Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Thuyết trình tố tụng hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.18 KB, 6 trang )

CÂU HỎI TÌNH HUỐNG
A có hành vi đánh B là quân nhân đóng tại địa phương gây tỉ lệ tổn thương
cơ thể là 47%. Sau khi điều tra, xác minh, Cơ quan điều tra công an huyện K, tỉnh
H nới A cư trú đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can đối với A về
tội cố ý gây thương tích theo khoản 3 Điều 134 Bộ luật hình sự (hình phạt cao nhất
đến 10 năm tù).
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1.Vấn đề 1:Theo anh (chị),quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can
của cơ quan điều tra huyện K đúng hay sai?
Trong trường hợp trên, A có hành vi đánh B là quân nhân đóng tại địa
phương gây tỉ lệ tổn thương cơ thể là 47% được quy định tại khoản 3 Điều 134 Bộ
luật hình sự năm 2015 với mức hình phạt cao nhất đến 10 năm tù. Căn cứ vào điểm
c khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình sự năm 2015 thì hành vi của A là tội rất nghiêm
trọng.
Trong trường hợp trên, B là quân nhân đóng tại địa phương bị xâm phạm đến
sức khỏe nên Tòa án quân sự khu vực sẽ có thẩm quyền xét xử sơ thẩm. Do đó căn
cứ vào khoản 1 Điều 268 và điểm b khoản 1 Điều 272 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm
2015 thì Cơ quan điều tra quân sự khu vực sẽ có thẩm quyền điều tra vụ án này.
Mặt khác căn cứ vào khoản 2 Điều 153 và khoản 1 Điều 179 Bộ luật Tố tụng Hình
sự năm 2015 thì trong trường hợp trên Cơ quan điều tra quân sự khu vực sẽ có
thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can đối với A.
Như vậy, trong tình huống đề bài đã nêu việc Cơ quan điều tra công an
huyện K, tỉnh H nơi A cư trú đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị
can đối với A là không đúng với quy định của pháp luật. Mà trong trường hợp,
thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can đối với A thuộc về Cơ quan
điều tra quân sự khu vực.
2.Vấn đề 2: Khi kiểm sát điều tra, viện kiểm sát thấy việc điều tra không đúng
thẩm quyền nên đã yêu cầu cơ quan điều tra công an huyện K ra quyết định


chuyển vụ án cho cơ quan điều tra trong quân đội. Hãy nhận xét việc yêu cầu đó


của VKS?
Trả lời : Yêu cầu này của VKS là không đúng với quy định của pháp luật.
Như đã trình bày ở câu 1, Cơ quan điều tra quân sự khu vực sẽ có thẩm
quyền điều tra vụ án này. Do đó, trong trường hợp này, cơ quan điều tra của công
an nhân dân huyện K thực hiện điều tra vụ án này là không đúng thẩm quyền cần
phải chuyển vụ án điều tra sang cho cơ quan điều tra quân sự khu vực căn cứ theo
khoản 1 Điều 169. Theo quy đinh này thì Viện kiểm sát phải ra quyết định chuyển
vụ án để điều tra. Nhưng việc quyết định chuyển vụ án để diều tra đó phải dựa trên
đề nghị chuyển vụ án của cơ quan điều tra khi Cơ quan điều tra cùng cấp xét thấy
vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra. Như vậy việc ra quyết định chuyển vụ án
để điều tra phải do Viện kiểm sát đưa ra chứ không phải là cơ quan điều tra công an
huyện K ra quyết định chuyển vụ án đó cho cơ quan điều tra trong quân đội.
3. Vấn đề 3: Trong quá trình điều tra vụ án, cơ quan điều tra quân đội phát hiện
trước đó A và bạn là C còn lừa đảo chiếm đoạt của người khác 250 triệu đồng(vụ
án này thẩm quyền điều tra của Cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện K). Cơ
quan điều tra quân đội giải quyết như thế nào.
Trong trường hợp trên, cơ quan điều tra quân đội phát hiện trước đó A và bạn
là C còn lừa đảo chiếm đoạt của người khác 250 triệu đồng mà vụ án này thẩm
quyền điều tra của Cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện K do đó căn cứ vào
điểm a khoản 1 Điều 169 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 cơ quan điều cần phải
chuyển vụ án điều tra sang cho cơ quan điều tra công an huyện K để giải quyết vụ
án.
4.Vấn đề 4: Trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát thấy rằng hồ sơ điều tra của
cơ quan điều tra còn thiếu chứng cứ giúp xác định nhân thân của bị can, VKS
phải giải quyết thế nào?
Theo tình huống trên, căn cứ vào Điều 85 BLTTHS 2015 thì chứng cứ giúp
xác định nhân thân của bị can là một trong những chứng cứ không thể thiếu để đảm


bảo giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Mặt khác căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều

245 BLTTHS 2015 thì Viện kiểm sát chỉ được trả hồ sơ vụ án để yêu cầu điều tra
bổ sung khi thỏa mãn cả hai điều kiện: một là thiếu những chứng cứ như nêu trên
và hai là Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được.
Do đó, trong trường hợp trên nếu sát viên thấy những chứng cứ về nhân thân
của bị can mà tự mình có thể bổ sung được thì Kiểm sát viên sẽ phối hợp với Điều
tra viên để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ vụ án. Trường hợp Kiểm sát viên không thể
bổ sung được chứng cứ này, Kiểm sát viên sẽ báo cáo với lãnh đạo Viện kiểm sát
để xem xét, quyết định. Sau đó, Viện kiểm sát sẽ ra quyết định trả hồ sơ vụ án để
điều tra bổ sung.
5.Vấn đề 5: Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, A bỏ trốn mà không biết rõ A ở
đâu, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa sẽ giải quyết như thế nào?
Tại sao?
Căn cứ điểm b Khoản 1 Điều 281 và Điều 231 Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2015 thì trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, A bỏ trốn mà không biết rõ A ở đâu, Thẩm
phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định
truy nã bị can, bị cáo. Nếu bắt được bị can theo quyết định truy nã thì Cơ quan điều
tra ra quyết định đình nã. Quyết định đình nã được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp
thông báo công khai. Nếu hết thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 277 Bộ
luật Tố tụng hình sự mà việc truy nã bị can vẫn chưa có kết quả, thì Tòa án ra quyết
định tạm đình chỉ vụ án.
6. Vấn đề 6: Tại phiên tòa sơ thẩm, A yêu cầu thay đổi thẩm phán chủ tọa phiên
tòa, vì cho rằng thẩm phán có mối quan hệ thân thích với kiểm sát viên thực
hành quyền công tố tại phiên tòa, hội đồng xét xử giải quyết thế nào? Tại sao?
Trong trường hợp trên, căn cứ vào khoản 1 Điều 53 và khoản 3 Điều 49 Bộ
luật Tố tụng Hình sự năm 2015 việc A yêu cầu thay đổi thẩm phán chủ tọa phiên
tòa, vì cho rằng thẩm phán có mối quan hệ thân thích với kiểm sát viên thực hành


quyền công tố tại phiên tòa là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. Cũng
được coi là có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm

nhiệm vụ nếu trong cùng một phiên tòa xét xử vụ án hình sự, Kiểm sát viên, thẩm
phán, Hội thẩm và Thư ký Tòa án là người thân thích với nhau. Trong trường hợp
này, thẩm phán chủ tọa phiên tòa sẽ bị thay đổi. Mặt khác căn cứ vào khoản 2 Điều
53 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 thì trong trường hợp trên Hội đồng xét xử
phải ra quyết định hoãn phiên tòa.
7. Vấn đề 7: Tòa án cấp sơ thẩm đã xử phạt A 6 năm tù; buộc bị cáo phải bồi
thường cho B số tiền là 2.000.000 đồng ( hai triệu đồng). Anh B có kháng cáo
yêu cầu tăng nặng hình phạt, tăng mức bồi thường tương đối với A. Tòa án cấp
phúc thẩm giải quyết thế nào nếu chỉ có căn cứ giảm nhẹ hình phạt với A.
Trong trường hợp trên mặc dù B kháng cáo yêu cầu sửa bản án theo hướng
yêu cầu tăng nặng hình phạt, tăng mức bồi thường tương đối với A. Nhưng Tòa án
cấp phúc thẩm chỉ có căn cứ giảm nhẹ hình phạt với A. Căn cứ vào khoản 2 Điều
357 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 thì Tòa án cấp phúc thẩm vẫn có thể sửa bản án
theo hướng có lợi cho bị cáo. Vậy trong trường hợp trên tòa án cấp phúc thẩm sẽ có
thẩm quyền sửa bản án theo hướng giảm nhẹ hình phạt với A.
8. Vấn đề 8: Giả sử tại phiên tòa sơ thẩm , HĐXX xác định hành vi của A phạm
vào khoản 4 điều 134 BLHS (có mức hình phạt tù đến 14 năm) thì giải quyết thế
nào?
Trong trường hợp trên, khi Viện kiểm sát huyện X ra quyết định truy tố A về
tội cố ý gây thương tích theo khoản 3 Điều 134 nhưng Tòa án thấy có căn cứ xác
định A phạm tội cố ý gây thương tích theo khoản 4 Điều 134. Trong trường hợp
này, tội phạm mà Viện kiểm sát quyết định truy tố A là tội có mức hình phạt cao
nhất của khung hình phạt là 10 năm tù – là tội rất nghiêm trọng theo khoản 1 Điều
9 BLHS, còn tội phạm mà Tòa án xác định là tội phạm theo khoản 4 Điều 134 lại là
tội có mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt là 14 năm tù cũng là tội rất


nghiêm trọng. Như vậy, căn cứ vào 2 Điều 298 BLTTHS năm 2015 Tòa án có thể
xét xử A với tội cố ý gây thương tích theo khoản 4 Điều 134 BLHS, khác với quyết
định truy tố của Viện kiểm sát huyện X.

9. Vấn đề 9: Giả sử sau phiên tòa sơ thẩm, A kháng cáo xin giảm hình phạt, nếu
xét thấy cần tăng nặng hình phạt với A, HĐXX có được sửa bản án sơ thẩm theo
hướng tăng nặng hình phạt với A không?
Trường hợp 1: không có kháng nghị của Viện kiểm sát:
Trong trường hợp này, căn cứ vào các quy định tại Điều 357 Bộ luật tố tụng
hình sự năm 2015 thì nếu xét thấy cần tăng nặng hình phạt với A, thì Hội đồng xét
xử không được sửa bản án theo hướng tăng nặng hình phạt với A. Tuy nhiên thấy
cần tăng nặng hình phạt đối với A, Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể kiến nghị
người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm để kháng nghị theo
thủ tục giám đốc thẩm về việc cần tăng nặng hình phạt đối với A.
Trường hợp 2: Có kháng nghị của Viện kiểm sát
Thứ nhất: Viện kiểm sát có kháng nghị giảm nhẹ hình phạt cho A. Trong
trường hợp này, căn cứ vào các quy định tại Điều 357 Bộ luật tố tụng hình sự năm
2015 thì nếu xét thấy cần tăng nặng hình phạt với A, thì Hội đồng xét xử không
được sửa bản án theo hướng tăng nặng hình phạt với A. Tuy nhiên thấy cần tăng
nặng hình phạt đối với A, Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể kiến nghị người có
thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm để kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thẩm về việc cần tăng nặng hình phạt đối với A.
Thứ hai: Viện kiểm sát có kháng nghị theo hướng tăng nặng hình phạt A.
Trong trường hợp này căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 357 Bộ luật Tố tụng Hình
sự năm 2015 thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hoàn toàn có quyền sửa bản án theo
hướng tăng nặng hình phạt với A.


10. Vấn đề 10: Khi bản án phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật, có căn cứ kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Ai có thẩm quyền kháng nghị, thời hạn kháng
nghị như thế nào?
10.1. Thẩm quyền kháng nghị
Như đã trình bày ở câu 1, Tòa án quân sự khu vực có thẩm quyền xét xử sơ
thẩm. Do đó trong trường trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 344 Bộ luật Tố tụng Hình

sự năm 2015 Tòa án quân sự cấp quân khu sẽ có thẩm quyền xét xử phúc thẩm .
Như vậy, trong tình huống trên căn cứ vào khoản 2 Điều 373 Bộ luật Tố tụng
Hình sự năm 2015 thì Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm
sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án đã
có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu.
10.2.Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
Căn cứ vào Điều 379 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, trong trường hợp
trên thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được tính như sau:
Trường hợp 1: Việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho A chỉ được tiến
hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
Trường hợp 2: Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho A có thể được tiến
hành bất cứ lúc nào, cả trong trường hợp A đã chết mà cần minh oan cho họ.
Trường hợp 3. Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương
sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự tức là trong thời
hạn 3 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Và trong một số trường hợp đặc
thời hạn kháng nghị có thể kéo dài thêm 2 năm.



×