Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Nhận thức của kiểm toán viên về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.84 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN HẢI YẾN

NHẬN THỨC CỦA KIỂM TOÁN VIÊN VỀ CÁC NHÂN
TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH: TRƢỜNG HỢP CÁC CÔNG TY
KIỂM TOÁN TRÊN ĐỊA BÀN TP. ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng - Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN HẢI YẾN

NHẬN THỨC CỦA KIỂM TOÁN VIÊN VỀ CÁC NHÂN
TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH: TRƢỜNG HỢP CÁC CÔNG TY
KIỂM TOÁNTRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐƢỜNG NGUYỄN HƢNG

Đà Nẵng - Năm 2017





MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 3
3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 3
5. Phƣơng pháp và nguồn dữ liệu nghiên cứu .......................................... 4
6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài .................................................. 5
7. Kết cấu của luận văn ............................................................................. 5
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 7
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG KIỂM TOÁN
BCTC VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG KIỂM
TOÁN BCTC ................................................................................................. 16
1.1.KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN BCTC VÀ CHẤT LƢỢNG KIỂM
TOÁN BCTC .................................................................................................. 16
1.1.1. Kiểm toán BCTC và vai trò của kiểm toán BCTC ....................... 16
1.1.2.Chất lƣợng kiểm toán BCTC ......................................................... 18
1.1.3.Khung (khuôn mẫu) CLKT ............................................................ 20
1.2.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG KIỂM TOÁN
BCTC .............................................................................................................. 31
CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC CỦA KIỂM
TOÁN VIÊN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG
KIỂM TOÁN BCTC: TRƢỜNG HỢP CÁC CÔNG TY TRÊN ĐỊA BÀN
TP. ĐẴNG ...................................................................................................... 40
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN TRÊN ĐỊA BÀN TP.
ĐÀ NẴNG....................................................................................................... 40



2.2. XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG
KIỂM TOÁN BCTC ....................................................................................... 41
2.3. XÂY DỰNG BẢNG CÂU HỎI VÀ THU THẬP SỐ LIỆU NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 44
2.3.1.Xây dựng thang đo ......................................................................... 44
2.3.2.Thiết kế câu hỏi khảo sát ............................................................... 45
2.3.3.Chọn mẫu và lựa chọn đối tƣợng khảo sát..................................... 47
2.3.4.Phƣơng pháp khảo sát và thu hồi phiếu khảo sát ........................... 48
2.4.PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU .................................. 49
2.4.1.Xác định những nhân tố ảnh hƣởng đến Chất lƣợng kiểm toán
BCTC và đánh giá độ tin cậy .......................................................................... 50
2.4.2.Xếp hạng tầm quan trọng của từng nhân tố ảnh hƣởng đến chất
lƣợng kiểm toán BCTC và tầm quan trọng của các tiêu chí đo lƣờng nhân tố
tƣơng ứng ........................................................................................................ 51
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC CỦA KTV VỀ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG KIỂM TOÁN
BCTC: TRƢỜNG HỢP CÁC CÔNG TY TRÊN ĐỊA BÀN TP. ĐÀ
NẴNG ............................................................................................................. 56
3.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ ................................................................................ 56
3.2. XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG
KIỂM TOÁN BCTC ....................................................................................... 58
3.2.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................. 58
3.2.2. Đo lƣờng độ tin cậy Cronbach’s Alpha ........................................ 60
3.3. XẾP HẠNG TẦM QUAN TRỌNG CỦA TỪNG NHÂN TỐ ẢNH
HƢỞNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG KIỂM TOÁN BCTC ................................... 66
3.4. BÌNH LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................... 72


CHƢƠNG 4. HÀM Ý CHÍNH SÁCH RÚT RA TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN

CỨU NHẬN THỨC CỦA KTV VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
CHẤT LƢỢNG KIỂM TOÁN BCTC: TRƢỜNG HỢP CÁC CÔNG TY
TRÊN ĐỊA BÀN TP. ĐÀ NẴNG ................................................................. 77
4.1 SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG KIỂM TOÁN BCTC ... 77
4.2.CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG KIỂM TOÁN
BCTC .............................................................................................................. 77
4.2.1.Giải pháp nâng cao Chất lƣợng kiểm toán từ góc độ Công ty kiểm
toán .................................................................................................................. 78
4.2.2.Giải pháp nâng cao Chất lƣợng kiểm toán từ góc độ Kiểm toán
viên .................................................................................................................. 81
4.2.3.Giải pháp nhằm nâng cao Chất lƣợng kiểm toán từ góc độ Đặc
điểm khách hàng.............................................................................................. 84
4.2.4.Giải pháp nhằm nâng cao Chất lƣợng kiểm toán từ góc độ Môi
trƣờng kiểm toán ............................................................................................. 86
KẾT LUẬN .................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Kí hiệu

Diễn giải

BCTC

Báo cáo tài chính


CLKT

Chất lƣợng kiểm toán

DN

Doanh nghiệp

KTV

Kiểm toán viên

KSNB

Kiểm soát nội bộ

KSCL

Kiểm soát chất lƣợng

KTNB

Kiểm toán nội bộ

TTCK

Thị trƣờng chứng khoán


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

1.1.

Khung Chất lƣợng kiểm toán của FRC (2006)

21

1.2.

Các chỉ tiêu đánh giá CLKT liên quan đến quy trình

25

kiểm toán (PCAOB, 2013)
1.3.

Tóm tắt Khuôn khổ CLKT theo IAASB (2014)

30

1.4.

Các nhân tố ảnh hƣởng đến Chất lƣợng kiểm toán BCTC


31

2.1.

Danh sách một số công ty kiểm toán trên địa bàn TP. Đà

40

Nẵng
2.2.

Tổng hợp 21 biến quan sát nhân tố ảnh hƣởng đến chất

42

lƣợng kiểm toán BCTC
2.3.

Thang đo Likert 5 bậc

44

2.4.

Thang đo đánh giá mực độ so sánh Saaty

45

3.1.


Thông tin KTV và Công ty kiểm toán tham gia khảo sát

49

3.2.

Phân tích mô tả các biến quan sát

56

3.3.

Chỉ số KMO và Bartlett’s Test

58

3.4.

Ma trận xoay trong phân tích EFA

58

3.5.

Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha nhóm nhân tố 1

60

3.6.


Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha nhóm nhân tố 2

61

3.7.

Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha nhóm nhân tố 3

61

3.8.

Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha nhóm nhân tố 4

62

3.9.

Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha nhóm nhân tố 5

62

3.10.

Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha nhóm nhân tố 6

63

3.11.


Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha nhóm nhân tố 7

63


Số hiệu

Tên bảng

Trang

Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng kiểm

64

bảng
3.12.

toán BCTC (sau khảo sát, xử lý trên SPSS)
3.13.

Ma trận mờ tổng hợp FAHP

67

3.14.

Ma trận ra quyết định FTOPSIS


69

3.15.

Ma trận chuẩn hóa có trọng số FTOPSIS

70

3.16.

Xếp hạng tầm quan trọng các tiêu chí ảnh hƣởng đến

72

chất lƣợng kiểm toán BCTC
3.17.

Xếp hạng tầm quan trọng các nhân tố đến chất lƣợng
kiểm toán BCTC

73


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu

Tên hình

hình


Trang

1.1.

Khung Chất lƣợng kiểm toán (PCAOB, 2013)

24

1.2.

Khung Các nhóm nhấn tố tác động đến chất lƣợng kiểm

28

toán (IAASB, 2014)

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ
3.1.

Tên biểu đồ
Trọng số các nhân tố ảnh hƣởng chất lƣợng kiểm toán BCTC

Trang
68

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Số hiệu

sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

2.1.

Trình tự nghiên cứu của đề tài

55

2.2.

Kĩ thuật phân tích thứ bậc AHP

53


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kiểm toán BCTC là một hoạt động đặc biệt, một loại hoạt động dịch vụ
đảm bảo, nhằm giúp các đối tƣợng liên quan có thể tin cậy về tính trung thực,
đúng đắn, hợp pháp và đầy đủ của các thông tin trên BCTC. Trong hơn 2 thập
kỉ qua, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đã cố gắng định nghĩa CLKT,
xây dựng khung về CLKT cũng nhƣ tìm các nhân tố tác động đến CLKT.
CLKT là một khái niệm đa diện, khó quan sát và khó đo lƣờng, phụ thuộc rất
nhiều vào cảm nhận của ngƣời sử dụng hoặc ngƣời thực hiện dịch vụ kiểm

toán. Chính vì vậy, cho đến hiện nay, khái niệm và quan điểm về CLKT vẫn
chƣa đƣợc thống nhất và các nghiên cứu về chủ đề này vẫn tiếp tục đƣợc thực
hiện.
Năm 2001, vụ phá sản với con số thiệt hại khổng lồ lên tới 63,4 tỷ USD
của tập đoàn công nghiệp năng lƣợng Enron đã gây chấn động thị trƣờng
chứng khoán Mỹ. Liên quan đến vụ việc này là sự phá sản của hãng kiểm toán
hàng đầu thế giới Arthur Andersen sau khi hãng này bị phạt và kiện hàng triệu
USD và hoàn toàn mất uy tín trên thị trƣờng kiểm toán. Tiếp sau đó là hàng
loạt các bê bối tài chính khác trên thị trƣờng chứng khoán có liên quan đến
các công ty kiểm toán nhƣ vụ gian lận tài chính tại tập đoàn viễn thông
Worldcom vào năm 2005 (cũng do Arthur Anderson kiểm toán) hay vụ gian
lận tại Tập đoàn bán lẻ lớn thứ hai nƣớc Mỹ Kmart (do PWC kiểm toán). Gần
đây nhất, tại Nhật Bản, vụ khai khống tài chính lên tới 1,2 tỷ USD của tập
đoàn TOSHIBA cũng đã gây chấn động thế giới. Công ty kiểm toán tƣ vấn
Ernst & Young đã phải nộp phạt 17,4 triệu USD và bị cấm không đƣợc tham
gia ký kết hợp đồng trong vòng 3 tháng sau những cáo buộc thiếu thận trọng
khi không phát hiện ra sai sót trong quá trình kiểm toán tập đoàn này.


2

Còn tại Việt Nam, những vụ bê bối tài chính do vấn đề về CLKT cũng
không hề ít. Điển hình nhất là vụ bê bối kiểm toán tại Công ty Cổ phần Bông
Bạch Tuyết (BBT) do 2 công ty kiểm toán A&C và AISC thực hiện vào các
năm 2005 – 2007. Trong vụ việc này, các công ty kiểm toán đã bị cáo buộc
không cẩn trọng trong việc kiểm toán và không báo cáo các sai phạm trọng
yếu ngay cho Uỷ Ban Chứng Khoán. Đây là vụ việc khiến cho BBT trở thành
mã cổ phiếu đầu tiên bị hủy niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
Gần đây, vụ điều chỉnh hồi tố do xuất hiện khoản mục “Hàng tồn kho phát
hiện thiếu” lên tới 980 tỷ đã khiến cho BCTC quý 2/2016 của Công ty Cổ

phần tập đoàn kỹ nghệ Gỗ Trƣờng Thành (TTF) bất ngờ gánh một khoản lỗ
lên tới cả nghìn tỷ đồng và giáng một đòn choáng váng vào các cổ đông.
Trong vụ việc này, công ty kiểm toán DFK bị nghi ngờ là đã bắt tay với TTF
trong việc đƣa ra ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần trong các kì kiểm
toán trƣớc đó.
Những vụ việc nêu trên đã gióng lên một hồi chuông báo động về chất
lƣợng của hoạt động kiểm toán. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày
càng sâu rộng, Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO, là thành viên của Hiệp
định thƣơng mại tự do TPP, tham gia vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN nhƣ
hiện nay; cùng với sự bùng nổ của thị trƣờng chứng khoán; vấn đề về CLKT
BCTC ngày càng đƣợc coi trọng không chỉ nhằm giúp các cổ đông, nhà đầu
tƣ, các tổ chức tín dụng có thể tin cậy các thông tin trên BCTC mà còn hỗ trợ
các nhà quản lý DN trong nâng cao chất lƣợng hoạt động của mình. Thực
trạng này đòi hỏi cần có nhiều nghiên cứu về CLKT cũng nhƣ các nhân tố tác
động đến CLKT để phục vụ cho những ngƣời quan tâm.
Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề trên, tôi đã thực hiện nghiên cứu
đề tài “Nhận thức của kiểm toán viên về các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng kiểm toán Báo cáo tài chính: Trường hợp các công ty kiểm toán trên
địa bàn Thành phố Đà Nẵng” nhằm góp phần làm sáng tỏ vấn đề đang đƣợc


3

quan tâm về mặt lý luận cũng nhƣ đƣa ra các gợi ý về mặt chính sách nhằm
giúp Cơ quan quản lý Nhà nƣớc có thể đƣa ra đƣợc các giải pháp cấp thiết
trong thực tiễn hoạt động kiểm toán tại Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là xác định các nhân tố có thể ảnh
hƣởng đến chất lƣợng kiểm toán BCTC và xếp hạng tầm quan trọng của từng
nhân tố đến chất lƣợng kiểm toán BCTC, làm cơ sở để đề xuất các giải pháp

cần tập trung nhằm nâng cao CLKT. Theo đó, mục tiêu cụ thể của nghiên cứu
là:
- Xác định các nhân tố (gắn liền với các tiêu chí đo lƣờng nhân tố) có
thể ảnh hƣởng đến chất lƣợng kiểm toán BCTC theo đánh giá của KTV trên
địa bàn TP. Đà Nẵng và xếp hạng tầm quan trọng của các nhân tố đó.
- Từ kết quả nghiên cứu, rút ra những hàm ý về các nhân tố có thể ảnh
hƣởng đến CLKT BCTC.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt đƣợc các mục tiêu nghiên cứu trên, 3 câu hỏi nghiên cứu tƣơng
ứng đƣợc đƣa ra
- Câu hỏi 1: Những nhân tố nào có thể ảnh hƣởng đến chất lƣợng kiểm
toán BCTC theo đánh giá của KTV trên địa bàn TP. Đà Nẵng ?
- Câu hỏi 2: Tầm quan trọng của từng nhân tố đến chất lƣợng kiểm toán
BCTC theo đánh giá của KTV trên địa bàn TP. Đà Nẵng ?
- Câu hỏi 3: Giải pháp nào cần đƣợc đƣa ra và chú trọng nhằm nâng
cao chất lƣợng kiểm toán BCTC ?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố có thể ảnh hƣởng đến
chất lƣợng kiểm toán BCTC.
4.2. Phạm vi nghiên cứu


4

Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu các nhân
tố có thể ảnh hƣởng đến chất lƣợng kiểm toán BCTC theo đánh giá của KTV/
trợ lý KTV trên địa bàn TP. Đà Nẵng. Thời gian thực hiện khảo sát và phỏng
vấn KTV/ trợ lý KTV là từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2016.
5. Phƣơng pháp và nguồn dữ liệu nghiên cứu

Đề tài đƣợc thực hiện dựa trên phƣơng pháp hỗn hợp: kết hợp phƣơng
pháp nghiên cứu định tính và phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng.
+ Phƣơng pháp nghiên cứu định tính: Phân tích và tổng hợp thông tin
thứ cấp từ các nguồn dữ liệu có sẵn cả trong nƣớc lẫn quốc tế về đối tƣợng
nghiên cứu. Tác giả tiến hành thu thập, phân tích, so sánh và đánh giá một số
nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng kiểm toán BCTC để
hình thành khung lý thuyết cơ bản của luận văn. Qua đó, xác định các nhân tố
và các tiêu chí đo lƣờng nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng kiểm toán BCTC.
+ Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng: Dựa trên hệ thống nhân tố đã
đƣợc xác định về mặt lý thuyết, tác giả thiết kể Bảng câu hỏi để thực hiện
khảo sát nhận thức và đánh giá của KTV về các nhân tố ảnh hƣởng đến chất
lƣợng kiểm toán BCTC. Khi đã có dữ liệu khảo sát, tác giả xử lý bảng câu hỏi
thông qua phần mềm SPSS, áp dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố khám
phá EFA và nhất quán nội tại qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha; đồng thời
sử dụng phƣơng pháp phân tích thứ bậc FAHP và FTOPSIS để xếp hạng tầm
quan trọng của các nhân tố đến chất lƣợng kiểm toán BCTC.
Nguồn dữ liệu sử dụng bao gồm dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp
+ Nguồn dữ liệu sơ cấp: Nguồn dữ liệu sơ cấp do chính tác giả thu thập
đƣợc thông qua Bảng câu hỏi khảo sát KTV/ trợ lý KTV để nhận biết các
nhân tố và sau đó đánh giá tầm quan trọng của các nhân tố đến chất lƣợng
kiểm toán BCTC.
+ Nguồn dữ liệu thứ cấp: Các nguồn tham khảo từ các nghiên cứu trƣớc


5

đây hoặc qua thông tin báo chí, các thông tin của công ty kiểm toán đƣợc
công bố trên website…
6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài
Đề tài mang tính chất thời sự, có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn,

nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều đối tƣợng khác nhau. Theo đó:
Về mặt khoa học, lý luận: luận văn góp phần làm rõ các nhân tố có thể
ảnh hƣởng đến chất lƣợng kiểm toán BCTC cũng nhƣ đƣa ra một phƣơng
pháp để đánh giá, xếp hạng tầm quan trọng của các nhân tố đến chất lƣợng
kiểm toán BCTC. Từ đó tạo cơ sở để đƣa ra hàm ý về các nhân tố ảnh hƣởng
đến CLKT BCTC tại Việt Nam.
Về mặt thực tiễn: luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các công
ty kiểm toán ở Việt Nam nhằm vận dụng các nhân tố thích hợp để nâng cao
CLKT BCTC phục vụ cho khách hàng, cũng nhƣ giúp cho các nhà đầu tƣ
tham gia vào thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, các tổ chức tín dụng có thể
đánh giá chất lƣợng thông tin trên BCTC mà họ quan tâm. Bên cạnh đó, kết
quả nghiên cứu từ luận văn cũng có thể hỗ trợ cho các cơ quan quản lý Nhà
nƣớc đƣa ra những biện pháp, chính sách phù hợp nhất để nâng cao chất
lƣợng của hoạt động kiểm toán BCTC hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, luận văn còn đƣợc chia thành 4 chƣơng và đƣợc
trình bày theo thứ tự nội dung chính nhƣ sau:
Phần Mở đầu: Trình bày sự cấp thiết của nghiên cứu; mục tiêu; câu hỏi;
đối tƣợng, phạm vi, phƣơng pháp và ý nghĩa của luận văn; cũng nhƣ tổng
quan về các tài liệu của các nghiên cứu liên quan trƣớc đó
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về chất lƣợng kiểm toán BCTC và các nhân tố
ảnh hƣởng đến CLKT BCTC
Chƣơng 2: Thiết kế nghiên cứu Nhận thức của KTV về các nhân tố ảnh
hƣởng đến chất lƣợng kiểm toán BCTC: Trƣờng hợp các công ty kiểm toán


6

trên địa bàn TP. Đà Nẵng.
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu Nhận thức của KTV về các nhân tố ảnh

hƣởng đến chất lƣợng kiểm toán BCTC: Trƣờng hợp các công ty kiểm toán
trên địa bàn TP. Đà Nẵng.
Chƣơng 4: Hàm ý chính sách rút ra từ kế quả nghiên cứu Nhận thức
của KTV về các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng kiểm toán BCTC: Trƣờng
hợp các công ty kiểm toán trên địa bàn TP. Đà Nẵng.


7

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Tính đến nay, các nghiên cứu về CLKT là không nhiều, chủ yếu do các
nhà nghiên cứu nƣớc ngoài thực hiện.
Trong các nghiên cứu ở nƣớc ngoài, quan điểm CLKT đƣợc hiểu là khả
năng KTV phát hiện và báo cáo về những sai phạm trọng yếu trong việc trình
bày và công bố BCTC của khách hàng đƣợc kiểm toán (quan điểm của
DeAgelo, 1981) [47]. Khi đó, khi đánh giá về các nhân tố ảnh hƣởng đến
CLKT, kết quả chỉ ra rằng khả năng KTV phát hiện đƣợc sai phạm trọng yếu
phụ thuộc vào nhiều nhân tố, đặc biệt là năng lực nghề nghiệp của KTV; còn
khả năng báo cáo sai phạm phụ thuộc vào tính độc lập của KTV (Lam and
Chang, 1994) [42]. Nhiều cuộc nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng kiến thức
tích lũy thông qua làm việc với khách hàng, các kinh nghiệm chuyên môn có
liên quan đến sự đánh giá cao hơn về chất lƣợng của những ngƣời sử dụng
dịch vụ kiểm toán (Bonner, 1990) [19]. Những cuộc nghiên cứu khác cũng
cho rằng kiến thức và khả năng của KTV đóng một vai trò vô cùng quan trọng
trong việc khám phá ra các sai phạm trong quá trình kiểm toán (Owhoso et
al., 2002) [58], hoặc trong quá trình thực hiện thủ tục phân tích (Wright,
1997) [67] hoặc trong việc đánh giá rủi ro kiểm toán (Low, 2004) [51]. Một
cuộc nghiên cứu khác của O’Keefe et al (1994) [57] cũng chỉ ra có mối liên
hệ giữa khả năng và kiến thức của KTV với việc tuân thủ các Nguyên tắc
kiểm toán chung đƣợc chấp nhận (GAAPs)

Trong khi đó nghiên cứu của Chen và cộng sự (2009) [24] đã ghi nhận
một mối quan hệ tích cực giữa thái độ hoài nghi nghề nghiệp và CLKT. Cụ
thể, KTV thực hiện mức độ cao hơn của sự hoài nghi nghề nghiệp nếu nhận
thấy có nhiều khả năng mâu thuẫn với một khách hàng hoặc thực hiện các thủ
tục bổ sung khi có bất thƣờng (Shaub và Lawrence, 1996) [65], hoặc nhận
thấy có nhiều khả năng để phát hiện gian lận, ít tin tƣởng vào khách hàng, và


8

nhiều khả năng phải đầu tƣ mức độ cao đối với các nỗ lực trong quá trình
kiểm toán.
Một hƣớng nghiên cứu khác có liên quan đến việc tính cách của KTV
có ảnh hƣởng đến CLKT hay không cũng rất đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm. Kelly và Margheim (1990) [38], Raghunathan (1991) [60] đều cho rằng:
Nếu KTV có xu hƣớng bỏ sót các thủ tục kiểm toán thì chắc chắn CLKT sẽ bị
ảnh hƣởng theo chiều hƣớng tiêu cực. Các tác giả này nhận định hành vi làm
giảm CLKT đƣợc định nghĩa là hành động của KTV thực hiện trong cuộc
kiểm toán mà hậu quả của nó là làm giảm tính hiệu lực và tính thích hợp của
các bằng chứng kiểm toán thu thập đƣợc.
Các nghiên cứu đi sau nhƣ của Maletta và Roberts (1996) [52] về mối
quan hệ giữa sự tác động của hành vi làm giảm CLKT và áp lực thời gian đối
với nhiệm vụ đƣợc giao đã chỉ rõ sự cảm nhận áp lực của mỗi KTV về thủ tục
quản lý và soát xét CLKT của công ty mà họ đang làm việc có mối quan hệ tỷ
lệ nghịch với hành vi làm giảm CLKT. Đồng thời Wooten (2003) [66] cũng
cho rằng, việc kiểm soát của chủ phần hùn và chủ nhiệm kiểm toán, kinh
nghiệm của từng KTV về ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách
hàng, tính chuyên nghiệp của KTV, sự kiên trì và thái độ hoài nghi nghề
nghiệp có ảnh hƣởng đến CLKT.
Quan điểm của thập kỷ trƣớc cho rằng, quy mô công ty kiểm toán quyết

định CLKT. Với quan điểm đó, công ty kiểm toán lớn thƣờng cung cấp dịch
vụ kiểm toán có chất lƣợng tốt hơn các công ty kiểm toán nhỏ (Lennox, 1999;
Krishnan và Shayor, 2000) [43], [39]; các công ty kiểm toán danh tiếng hơn
sẽ cung cấp CLKT tốt hơn (DeAgelo, 1981) [48]. Nghiên cứu của tác giả
Chia – Chi Lee (2008) [25] cũng chỉ ra rằng quy mô công ty kiểm toán có ảnh
hƣởng cực kì quan trọng tới việc thực hiện công việc kiểm toán, đặc biệt là
trong mối quan hệ so sánh giữa các hãng kiểm toán quốc tế, hãng kiểm toán


9

quy mô lớn và hãng kiểm toán có quy mô vừa; tuy nhiên ảnh hƣởng này là
không đáng kể khi so sánh giữa các hãng kiểm toán có quy mô vừa và hãng
có quy mô nhỏ. CLKT còn phụ thuộc vào việc cung cấp các dịch vụ phi kiểm
toán (nhƣ dịch vụ tƣ vấn) sẽ làm giảm tính độc lập và do đó làm giảm CLKT
(Chen, 2005) [23].
Quan điểm CLKT phụ thuộc vào phí kiểm toán cũng đã đƣợc đƣa ra.
Nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này đƣợc thực hiện bởi De Angelo (1981) [47]
khi tác giả này giới thiệu mô hình Chi phí và Phí kiểm toán. Mô hình này giúp
nhận ra mối quan hệ giữa chi phí cuộc kiểm toán và quan hệ với khách hàng.
Đặc biệt, các hãng kiểm toán có xu hƣớng đƣa ra phí kiểm toán trong năm
đầu tiên thực hiện hợp đồng thấp hơn so với chi phí thực tế mà công ty kiểm
toán bỏ ra nhằm đạt đƣợc mức lợi nhuận cao hơn trong tƣơng lai từ việc duy
trì hợp đồng khách hàng. Điều này cũng tạo ra một mối liên hệ về kinh tế với
khách hàng, vì thế làm giảm tính độc lập của KTV và giảm CLKT. Các
nghiên cứu khác cũng cho rằng phí kiểm toán cao sẽ tạo thêm giá trị để KTV
phát hiện ra các lỗi quản lý hoặc các sai phạm bất thƣờng trong BCTC
(Defond và Jambalvo, 1993) [26]. Các công ty kiểm toán có nhiều khách hàng
hơn sẽ thúc đẩy họ giữ gìn danh tiếng hơn và do đó CLKT cao hơn (Fransic
và Wilson, 1988; Becker, 1998) [31], [20]. Một số nghiên cứu khác cũng cho

thấy thị trƣờng chứng khoán đã phản ứng tích cực hơn đối với DN chuyển đổi
chủ thể kiểm toán từ công ty kiểm toán nhỏ sang công ty kiểm toán lớn hơn
(Eisenberg và Macey, 2003; Tilis, 2005) [28], [66].
Bên cạnh đó, mối liên hệ giữa CLKT và sự tồn tại của kiểm toán nội bộ
trong công ty khách hàng cũng đã đƣợc tìm thấy. Theo đó, năm 1999, Abbott
và Parker đã thực hiện cuộc nghiên cứu đối với các kế toán và nhận thấy rằng
nếu có công ty khách hàng có một ủy ban kiểm toán độc lập và hữu hiệu thì
CLKT sẽ gia tăng [17].


10

Nhiệm kỳ của KTV đối với khách hàng cũng là một nhân tố đƣợc xem
xét trong các nghiên cứu trƣớc đây liên quan tới CLKT. Nhiều cuộc nghiên
cứu đã cho thấy rằng nếu nhiệm kỳ của KTV càng ngắn thì KTV càng có ít
hiểu biết về khách hàng (Odia J.O, 2015) [55]. Điều này dẫn đến một cuộc
kiểm toán với chất lƣợng không cao. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa
với việc nhiệm kỳ kiểm toán càng dài thì CLKT càng đƣợc đảm bảo. Ngƣợc
lại, rất nhiều cuộc nghiên cứu đƣợc tiến hàng bởi Adenuyi và Mieseigha
(2013) [18]; Lin (2008) [45], … đã cho thấy nhiệm kỳ kiểm toán dài sẽ làm
giảm CLKT do tính độc lập của KTV giảm.
Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, CLKT là không đồng nhất
giữa các công ty kiểm toán có quy mô lớn (Libby, 2006) [50] và việc đảm bảo
CLKT không chỉ phụ thuộc vào các nhân tố của các công ty kiểm toán mà
quan trọng hơn là phụ thuộc vào chính các KTV - những ngƣời trực tiếp thực
hiện cuộc kiểm toán tại công ty khách hàng.
Cấu trúc sở hữu vốn của khách thể kiểm toán cũng đƣợc xem là một
nhân tố ảnh hƣởng đến CLKT. Dong và Zang (2008) [27] đã chỉ ra rằng cấu
trúc sở hữu là một trong những đặc điểm quan trọng của DN đƣợc kiểm toán,
sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến Ban điều hành và vì vậy sẽ tác động đến CLKT.

Theo kết quả nghiên cứu của Zureigat (2011) [68] tại Jordan, những DN mà
quyền sở hữu phân tán về những nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, hoặc thuộc về các
quỹ đầu tƣ, các công ty bảo hiểm thì có tác động tích cực đến CLKT. Ngƣợc
lại, những DN mà quyền sở hữu tập trung phần lớn vào một hoặc một nhóm
cổ đông, thì có tác động tiêu cực đến CLKT do nhóm cổ đông lớn này có thể
ảnh hƣởng đến công tác quản lý, đặc biệt là khi trở thành thành viên Ban điều
hành.
Bên cạnh đó, các cuộc nghiên cứu không chỉ tập trung vào một nhân tố
nhất định ảnh hƣởng đến CLKT, mà các tác giả gần đây đã đề cập đến hàng


11

loạt các nhân tố có thể ảnh hƣởng đến CLKT. Chẳng hạn một nghiên cứu về
các nhân tố ảnh hƣởng đến CLKT của Kym Boon (2007) [41], cùng một
nghiên cứu mở rộng của Kym Boon và các cộng sự (2008) [40] đã xác định
14 nhân tố thuộc về KTV và công ty kiểm toán nhƣ kinh nghiệm, khả năng
chuyên sâu, ý thức, cam kết chất lƣợng của công ty kiểm toán, quy mô công
ty..., đồng thời đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố này tới CLKT và
đƣa ra kết luận quan trọng, đó là nếu các nhân tố ảnh hƣởng đến CLKT đƣợc
đảm bảo thì cũng đảm bảo sự hài lòng của ngƣời sử dụng đối với CLKT.
Nghiên cứu của Lin Ling và Tepalagul Nopmanee Kong (2010) [44] đã
chỉ ra rằng các nhân tố ảnh hƣởng đến CLKT tập trung vào một số nhân tố
liên quan đến tính độc lập của KTV, chẳng hạn nhƣ: tầm quan trọng của
khách hàng, các dịch vụ ngoài kiểm toán, nhiệm kỳ KTV, mối quan hệ giữa
khách hàng và đội ngũ KTV. Trong khi đó, Robert Knechel (2012) [62] lại
cho rằng: nhiệm kỳ KTV, nhận thức của thị trƣờng về CLKT, phí cho các
dịch vụ ngoài kiểm toán, áp lực công việc cũng nhƣ kiến thức chuyên môn…
là những nhân tố ảnh hƣởng đến CLKT.
Trong khi đó, Hội đồng BCTC Anh Quốc (UK Financial Reporting

Council – FRC) vào năm 2008 đã đƣa ra các nhân tố ảnh hƣởng đến CLKT
nhƣ là: văn hóa của hãng kiểm toán, sự hiệu quả của quá trình kiểm toán, kĩ
năng và chất lƣợng của nguồn nhân lực, các nhân tố kiểm soát bên ngoài đối
với KTV [29]. Với mỗi nhân tố ảnh hƣởng, FRC lại có những phân tích sâu
hơn và cung cấp những tiêu chí để đánh giá. Chẳng hạn nhƣ nhân tố liên quan
đến văn hóa của hãng kiểm toán thì đƣợc đo lƣờng bởi một vài tiêu chí nhƣ:
việc tạo ra một môi trƣờng để đạt đƣợc một giá trị cao hơn về chất lƣợng,
chính sách trả thƣởng và đảm bảo cho nhân viên có đủ thời gian và nguồn lực
để giải quyết các vấn đề khó khăn. Trong khi đó, nhân tố liên quan đến sự
hiệu quả của quá trình kiểm toán đƣợc phân tích dựa trên các tiêu chí nhƣ


12

thiết kế phƣơng pháp luận kiểm toán, công cụ kiểm toán, tuân theo các chuẩn
mực về đạo đức và chuẩn mực kiểm toán, các hỗ trợ về mặt kĩ thuật…
Tóm lại, trong các nghiên cứu về CLKT trên thế giới, các nhân tố ảnh
hƣởng đến CLKT đã đƣợc bàn luận và đánh giá từ nhiều đối tƣợng khác nhau,
nhƣ từ chính KTV (chủ thể kiểm toán), công ty khách hàng đƣợc kiểm toán
(khách thể kiểm toán) và những ngƣời sử dụng kết quả kiểm toán (các bên
quan tâm).
Tại Việt Nam, nghiên cứu về CLKT BCTC cũng đã đƣợc bàn luận
nhiều. Trƣớc đây, nhân tố ảnh hƣớng đến CLKT BCTC không phải là mục
tiêu và đối tƣợng nghiên cứu chính, mà chỉ là một phần hoặc đƣợc dùng để
phân tích, bình luận liên quan. Chẳng hạn nhƣ trong đề tài luận án Tiến sĩ của
Trần Khánh Lâm (2011) “Xây dựng cơ chế kiểm soát chất lƣợng cho hoạt
động kiểm toán độc lập tại Việt Nam”, tác giả đã đề cập: “Các hãng kiểm toán
độc lập ở Việt Nam, với quy mô lớn hơn, nguồn lực tài chính dồi dào hơn, với
sự luân chuyển KTV thƣờng xuyên thì luôn đạt CLKT cao hơn; còn việc giảm
chi phí cho cuộc kiểm toán chắc chắn sẽ ảnh hƣởng đến CLKT. Phần lớn các

công ty kiểm toán có quy mô nhỏ, do thiếu nguồn lực nên không thể duy trì
hoặc thi hành các thủ tục kiểm soát chất lƣợng một cách hiệu quả, vì thế
việc kiểm soát chất lƣợng bên trong công ty kiểm toán sẽ không đƣợc chú
tâm đầy đủ” [9].
Tuy nhiên gần đây, cũng đã có một vài tác giả đã chọn các nhân tố
ảnh hƣởng đến CLKT là mục tiêu xem xét chính trong các nghiên cứu của
họ. Cụ thể:
Tác giả Mạn Đình (2010) [4] và Trần Thị Giang Tân (2009) [12] cho
rằng Kiếm soát chất lƣợng từ bên ngoài sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng kiểm
toán BCTC. Còn Vũ Minh Hải (2007) [6] lại đánh giá rằng kiểm soát chất
lƣợng kiểm toán từ bên trong đóng một vai trò quan trọng đến chất lƣợng của


13

kiểm toán BCTC và cung cấp đƣợc nhiều thông tin tài chính cho ngƣời sử
dụng. Bên cạnh đó, nhiều cuộc nghiên cứu của các tác giả Việt Nam chỉ ra
rằng có mối liên hệ mật thiết giữa CLKT với chiến lƣợc phát triển ngành do
Cơ quan Nhà nƣớc và Hiệp hội nghề nghiệp đƣa ra, cũng nhƣ với sự cạnh
tranh giữa các hãng kiểm toán. Điều này đƣợc chứng minh thông qua cuộc
nghiên cứu của các tác giả Trần Thị Kim Anh (2008) [1].
Năm 2013, tác giả Bùi Thị Thủy của Việt Nam cũng đã nghiên cứu
“Nhân tố ảnh hƣởng đến CLKT BCTC các DN niêm yết trên thị trƣờng chứng
khoán Việt Nam” [14]. Kết quả là 14 nhân tố ảnh hƣởng đến CLKT đã đƣợc
tìm ra và phân thành 3 nhóm lớn:
+ Nhóm nhân tố thuộc về nhóm kiểm toán/ KTV, bao gồm 8 nhân tố:
Tính độc lập; Trình độ chuyên môn nghề nghiệp; Khả năng chuyên sâu, Kinh
nghiệm đối với khách hàng; Thái độ nghề nghiệp, Tính chuyên nghiệp; Ý
thức tuân thủ chuẩn mực, đạo đức nghề nghiệp; và Áp lực mùa vụ kiểm toán
+ Nhóm nhân tố thuộc về công ty kiểm toán, gồm 5 nhân tố: Quy mô

công ty; Danh tiếng công ty; Điều kiện làm việc; Phí/thời gian kiểm toán; Hệ
thống KSCL.
+ Nhóm nhân tố bên ngoài, bao gồm 3 nhân tố: Hành lang pháp lý cho
hoạt động kiểm toán; Khách thể kiểm toán, Nhân tố bên ngoài khác
Bên cạnh đó, vào năm 2015, tác giả Phan Văn Dũng của Việt Nam
trong luận án tiến sĩ “Các nhân tố tác động đến CLKT của các DN kiểm toán
Việt Nam theo định hƣớng tăng cƣờng năng lực cạnh tranh trong điều kiện
hội nhập quốc tế” cũng đã phát hiện ra 13 nhân tố ảnh hƣởng đến CLKT,
trong đó có 9 nhân tố kế thừa từ các cuộc nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
trƣớc đó (bao gồm: (i) - Quy mô, mức độ chuyên ngành của DN kiểm toán;
(ii) - Phƣơng pháp luận kiểm toán; (iii) - Nhận thức của KTV và Ban giám
đốc DN kiểm toán; (iv) - Mức độ chuyên sâu trong lĩnh vực kiểm toán; (v) Tính độc lập; (vi) - Nhiệm kỳ kiểm toán; (vii) - Giá phí kiểm toán; (viii) - Tác


14

động của hệ thống pháp lý và (ix) - Chất lƣợng đào tạo nhân lực kiểm toán)
và 4 nhân tố phát hiện mới((i) - Chiến lƣợc kinh doanh, (ii) - Chi phí kiểm
toán, (iii) - KSCL từ bên trong và (iv) - KSCL từ bên ngoài) [3].
Cũng trong năm 2015, tác giả Đỗ Hữu Hải đến từ Học viên Công nghệ
Thông tin – Việt Nam cũng đã nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hƣởng đến
CLKT BCTC trong các DN Việt Nam” và đƣa ra 6 nhóm nhân tố chính bao
gồm: (i) – Môi trƣờng pháp lý; (ii) – Nhân tố thuộc về khách hàng; (iii) Tính
độc lập của nhóm kiểm toán; (iv) - Năng lực của KTV; (v) - Hệ thống KSCL
của hang kiểm toán; (vi) – Nhân tố khác [5].
Tổng kết lại các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, tác giả nhận thấy rằng
trong nhiều thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu đã nỗ lực tìm kiếm một định
nghĩa chung về chất lƣợng kiểm toán theo các hƣớng tiếp cận khác nhau,
trong đó có 2 quan điểm nổi bật về CLKT:
Quan điểm thứ nhất cho rằng CLKT là khả năng phát hiện và báo cáo

sai phạm của KTV (DeAngelo, 1981) [47].
Quan điểm thứ hai cho rằng CLKT là sự thỏa mãn đối tƣợng sử dụng
dịch vụ kiểm toán. (ISA 220)
Bên cạnh việc nghiên cứu CLKT theo chủ thể tác động, gần đây xu
hƣớng của một số tác giả cũng đã chuyển sang nghiên cứu CLKT theo quá
trình, điển hình nhƣ Francis (2011) [70], Defond và Zhang (2014) [71]; hoặc
nghiên cứu CLKT theo khuôn khổ đặc điểm của từng quốc gia (Duff,
2004)[69].
Tại Việt Nam, dựa trên nền tảng của các nghiên cứu quốc tế, các tác giả
trong nƣớc cũng đã đƣa ra thêm một số nhân tố phù hợp với thực tế tại Việt
Nam nhƣ sự can thiệp của Nhà nƣớc vào hoạt động kiểm toán, Chất lƣợng
đào tạo nhân lực kiểm toán…
Tuy nhiên, tác giả nhận thấy rằng, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc,


15

các nghiên cứu tại Việt Nam cần đƣợc tiếp tục bàn luận hoặc mở rộng, có thể
kể đến vấn đề sau:
Các nghiên cứu tại Việt Nam mới chỉ khám phá ra các nhân tố ảnh
hƣởng đến CLKT, đƣa ra một số nhân tố mới phù hợp với thực tế môi trƣờng
kiểm toán trong nƣớc nhƣng vẫn chƣa có một cách tiếp cận khoa học trong
việc đánh giá, xếp hạng tầm quan trọng của từng nhân tố. Chính vì vậy, trong
nghiên cứu này, bên cạnh việc thực hiện phân tích khám phá các nhân tố ảnh
hƣởng đến CLKT theo đánh giá của KTV, tác giả sẽ đƣa ra một phƣơng pháp
khoa học để xếp hạng tầm quan trọng của các nhân tố đã đƣợc khám phá.
Phƣơng pháp mới này đã đƣợc chấp nhận và ứng dụng rộng rãi trong nhiều
lĩnh vực kinh tế khác nhau, tuy nhiên ở lĩnh vực kiểm toán thì vẫn chƣa hề
đƣợc sử dụng trong bất cứ nghiên cứu, đề tài nào tại Việt Nam. Tác giả cũng
hi vọng rằng cách tiếp cận này sẽ mở ra những hƣớng nghiên cứu mới cho

các đề tài thuộc lĩnh vực kế toán – kiểm toán trong tƣơng lai.


×