXH vừa mang tính chất hoàn trả vừa mang tính chất
không hoàn trả. Tính chất hoàn trả thể hiện ở chỗ, người lao động là đối
tượng tham gia và đóng góp BHXH đồng thời họ cũng là đối tượng được
nhận trợ cấp, được chi trả từ quỹ BHXH cho dù chế độ, thời gian trợ cấp và
mức trợ cấp của mỗi người sẽ khác nhau, tùy thuộc vào những biến cố hoặc
rủi ro mà họ gặp phải, cũng như mức đóng góp và thời gian đóng góp BHXH
của họ. Tính không hoàn trả thể hiện ở chỗ, cùng tham gia và đóng góp
BHXH, nhưng có người được hưởng trợ cấp nhiều lần và nhiều chế độ khác
nhau, nhưng cũng có những người được ít lần hơn, thậm chí không được
hưởng. Chính từ đặc điểm này nên một số đối tượng được hưởng trợ cấp từ
quỹ BHXH thường lớn hơn nhiều so với mức đóng góp của họ và ngược lại.
Điều đó thể hiện tính chất xã hội của toàn bộ hoạt động BHXH.
13
- Quá trình tích lũy để bảo tồn giá trị và bảo đảm an toàn về tài chính đối
với quỹ BHXH là một vấn đề mang tính nguyên tắc.
- Quỹ BHXH là hạt nhân, là nội dung vật chất của tài chính BHXH. Nó
là khâu tài chính trung gian cùng với ngân sách Nhà nước và tài chính doanh
nghiệp hình thành nên hệ thống tài chính quốc gia.
- Sự ra đời, tồn tại và phát triển BHXH phụ thuộc vào trình độ phát triển
kinh tế - xã hội của từng quốc gia và điều kiện lịch sử trong từng thời kỳ nhất
định của đất nước. Kinh tế - xã hội càng phát triển thì càng có điều kiện thực
hiện đầy đủ các chế độ BHXH, nhu cầu thỏa mãn về BHXH đối với người lao
động càng được nâng cao. Đồng thời kinh tế - xã hội phát triển, người lao động
và người sử dụng lao động sẽ có thu nhập cao hơn, dó đó họ càng có điều kiện
tham gia và đóng góp BHXH…
Nguồn hình thành quỹ BHXH:
Quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau đây:
- Người sử dụng lao động góng góp.
- Người lao động đóng góp.
- Nhà nước đóng góp và hỗ trợ thêm.
- Các nguồn khác (Như cá nhân và các tổ chức từ thiện ủng hộ, lãi do đầu
tư phần quỹ nhàn rỗi).
Trong nền kinh tế hàng hóa, trách nhiệm tham gia đóng BHXH cho
người lao động được phân chia cho cả người sử dụng lao động và người lao
động trên cơ sở quan hệ lao động. Điều này không phải là sự phân chia rủi ro,
mà là lợi ích giữa hai bên. Về phía người sử dụng lao động, sự đóng góp một
phần BHXH cho người lao động sẽ tránh được thiệt hại kinh tế do phải chi ra
một khoản tiền lớn khi có rủi ro xảy ra đối với người lao động mà mình thuê
mướn. Đồng thời nó còn góp phần giảm bớt tình trạng tranh chấp, kiến tạo
được mối quan hệ tốt đẹp giữa chủ - thợ. Về phía người lao động, sự đóng
góp một phần để BHXH cho mình vừa biểu hiện sự tự gánh chịu trực tiếp rủi
14
ro của chính mình, vừa có ý nghĩa ràng buộc nghĩa vụ và quyền lợi một cách
chặt chẽ.
Mối quan hệ chủ - thợ trong BHXH thực chất là mối quan hệ lợi ích. Vì
thế, cũng như nhiều lĩnh vực khác trong quan hệ lao động, BHXH không thể
thiếu được sự tham gia đóng góp của Nhà nước. Ngoài ra, bằng nhiều hình
thức, biện pháp và mức độ can thiệp khác nhau, Nhà nước không chỉ tham gia
đóng góp và hỗ trợ thêm cho quỹ BHXH mà còn trở thành chỗ dựa để đảm
bảo cho hoạt động BHXH chắc chắn ổn định.
1.2. Quản lý thu BHXH
1.2.1. Mô hình quản lý thu BHXH của một số nước trên thế giới
Tính đến năm 1993, trên thế giới đã có 163 nước thực hiện chính sách
BHXH, trong đó số các nước thực hiện chế độ hưu trí, tai nạn lao động, ốm
đau, thai sản là nhiều nhất lên tới 155 nước, chiếm khoảng 95%, ít nhất là chế
độ thất nghiệp là có khoảng 63 nước, chiếm 38,6%. Việc thực hiện các chế độ
là tuỳ thuộc vào điều kiện tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi nước.
Tuy nhiên xu hướng chung hiện nay là đang dần thực hiện ngày càng đầy đủ
hơn các chế độ. Đối với lịch sử phát triển của quản lý thu BHXH trên thế giới
thì BHXH Việt Nam còn rất mới, như vậy chúng ta cần học hỏi kinh nghiệm
của các nước đi trước.
* Quản lí thu BHXH của Hoa Kỳ
Bộ Y tế và Dịch vụ con người có trách nhiệm thực hiện chương trình
bảo hiểm hưu trí, tử tuất và mất sức lao động. Cơ quan quản lý BHXH thuộc
Bộ có trách nhiệm quản lý thống nhất ở cấp Trung ương thông qua mạng lưới
cơ sở gồm có 11 trung tâm cấp vùng, 6 trung tâm cấp dịch vụ, 1.300 cơ quan
quản lý cấp quận và chi nhánh, 37 trung tâm dịch vụ hỏi đáp bằng điện thoại.
Hiện nay có trên 620 nghìn nhân viên làm việc cho SSA, trong đó có 130
nghìn nhân viên làm việc tại trụ sở chính.
15
Những vấn đề liên quan đến trợ cấp thai sản và ốm đau tại Hoa kỳ đối
với người lao động( hoặc người lao động và người sử dụng lao động) được
các công ty bảo hiểm tư nhân thực hiện.
Bảo hiểm y tế đối với những người nghỉ hưu từ 65 tuổi trở lên do Bộ Y
tế và Dịch vụ con người đảm nhận. Chương trình hỗ trợ y tế cho người nghèo
được thực hiện bởi chính quyền các bang( ngân sách bang hỗ trợ nửa chi phí
). Bảo hiểm y tế cho người lao động do các công ty bảo hiểm y tế tư nhân
thực hiện.
Bảo hiểm tai nạn lao động do cơ quan lao động từng bang thực hiện, cơ
quan này có trách nhiệm quy định mức phí, kiểm tra công tác thu phí, chi trả
trợ cấp và giải quyết tranh chấp, khiếu nại. Chương trình bảo hiểm tai nạn lao
động của bang được thực hiện tại 6 bang, các bang còn lại do các công ty tư
nhân thực hiện. Một vài doanh nghiệp thực hiện chương trình bảo hiểm tai
nạn lao động do họ tự xây dựng trên cơ sở có sự chấp thuận của chính quyền.
Bảo hiểm thất nghiệp do cơ quan lao động các bang quản lý, cơ quan
này có trách nhiệm xây dựng phương thức quản lý chương trình theo quy định
chung do Bộ lao động đưa ra. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp từng bang sẽ được
nhập vào tài khoản đặc biệt do Bộ ngân khố lậ ra.
* Quản lý thu BHXH của Cộng hoà Liên bang Đức.
So với các nước trên thế giới, Cộng hoà Liên bang Đức là nước có lịch
sử phát triển được coi như sớm nhất. Điều luật BHXH đầu tiên đã ra đời và
thực hiện từ những năm 1850. Cho đến nay, chính sách BHXH ở Đức bao
gồm 6 chế độ sau:
+ Bảo hiểm thất nghiệp.
+ Bảo hiểm y tế.