Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

CUỘC CHIẾN của mẹ và BỆNH BIẾNG ăn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.66 KB, 10 trang )

CUỘC CHIẾN CỦA MẸ VÀ BỆNH BIẾNG ĂN!
Câu chuyện dưới đây là nhật ký của một bà mẹ có con 8 tháng tuổi biếng ăn và hay trớ. Mẹ ấy đã rất
khổ sở khi con không ăn chịu ăn và mẹ đã cầu cứu bác sĩ. Lời khuyên của bác sĩ khiến mẹ phải băn
khoăn vì con mẹ vốn ăn uống đã ít. Nay còn ít hơn. Mẹ ấy đã trải qua một cuộc đấu tranh tư tưởng có
nên nghe theo bác sĩ nữa hay không? Cuối cùng, sau chặng đường kiên trì, chiến thắng bản thân, mẹ
đã khiến con ăn ngon lành. Mẹ con nhà Tôm đã tìm thấy không chỉ là niềm vui trong bữa cơm gia đình
mà đó còn là sư lột xác trong cách dạy con!
Câu chuyện là những kinh nghiệm cho tất cả những mẹ có con biếng ăn, các mẹ cố lên nhé!
---------------------------------------Phần 1. Nỗi sợ hãi của mẹ và căn bệnh biếng ăn của con!
Cả tuần này Bảo Nam ăn uống chán quá đi mất. Mẹ chẳng biết phải làm sao với con bây giờ? Mẹ thấy
bế tắc và căng thẳng, mệt mỏi. Việc tập ăn dặm của con đã rất là khó khăn rồi, giờ đây tự dưng con lại
thêm hay cái tật hay trớ nữa. Mẹ buồn quá!
Cả ngày gần như bữa nào ăn con cũng đều trớ ra hết cả, nếu không trớ trong lúc đang ăn, thì trớ lúc
vừa ăn xong. Không trớ lúc vừa ăn xong, thì con nằm chơi sau 30' là sẽ trớ cho bằng hết. Từ hôm thứ 7
cho đến giờ, mẹ thấy rất sợ khi nghĩ đến giờ phải cho con ăn: Cho con ăn mẹ luôn sợ rằng con sẽ trớ!
Trong khi cho con ăn mà tâm trạng của mẹ căng thẳng như thí sinh vào phòng thi vậy, chỉ lo và sợ con
trớ bất cứ lúc nào. Mỗi bữa ăn của con cũng phải mất đến gần 2 tiếng của mẹ. Đau vai đau lưng đau cổ
là thế, nhưng mẹ vẫn chịu đựng được. Ấy vậy mà ăn xong được bát cháo sau bao nhiêu công sức và
thời gian, con trớ cái vèo! Mẹ tiếc công, tiếc sức không thể chịu được ấy...
Tình hình ăn uống của con không có gì là tiến triển khá hơn, mẹ càng stress nặng hơn. Bố đã phải xin
nghỉ phép 3 hôm, để ở nhà chia sẻ và khắc phục khó khăn cùng 2 mẹ con.
Sáng con ngủ dậy 7h 30', mẹ cho bú sữa mẹ thì con ngúng nguẩy một tí rồi thôi. Sau đó con chơi đến
tầm 9h, mẹ pha cho con 120ml sữa ngoài, con uống được 30ml là thôi, ép sao con cũng không uống
nữa.
12h hoặc 12h 30' mẹ chuẩn bị cho con nửa bát con bột "tầm 100ml" gồm (rau + thịt + bột). Con ăn
từ12h đến 13h 45' hết được nửa chỗ bột đó (tầm 40 ml đến 50ml là nhiều nhất). Và sau đó con nhất
định không ăn nữa. Sau khi lau mặt cho con xong, mẹ thì cất dọn bãi chiến trường sau khi ăn của con,
còn con thì TRỚ! Trớ bằng sạch công sức của 2 mẹ con trong hơn 1h đồng hồ vừa qua. Mẹ khóc, con
khóc , thế là loạn nhà. Mẹ cáu gắt với bố Trung, với anh Tôm, với mẹ, với tất tần tật! Sau khi tắm cho
con xong thì con ngủ, mẹ dọn dẹp lại nhà cửa, nhưng trong lòng thì rất khó chịu, đầu óc thì như quả
bom ấy, chỉ cần ai châm ngòi một tí thôi là quả bom đó sẽ nổ tung!


Khoảng 4h chiều con dậy, mẹ cho con ăn bữa xế. Con ăn được 2 hoặc 3 thìa sữa chua, hoặc hoa quả
thôi là con đã muốn ọe rồi. Cố gắng xúc cho con ăn hết được khoảng 30ml hoa quả nghiền thì cũng
mất 40 đến 50'. Sau đó lại TRỚ. Lại tắm gội, lại thay quần thay áo, lại lau nhà , lau ghế, thay ga thay
gối! Sau khi xong mọi việc mẹ cho con bú mẹ một lúc. Con vẫn ngúng nguẩy. Đến 8h tối mẹ pha cho
con 100ml sữa ngoài, con uống đc 50 ml rồi con ngủ. Ngủ được khoảng hơn 1 tiếng thì con tỉnh dậy,
khóc to lắm, mẹ bế con lên dỗ dành, con vẫn khóc, khóc cho đến khi TRỚ ra sữa thì mới thôi. Cả ngày
trời con ăn uống chẳng được là bao, vậy mà con cứ Trớ và Khóc mãi thì lấy đâu là calo để lớn đây hả
con??


Tình trạng này cứ lặp đi lặp lại những gì đã xảy ra trong mấy ngày gần đây: Ngậm, trớ, mím chặt môi,
dọn chiến trường, lau nhà lau ghế! Cứ thế nó lặp đi lặp lại! Mẹ không chịu đựng được nữa rồi, đầu, cổ,
vai, lưng tất cả đều đau đớn. Riêng đầu thì lúc nào mẹ cũng bị căng ra như sợi dây đàn vậy, luôn luôn
ở mức báo động. Nhìn co n tọp đi trông thấy mà lòng mẹ như dao cứa , ruột gan như bị xát muối, xót
con, xót cho chính mẹ.!
Phần 2: Gặp bác sĩ!
Đã 10 ngày trôi qua mà con không thay đổi gì. Hai lần thăm khám bác sĩ, xét nghiệm đủ kiểu mà BS
chẳng tìm ra được nguyên nhân gì khiến con lười ăn và hay trớ đến vậy. Không mọc răng, không đau
họng, không sốt, không có vấn đề gì hết cả. Bác sĩ nhận xét con hoàn toàn bình thường. Vậy thì vì sao
đây hả con, mẹ biết khắc phục từ đâu bây giờ? Cứ mãi thế này sao con?
Mẹ đã lấy hẹn để gặp bác sĩ tâm lí dành cho bà mẹ và trẻ em. Mẹ muốn tâm sự, muốn chia sẻ, muốn
được an ủi, muốn tìm ra được lối thoát tìm ra hướng giải quyết để khắc phục những vấn đề của con,
muốn giải tỏa tâm lí căng thẳng của mẹ, giúp mẹ có thể giữ được bình tĩnh hơn trong mọi tình huống,
mọi vấn đề. Không nên cáu gắt và bực tức suốt ngày thế này, đến mẹ cũng còn sợ chính bản thân mẹ,
huống chi là bố Trung và các con đây. Không hiểu những bà mẹ khác thì họ có tâm lí và tình trạng
giống như mẹ không đây? Hay chỉ có riêng một mình mẹ không bình thường, hay lo nghĩ xa quá, rồi
quan tâm thái quá về vấn đề ăn uống của con? Mẹ có thể không lo lắng về việc ăn uống của con không
đây? Mặc kệ? Mẹ không làm được, mẹ lo, mẹ sợ, mẹ sốt ruột, mẹ xót con .....
Sáng ngày thứ 5 mẹ có cuộc hẹn riêng 1 mình với bác sĩ mà không có con. Sau khi nghe mẹ trình bày
đầy đủ thông tin và vấn đề của 2 mẹ con trong vòng 10 ngày trở lại đây. Bác sĩ đã nói một câu rất là

nhẹ nhàng và gọn nhẹ là:
“Mẹ sai, và người cần khám bệnh chính là Mẹ! Chứ không phải là Con!” Mẹ cần phải sửa chữa và
thay đổi ngay cách chăm sóc của mẹ dành cho con. Nếu không con sẽ còn xảy ra nhiều vấn đề khác
nữa. Sau khi nghe bác sĩ giải thích cặn kẽ trong vòng 2h đồng hồ, mẹ ra về với 1 tâm trạng rất là khó
tả. Và chuẩn bị tâm lí cho sáng ngày thứ 6 ,bác sĩ sẽ đến nhà theo dõi giờ giấc sinh hoạt , ăn uống của
con.
Sáng thứ 6, bác sĩ đến nhà và chỉ làm một việc duy nhất là ngắm, nhìn, theo dõi mọi hoạt động, vui
chơi, ngủ nghê, ăn uống của 2 mẹ con mình. Bác sĩ nói hai mẹ con mình hãy sinh hoạt như mọi ngày
bình thường, và coi như không hề biết đến sự có mặt của bác sĩ ở nhà. Tất nhiên là mẹ cũng cố gắng
bình thường như mọi ngày, nhưng cái khoản cáu gắt của mẹ thì nó bị bớt đi đến 70% độ ghê gớm.
Và ngày thứ 6 thì cũng trôi qua như những ngày nặng nề trước kia: hai mẹ con lại lặp lại cái sự ăn ,
trớ, cáu gắt, khóc lóc, mệt mỏi!
Sáng con dậy 7h, mẹ cho con bú sữa mẹ. 10h mẹ pha cho con 100ml sữa ngoài, con uống được tầm
20ml con nhè ra. Mẹ cố kiên trì, khéo léo ép con uống được đến 80ml -> rút bình sữa ra thì con trớ
sạch.
12h mẹ quấy cho con nửa bát bột, con ăn từ 12h15' cho đến 1h30' hết được già nửa (tầm 70ml) thì con
nhất định không chịu ăn nữa, mẹ cố kiểu gì con cũng không ăn và ngấm úng trong mồm. Mẹ vừa thử
cho con nếm 1 tí sữa chua con nhăn nhó và trớ sạch chỗ bột đã ăn. Sau đó con bú sữa mẹ rồi đi ngủ
đến 15h 30'.


16h chiều mẹ cho con ăn hoa quả, con ăn được 1/ 3 quả chuối thì con muốn ọe, nên mẹ thôi. Con
không trớ bữa này.
20h mẹ pha cho con 150 ml sữa ngoài, con uống đc 50ml là thôi. Mẹ ngồi cố ép đến còng cả lưng và
mất toi 40' con uống thêm được 50ml nữa là 100 ml. Rồi con đi ngủ lúc 21h, ngủ đến 22h30' con khóc
to, không sao mẹ dỗ con được , rồi con trớ ra nhiều hơn cả 100ml sữa con đã uống lúc gần 9h (không
hiểu ở đâu ra, vì mẹ hứng chỗ con trớ vào một cái cốc, cho nên mẹ đo được số ml)
Sau mỗi lần con trớ là con khóc rất ghê, còn mẹ thì cáu gắt loạn nhà, rồi khóc, rồi nghĩ linh tinh, ầm ĩ
như một cái chợ. Rồi mẹ thấy đau đầu, đau vai, đau lưng và mệt mỏi. Cuối ngày bác sĩ phân tích cho
mẹ những điểm sai của mẹ. Giờ mẹ Kim Anh sẽ ghi những ý kiến của bác sĩ, và chỉ ra điểm sai của mẹ

ở dưới nha .
Theo ý kiến của bác sĩ:
- Không bao giờ nên ép trẻ ăn, chỉ cho trẻ ăn khi trẻ đòi, trẻ đói và hào hứng khi ăn. Không nên theo
dõi chuyện giờ giấc, như là đã đến giờ ăn của trẻ.
Mẹ thì cứ đều và đúng giờ giấc như vắt chanh 7h - 12h - 16h - 20h là mẹ phải cho con ăn. Con không
ăn là mẹ cố gắng, luồn lách, khéo néo, nịnh bợ đủ kiểu.
- Khi trẻ mím môi, lắc đầu, gạt tay khi ăn thì đó là dấu hiệu của trẻ muốn nói "con không muốn ăn”,
hoặc con chưa đói" thì không nên cho trẻ ăn bữa đó nữa. Mẹ thì không thể bỏ bữa đó được, mẹ phải
cố xúc cho con ăn, con mím môi thì mẹ cố lựa, lắc đầu, gạt tay thì mẹ cũng lựa nốt.
- Trong bữa ăn tuyệt đối không cho trẻ chơi đồ chơi, không để bữa ăn kéo dài quá 30'. Và để trẻ ngồi
yên và ngay ngắn trên ghế ăn. Điều này sẽ khiến cho trẻ tôn trọng giờ ăn của mình.
Mẹ thì để bữa ăn kéo dài đến gần 120', và luôn luôn thay đổi tầm 20 đồ chơi trong 1 bữa ăn. Đến đau
cả vai và đau cả cổ vì vụ cầm đồ chơi cho con trong khi ăn. Mẹ nhớ ở VN, nhiều gia đình khi cho trẻ
ăn được bát cháo thì phải cho trẻ đi ăn rong khắp nơi, rồi bố làm đủ trò, rồi kêu đủ thứ tiếng trâu, bò,
lợn, gà. Mẹ thì múa may như hề chèo. Vung nồi vung xoong là đem ra khươ khuắng ầm ĩ như gánh
xiếc ấy chứ, như mẹ cũng là còn đỡ đấy nhờ.
- Theo bác sĩ trẻ chỉ trớ khi: Một là, trẻ bệnh, ốm, đau. Hai là, trẻ chán ăn. Và nguyên nhân gây ra cho
con bị trớ nhiều đến vậy là do mẹ cố cho con ăn, khi mà con đã nói không, con chán ăn. Cho dù là con
từ chối không ăn 2 hoặc 3 bữa liền nhau, thì mẹ cũng phải tôn trọng ý kiến và nhu cầu của con. Không
được ép con ăn.
Mẹ thì không có tôn trọng ý kiến của con một tí nào, bởi vì bản thân con đã ăn quá ít so với các bạn
cùng lứa rồi, với lại nếu con ăn thiểu một tí ( chứchưa nói đến 1 bữa đâu nha) là : lòng , gan , ruột ,
mề, của mẹ cứ như có lửa đốt hay kiến bò ấy ( Điều này mẹ Tôm hỏi nhỏ các mẹ là có mẹ nào không
giống mẹ Tôm thì lên tiếng nhá). Hễ con mà ăn được thêm tí nào là mẹ vui lắm, vui ghê ấy, thấy như
là mình được nhận quà hay phần thưởng vậy.
Tóm gọn lại theo bác sĩ dặn mẹ là không nên quan tâm quá về việc ăn của con, để con ăn khi trẻ có
nhu cầu. Ăn ít ăn nhiều không quan trọng, quan trọng là trẻ phát triển bình thường, nhanh nhẹn, thông
minh. Tuyệt đối không được so sánh số lượng, số lần ăn, chế độ ăn của các trẻ với nhau, cho dù là
cùng tuổi.



Mẹ thì lại rất quan tâm về chuyện ăn của con, cứ đến giờ là mẹ cho ăn, không bao giờ đợi đến khi con
đòi ăn cả. Và cứ thấy bạn nào mà ăn được nhiều hơn con là mẹ lại so sánh ngay tức thì, rồi lại sốt
ruột , rồi buồn, rồi stress. Mà quả thật bạn nào cũng ăn nhiều hơn con rất nhiều lần ấy, kể cả các bạn
nhỏ hơn con đến mấy tháng, hỏi làm sao mà mẹ không sốt ruột cho được.
Cuối ngày hôm thứ 6 bác sĩ đã kết luận : Người cần thay đổi và khắc phục từ suy nghĩ cho đến việc
làm chính là MẸ, còn con yêu thì hoàn toàn là một cậu bé ngoan ngoãn, nhanh nhẹn, hiền lành, thông
minh và phát triển rất tốt.
Bác sĩ đã lên cho mẹ một chương trình và yêu cầu mẹ phải thực hiện thật nghiêm túc, tuyệt đối không
được tự ý thay đổi và bỏ ngang. Để chiều thứ 7 bác sĩ sẽ qua nhà mình kiểm tra tình hình cũng như là
kết quả của 2 mẹ con sau 1 ngày vật lộn với chương trình mới.
Phần 3: Mẹ nhận ra rằng..
Chỉ cần qua một ngày theo dõi hai mẹ con mình, bác sĩ đã nhận thấy sự quan tâm, lo lắng thừa thãi và
hơi quá về mọi mặt của mẹ dành cho con Và bác sĩ đã phân tích cho mẹ thấy rằng những vòng luẩn
quẩn đó đã cướp đi thời gian vui chơi của hai mẹ con thời gian nghỉ ngơi dành riêng cho mẹ. Rồi nó
còn gây lên những trạng thái căng thẳng cho mẹ, gây lên không khí nặng nề trong gia đình .
Những lần mẹ buồn bực, cáu gắt, quát tháo sẽ làm ảnh hưởng đến con rất nhiều (ví dụ như biến con trở
thành một cậu bé nhút nhát, luôn luôn sợ hãi, sợ cả khi có ai đó nói to nghiêm trọng hơn là nó sẽ làm
ảnh hưởng đến tư tưởng non nớt của con)
Sau mỗi lần con trớ con thường hay khóc, đó lại thể hiện sự sợ hãi của con, sợ hãi vì một sự việc khác
lạ và khó chịu, không nhẹ nhàng chút nào vừa xảy đến với con. Mẹ thì bực tức và ức chế, lại nóng giận
quát mắng con hoặc cáu gắt với bố và anh Tôm. Điều này gây cho con thêm phần sợ hãi (điều đó
chứng minh ở chỗ, buổi đêm khi con đang ngủ, con chợt tỉnh giấc và khóc to, khóc đến nỗi mẹ không
thể nào mà dỗ dành con nín được, khóc cho đến khi con trớ phần ăn cách đây 1h hoặc hơn 1h đồng hồ
trước). Và tệ hại hơn nếu sau mỗi lần con bị trớ mẹ lại cho con ăn lại ngay sau đó, cho dù là cách xa
30' hay 1h đồng hồ, điều này hoàn toàn không tốt đối với con. Sau khi bị trớ cơ thể của con chưa trở
về ngay trạng thái ban đầu được, vị giác của con hoàn toàn bị vị chua, đắng, của lần trớ trước gây cho
con khó chịu, và cảm giác cũng như nhu cầu ăn sẽ hoàn toàn không thể có trong lúc đó được. Không
bao giờ con cảm thấy đói ngay lúc vừa bị trớ xong. Và mẹ thì lại lo con đói , lo con mất đi một bữa ăn,
thế là mẹ lại kiên nhẫn ngồi xúc cho con ăn. .

Bác sĩ có hỏi mẹ đã bao giờ bị nôn hay trớ chưa, và sau khi nôn thì cảm giác của mẹ ra sao, muốn ăn
gì ngay lúc đó không? đầu óc và vị giác của mẹ như thế nào ? Điều này thì mẹ hoàn toàn hiểu rõ, vì
mẹ luôn luôn bị say xe ô tô, và mỗi lần bị nôn xong mẹ thấy rất mệt, đau đầu, vị giác thì chua và cũng
rất chi là khó chịu, mẹ chẳng muốn ăn gì , kể cả uống nước lọc . Lúc đó mẹ cảm thấy rất no cho dù
trong bụng mẹ đã nôn hết chẳng còn tí gì .
Bác sĩ hỏi mẹ tiếp : Thế mẹ nghĩ con khác mẹ hay sao, mẹ nghĩ con có thể chấp nhận được ăn ngay
sau khi vừa trớ? Mẹ thì thanh minh với bác sĩ là vì con là trẻ con , mẹ cho rằng con có thể ăn ngay lại
được, rồi con chưa biết nhiều về cảm giác , cũng như là nhận biết ra nhu cầu của con .
Điều này mẹ hoàn toàn sai, bác sĩ nói một trẻ sơ sinh hay một người lớn thì đều có những cảm nhận và
nhu cầu như nhau cả. Khi mẹ nôn xong, mẹ không muốn ăn thì con cũng hoàn toàn có cảm giác như
mẹ. Trong lúc mẹ không muốn ăn, mà có ai đó cứ thúc ép mẹ ăn, mẹ sẽ sợ, sẽ chán, và sẽ muốn nôn!.


Và con thì đương nhiên cũng sẽ vậy khi bị ép ăn trong lúc không hề muốn ăn và không thấy đói, thì
phản ứng trớ ra là hoàn thoàn bình thường. Nhưng nếu để trẻ trớ đi trớ lại trong một thời gian dài, thì
sẽ khiến trẻ bị quen họng, quen dạ, và chuyện trớ sẽ trở nên vô cùng dễ dàng đối với trẻ vào bất cứ lúc
nào.
Điều này mẹ cũng thấy đúng, bởi vì trong thời gian mẹ cho con ăn, tinh thần của mẹ rất là căng thẳng ,
lo lắng. Chỉ lo sợ, sợ con trớ. Rồi sau khi con ăn xong cho dù mẹ nâng niu con không khác gì một
bông hoa hay một quả trứng ấy, và cũng vẫn cái cảm giác chỉ lo sợ con trớ thôi thì mẹ cũng chẳng có
tâm can làm ăn đc cái việc gì cho ra hồn cả.
Bác sĩ bảo, bệnh nôn trớ này có biểu hiện từ khi trẻ còn bé cho đến lúc lớn hơn và kể cả lúc trưởng
thành, trong tiềm thức luôn hình dung lại cảnh tượng của những lần đã bị ép ăn, đã bị nôn trớ rồi ghê
sợ. Rồi dẫn đến trong cơ thể con người không có nhu cầu hay có cảm giác thèm ăn, luôn thấy sợ khi
nghĩ đến ăn, cho dù thân hình rất gầy hoặc bị suy dinh dưỡng. ( Không phải 100% trẻhồi bé bị ép ăn
thì lớn lên sẽ bị mắc căn bệnh này. Nhưng 100% những bệnh nhân bị mắc căn bệnh trên thì đều xuất
phát từ lí do hồi nhỏ đã từng bị ép ăn)
Cái vấn đề này mẹ cũng thấy hoàn toàn đúng, điều đó được chứng minh ngay với phản ứng của con đã
biết sợ ăn khi con mới tròn 8 tháng tuổi thôi, con đã nhận biết mối khi mẹ đặt con vào ghế ăn, hoặc mẹ
đeo yếm cho con là con khóc ngay, và đòi mẹ bế.

Sau khi được BS phân tích hết những vấn đề nguy hiểm sẽ xảy ra nếu mẹ cứ ép con ăn xong, mẹ thấy
lạnh hết cả sống lưng, phải nói là nguy hiểm thật sự. Cũng may mà mẹ có sực chịu đựng kém, cho nên
mẹ mới tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ sớm như vậy, chứ không thì mẹ cứ cố gắng chịu đựng, rồi mọi
việc sẽ vẫn diễn ra như thế, rồi vô tình biến mẹ trở thành một người hại chính con của mình.
Phần 4: Ngày đầu tiên thứ cách mới
Sau khi được bác sĩ phân tích rõ ràng về những tác hại khi ép con ăn, mẹ thấy rất chi là ân hận, và
thương con. Mẹ quyết tâm làm theo lời bác sĩ dặn dò và hướng dẫn 100%. Cho dù mẹ biết sẽ rất là khó
khăn đối với mẹ, nhưng mẹ tự hứa với bản thân, với con và với cả nhà là mẹ sẽ cố gắng hết sức đểvượt
qua chính bản thân mẹ, mẹ sẽ thực hiện được, phải thực hiện được con yêu ạ.!
Bắt đầu từ ngày thứ 7 mẹ và con sinh hoạt hoàn toàn theo chương trình của bác sĩ!
Bác sĩ yêu cầu mẹ sẽ vẫn cho con ăn đủ bữa như mọi ngày 7 h - 12h - 16h – 20h. Nhưng khác ở chỗ là
nếu con không muốn ăn, con mím mồm, quay mặt, ngậm trong miệng quá 5'. Thì mẹ phải tôn trọng ý
kiến của con, ngừng lại và không cho con ăn nữa, để cho con chơi đùa bình thường. Đợi đến bữa sau
thì mới cho con ăn tiếp.
Sáng thứ 7, con dậy lúc 7h 30' : Mẹ pha cho con 1 bình sữa 60ml, con uống được 20ml, thì con ngưng,
và nhất định không chịu uống nữa. Mẹ thử cho con ăn trong vòng 5' con vẫn không muốn uống. Vậy là
mẹ bỏ bình sữa đó đi. Cho con chơi đùa bình thường.
Mọi khi nếu tầm 8h mà con chưa ăn xong bình sữa đó, thì khoảng 9 h hoặc 10h mẹ lại thử cho con ăn
tiếp. Và điều này là hoàn toàn sai , theo bác sĩ phân tích thì lúc 7h30' sáng con thức dậy, trong cơ thể
chưa muốn ăn con chưa thấy đói, cho nên con chỉ bú 20ml. Nếu mẹ để cách, và bỏ bữa đó đi, rồi cho
con ăn bữa trưa, lúc đó con thật sự đói, thì con sẽ ăn được nhiều hơn. Nhưng mẹ lại cho con ăn tiếp
vào sau 1h hoặc 1h 30', con vẫn chưa đói hẳn, vì vậy con lại ăn một ít. Nhưng trong bụng con thì lúc


nào cũng có cảm giác lưng lửng dạ vì mẹ cho con ăn quá ư là liên tục và đương nhiên là con sẽ không
hề thấy đói, vì vậy nhu cầu ăn sẽ không có .
Mặc dù cả sáng cho đến lúc 12h trưa mẹ có cố gắng ép 3 đến 4 lần thì con cũng chỉ uống được nhiều
nhất là 100 ml là cùng. Mẹ thì sốt ruột vì con k ăn được nhiều, lo lắng trong bụng của con chẳng có
gì , sợ con đói, sợ con không lớn, sợ con còi đi vân vân và vân vân. Thế là mẹ cố gắng ép con ăn. Con
thì không muốn ăn, và thế là con ghê họng, con muốn trớ, trớ nhiều thành quen!

12H 15'! mẹ quấy cho con một nửa già bát con bột, xúc cho con ăn được 2 thìa thì con ăn có vẻ ổn ổn,
sang đến thìa thứ 3 là con lắc đầu, mím môi và cúi gằm mặt xuống. Mẹ cố gắng thử xúc cho con thêm
trong tầm 5' và nhận thấy con vẫn chưa hứng thú ăn, nếu không muốn nói là không muốn ăn. Mẹ lại
bỏ bát bột đó đi, và cho con lên giường nằm ngủ, lúc này thì con tu ti sữa mẹ và ngủ lăn quay .
Mẹ phải đấu tranh tư tưởng rất nhiều lần, bao nhiêu suy nghĩ cứ giằng xé trong đầu mẹ. Theo bác sĩ
hay là không và lo lắng này nọ. Xót con thì vẫn còn đầy ắp trong đầu mẹ, chứ mẹ chưa thể vứt bỏ hoàn
toàn được theo như bác sĩ yêu cầu . Khó, phải nói là rất khó để thực hiện .
16h! Mẹ cho con ăn bữa xế là hoa quả nghiền, con ăn được khoảng hơn 10 thìa cafe là con lại không
muốn ăn nữa, mẹ thử một vài thìa nhưng con có phản ứng không thích thú khi ăn, vậy là con không
muốn ăn rồi. Bỏ, lại bỏ bữa đó đi. Mẹ cố ra ngoài trời hít thở thật sâu, để thư giãn đầu óc. Căng thẳng,
nhiều đắn đo, nhiều toan tính, đúng có, sai có, nhưng mẹ sẽ Cố Gắng!
18h30'! Con lại tu ti sữa mẹ tiếp nhưng cũng chẳng biết là được khoảng bao nhiêu ml nữa. Nói chung
là sữa của mẹ bây giờ thì đâu có còn tốt, còn chất nữa đâu híc híc .
20h : Mẹ lại pha cho con 150 ml sữa ngoài , lần này mẹ thấy con cứ khóc ngặt nghẽo kiểu khó chịu,
cho nên mẹ mừng lắm, hí hửng nghĩ là con đã biết đói, biết đòi ăn rồi . Mẹ vui!Llúc nhìn thấy bình sữa
là miệng con đã tóp tép tọp tẹp, vừa đưa cho con là con hì húng bú, bú mải bú mê mà thấy bình sữa
vẫn đầy. Mẹ rút vòi ra kiểm tra thì than ôi con mới bú được có 30ml thôi à . Nhưng giờ con đã biết đè
lưỡi vào đầu ti cao su, để đầu ti nó bị bẹp dí, rồi sữa không chảy ra được. Còn điệu bộ mút mải miết
chỉ là một trò chơi mới của con thôi. Mẹ cố cho con bú thử lại thì vẫn y như lần trước. Mẹ nghĩ cách
đổ sữa ra xúc thìa, con không há mồm, rồi quay mắt. Làm sao mà mẹ đút được thìa sữa cho con khi
mà con quay như đèn cù đây Thế là thôi, con lại không muốn ăn, không được ép.
Hít thởthật sâu , hít thở, hít thở, không được cáu, không được ép , không được lo , không được nghĩ!
Mẹ tự trấn an mình. Bỏ, thế là con lại bỏ bữa đó đi .
21h! Hai mẹ con nằm ôm nhau ngủ, con lại tu ti sữa mẹ được tầm 10', rồi con lăn quay ra ngủ, mặt
vênh lên , môi thì cong tớn lên , nhìn vừa đáng ghét vừa đáng yêu .
Con ngủ rồi, mẹ mới thấy nặng nề, quả thật cả ngày hôm nay con đã không trớ 1 lần nào, nhưng tổng
cộng cả ngày con ăn được 50 ml sữa ngoài, 4 thìa cháo, 10 thìa quả nghiền, 3 lần tu ti sữa mẹ. Hỏi làm
sao mà lòng mẹ yên tâm, hỏi làm sao mà mẹ không lo lắng được đây? Cả đêm mẹ nằm suy nghĩ, suy
đi rồi lại tính lại, loanh quanh và luẩn quẩn, hỏi đi hỏi lại bố đến hàng chục lần, nào là có nên nghe
theo bác sĩ không ? Nào là có sợ con sụt quá không? rồi mẹ lại trình bày, con ăn ít ăn nhiều, bla bla..

Mẹ chỉ mong bố khuyên không nên nghe lời bác sĩ nữa, nếu thế thì mẹ vui lắm, mẹ sướng lắm, vì điều
này mẹ đang dấu kín trong đầu mẹ, nhưng mẹ không dám nói ra trước thôi. Nhưng bố chẳng hề
khuyên thế, bố lại bảo mẹ là đừng có suy nghĩ nhiều, quên chuyện ăn ít ăn nhiều đi cứ, nghe theo lời
bác sĩ. Mẹ tụt hứng quá! Kiếm không ra đồng minh châm lửa cho quả bom đang chực chực nổ bung
này rồi. Đúng là bác nói, muốn thay đổi thì đầu tiên mẹ phải thay đổi lại chính suy nghĩ của mẹ, mẹ


hãy nghĩ cho cuộc sống đơn giản hơn, mọi việc nó thoáng hơn. Nhất là về vấn đề chăm sóc con. Hết
này thứ 7, bác sĩ sau khi nghe mẹ báo cáo mọi vấn đề, mọi sinh hoạt của con xong. TTrong thâm tâm
của mẹ chắc mẩm , bác sĩ sẽgiật mình vì số lượng ăn của con trong ngày và bác sĩ sẽ nói " Ôi con mày
ăn ít thật, thế này thì mày phải cố ép cho nó ăn đi, không nó sẽ gầy mất!. Nhưng bác sĩ rất thản nhiên
nói “Tốt!” và còn khen mẹ rối rít tít mù nữa chứ, nào là mày bản lĩnh lắm, nào là chắc chắn mày sẽ
làm tốt Cố gắng tiếp tục phát huy nữa nhé!
Phần 5: Những ngày vất vả
Ngày Chủ nhật!
Tình hình cũng trôi qua y như hôm thứ 7, chỉ khác ở chỗ là đầu óc mẹ căng thẳng hơn, ý định bứt phá
không nghe theo bác sĩ trỗi dậy hơn, vì hôm nay là ngày thứ 2 con ăn ít không thểchấp nhận được!
Duy nhất được cái không hề trớ lần nào kéo lại, mà có gì đâu để mà trớ cơ chứ!
Đêm chủ nhật thực sự là một đêm gay gắt tranh luận giữa mẹ và bố, bố chẳng bênh mẹ và cũng chẳng
thương xót con tẹo nào, chỉ toàn bênh bác sĩ thôi, ghét bố quá đi mất! Mẹthương và xót, lo cho con
lắm! Làm thế nào bây giờ nhỉ, khó quá , khó thật nhiều! Hai ngày thứ 7 và chủ nhật quả là 2 ngày dài
và khó khăn đối với mẹTôm , mẹTôm muốn viết lên đây, để cho những mẹ nào có ý định làm theo lời
bác sĩ hướng dẫn thì cũng chuẩn bị tinh thần trải qua những giai đoạn gam go này một cách nhẹ nhàng
hơn. Để các mẹ vượt qua được thời gian khó khăn đầu này, dễ dàng hơn mẹ Tôm.
Cố gắng ! Cố gắng !
Ngày thứ 3 thực hiện
Sáng thứ 2 mẹ dậy khá muộn, vì do đêm trước nằm tranh luận với bố xong, bố thì ngáy khò khò rồi,
mẹ thì ấm ức không sao ngủ được. Chắc cũng phải 3 đến 4h sáng gì đấy mẹ mới lịm đi lúc nào không
hay biết.
Khoảng 8h sáng con mới tỉnh dậy, mẹ rửa mặt mũi chân tay cho con xong thì vừa lúc bác sĩ tới, thế là

mẹ được phen kêu ca thảm thiết về tình hình của con nhưng sau đó thì mẹ lại phải im thin thít ngồi
nghe bác sĩ giảng giải. Tinh thần quyết chiến của mẹ lại được tiếp thêm năng lượng, nạp thêm pin!
9h sáng : Loanh quanh chuyện trò với bác sĩ, mẹ để con chơi thêm 1 tiếng sau khi ngủ dậy, với hy
vọng con sẽ ăn bữa sáng ngon miệng hơn. Mẹ pha cho con 100ml sữa, con uống được 40ml là con thôi
.
12h trưa : Mẹ quấy nủa bát bột, đặt con vào ghế ăn thì con khóc quầy quậy , nhất định không chịu ngồi
. Mẹ định bế con trên đùi mẹ, rồi xúc cho con ăn, nhưng bác sĩ không đồng ý! Bác sĩ bảo đợi khi nào
đặt con vào ghế ăn mà con không khóc thì cho ăn. Mẹ nghe theo bác sĩ, nhưng thực sự mẹ ấm ức lắm ,
bế con ăn thì có sao đâu, miễn là con ăn đựoc thì đã là quá tốt rồi đằng này bắt con nhịn. Sau khoảng
hơn 30' sau, mẹ cho con ngồi ghế ăn con chịu, xúc cho con được nửa của nửa bát bột đó thì con k luốn
ăn nữa. Chuyển cho con ăn sữa chua, con ăn được đúng 3 cùi thìa là mặt con nhăn con nhó , miệng thì
muốn ọe ọe rồi. Thế là mẹ thôi.
16h ăn bữa trưa xong con ngủ liền đến tận hơn 3h chiều mới dậy. Sau khi tắm cho con xong thì mẹcho
con ăn bữa xế chiều, con ăn được 1/3 quả chuối con con là thôi. Con bú sữa mẹ một lúc rồi con khăn
gói quả mướp lên đường đi đón anh Tôm, 3 mẹ con ra công viên chơi theo yêu cầu của bác sĩ.


20h : Mẹ cho con ăn bột, nhìn thấy bát bột con khóc toáng lên, chứa chưa nói gì đến đặt con vào ghế.
Mẹ cố thử trong vòng 10' con cũng khôn chịu ăn, cuối cùng mẹ phải bỏ bát bột đó đi Pha cho con
100ml sữa ngoài, con uống được 30 lại thôi, không sao ép con ăn được nữa! Cuối cùng hai mẹ con ôm
nhau lên giường nằm kềnh cang, thì con bú một lúc rồi con ngủ.
Cả ngày con ăn chẳng được là bao nhiêu, so với em bé 1 tháng tuổi có khi nó còn ăn đựoc nhiều hơn
con. Mẹ thấy thật sự không thể kiên nhẫn được nữa . Đêm hôm đó mẹ không sao ngủ được, mẹ cứ đi
ra đi vào rồi quyết định pha một bình sữa con ăn đêm. Mặc kệ bác sĩ đi, mẹ chẳng nghe theo lời bac sĩ
nữa Con đâu phải là con của bác sĩ đâu mà bác sĩ xót con. Thế là mẹ đi pha sữa, đang chuẩn bị pha thì
bố lại gàn mẹ, là không nên , hãy để cho con ngủyên đi Rồi Bố động viên mẹ nào là mẹ đã làm được
điều phi thường trong 3 ngày qua, giờ đùng để 1' yếu lòng, mà làm phí công, toi sức. Đã nghe theo thì
cố gắng theo cho hết 5 ngày đi, nếu sau 5 ngày mà con văn ăn như vậy thì bố sẽ đồng tình với mẹ.
Nghe bố nói xong mẹ thấy cũng xuôi xuôi, không pha sữa nữa, ngồi ngắm nhìn con ngủ ngon lành, mẹ
lại tức với bố. Chẳng hiểu sao nữa. Chắc vẫn chỉ là lí do bố đồng tình với mẹ.

Lại một đêm trằn trọc , suy nghĩ vẩn vương!
Ngày thứ 4: 7h con thức dậy, con ê a ầm ĩ trong giường kiểu găn gắt chứ không phải kiểu ê a chơi như
mọi khi. Mẹ nghĩ ngay là con đói đấy, bật phắt dậy pha sữa cho con. Con uống hết vèo hết 100ml. Mẹ
có pha nhầm không nhỉ? Thấy miệng con còn nhóp nhép mẹ đi pha tiếp. Pha thêm cho con 50 ml con
uống hết 20ml . Bố mẹ mừng rơn, sướng quá mẹ bế con nựng yêu con, con lại rúc rúc tìm ti ti, thế là
hai mẹ con lại kềnh cang chiến tiếp. Một ngày đẹp trời, báo hiệu nhiều niềm vui sẽ đến.
9h bác sĩ đến : Nghe mẹ kể chuyện con ăn được như vậy mà BS chẳng hề khen con, chỉ khen mẹ thôi
thế mới lạ chứ. Bác sĩ nói đã đến lúc con có nhu cầu ăn, sau 3 ngày con chán ăn, cho dù là con đói.
Cảm giác sợ ăn của con chưa thể hết ngay đuọc vì vậy mẹ phải kiên nhẫn. Bác sĩ khen vì mẹ đă kiên
nhẫn, bà nói bà rất hiểu tâm lí, tình trạng của mẹ trong mấy ngày vừa qua. Mẹ thật sự giỏi khi đã làm
được điều đó .
12h trưa con ăn hết vèo nửa bát bột trong vòng 15' kể cả chờ cho nguội + thêm 10 thìa con sữa chua .
Ten ten tèn , na na nà..
Mẹ thấy lòng mẹ thật nhẹ nhõm, mẹ rất muốn khoe, muốn kểvềcon cho ai đó nghe, mẹ muốn bày vẽ
nấu nướng, liên hoan. Mẹ hứng thú làm mọi thứ. Thuốc bổ của mẹ đây rồi!
16h con ăn hết nửa miếng đu đủ và bú sữa mẹ.
20h mẹ tham lam quấy cho con 1 bát bột, chứ không nửa bát như mọi lần nữa. Con ăn được nửa bát thì
con không muốn ăn. Mẹ thôi không ép con , đúng là mẹ tham lam. Bố cứ trêu mẹ mãi, mẹ mặc kệ bây
giờ bố nói gì trêu gì mẹ cũng chẳng tức chẳng bực mình đâu mà. Mẹ vui lắm !
21h hai mẹ con lại ôm nhau tu ti tiếp rồi con lăn quay ra ngủ như một con lợn con nằm thọt lỏm trong
lòng mẹ. Thế là hết một ngày thứ 4. Hôm nay BS lại cho mẹ vỡ ra thêm nhiều kinh nghiệm nữa.
Không chỉ có phương pháp cho con ăn mẹ cần thay đổi không đâu nhé , kể cả phương pháp chăm sóc
con, chơi với con mẹ cũng phải thay đổi nữa.
Đêm nay là một đêm vui mẹ cứthao thao bách tuyệt với bố về con, về những xúc cảm của mẹ đã trải
qua trong ngày, về ngày mai , ngày kia .


Sau 5 ngày, về phần mẹ, mẹ thắt gan thắt ruột để chăm sóc con trai yêu của mẹ theo yêu cầu của bác
sĩ, sau bao nhiêu lần đấu tranh tư tưởng, rồi rằng xé với những quyết định để chiến thắng chính bản
thân mình. Nhiều lúc mẹ thấy mẹ thật sự hết sức không còn thể chịu đựng thêm đc giây phút nào nữa.

Yhế rồi những giây phút yếu lòng cũng qua vì bên mẹ luôn có bố con động viên và khích lệ mẹ. Và
mẹcon mình đã thành công. Thành công sau bao nhiêu lo lắng, bao nhiêu khó khăn và sau bao nhiêu
cố gắng Vậy là nhà mình lại êm ấm lại vui vẻ lại đầy ắp tiếng cười rồi . Không ai còn nghe thấy tiếng
khóc ỉ ôi của Tôm Em, không ai còn nghe thấy tiếng mẹ cáu gắt, bực bội quát tháo ba bố con nữa rồi!
Về phần ăn uống của Tôm Em, sau một thời gian mẹ nghe theo lời của bác sĩ để cho Tôm Em tự tìm
lại nhu cầu ăn uống và cảm giác ngon miệng của chính mình. Con đã bắt đầu có những tiến bộ rất là rõ
rệt, mỗi khi đến bữa ăn con không hề khóc nữa, con ngồi ăn rất ngay ngắn và nghiêm chỉnh, không
chơi đồ chơi, há miếng mỗi khi mẹ đút thìa bột. Con uống sữa bình cũng khá hơn. Con uống vèo hết
đc 100ml. Tuy vậy nhưng con ăn vẫn chưa có được nhiều. Ngày con ăn 4 bữa 1 bữa bột ( con ăn lưng
bát ) 2 bình sữa ( tổng cộng đc khoảng hơn 200ml ) 1 bữa xế ( hoa quảhoặc bánh quy , hoặc
caramel ....( đươc gần 100ml ) .
Theo suy nghĩ của mẹ thì con ăn như vậy là quá ít. Và bác sĩ hỏi mẹ vì sao mẹ lại cho là quá ít, mẹ có
trả lời : do mẹ đọc đc những thực đơn, món ăn, giờ ăn và số lượng của các em bé khác cùng trang lứa
với Tôm Em ở trên blog. và mẹ so sánh cho nên mẹ nhận xét như vậy. Bác sĩ nhắc lại lần nữa mà mẹ
SAI và tuyệt đối phải sửa chữa, vì nếu trong tưt uởng của mẹ vẫn cho là con ăn ít, thì mẹ sẽ có ý nghĩ ,
và cố gắng ép cho con ăn đủ, ăn sao cho bằng bạn bằng bè thì mới yên tâm .... rồi lịch sử sẽ lại lặp lại!
Tôm Em đã không còn trớ nữa! Điều này là điều mẹ vui nhất, mỗi khi con ăn xong mẹ không còn phải
nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa nữa. Sau khi ăn kể cả con có lẫy lật lại thì cũng không bị trớ,
điều này là mẹ luôn luôn sợ hồi trước đó. Sau khi ăn chỉ cần gập người, hay nằm sấp, hoặc chẳng may
có gì đó chạm vào cổchẳng hạn là con trớ ngay tức thì, trớ cho bằng sạch!
Vì không còn sợ con trớ nữa cho nên mẹ để con chơi một mình trong cũi thoải mái, mẹ có bao nhiêu là
thời gian để làm việc khác. Giờ ăn của con không bị kéo dài như trớc , con ăn chừng 15' đến 20' cùng
lắm 30' là nhiều nhất đấy thế là mỗi bữa ăn con tiết kiệm cho mẹ đc hơn 1 tiếng đồng hồ hẳn hoi. Thay
vào thời gian hai mẹ con hành hạ nhau, con khóc mẹ bực thì bây giờ cả nhà bắt chước nằm lăn lê bò
toài giống con, rồi vui đùa hò hét cùng nhau. Không thì hai mẹcon đẩy nhau đi công viên chơi , đi tụ
tập với các bạn trong cùng tòan nhà , mẹ buôn con bán thỏa thê . Hoặc đi đến PMI chơi cùng các bạn ,
ở đó có nhiều bạn lắm lắm , nên chơi vui ơi là vui .
Con không ăn lâu nữa là đồng nghĩa với việc mẹ không phải ngồi lâu, và con ngoan hơn thì mẹ không
phải cầm đồ chơi cho con. Thếlà mẹ khỏi bệnh đau cổ và đau vai. Giờ ăn của con đến nhẹ tựa như một
cánh hồng vậy, không hề nặng nề như thời gian trước. Và nó cũng trôi qua nhẹ nhàng như nó đến. Cả

mẹ và con đều có thêm bao nhiêu là thời gian để vui đùa, để hưởng thụ, để ôm ấp nhau. Rồi cả nhà
mình hay đi chơi hơn, không khí trong nhà tràn đầy tiếng cười hơn.
Phần 6: Mẹ đã sai trong cách giáo dục con như thế nào
Kết quả sau khi mẹ thay đổi cách chăm sóc Tôm Em. Ngoài vấn đề ăn uống của con ra bác sĩ còn
muốn mẹ thay đổi thêm cách chăm sóc hàng ngày nữa. Sau 5 ngày đến nhà quan sát mọi sinh hoạt của
hai mẹ con, BS kết luận mẹ đã quan tâm đến con hơi quá , mẹ đã vô tình tạo cho con một cuộc sống
quá ư là dễ dàng khi mà mẹ luôn luôn ở bên con, luôn luôn lo lắng và giúp đỡ con Những lúc con hơi
nghiêng người là đã có mẹđỡ ngay, rồi khi con có ý định muốn với đồ chơi gì, là có mẹ lấy giúp con
ngay, khi con hơi mếu máo, là có mẹ bế và dỗ dành con ngay!


BS nói là mẹ đã tạo cho con một cuộc sống quá ư là giản đơn. Làm như vậy mẹ thì bận bịu hơn, tư
tuởng không bao giờ được tự do, thoải mái, lúc nào cũng lo lắng về con, còn con thì sẽ lười hoạt động
đi, con sẽ không muốn cồ gắng khi có nhu cầu cần một điều gì đó, con sẽ khóc gọi mẹ, nhờ mẹ và chờ
đợi mẹ mang đên tận tay cho con như thói quen mà mẹ đã tạo thành. Vô tình mẹ đã dạy cho con sự ỉ
lại, rồi con sẽ không có ý chí tự lập .
Nghe bác sĩ phân tích mẹ lại thấy mẹ yêu con mù quáng, mẹ cứ nghĩ là quan tâm chăm sóc con như
trước, mới là người mẹ tuyệt vời, ngờ đâu mẹ đă sai, may mà mẹ biết sớm không thành ra mẹ hai con
yêu của mẹ mất rồi.
BS yêu cầu mẹ hãy để cho con được tự chơi 1 mình, tất nhiên là ở một không gian an toàn cho con. Vì
dụ trong củi của con, hoặc ở sàn nhà nơi dành riêng cho con, hoặc bất cứ nơi đâu mà có độ an toàn
tuyệt đối khi con chơi một mình. Bác sĩ nghiêm cấm sự có mặt thường xuyên của mẹ, nghiêm cấm
những sự giúp đỡ không cần thiết. Nghiêm cấm tất cả những điều mẹ vẫn thường dành cho con trước
đây. Bác sĩ chỉ cho phép mẹ được quan sát con từ nơi xa, và đến bên con khi thấy thực sự cần giúp đỡ
Và cuối cùng thì con đã thay đổi hoàn toàn, con chơi 1 mình rất ngoan, con ngồi vững hơn. Mỗi khi
con muốn lấy đồ chơi là con tự mình vươn người, rồi xải tay ra với. Nhiều lúc mẹ thấy rất khó, mẹ
nghĩ chắc con sẽ không lấy đc món đồ chơi tít chỗ xa kia, ây vậy mà sau vài lần cố gắng không đc rồi
con quay sang chơi vài món đồ chơi khác. Sau rồi con lại chợt nhớ ra món đồ chơi khó lấy kia, thế là
con lại cố gắng và cốgắng, con nhoài nguời ra hết mức có thể. Và đương nhiên CON ĐÃ THÀNH
CÔNG . Mẹ thấy con cầm món đồ chơi trên tay mà mặt con rạng rỡ, mắt sáng như sao hướng nhìn về

phía mẹ, nơi mà mẹ đang trộm nhìn, trộm theo dõi con. Con muốn khoe thành tích với mẹ đó, lúc bấy
giờ bác sĩ nói mẹ hãy ra khen để khích lệ con. Điều đó rất quan trọng với con, nó làm con vui và sẽ cố
gắng nhiều nhiều hơn nữa. Mẹ thật sự khâm phục cách nuôi dậy trẻ của phương Tây. (Nhất là ở Pháp
nơi mà gia đình mình có may mắn là đang đc sinh sống ). Sẽ là rất tốt cho những tình yêu bé nhỏcủa
bố mẹ đấy .
Chỉ sau có mấy ngày mẹ áp dụng phương pháp của BS, con đã bắt đầu biết bò, con hoạt động nhiều
hơn, khỏe hơn, con vịn thành bàn thành ghế đứng lên rồi ngồi xuống rất chi là thành thạo, con đi lại
mạnh rạn hơn, nhanh hơn. Con năng động lên trông thấy. Con có thể vượt qua mọi vật cản, mọi khúc
mắc khó khăn một mình theo tư duy và suy nghĩ, hướng giải quyết của con. Hoàn toàn không phải do
mẹgiúp như trước nữa. Hoạt động nhiều cho nên em mệt, cứ đến bữa ăn là con nhóp nhép cái miệng
xinh xinh khi nhìn thấy bát bột hay bình sữa rồi. Rồi bữa ăn của con trôi qua nhẹ nhàng và vui vẻ,
trong bữa ăn hai mẹ con líu la líu lo vui thật vui , điểm thêm là những tiếng khanh khách của con với
tiếng cười mãn nguyện của mẹ,còn mong ước gì hơn nữa đây nhỉ. Cuộc sống với mẹ bây giờ là một
phép màu.
Cảm ơn bác sĩ, cảm ơn bố và cảm ơn con của mẹ!



×