Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

skkn phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 9 trường THCS DTNT quan sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.01 KB, 10 trang )

Phần I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm qua, toàn ngành giáo dục đã và đang thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh.
Trong phương pháp mới này, học sinh là người chủ động tìm ra kiến thức dưới
sự hướng dẫn của thầy cô giáo. Vì vậy, người thầy phải nắm vững kiến thức
cũng như phương pháp dạy học mới có thể phát huy được tính tích cực, sáng tạo
và chủ động chiếm lĩnh tri thức của học sinh. Trong quá trình giảng dạy việc
truyền đạt hết kiến thức của bài đã khó thì việc bồi dưỡng kiến thức nâng cao
cho học sinh khá - giỏi còn khó khăn hơn.
Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy: Đối với học sinh miền núi cũng
như học sinh trường THCS - DTNT Quan sơn thì việc tiếp thu và vận dụng các
kiến thức lí thuyết đã học để làm các dạng bài tập trong chương trình sinh học 9
gặp nhiều khó khăn đặc biệt là khả năng tính toán còn yếu, chưa linh hoạt. Mặt
khác, sinh học là bộ môn khoa học tự nhiên đòi hỏi sự tư duy lôgic và nhiều các
công thức tinh toán.... Do đó nhiều học sinh ngại khó, lười suy nghĩ nên không
đam mê và yêu thích môn học.
Trước nhiều những khó khăn và thách thức như vậy, làm thế nào để dạy
tốt, học tốt môn sinh học 9 và đặc biệt làm thế nào để việc bồi dưỡng đội tuyển
học sinh giỏi các cấp đạt kết quả cao. Đó là những câu hỏi mà bản thân tôi luôn
suy nghĩ để tìm ra các phương pháp giảng dạy phù hợp. Để trả lời cho những
câu hỏi ấy tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy
của mình. Vì thế nên tôi chọn đề tài “ Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi
môn sinh học 9 ở trường THCS - DTNT Quan Sơn”
2. Mục đích nghiên cứu:
- Rèn luyện, phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh.
- Khắc sâu kiến thức, gây hứng thú trong học tập.
- Nâng cao chất lượng học sinh khá và giỏi.
- Đồng nghiệp tham khảo và góp ý xây dựng.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh Lớp 9a, 9b Trường THCS - DTNT Quan sơn


4. Các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp khảo sát, nắm bắt tình hình thực tiễn, phân loại, phân tích
- Phương pháp chọn đội tuyển học sinh giỏi.
- Nêu khái quát nội dung ôn tập của đội tuyển học sinh giỏi môn sinh học
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp thực nghiệm, phương
pháp điều tra.

1


Phần II: NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận
Sinh học là bộ môn khoa học tự nhiên, đòi hỏi học sinh phải có sự tư duy
sáng tạo, tìm tòi và phải kết hợp kiến thức của các môn học khác để giải quyết
các vấn đề mà giáo viên đặt ra. Chính vì vậy, việc ôn luyện học sinh giỏi là một
vấn đề khó đối với giáo viên và học sinh cho nên người giáo viên cần có kiến
thức vững vàng và các giải pháp cụ thể để thực hiện tốt vấn đề này.
Nội dung bồi dưỡng cần hiểu đó là những kiến thức nâng cao nhưng nền
tảng và nòng cốt chủ yếu là sách giáo khoa. Do đó trong quá trình bồi dưỡng
không nên quá xa vời mà phải bám sát vào sách giáo khoa.
Chương trình Sinh học 9 bao gồm 46 bài lí thuyết, 15 bài thực hành, 2 bài
ôn tập và 3 bài tổng kết. SGK Sinh học 9 có 2 phần chính:
Phần I:
Di truyền và biến dị (40 tiết).
Phần II:
Sinh vật và môi trường (23 tiết).
Trong từng bài, từng chương và từng phần giáo viên phải nắm bắt được
những kiến thức nào là trọng tâm, là cơ bản để luyện tập, củng cố, mở rộng cho
học sinh nắm chắc kiến thức.
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm đòi hỏi học sinh phải có sự tư duy

sáng tạo, tìm tòi và phải biết kết hợp kiến thức của các môn học khác để giải quyết
các vấn đề cơ bản của chương trình. Chính vì vậy cần có một kế hoạch cụ thể, chi
tiết mới có thể thu được kết quả tốt.
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trong quá trình giảng dạy, được sự phân công của nhà trường để ôn luyện
học sinh giỏi khối 9, tôi đã tiến hành thành lập đội tuyển ngay từ đầu năm học
mới. Qua thời gian tìm hiểu, khảo sát đội tuyển tôi nhận thấy việc làm các bài
tập có vận dụng các công thức toán học ở các em học sinh trong đội tuyển gặp
rất nhiều khó khăn: Các em tiếp thu chậm, không linh hoạt trong việc tìm ra các
dạng bài toán, đặc biệt là các bài toán về các phép lai của Men Đen, các bài tập
về NST và ADN. Chủ yếu, do những nguyên nhân sau:
- Trình độ nhận thức nói chung của học sinh còn kém.
- Việc dành thời gian đầu tư cho việc học còn hạn chế.
- Gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình.
- Sự chênh lệch về trình độ giữa các vùng miền còn rất lớn.
- Học sinh thiếu thốn hoặc không có tài liệu để tham khảo, ôn tập và mở
rộng kiến thức.
- Giáo viên còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc ôn luyện thi học
sinh giỏi, thời gian cho quá trình bồi dưỡng còn chưa nhiều.

2


3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
3.1. Thành lập đội tuyển Học Sinh Giỏi
* Để bồi dưỡng và đào tạo học sinh giỏi môn sinh học 9, trước hết giáo viên
giảng dạy phải phát hiện được những học sinh có năng khiếu, có hứng thú và mong
muốn được học môn sinh học.
Các biểu hiện nhận biết học sinh có năng lực:
- Có năng lực tư duy sáng tạo, biết so sánh các phần kiến thức.

- Các em biết tự giác xây dựng bài, tự tìm tòi kiến thức qua sách vở, qua
thực tế cuộc sống, biến từ ngữ trong sách thành từ ngữ của mình.
- Biết khái quát các kiến thức thành các quy luật, hệ quả.
- Biết vận dụng các kiến thức đã học để làm các bài tập một cách linh hoạt.
Sau khi phát hiện, thành lập đội tuyển giáo viên đưa ra một số yêu cầu đối
với học sinh: Tài liệu ôn tập, vở ôn tập, vở nháp, thời gian ôn tập....
* Yêu cầu đối với giáo viên:
- Xác định được trách nhiệm của việc bồi dưỡng - đào tạo học sinh giỏi là
nhiệm vụ trọng tâm của công tác giáo dục.
- Có vốn kiến thức chắc chắn. Biết xây dựng giáo án bồi dưỡng phù hợp .
- Luôn tự học, tự tìm tòi, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu.
- Có tài liệu tham khảo.
- Có lòng yêu nghề, hăng hái nhiệt tình.
- Biết sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, ôn luyện.
3.2 . Phương pháp bồi dưỡng.
Để thực hiện tốt phương pháp bồi dưỡng thì cần lưu ý một số vấn đề sau:
+ Thời gian bồi dưỡng:
Việc bồi dưỡng và đào tạo học sinh giỏi cần được tiến hành sớm và thường
xuyên, hàng ngày trong các giờ lên lớp và phải có những định hướng ngay từ lớp
dưới, không nên nhồi nhét kiến thức cho học sinh trong thời gian ngắn, bời vì như
vậy các em sẽ thấy mệt mỏi, thần kinh căng thẳng, giảm trí nhớ.
+ Đối với học sinh:
Tập cho học sinh thói quen thường xuyên tự học, tự rèn luyện, tự tìm tòi
kiến thức ngay cả khi không có sự hướng dẫn của giáo viên, giáo dục cho các em
biết yêu thích môn học. Có như vậy mới đạt mục tiêu đề ra.
Do đặc điểm môn học là môn khoa khoa học thực nghiệm lí thuyết gắn với
thực hành, nên việc học – bồi dưỡng phải biết phối kết hợp các phương pháp trực
quan bằng mô hình, tranh vẽ với những phương pháp khác như: So sánh, hỏi - đáp,
phân tích . . . .Tạo điều kiện phát triển tính suy luận, tích cực, chủ động sáng tạo
trong việc tự đi tìm kiến thức, do đó kiến thức sẽ sâu hơn và chắc chắn hơn.

+ Đối với giáo viên:

3


Ngoài trách nhiệm, lòng say mê với nghề, người giáo viên còn cần phải có
vối kiến thức vững chắc và phương pháp giảng dạy phù hợp với từng bài, từng
phần.
* Phương pháp thực hiện:
Qua quá trinh ôn luyện học sinh giỏi, tôi đã rút ra được phương pháp ôn
luyện như sau:
+ Bước 1: Giáo viên hệ thống hoá kiến thức cơ bản của từng chương giúp
học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm của từng chương.
+ Bước 2: Bổ sung các kiến thức nâng cao của từng chương, từng bài.
+ Bước 3: Vận dụng các kiến thức đã học để giải đáp các câu hỏi tự luận ở
các mức độ lần lượt: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
+ Bước 4: Vận dụng lí thuyết để giải các dạng bài tập khác nhau.
+ Bước 5: Tập làm các dạng đề thi khác nhau.
SAU ĐÂY TÔI SẼ CỤ THỂ HÓA CÁC BƯỚC VÀO
CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MEN ĐEN NHƯ SAU:
+ Bước 1: Giáo viên hệ thống hoá kiến thức của chương.
Ở chương này, học sinh cần nắm được những kiến thức cơ bản sau:
1. Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu, các kí hiệu và thuật ngữ thường
dùng:
+ Đối tượng nghiên cứu: Cây đậu hà lan.
+ Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sơ vật chất, cơ chế di truyền, tính quy
luật của hiện tượng biến dị và di truyền
+ Phương pháp nghiên cứu: Men Đen sử dụng phương pháp “ Phân tích các thế
hệ lai”.
+ Kí hiệu:

- Cặp bố mẹ: P
- Phép lai: X
- Giao tử: G
- Thế hệ con lai: F
+ Thuật ngữ:
- Tinh trạng
- Cặp tính trạng tương phản
- Nhân tố di truyền
- Giống (dòng) thuần chủng.
2. Nội dung các định luật, khái niệm, phép lai.
+ Định luật:
- Định luật phân li:
4


- Định luật phân li độc lập
+ Khái niệm:
- Khái niệm về biến dị tổ hợp
- Khái niệm về tính trạng, kiểu hình, kiểu gen. . . .
+ Các phép lai:
- Lai phân tích, lai khác dòng. . . .
3. Các thí nghiệm và giải thích kết quả thí nghiệm theo Men đen.
+ Thí nghiệm về phép lai một cặp tính trạng.
+ Giaỉ thích kết quả thí nghiệm về phép lai một cặp tính trạng
+ Thí nghiệm về phép lai hai cặp tính trạng.
+ Giaỉ thích kết quả thí nghiệm về phép lai hai cặp tính trạng
4. ý nghĩa của các phép lai, các quy luật:
+ ý nghĩa của quy luật phân li:
+ ý nghĩa của quy luật phân li độc lập
+ ý nghĩa của phép lai phân tích

+ Bước 2: Giáo viên bổ sung kiến thức nâng cao.
Sau khi học sinh đã nắm được kiến thức cơ bản thì giáo viên cung cấp thêm cho
các em một số kiến thức nâng cao phù hợp với từng đối tượng học sinh.
+ Bước 3: Vận dụng những kiến thức cơ bản để giải đáp các câu hỏi tự
luận trong từng chương.
Các câu hỏi mà giáo viên đưa ra phải theo mức độ từ đơn giản đến phức tạp.
Sau khi học sinh trả lời được các câu hỏi đơn giản thì giáo viên cho học sinh thảo
luật, nghiên cứu để trả lời một số dạng câu hỏi ở mức độ kiến thức khó hơn.
Ví dụ: ? So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa định luật phân li và định luật
phân li độc lập.
? Giải thích vì sao biến dị tổ hợp có ý đối với tiến hóa và chọn giống.
+ Bước 4: Vận dụng lí thuyết để giải các dạng bài tập khác nhau:
Nội dung chương này có những dạng bài tập sau:
+ Dạng bài toán thuận: Dựa vào kiểu hình, kiểu gen của bố mẹ suy ra kiểu gen và
kiểu hình của con lai. Viết sơ đồ lai.
+ Dạng bài toán nghịch: Dựa vào kiểu gen hoặc tỉ lệ kiểu hình của con lai để suy
ra kiểu gen và kiểu hình của bố mẹ.
Để học sinh có thể giải được những dạng toán này thì cần: Nắm vững được
nội dung của hai định luật phân li và định luật phân li độc lập của Men đen. Cần
phải biết các bước giải các dạng bài toán thuận và bài toán nghịch.
5


Ví dụ 1: Ở hoa, Hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng. Khi cho giao phấn
giữa hai dòng thuần chủng hoa đỏ với hoa trắng thu được con lai F1 đông tính. Cho
các cây F1 tự thụ phấn với nhau thu được F2.Em hãy lập sơ đồ lai từ P đến F2.
Giải:
+ Quy ước gen:

A

a

Hoa đỏ.
Hoa trắng.

+ Xác định kiểu gen P:
Hoa đỏ thuần chủng có kiểu gen là: AA
Hoa trắng thuần chủng có kiểu gen là: aa.
+ Sơ đồ lai:
P: Hoa đỏ X Hoa trắng
AA
aa
G: A
a
F1:
Aa ( 100% Hoa đỏ )
F1 X F1: Aa X Aa
GF1:
A, a
A, a
F2:
1AA : 2Aa : 1 aa
KH: 3 Hoa đỏ : 1 Hoa trắng.
Ví dụ 2: Ở người, màu mắt nâu là trội so với màu mắt xanh. Trong một gia
đình bố và mẹ đều có mắt nâu. Trong số các con sinh ra thấy có đứa con gái mắt
xanh. Hãy xác định kiểu gen của bố, mẹ và lập sơ đồ minh hoạ.
Giải
Quy ước:
Gen A quy định màu mắt nâu
Gen a quy định màu mắt xanh

Người con gái mắt xanh mang kiểu hình lặn, tức có kiểu gen aa. Kiểu gen
này được tổ hợp từ 1 giao tử a của bố và 1 giao tử a của mẹ. Tức bố và mẹ đều
tạo được giao tử a.
Theo đề bài bố và mẹ đều có mắt nâu lại tạo được giao tử a. Suy ra, bố và
mẹ đều có kiểu gen dị hợp tử Aa.
Sơ đồ lai minh hoạ:
P:
Aa (mắt nâu)
x
Aa(mắt nâu)
GP:
A: a
,
A: a
F1:
Kiểu gen: 1 AA: 2 Aa: 1aa
6


Kiểu hình 3 mắt nâu: 1 mắt xanh
Ví dụ 3. Ở đậu Hà Lan, thân cao là tính trạng trội so với thân thấp. Khi cho
đậu Hà Lan thân cao giao phấn với nhau thu được F1 toàn đậu thân cao.
a. Xác định kiểu gen của bố, mẹ và lập sơ đồ lai.
b. Nếu cho F1 trong phép lai trên lai phân tích thì kết quả như thế nào?
Giải
a. Quy ước gen:
A quy định thân cao;
a quy định thân thấp
Cây đậu thân cao có kiểu gen: (A- )
Cây đậu thân cao giao phấn với nhau thu được F 1 toàn thân cao có kiểu

gen (A- ), chứng tỏ phải có ít nhất 1 cây P luôn cho giao tử A tức là có kiểu gen
AA. Cây thân cao còn lại có kiểu gen là AA hoặc Aa.
Sơ đồ lai:
Trường hợp 1:
P:
AA (thân cao)
x
AA(thân cao)
GP:
A
,
A
F1:
Kiểu gen: 100% AA:
Kiểu hình 100% thân cao
Trường hợp 2:
P:
AA (thân cao)
x
Aa (thân cao)
GP:
A
,
A: a
F1:
Kiểu gen: 1 AA: 1Aa
Kiểu hình 100% thân cao
b. F1 trong phép lai trên có kiểu gen là AA hoặc Aa. Cho F1 lai phan tích
tức cho lai với cá thể mang tính trạng lặn thì ta có:
Trường hợp 1:

P:
AA
x
aa
GP:
A
,
a
F1:
Kiểu gen 100% Aa
Kiểu hình 100% thân cao
Trường hợp 2:
P:
Aa
x
aa
GP:
A: a
,
a
F1:
Kiểu gen 1 Aa: 1 aa
Kiểu hình 50% thân cao: 50% thân thấp
+ Bước 5: Tập giải các dạng đề thi khác nhau:

7


Sau khi học sinh đã hoàn thành được cơ bản các bước trên thi giáo viên cho
các em tập làm các dạng đề thi học sinh giỏi để các em làm quen và cũng cố các

kiến thức đã được học. Muốn vậy giáo viên cần phải thiết lập được các dạng đề thi
khác nhau để giúp các em tư duy một cách có hệ thống.
Đây là một bước hét sức quan trọng để đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức
của học sinh, từ đó có kế hoạch bổ sung những phần kiến thức còn thiếu cho học
sinh
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học 9, tôi đã áp dụng
những kinh nghiệm trên và thấy rằng học sinh nắm vững kiến thức hơn, hiểu bài
và biết vận dụng kiến thức lí thuyết vào làm bài tập. Nhờ đó trong các kì thi học
sinh giỏi từ Năm học 2012 đến nay đều có học sinh đạt học sinh giỏi cấp huyện
và có học sinh tham gia thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cụ thể như sau:
Năm học
Kết quả
- 3/4 học sinh đạt giải HSG cấp huyện: trong đó 01 giải ba;
2012- 2013 02 giải khuyến khích;
- Có 1 HS được tham gia thi chọn HSG cấp tỉnh.
- 4/4 học sinh đạt giải cấp huyện: trong đó 02 giải ba; 02 giải
2013- 2014 khuyến khích;
- Có 2 HS được tham gia thi chọn HSG cấp tỉnh.
- 4/5 học sinh đạt giải HSG cấp huyện: 01giải ba; 03 giải
2014- 2015 khuyến khích.
- có 2 HS được tham gia thi chọn HSG cấp tỉnh.
- 2/2 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp huyện
2015 – 2016
- Có 2 HS được tham gia thi chọn HSG cấp tỉnh.
- Có 3 HS đạt giải học sinh giỏi cấp huyện
2016 - 2017
- Có 2 HS được tham gia thi chọn HSG cấp Tỉnh
2017 - 2018 - Có 1 HS Đạt giải HS giỏi cấp Huyện


Phần III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
8


1. Kết luận.
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ thường xuyên và trọng
tâm ở các đơn vị nhà trường. Do vậy các thầy cô giáo ôn luyện phải thực sự có
năng lực và tâm huyết nghề nghiệp: Biết nhìn nhận, đánh giá năng lực của từng
học sinh để chọn ra đội tuyển ôn tập có chất lượng, từ đó xây dựng kế hoạch ôn
luyện phù hợp và thường xuyên kiểm tra để đánh giá được khả năng tiến bộ của
môi học sinh qua các giai đoạn khác nhau.
Trong thời gian ôn tập, bồi dưỡng HSG môn Sinh học 9, bằng những kiến
thức của mình tôi đã thu được những kết quả nhất định, tuy vậy bản thân tôi còn
phải cố gắng học hỏi kinh nghiệm, tự học, nghiên cứu nhiều hơn nữa để không
ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện các kĩ năng sư phạm nhằm đóng
góp nhiều hơn vào nhiệm vụ giáo dục chung của nhà trường.
Sáng kiến kinh nghiệm này, tuy được đầu tư nhiều thời gian và công sức
nhưng do kinh nghiệm bồi dưỡng chưa nhiều, trình độ còn hạn chế nên còn
nhiều thiếu sót. Tôi mong rằng các quí thầy cô cùng các bạn đồng nghiệp đóng
góp ý kiến phê bình để sáng kiến này hoàn thiện hơn.
2. Đề xuất.
* Đối với nhà trường:
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc bồi dưỡng học sinh giỏi của
giáo viên và học sinh.
- Tổ chức giao lưu, chia sẽ những kinh nghiệm ôn thi HSG với các đơn
vị nhà trường trong và ngoài huyện.
* Đối với Phòng giáo dục và đào tạo:
- Cần quan tâm và tạo điều kiện hơn nữa đối với các thầy cô ôn thi
HSG cấp tỉnh.
- Tổ chức nhiều hơn các buổi gặp gỡ, giao lưu với các thầy cô có nhiều

kinh nghiệm ôn thi HSG ở các huyện có kết quả cao.
- Cần tiếp tục thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trong ngành để các
đồng nghiệp có cơ hội tham khảo và học hỏi lẫn nhau.
Trên đây là đề tài mà tôi đã áp dụng đối với học sinh trường DTNT
Quan Sơn. Nếu các đồng nghiệp muốn áp dụng ở đơn vị mình thì cần phải dựa
vào năng lực của học sinh và điều kiện cụ thể để điều chỉnh sao cho phù hợp.
Quan Sơn, ngày 20 tháng 4 năm 2018
Xác nhận của thủ trưởng
đơn vị

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Lữ Văn Bình

9


10



×