Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

Tìm hiểu công nghệ và các bước phân tích tại nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN long hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.66 MB, 85 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phong

GVHD: PGS.TS Nguy ễn T ấn

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
Dưới áp lực của đô thị hóa và sự gia tăng dân số, các khu công nghiệp và khu chế xuất ra đời
như một tất yếu khách quan nhằm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Trong những năm
gần đây trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã hình thành nhiều khu công nghiệp tập
trung, thu hút nhiều dự án đầu tư, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn lao
động, nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp trong tổng GDP vùng, tạo ra nhiều sản phẩm thiết
yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho công
nhân Việt Nam tranh thủ học hỏi kinh nghiệm và từng bước nâng cao trình độ sản xuất công
nghiệp trong nước…
Đến nay Chính phủ đã có quyết định thành lập 60 khu công nghiệp trong cả nước, trong đó
có khu công nghiệp Long Hậu với tổng diện tích chiếm đất theo quy hoạch được duyệt là 244.33
ha. Các khu công nghiệp ra đời nhằm góp phần giảm thiểu chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng và
thúc đẩy sự phát triển của kinh tế khu vực. Tuy nhiên sự ra đời của các khu chế xuất và khu công
nghiệp ngoài lợi ích trên lại nảy sinh một mâu thuẫn mới. Sự mất cân bằng về sinh thái, sự gia
tăng áp lực của con người lên môi trường, sự biến đổi cấu trúc xã hội, những vấn đề liên quan
đến sức khỏe cộng đồng, nước thải, khí thải, tiếng ồn, rác thải công nghiệp. Hiện tại nhiều khu
công nghiệp không chú trọng đến việc lắp đặt hệ thống xử lý nước thải mà thải trực tiếp nước
thải ra hệ thống kênh rạch. Điều này dẫn đến nồng độ BOD, COD của các kênh rạch vào mùa
khô rất cao, quá trình phân hủy kỵ khí tạo thành các loại khí có mùi hôi rất khó chịu.
Trước tình trạng trên, việc tiến hành xử lý nước thải của các khu công nghiệp phải đạt tiêu
chuẩn cho phép trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là bắt buộc. Đối với từng nhà máy trong khu
công nghiệp, việc bắt buộc phải tiến hành xử lý nước thải của mình đúng tiêu chuẩn thải mới
được thải ra hệ thống xả chung của khu công nghiệp đã trở thành một gánh nặng cho mỗi nhà
máy đặc biệt là những nhà máy có lưu lượng nước thải thấp và cũng là một trong những trở ngại
khiến cho giới đầu tư cân nhắc khi tham gia xây dựng tại khu công nghiệp. Do đó, nhằm giảm


chi phí cho các doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường và giúp cho các chủ đầu tư giảm bớt
nỗi lo về chất lượng nước thải đầu ra của mình khi thải vào hệ thống chung; giúp bảo vệ môi
trường sống, lao động và làm việc, sinh hoạt của công nhân và nhân dân trong và xung quanh
khu công nghiệp nên chủ đầu tư khu công nghiệp đã phải tiến hành xây dựng nhà máy xử lý
nước thải chung cho toàn khu.
Với mong muốn tìm hiểu quy trình công nghệ xử lý nước thải, góp phần nâng cao hiệu quả
công việc, đề tài thực tập “Tìm hiểu công nghệ và các bước phân tích tại nhà máy xử lý nước thải
tập trung KCN Long Hậu” được thực hiện.

1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phong

GVHD: PGS.TS Nguy ễn T ấn

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC
THẢI LONG HẬU
2.1.

Tổng quan về khu công nghiệp Long Hậu.
2.1.1. Lịch sử thành lập và phát triển KCN Long Hậu.

Khu công nghiệp Long Hậu là khu công nghiệp được qui hoạch theo quyết định số 1107/QĐTTg ngày 21/08/2006 của Thủ tướng chính phủ, qui hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt
Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Khu công nghiệp Long Hậu là KCN hỗn hợp,
nhiều ngành nghề và ít gây ô nhiễm...



Năm 2006


Ngày 23/5, được Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Long An cấp giấy Chứng nhận Đăng
ký Kinh Doanh với vốn điều lệ 200 tỷ đồng.



Ngày 26/8, Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng KCN Long Hậu đã được tổ chức trọng
thể tại vị trí KCN.

Năm 2007
 Ngày 02/01, Lễ khai trương Văn phòng trụ sở ban quản lý KCN Long Hậu.
 Ngày 04/10, Lể động thổ nhà máy đầu tiên tại KCN Long Hậu.
 Năm 2008




Ngày 10/01, Lễ tiếp nhận chứng chỉ ISO 9001:2000.



Ngày 10/01, Lễ khởi công xây dựng nhà máy xử lý nước thải.



Ngày 22/05, Lễ tiếp nhận Cờ và Cúp Doanh Nghiệp Xuất sắc nhất Tỉnh Long An do
UBND Tỉnh Long An trao tặng.




Năm 2009
 Ngày 3/2, Lễ khởi công Khu lưu trú KCN Long Hậu.

2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phong

GVHD: PGS.TS Nguy ễn T ấn



Ngày 04/05, Nhận Quyết Định của UBND Huyện Cần Giuộc về việc phê duyệt quy




hoạch Khu dân cư và Tái Định Cư Long Hậu.
Ngày 10/06, Nhận Giấy chứng nhận đầu tư KCN Long Hậu mở rộng.
Ngày 18/6, Lễ tiếp nhận Chứng nhận và kỷ niệm chương của bộ Giáo dục và đào tạo
về những “Đóng góp tích cực cho sự phát triển nguồn nhân lực đồng bằng sông Cửu



Long”.
Ngày 16/09, tổ chức TUV Rheinland (Đức) công nhận LHC là doanh nghiệp đạt




chứng chỉ ISO 14001:2004 về quản lý môi trường.
Ngày 25/10, đón nhận cúp vàng “Vì sự nghiệp bảo vệ môi trường Việt Nam” do Bộ
Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt




Nam cấp.
Tháng 12, Long Hậu là công ty đầu tư phát triển hạ tầng KCN duy nhất vinh dự đón

nhận Giải vàng chất lượng quốc gia năm 2009.
Năm 2010


Tháng 01, Công ty cổ phần Long Hậu đã vinh dự đón nhận Bằng khen của Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ
quốc.



Ngày 23/03, CTCP Long Hậu chính thức niêm yết cổ phiếu lên sàn giao dịch chứng
khoán Tp.Hồ Chí Minh (HoSE) với mã cổ phiếu LHG.



Tháng 9, CTCP Long Hậu vinh dự đạt Giải thưởng Chất Lượng Châu Á - Thái Bình
Dương dành cho Mô Hình Doanh Nghiệp Hoàn Hảo.




Tháng 10, đón nhận Huân Chương Lao Động Hạng 3.



Tháng 11, đạt Doanh nghiệp điển hình tiêu biểu về bảo vệ môi trường do Bộ Trưởng
Bộ Tài Nguyên Môi Trường khen tặng.

2.1.2. Địa điểm xây dựng KCN Long Hậu.
Văn phòng công ty đặt tại KCN Long Hậu: ấp 3, xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, Long An.
Tel: (84-8)7818929. Fax: (84-8)7818940. MST: 1100727545.

3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phong

GVHD: PGS.TS Nguy ễn T ấn

Quy mô xây dựng KCN Long Hậu được chia làm 2 giai đọan:
Giai đoạn 1: Qui mô xây dựng 141.85 ha, bao gồm: 90.7 ha đất công nghiệp và kho bãi,
3.9 ha đất dành cho khu quản lý điều hành, dịch vụ, 1.75 ha đất công trình kỹ thuật, 17.8 ha đất
làm đường giao thông nội khu, 6.79 ha đất giao thông đối ngoại, và phần còn lại là cây xanh.
Giai đoạn 2: Qui mô xây dựng 102.48 ha, bao gồm: 61.48 ha đất công nghiệp và kho bãi,
21.03 ha đất dành cho khu quản lý điều hành, dịch vụ, 1.12 ha đất công trình kỹ thuật, 13.78 ha
đất làm đường giao thông nội khu và đường giao thông đối ngoại, và phần còn lại là cây xanh.


KCN Long Hậu được khai thác và phát triển cơ sở hạ tầng trên một vùng đất ngập mặn có năng
suất lao động kém để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tạo công ăn việc làm cho nhân dân lao
động và thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phong

GVHD: PGS.TS Nguy ễn T ấn

2.1.3. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ở KCN Long Hậu
2.1.3.1.
Vị trí địa lý:
KCN Long Hậu thuộc ấp 3, xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Phạm vi
giới hạn như sau:
-

Phía bắc giáp sông Kinh
Phía tây giáp rạch Bà Đằng
Phía đông giáp khu dân cư Long Hậu (ranh giới là rạch Bùng Binh)
Phía nam giáp khu dân cư Long Hậu (ranh giới là tuyến đường số 5)

2.1.3.2.




Điều kiện tự nhiên

Khí hậu

5


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phong

GVHD: PGS.TS Nguy ễn T ấn

 Theo niên giám thống kê, khí hậu Long An thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, gồm
hai mùa: mưa, nắng rõ rệt. Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa
mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 12
 Nhiệt độ trung bình hàng năm 26 - 27oC.
 Độ ẩm không khí trung bình từ 80 – 90%, Độ ẩm cao nhất vào mùa mưa 80 – 91%,
và thấp nhất vào mùa khô 73 – 88%.
 Lượng mưa trung bình 1700 -2100 mm/năm.
 Lượng bốc hơi trung bình 1350 mm/năm. So với lượng mưa, lượng bốc hơi chỉ
chiếm 65 – 70% lượng mưa hàng năm.
 Chế độ nắng: số giờ nắng tỉnh Long An quan trắc qua các năm đạt trung bình từ
2247 – 2769 giờ. Số giờ nắng trong ngày trung bình từ 6.2 – 7.6 giờ/ngày, lớn nhất
10 – 11 giờ /ngày.
 Mùa mưa, hướng gió chủ đạo là hướng Tây Nam, với tần suất xuất hiện 70%. Gió
theo hướng từ biển vào mang theo nhiều hơi nước và gây mưa. Mùa khô, hướng gió
chủ đạo Đông Nam, với tần suất xuất hiện 60 – 70%. Tốc độ gió trung bình 1.5 – 2.5




m/s, tốc độ gió mạnh nhất có thể đạt 30 – 40 m/s.
Địa hình: Địa hình tương đối thấp, thường bị ngập khi triều cường. Cao độ trung bình
từ 0.2 – 0.6 m. Trong khu vực có một số mương rạch chia cắt địa hình, cao độ đáy
mương rạch trung bình 1.5 – 4.0 m. Các mương rạch có chiều rộng trung bình từ 10 –



30m, riêng song Bà Đằng có chiều rộng trung bình từ 50 – 60 m.
Địa chất công trình:

Kết quả khảo sát địa chất tại KCN Long Hậu cho thấy các lớp đất có cấu tạo và đặc điểm
như sau:(tham khảo mặt cắt dọc của khoan địa chất tại KCN trong phần phụ lục)
 Lớp đất 1a,1b: Chiều sâu chân lớp trung bình từ 12 – 17 m. Thành phần chủ yếu: đất
sét hữu cơ lẫn cát mịn, màu xám đen đến nâu đen. Trạng thái mềm đến rất mềm.
 Lớp đất 2: Chiều sâu chân lớp trung bình từ 17.6 – 21.5 m. Thành phần chủ yếu: sét
lẫn ít cát mịn, màu xám xanh - vàng nâu. Trạng thái rắn đến rất rắn.
 Lớp đất 3: Chiều sâu chân lớp trung bình từ 20.2 – 29.8 m. Thành phần chủ yếu: sét
pha cát, màu xám vàng nâu – xám xanh. Trạng thái rắn vừa đến rất rắn.
 Lớp đất 4: Chiều sâu chân lớp trung bình từ 30.6 – 45.7 m. Thành phần chủ yếu: sét
lẫn ít cát mịn, màu xám vàng nâu – xám đen. Trạng thái rắn đến rất rắn.

6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phong

GVHD: PGS.TS Nguy ễn T ấn


 Lớp đất 5 (đây là lớp không phổ biến trong khu vực): Chiều sâu chân lớp trung bình
từ 33.4 – 39.7 m. Thành phần chủ yếu: sét pha cát, màu xám đen. Trạng thái rắn đến
rất rắn.
 Lớp đất 6a: Chiều sâu chân lớp trung bình từ 34.5 – 42.2 m. Thành phần chủ yếu:
cát mịn đến trung lẫn bột, ít hữu cơ, sét, màu xám, xám vàng. Trạng thái chặt vừa
đến rất chặt.
 Lớp đất 6b: Chiều sâu chân lớp trung bình từ 38.6 – 40.7 m. Thành phần chủ yếu:
cát mịn đến trung lẫn bột, ít hữu cơ, sét, màu xám, xám vàng. Trạng thái rất chặt.
 Lớp đất 7: Chiều sâu chân lớp trung bình từ 40.0 – 46.5 m. Thành phần chủ yếu: đất
sét lẫn ít cát mịn, màu xám đen. Trạng thái rắn đến rất rắn.
 Lớp đất 8: Chiều sâu chân lớp trung bình từ 50.0 – 50.5 m. Thành phần chủ yếu: cát
mịn đến thô lẫn bột, ít sạn sỏi, màu xám, xám trắng. Trạng thái chặt đến rất chặt.
Thủy văn: Mực nước ngầm tại khu vực nói chung thay đổi theo mùa và chịu ảnh hưởng
trực tiếp của thủy triều. Kết quả phân tích mẫu nước cho thấy nước tại đây thuộc loại
Clorua – Natri. Theo TCVN 3994:85, nước có tính ăn mòn yếu đến trung bình đối với bê
tong và kim loại.
2.1.4. Sơ đồ tổ chức KCN

7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phong

GVHD: PGS.TS Nguy ễn T ấn

2.1.5. Các ngành nghề sản xuất trong khu công nghiệp:
 Nhóm các ngành nghề dệt, sợi, da giầy, sắt thép.

 Nhóm các ngành công nghiệp hỗ trợ.
 Nhóm các mặt hàng tiêu dùng:
 Sản xuất đồ nhựa gia dụng.
 Sản xuất hàng công nghệ phẩm, hàng may mặc, da, giả da, sản xuất hàng dệt kim,
đan len, sản xuất đồ chơi trẻ em.
 Sản xuất hàng tiêu dùng từ gỗ, sản xuất hàng giấy, bìa, …
 Nhóm các ngành cơ khí, kim khí, điện, điện tử, máy móc thiết bị:
 Sản xuất các dụng cụ, thiết bị, chi tiết thay thế.
 Sản xuất các thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, xe gắn máy
 Nhóm các mặt hàng lắp ráp cơ khí:
 Lắp ráp các sản phẩm điện tử.
 Lắp ráp các loại máy đặc chủng nông nghiệp

8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phong

GVHD: PGS.TS Nguy ễn T ấn

 Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ như: Ngân hàng, bưu điện, viễn thông , xây dựng và
vật liệu xây dựng, cung cấp thực phẩm, xăng dầu, gas, vận chuyển, vệ sinh công cộng, xử
lý chất thải.
 Các kho, bến bãi…
 Nhóm các dự án về xử lý chất thải: sản xuất phân compost.
 Nhóm các dự án về dệt nhuộn và may mặc: sản xuất may mặc, da, giả da, sản phẩm dệt
may.
 Nhóm các dự án sản xuất vật liệu xây dựng: ngoại trừ dự án sản xuất xi măng, dự án

nghiền clinker sản xuất xi măng.
 Nhóm các dự án về cơ khí, luyện kim: ngoại trừ dự án luyên kim đen, luyện kim màu, dự
án mạ, sơn phủ và đánh bóng kim loại.
 Nhóm các dự án về năng lượng phóng xạ: ngoài trừ dự án xây dựng lò phản ứng hạt
nhân, dự án điện nguyên tử, điện nhiệt hạch, dự án nhiệt điện, dự án phong điện, dự án
thủy điện, dự án xây dựng tuyến đường dây tải điện cao áp.
 Nhóm dự án chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ: ngoại trừ chế biến gỗ có ngâm tẩm.
 Nhóm dự án chế biến thực phẩm, nước giải khát: ngoại trừ dự án giết mổ gia súc, gia
cầm, dự án sản xuất đường, sản xuất nước mắm.
 Nhóm các dự án sản xuất phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật: dự án chiết, đóng gói,
dự án sản xuất phân hữu cơ, phân vi sinh.
 Nhóm các dự án về hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm: ngoại trừ dự án sản xuất sơn, hóa
chất cơ bản, dự án sản xuất thuốc nổ, hỏa cụ, dự án sản xuất thuốc nổ công nghiệp.
2.2.
Tổng quan về nhà máy xử lý nước thải KCN Long Hậu.
2.2.1

Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 1
Công suất : 2000m3/ng.đ
Danh sách các công ty, doanh nghiệp trong khu công nghiệp đang xả nước thải

vào hệ thống cống thoát nước thải
Bảng 2.1 Danh sách các công ty, doanh nghiệp đang xả nước vào hệ thống cống thoát.
Kho bãi



Công ty TNHH kho lạnh GERMADEPT - LCL




Công ty cổ phần dược phẩm Việt Hà



Công ty TNHH ANPHA - AG



Công ty TNHH Đông Dương Sài Gòn

9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

May mặc

Sản xuất

Thực phẩm

Xây dựng

Phong

GVHD: PGS.TS Nguy ễn T ấn




Công ty TNHH DV TM Việt Long Hậu



Công ty TNHH LOTTE - SEA LOGISTIC



Công ty TNHH SWIRE COLD STORAGE Việt Nam



Công ty TNHH TM DV hàng hóa ANC




Công ty TNHH vận chuyển kho bãi H2T
Công ty cổ phần đầu tư & thương mại VNT



Công ty TNHH DYECHEM ALLIANCE



Công ty TNHH QUANON





Công ty TNHH WORLD CAT Việt Nam
Công ty cổ phần 3D - Long Hậu



Công ty cổ phần công nghệ lục tỉnh



Công ty cổ phần SX cáp quang và phụ kiện Việt Đức



Công ty cổ phần SX kinh doanh Việt Phú Hưng



Công ty cổ phần Thái Sơn



Công ty cổ phần thiết bị điện VINASINO



Công ty TNHH bao bì nhựa Vĩnh Phát




Công ty TNHH Hoàng Lan Xanh



Công ty TNHH kỹ thuật Tài Nguyên



Công ty TNHH SIMONE Việt Nam




Công ty TNHH thương mại SHINNANSAI
Công ty cổ phần Cát An



Công ty cổ phần SX TM & ĐT Vạn Phúc



Công ty cổ phần thực phẩm AGREX Sài Gòn



Công ty cổ phần thực phẩm GN




Công ty cổ phần vịnh Nha Trang



Công ty nông sản thực phẩm XK Sài Gòn



Công ty TNHH Hiệp Phú




Doanh nghiệp tư nhân Quốc Toản
Công ty cổ phần Sài Gòn xây dựng (COSACO)

10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khác

Phong

GVHD: PGS.TS Nguy ễn T ấn



Công ty cổ phần TM XD Thịnh Toàn




Công ty TNHH CASTECH Việt Nam




Công ty xây dựng GTCC Bách Thảo
Công ty cổ phần bê tông Hải Âu



Công ty cổ phần Con Heo Vàng



Công ty cổ phần thủy tinh Hưng Phú



Công ty cổ phần xây dựng Huynh Đệ



Công ty TNHH Kim Mỹ



Công ty TNHH Minh Minh Nhựt




Công ty TNHH MTV Ấn Tượng



Công ty TNHH MTV Đông Á



Công ty TNHH Mỹ Vân



Công ty TNHH TM DV Tùng Dũng



Công ty TNHH Trần Nam



Công ty TNHH vi điện tử Việt Nam.

Tiêu chuẩn xả thải : thiết kế là loại B theo TCVN5945-2005, đang nâng cấp lên loại A theo
QCVN 24-2009. Nguồn tiếp nhận: rạch Bùng Binh, chảy ra sông Kinh.
2.2.2. Lưu lượng nước cần xử lý
Nhà máy xử lý nước thải tập trung với diện tích 10.000 m² có nhiệm vụ xử lý nước thải đã
được làm sạch sơ bộ từ các cơ sở sản xuất hoạt động trong KCN Long Hậu.

Theo báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải thì Q
= 5000m3/ngđ, chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1 : 2000m3/ngđ (đã hoạt động)
Giai đoạn 2 : 3000m3/ngđ (chưa xây dựng)
2.2.3. Nhân sự của nhà máy XLNT tập trung
Nhà máy xử lí nước thải tập trung hoạt động 24/24, bao gồm:
 01 quản đốc.

11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguy ễn T ấn

Phong

 04 nhân viên vận hành chia làm 3 ca trực và vận hành.
 01 chuyên viên phòng thí nghiệm.
 04 nhân viên bảo trì.
2.2.4. Tiêu chuẩn nước thải xả vào hệ thống thoát nước thải của KCN
Theo quy định của KCN Long Hậu, nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp trước khi xả vào
hệ thống thoát nước thải của KCN cần đạt dưới các giá trị được qui định ở bảng sau.
Bảng 2.2 Tiêu chuẩn xả thải của doanh nghiệp trong KCN
STT

Chỉ tiêu

01


Nhiệt độ

02

pH

Đơn vị
0

C

Giá trị
45
5.0 – 9.0

o

03

BOD5 (20 C)

mg/l

400

04

COD

mg/l


600

05

Chất rắn lơ lửng (SS)

mg/l

500

06

Độ màu

Pt-Co

350

07

Asen (As)

mg/l

0.5

08

Cadmi (Cd)


mg/l

0.5

09

Chì (Pb)

mg/l

1

10

Clo dư (Cl)

mg/l

-

11

Crom (IV) (Cr4+)

mg/l

0.5

12


3+

Crom (III) (Cr )

mg/l

2

13

Dầu mỡ khoáng

mg/l

40

14

Dầu mỡ thực vật

mg/l

60

15

Đồng (Cu)

mg/l


5

16

Kẽm (Zn)

mg/l

5

17

Mangan (Mn)

mg/l

5

18

Niken (Ni)

mg/l

2

19

Phốtpho hữu cơ


mg/l

1

20

Phốt pho tổng số

mg/l

8

21

Tetracloetylen

mg/l

0.01

22

Thiếc (Sn)

mg/l

5

23


Thuỷ ngân (Hg)

mg/l

0.01

12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguy ễn T ấn

Phong

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Giá trị

24

Tổng Nitơ

mg/l


60

25

Tricloetylen

mg/l

0.3

26

Amoniac (NH3)

mg/l

15

27

Florua (F)

mg/l

15

28

Phenol


mg/l

1

29

Sulfua (S)

mg/l

1

30

Xianua (CN)

mg/l

0.2

31

Coliform

MPN/100ml

50.000

32


Tổng hoạt độ phóng xạ

Bp/l

0.1

33

Tổng hoạt độ phóng xạ

Bp/l

1

2.2.5. Ảnh hưởng của nước thải đến nguồn tiếp nhận
Nguồn tiếp nhận nước thải là rạch Bùng Binh chảy ra sông Kinh.Sông này được dùng cho mục
đích cấp nước sinh hoạt. Nước thải sinh hoạt và công nghiệp không được xử lý cùng với nước
mưa xả vào nguồn nước làm cho nguồn nước bị nhiễm bẩn. Thành phần, tính chất nước thải,
nhất là các chất bẩn thuộc nguồn gốc hữu cơ gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh thái hồ chứa.


Nếu đưa vào nguồn quá nhiều chất bẩn, thì do quá trình oxy hoá sinh học diễn ra nhanh
mà oxy trong nước nguồn bị cạn kiệt dẫn đến chất hữu cơ chứa carbon bị phân huỷ kị khí
tạo thành CH4, CO2, các chất chứa lưu huỳnh phân huỷ kị khí tạo thành H 2S có mùi hôi



thối và rất độc hại đối với vi sinh.
Nếu đưa vào hồ quá nhiều chất dinh dưỡng C, P, N sẽ dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hóa.
Chính sự tích đọng bùn lắng và các chất hữu cơ trong hồ là nguyên nhân gây ra quá trình

này. Nước thải sinh hoạt và sản xuất chảy vào nguồn tiếp nhận làm tăng chất dinh dưỡng,
kích thích sự phát triển của tảo và giảm chất lượng của nước. Tảo dư thừa chết kết thành
khối trôi nổi trên mặt nước, khi phân huỷ phát sinh mùi và làm giảm nồng độ oxy hoà tan,



ảnh hưởng đến các loại động vật sống dưới nước.
Nước thải có chứa muối với nồng độ cao gây ảnh hưởng tới người, động thực vật và mùa



màng. Lượng muối thải ra có nồng độ quá cao sẽ gây độc cho đất.
Các hợp chất kim loại độc và các chất hữu cơ độc nếu được thải ra quá nhiều làm cho
dòng sông bị chết trong một thời gian dài. Chúng được tích tụ qua chuỗi thực phẩm, gây

13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phong

GVHD: PGS.TS Nguy ễn T ấn

nguy hiểm cho con người. Ngay cả với một lượng nhỏ cũng có thể làm ảnh hưởng đến hệ


sinh thái tự nhiên và sức khoẻ con người.
Nhiệt thải ra làm gia tăng nhiệt độ nguồn nước gây một số ảnh hưởng tiêu cực. Nhiệt độ


cao làm một số loài cá phải di trú và làm tăng tốc độ sụt giảm oxy.
 Dấu hiệu cho thấy nguồn nước mặt bị nhiễm bẩn:
 Xuất hiện chất nổi trên bề mặt và bùn lắng ở đáy. Thay đổi tính chất vật lý (màu sắc và
mùi vị,…)
 Thay đổi thành phần hóa học (phản ứng, số lượng chất hữu cơ, chất khoáng và chất độc
hại,…)
 Lượng oxy hoà tan giảm xuống.
 Thay đổi hình dạng và số lượng vi trùng gây và truyền bệnh …
Vì những tác động tiêu cực của nước thải đối với nguồn tiếp nhận và đối với sinh vật, gây ảnh
hưởng đến sức khoẻ con người nếu sử dụng nguồn nước này cho sinh hoạt, cần phải có biện
pháp xử lý nước thải trước khi xả thải.
2.2.6.

Tiêu chuẩn của nguồn tiếp nhận

Tiêu chuẩn của nguồn tiếp nhận theo QCVN 24: 2009/ BTNMT
Xem phụ lục 1

14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phong

GVHD: PGS.TS Nguy ễn T ấn

CHƯƠNG 3: DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
NƯỚC THẢI NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN
LONG HẬU

3.1 Sơ đồ dây chuyền công nghệ

15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phong

GVHD: PGS.TS Nguy ễn T ấn

Nước thải

Máy thổi
khí

Hố thu

Song chắn rác

Bể tách dầu
Bể điều hòa

Châm NaOH

Châm PAC
Châm polyme

Bể điều chỉnh
pH


Bể keo tụ

Bể tạo bông
Bể lắng đợt 1

Châm NaOH
hoặc H2SO4

Bể trung hòa

Châm PAC

Bể sinh học
hiểu khí

Bể nén bùn

Máy ép bùn

Bể lắng thứ
cấp

Sân phơi bùn

Bón
phân

Ống dẫn bùn
Ống dẫn nước tuần hoàn


Bể trung gian

Ống dẫn khí
Bể lọc áp lực

Châm Javen

Bể khử trùng

Nguồn tiếp nhận

16


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phong

GVHD: PGS.TS Nguy ễn T ấn

3.2. Thuyết minh dây chuyền công nghệ:
Nước thải từ các nhà máy trong khu công nghiệp đã qua xử lý đạt yêu cầu theo hệ thống cống
dẫn vào hố thu (TK101) trạm xử lý. Tại đây, để bảo vệ thiết bị, hệ thống đường ống, song chắn
rác thô được lắp đặt để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn ra khỏi nước thải. Nước thải từ hố
thu được bơm qua song thiết bị lược rác tinh (TK102), rác có kích thước nhỏ được tách ra trước
khi vào bể tách dầu. Tại bể tách dầu (TK102), dầu mỡ có trong nước thải được gạt bỏ ra khỏi
nước thải và được thu về thùng chứa dầu mỡ và đem đi xử lý tiếp. Nước tiếp tục đưa sang bể
điều hòa (TK103) nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ. Điều hòa lưu lượng là phương pháp được
áp dụng để khắc phục các vấn đề sinh ra sự dao động của lưu lượng, cải thiện hiệu quả hoạt động

của các quá trình xử lý tiếp theo. Bơm được lắp đặt trong bể điều hòa để đưa nước lên các công
trình phía sau. Từ bể điều hòa nước thải được đưa sang bể điều chỉnh pH (TK201) rồi sang bể
keo tụ. Tại bể keo tụ (TK202) hóa chất keo tụ (PAC) được châm vào bể với liều lượng nhất định
và được kiểm soát chặt chẽ bằng bơm định lượng hóa chất. Dưới tác dụng của hệ thống cánh
khuấy với tốc độ lớn được lắp đặt trong bể, hóa chất keo tụ được hòa trộn nhanh và đều vào
trong nước thải, hình thành các bông cặn nhỏ li ti khắp diện tích bể. Hỗn hợp nước thải này tự
chảy qua bể tạo bông (TK203). Dưới tác dụng của chất trợ keo tụ (polymer) và hệ thống motor
cánh khuấy với tốc độ chậm, các bông cặn li ti sẽ chuyển động, va chạm, dính kết và hình thành
nên những bông cặn có kích thước và khối lượng lớn gấp nhiều lần các bông cặn ban đầu, tạo
điều kiện thuận lợi cho quá trình lắng ở bể lắng. Hỗn hợp nước và bông cặn ở bể keo tụ tạo bông
tự chảy sang bể lắng. Nước sang bể lắng 1 (TK204) loại bỏ các cặn sinh ra trong quá trình keo tụ
tạo bông, phần bùn được đưa sang bể nén bùn. Nước chảy sang bể trung hòa (TK 205), mục
đích là điều chỉnh pH sau xử lý hóa lý về giá trị tối ưu cho sự phát triển của vi sinh vật trước khi
đến ngăn phân phối (TK206), nước thải được phân phối vào bể sinh học hiếu khí. Bể sinh học
hiếu khí (TK301A,B) có nhiệm vụ xử lý các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Tại bể sinh học
hiếu khí diễn ra quá trình oxi hóa các chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải dưới sự
tham gia của vi sinh vật hiếu khí thành CO2 và H2O, tế bào mới. Trong bể có hệ thống sục khí
trên khắp diện tích bể nhằm cung cấp oxi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí sống
phát triển và phân giải các chất ô nhiễm. Vi sinh vật hiếu khí sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ dạng
keo và hòa tan có trong nước để sinh trưởng. Vi sinh vật phát triển thành quần thể dạng bông bùn
dễ lắng gọi là bùn hoạt tính. Tại cuối mỗi đơn nguyên – nơi đặt ống đầu ra nước thải châm thêm
PAC làm tăng hiệu quả xử lý phosphor trong bể và tăng hiệu quả lắng ở bể thứ cấp. Hỗn hợp
nước thải và bùn hoạt tính đến bể lắng thứ cấp(TK302). Nước thải sau xử lý sinh học có mang
theo bùn hoạt tính cần phải loại bỏ trước khi đi vào các bể tiếp theo, vì vậy bể lắng 2 có nhiệm
vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Nước sạch được thu đều trên bề mặt bể lắng
thông qua máng tràn răng cưa. Hàm lượng bùn hoạt tính nên duy trì ở nồng độ khoảng 2500 –
3500 mg/l; Do đó, một phần bùn lắng tại bể lắng sẽ được bơm tuần hoàn trở lại vào bể sinh học
hiếu khí để đảm bảo nồng độ bùn nhất định trong bể. Phần bùn còn lại được gọi là bùn dư, được
bơm sang bể nén bùn. Nước thải sau bể lắng thứ cấp sẽ tự chảy sang bể trung gian (TK701)và
được bơm qua 4 bình lọc áp lực (TK702) để loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, lượng SS còn

sót lại trong nước thải.Nước thải sau khi qua 4 bình lọc sẽ đi qua bể khử trùng. Tại bể khử trùng

17


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phong

GVHD: PGS.TS Nguy ễn T ấn

(TK401) dung dịch chất khử trùng (Javen NaOCl) được châm vào thiết bị tiêu thụ qua bơm định
lượng. Nước sau khi xử lý qua hệ thống này đảm bảo đạt tiêu chuẩn loại A QCVN 24:2009 xả
thải vào nguồn tiếp nhận theo quy định hiện hành của pháp luật hay bán cho các nhà máy trong
KCN. Phần bùn ở bể chứa bùn gồm bùn từ bể lắng 1, bể sinh học hiếu khí và bể lắng thứ cấp sẽ
được xử lý tại bể nén bùn (TK501). Sau khi qua bể nén bùn, bùn được trộn với Polyme để tăng
độ kết dính rồi được đưa sang máy ép bùn (M 503) để tạo thành bánh bùn. Các bánh bùn có thể
dùng làm phân vi sinh bón cây.
3.3. Các tình huống xử lý phát sinh
Bảng 3.1 Các sự cố thường gặp và cách khắc phục.
STT

Biểu hiện

Nguyên nhân

Kiểm tra

Giải pháp



1a. Tốc độ
bùn hồi lưu
không đủ

Kiểm tra lại
công suất bơm
bùn hồi lưu




1

2

Nếu có thể tăng lưu lượng bơm
bùn hồi lưu thì tăng tốc độ hồi lưu
và giám sát độ sâu đệm bùn một
cách thường xuyên.
Xúc rửa đường bùn hồi lưu nếu bị
tắc.
Nếu bơm bùn hồi lưu gặp sự cố,
đặt 1 bơm khác để chạy và sửa
chữa.

1b. Lưu
lượng tăng
quá cao làm
quá tải bể

lắng

Kiểm tra lại lưu
lượng vào bể
lắng

1c. Tải trọng
chất rắn quá
cao trong bể
lắng

Kiểm tra lại tải
trọng chất rắn

Tăng nếu không thực hiện được việc
thay đổi chế độ vận hành

Có rất nhiều
bọt hay một số
vùng trong bể
sinh học bị bọt
kết thành khối

Một số đầu
phân phối khí
bị tắc nghẽn
hay bị phá vỡ

Kiểm tra kỹ các
đầu phân phối

khí

Rửa sạch hay thay thế các đầu phân
phối khí, kiểm tra lại khí cấp, lắp đặt
những bộ lọc khí ở đầu vào máy thổi
khí đẻ giảm việc tắc nghẽn từ khí bẩn.

Bùn nổi trên

3a. VSV dạng
sợi chiếm số

Nếu SVI < 100,
có thể không

Đệm bùn quá
dày trong bể
lắng thứ cấp và
có thể trôi theo
dòng ra ngoài

18






Thiết lập lại lưu lượng ở điều kiện
cân bằng hoặc mở rộng hệ thống.

Thay đổi chế độ vận hành hệ
thống.

Nếu DO tại cuối bể sinh học hiếu
khí < 1.5 mg/l, tăng lượng khí thổi


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

lượng lớn
trong bùn

bề mặt bể lắng
thứ cấp
3

4

Có bùn nhỏ lơ
lửng trong
nước thải sau
xử lý – SVI thì
tốt nhưng dòng
ra thì đục

3b. Quá trình
Denitrat hóa
xảy ra trong
bể lắng thứ
cấp, các bóng

Nito xâm
nhập vào hạt
bùn và kéo
bùn nổi lên
trên bề mặt
nước

Bùn trong bể
Aerotank trở
nên đen

phải đo nguyên
nhân 1a; dung
kính hiển vi để
kiểm tra xem có
VSV dạng sợi
trong bùn hay
không

Kiểm tra DO
của bể

4c. Bùn già

Kiểm tra bùn

Sự thông khí
không đủ, tạo
vùng chết và
bùn nhiễm

khuẩn
thối.







Kiểm tra nồng
độ Nitrat ở dòng
vào của bể lắng, 
nếu nồng độ

NO3- = 0 thì
không phải do 
nguyên nhân 1b

4a. Bể
Aerotank sục
khí quá mạnh

4d. Nước thải
đầu vào có
chứa các chất
độc hại.

5

Phong


GVHD: PGS.TS Nguy ễn T ấn

Kiểm tra bùn
bằng kính hiển
vi đối với VSV
Protozoa.

Kiểm tra DO
trong bể
Aerotank

19

vào bể Aerotank để DO ở đó >
2mg/l
Giảm F/M
Tăng thời gian tuần hoàn bùn,
giảm hoặc dừng việc thải bùn.
Tăng pH đến 7.
Bổ sung dinh dưỡng để đạt tỷ số
COD : N : P = 150 : 5 : 1
Tăng tốc độ bùn hồi lưu ( sẽ tăng
tải trọng thủy lực của bể lắng và
giảm thời gian lưu )
Tăng DO trong bể thông khí
Tăng F/M
Giảm lưu lượng nước thải nếu sự
tăng tốc độ và thời gian hồi lưu
bùn không có hiệu quả.


Giảm lưu lượng khí cung cấp cho bể
Aerotank bằng cách điều chỉnh van

Tăng lượng bùn thải, giảm tuần hoàn
bùn để tăng F/M.

Dừng thải bùn, hồi lưu lại toàn bộ bùn
trong bể lắng để thiết lập lại quần thể
vi sinh.




Kiểm tra thiết bị thổi khí
Tăng công suất thiết bị thổi khí.


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

6

Váng bọt màu
nâu đen bền
vững trong bể
Aerotank mà
phun nước vào
cũng không thể
phá vỡ ra


F/M quá thấp

7a. MLSS
quá thấp

7

Lớp sóng bọt
trắng dày trong
bể Aerotank

7b. Sự có mặt
của những
chất hoạt
động bề mặt
không phân
hủy sinh học

Phong

GVHD: PGS.TS Nguy ễn T ấn

Nếu F/M nhỏ
hơn nhiều so với 
F/M thông
thường ( 0.1 –
0.2) thì đây

chính là nguyên
nhân


Tăng lượng bùn thải để tăng tỉ lệ
F/M. Tăng lên ở tốc độ vừa phải
và phải kiểm tra cẩn thận.
Giảm lưu lượng bùn tuần hoàn.

Kiểm tra MLSS

Giảm bùn thải, tăng bùn tuần hoàn để
tăng MLSS.

Nếu mức MLSS
là thích hợp,
nguyên nhân có
thể là do sự có
mặt của chất
hoạt động bề
mặt.

Giám sát những dòng thải mà có thể
chứa các chất hoạt động bề mặt.

20


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phong

GVHD: PGS.TS Nguy ễn T ấn


CHƯƠNG 4: QUÁ TRÌNH THÍ NGHIỆM
4.1. Giới thiệu hệ thống quan trắc tự động của nhà máy XLNT
Là một KCN mới, nằm trong tổng thể qui hoạch Khu đô thị Cảng Hiệp Phước có diện tích
3.900 ha, KCN Long Hậu đã được đầu tư xây dựng máy xử lý chất thải lỏng với công suất
5.000m3/ngày và là KCN duy nhất của Tỉnh Long An được cấp phép xả thải ra môi trường với
tiêu chuẩn nước thải sau xử lý đạt loại A, nước sau xử lý được bán lại cho các doanh nghiệp
trong KCN để tái sử dụng. Với mục tiêu xây dựng KCN xanh, quản lý môi trường theo tiêu
chuẩn ISO 14001: 2004 (do Rheinland TUV chứng nhận) và dựa theo các quy định trong thông
tư 08/2009/TT-BTNMT, ban quản lý KCN Long Hậu đã đặt ra một yêu cầu riêng về hệ thống
quan trắc tự động nước thải tại trạm xử lý nước thải. Ngoài việc đo đạc liên tục, tự động các
thông số cần thiết như DO, pH, COD và TSS thì hệ thống phải có chức năng thu thập và quản lý
dữ liệu để ban quản lý và người vận hành nhà máy có thể kiểm soát dễ dàng, nhanh chóng một
lượng lớn dữ liệu được tập hợp và phân tích. Các dữ liệu phải được thu thập tại máy tính chủ
dạng số và hiển thị được theo dạng đồ thị để theo dõi diễn biến chất lượng nước sau khi xử lý.
Các dữ liệu này không chỉ nhằm phục vụ mục đích báo cáo định kì cho cơ quan quản lý môi
trường mà còn là công cụ để BQL KCN Long Hậu kiểm soát và đảm bảo chất lượng nước thải
được duy trì ở đạt loại A. Với nhu cầu kiểm soát từ xa, hệ thống cũng phải đáp ứng được việc
truy cập mọi lúc mọi nơi của cơ quan quản lý các cấp.

21


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phong

GVHD: PGS.TS Nguy ễn T ấn

BQL KCN Long Hậu đã lựa chọn thiết bị đo lường của Hach với giải pháp trọn gói cho việc

lắp đặt một hệ thống quan trắc tại nhà máy xử lý nước thải do công ty CP Thiết Bị Thi Việt, nhà
phân phối sản phẩm của Hach tại Việt Nam thực hiện.
Giải pháp trọn gói này đưa ra bao gồm các đầu đo với công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất để đo
liên tục các chỉ tiêu DO, pH, COD và TSS. Các sensor này được gắn vào bộ điều khiển thông
minh, đa năng, đa thông số model sc1000. Bộ điều khiển này có thể giao tiếp với máy chủ đặt tại
phòng điều khiển trung tâm để truyền dữ liệu liên tục và có thể kiểm soát hệ thống khi có bất
thường xảy ra. Hệ thống bao gồm các phụ kiện lắp đặt tại trạm như tủ điện, bể chứa sensor, hệ
thống bơm dẫn vào tủ thiết bị và phần mềm để thu thập và truy xuất dữ liệu với giao diện thân
thiện, dễ sử dụng.

22


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phong

GVHD: PGS.TS Nguy ễn T ấn

Hệ thống quan trắc tự động Nhà máy xử lý nước thải KCN Long Hậu
4.2 . Quy trình phân tích các chỉ tiêu.
Phương pháp lấy mẫu, vận chuyển và bảo quản mẫu theo TCVN 4556 – 1988 ( xem phụ lục 2)
4.2.1. Phương pháp xác định độ pH (TCVN 4559-88)
 Ý nghĩa môi trường:
 pH là một thuật ngữ chỉ độ acid hay bazơ của một dung dịch, pH ảnh hưởng đến các
quá trình sinh học trong nước và có ảnh hưởng đến sự ăn mòn, hòa tan các vật liệu.
Trong kỹ thuật môi trường , pH được quan tâm trong các lĩnh vực như quá trình keo tụ,
qua trình làm mềm nước, quá trình khử trùng, ổn định nước…

23



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phong

GVHD: PGS.TS Nguy ễn T ấn

Trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, chỉ tiêu pH được duy trì trong giới
hạn tối ưu để vi sinh vật phát triển, thường 6.5 – 7.
 Thiết bị và dụng cụ:
 Máy đo pH và điện cực đo pH.
 Beaker 100ml; 250ml.






Hóa chất:


Dung dịch đệm chuẩn ( pH = 4; 7 và 10) – dùng kiểm tra, Call điện cực.



Dung dịch bảo quản điện cực (KCl 3M)




Nước cất.

Tiến hành đo:


Nhấn nút ON  Đưa máy về chế độ đo pH.



Rửa sạch điện cực với nước cất, sau đó lau khô bằng khăn (hoặc giấy) mềm.

24


Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Phong

GVHD: PGS.TS Nguy ễn T ấn

Lấy một thể tích mẫu thử (khoảng 100 ml) đã được trộn đều cho vào Beaker trung
tính khô và sạch; sao cho nước mẫu ngập đầu điện cực.





Tiếp theo, nhúng điện cực vào mẫu nước thử và khuấy đều.




Sau đó, để yên vài phút đến khi giá trị pH đã hiển thị ổn định.

Kết quả đo:

 Sau khi máy hiển thị giá trị đo ổn định  Đọc kết quả đo pH của mẫu.
Lưu ý:
-

Mẫu lấy để xác định pH không được cố định bằng hóa chất mà phải xác định ngay sau
khi lấy mẫu.

-

Khi đo mẫu, tránh để đầu điện cực tiếp xúc với các vật cứng.

 Ghi chú: Bảo quản các điện cực của máy đo pH như sau:
a) Điện cực thủy tinh sau khi nhúng vào nước mẫu đều được rửa cẩn thận với nước sạch và
nước cất.
-

Ngâm điện cực trong một cốc đựng nước cất Nếu đo thường xuyên và máy để ở chế độ
ON.

-

Làm khô đầu điện cực, đậy nắp có chứa dung dịch bảo quản (KCl 3M) Nếu máy thường
ở chế độ OFF.


b) Nước thải có thể chứa dầu mỡ và các hợp chất hóa học có thể ảnh hưởng đến độ nhạy của
điện cực nên cần chú ý:
-

Ngâm điện cực trong HCl 2% trong 2 giờ, sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước cất.

-

Lau khô điện cực bằng cách thấm nước trên điện cực bằng giấy hoặc vải gạc mềm.
4.2.2. Phương pháp so màu (Method 8025)

 Ý nghĩa môi trường:
Màu của nước thiên nhiên do mùn, phiêu sinh vật, các sản phẩm từ sự phân hủy chất hữu
cơ tạo ra. Tuy nhiên một số ion kim loại hay nước thải công nghiệp cũng là nguyên nhân
gây cho nước có màu. Theo thói quen chúng ta nghĩ màu của nước là màu quan sát được
ngay sau khi lấy mẫu. Thực ra đây chỉ là màu bểu kiến gồm một phần từ các chất hòa tan
và phần còn lại do chất huyền phù tạo thành. Vì vậy mà biểu kiến được xác định ngay trên
mẫu nguyên thủy mà không cần loại bỏ chất lơ lửng. Ngoài ra còn có độ màu thực của
mẫu. Độ màu thực được xác định trên mẫu đã qua ly tâm để loại bỏ các hạt lơ lửng. Không

25


×