Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh khối 7 cách học về cấu trúc ngữ pháp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.45 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
1.MỞ ĐẦU

Số TT
1.1
1.2
1.3
4

Lí do chọn đề tài
Đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu.
Thời gian nghiên cứu.

TRANG
1
2
2
2

1
2
3

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
cơ sở thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệm
Kết quả của thực trạng trên.

3
3


3
4

CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I.
II.
III.
III.
1
2

Các giải pháp thực hiện.
Các biện pháp tổ chức.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Tiến trình dạy học.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Kết luận
Đề xuất

1. MỞ ĐẦU

1

5
5
5
6
7
20
20

20


1.1.Lí do chọn đề tài.
Tiếng việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng là tiếng phổ
thông, Tất cả các đân tộc anh em trên đất nước Việt Nam. Trải qua hàng nghìn
năm cùng với sự phát triển của dân tộc, tiếng việt càng ngày càng phát triển.
Tiếng việt là phương tiện giao tiếp giao tiếp quan trọng nhất của xã hội
Việt nam hiện nay, là ngôn ngữ chính thống trong giảng dạy, học tập và nghiên
cứu tất cả các bậc học, nghành học; Là chất liệu của sáng tạo nghệ thuật ; Là
cụng cụ nhận thức , tư duy của người việt
Mặt khác, tiếng Việt còn mang rõ dấu ấn của nếp cảm, nếp nghĩ, nếp sống
của người Việt, nó là phương tiện tổ chức và phát triển xã hội...Chính những vai
trò và chức năng trên cho thấy sự cần thiết của môn tiếng Việt và việc giảng dạy
tiếng Việt trong nhà trường.
Môn tiếng Việt ở trường THCS nói chung và phần ngữ pháp nói riêng có
nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một cách có hệ thống những đơn vị kiến thức
cơ bản tối thiểu, cần thiết, vừa sức về từ loại, cú pháp, ngữ pháp văn bản để học
sinh vận dụng những kiến thức đó một cách chủ động, sáng tạo, đầy hứng thú
vào nói, viết chuẩn mực, mạch lạc trong các hoạt động giao tiếp. Đồng thời,
khơi dậy, phát triển, củng cố khả năng tư duy, óc sáng tạo; Bồi dưỡng năng
khiếu thẩm mỹ, lòng tự hào, yêu quý tiếng mẹ đẻ.
Từ những nhiệm vụ đó, trong giờ dạy tiếng Việt, yêu cầu người dạy phải
có cách thức làm việc và tổ chức cho học sinh làm việc sao cho học sinh chủ
động chiếm lĩnh tri thức, hình thành các kĩ năng, kĩ sảo. Từ đó trang bị cho mình
công cụ để nhận thức và phương tiện để giao tiếp.
Có thể nói, câu trong tiếng Việt là vấn đề tương đối phức tạp. Có nhiều ý
kiến khác nhau về câu tiếng Việt. Sách ngữ pháp tiếng Việt của Nguyễn Lân cho
rằng: Nhiều từ hợp lại mà biểu thị một ý kiến dứt khoát về động tác, tình
hình, tính chất của sự vật được gọi là một câu.

V.V Vinogradov cho rằng: Câu là đơn vị hoàn chỉnh của lời nói được hình
thành về mặt ngữ pháp theo các quy luật của một ngôn ngữ nhất định, làm
công cụ quan trọng để cấu tạo, biểu thị tư tưởng...
Trong dạy học tiếng Việt ở trường THCS, phần câu (cả lí thuyết và bài tập) là
phần thực sự khó đối với cả người dạy và người học. Do đó, việc dạy học tiếng
Việt, đặc biệt là phần câu đòi hỏi giáo viên không chỉ có năng lực mà cần phải
có kinh nghiệm và phương pháp tốt cho học sinh hiểu. Đặc biệt là những học
sinh vùng núi về cấu trúc từ học sinh cũng mơ màng, không nắm chắc cấu trúc
câu. Chính vì thế mà tôi chọn đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh

2


nghiệm hướng dẫn học sinh khối 7 cách học về cấu trúc ngữ pháp dùng cụm
chủ- vị để mở rộng câu.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Mục đích chính của tôi nghiên cứu đề tài này nhằm giúp cho học sinh hiểu
được thế nào là dung cụm chủ- vị để mở rộng câu (Tức dùng cụm chủ- vị để làm
thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ)
- Nắm được các trường hợp dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu.
- Luyện kĩ năng : phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu; xác định cụm chủ- vị
dùng để mở rộng câu.
- Học sinh có thái độ trân trọng ngôn ngữ tiếng việt.
1.3.Đối tượng nghiên cứu:
Bản thân áp dụng cho hoc sinh trường THCS Sơn Hà cụ thể là học sinh lớp
7, khi dạy bài Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu tôi tìm những
ví dụ đơn giản trong các tác phẩm văn xuôi, tìm hiểu kĩ nội dung
bài học ở sách giáo giáo khoa và chuẩn kiến thức kĩ năng.
1.4.Phương pháp nghiên cứu:
Bản thân dùng phương pháp điều tra khảo sát thực tế ở lớp 7 trường THCS

Sơn Hà để biết lực học của từng học sinh, phương pháp phân tích, phương pháp
tổng hợp, phương pháp lấy học sinh làm trung tâm. Tất cả những phương pháp
trên nhằm giúp cho học sinh nắm chắc về câu. Đặc biệt là dùng cụm c-v để mở
rộng câu.
1.5.Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
Là đối tượng học sinh vùng núi, nhiều em chưa thành thạo về cấu tạo
nòng cốt của câu. Chính vì thế muốn học sinh thích thú, ham học về ngữ pháp
thì giáo viên phải tìm được phương pháp phù hợp tìm. Chính vì thế tôi đã lấy
những ví dụ gần gũi , thực tế và để dễ hiểu ví dụ đó phải ngắn gọn học sinh nắm
nòng cốt câu thật chắc sau đó mới xác định được thành phần mở rộng câu.

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.

3


Văn học phải gắn với đời sống, chú ý đến học sinh. Đặc biệt là học sinh
vùng núi. Chính vì thế mà sự sáng tạo và tiếp nhận tính học sinh phải nắm
được cấu trúc từ, câu để vận dụng vào bài viết của mình, phát huy vai trò chủ thể
của học sinh, phải chú ý đến mối quan hệ tái hiện, mang tính độc lập của học
sinh. Trong đó phân môn tiếng Việt là rất quan trọng, học sinh phảinắm từ vựng,
cấu trúc ngữ pháp, dấu câu để vận dụng vào bài viết. Có như thế thì những bài
viết mới đạt kết quả cao. Một bài viết hay phải có sự trau chuốt về ngôn từ và
vận dụng những kiểu câu thích hợp đã học vào bài làm. Chính vì thế mà phần
tiếng việt rèn luyện câu và đoạn văn trong làm văn là rât quan trọng.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Từ trước đến nay, nói đến môn Ngữ Văn nói chung, môn tiếng Việt nói
riêng, học sinh ít có hứng thú học tập. Do đó, trong giờ dạy học Văn- Tiếng Việt
người dạy tổ chức cho học sinh học tập một cách nhiệt tình, sôi nổi, nắm bài một

cách hiệu quả và yêu quý bộ môn này là một vấn đề khó so với các môn học
khác.
Có thể nói, theo cảm nhận của bản thân, chương trình sách giáo khoa mới
đưa nội dung kiến thức về câu vào chương trình giảng dạy sớm (Lớp 2) so với
khả năng nhận thức của độ tuổi. Ở độ tuổi này, khả năng nhận thức về câu tiếng
Việt của học sinh có hạn nên một số em bị “chột” kiến thức, càng lên lớp trên
học sinh càng không nắm được kiến thức. Do đó các em viết câu hầu như chưa
đúng cấu trúc, chưa đủ nội dung thông báo, ngắt câu tùy tiện...Đặc biệt là việc
phân tích cấu trúc câu còn hạn chế.
Chương trình tiếng Việt lớp 7 có nhiều đơn vị kiến thức khó, phức tạp so
với độ tuổi của các em. Đặc biệt là thao tác biến đổi câu: Dùng cụm chủ- vị để
mở rộng câu học sinh còn rất lúng túng trong việc phân biệt chủ ngữ, vị ngữ
của câu với chủ ngữ, vị ngữ được mở rộng.
Nội dung bài này khó cắt nghĩa cho học sinh nếu chỉ dựa trên lời thuyết
giảng của giáo viên. Mặt khác, đặc trưng của bộ môn, của bài là phải từ bài tập
đến lí thuyết và quay trở về bài tập để củng cố và khắc sâu lí thuyết. Tức là học
sinh phải được luyện nhiều. Trong khi đó nội dung lí thuyết của bài không ít.
Việc sử dụng phối kết hợp đồ dùng dạy học với phương tiện dạy học hiện
đại còn hạn chế. Để duy trì không khí lớp học, gây hấp dẫn, hứng thú.
đối với học sinh, dành nhiều thời gian để học sinh luyện tập, hiệu quả bài học
đạt kết quả cao, yêu cầu giáo viên phải chuẩn bị chu đáo, công phu không chỉ
giáo án mà cả đồ dùng dạy học và phương tiện dạy học hiện đại (Máy chiếu đa
năng).

4


2.3. Kết quả của thực trạng trên:
Năm học 2017- 2018 tôi được trường phân công dạy môn Ngữ văn l ớp 7.
Lúc này tôi chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, chỉ thực hiên

giảng dạy bình thường là sử dụng bảng phụ và ít đưa ngữ liệu vào để khai thác
hơn. Với cách dạy đó thì:
- Trong giờ học, học sinh ít được luyện tập qua các ví dụ.
- Số học sinh lúng túng khi xác định cụm chủ- vị để mở rộng câu còn
nhiều.
- Học sinh hay lẫn lộn giữa cụm chủ- vị của câu với cụm chủ- vị
dùng để mở rộng câu.
- Học sinh nắm kiến thức còn mơ màng, việc vận dụng kiến thức lí thuyết
vào thực hành còn hạn chế.
Vì vậy, kết quả kiểm tra sau tiết học chỉ đạt được:
Kết quả điều tra qua bài kiểm tra sau tiết học
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Lớp
7

SL
29

1

%
3,4

SL
2

%

6,9

SL
12

%
41,4

SL
14

%
48,3

Xuất phát từ thực trạng và kết quả thực trạng trên, trong quá trình giảng
dạy ở trường THCS Sơn Hà, bằng kinh nghiệm và khả năng của mình, trong
khuôn khổ bài viết này tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh
nghiệm hướng dẫn học sinh khối 7 cách học về cấu trúc ngữ pháp dùng cụm
chủ- vị để mở rộng câu. (Tiết 102 - tiếng Việt 7, tập II)
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
a. Các giải pháp thực hiện.
1. Nghiên cứu tài liệu tham khảo, sách giáo khoa, sách giáo viên; soạn
bài.
2. Do bài học này là bài khó đối với các em nên để tiết học đạt hiệu quả,
trước hết giáo viên cần phải có sự chuẩn bị thật công phu, chu đáo, học sinh phải
học bài và có sự chuẩn bị bài mới ở nhà.
3. Khi tiến hành giờ dạy trên lớp, giáo viên:
- Phối kết hợp nhịp nhàng giữa bảng đen (ĐDDH truyền thống), bảng
phụ và phương tiện dạy học hiện đại (máy chiếu đa năng). Muốn vậy trước khi
tiến hành giờ dạy trên lớp, giáo viên phải thuộc và hình dung trong đầu toàn bộ

tiến trình lên lớp từ ghi nội dung trên bảng đen, thao tác treo bảng phụ đến thác
tác bấm máy...

5


- Tổ chức, duy trì và điều khiển học sinh học tập tích cực, chủ động. Chú
ý tới tất cả các đối tượng học sinh đặc biệt là một số em học yếu. Với đối tượng
học sinh này các em hay có tâm lí chán học hoặc có cảm giác bị bỏ rơi trong giờ
học, do đó trong quá trình dạy, giáo viên nên khuyến khích các em. Có thể cho
các em này đọc ngữ liệu để gây sự chú ý, hứng thú đầu tiên ở đối tượng này.
- Học sinh lên bảng trực tiếp thực hành trên bảng phụ, học sinh dưới lớp
cùng làm sau đó quan sát kết quả bạn làm trên bảng và nhận xét. Giáo viên chốt
lại kết quả đúng bằng cách thực hiện trên máy chiếu để học sinh so sánh kết quả.
b. Các biện pháp tổ chức.
*. Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên và tài liệu tham khảo;
soạn bài.
Trước khi soạn bài tôi nghiên cứu nội dung trong sách giáo khoa và sách
giáo viên để nắm được những nội dung kiến thức học sinh cần đạt được của bài.
Đồng thời với sách giáo viên, tôi tiếp tục nghiên cứu các tài liệu tham khảo khác
để xác định hướng tiến hành thực hiện giờ dạy trên lớp.
Mặt khác, do ở bài này sách giáo khoa đưa ra ít ngữ liệu và bài tập, trong
khi đó đặc trưng của bộ môn, của bài là phải từ bài tập đến lí thuyết và quay trở
về bài tập để củng cố và khắc sâu lí thuyết, (Tức là học sinh phải được luyện
nhiều) nên thông qua sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác, tôi tìm và
đưa thêm nhiều ngữ liệu bên ngoài vào nội dung bài học để học sinh được luyện
nhiều.
Sau khi nghiên cứu thấu đáo sách giáo khoa, sách giáo viên và tài liệu
tham khảo, tôi tiến hành soạn giáo án.
c. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

*. Đối với giáo viên:
- Đồ dùng dạy học truyền thống (Bảng phụ): Để dạy tiết này tôi chuẩn bị
7 cái bảng phụ để: Ghi ngữ liệu (Sách giáo khoa), các ví dụ, bài tập củng cố và
bài tập trong sách giáo khoa
- Phương tiện dạy học hiện đại (Máy đa năng):
+Tất cả nội dung ghi ở bảng phụ tôi đều cùng ghi và trình chiếu ở máy đa
năng.
+Khác với ở bảng phụ, ở đây ngoài ngữ liệu tìm hiểu và các bài tập ra, tôi
ghi luôn cả đáp án đúng.
+Nội dung ghi nhớ ở sách giáo khoa sau khi tìm hiểu ngữ liệu của mỗi
phần.
+Tranh ảnh.

6


Có thể nói theo sự chuẩn bị của tôi sẽ có nhiều ý kiến cho rằng mất nhiều
thời gian, tốn công sức hoặc đã dùng máy đa năng rồi thì thôi không cần bảng
phụ vì như thế là đã ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy rồi. Nhưng tôi
thiết nghĩ:
Thứ nhất: Một tiết dạy thành công hay không trước hết là ở khâu chuẩn
bị giáo án, đặc biệt ở phân môn tiếng Việt là còn ở đồ dùng dạy học và thiết bị
dạy học. Giáo viên chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học trong tiết dạy trước hết
tiết dạy sẽ thực hiện được nguyên tắc trực quan; Tiết kiệm thời gian, rút ngắn
thời gian đi quãng đường từ “cái cụ thể, cảm tính” đến “cái trừu tượng”; Gây
hứng thú học tập; Tập trung được sự chú ý của học sinh, làm cho lớp học sôi
nổi; Học sinh theo dõi bài dễ dàng và có nhiều thời gian thực hành luyện tập.
Qua đó, học sinh tự rút ra được nội dung bài học cần nắm. Từ nội dung bài học
đó học sinh lại vận dụng vào làm bài tập, chuyển nội dung bài học thành các kĩ
năng, kĩ xảo.

Thứ 2: Nếu chỉ dùng mình máy chiếu đa năng để trình chiếu thì tôi cảm
thấy học sinh làm việc một cách máy móc, chỉ đứng tại chỗ trả lời, lại khó lưu
được các ý kiến trả lời của học sinh để đối chiếu với kết quả đúng.
Đặc biệt sau khi học sinh trả lời, giáo viên trình chiếu đáp án đúng tôi có cảm
tưởng nó mang tính áp đặt nhiều hơn đối với học sinh. Do đó tôi sử dụng bảng
phụ trước để học sinh được lên bảng làm bài một cách trực tiếp vào bảng phụ.
Sau khi học sinh này làm xong, cả lớp ở dưới sẽ quan sát được và nhận xét kết
quả bạn làm. Để xem học sinh làm và các ý kiến nhận xét có đúng không, giáo
viên trình chiếu đáp án đúng ở máy đa năng để cả lớp quan sát, đối chiếu kết quả
đúng với kết quả ở bảng phụ.
Cách làm kết hợp ĐDDH với phương tiện dạy học hiện đại này tôi thấy có hiệu
quả sau:
- Học sinh được làm việc trực tiếp. (Khắc phục điểm hạn chế của máy đa
năng)
- Rút ngắn khoảng thời gian giáo viên đưa ra kết quả đúng tới học sinh.
- Học sinh dễ quan sát, so sánh, đối chiếu và tự rút ra kết quả học tập của
mình.
- Tất cả các đối tượng trong lớp đều được tham gia.
*. Đối với học sinh:
Có thể nói một giờ dạy dù chuẩn bị kĩ đến đâu nếu như không có sự chuẩn
bị và ủng hộ nhiệt tình của học sinh thì giờ dạy đó cũng khó có thể thành công

7


theo mong muốn. Do vậy, trước khi bài học này diễn ra giáo viên yêu cầu học
sinh phải chuẩn bị tốt các nội dung sau:
- Học và nắm vững bài cũ: “Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động”.
- Luyện thành thạo kĩ năng phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu. (Xác
định chủ ngữ, vị ngữ, các thành phần phụ khác của câu)

- Nắm vững kiến thức về từ loại, về cụm từ loại đã được học ở lớp dưới.
- Đọc và phân tích cấu trúc ngữ pháp của các ngữ liệu trong sách giáo
khoa bài “Dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu” (Trang 68 và 69)
d. Tiến hành giờ dạy trên lớp:
Cũng như các tiết học khác, sau khi kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới tôi
tiến hành hoạt động tìm hiểu thế nào là dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu?
Để học sinh nắm được khái niệm này trước hết tôi treo bảng phụ 1 lên,
yêu cầu học sinh lên bảng xác định trên bảng phụ cụm danh từ trong ví dụ và
yêu cầu học sinh ở dưới lớp nhận xét kết quả bạn lên làm. Để không tốn nhiều
thời gian, học sinh nhanh chóng nhận ra kết quả bạn làm trên bảng và xem bạn
nhận xét có đúng không, tôi chiếu luôn đáp án ở máy đa năng đồng thời khẳng
định đây là đáp án đúng và chữa lại trên bảng phụ (nếu sai).
Tiếp đó, học sinh tiếp tục lên bảng thực hiện các yêu cầu ở bảng phụ thứ 2
(Phân tích cấu tạo của cụm danh từ vừa tìm được: những tình cảm ta không có,
những tình cảm ta sẵn có... vào bảng mô hình cụm danh từ và phân tích cấu
trúc của phụ ngữ sau của mỗi cụm danh từ: ta không có, ta sẵn có... ). Cách
tiến hành giữa bảng phụ và máy chiếu tương tự trên.
Đến đây tôi cho học sinh nhận xét cấu trúc ngữ pháp của các phụ ngữ sau
của mỗi cụm danh từ: -“ta không có”
CN
VN
- “ta
sẵn có... ”
CN
VN
Qua nhận xét, học sinh dễ dàng thấy được : Phụ ngữ sau của cụm danh
từ có cấu tạo hình thức giống câu đơn bình thường (Gồm một kết cấu chủvị). Tôi sẽ chốt kết quả nhận xét này lên bảng đen.
Tiếp đó, để học sinh thấy được không chỉ thành phần của cụm từ có cấu
tạo hình thức giống câu đơn bình thường mà thành phần câu cũng có cấu tạo
hình thức giống câu đơn bình thường, tôi tiếp tục treo bảng phụ 3 cho học sinh

tìm hiểu nhanh một ví dụ khác nữa.
Bạn lớp trưởng, gương mặt rạng rỡ.

8


Ở ví dụ này, tôi yêu cầu học sinh : Xác định cấu trúc ngữ pháp của câu.
Từ kết quả đúng vừa xác định (Bạn lớp trưởng, gương mặt rạng rỡ),
CN
VN
tiếp tục yêu cầu học sinh tìm trong các thành phần câu vừa xác định xem có
thành phần nào có cấu tạo hình thức giống câu đơn bình thường.
Học sinh sẽ xác định được: gương mặt rạng rỡ.
CN
VN
Từ kết quả này học sinh dễ dàng nhận thấy: Vị ngữ của câu có cấu tạo
hình thức giống câu đơn bình thường (Gồm một kết cấu chủ- vị). Tôi sẽ tiếp
tục chốt kết quả nhận xét này lên bảng đen.
Với kết quả học sinh tìm hiểu từ 2 ngữ liệu đã chốt trên bảng, tôi yêu cầu
học sinh nhìn lên bảng đồng thời khái quát lại và dẫn dắt học sinh nhận thấy kết
quả từ 2 ngữ liệu vừa tìm hiểu có 2 cụm từ làm thành phần cụm danh từ và 1
cụm từ làm thành phần vị ngữ của câu có cấu tạo hình thức giống câu đơn bình
thường. Và tôi khẳng định luôn: Cách dùng các cụm từ có cấu tạo hình thức
giống câu đơn bình thường làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ ở trong
câu người ta gọi là dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu. Từ đó yêu cầu học sinh rút
ra khái niệm thế nào là dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu? Đó chính là nội dung
ghi nhớ 1 được trình chiếu trên máy.
Sau khi rút ra ghi nhớ 1, tôi treo bảng phụ 4 yêu cầu học sinh làm bài tập
để củng cố kiến thức lí thuyết vừa rút ra, đặc biệt là luyện kĩ năng xác định cụm
chủ- vị dùng để mở rộng câu.

Để đạt được yêu cầu trên và học sinh không lẫn lộn giữa kết cấu chủ- vị
của câu với cụm chủ- vị dùng để mở rộng, tôi lần lượt yêu cầu học sinh thực
hiện các yêu cầu sau:
- Phân tích cấu trúc ngữ pháp của từng câu.
- Xác định cụm chủ- vị dùng để mở rộng câu.
- So sánh rút ra điểm khác giữa cụm chủ- vị của câu với cụm chủvị dùng để mở rộng câu.
(Cách tiến hành giữa bảng phụ và máy chiếu tương tự trên.)
Học sinh sau khi làm xong và đối chiếu kết quả giữa bảng phụ và máy
chiếu sẽ thu được kết quả:
1.“Cả lớp đã làm xong bài tập thầy giáo giao.”
C

CN

VN

9

V


2.“ Bác Hồ

mong các cháu ngoan ngoãn (và) học giỏi.”
C

CN

V


VN

3.“ Chiếc cầu vắt ngang dòng sông đẹp như một bức tranh.”
C

V

CN

VN

4.“ Nhân dân ta, tinh thần rất hăng hái.”
C

V

CN
VN
Sau khi hoàn thành bài tập trên, tôi lấy kết quả của bài tập này làm phần
chuyển ý và tìm hiểu kiến thức phần II (Các trường hợp dùng cụm chủ- vị để mở
rộng câu). Với cách kết hợp này tôi sẽ rút ngắn được khoảng thời gian tìm hiểu
kiến thức ở phần này, đồng thời tạo điều kiện để tôi cho học sinh luyện củng cố
nội dung kiến thức và kĩ năng của cả bài.
Xuất phát từ mục đích trên, khi chuyển sang phần II, tôi giữ nguyên kết
quả bài tập củng cố trên bảng phụ (đã chữa đúng) và trên máy chiếu đồng thời
yêu cầu học sinh lên thực hiện yêu cầu tiếp theo là: Trong mỗi câu cụm chủ- vị
dùng để mở rộng câu làm thành phần gì ?
Học sinh sẽ thực hiện được:
Câu 1: Cụm chủ- vị dùng để mở rộng câu làm phụ ngữ của cụm danh từ.
Câu 2: Cụm chủ- vị dùng để mở rộng câu làm phụ ngữ của cụm động từ.

Câu 3: Cụm chủ- vị dùng để mở rộng câu làm chủ ngữ trong câu.
Câu 4: Cụm chủ- vị dùng để mở rộng câu làm vị ngữ trong câu.
Với kết quả trên, tôi cho học sinh rút ra các trường hợp dùng cụm chủ- vị
để mở rộng câu. Đó chính là nội dung ghi nhớ 2.
Đến đây, cùng với việc hướng dẫn học sinh nắm lại toàn bộ nội dung lí
thuyết của bài, tôi nhấn mạnh cho các em các bước xác định cụm chủ- vị dùng
để mở rộng câu. Theo tôi, đây là việc làm rất quan trọng của giáo viên trong tiết
học nay. Nó sẽ giúp cho học sinh không lúng túng khi xác định cụm chủ- vị
dùng để mở rộng câu và dễ dàng phân biệt được kết cấu chủ- vị của câu với cụm
chủ-vị dùng để mở rộng câu. Cụ thể là:
Bước 1: Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu để xác định kết cấu chủ- vị
của câu.(Nòng cốt câu)

10


Bước 2: Quan sát các thành phần của câu vừa xác định, xem xét có thành
phần nào có cấu tạo hình thức giống câu đơn bình thường không.
- Nếu chủ ngữ có cấu tạo hình thức giống câu đơn bình thường thì trường hợp
này là dùng cụm chủ- vị mở rộng thành phần chủ ngữ.
- Nếu vị ngữ có cấu tạo hình thức giống câu đơn bình thường thì trường hợp này
là dùng cụm chủ- vị mở rộng thành phần vị ngữ.
- Nếu cụm chủ- vị được mở rộng bổ nghĩa cho từ ngữ nào đó trong thành phần
chủ ngữ hoặc vị ngữ thì trường hợp này cụm chủ- vị được dùng để mở rộng phụ
ngữ của cụm từ.
Để khắc sâu kĩ năng trên, tôi chuyển các ngữ liệu chưa tìm hiểu của phần
II(Sách giáo khoa) thành bài tập củng cố nội dung của cả bài. Đó là nội dung ghi
ở bảng phụ thứ 5.
Phần luyện tập ngoài bài tập trong sách giáo khoa ra tôi cho học sinh làm
thêm bài tập khác nữa.

Trước hết để phát hiện và bồi dưỡng năng lực học sinh khá giỏi, tôi đưa lên màn
hình máy đa năng 2 bức tranh (một bức là cánh đồng lúa chín, một bức có hình
ảnh cây gạo nở hoa đỏ rực) rồi yêu cầu học sinh quan sát bức tranh, chọn một
trong hai bức tranh để quan sát và viết đoạn văn tả cảnh cánh đồng lúa chín hoặc
cây gạo trong đó có sử dụng cụm chủ- vị để mở rộng câu và xác định mở rộng
thành phần gì.
Để thay đổi không khí lớp học, tạo không khí vui vẻ và củng cố lại kĩ
năng xác định cụm chủ- vị dùng để mở rộng trong câu, trước khi kết thúc giờ
học tôi tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi với tên gọi là: “Trò chơi tiếp sức”.
Cách tiến hành như sau:
- Giáo viên treo bảng phụ 7 (được viết vào tờ giấy cỡ lớn).
- Chia lớp thành 2 đội. Trong thời gian 2 phút lần lượt từng người
một của mỗi đội lên bảng tìm câu có dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu và gạch
chân dưới cụm chủ- vị đó.
- Cứ đội này lên bảng làm xong về chỗ, đội kia mới xuất phát. Nếu đội
nào chậm lên làm hoặc lên làm chậm sẽ mất lượt.
- Trong thời gian 2 phút đội nào xác định được nhiều câu có dùng cụm
chủ- vị để mở rộng câu đội đó sẽ thắng.
Trên đây là kinh nghiệm của bản thân được rút ta qua thực tế giảng dạy và
đã tiếp tục ứng dụng tiếp vào thực tế dạy bài Dùng cụm chủ- vị để mở rộng
câu. Bản thân thấy giờ dạy và học đạt hiệu quả cao.

11


Giáo án thể nghiệm:
TIẾNG VIỆT: TIẾT: 102: BÀI:

DÙNG CỤM CHỦ- VỊ ĐỂ MỞ RỘNG
CÂU.


I.
MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
- Học sinh hiểu được thế nào là dung cụm chủ- vị để mở rộng câu (Tức dùng
cụm chủ- vị để làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ)
Nắm được các trường hợp dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu.
2. Kĩ năng.
- Luyện kĩ năng : phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu; xác định cụm chủ- vị
dùng để mở rộng câu.
3. Thái độ:
- Học sinh có thái độ trân trọng ngôn ngữ tiếng việt.
II. CHUẨN BỊ.

12


- Giáo viên :+ Tham khảo tài liệu, sách giáo khoa, sách giáo viên.
+ Soạn giáo án.
+ Đồ dùng dạy học (bảng phụ), phương tiện dạy học hiện
đại (Máy đa năng).
- Học sinh : + Học và nắm vững bài cũ.
+ Ôn các kiến thức đã học về thành phần câu.
+ Đọc và chuẩn bị bài “Dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu”
theo câu hỏi sách giáo khoa.
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1.Kiểm tra bài cũ: (Hoạt động 1)
Câu 1. Có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị
động? Đó là những cách nào?
( Yêu cầu: Có hai cách chuyển:

- Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và
thêm các từ bị hay được vào sau từ (cụm từ) ấy.
- Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời
lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận
không bắt buộc trong câu.
Câu 2. Hãy chuyển câu sau thành câu bị động:
“Các bác thợ đang tu sửa ngôi trường cấp II”
( Yêu cầu: - Cách 1: Ngôi trường cấp II đang được các bác thợ tu sửa.
- Cách 2: Ngôi trường cấp II đang được tu sửa.)
2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG GV-HS
NỘI DUNG
Hoạt đông 2.
I. Thế nào là dùng cụm chủ- vị để mở rộng
câu:
1. Xét ví dụ:
a. “ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta
GV: Giáo viên treo bảng phụ và học không có, luyện những tình cảm ta sẵn có...”
sinh đọc ví dụ a.
(Hoài Thanh)
HS: lên làm trên bảng phụ, sau đó
học sinh dưới lớp nhận xét.
CH: Hãy xác định cụm danh từ
- Cụm danh từ:
trong ví dụ a?
+ những tình cảm ta không có
GV: chiếu kết quả ở máy chiếu.
+ những tình cảm ta sẵn có...
HS: lên làm trên bảng phụ, sau đó


13


học sinh dưới lớp nhận xét.
CH: Phân tích cấu tạo của cụm danh
từ vừa tìm được theo bảng mô hình
sau?
GV: Chiếu kết quả ở máy chiếu.
CH:Hãy phân tích cấu trúc ngữ
pháp của cụm phụ ngữ sau?
GV:Sau khi học sinh lên bảng
phân tích, giáo viên thực hiện
phân tích lần lượt trên máy chiếu
để cả lớp cùng so sánh với kết quả
bạn làm)
CH:Em có nhận xét gì về cấu trúc
ngữ pháp của cụm phụ ngữ sau của
các cụm danh từ trên?

Phụ ngữ
trước
những
những

Phần
trung
tâm
tình
cảm
tình

cảm

Phụ ngữ
sau
ta / không có
C

V

ta/ sẵn có...
C

V

 Phụ ngữ sau của cụm danh từ có cấu
tạo hình thức giống câu đơn bình thường
(Gồm một kết cấu chủ- vị)
b. Bạn lớp trưởng,// gương mặt
CN
VN
rạng rỡ.

GV: treo bảng phụ cho học sinh đọc
ví dụ b.
HS :Học sinh lên làm trên bảng phụ.
CH:Hãy xác định cấu trúc ngữ pháp (gương mặt / rạng rỡ)
C
V
của câu trên?
VN

GV: Thực hiện xác định trên máy  Vị ngữ của câu có cấu tạo hình thức
chiếu để cả lớp cùng so sánh với kết giống câu đơn bình thường (Gồm một kết
cấu chủ- vị).
quả bạn làm.
CH:Trong câu này thành phần nào
của câu có cấu tạo hình thức giống
câu đơn bình thường?
GV: chiếu kết quả ở máy chiếu.
• Qua 2 ví dụ tìm hiểu, hãy cho biết
thế nào là dùng cụm chủ- vị để mở
rộng câu?

2. Ghi nhớ 1: (SGK)

14


GV: chiếu ghi nhớ ở máy chiêu.
Bài tập nhanh: - Phân tích cấu trúc ngữ pháp của từng câu.
- Xác định cụm chủ- vị dùng để mở rộng câu.
- So sánh rút ra điểm khác giữa cụm chủ- vị của
câu với cụm chủ- vị dùng để mở rộng câu.
1. Cả lớp đã làm xong bài tập thầy giáo giao.
2. Bác Hồ mong các cháu ngoan ngoãn và học giỏi.
3. Chiếc cầu vắt ngang dòng sông đẹp như một bức tranh.
4. Nhân dân ta, tinh thần rất hăng hái.
Yêu cầu: (Mục thực hiện giờ dạy trên lớp)
Hoạt đông 3.

II. Các trường hợp dùng cụm chủvị để mở rộng câu:

CH:Trong mỗi câu cụm chủ- vị (Học sinh lên làm trên bảng phụ)
dùng để mở rộng câu làm thành
phần gì ?
Câu 1: Làm phụ ngữ của cụm danh
HS: Lên làm trên bảng phụ.
từ.
Câu 2: Làm phụ ngữ của cụm động
GV: Thực hiện xác định trên máy
từ.
chiếu để cả lớp cùng so sánh với kết Câu 3: Làm chủ ngữ trong câu.
quả bạn làm.
Câu 4: Làm vị ngữ trong câu.

GV:Ngoài ra còn có cụm chủ- vị
dùng để mở rộng câu làm phụ ngữ
của cụm tính từ.
 Ghi nhớ 2 : (SGK)
CH:Từ bài tập trên, hãy cho biết
những trường hợp nào thường dùng
cụm chủ- vị để mở rộng câu?
GV: chiếu ghi nhớ ở máy chiếu.
Bài tập củng cố:
- Tìm cụm chủ- vị làm thành phần câu, thành phần cụm trong các câu
sau.

15


- Cho biết ở mỗi câu, cụm chủ- vị làm thành phần gì?
1. Chị Ba đến, khiến tôi rất vui và vững tâm.

2. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh
cốm nằm ủ trong lá sen.
3. Nói cho đúng thì phẩm giá của tiếng Việt chỉ mới thật sự được xác định và
đảm bảo từ ngày Cách mạng tháng Tám thành công.
(- Học sinh lên làm trên bảng phụ
- Giáo viên thực hiện yêu cầu trên máy chiếu để cả lớp cùng so
sánh với kết quả bạn làm)
Yêu cầu:
1. “ Chị Ba đến, khiến tôi rất vui (và) vững tâm”
CN

VN

C

V

CN

VN

( Mở rộng chủ ngữ) ( Mở rộng phụ ngữ của cụm động từ)
2. “ Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như
CN

VN

( Mở rộng phụ ngữ của cụm động từ)
trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen.”
CN


VN

( Mở rộng phụ ngữ của cụm động từ)
3. “ Nói cho đúng thì phẩm giá của tiếng Việt chỉ mới thật sự được xác định và
đảm bảo từ ngày Cách mạng tháng Tám thành công.”
CN

VN

( Mở rộng phụ ngữ của cụm danh từ)
Hoạt động 4 :
III. Luyện tập :
Bài 1 :
( GV treo bảng phụ 6 lên bảng, tổ chức, hướng dẫn học sinh
làm bài tập trong SGK)
a. Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định
được, người ta gặt mang về.
(Thạch Lam)
b. Trung đội trưởng Bính, khuôn mặt đầy đặn. (Trần Đăng)

16


c. Khi các cô gái Vòng đỗ gánh, giở từng lớp lá sen, chúng ta thấy hiện ra
từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may một chút bụi nào.
(Thạch Lam)
d. Bỗng một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình.
(Nam Cao)
Yêu cầu : Học sinh xác định được các cụm chủ- vị để mở rộng sau :

Câu a : những người chuyên môn mới định được
CN
VN
( Phụ ngữ của cụm danh từ)
Câu b : khuôn mặt đầy đặn
C
V

( Vị ngữ của câu)

Câu c : - các cô gái Vòng đỗ gánh ( Phụ ngữ của cụm danh từ)
C
V
- hiện ra từng lá cốm
( Phụ ngữ của cụm động từ)
V
C
Câu d : - một bàn tay đập vào vai
(Chủ ngữ của câu)
C
V
- hắn giật mình
( Phụ ngữ của cụm động từ)
C
V
Bài 2: Quan sát một trong hai bức tranh sau và viết đoạn văn (khoảng 5
câu) tả cảnh cánh đồng lúa chín hoặc cây gạo trong đó có sử dụng cụm chủ- vị
để mở rộng câu và xác định mở rộng thành phần gì?

17



Bài 3: (Giáo viên treo bảng phụ 7 tổ chức trò chơi)
1. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
2. Quyển họa báo, tranh ảnh đẹp.
3. Những con ong vàng cần mẫn đang hút nhụy hoa.
4. Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều.
5. Chúng em học giỏi khiến cha mẹ và thầy cô vui lòng.
6. Bà nội đi tham quan về chia quà cho các cháu.
7. Người mẹ ấy, tay không lúc nào nghỉ.
8. Lên lớp 7, tôi và Hằng trở thành đôi bạn thân ngồi chung bàn.
9. Sau một năm học tập, tôi được nhà trường khen thưởng.
10. Những hạt mưa xuân thì thầm rơi trong đêm gợi bao nỗi buồn man mác.
Tìm câu có dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu và gạch chân dưới cụm chủ- vị
đó?

18


Hoạt động 5:
C. Hướng dẫn học ở nhà
Học và nắm nội dung các phần ghi nhớ.
Viết một đoạn văn ngắn giải thích câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ
kẻ trồng cây”trong đó có dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu.
Đọc và chuẩn bị bài mới.
2.4. Kết quả học tập khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã thu được kết quả như sau:
- Học sinh hứng thú học tập, được thực hành nhiều hơn nên rất tích cực
khai thác nội dung bài học.
- Dễ rút ra lí thuyết, có kĩ năng phát hiện và dùng cụm chủ- vị để mở rộng

câu một cách thành thạo.
- Tất cả các đối tượng trong lớp đều được tham gia. Do đó, giờ học rất sôi
nổi.
- Đa số các em nắm được bài.
- Giờ học diễn ra nhịp nhàng, không có áp lực.
- Giáo viên trên lớp nhẹ nhàng hơn, ít phải thuyết giảng. Giờ dạy tập
trung và hiệu quả hơn. (Thể hiện rõ qua chất lượng khảo sát học sinh)
Qua việc điều tra, khảo sát chất lượng học sinh lớp 7 kết quả thu được cụ
thể như sau:
Kết quả điều tra qua bài kiểm tra sau tiết học
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Lớp Sĩ số
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7
29
6
20,7% 11
37,9%
11 35,7%
1

3,5%
*Đối với bản thân:
Như vậy, với việc áp dụng kinh nghiệm của bản thân, giờ dạy đã đạt hiệu
quả cao hơn. So với kết quả thực trạng, thì tỉ lệ học sinh giỏi, khá, trung bình
của giờ dạy có áp dụng kinh nghiệm trên tăng rõ rệt. ( Do học sinh là con em ở
địa bàn vùng sâu nên vẫn còn học sinh có điểm yếu).
Kết quả trên cho thấy rằng, trong một tiết dạy học tiếng Việt, một mặt
người dạy cần phải khéo léo dẫn dắt, lập luận một cách ngắn gọn nhưng chính
xác, dễ hiểu để học rút ra kiến thức cần nắm. Mặt khác, tuy chủ đề của năm học
là ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và công nghệ thông tin ngày
càng bùng nổ, phát triển mạnh mẽ, song tôi thiết nghĩ người dạy không chỉ ứng
dụng công nghệ thông tin mà vẫn phải sử dụng kết hợp nhịp nhàng cả đồ dùng
dạy học truyền thống (Bảng đen và bảng phụ). Tức là sử dụng phương tiện dạy

19


học hiện đại kết hợp với đồ dùng dạy học truyền thống trong một tiết dạy. Có
như vậy tiết dạy mới thành công.
*Đồng nghiệp và nhà trường:
- Bản thân cũng cố gắng học hỏi đồng nghiệp những phương phápđơn
giản, dễ hiểu, thích hợp nhất cho từng đối tượng học sinh.
-Trong quá trình hoàn thiên và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm bản thân
cũng được sự giúp đỡ của nhà trường về tinh thần cũng như cơ sở vật chất.

20


3. KẾT LUẬN-ĐỀ XUẤT
3.1.Kết luận.

Có thể nói, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, mỗi giáo viên cần tích
cực ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Song trong quá trình ứng dụng
công nghệ thông tin, người dạy không nên chỉ sử dụng mình phương tiện dạy
học hiện đại, quên đi đồ dùng dạy học truyền thống mà chúng ta phải sử dụng
phối kết hợp một cách nhịp nhàng, hợp lí giữa phương tiện dạy học hiện đại với
đồ dùng dạy học truyền thống. Sự phối kết hợp đó nó sẽ giúp cho giờ dạy nhẹ
nhàng, sôi nổi, tránh được tính áp đặt hoặc lãng phí thời gian. Trong giờ học,
học sinh từ từ lĩnh hội tri thức một cách tự nhiên và hiệu quả hơn.
Vấn đề tôi trình bày trên đây chỉ là kinh nghiệm nhỏ của bản thân tự rút ra
qua thực tế giảng bài trên lớp, nên rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp
để việc giảng dạy của tôi đạt kết quả cao hơn.
3.2.Đề xuất.
*Với chuyên môn nhà trường:
- Cần tăng cường mua thêm tài liệu của môn ngữ văn để giáo viên học sinh cùng
tham khảo.
-Tổ chức nhiều trò chơi như: Câu lạc bộ: “em yêu tiếng việt”.
-Tăng cường cho học sinh đi giao lưu với các trường bạn để tăng thêm sự tự tin
và vốn ngôn ngữ.
*Với tổ nhóm:
-Tăng cường đi dự giờ thăm lớp để góp ý cho đồng nghiệp.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Sơn Hà, ngày 20 tháng 2 năm 2018
Tôi xin cam đoan SKKN tự viết
không coppi của người khác.
Người thực hiện

Phùng Thị Thành


21


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách ngữ văn 7 tập 1-2- NXB GD
2. Sách giáo viên ngữ văn 7 tập -2- NXB GD.
3. Sách chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 7- NXB GD.
4. Sách Thiết kế bài giảng ngữ văn 7- NXB GD.
5. Sách từ điển tiếng việt- NXB GD.
6.Sách ngữ pháp tiếng Việt của Nguyễn Lân- NXB GD.
7. Giáo trình ngữ pháp tiếng việt của Diệp Quang Ban – NXBGD.

22



×