Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

skkn phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn tin học 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (754.96 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GD & ĐT QUAN SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY VÀ HỌC BỘ MÔN TIN HỌC 7

Người thực hiện: Lê Thị Lý
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS - DTNT Quan Sơn
SKKN thuộc lĩnh vực: Tin học

THANH HOÁ, NĂM 2018
MỤC LỤC


TT
1

Đề mục
1. MỞ ĐẦU

Trang
1

2

1.1. Lí do chọn đề tài.


1

3

1.2. Mục đích nghiên cứu

1

4

1.3. Đối tượng nghiên cứu.

1

5
6

1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2
3

7

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

3

8


2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh

3

nghiệm.
9

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề của đề tài

4

10

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động

13

11

giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

15

12

3.1. Kết luận.

15


13

3.2. Kiến nghị

15

14

Tài liệu tham khảo

16


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Hiện nay ngành giáo dục của chúng ta đang đổi mới theo xu hướng của
thời đại. Cùng với sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật thì công nghệ thông tin
cũng góp phần quan trọng không kém trong việc phát triển kinh tế nước nhà.
Trước tình hình đó Đảng và Nhà nước ta đã kịp thời đưa bộ môn Tin học vào
giảng dạy ở các trường THCS trong cả nước như một bộ môn bắt buộc thay vì là
môn học tự chọn như trước đây. Đây là môn học tuy không phải là mới đối với
tất cả học sinh, giáo viên cũng gặp ít nhiều khó khăn trong việc giảng dạy bộ
môn mới. Chính vì vậy cần có phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và
học. Sách Tin học dành cho Trung Học Cơ Sở, quyển 2 của Bộ giáo dục biên
soạn nhằm phục vụ việc dạy và học Tin lớp 7. Sau một năm học chương trình
Tin học 6 các em đã phần nào có được kiến thức cơ bản về máy tính và soạn
thảo văn bản. Tuy nhiên, với chương trình Tin 7 kiến thức hoàn toàn mới và khó
hơn, đòi hỏi các em phải tính toán, tư duy cũng như dành nhiều thời gian thực
hành. Giáo viên cũng phải có phương pháp tích cực, phù hợp với trình độ học

sinh để giảng dạy có hiệu quả. Trước đòi hỏi đó, là một giáo viên dạy môn tin
học tôi thiết nghĩ cần phải tìm hiểu nghiên cứu vấn đề này nhằm tìm ra phương
pháp dạy và học tích cực hơn, phù hợp và hiệu quả cao hơn, đáp ứng yêu cầu
thực tiễn giáo dục.
Trong khuôn khổ một đề tài, chắc hẳn sẽ có nhiều sai sót, kính mong sự
góp ý chân thành của cán bộ chuyên môn nhằm giúp cho đề tài của tôi hoàn
chỉnh hơn. Xin chân thành cám ơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở học sinh đang còn gặp nhiều khó khăn trong giờ học Tin học,
bản thân tôi khi nghiên cứu đề tài này nhằm giúp học sinh sử dụng các ví dụ cụ
thể trước hết để học sinh nắm được cú pháp và ý nghĩa của các hàm tính toán.
Và thông qua các ví dụ đó hướng dẫn học sinh giải quyết các vấn đề cần nêu ở
trên.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu chính: Các giáo viên dạy Tin học và học sinh
lớp 7.
- Nghiên cứu một số phương pháp nâng cao chất lượng học của học sinh
trong
học tập Tin học ở nhà cũng như ở trường.

1


1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để giải quyết các nhiệm vụ trên của đề tài, tôi đó sử dụng phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp tài liệu
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp quan sát sư phạm
- Phương pháp thực hành: Tận dụng tối đa các buổi học thực hành để các

em được làm quen với các dạng bài tập trên máy nhiều hơn.

2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Qua kinh nghiệm mà tôi đã được học ở các thầy cô và các đồng nghiệp
trong trường, bên cạnh đó tôi cũng thường xuyên đi dự giờ một số đồng nghiệp
trong tổ, tôi thấy có một vài nguyên nhân cần khắc phục nhằm nâng cao tính
hiệu quả trong dạy và học phân môn Tin học 7
Theo nghị quyết TW4 khóa 7 xác định khuyến khích học sinh tự học, giáo
viên phải áp dụng phương pháp hiện đại để nâng cao năng lực học tập của học
sinh. Bên cạnh đó theo nghị quyết TW2 khóa 8 tiếp tục khẳng định đổi mới
phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo cho học sinh khắc phục lối
truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tự sáng tạo của học sinh. Từng bước áp
dụng các phương pháp tiên tiến, phương pháp hiện đại để nâng cao chất lượng
trong qua trình dạy học. Nâng cao chất lượng đào tạo, cải tiến nội dung đào tạo,
quy trình đào tạo và phương pháp đào tạo cũng như phương pháp dạy và học.
Cho nên giờ học thực hành bao giờ cũng sinh động và lôi cuốn học sinh tích cực
học tập. Do đó môn Tin học nói chung cũng như môn tin học 7 nói riêng đã
được ngành giáo dục quan tâm đúng mức. Hiện nay ngành giáo dục đã đưa môn
tin học vào trong chương trình THCS cũng như các môn học khác. Hiện nay
môn học này đã có đầy dủ SGK và PPCT thích hợp. Tuy nhiên đây là một môn
học mới nên còn nảy sinh rất nhiều vấn cần giải quyết trong quá trình dạy và
học. Cho nên việc sử dụng “PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY VÀ HỌC BỘ MÔN TIN HỌC 7” là một phương pháp dạy học mà được
mọi giáo viên đang quan tâm đến cho nên việc sử dụng phương pháp này là rất
cần thiết.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

Tin học là một môn học mới được đưa vào giảng dạy trong trường THCS.
Đặc biệt là các em vừa mới tiếp xúc với bộ môn mới đầu tiên mặc dù các em rất
thích máy tính nhưng là để chơi các trò chơi trên máy chứ chưa ý thức được tầm
quan trọng của bộ môn nên chất lượng học tập còn hạn chế. đây là bộ môn đặc
trưng muốn đạt chất lượng cao đòi hỏi các em phải tiếp xúc với máy tính nhiều
nhưng thời lượng mỗi tuần chỉ có 2 tiết trên lớp thì các em chưa thể thực hành
hết các kiến thức đã học mà nếu có thực hành hết thì sẽ nhanh quên.
Bên cạnh đó do hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn gia đình không có điều
kiện để mua máy tính cho con em học hơn nữa đa số học sinh đều ở tại trường,
theo thống kê của giáo viên dạy thì mỗi lớp chỉ được 3 đến 4 em là gia đình có
máy vi tính.

3


Một thực tế khác là ý thức học tập của một số học sinh không cao, không
hứng thú trong học tập, lười hoạt động, không tích cực tự giác, ý thức tự học, tự
rèn luyện yếu.
Qua điều tra những tiết học đầu tiên về cả lí thuyết và thực hành tôi tiến
hành đã thu được kết quả như sau:
* Về khâu tiếp nhận lý thuyết:

Lớp
7A
7B
Cộng

Tổng
số
28

30
58

Giỏi
SL
5
3
8

%
18
9,9
13,6

Khá
SL
9
6
15

%
32,4
19,8
25,5

Trung bình
SL
%
12
42,4

18
60,4
30
52,4

Yếu - Kém
SL
%
2
7,2
3
9,9
5
8,5

* Về kĩ năng thực hành:
Lớp
7A
7B
Cộng

Thực hành
Tự thao tác sau khi Thao tác cần có hướng
Tổng số
Chưa biết thao tác
có hướng dẫn
dẫn thường xuyên
SL
%
SL

%
SL
%
28
5
18
19
67,6
4
14,4
30
4
13,2
20
67
6
19,8
15,3
67,7
17
58
9
39
10

Qua kết quả trên thì đa phần các em nắm kiến thức lí thuyết còn yếu, các
em hay quên và chưa vận dụng vào thực hành được nếu không có sự hướng dẫn
của giáo viên. Từ thực tế trên và bản thân tôi là một giáo viên dạy bộ môn tin
học luôn suy nghĩ phải đưa ra những giải pháp như thế nào để các em nắm lí
thuyết chắc hơn nhớ lâu hơn và vận dụng vào thực hành tốt hơn. sau một thời

gian suy nghĩ tiến hành thực nghiệm tôi đã thu được những kết quả rất tốt sau
đây tôi xin đề ra một số giải pháp sử dụng các dụng cụ trực quan trong dạy học
nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn tin học lớp
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề của đề tài.
a. Đối với giáo viên:
- Cần phải nắm vững các phương pháp dạy học Tin học (theo sự đổi mới)
nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập. Để nâng cao
chất lượng dạy học môn Tin học, giáo viên phải tiếp cận nội dung bài và lựa
chọn các phương pháp, xây dựng hệ thống câu hỏi logic, phù hợp với ba đối
tượng: giỏi, trung bình, yếu. Từ đó dẫn dắt học sinh tự khám phá kiến thức,
không thụ động ghi nhận kiến thức giáo viên cung cấp, phải có sự phối hợp giữa
hoạt động dạy và hoạt động học trên cơ sở lấy học sinh làm trung tâm.

4


- Sử dụng “Phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Tin
học 7” là một phương pháp quan trọng để tích cực hóa hoạt động của học sinh,
học sinh được trực tiếp thực hành trên máy. Bằng cách này học sinh nắm vững
kiến thức hơn, đặc biệt là biết rõ hơn các con đường đi tới kiến thức mới đồng
thời phát triển tư duy sáng tạo, các kỹ năng của học sinh.
- Trong dạy học sử dụng “Phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học
bộ môn Tin học 7” được áp dụng các phương pháp sau:
* Thường xuyên được làm quen gần gũi với máy tính:
Ví dụ 1:
Bài 1: “Chương trình bảng tính là gì?” SGK Tin học 7. Các em được
làm quen với chương trình bảng tính. Học sinh đã được làm quen với phần mềm
Word dùng soạn thảo văn bản ở chương trình Tin học 6. Vì vậy giáo viên cần
hướng dẫn học sinh phân biệt rõ công dụng của hai phần mềm này để tránh cho
các em nhầm lẫn kiến thức cũ.

Máy tính là công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho việc học Tin học, tuy nhiên
không phải học sinh nào cũng có điều kiện mua để học nên giáo viên cần tận
dụng tối đa thời gian thực hành trên phòng máy để giúp các em ôn luyện kiến
thức, khuyến khích học sinh nên ra các trung tâm thực hành thêm. Nhưng cần
nhắc nhở học sinh “game” là một hình thức giải trí, không nên quá lạm dụng dẫn
đến sao lãng việc học.
Thời gian dành cho môn học này của các em vẫn còn rất ít mà môn học
này đòi hỏi học sinh phải tìm hiểu học hỏi cao, chính vì vậy nên chuẩn bị các bài
tập, các bài thực hành giao cho học sinh làm ở nhà để củng cố kiến thức.
Ví dụ 2: Ở một số nội dung khó giáo viên nên linh động tìm phương pháp
truyền đạt ngắn gọn dễ hiểu kết hợp với máy tính để hs tiếp thu một cách dễ
dàng.
Ví dụ: Bài số 3_SGK trang 26 yêu cầu học sinh tính số tiền trong sổ

5


Đây là một bài tập dạng khó. Để hướng dẫn học sinh dễ hiểu trước hết
nên dẫn chứng các em về việc gởi tiền ở ngân hàng, sau đó để hs tự thực hành
trên máy trước. Để hs so sánh kết quả với nhau, sau đó Gv hướng dẫn hs tiếp:
với số tiền gởi ban đầu sau mỗi tháng ngân hàng sẽ trả thêm một số tiền lời, cứ
như thế mỗi tháng số tiền sẽ tăng lên.
Công thức nhập vào để tính “số tiền trong sổ”:
Số tiền tháng 1=tiền gởi+(tiền gởi*lãi suất)
Từ tháng 2 trở đi=số tiền tháng trước+(số tiền tháng trước*lãi suất)
* Lưu ý: Lãi suất không đổi
Với cách hướng dẫn này tôi nhận thấy học sinh có thể giải quyết bài toán
cho kết quả đúng.
Chương trình bảng tính cũng đòi hỏi học sinh phải biết tính toán và nắm
vững kiến thức toán học.

Ví dụ 3: Bài tập 3-SGK trang 31
Giả sử các ô A1 chứa giá trị -4, ô B1 chứa giá trị 3. hãy cho biết kết quả
các phép tính sau:
a.
=SUM(A1,B1)
b.=SUM(A1,B1,-5)
c. =AVERAGE
(A1,B1,4)
Trước khi giải bài tập này cần cho học sinh nhắc lại kiến thức về toán học
là phép cộng các số âm và số dương, tính trung bình cộng như thế nào để tránh
tình trạng học sinh hiểu bài, biết làm nhưng ra sai kết quả.
Đáp án:
a. –1
b. –6
c.1

6


* Học sinh biết được máy tính là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc học
tập không chỉ riêng môn Tin học mà các môn khác cũng vậy.
Chương trình tin học 7 có phần mềm học tập, giới thiệu các phần mềm hỗ
trợ học tập như: Typing test (luyện gõ), Earth Explorer (học địa lý Thế giới),
Toolkit (học toán), GeoGebra (vẽ hình học động). Hiện nay khó khăn là nhà
trường chưa cung cấp các phần mềm này để phục vụ giảng dạy, giáo viên cần
tìm kiếm bên ngoài về phục vụ công tác giảng dạy của mình, tạo kết quả đúng
như
yêu
cầu.


thể
tải
các
phần
mềm
từ
trang

Các phần mềm này đòi hỏi phải cài đặt trước khi sử dụng, giáo viên cần
tìm hiểu kỹ trước khi dạy tránh mất thời gian thực hành của học sinh do việc
phải cài đặt phầm mềm.
Áp dụng “Phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Tin học
7” được coi là mới và đây cũng là những kiến thức mới, phương pháp mới, một
phương pháp dạy học đa dạng về số lượng và mục đích sử dụng cho nên giáo
viên mới lựa chọn phương pháp dạy học này; Người dạy phải biết giá trị từng
phương pháp, nội dung sử dụng nó khi nào áp dụng thì có kết quả. Vì vậy tuỳ
từng loại kiến thức mà sử dụng phương pháp cho phù hợp.
Song song với phương pháp trên thì hiện nay đa số cán bộ giáo viên đều
được đào tạo chính quy nên kiến thức và phương pháp dạy học ngày càng vững
chắc hơn. Tuy nhiên việc đi sâu tìm hiểu phương pháp dạy học tích cực có hiệu
quả là điều hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng dạy và học cho tất cả các
môn học nói chung và môn Tin học 7 nói riêng.
Đó là một số ví dụ và “Phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học bộ
môn Tin học 7” mà tôi đề ra nhằm giúp việc giảng dạy bộ môn tin học 7 đạt chất
lượng cao hơn. Trong khuôn khổ một đề tài không thể nào bao quát hết các nội
dung chính vì vậy giáo viên cần bám sát học sinh trong quá trình giảng dạy trên
lớp cũng như ở phòng máy để học sinh nắm rõ kiến thức và nền tảng của môn
học này từ đó “Phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Tin học 7”
được áp dụng cho chương trình Tin học phổ thông đạt kết quả cao.
b. Đối với học sinh:

- Giáo viên phải tác động cho học sinh thấy được môn Tin học là cần
thiết.
- Sách giáo khoa là phương tiện chủ yếu để học sinh học tập. Bên cạnh
đó, học sinh phải biết chọn lọc những quyển sách đọc tham khảo để học tốt môn
Tin học.

7


- Học sinh phải tích cực chủ động học tập và thực hiện các yêu cầu chuẩn
bị ở nhà trước khi đến lớp. Trong quá trình học tập, các em phải tư duy theo gợi
dẫn của giáo viên, phải chủ động quan sát vấn đề, hiện tượng, phối hợp giải
quyết, khám phá ra nội dung bài học, thực hành vận dụng.
- Học thì phải hành. Thực hành là thước đo đánh giá tiếp nhận và vận
dụng kiến thức. Hành thông thường là áp dụng bài tập trên lớp và ở nhà.
c. Giáo án minh họa:
TIẾT 27: BÀI 5: THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được các bước định dạng phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và chọn màu
chữ.
- Biết thực hiện căn lề ô tính.
- Biết tăng giảm chữ số thập phân của dữ liệu số.
- Biết cách kẻ đường biên và tô màu nền cho ô tính.
2. Kĩ năng:
- Thực hiện được thao tác sử dụng nút lệnh để định dạng phông chữ, cỡ
chữ, màu chữ, kiểu chữ, căn lề ô tính.
- Tăng giảm chữ số thập phân của dữ liệu kiểu số.
3. Thái độ:
- Chăm chỉ, sáng tạo và làm việc khoa học.

II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Bài giảng, hình minh họa, máy chiếu.
- Phương án tổ chức lớp học: tổ chức học tập của mỗi cá nhân, phối hợp
với học hợp tác và học nhóm.
2. Học sinh:
- Nội dung ôn tập: các kiến thức chung về Excel.
- Các bước định dạng văn bản trong soạn thảo văn bản Word, SGK, vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi:
Các em hãy cho biết “Dữ liệu số và dữ
liệu kí tự mặc định được căn lề nào trong
ô tính?

Phương án trả lời:
-Dữ liệu kí tự: căn thẳng lề trái
-Dữ liệu số: căn thẳng lề phải

8


3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:

Chiếu Slide 2,3,4. Nêu nôi dung cần tìm hiểu của bài.
? Các em hãy nhận xét và so sánh về hai trang tính?
Trả lời: Trang tính 2 trình bày đẹp hơn trang tính 1, …

Chương trình bảng tính có công cụ định dạng giúp em trình bày trang tính
như thay đổi phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và màu chữ, căn lề trong ô tính, tô
màu nền,…Giới thiệu các nội dung chính bài học (gồm 4 phần). Ta sẽ bắt đầu
vào tìm hiểu phần 1. Định dạng phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và màu chữ.
b. Tiến trình bài dạy:

Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
Nội dung:
Hoạt động 1: 1. Định dạng phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và màu chữ.

Chiếu Slide 5-7.

Quan sát, theo dõi, lắng 1. Định dạng phông chữ,
9


Hoạt động của GV:
? Để định dạng nội
dung của một hay
nhiều ô tính em cần
làm gì?
?Sử dụng các lệnh ở
đâu để định dạng?
?Đây là lệnh gì?
?Đây là lệnh gì?
?Đây là lệnh gì?
?Đây là lệnh gì?
a. Định dạng
phông chữ:

?Để định dạng
phông chữ em thực
hiện như thế nào?
Chiếu Slide 8

Hoạt động của HS:
nghe, ghi nhớ, trả lời câu hỏi
theo gợi ý:
+ Chọn ô tính (hoặc các ô
tính) đó.
+ Trong nhóm Font của dải
lệnh Home.
+ Định dạng phông chữ.
+ Định dạng cỡ chữ.
+ Định dạng kiểu chữ.
+ Định dạng màu chữ.
Định dạng phông chữ:
- B1. Chọn ô (hoặc các ô)
cần định dạng nội dung.
- B2. Nháy chuột tại nút mũi
tên ở ô Font trong nhóm
Font của dải lệnh Home
- B3. Nháy chuột chọn phông

b. Định dạng cỡ
chữ:
?Để định dạng cỡ
chữ em thực hiện
như thế nào?


Định dạng cỡ chữ:
- B1. Chọn ô (hoặc các ô)
cần định dạng nội dung.
- B2. Nháy chuột tại nút mũi
tên ở ô Font Size trong nhóm
Font của dải lệnh Home
- B3./ Nháy chuột chọn cỡ
chữ
+ Ghi chép các nội dung
chính.
Quan sát, theo dõi, lắng
nghe, ghi nhớ, trả lời câu hỏi
theo gợi ý:
Định dạng kiểu chữ:
- B1. Chọn ô (hoặc các ô)
cần định dạng nội dung.
- B2. Nháy chuột tại nút

Chiếu Slide 9 tổng
kết kiến thức.

Chiếu Slide 10,
c. Định dạng kiểu
chữ:
? Để định dạng kiểu
chữ em thực hiện

Nội dung:
cỡ chữ, kiểu chữ và màu
chữ.


a. Định dạng phông chữ:
- B1. Chọn ô (hoặc các ô)
cần định dạng nội dung.
- B2. Nháy chuột tại nút
mũi tên ở ô Font trong
nhóm Font của dải lệnh
Home
- B3. Nháy chuột chọn
phông
b. Định dạng cỡ chữ:
- B1. Chọn ô (hoặc các ô)
cần định dạng nội dung.
- B2. Nháy chuột tại nút
mũi tên ở ô Font Size trong
nhóm Font của dải lệnh
Home
- B3. Nháy chuột chọn cỡ
chữ

c. Định dạng kiểu chữ:
- B1. Chọn ô (hoặc các ô)
cần định dạng nội dung.
- B2. Nháy chuột tại nút

10


Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:

Nội dung:
như thế nào?
Bold(B), Italic(I),
Bold(B), Italic(I),
Underline(U) trong nhóm Underline(U) trong nhóm
Font của dải lệnh Home để Font của dải lệnh Home để
định dạng chữ đậm, nghiêng, định dạng chữ đậm,
Chiếu Slide 11,
gạch chân.
nghiêng, gạch chân.
d. Định dạng màu d. Định dạng màu chữ:
d. Định dạng màu chữ:
chữ:
- B1. Chọn ô (hoặc các ô) - B1. Chọn ô (hoặc các ô)
Để định dạng màu cần định dạng nội dung.
cần định dạng nội dung.
chữ em thực hiện - B2. Nháy chuột tại nút mũi - B2. Nháy chuột tại nút
như thế nào?
tên ở ô Font Color
mũi tên ở ô Font Color
Chiếu hướng dẫn trong nhóm Font của dải trong nhóm Font của dải
thực hiện.
lệnh Home
lệnh Home
* Chú ý: Có thể sử - B3. Nháy chuột chọn màu. - B3. Nháy chuột chọn màu.
dụng đồng thời + Ghi chép các nội dung
nhiều nút lệnh để có trọng tâm.
các kiểu chữ kết hợp
như vừa đậm vừa
nghiêng vừa gạch

chân, …
Chiếu Slide 12-12
tổng kết kiến thức
Hoạt động 2: 2. Căn lề trong ô tính:

Chiếu Slide 14. a.
Căn lề trong mỗi ô
tính:
Để định dạng căn lề

Quan sát, theo dõi, lắng
nghe, ghi nhớ, trả lời câu hỏi
theo gợi ý:
Căn lề trong mỗi ô tính:

2. Căn lề trong ô tính:
a. Căn lề trong mỗi ô tính:
- B1. Chọn các ô cần căn
lề.
11


Hoạt động của GV:
trong ô tính em thực
hiện như thế nào?
Nhận xét, hướng
dẫn tường thao tác.
Chiếu Slide 15. Để
gộp ô và căn giữa
em thực hiện như

thế nào?
Chiếu Slide 16.
Tổng kết các nội
dung chính.

Hoạt động của HS:
Nội dung:
- B1. Chọn các ô cần căn lề. - B2. Chọn lệnh Center
- B2. Chọn lệnh Center (căn (căn giữa), Align left (căn
giữa), Align left (căn trái), trái), Align right (căn
phải)
trong
nhóm
Align right (căn phải) trong
Alignment trên dải lệnh
nhóm Alignment trên dải Home.
lệnh Home.
b. Gộp ô và căn giữa:
Gộp ô và căn giữa:
-B1. Chọn các ô cần gộp
- B1. Chọn các ô cần gộp và và căn dữ liệu vào giữa.
căn dữ liệu vào giữa.
-B2. Chọn lệnh Merge &
- B2. Chọn lệnh Merge & Center
trong
nhóm
Center
trong
nhóm Alignment trên dải lệnh
Alignment trên dải lệnh Home.

Home.
Ghi chép nội dung.
Hoạt động 3. Củng cố - HDVN:

Chiếu các Slide Quan sát, theo dõi, lắng Bài tập củng cố.
17-20. Hướng dẫn nghe, ghi nhớ, trả lời câu hỏi Bài tập rèn luyện ở nhà.
học sinh trả lời câu bài tập củng cố.
hỏi bài tập củng cố. Ghi nhớ hướng dẫn bài tập
-Hướng dẫn học về nhà.
sinh về nhà luyện
lập bảng điểm lớp
em va định dạng
như hình 1.58 SGK.
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:

12


- Học bài cũ
- Trả lời các câu hỏi SGK , xem nội dung còn lại của bài.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Qua một thời gian ngắn thực hiện ứng dụng Phương pháp nâng cao chất
lượng dạy và học bộ môn Tin học 7 vào dạy học tôi nhận thấy:
- Việc ứng dụng giúp Giáo viên truyền thụ kiến thức cho học sinh một
cách tích cực và trực quan, tiết kiệm thời gian trong tiết dạy lí thuyết từ đó học
sinh có thời gian thực hành nhiều hơn và trong quá trình thực hành học sinh nhớ
kiến thức lâu hơn.
- Đối với học sinh tôi nhận thấy học sinh học tập tích cực hơn, hào hứng
hơn, chú ý hơn, tham gia xây dựng bài sôi nổi hơn. Đặc biệt các em ghi nhớ

kiến thức lâu hơn, chất lượng đi lên rõ rệt.
Sau khi áp dụng các biện pháp trên vào các tiết dạy thể hiện chất lượng
các mức như sau.
Cụ thể:
* Về mức độ tiếp thu lý thuyết:

Lớp
7A
7B
Cộng

Tổng
số
28
30
58

Giỏi
SL
%
8
28,8
6
19,8
14
23,8

Khá
SL
11

13
24

%
38,8
43,9
42,2

Trung bình
SL
%
9
32,4
11
36,3
20
34

Yếu - Kém
SL
%
0
0
0

Qua kết quả trên thể hiện rõ việc sử cải tiến phương pháp dạy học trong
các bài giảng tin học đã có hiệu quả, chất lượng mũi nhọn và đại trà khá vững
chắc học sinh đã chủ động trong các thao tác thực hành cụ thể là:
+ Số em hiểu bài biết vận dụng kiến thức kĩ năng trình bày bài lí thuyết
đạt 66 %

13


+ Số em đạt điểm trung bình 34 %
+ Số em chưa hiểu bài chiếm tỉ lệ: 0
So sánh với khảo sát đầu năm
+ Số em hiểu bài biết vận dụng kiến thức kĩ năng trình bày bài lí thuyết
tăng 26,9%
+ Số em đạt trung bình giảm 18,4 %
+ Số lượng học sinh kém không còn
* Về kỉ năng thực hành:
Thực hành
Tự thao tác sau khi Thao tác cần có hướng
Lớp Tổng số
Chưa biết thao tác
có hướng dẫn
dẫn thường xuyên
SL
%
SL
%
SL
%
7A
28
16
56,8
12
43,2
0

7B
30
11
36,3
19
63,7
0
Cộng 58
45,9
54,1
27
31
0
+ Số lượng học sinh tự thao tác sau khi có hướng dẫn tăng 30,6%
+ Thao tác cần có hướng dẫn thường xuyên giảm 13,6 %
+ Chưa biết thao tác không còn.

3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận:
14


Qua thực tế giảng dạy và học tập, được sự giúp đỡ của đồng nghiệp, bản
thân tôi đã tiếp thu được nhiều điều bổ ích, thiết thực cho quá trình giảng dạy và
công tác. Tôi mạnh dạn chọn đề tài này với mong muốn được đóng góp một
phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục toàn ngành trong việc
đổi mới phương pháp dạy học. Từ thực tế đó tôi nhận thấy việc áp dụng phương
pháp dạy học hiện đại là vô cùng hiệu quả vì:
- Giờ giảng đó phát huy được tính tích cực của học sinh. Học sinh phải
làm việc nhiều hơn, tham gia nhiều hoạt động hơn trong một giờ học.

- Khai thác tận dụng các khả năng khác nhau của học sinh.
- Giờ giảng linh hoạt tuỳ thuộc vào nhận thức của học sinh.
Trong khoảng thời gian một tiết học, giáo viên truyền thụ được nhiều kiến
thức hơn, học sinh rút ngắn được thời gian tiếp thu kiến thức mới và dành thời
gian đó cho việc rèn luyện các kỹ năng cơ bản.
3.2. Kiến nghị:
Để chất lượng giáo dục nói chung và bộ môn Tin học nói riêng được nâng
lên tôi đề nghị như sau:
- Tăng cường lượng sách tham khảo cũng như tài liệu mới về Tin học để
giáo viên có cơ sở trao đổi và mở rộng thêm kiến thức.
- Cung cấp thêm một máy chiếu vào phòng máy vi tính để tiết dạy trở nên
sinh động hơn, giúp học sinh dễ quan sát tiếp thu bài tốt hơn
- Mong quý thầy cô, đồng nghiệp mạnh dạn đóng góp xây dựng để mỗi
giáo viên luôn cố gắng hoàn thiện tiết dạy, nắm vững chuyên môn hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Quan Sơn, ngày 26 tháng 04 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Thị Lý
TÀI LIỆU THAM KHẢO

15



1. Tin học dành cho Trung học cơ sở quyển 2.

(NXB - Giáo dục)

2. Tin học dành cho Trung học cơ sở quyển 2 – SGV

(NXB - Giáo dục)

3. Dạy học Tin học 7 với giáo án điện tử

(NXB – Giáo dục)

4. Giới thiệu giáo án Tin học 7

(NXB - Hà Nội)

5. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Tin học
(NXB - Giáo dục)

DANH MỤC

16


CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Lý
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường THCS Dân tộc nội trú Quan Sơn.
Kết quả

Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

TT

Tên đề tài SKKN

1.

Mét sè biÖn ph¸p n©ng
cao chÊt lîng giê thùc
hµnh tin häc 7.

Phòng
GD&ĐT
Quan Sơn

C

2011- 2012


Một số biện pháp nâng cao
chất lượng dạy học môn Tin
học.
Phương pháp luyện gõ mười
ngón nhanh cho học sinh khối
6,7 Trường THCS Dân tộc
nội trú Quan Sơn.

Phòng
GD&ĐT
Quan Sơn

B

2013 - 2014

Phòng
GD&ĐT
Quan Sơn

C

2015 - 2016

2.

3.

17




×