Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

skkn kinh nghiệm ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi nôi dung chạy tiếp sức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.65 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
TT

1

2

3

NỘI DUNG
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chon đề tài.
1.2 Mục đích nghiên cứu.
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
kinh nghiệm.
a. Thuận lợi.
b. Khó khăn.
2.3 Giải pháp thực hiện.
a. Chuẩn bị tốt về sân bãi, dụng cụ.
b. Chuẩn bị tốt về giáo án giảng dạy.
c. Chuẩn bị tốt cho bài dạy.
d. Thực hiện đánh giá kiểm tra thường xuyên.
e. Tổ chức thi đấu và trò chơi
2.4 Qúa trình thực hiện.
a. Mục đích - Nghiên cứu.
b.Phương pháp giảng dạy.
c. Chuẩn bị của giáo viên.



3.KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận.
3.2 Kiến nghị.

TRANG
2
2
2
2
3
3
3
4
4
4
4
4,5
5
5
5
5,6
6
6
6
6,7,8

8
8
9



1. PHẦN MỞ ĐẦU.
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Điền kinh chính là khởi đầu của các môn thể thao hiện đại ngày nay, trong
đó phải kể đến một môn thể thao có lịch sử lâu đời đó là môn chạy, chạy là hoạt
động tự nhiên có chu kì, là bài tập không thể thiếu của vận động viên ở các môn
thể thao, chạy luôn có trong nội dung của tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, chạy lâu
với tốc độ không lớn trong điều kiện không khí trong lành rất có tác dụng đối
với việc tăng cường sức khỏe, cùng với rất nhiều nội dung của môn chạy như cự
ly ngắn, chạy cự ly dài thì chạy tiếp sức là nội dung được đưa vào chương trình
thi học sinh giỏi môn TDTT cấp huyện và và hội khỏe phù đổng . Ngày nay với
sự phát triển rất nhanh của các môn thể thao khác nhau tuy nhiên môn chạy tiếp
sức vẫn là một bộ môn không thể thiếu tại các kỳ thi đấu như Olympic, Thế vận
hội và ở khu vực Đông Nam Á là Seagame . Ở tỉnh ta cứ 4 năm 01 lần học sinh
các huyện trong toàn tỉnh đều tham gia thi đấu Hội khỏe phù đổng các cấp
nhằm tuyển chọn những học sinh xuất sắc tham gia thi đấu toàn quốc hoặc quốc
tế, trong đó có nội dung chạy tiếp sức. Cũng vì lý do đó môn chạy tiếp sức được
đưa vào nội dung thi học sinh giỏi cấp huyện khối THCS. Đối với học sinh việc
học chạy thường bị xem là đơn điệu và không hấp dẫn vì vậy các giáo viên phải
có những đầu tư về phương pháp và bài tập để nâng cao tính hấp dẫn của môn
học.
Với 13 năm công tác tại trường THCS Sơn Hà bản thân đã ôn luyện đội
tuyển thi học sinh giỏi cấp huyện nhiều năm và rút ra được một số kinh nghiệm
giảng dạy môn chạy tiếp sức nay tôi xin phép được thực hiện đề tài :“ Kinh
nghiệm ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi nôi dung chạy tiếp sức”
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là lựa chọn và áp dụng một số bài tập phát
triển sức mạnh tốc độ, nhằm nâng cao thành tích chạy tiếp sức cho đội tuyển học
sinh giỏi trường THCS Sơn Hà. Nhằm góp phần thúc đẩy chất lượng dạy và học

môn chạy tiếp sức đạt thành tích tốt hơn.
Ngoài ra, còn giúp học sinh nâng cao sức khỏe, thể lực, hoàn thiện khả
năng vận động và yêu thích môn học hơn.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Tìm hiểu nghiên cứu sách tài liệu tham khảo, sách giáo khoa và thực tiễn
dạy học.
Đối tượng nghiên cứu là đội tuyển học sinh giỏi Trường THCS Sơn Hà.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Phương pháp sử dụng lời nói: phân tích, giảng giải.
1


Phương pháp kiểm tra sư phạm.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Phương pháp quan sát khách quan, khảo sát và trò chuyện nhằm nắm bắt
đúng thực tế khách quan. Qua trò chuyện để tìm hiểu thái độ của học sinh với
môn học này.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018
2. NỘI DUNG.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Sự phối hợp hoạt động trong các môn chạy rất đa dạng, phức tạp, tính
chất hoạt động của môn chạy tiếp sức là dùng sức mạnh tốc độ trong khoảng
thời gian ngắn. Hơn nữa, cơ sở để nâng cao thành tích và hoàn thiện kĩ thuật, thể
lực của người tập chạy phải dựa trên sự tập luyện kiên trì, tốn nhiều thời gian và
công sức nên đòi hỏi người tập phải có một tinh thần tốt.
Để học sinh có thành tích tốt trong học tập thì người giáo viên giảng dạy
trong một tiết học, một nội dung môn học phải thể hiện được ba mục đích cho
người tập đó là thành thục về kĩ năng động tác, đảm bảo khối lượng vận động
trong tiết học và nâng cao được thành tích vận động.
Muốn đạt được mục đích như đã nêu trên thì đòi hỏi người giáo viên phải

biết tổ chức giảng dạy để học sinh nắm đựơc kĩ thuật động tác, tổ chức tập luyện
nghỉ ngơi tích cực, tăng cường khối lượng vận động hợp lí để thúc đẩy các em
say mê tập luyện. Đối với học sinh bậc THCS, các em đang trong thời kì phát
triển của cơ thể, đòi hỏi phải vận động nhiều. Vì vậy việc tập luyện thường
xuyên, đều đặn hợp lí, tích cực, khoa học ở lứa tuổi này dễ đem lại thành tích
cao.
Chạy tiếp sức là nội dung chạy tập thể ngoài những dụng cụ cần thiết như
: Bàn đạp, đồng hồ, gậy….còn đòi hỏi phải có một đường chạy đủ điều kiện cho
việc tập luyện. Tuy nhiên hiện nay đa số các trường THCS trên địa bàn huyên
Quan Sơn việc có một đường chạy đủ chuẩn cho học sinh tập chạy môn chạy
tiếp sức là rất hiếm, vì vậy giáo ôn luyện đội tuyển phải biết vận dụng điều kiện
thực tế tại đơn vị để giảng dạy sao cho phù hợp nhất, giúp học sinh nắm vững kỹ
thuật và đảm bảo quá trình tập luyện đạt hiệu quả cao nhất.
Từ những cơ sở trên tôi chọn đề tài “ Kinh nghiệm ôn luyện đội tuyển
học sinh giỏi nôi dung chạy tiếp sức ”
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
a. Thuận lợi:
Trường THCS Sơn Hà vốn là môt ngôi trường có truyền thống dạy và
2


học. Trong quá trình xây dựng và phát triển, nhà trường đã gặt hái được nhiều
thành công, được các cấp uỷ Đảng chính quyền và nhân dân địa phương ghi
nhận và đánh giá cao.
Được sự quan tâm của các cấp chính quyên địa phương, BGH nhà trường
và các đoàn thể khác đã tạo điều kiện cho việc dạy và học. Đội ngũ giáo viên
đều được đào tạo chuẩn và trên chuẩn có lòng nhiệt tình yêu nghề mến trẻ, tận
tuỵ với công việc, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.
b. Khó khăn:
+ Đặc điểm tình hình địa phương.

Trường THCS Sơn Hà - nơi tôi công tác nằm trên địa bàn một xã miền núi
thuộc huyện Quan Sơn tỉnh Thanh Hoá, đời sống người dân còn rất nhiều khó
khăn, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Người dân nơi đây chủ yếu là
dân tộc Thái. Tuy đất đai nhiều nhưng thu nhập của người dân từ sản xuất nông
nghiệp lại rất thấp, nguồn lực xã hội hoá giáo dục từ dân là rất ít.
+ Đặc điểm nhà trường.
Trường THCS Sơn Hà sân bãi tập luyện môn thể dục không có, học sinh
phải tập ở sân trường ít nhiều ảnh hưởng đến học sinh học trong lớp vì vậy các
hoạt động cũng hạn chế, trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng được nhu cầu dạy
và học trong điều kiện mới. Bên cạnh đó, học sinh chủ yếu ở các chòm bản xa,
lại chưa có nhà bán trú nên việc đến trường của các em còn gặp rất nhiều những
khó khăn. Điều kiện kinh tế của người dân còn nghèo, dân trí không cao nên
việc đầu tư cho con em học tập còn hạn chế.
2.3 Giải pháp thực hiện đề tài.
Những điều kiện cần thiết trong việc ôn luyên đội tuyển học sinh giỏi nội
dung chạy tiếp sức.
Do số tiết dành cho nội dung chạy tiếp sức ở bậc THCS là không có cho
nên để ôn luyện đội tuyển có hiệu quả thì giáo viên phải đầu tư nhiều về việc
chuẩn bị bài giảng sao cho chất lượng đảm bảo cho học sinh khi học xong phải
hình thành được kỷ năng thực hiện động tác. Ngoài ra giáo viên cần chuẩn bị
những nội dung sau :
a) Chuẩn bị tốt về sân bãi, dụng cụ.
Điều đầu tiên và không thể thiếu trong giảng dạy thể dục thể thao đó là
dụng cụ và sân bãi, trong môn chạy tiếp sức cũng vậy ngoài việc có sân bãi để
học giáo viên cần chú ý hơn độ an toàn của sân bãi và dụng cụ.
VD: Đường chạy phải phẳng, không trơn trợt, không có chướng ngại vật
để tránh chấn thương cho học sinh
3



b) Chuẩn bị tốt về giáo án giảng dạy.
Để ôn luyên đội tuyển học sinh giỏi đạt hiệu quả thì người giáo viên cần
phụ thuộc vào bài soạn, phải đầu tư suy nghĩ chuẩn bị tốt cho bài soạn theo
hướng tích cực, chủ động, phải thể hiện rõ nội dung bài học, lượng vận động,
thời gian từng nội dung, lồng ghép những nội dung gì vào bài học cho hợp lí,
đưa trò chơi nào, bài tập bổ trợ nào để tăng thể lực, nâng cao thành tích...
c ) Chuẩn bị tốt cho bài dạy.
Đảm bảo giảng dạy đủ nội dung mà giáo viên đã soạn ra.
Bố trí hợp lí từng nội dung trong bài học sao cho phù hợp với lượng vận
động của học sinh theo nguyên tắc tăng tiến, tuần tự.
Tăng lượng vận động phù hợp, số lần lặp lại nhiều lần, giáo viên năng
động tích cực chủ động hướng dẫn học sinh tập luyện, sửa sai, sử dụng các hình
thức trò chơi ,thi đấu để giờ học không đơn điệu, tẻ nhạt, tạo được sự ganh đua
trong học tập, hạn chế tối đa thời gian chết.
Theo tôi giáo viên cần sử dụng phương pháp phân nhóm quay vòng vào
các giáo án để tạo sự linh hoạt cho bài giảng.
d) Thực hiện đánh giá kiểm tra thường xuyên.
Việc kiểm tra đánh giá thường xuyên giúp học sinh phấn đấu tập luyện,
cũng thông qua đó giáo viên nắm được và điều chỉnh phương pháp giảng dạy
cho phù hợp với từng nhóm học sinh, lựa chọn những học sinh có thành tích tốt
để bồi dưỡng. Trong quá trình giảng dạy chạy tiếp sức giáo viên có thể kiểm tra
những nội dung như sau: Kiểm tra miệng vào đầu các giờ học (nên chú trọng
vào phần lý thuyết ) khâu này rất quan trọng vì sẽ tạo được sự tập trung chú ý
nghe giảng của học sinh khi giáo viên truyền đạt phần lý thuyết. Ngoài ra các
phần thực hành thì kiểm tra theo nhóm, tùy theo trình độ của nhóm giáo viên có
thể yêu cầu nội dung thực hành, tuy nhiên cần tập trung vào một số nội dung sau
+ Kiểm tra các bài tập bỗ trợ.
+ Kiểm tra từng giai đoạn kỷ thuật.
+ Kiểm tra phối hợp trao nhận gậy với tốc độ chậm, nhanh : 02 người, 4
người.

+ Kiểm tra thể lực : tốc độ , độ bền.
e) Tổ chức thi đấu và trò chơi.
Đối với học sinh việc giảng dạy thuần túy sẽ không gây hứng thú trong tập
luyện, để khắc phục điều đó giảo viên chỉ cần kích thích bằng việc trong mỗi
buổi học chuẩn bị 01 trò chơi nhỏ để tạo không khí sôi nổi. Ngoài ra còn tổ chức
thi đấu trong nhóm với nhau để tạo sự ganh đua và cố gắng nâng cao thành tích
2.4 Qúa trình thực hiện.
4


Từ cơ sở trên chúng ta sẽ vận dụng một cách thực tế vào giảng dạy với
những nội dung cơ bản sau :
a) Mục đích – yêu cầu.
Nhằm hình thành kỷ năng động tác chạy tiếp sức, phát triển sức mạnh tốc
độ và sự phối hợp trao nhận gậy.
Phát hiện những học sinh có khả năng để bồi dưỡng thi học sinh giỏi
TDTT cấp huyện.
Yêu cầu học sinh tích cực tập luyện, nắm vững kiến thức bài học, lắng
nghe, quan sát giáo viên làm mẫu.
b) Phương pháp giảng dạy.
Giáo viên phân tích, giảng giải kết hợp làm mẫu động tác, dùng tranh ảnh,
hình vẽ để minh họa, mô phỏng động tác.
c) Chuẩn bị của giáo viên.
Đường chạy, gậy (02 học sinh một gậy), đồng hồ bấm giây, bàn đạp xuất
phát, còi…
Buổi học 1 : Tiết 1,2. Nêu mục đích - yêu cầu- các bài tập bổ trợ
Xây dựng cho học sinh khái niệm về chạy tiếp sức, các giai đoạn kỷ thuật
và nhớ lại các kiểu trao nhận gậy ( cần giúp các em hiểu rỏ nhiệm vụ vị trí mà
mình phụ trách. VD: người lãnh nhiệm vụ xuất phát phải thực hiện kỷ thuật xuất
phát đúng, không phạm quy và quan trọng là cầm gậy ở tay nào, khi chạy phải

lệch về hướng nào để thuận tiện trao gậy cho đồng đội ở vị trí tiếp theo.).
Luyện tập các bài tập bổ trợ : bước nhỏ, nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy
lăng sau, chạy tăng tốc độ trên đoạn đường thẳng 30- 40m...
Tìm hiểu khả năng thực hiện động tác của học sinh bằng cách cho chạy
tốc độ 40m, cách trao nhận gậy . Thông qua đó giúp học sinh định hình lại cách
thực hiện , đồng thời lựa chọn phân nhóm ta phân thành hai nhóm ( nam, nữ)
Đối tượng được lựa chọn để thực hiện đề tài là học sinh đội tuyển của
trường THCS Sơn Hà với sĩ số 8 trong đó 4 nam và 4 nữ.
Giáo viên kiểm tra thành tích ban đầu của học sinh.
o Nhóm nam : Đạt được 51 giây 24
o Nhóm nữ: Đạt được 61 giây 86
Buổi học 2: Tiết 3,4
1. Nội dung buổi học.
Làm mẫu phân tích kĩ thuật, xem tranh ảnh minh họa động tác, kĩ thuật,
xem phim về kỷ thuật chạy tiếp sức.
Tập động tác trao nhận gậy có gậy tại chổ (tập 01 kiểu trao gậy từ dưới
lên).
5


Tập các bài tập bổ trợ : bước nhỏ, nâng cao đùi, đạp sau…
2. Công việc cụ thể từng nhóm: Chia nhóm tập luyện.
+ Nhóm nam : Chạy tốc độ 50m, trao nhận gậy 4 người với tốc độ nhanh.
+ Nhóm nữ Chạy tốc độ 40m, trao nhận gậy 2 người với tốc độ chậm.
Buổi học 3:Tiết 5,6
1. Nội dung buổi học.
Ôn lại động tác trao nhận gậy tại chổ, tập kỷ thuật xuất phát thấp có gậy.
Tiếp tục tập một số bài tập bổ trợ chung : bước nhỏ, nâng cao đùi, đạp
sau, chạy tốc độ….
Sửa chữa các sai sót mà học sinh mắc phải (nếu sai sót ít thì sửa cá nhân,

nếu sai nhiều thì sửa tập trung và có thể làm mẫu lại kĩ thuật, hướng dẫn lại).
2. Công việc cụ thể từng nhóm: Chia nhóm tập luyện.
+ Nhóm nam : Tập hoàn chỉnh trao nhận gậy cho cả 4 người với tốc độ
nhanh.
+ Nhóm nữ: Tập hoàn chỉnh trao nhận gậy cho cả 4 người với tốc độ
trung bình.
Buổi học 4:Tiết 7,8
1. Nội dung buổi học.
Rút kinh nghiệm những động tác thường sai, giáo viên sửa sai và đưa bài
tập cho các nhóm.
Tiếp tục tập luyện các bài tập bổ trợ : bước nhỏ, nâng cao đùi, đạp sau,
chạy tốc độ….
Giới thiệu một số điều luật thi đấu.
2. Công việc cụ thể từng nhóm: Chia nhóm tập luyện
+ Nhóm nam : Tiếp tục hoàn chỉnh kỷ thuật động tác, tránh sai sót và
nâng cao tốc độ đến mức tốt nhất.
+ Nhóm nữ : Tập hoàn chỉnh kỷ thuật động tác, trao nhận gậy 4 người
với tốc độ nhanh.
Đối với thời gian này giáo viên kiểm tra bằng hình thức thi đấu giao lưu
với trường THCS Sơn Lư qua đó giáo viên biết được thành tích của các em đang
ở mức độ nào từ đó điều chỉnh mức độ tập luyên các em.
Qua quá trình kiểm tra kết quả đạt được như sau.
o Nhóm nam : Đạt được 47 giây 34
o Nhóm nữ: Đạt được 57 giây 86
Như vây qua kiểm tra thành tích của các em đã tăng lên rõ rêt.
Buổi học 5:Tiết 9,10
1. Phần học chung cả lớp : tập đồng loạt

6



Tiếp tục luyện tập một số bài tập bổ trợ chung : bước nhỏ, nâng cao đùi,
đạp sau, chạy tốc độ….
2. Công việc cụ thể từng nhóm: Chia nhóm tập luyện
+ Nhóm nam : Tiếp tục hoàn chỉnh kỷ thuật động tác, nâng cao tốc độ đến
mức tốt nhất.
+ Nhóm nữ : Hoàn chỉnh kỷ thuật động tác, nâng cao tốc độ đến mức tốt
nhất, tránh sai sót trong trao nhận gậy.
Buổi học 6: Tiết 11,12
Kiểm tra đánh giá quá trình tập luyên đối với hai nhóm
Giáo viên cần đưa ra những yêu cầu học sinh cần đạt được.
Qua những yêu cầu đó giáo viên có những nhận xét đánh giá từng nhóm
mức độ đạt được của các em.
Mức độ 1 : Học sinh hoàn chỉnh kỷ thuật động tác, trao nhận gậy đúng với
tốc độ nhanh .
Mức độ 2 : Học sinh hoàn chỉnh kỷ thuật động tác, trao nhận gậy đúng với
tốc độ khá, vẫn còn lỗi nhỏ.
Mức độ 3 : Học sinh kỷ thuật động tác còn sai, trao nhận gậy đúng với tốc
độ trung bình.
Trên đây tôi đã giới thiệu phương pháp giảng ôn luyện đội tuyển học sinh
giỏi nội dung của môn chạy tiếp sức trong từng buổi học, bản thân rất mong
được sự góp ý của đồng nghiệp và nhà trường để sáng kiến của tôi được hoàn
thiện hơn.
3. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luân.
Với những kinh nghiệm trên của bản thân tôi đã áp dụng thông qua những
tiết ôn luyện đội tuyển trong những năm qua đã đem lại kết quả cao trong việc
rèn luyện thể lực, sức khỏe và nâng cao thành tích ở bộ môn chạy tiếp sức, đặc
biệt là áp dụng cho các em học trong đội tuyển học sinh giỏi của trường THCS
Sơn Hà.

Qua kiểm tra đánh giá việc ôn luyện các em nội dung chạy tiếp sức qua các
buổi học tôi nhận thấy rằng các em có sự tiến bộ rõ rệt.
Từ việc vận dụng đề tài “Kinh nghiệm ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi
nôi dung chạy tiếp sức”
Bản thân tôi tiến hành thực hiện trong thời gian qua không những nâng cao
được chất lượng giảng dạy cho nội dung chạy tiếp sức mà còn nâng cao được tố
chất vận động, rèn luyện thể lực cho học sinh thông qua các buổi ôn luyện đội
tuyển. Đây cũng chính là đòn bẩy để thúc đẩy các hoạt động TDTT của nhà
7


trường ngày càng đạt được những thành tích cao hơn trong các kỳ thi học sinh
giỏi cấp huyện.
Việc vận dụng đề tài này vào ôn luyện đội tuyển , tôi nhận thấy rằng đây
là việc làm thiết thực phù hợp với chương trình đổi mới theo hướng tích cực hóa
cho người học hiện nay, đồng thời giúp cho người học chủ động chống thói quen
tập luyện thụ động, phát huy tính năng động sáng tạo đúng với phương pháp dạy
học “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh”.
Nói tóm lại, hoạt động TDTT là một bộ phận không thể tách rời với việc
học các bộ môn văn hóa khác vì vậy việc tập luyện phải thường xuyên liên tục là
hết sức cần thiết, vừa rèn luyện thân thể ,vừa tăng cường sức khỏe, giáo dục
nhân cách đạo đức lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa ,tinh
thần cho mọi người.
Trên đây, là những kinh nghiệm của bản thân đã tích lũy được trong quá
trình ôn luyện đội tuyển trong thời gian qua, mặc dù có nhiều cố gắng trong việc
tổng hợp và áp dụng nhưng nó còn những ý kiến mang tính chủ quan.Vì vậy khi
xem xét đề tài này mong các bạn đồng nghiệp và qúy thầy cô hãy giúp đỡ để đề
tài hoàn thiện hơn và bản thân tôi có thể đẩy mạnh và nâng cao phong trào rèn
luyện thân thể trong nhà trường ngày càng phát triển mạnh hơn.
3.2. Kiến nghị.

Đề tài này mang tính hiệu quả cao đáp ứng được yêu cầu đổi mới của
GDTC hiện nay theo tôi có thể áp dụng nhân rộng ra cho toàn huyện.
Đề nghị tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất cho môn điền kinh : Có một
đường chạy tốt và đủ chuẩn.
Xin chân thành cám ơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN Sơn Hà, ngày tháng năm 2018.
VỊ
Tôi xin cam đoan SKKN tự viêt
không coppy của người khác.
NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Văn Nghĩa

TÀI LIỆU THAM KHẢO
8


1. Giáo trình điền kinh ĐH thể dục thể thao I
Nhà xuất bản thể dục thể thao năm 2000
2. Giáo trình lý luận và phương pháp Thể dục thể thao.
Đại học thể dục thể thao II - Dương Thế Hiển năm 2002.
3. Cơ sở lý luận và phương pháp đào tạo VĐV
PGS.PTS Nguyễn Toán
4. Phạm Viết Vượng. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục.
Nhà xuất bản giáo dục năm 1999.
5. Lịch sử Thể dục thể thao
Nhà xuất bản Thể dục thể thao Hà Nội năm 2000.

9




×