Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

KHẢO SÁT NHU CẦU SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI HIỆN ĐẠI THEO HƯỚNG XÃ HỘI HOÁ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở CÁC CẶP VỢ CHỒNG TRONG ĐỘ TUỔI SINH ĐẺ TẠI XÃ THUẬN HOÀ HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG NĂM 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355 KB, 55 trang )

SỞ Y TÊ
TRUNG TÂM DÂN SỐ - KHHGĐ HUYỆN LONG MY

BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài:
KHẢO SÁT NHU CẦU SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI
HIỆN ĐẠI THEO HƯỚNG XÃ HỘI HOÁ VÀ CÁC YÊU TỐ
LIÊN QUAN Ở CÁC CẶP VỢ CHỒNG TRONG ĐỘ TUỔI SINH ĐE
TẠI XÃ THUẬN HOÀ HUYỆN LONG MY, TỈNH HẬU GIANG
NĂM 2017

Chủ nhiệm đề tài: CN. Nguyễn Thị Nhi
Mã đề tài:

Hậu Giang, Năm 2017


SỞ Y TÊ
TRUNG TÂM DÂN SỐ - KHHGĐ HUYỆN LONG MY

BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài:
KHẢO SÁT NHU CẦU SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI
HIỆN ĐẠI THEO HƯỚNG XÃ HỘI HOÁ VÀ CÁC YÊU TỐ
LIÊN QUAN Ở CÁC CẶP VỢ CHỒNG TRONG ĐỘ TUỔI SINH ĐE
TẠI XÃ THUẬN HOÀ HUYỆN LONG MY, TỈNH HẬU GIANG
NĂM 2017



Chủ nhiệm đề tài: CN. Nguyễn Thị Nhi
Cấp quản lý: Sở Y tê
Mã đề tài:

Hậu Giang, Năm 2017


DANH MỤC TỪ VIÊT TẮT

BPTT
BYT
CNVC
CSSKSS
DCTC
DS-KHHGĐ
KH
HS-SV
PATH

: Biện pháp tránh thai
: Bộ Y tê
: Công nhân viên chức
: Chăm sóc sức khoẻ sinh sản
: Dụng cụ tử cung
: Dân số – Kê hoạch hoá gia đình
: Kê hoạch
: Học sinh – Sinh viên
: Program for Appropriate Technology in Health


PTTT
KHHGĐ
SKSS
TCDS
TFR
TTYT
TYT

(Tổ chức phi chính phủ Quốc tê hoạt động trong lĩnh vực Y tê)
: Phương tiện tránh thai
: Kê hoạch hoá gia đình
: Sức khoẻ sinh sản
: Tổng cục dân số
: Tổng tỷ suất sinh
: Trung tâm Y tê
: Trạm y tê


MỤC LỤC
Trang bìa
Trang phụ bìa
Danh mục từ viêt tắt
Danh mục bảng
ĐẶT VẤN ĐÊ...................................................................................................1
Chương 1...........................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................................3
1.1 Khái niệm về Dân số – Kê hoạch hoá gia đình.......................................3
1.2Tình hình thực hiện công tác Dân số – Kê hoạch hoá gia đình................3
1.3Tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai trên Thê giới và Việt Nam...9
1.4 Đề án xã hội hoá cung cấp phương tiện tránh thai................................13

1.5 Một số nghiên cứu, báo cáo có liên quan..............................................15
Chương 2.........................................................................................................17
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................17
2.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................17
2.1.2 Tiêu chuẩn chọn mẫu......................................................................17
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................17
2.1.4 Thời gian và địa điểm nghiên cứu..................................................17
2.2 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................17
2.2.1 Thiêt kê nghiên cứu........................................................................17
2.2.2 Cỡ mẫu...........................................................................................17
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu.................................................................18


2.2.4 Nội dung nghiên cứu......................................................................18
2.2.5 Phương pháp thu thập số liệu.........................................................24
2.2.6 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.........................................24
2.2.7 Sai số và cách khắc phục................................................................25
2.3 Đạo đức trong nghiên cứu.....................................................................25
Chương 3.........................................................................................................26
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................26
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...........................................26
Bảng 3.1 Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu....................................26
Bảng 3.2Đặc điểm về dân tộc của đối tượng nghiên cứu................................26
Bảng 3.3 Đặc điểm về nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu.......................27
Bảng 3.4 Đặc điểm về kinh tê gia đình của đối tượng nghiên cứu.................27
Bảng 3.5 Đặc điểm về học vấn của đối tượng nghiên cứu..............................28
Bảng 3.6 Đặc điểm về tuổi lập gia đình của đối tượng nghiên cứu................28
Bảng 3.7 Đặc điểm về số con hiện tại của đối tượng nghiên cứu...................29
3.2 Tỷ lệ cặp vợ chồng có nhu cầu sử dụng các biện pháp tránh thai hiện
đại theo hướng xã hội hoá...........................................................................29

Bảng 3.9 Tỷ lệ các biện pháp tránh thai hiện đang thực hiện của đối tượng
nghiên cứu.......................................................................................................30
Bảng 3.10 Thời điểm bắt đầu sử dụng biện pháp tránh thai của đối tượng
nghiên cứu.......................................................................................................30
Bảng 3.11 Chi phí thực hiện các BPTThiện tại của đối tượng nghiên cứu.....31
Bảng 3.12 Nơi thực hiện các BPTT hiện tại của đối tượng nghiên cứu..........31


Bảng 3.13 Lý do không sử dụng BPTT của đối tượng nghiên cứu.................32
Bảng 3.14Tỷ lệ người có nhu cầu sử dụng các BPTT hiện đại theo hướng xã
hội hoá của đối tượng......................................................................................32
Bảng 3.15 Các biện pháp tránh thai hiện đại đối tượng muốn sử dụng..........33
Bảng 3.16Lý do sử dụng các BPTT hiện đại theo hướng xã hội hoá của đối
tượng................................................................................................................33
Bảng 3.17 Lý do không sử dụng các BPTT hiện đại theo hướng xã hội hoá
của đối tượng...................................................................................................34
Bảng 3.18 Nơi cung cấp các BPTT hiện đại theo hướng xã hội hoá mà đối
tượng muốn đên thực hiện...............................................................................34
Bảng 3.19 Lý do đối tượng chọn nơi thực hiện các BPTT hiện đại theo hướng
xã hội hoá........................................................................................................35
3.3 Các yêu tố liên quan đên nhu cầu sử dụng các BPTT hiện đại theo
hướng xã hội hoá của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ....................35
Bảng 3.20 Mối liên quan giữa tuổi và nhu cầu sử dụng các biện pháp tránh
thai hiện đại theo hướng xã hội hoá của đối tượng.........................................35
Bảng 3.22 Mối liên quan giữa nghề nghiệp và nhu cầu sử dụng các biện pháp
tránh thai hiện đại theo hướng xã hội hoá của đối tượng................................36
Bảng 3.23 Mối liên quan giữa kinh tê gia đình và nhu cầu sử dụng các biện
pháp tránh thai hiện đại theo hướng xã hội hoá của đối tượng.......................37
Bảng 3.24 Mối liên quan giữa học vấn và nhu cầu sử dụng các biện pháp
tránh thai hiện đại theo hướng xã hội hoá của đối tượng................................37

Bảng 3.25 Mối liên quan giữa số con và nhu cầu sử dụng các biện pháp tránh
thai hiện đại theo hướng xã hội hoá của đối tượng.........................................38


Bảng 3.26 Mối liên quan giữa tuổi lập gia đình và nhu cầu sử dụng các biện
pháp tránh thai hiện đại theo hướng xã hội hoá của đối tượng.......................38
Bảng 3.27 Mối liên quan giữa chi phí thực hiện KHHGĐ trước đây và nhu
cầu sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại theo hướng xã hội hoá của đối
tượng................................................................................................................38
Chương 4.........................................................................................................40
BÀN LUẬN....................................................................................................40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI.........................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐÊ...................................................................................................1
Chương 1...........................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................................3
1.1 Khái niệm về Dân số – Kê hoạch hoá gia đình.......................................3
1.2Tình hình thực hiện công tác Dân số – Kê hoạch hoá gia đình................3
1.3Tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai trên Thê giới và Việt Nam...9
1.4 Đề án xã hội hoá cung cấp phương tiện tránh thai................................13
1.5 Một số nghiên cứu, báo cáo có liên quan..............................................15
Chương 2.........................................................................................................17
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................17
2.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................17
2.1.2 Tiêu chuẩn chọn mẫu......................................................................17
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................17

2.1.4 Thời gian và địa điểm nghiên cứu..................................................17
2.2 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................17
2.2.1 Thiêt kê nghiên cứu........................................................................17
2.2.2 Cỡ mẫu...........................................................................................17
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu.................................................................18
2.2.4 Nội dung nghiên cứu......................................................................18
2.2.5 Phương pháp thu thập số liệu.........................................................24


2.2.6 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.........................................24
2.2.7 Sai số và cách khắc phục................................................................25
2.3 Đạo đức trong nghiên cứu.....................................................................25
Chương 3.........................................................................................................26
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................26
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...........................................26
Bảng 3.1 Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu....................................26
Bảng 3.2Đặc điểm về dân tộc của đối tượng nghiên cứu................................26
Bảng 3.3 Đặc điểm về nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu.......................27
Bảng 3.4 Đặc điểm về kinh tê gia đình của đối tượng nghiên cứu.................27
Bảng 3.5 Đặc điểm về học vấn của đối tượng nghiên cứu..............................28
Bảng 3.6 Đặc điểm về tuổi lập gia đình của đối tượng nghiên cứu................28
Bảng 3.7 Đặc điểm về số con hiện tại của đối tượng nghiên cứu...................29
3.2 Tỷ lệ cặp vợ chồng có nhu cầu sử dụng các biện pháp tránh thai hiện
đại theo hướng xã hội hoá...........................................................................29
Bảng 3.9 Tỷ lệ các biện pháp tránh thai hiện đang thực hiện của đối tượng
nghiên cứu.......................................................................................................30
Bảng 3.10 Thời điểm bắt đầu sử dụng biện pháp tránh thai của đối tượng
nghiên cứu.......................................................................................................30
Bảng 3.11 Chi phí thực hiện các BPTThiện tại của đối tượng nghiên cứu.....31
Bảng 3.12 Nơi thực hiện các BPTT hiện tại của đối tượng nghiên cứu..........31

Bảng 3.13 Lý do không sử dụng BPTT của đối tượng nghiên cứu.................32


Bảng 3.14Tỷ lệ người có nhu cầu sử dụng các BPTT hiện đại theo hướng xã
hội hoá của đối tượng......................................................................................32
Bảng 3.15 Các biện pháp tránh thai hiện đại đối tượng muốn sử dụng..........33
Bảng 3.16Lý do sử dụng các BPTT hiện đại theo hướng xã hội hoá của đối
tượng................................................................................................................33
Bảng 3.17 Lý do không sử dụng các BPTT hiện đại theo hướng xã hội hoá
của đối tượng...................................................................................................34
Bảng 3.18 Nơi cung cấp các BPTT hiện đại theo hướng xã hội hoá mà đối
tượng muốn đên thực hiện...............................................................................34
Bảng 3.19 Lý do đối tượng chọn nơi thực hiện các BPTT hiện đại theo hướng
xã hội hoá........................................................................................................35
3.3 Các yêu tố liên quan đên nhu cầu sử dụng các BPTT hiện đại theo
hướng xã hội hoá của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ....................35
Bảng 3.20 Mối liên quan giữa tuổi và nhu cầu sử dụng các biện pháp tránh
thai hiện đại theo hướng xã hội hoá của đối tượng.........................................35
Bảng 3.22 Mối liên quan giữa nghề nghiệp và nhu cầu sử dụng các biện pháp
tránh thai hiện đại theo hướng xã hội hoá của đối tượng................................36
Bảng 3.23 Mối liên quan giữa kinh tê gia đình và nhu cầu sử dụng các biện
pháp tránh thai hiện đại theo hướng xã hội hoá của đối tượng.......................37
Bảng 3.24 Mối liên quan giữa học vấn và nhu cầu sử dụng các biện pháp
tránh thai hiện đại theo hướng xã hội hoá của đối tượng................................37
Bảng 3.25 Mối liên quan giữa số con và nhu cầu sử dụng các biện pháp tránh
thai hiện đại theo hướng xã hội hoá của đối tượng.........................................38
Bảng 3.26 Mối liên quan giữa tuổi lập gia đình và nhu cầu sử dụng các biện
pháp tránh thai hiện đại theo hướng xã hội hoá của đối tượng.......................38



Bảng 3.27 Mối liên quan giữa chi phí thực hiện KHHGĐ trước đây và nhu
cầu sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại theo hướng xã hội hoá của đối
tượng................................................................................................................38
Chương 4.........................................................................................................40
BÀN LUẬN....................................................................................................40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI.........................................................................41


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Xã hội hoá các phương tiện tránh thai là động lực, là chính sách lâu dài
cho sự phát triển bền vững của chương trình Dân số - Kê hoạch hóa gia đình,
tăng đầu tư của xã hội trên cơ sở nâng cao chất lượng dịch vụ và trực tiêp tới
đối tượng thụ hưởng. Thực hiện xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai,
vừa là xu thê tất yêu của nền kinh tê thị trường, vừa là một trong những giải
pháp huy động đóng góp của xã hội [3].
Tại Việt Nam, công tác dân số kê hoạch hoá gia đình đã bắt đầu từ năm
1960, trong nhiều năm qua với quyêt tâm cao của Đảng, Nhà nước, với ý thức
tự nguyện tham gia của toàn dân, đên nay công tác Dân số kê hoạch hoá gia
đình đã đạt được những kêt quả đáng kể. Theo kêt quả báo cáo chung tổng
quan ngành y tê năm 2015 của Bộ Y tê [2], nhiều chỉ tiêu Dân số – Kê hoạch
hoá gia đình quan trọng của Kê hoạch 5 năm và Nghị quyêt Đại hội XI của
Đảng đạt mục tiêu đề ra cho năm 2015, như quy mô dân số không quá 93
triệu người (2015 là 91,7%); mức giảm tỷ lệ sinh <0,1%o năm, duy trì mức
sinh thay thê (2015 là 2,1 con/phụ nữ). Kêt quả cuộc Điều tra biên động Dân
số năm 2015 [18] cho thấy, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai bất kỳ đạt
75,7%; Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại tại thời điểm 1/4/2015
đạt mức 65,0%.

Bên cạnh những thành công đạt được, công tác Dân số – Kê hoạch hoá
gia đình tại Việt Nam gặp rất nhiều thách thức, trong đó vấn đề kinh phí là
thách thức quan trọng nhất. Ngân sách của Việt Nam cho chương trình kê
hoạch hoá gia đình phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài trong thời gian dài
(Theo ước tính của chính phủ, khoảng 80% ngân sách mua phương tiện tránh
thai giai đoạn 1996 – 2006 là từ các nhà tài trợ). Hiện nay, Việt Nam đã đạt


2

mức quốc gia có thu nhập trung bình vì thê các nhà tài trợ đã ngừng cam kêt
tài trợ cho chương trình này [6]. Trước tình hình đó Bộ Y tê đã phê duyệt đề
án “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ Kê hoạch hóa gia
đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát
triển giai đoạn 2016 - 2020” [3].
Xã Thuận Hoà là một xã nông thôn thuộc huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu
Giang. Trong những năm vừa qua, Thuận Hoà là một trong những Xã được
đánh giá là có nhiều cố gắng trong việc tổ chức thực hiện các biện pháp tránh
thai trong chiên lược thực hiện kê hoạch hóa gia đình. Việc triển khai các dịch
vụ tránh thai hiện đại như: Đình sản, dụng cụ tử cung, cấy thuốc, tiêm thuốc
tránh thai và uống thuốc tránh thai…đã được sự quan tâm hưởng ứng của các
cấp chính quyền, các tổ chức quần chúng và của cộng đồng. Người dân ngày
càng được tiêp cận nhiều với các thông tin và dịch vụ tránh thai. Tuy nhiên
trong thời gian qua chưa có nghiên cứu nào về tình hình thực hiện kê hoạch
hoá gia đình cũng như nhu cầu sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại theo
hướng xã hội hoá tại địa phương. Nhằm tìm hiểu những vấn đề trên chúng tôi
tiên hành đề tài “Khảo sát nhu cầu sử dụng các biện pháp tránh thai hiện
đại theo hưỡng xã hội hoá và các yếu tố liên quan ở các cặp vợ chồng
trong độ tuổi sinh đẻ tại xã Thuận Hoà, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang
năm 2017”, với các mục tiêu cụ thể sau:

1. Tỷ lệ các cặp vợ chồng có nhu cầu sử dụng các biện pháp tránh thai
hiện đại theo hưỡng xã hội hoá ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại xã
Thuận Hoà, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang năm 2017.
2. Các yêu tố liên quan đên nhu cầu sử dụng các biện pháp tránh thai
hiện đại theo hưỡng xã hội hoá ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại xã
Thuận Hoà, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang năm 2017.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Khái niệm về Dân số – Kê hoạch hoá gia đình
KHHGÐ là chủ động có con theo ý muốn của các cặp vợ chồng nhằm
điều chỉnh số con và khoảng cách sinh con. Không để phải dẫn đên phá thai,
hoặc đẻ quá nhiều con, đẻ quá dày, đẻ khi còn quá trẻ hoặc đẻ khi đã nhiều
tuổi. KHHGÐ không chỉ bao hàm việc lựa chọn sử dụng các BPTT để tránh
thai mà còn là những cố gắng của các cặp vợ chồng để có thai và sinh con
(trong trường hợp khuyên khích sinh) [4], [7], [17].
1.2Tình hình thực hiện công tác Dân số – Kê hoạch hoá gia đình
1.2.1 Tình hình thực hiện công tác Dân số – Kê hoạch hoá gia đình trên Thê
giới
Ở các nước đang phát triển, vấn đề lựa chọn các biện pháp KHHGÐ, để
làm giảm mức sinh là yêu tố quyêt định hàng đầu của việc thực hiện công tác
dân số mà TFR là mục tiêu chủ yêu của chính sách dân số. Trong những năm
1950 TFR ở các nước đang phát triển ước tính 6 trẻ em/ 1 phụ nữ. Sự tăng
trưởng dân số hàng năm khoảng 2,1%/1 năm, sau năm 1950 dưới 1,8% và còn
thấp hơn nữa [25]. Tỷ lệ TFR giảm dần, nhưng dân số hàng năm vẫn tăng lên
đối với các nước đang phát triển còn lớn.Trong khi TFR giảm xuống, nhưng

tỷ lệ số con bình quân của phụ nữ vẫn còn cao ở nhiều nước. Ví dụ ở Uganđa
TFR theo tính toán gần đây đạt 6,9 trẻ em/1 phụ nữ, và có 24 quốc gia khác
có TFR sinh khoảng 5 - 5,9 trẻ em/1 phụ nữ. ..[26].
Khu vực Ðông Bắc Á và Ðông Nam Á, do thực hiện tốt chính sách dân
số nên một số nước đã thu được nhiều kêt quả tốt [22].


4

Tại Hàn Quốc: Mục tiêu là giảm tỷ lệ gia tăng dân số từ 1,58% (1982)
xuống 1,49% (1986) và đã đạt 0,9% (1990). Trong 20 năm đầu thực hiện
KHHGÐ, mức sinh hàng năm giảm 0,165 con/phụ nữ. 10 năm gần đây mức
sinh mỗi năm giảm 0,1 con/phụ nữ. Tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh
đẻ áp dụng các BPTT tăng từ 9% (1964) lên 77% (1988) [24].
Tại Trung Quốc: Nêu năm 1950 bình quân mỗi phụ nữ trung bình sinh
6,08 con thì sau 43 năm chỉ còn 1,9 con và từ năm 1970 (là năm bắt đầu thực
hiện KHHGÐ) đên nay, hàng năm TFR đã giảm bình quân 0,17 con. Ðây là
mức phấn đấu ước mơ của nhiều quốc gia đang phát triển [23].
1.2.2Tình hình thực hiện công tác Dân số – Kê hoạch hoá gia đình tại Việt
Nam
Đứng trước xu hướng dân số thê giới ngày một tăng nhanh, nhiều quốc
gia còn trong tình trạng đói nghèo. Việt Nam là một trong những quốc gia
sớm đi đầu trong việc thực hiện công tác DS-KHHGĐ. Năm 1961, khi dân số
nước ta mới khoảng 30 triệu người, Chính phủ đã ban hành Quyêt định số
216/CP được coi là văn bản pháp quy đầu tiên của Nhà nước ta về công tác
DS-KHHGĐ và mang đậm tính nhân văn “Vì sức khoẻ của người mẹ, vì hạnh
phúc hoà thuận của gia đình và để cho việc nuôi dạy con cái được chu đáo,
việc sinh đẻ của nhân dân cần được hướng dẫn một cách thích hợp”. Để kỷ
niệm và đánh dấu sự kiện này, ngày 19/5/1997, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyêt định số 326, lấy ngày 26/12 hàng năm làm Ngày Dân số Việt

Nam. Từ đó ngày 26 tháng 12 năm 1961 trở thành mốc lịch sử quan trọng của
chương trình dân số Việt Nam. Việt Nam chính thức tuyên bố tham gia
chương trình dân số toàn cầu, đánh dấu sự khởi đầu nhận thức ý nghĩa của
mối quan hệ giữa dân số và phát triển trong tiêng chuông báo động về tình
hình gia tăng dân số quá nhanh trên thê giới [20].


5

Số con trung bình của 1 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 - 49) 6,39
con/1phụ nữ vào năm 1960, tức là tương đương với mức sinh tiềm tàng, sau
14 năm thực hiện việc sinh đẻ đã có hướng dẫn (1961 - 1975), TFR xuống
còn 5,25 con vào năm 1975, đên năm 1985 TFR giảm xuống còn 3,95. TFR
giảm xuống nhanh, đặc biệt kể từ sau khi nghị quyêt Trung ương 4 khoá VII
ra đời, TFR từ 3,95 (1985) giảm xuống còn 3,1 con vào năm 1994; 2,3 con
vào năm 1999 và 2,28 con vào năm 2002. Theo kêt quả tổng điều tra dân số
và nhà ở năm 1999 thì TFR đã tiên gần đên mức sinh thay thê, trong đó 3
vùng là đồng bằng sông Hồng, Ðông Nam bộ, sông Cửu Long đã đạt được
mức sinh thay thê. Hai vùng có mức sinh cao nhất là Tây Bắc 3,6 con và Tây
Nguyên là 3,9 con, cao gấp 1,6 - 1,7 lần mức sinh bình quân của cả nước [5].
Trải qua 45 năm triển khai công tác dân số, đặc biệt là từ khi thực hiện
Nghị quyêt lần thứ 4 Ban chấp hành Trung Ương Đảng khoá VII, về chính
sách dân số và kê hoạch hoá gia đình. Công tác dân số đã đạt được những kêt
quả to lớn góp phần quan trọng vào việc đẩy mạnh và phát triển kinh tê - xã
hội, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Trong những đánh giá về vấn đề DS-KHHGĐ đã nhận định: Tỷ lệ sinh
con thứ 3 trở lên mặc dù đã có sự giảm dần nhưng chưa ổn định chiêm
khoảng 22% số sinh ( theo điều tra năm 2002); (1993: 45,7%; 1994: 37,1%;
1995; 37,7%, 1996: 29,5%; 1997: 31,67%, năm 2002 là 21,73%). Tỷ lệ này
cũng không đồng đều giữa các vùng trong cả nước, vùng đồng bằng sông

Hồng tỷ lệ sinh con thứ 3 thấp (khoảng 16%), còn các vùng khác tỷ lệ này
tương đối cao. Khu vực nông thôn cao gần gấp đôi khu vực thành thị (24% so
với 13%) Thậm chí vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung tỷ lệ sinh con
thứ 3 trở lên chiêm đên gần 50% [5], [7], [14].
Nhằm thực hiện hiệu quả công tác dân số – kê hoạch hoá gia
đình/CSSKSS cho nhân dân, ngày 14 tháng 11 năm 2011, Thủ tướng Chính


6

phủ đã phê duyệt Chiên lược Dân số và Sức khoẻ sinh sản Việt Nam giai đoạn
2011-2020 [15].
Theo kêt quả báo cáo chung tổng quan ngành y tê năm 2015 của Bộ Y
tê, thì dịch vụ DS-KHHGĐ, CSSKSS chủ yêu được cung cấp bởi mạng lưới
cơ sở y tê công lập bao gồm chi cục DS-KHHGĐ, trung tâm chăm sóc SKSS
và trung tâm DS-KHHGĐ, Khoa sản của bệnh viện đa khoa hoặc bệnh viện
chuyên khoa sản ở tuyên tỉnh; trung tâm DS-KHHGĐ và khoa chăm sóc
SKSS thuộc TTYT/bệnh viện đa khoa tuyên huyện và cán bộ y tê/dân số
tuyên xã. Đên nay, các khoa sản/bệnh viện/trung tâm hầu hêt đã đủ điều kiện
thực hiện các dịch vụ KHHGĐ/SKSS, bao gồm cả kỹ thuật triệt sản nam/nữ,
cấy thuốc tránh thai. Tại tuyên xã, 96% TYT xã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản
nhi, hầu hêt đã được đào tạo và có kỹ năng cơ bản về KHHGĐ/CSSKSS theo
chuẩn quốc gia, có khả năng thực hiện kỹ thuật đặt, tháo vòng, tiêm thuốc
tránh thai. Nhiều chỉ tiêu DS-KHHGĐ quan trọng của Kê hoạch 5 năm và
Nghị quyêt Đại hội XI của Đảng đạt mục tiêu đề ra cho năm 2015, như quy
mô dân số không quá 93 triệu người (2015 là 91,7%); mức giảm tỷ lệ sinh
<0,1%o năm, duy trì mức sinh thay thê (2015 là 2,1 con/phụ nữ) [2].
1.2.3 Thách thức đối với công tác Dân số – Kê hoạch hoá gia đình
tại Việt Nam [6]
Ngân sách của Việt Nam cho chương trình KHHGĐ phụ thuộc vào viện

trợ nước ngoài trong thời gian dài.Theo ước tính của chính phủ, khoảng 80%
ngân sách mua PTTT giai đoạn 1996 – 2006 là từ các nhà tài trợ. Việt Nam đã
đạt mức quốc gia có thu nhập trung bình, và các nhà tài trợ chính cho lĩnh vực
dân số KHHGĐ, bao gồm tập đoàn ngân hàng KfW (Ngân hàng Phát triển
của Chính phủ Đức) và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) đã ngừng cam
kêt tài trợ cho chương trình này. Chương trình còn đối mặt với những thách
thức về việc triển khai, bao gồm thiêu sự điều phối hoặc điều phối yêu kém


7

giữa các kênh cung cấp dịch vụ lâm sàng và phi lâm sàng, cũng như giữa các
nhà cung cấp dịch vụ khu vực nhà nước và tư nhân. Năng lực của chính phủ
về dự báo nhu cầu và duy trì việc cung cấp thường xuyên PTTT cho tất cả
phụ nữ có nhu cầu còn hạn chê.Số liệu có sẵn về tình trạng kinh tê của người
sử dụng BPTT và nguồn cung cấp PTTT (ví dụ của nhà nước, tiêp thị xã hội
hoặc cơ sở y tê và nhà thuốc tư nhân) là số liệu từ 5 - 10 năm trước. Tư vấn,
giám sát hỗ trợ và giáo dục sức khỏe cho vị thành niên là lĩnh vực cần được
cải thiện trong các cơ sở cung cấp dịch vụ nhà nước.
Thách thức khác trong những năm gần đây là vấn đề thay đổi cơ cấu tổ
chức. Ngay trước thời điểm hỗ trợ của các nhà tài trợ kêt thúc, Tổng cục Dân
số Kê hoạch hóa Gia đình (TCDS/KHHGĐ) đã chuyển từ một cơ quan cấp bộ
hoạt động độc lập thành một cơ quan trực thuộc BYT. Vì vậy, thẩm quyền của
TCDS/KHHGĐ có phần thu hẹp lại, đặc biệt là trong việc phối hợp với các
bộ ngành liên quan khác của chính phủ (Bộ Tài chính hoặc Bộ Kê hoạch và
Đầu tư – trong việc ra quyêt định về ngân sách). TCDS/KHHGĐ chịu trách
nhiệm xây dựng chính sách, điều phối và cung cấp các PTTT.Vụ Sức khỏe Bà
mẹ Trẻ em, BYT có nhiệm vụ xây dựng và hướng dẫn chuyên môn cung cấp
dịch vụ KHHGĐ.
Khối tư nhân cung cấp dịch vụ KHHGĐ ở Việt Nam cũng phải đối mặt

với những thách thức quan trọng. Một thập kỷ trước, theo số liệu Điều tra
Nhân khẩu học và Y tê tiên hành năm 2002 ở Việt Nam, khoảng 14% người
sử dụng các BPTT nhận dịch vụ tránh thai tại cơ sở tư nhân. Các bên liên
quan trong lĩnh vực KHHGĐ lưu ý còn nhiều rào cản đối với sự phát triển của
khu vực tư nhân ở quốc gia này, bao gồm thuê nhập khẩu, thủ tục phê duyệt
của chính phủ chậm chạp và khó khăn về việc điều chỉnh giá dịch vụ, và sự
hạn chê của tiêp thị và truyền thông liên quan đên KHHGĐ.


8

Hiện nay BYT chịu trách nhiệm cung cấp PTTT cho người dân trong
bối cảnh không còn những nguồn tài trợ trên.Tại thời điểm PATH bắt đầu hợp
tác với chính phủ để triển khai phương thức thị trường tổng.
1.2.4 Tình hình thực hiện công tác Dân số – Kê hoạch hoá gia đình tại tỉnh
Hậu Giang
Tại Hậu Giang, công tác DS-KHHGĐ trong những năm qua luôn đạt
các chỉ tiêu cơ bản, đã tập trung giải quyêt căn bản vấn đề về quy mô dân số
trên cơ sở giảm nhanh mức sinh, nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp
phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của tỉnh. Các giải pháp đã thực hiện
như đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc SKSS-KHHGĐ của người dân bằng nhiều
loại hình cung cấp như dịch vụ tư vấn, nâng cấp hệ thống cung cấp dịch vụ
các tuyên, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người cung cấp dịch
vụ. Bên cạnh đối tượng còn được tiêp cận các biện pháp tránh thai qua Chiên
dịch Truyền thông dân số gắn với dịch vụ KHHGĐ hằng năm, nhiều năm liền
Hậu Giang là một trong những tỉnh được xêp vào nhóm có thành tích cao
trong Chiên dịch và đứng đầu trong cả nước [10].
Năm 2012, toàn tỉnh có 12.157 trẻ sinh ra sống (tăng 131 trẻ so với năm
2011), có 1.237 trẻ là con thứ 3; tỷ xuất sinh năm 2012 là 15,6%o; tỷ xuất giảm

sinh là 0,2%o (đạt 100% so với kê hoạch) [9].
Năm 2014, dân số toàn tỉnh là 787.800 người, tỷ suất sinh (CBR) giảm
xuống còn 15,65%o; số con trung bình của mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ
xuống còn 1,78 (mức sinh thay thê là: TFR = 2,1 con/phụ nữ); tỷ lệ tăng dân
số tự nhiên (NIR) giảm còn 9,9%o; tỷ lệ sinh con lần thứ 3 là 9,98% (giảm
0,23%o so cùng kỳ). Tỷ số giới tính khi sinh (bé trai/100 bé gái) là 106/100
năm 2014 (thấp hơn trung bình cả nước 111,2); tỷ suất chêt trẻ em dưới 1 tuổi


9

cũng xuống còn 10,4%o; tỷ suất chêt trẻ em dưới 5 tuổi giảm xuống còn
15,4%o năm 2014; tỷ lệ tử vong mẹ là 31/100.000 trẻ đẻ sống [10].
Năm 2015, toàn tỉnh có 12.345 trẻ sinh ra sống, so với cùng kỳ giảm 86
trẻ, trong đó có 1.201 trẻ sinh lần 3, tỷ lệ 9,73%. Tỷ suất sinh đạt 15,59%o,
như vậy, mức giảm sinh giảm 0,06%o/0,05%o, đạt 120%; Tỷ số giới tính khi
sinh là 101,98 bé trai /100 bé gái (6.233 bé trai và 6.112 bé gái) so với kê
hoạch cho phép tăng 102,88 bé trai /100 bé gái [11].
Năm 2016, Công tác DS-KHHGĐ cũng đạt được nhiều kêt quả nỗi bật:
Chiên dịch truyền thông Dân số-CSSKSS –KHHGĐ đạt 108,5% kê hoạch đề
ra (tăng 3% so với cùng kỳ). Tỷ suất sinh (CBR) giảm xuống còn 15,34%o
(toàn quốc là 15,74%o), so cùng kỳ năm 2015 là 15,59%o, như vậy, mức
giảm sinh giảm 0,25%o/0,05%o, như vậy giảm gấp 5 lần so chỉ tiêu giao; Tỷ
lệ sinh con lần thứ 3 là 9,81% (toàn quốc là 16,3%), giảm 0,17% so cùng kỳ;
Tỷ số giới tính khi sinh (bé trai/100 bé gái) là 106,02/100, thấp hơn trung bình
cả nước 112,2 bé trai/100 bé gái [12].
1.3Tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai trên Thê giới và Việt Nam
1.3.1 Tình hình sử dụng BPTT trên thê giới
Người ta ước tính vào năm 1994, số lượng người sử dụng BPTT trên
thê giới khoảng 899 triệu, khoảng 57% số cặp vợ chồng có nguy cơ có thai.

Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai cụ thể như sau:
- Triệt sản nữ 17%.
- Dụng cụ tử cung (DCTC): 12%.
- Thuốc uống tránh thai: 8%.
- Triệt sản tự nguyện nam: 5%.
- Bao cao su (BCS): 5%.
Một số biện pháp tránh thai khác được cung cấp gồm có: Thuốc tiêm
tránh thai (DMPA), thuốc cấy tránh thai (Norplant, Implanon), thuốc diệt tinh


10

trùng. Các biện pháp tránh thai tự nhiên (tính vòng kinh, xuất tinh ngoài âm
đạo) [23].
1.3.2 Tình hình sử dụng BPTT ở Việt Nam
Ở Việt Nam tỷ lệ sử dụng các BPTT rất cao và tăng lên trong khoảng
thời gian 1988 - 1997. Có khoảng 60% phụ nữ có chồng trả lời đã từng sử
dụng 1 BPTT nào đó trong năm 1988, và tỷ trọng này tăng lên đên 73% năm
1994 và 82% năm 1997. Tỷ lệ phụ nữ có chồng đang sử dụng BPTT tăng từ
53% năm 1988 lên 65% năm 1994, 75% năm 1997 và 80,2% năm 2003 [7].
Cơ cấu sử dụng BPTT ở Việt Nam có 2 đặc điểm: Ưu thê vẫn là vòng
tránh thai (DCTC) trong các BPTT hiện đại, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tính
vòng kinh và xuất tinh ra ngoài còn cao trong các biện pháp. Phương pháp
được sử dụng phổ biên nhất tại thời điểm của cả 3 cuộc điều tra 1988, 1994 và
1997 vẫn là DCTC. Năm 1997 có tới trên một nữa (56%) phụ nữ Việt Nam có
chồng trong độ tuổi sinh đẻ trả lời rằng: họ đã từng sử dụng DCTC một lúc
nào đó trong cuộc đời. Mặc dù những người đã từng sử dụng DCTC tăng
đáng kể giữa điều tra 1994 và 1997 tới 8%, nhưng tỷ lệ đang sử dụng tăng
chậm hơn chỉ có 5%. Phần lớn tăng 12% về sử dụng BPTT hiện đại là kêt quả
của việc gia tăng các biện pháp khác không phải là DCTC, đặc biệt là thuốc

uống tránh thai, BCS và triệt sản nữ. Chứng tỏ mô hình sử dụng các biện pháp
tránh thai đã dần thay đổi, tỷ lệ CPR ngày càng tăng, nhưng số người sử dụng
DCTC ngày càng giảm: số người sử dụng DCTC năm 1994 là 76%, năm 1988
là 88%, đên năm 2002 chỉ còn chiêm 68%, tổng số người đang sử dụng biện
pháp hiện đại [7], [17].
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Bạch Yên và cộng sự, từ năm
2009 đên năm 2013, huyện Minh Hoá có 12.314 người mới sử dụng các
BPTT, trong đó tỷ lệ người sử dụng dụng cụ tử cung giảm dần và người sử
dụng bao cao su và viên uống tránh thai lại tăng dần qua các năm. Tại huyện


11

Đam Rông có 6.561 người mới sử dụng các BPTT, trong đó thuốc tiêm được
sử dụng phổ biên, trong khi số phụ nữ đặt dụng cụ tử cung đang tăng lên theo
năm [21].
Kêt quả cuộc Điều tra biên động Dân số năm 2015 cho thấy, tỷ lệ sử
dụng các biện pháp tránh thai bất kỳ đạt 75,7%, giảm 1,5% so với kêt quả
Điều tra biên động dân số 2013. Số liệu của các cuộc Điều tra BĐDS hàng
năm cho thấy, tỷ lệ sử dụng BPTT bất kỳ của Việt Nam hiện đang ở mức
cao.Tỷ lệ sử dụng các BPTT hiện đại tại thời điểm 1/4/2015 đạt mức 65,0%,
giảm 2% so với kêt quả Điều tra biên động dân số 2013. Tỷ lệ sử dụng BPTT
bất kỳ ở khu vực nông thôn cao hơn ở thành thị 3,4% (76,8% so với 73,4%).
Trong đó, tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại ở khu vực nông thôn cao hơn thành thị
3,7% (66,2% so với 62,5%), còn tỷ lệ sử dụng BPTT khác ở khu vực nông
thôn và thành thị không có sự chênh lệch nhiều, ở nông thôn thấp hơn thành
thị 0,2% (10,8% so với 10,6%). Tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại khá cao ở các
vùng còn khó khăn về kinh tê - xã hội như Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền
Trung và Trung du và miền núi phía Bắc (65,7%) và đối với các nhóm phụ nữ
có trình độ học vấn thấp hơn như chưa đi học (71,1%), chưa tốt nghiệp tiểu

học (70,6%) và tốt nghiệp tiểu học (68,1%) [18].
Những con số này một lần nữa chứng minh trong thập kỷ vừa qua các
chương trìnhKHHGĐ đã được Nhà nước đầu tư và tập trung thực hiện có
trọng điểm, đặc biệt ởkhu vực nông thôn. Các chương trình này đã góp phần
làm giảm mức sinh ở khu vực này, qua đó làm giảm mức sinh chung của cả
nước trong hơn 10 năm qua.
BPTT được sử dụng rộng rãi nhất ở Việt Nam hiện nay là vòng tránh
thai. Tỷ lệ sử dụng vòng tránh thai từ năm 2004 đên 2015 tuy có xu hướng
giảm dần nhưng vẫn luôn duy trì ở mức khá cao. Năm 2013 lần đầu tiên trong
hơn một thập kỷ qua, tỷ lệ sử dụng biện pháp này rơi xuống thấp hơn 50%


12

trong số các biện pháp tránh thai được sử dụng, đên năm 2015 tỷ lệ này tiêp
tục giảm xuống còn 47,9% (giảm 1,7% so với năm 2013). Tỷ lệ sử dụng các
BPTT như uống thuốc tránh thai, tiêm, cấy có xu hướng tăng chậm. Năm
2015 tỷ lệ sử dụng BPTT truyền thống (tính vòng kinh/xuất tinh ngoài) đạt
14,0%, cao hơn các năm 2004 đên năm 2013, tăng so với năm 2013 là 1%
[18].
1.3.3 Tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai tại tỉnh Hậu Giang
Năm 2012, tổng các (BPTT) được thực hiện: 72.746/69.920, đạt 104%
KH. Trong đó: đình sản đạt 239,1% KH; dụng cụ tử cung đạt 109,5% KH;
thuốc tránh thai: cấy (23,3%); tiêm (107%); uống (101,6%); bao cao su đạt
106,8% KH [9].
Năm 2014, Tổng các (BPTT) được thực hiện 71.789/71.200, đạt
100,8% KH (tăng 0,3% sck). Trong đó: đình sản 109/100 cas, đạt 109% KH;
dụng cụ tử cung: 7.385/7.300 (đạt 101,2% KH); thuốc tránh thai: 548/1.380
(39,71%); Tiêm: 3.934/4.080 (96,4%); Uống 35.458/34.640 (102,4%); Bao
cao su: 24.364/23.700 (102,8%) KH [10].

Năm 2015, Kêt quả thực hiện các biện pháp tránh thai đên tháng
12/2015:Số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh
thai hiện đại là 117.294 (đình sản 5.312, vòng tránh thai 46.303, bao cao su
21.919, thuốc uống 36.655, cấy tránh thai 2.810, tiêm tránh thai 4.295) chiêm
tỷ lệ 81,8%; Số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng biện pháp tránh
thai khác là 3.319, chiêm tỷ lệ 2,3%. Như vậy tổng các biện pháp tránh thai
chung là 84%. Riêng kêt quả thực hiện các biện pháp tránh thai mới theo chỉ
tiêu năm:Toàn tỉnh có 73.304/72.649 người áp dụng các BPTT lâm sàng và
phi lâm sàng, đạt 100,9% KH năm, trong đó:
- Đình sản

: 97/87 (111,5% KH)

- DCTC

: 9.064 /8.819 (102,7% KH)


13

- Thuốc cấy

: 1.274/1.430 (89% KH)

- Thuốc tiêm

: 4.295/4.119 (104,3% KH)

- Thuốc uống


: 36.655/36.398 (100,7% KH)

- BCS

: 21.919/21.796 (100,6% KH) [11].

Năm 2016, Toàn tỉnh có 79.024/72.649 người áp dụng các BPTT lâm
sàng và phi lâm sàng, đạt 108,8% KH năm, tăng 7,9% so với cùng kỳ [12].
1.4 Đề án xã hội hoá cung cấp phương tiện tránh thai
Ngày 12 tháng 03 năm 2015, Bộ Y tê đã phê duyệt đề án “Xã hội hoá
cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kê hoạch hoá gia đình/SKSS tại
khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015-2020” [3].
1.4.1 Mục tiêu
1.4.1.1 Mục tiêu tổng quát
Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về phương tiện tránh thai,
hàng hóa và dịch vụ kê hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản có chất lượng
cho người dân nhằm đảm bảo sự công bằng xã hội, sự bền vững của chương
trình dân số - kê hoạch hóa gia đình; huy động và nâng cao hiệu quả của các
nguồn lực đầu tư từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
cho chương trình dân số - kê hoạch hóa gia đình phù hợp với xu hướng phát
triển của nền kinh tê thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.4.1.2 Mục tiêu cụ thê
- Có ít nhất 01 chủng loại phương tiện tránh thai mới được đưa vào Việt
Nam.
- Có ít nhất 01 chủng loại phương tiện tránh thai hoặc hàng hóa kê
hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản mới được sản xuất tại Việt Nam.
- 100% cấp tỉnh tại địa bàn Đề án có Trung tâm Tư vấn và cung ứng
dịch vụ cấp tỉnh thực hiện xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng
hóa và dịch vụ kê hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản.



14

- 100% cấp huyện tại địa bàn Đề án có cơ sở y tê thực hiện xã hội hóa
cung cấp dịch vụ kê hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản.
- 100% cấp xã tại địa bàn Đề án có cơ sở thực hiện xã hội hóa cung cấp
phương tiện tránh thai, hàng hóa kê hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản.
1.4.2 Đối tượng
- Đối tượng tác động: doanh nghiệp/tổ chức/tư nhân sản xuất, phân
phối cung ứng phương tiện tránh thai, hàng hóa kê hoạch hóa gia đình/sức
khỏe sinh sản; cơ sở y tê trong và ngoài công lập cung cấp dịch vụ kê hoạch
hóa gia đình/sức khỏe sinh sản.
- Đối tượng thụ hưởng: người làm việc, người sinh sống tại địa bàn của
đề án, ưu tiên các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, thanh niên, vị thành
niên.
1.4.3 Các nhiệm vụ và hoạt động chủ yêu
- Đa dạng hóa phương tiện tránh thai và hàng hóa kê hoạch hóa gia
đình/sức khỏe sinh sản theo phân khúc thị trường, chú trọng vào các phương
tiện tránh thai hiện đại có tác dụng lâu dài và hiệu quả.
+ Củng cố và phát triển mạng lưới cung ứng phương tiện tránh thai và
hàng hóa kê hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản trên cơ sở huy động sự
tham gia của các doanh nghiệp/tổ chức/tư nhân thuộc các thành phần kinh tê
theo phân khúc thị trường.
+ Nâng cao chất lượng và số lượng chủng loại phương tiện tránh thai
và hàng hóa kê hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản theo phân khúc thị
trường; Thử nghiệm, đưa ra thị trường chủng loại phương tiện tránh thai mới.
+ Tăng cường quản lý chất lượng phương tiện tránh thai và hàng hóa kê
hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản; thử nghiệm mô hình đăng ký hợp quy,
hợp chuẩn về phương tiện tránh thai và hàng hóa kê hoạch hóa gia đình/sức
khỏe sinh sản.



×