Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

skkn sử dụng phương pháp giải ô chữ để củng cố kiến thức ở các chương trong môn sinh học 8 trường PTDT bán trú THCS tam thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.27 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN QUAN SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIẢI Ô CHỮ
ĐỂ CỦNG CỐ KIẾN THỨC Ở CÁC CHƯƠNG TRONG MÔN
SINH HỌC 8 TRƯỜNG PTDT BÁN TRÚ THCS TAM THANH

Người thực hiện : Phạm Thị Thuần
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường PTDTBTTHCS Tam Thanh
SKKN thuộc lĩnh vực : Sinh học

THANH HÓA NĂM 2018


Mục lục.
Phần
Nội dung
1/ Đặt vấn đề 1.1. Lí do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2/Giải quyết 2. Nội dung
vấn đề
2.1. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng
2.3. Giải pháp thực hiện.
2.3.1.Giải pháp 1: Xác định các bước chuẩn bị.


2.3.2.Giải pháp 2: Cách thức tổ chức thực hiện.
2.3.3.Giải pháp 3: Nhận xét, đánh giá
2.4. Hiệu quả SKKN
3/ Kết luận, Kết luận.
Kiến nghị.
Kiến nghị.

Trang
1
2
2
2
3
3
4
5
5
13
13
14
15
15


1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Văn Kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiếp tục khẳng định
“giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình
giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và

phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn”. Khi hệ
thống tri thức có những thay đổi thì sớm hoặc muộn, nhanh hoặc chậm, năng
lực tư duy và hoạt động lao động sản xuất của con người cũng phải thay đổi.
Chính vì thế, việc đổi mới tư duy giáo dục trong thời đại tri thức nhằm đáp
ứng sự thay đổi của cuộc sống phát triển không ngừng là một tất yếu.
Việc đổi mới phương pháp dạy học trước hết là đáp ứng yêu cầu cần
đạt về phẩm chất, năng lực người học và cuối cùng là vì mục tiêu đáp ứng bối
cảnh của thời đại, nhu cầu phát triển đất nước.Việc đổi mới phương pháp dạy
học hiện nay nhằm theo hướng phát huy tính tích cực và chủ động của học
sinh, làm cho học sinh phải suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn... Muốn
vậy người giáo viên phải linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động dạy học,
sử dụng tích hợp các phương pháp dạy học tích cực đem lại hiệu quả dạy học
cao nhất bởi không có một phương pháp dạy học nào là vạn năng cả.
Môn Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm với phương pháp
nghiên cứu chủ yếu là đi từ thực quan sinh động đến tư duy trừu tượng.Vì vậy
trong giờ dạy sinh học nếu giáo viên không tìm cách tổ chức một giờ dạy học
sao cho hợp lý sinh động hấp dẫn, thì rất khó lôi cuốn được học sinh, học sinh
tiếp thu kiến thức một cách thụ động, giờ học sẽ tẻ nhạt, khô khan, dễ nhàm
chán. Đặc biệt Sinh học 8 nghiên cứu về cơ thể người và vệ sinh, là các kiến
thức về cấu tạo, sinh lý, vệ sinh đây là những kiến thức tuy gần gũi với các
em nhưng tương đối khó đòi hỏi các em phải suy nghĩ, tư duy cao, dễ gây ra
căng thẳng, mệt mỏi.
Trường PTDT Bán Trú THCS Tam Thanh đóng trên địa bàn xã
TamThanh là một xã biên giới của huyện Quan Sơn, điều kiện kinh tế - xã
hội, văn hóa - giáo dục có nhiều khó khăn. Từ khi Nghị quyết số 08/NQ-HU
ngày 20/9/2017 của Ban Thường vụ Huyện ủy Quan Sơn về đổi mới, nâng
cao chất lượng giáo dục và đào tạo huyện Quan Sơn đến năm 2020 thì nhận
thức của các cấp và nhân dân trong xã về vị trí, vai trò của giáo dục ngày càng
được quan tâm sâu sắc và có sự chuyển biến rõ rệt.
Tuy nhiên việc tự học ở nhà của học sinh đang còn những hạn chế nhất

định, chính vì vậy việc học bài ở nhà của học sinh chưa đạt kết quả tốt. Để
giúp học sinh có hứng thú trong học tập và khắc sâu kiến thức trong từng bài,
từng chương thì giáo viên cần có một hoạt động nào đó nhẹ nhàng vừa mang
lại hiệu quả học tập vừa kích thích, khích lệ tinh thần học tập của các em là
điều rất cần thiết. Từ những lí do trên tôi đã nghiên cứu đề tài: “Sử dụng
phương pháp giải ô chữ để củng cố kiến thức ở các chương trong môn sinh
học 8 trường PTDT Bán Trú THCS Tam Thanh”.
1


1.2. Mục đích nghiên cứu.
Giúp học phát triển kỹ năng quan sát, khả năng suy luận phán đoán,
phân tích, tổng hợp kiến thức ở các chương trong chương trình Sinh học 8
một cách logic; rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, tự tin cho học sinh. Tạo cho
học sinh môi trường học tập thoải mái, khơi dậy trong học sinh niềm say mê
yêu thích đối với môn học.
1.3. Đối tượng nhiên cứu.
Cách thức củng cố kiến thức ở các chương trong một sinh học 8 bằng
phương pháp giải ô chữ.
1.4.Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu.
- Thực hành: Qua các tiết ôn tập trên lớp.
- Điều tra; Thực trạng vấn đề cần nghiên cứu, kết quả đạt được sau
nghiên cứu.

2


2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận

Trò chơi trong dạy học là một hình thức tổ chức các hoạt động thi đua
sôi nổi trong một tiết học nhằm giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi. Dưới dự
hướng dẫn của giáo viên, học sinh được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi
trong đó mục đích của trò chơi truyền tải nội dung kiến thức bài học. Luật
chơi thể hiện nội dung, phương pháp học đặc biệt là phương pháp học tập có
sự hợp tác và đánh giá.
Trò chơi ô chữ là hình thức người tổ chức đưa ra những ô vuông để
trống, yêu cầu người chơi phải điền cho đúng những chữ mà người tổ chức đã
gợi ý cho mỗi ô vuông bằng một "chìa khóa". Căn cứ vào "chìa khóa" và văng
lực của bản thân mà người chơi có thể hoàn thành ô chữ.
Thông thường con người chỉ nhớ: 10% những gì họ đọc, 20% những gì
họ nghe, 30% những gì họ thấy, 50% những gì họ nghe và thấy, 80% những
gì họ nói 90% những gì họ nói và làm, tức là khi họ tự khám phá. Vì vậy, trò
chơi không những giúp học sinh gần gũi, cởi mở và tạo sự chú ý của học sinh
đối với nội dung bài giảng, mà còn khuyến khích học sinh tiếp thu bài một
cách tự nhiên, không gượng ép và khô cứng.
Tác dụng của việc sử dụng trò chơi dạy học:
+ Nâng cao tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học, làm cho
những kiến thức học sinh tự chiếm lĩnh ngày càng sâu sắc hơn.
+ Thông qua trò chơi học sinh có thể tự tìm tòi, nghiên cứu, rèn luyện
tri thức trong quá trình học tập ngoài giờ lên lớp
+Tạo được môi trường, không khí học tập vui vẻ và cho chúng ta thấy
học tập không khô khan, tẻ nhạt mà cũng khá lý thú.
+Trò chơi có tác dụng hoà đồng sâu rộng và thu hút mức độ tập trung
của học sinh. Hơn thế nữa, mối quan tâm và hoạt động của học sinh thể hiện
qua các tiết học có trò chơi hình thành ở học sinh niềm say mê yêu thích đối
với môn học.
Những lưu ý khi sử dụng trò chơi dạy học:
- Xác định rõ mục tiêu dạy học: cần làm rõ những gì là nhiệm vụ, quan
hệ, nội dung và tình huống chơi, và bên cạnh đó những gì là nhiệm vụ, quan

hệ, nội dung và tình huống dạy học-giáo dục.
- Trò chơi cần được xem như môi trường hoạt động của người học, để
học chính nội dung của môn học thông qua ứng xử, xử lý, thực hiện, hành
động với các đối tượng, quá trình, quan hệ và tình huống chơi.
- Trò chơi phải có quan hệ chặt chẽ với nội dung học tập và nội dung
cần phù hợp với thực tế tổ chức trò chơi.
- Chỉ lựa chọn những yếu tố, vấn đề quan trọng, cần thết và thích hợp
với phương thức chơi để đưa vào trò chơi với mục đích trò chơi sẽ mang lại
hiệu quả học tập cao hơn so với giờ học bài bản.
- Nội dung kiến thức phải vừa sức đối với học sinh, không dễ quá và
cũng không quá khó.
3


- Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo để có khả năng giải đáp những thắc
mắc của học sinh, hướng dẫn và điều chỉnh quá trình chơi.
- Ngôn từ phải chính xác, dễ hiểu.
- GV cần sử dụng một số biện pháp và hình thức đánh giá kết quả và
thái độ học tập của học sinh. Điều đó giúp giáo viên thu được thông tin ngược
cả cho việc dạy học nói chung lẫn cho việc tổ chức hướng dẫn các trò chơi
sau này hiệu quả hơn .
Với đặc thù của bộ môn Sinh học, là bộ môn khoa học thực nghiệm.
Việc xây dựng tổ chức các trò chơi học tập phù hợp với nội dung bài học
trong môn Sinh học, cũng không phải là vấn đề quá khó, đặc biệt là đối với
chương trình Sinh học 8. Về đặc trưng tâm lý của học sinh lứa tuổi này là tò
mò, ham hiểu biết, thích tìm tòi cái mới, muốn khẳng định mình, các em tự
cho mình là người lớn và cũng muốn mình được coi là người lớn, muốn được
tham gia vào các hoạt động một cách độc lập, muốn thử sức mình thích học
mà chơi, chơi mà học nên việc tổ chức các trò chơi trong dạy học Sinh học 8
chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả học tập cao.

2.2. Thực trạng.
Trong số các môn khoa học tự nhiên thì Sinh học là một môn khoa học
hết sức trừu tượng. Để nắm chắc được kiến thức học sinh phải hiểu bản chất
vấn đề, biết phân tích, tổng hợp kến thức một cách logic, khoa học đặc biệt là
sau mỗi chương học sinh cần nắm chắc được nội dung chính của cả chương,
các vấn đề liên quan đến nội dung, kiến thức đã học.
Qua thực tế giảng dạy bản thân nhận thấy một bộ phận không nhỏ học
sinh thụ động trong việc tiếp nhận kiến thức, các em chưa chịu khó làm việc
trong các giờ học, chất lượng giờ học và mức độ tiếp thu kiến thức chưa cao.
Trước khi thực hiện đề tài tôi đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của học sinh hai
lớp 8A và 8B của nhà trường bằng cách phát phiếu điều tra với nội dung sau:
- Em có thích học môn Sinh học?

Không
-Trong giờ học Sinh học em có thường xuyên phát biểu xây dựng bài
không?
Trường xuyên
Rất ít
Không
Kết quả điều tra trước khi thực hiện đề tài :
Em có thích học môn Sinh học?
Lớp
Sĩ số

Không
SL
%
SL
%
8A

30
18
60
12
40
8B
34
19
55.8
15
44.2
Lớp

Sĩ số

Trong giờ học Sinh học em có thường xuyên phát biểu
xây dựng bài không?
Thường xuyên
Rất ít
Không
SL
%
SL
%
SL
%
4


8A

8B

30
12
40
13
43.3
5
16.7
34
14
41.2
12
35.3
8
23.5
Từ kết quả khảo sát tôi nhận thấy phần lớn các em chưa yêu thích, chưa
hứng thú với môn học. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như:
các em chưa chăm học, không chuẩn bị bài trước khi đến lớp, bị động trước
các câu hỏi khai thác kiến thức của giáo viên, rụt rè, ngại ngùng, tâm lí sợ sai
khi đứng trước lớp phát biểu xây dựng bài, chưa tự tin vào bản thân, nhiều
kiến thức trừu tượng học sinh khó tiếp thu, phương pháp truyền thụ của giáo
viên chưa đủ sinh động, lôi cuốn học sinh.....Từ những lí do trên bản thân tôi
đã tìm tòi, học hỏi đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và vận dụng có
hiệu quả đối với hình thức tổ chức trò chơi giải ô chữ trong dạy học đặc biệt
là trong các tiết ôn tập, tổng kết kiến thức.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng.
Để thực hiện một tiết dạy sử dụng trò chơi ô chữ để ôn tập, củng cố
kiến thức tôi đã thực hiện theo trình tự các giải pháp sau:
2.3.1. Giải pháp 1: Xác định các bước chuẩn bị.

2.3.1.1. Mục tiêu giải pháp
Giúp giáo viên phân tích được những khó khăn, thuận lợp khi thực
hiện tiết dạy. Từ dó lựa chọn được giải pháp tối ưu nhất, xây dựng được kế
hoạch chi tiết, cụ thể để có một tiết dạy đạt hiệu quả cao nhất.
2.3.1.2. Nội dung giải pháp.
- Giáo viên phân tích nội dung kiến thức cơ bản của từng chương, lên kế
hoạch xây dựng nội dung trò chơi(Lựa chọn cụm từ chìa khóa, xây dựng các
câu hỏi gợi ý cho mỗi từ khóa. Thiết kế trò chơi trên phần mềm Power Point)
Phân tích, lựa chọn các hình thức khen thưởng, động viên (dành cho cá nhân,
nhóm hoàn thành tốt trò chơi) và hình thức xử phạt hợp lí (dành cho cá nhân,
nhóm hoàn thành chưa tốt trò chơi)
- Chuẩn bị các thiết bị cần thiết phục vụ cho tiết dạy: Máy chiếu, laptop.
- Giáo viên đặt ra giả thuyết các tình huống có thể xảy ra trong tiết dạy và dự
trù phương án để giải quyết.
2.3.1.3. Cách thức thực hiện.
+ Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học: Phân tích các kiến thức cơ bản
của từng chương, lựa chọn từ khóa cho mỗi chương. Từ khóa được được chọn
phải bao quát kiến thức của cả chương. Tôi sử dụng tên của mỗi chương làm
từ khóa, ví dụ: Khi ôn tập chương tiêu hóa tôi sẽ sử dụng từ TIÊU HÓA làm
từ khóa.
+ Bước 2: Sắp xếp từ khóa thành hàng dọc.
+ Bước 3: Dựa và các kiến thức của từng chương lựa chọn các từ xung
quanh các từ khóa để tạo thành từ hàng ngang có nghĩa (Thể hiện một đơn vị
kiến thức của chương ).
+ Bước 4: Xây dựng các câu hỏi gợi ý cho mỗi từ khóa: Gợi ý phải
ngắn gọn, xúc tích, từ ngữ rõ ràng, không đánh đố học sinh.

5



+ Bước 5: Xây dựng ô chữ trên phần mềm: Sử dụng màu sắc cho các ô
chữ không nên quá đơn điệu nhưng cũng không cần lòe loẹt; Tránh các hiệu
ứng làm phân tán sự tập trung suy nghĩ của học sinh như: Tiếng chuông đồng
hồ chạy. Cần nhấn mạnh ô chữ từ khóa hàng dọc bằng những màu sắc tươi
tắn, bắt mắt, dễ quan sát.
+ Bước 6: Giáo viên cần dự đoán trước những tình huống có thể xảy ra
trong tiết học và dự trù phương án giải quyết.
2.3.2.Giải pháp 2: Cách thức tổ chức thực hiện.
2.3.2.1. Mục tiêu giải pháp.:
Tạo môi trường, không khí học tập vui vẻ, giúp các em tích cực hơn,
sôi nổi hơn, hào hứng hơn trong học tập và khắc sâu kiến thức một cách logic,
khoa học, góp phần nâng cao chất lượng môn học. Đồng thời giúp các em
mạnh dạn, tự tin hơn trong đề xuất ý kiến của mình trước đám đông.
2.3.2.2. Nội dung giải pháp.
Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi tìm hiểu các kiến thức
trọng tâm của các chương (cụm từ chìa khóa) bằng cách giải các ô chữ câu
hỏi gợi ý cho sẵn (các ô chữ hàng ngang).
2.3.2.3. Cách thức thực hiện.
+ Bước 1: Giáo viên giới thiệu trò chơi. ý nghĩa của trò chơi.
+ Bước 2: Giáo viên phổ biến luật chơi, hình thức chơi (Có thể tổ chức chơi
theo nhóm, tổ hoặc cá nhân), cách đánh giá cho điểm.
+ Bước 3: Tổ chức thực hiện.
Một số ví dụ.
* Ví dụ 1: Ô chữ chìa khóa gồm 10 chữ cái CƠ THỂ NGƯỜI

Câu hỏi gợi ý
- Hàng ngang số 1(Gồm 6 chữ cái): Chức năng cơ bản của nơron
là.............và dẫn truyền
- Hàng ngang số 2(Gồm 7 chữ cái): Bộ phận ngăn cách giữa khoang ngực với


6


khoang bụng?
- Hàng ngang số 3(Gồm 5 chữ cái): Đơn vị cấu tạo của cơ thể là gì?
- Hàng ngang số 4(Gồm 4 chữ cái): Một bộ phận của tế bào có chức năng
điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào?
- Hàng ngang số 5(Gồm 7 chữ cái): Một trong những cơ chế góp phần phối
hợp hoạt động của các cơ quan đảm bảo tính thống nhất?
- Hàng ngang số 6 (Gồm 6 chữ cái): Chức năng của mô liên kết?
- Hàng ngang số 7 (Gồm 5 chữ cái): Một bào quan trong tế bào thực hiện
chức năng thu phận, hoàn thiện, phân phối sản phẩm?
- Hàng ngang số 8 (Gồm 5 chữ cái): Mô cơ vân là mô gắn với.........
- Hàng ngang số 9 (Gồm 9 chữ cái): Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời
các kích thích của..................thông qua hệ thần kinh.
- Hàng ngang số 10 (Gồm 5 chữ cái): Một bào quan trong tế bào thực hiện
chức năng tham gia hô hấp giải phóng năng lượng?
ĐÁP ÁN:
Hàng ngang số 1(Gồm 6 chữ cái): Cảm ứng.
Hàng ngang số 2(Gồm 7 chữ cái): Cơ hoành
Hàng ngang số 3(Gồm 5 chữ cái): Tế bào
Hàng ngang số 4(Gồm 4 chữ cái): Nhân
Hàng ngang số 5(Gồm 7 chữ cái): Thể dịch
Hàng ngang số 6(Gồm 6 chữ cái): Nâng đỡ
Hàng ngang số 7(Gồm 5 chữ cái): Gôngi
Hàng ngang số 8(Gồm 5 chữ cái): Xương
Hàng ngang số 9(Gồm 9 chữ cái): Môi trường
Hàng ngang số 10(Gồm 5 chữ cái): Ti thể

* Ví dụ 2: Ô chữ chìa khóa gồm 9 chữ cái HỆ VẬN ĐỘNG

7


Câu hỏi gợi ý
- Hàng ngang số 1(Gồm 7 chữ cái): Điểm tiến hóa của cơ mặt là gì?
- Hàng ngang số 2(Gồm 5 chữ cái): Đây là một chức năng của bộ xương?
- Hàng ngang số 3(Gồm 7 chữ cái): Khoang xương chứa tủy đỏ ở trẻ em
và...... ở người lớn?
- Hàng ngang số 4(Gồm 4 chữ cái): Ở người già xương xốp, giòn, dễ gãy và
sự phục hồi xương gãy diễn ra rất...... không chắc chắn.
- Hàng ngang số 5(Gồm 10 chữ cái): Thành phần của xương giúp xương bền
chắc là gì?
- Hàng ngang số 6 (Gồm 5 chữ cái): Là chất có trong hai đầu xương?
- Hàng ngang số7(Gồm 7 chữ cái): Đây là tên loại khớp không cử động
được?
- Hàng ngang số 8 (Gồm 3 chữ cái): Đây là một tính chất của cơ?
- Hàng ngang số 9 (Gồm 9 chữ cái): Đây là bộ phận giúp xương to ra về bề
ngang?
ĐÁP ÁN:
Hàng ngang số 1(Gồm 7 chữ cái): Phân hóa
Hàng ngang số 2(Gồm 5 chữ cái): Bảo vệ
Hàng ngang số 3(Gồm 7 chữ cái): Tủy vàng
Hàng ngang số 4(Gồm 4 chữ cái): Chậm
Hàng ngang số 5(Gồm 10 chữ cái): Muối khoáng
Hàng ngang số 6(Gồm 5 chữ cái): Tủy đỏ
Hàng ngang số 7(Gồm 7 chữ cái): Bất động
Hàng ngang số 8(Gồm 3 chữ cái): Dãn
Hàng ngang số 9(Gồm 9 chữ cái): Màng xương

8



* Ví dụ 3: Ô chữ chìa khóa gồm 8 chữ cái: TUẦN HOÀN

Câu hỏi gợi ý
- Hàng ngang số 1(Gồm 3 chữ cái): Là bộ phận có chức năng co bóp đẩy máu
vào hệ mạch?
- Hàng ngang số 2(Gồm 3 chữ cái): Đây là một thành phần của môi trường
trong cơ thể?
- Hàng ngang số 3(Gồm 7 chữ cái): Có chức năng tham gia quá trình đông
máu?
9


- Hàng ngang số 4(Gồm 8 chữ cái): Đây là khả năng con người không bị mắc
một bệnh nào đó?
- Hàng ngang số 5(Gồm 7 chữ cái): Có chức năng vận chuyển khí oxi và
cacbonic?
- Hàng ngang số 6 (Gồm 1 chữ cái): Đây là nhóm máu trong hồng cầu không
có cả A và B, huyết tương có cả anpha và beta?
- Hàng ngang số 7 (Gồm 9 chữ cái): Sự vận chuyển máu qua tĩnh mạc về tim
được hỗ trợ chủ yếu bởi sức đẩy được tạo ra do sự co bóp của các cơ bắp
quanh.........?- Hàng ngang số 8 (Gồm 11 chữ cái): Đây là những phân tử
ngoại lai có trên bề mặt của tế bào vi khuẩn, bề mặt vỏ vi rút hạy trong nọc
độc của ong, rắn,...?
ĐÁP ÁN:
Hàng ngang số 1(Gồm 3 chữ cái): Tim
Hàng ngang số 2(Gồm 3 chữ cái): Máu
Hàng ngang số 3(Gồm 7 chữ cái): Tiểu cẩu
Hàng ngang số 4(Gồm 8 chữ cái): Miễn dịch

Hàng ngang số 5(Gồm 7 chữ cái): Hồng cầu
Hàng ngang số 6(Gồm 1 chữ cái): O
Hàng ngang số 7(Gồm 9 chữ cái): Thành mạch
Hàng ngang số 8(Gồm 11 chữ cái): Kháng nguyên

* Ví dụ 4: Ô chữ chìa khóa gồm 5 chữ cái: HÔ HẤP

10


Câu hỏi gợi ý
- Hàng ngang số 1(Gồm 4 chữ cái): Là bộ phận có tuyến Amidan và tuyến V.A
chứa nhiều tế bào limpho?
- Hàng ngang số 2(Gồm 3 chữ cái): Tên khí khi ta hít vào trong quá trình hô
hấp?
- Hàng ngang số 3(Gồm 5 chữ cái): Giai đoạn đầu tiên của quá trình hô hấp
là gì?
- Hàng ngang số 4(Gồm 10 chữ cái): Đây là một phương pháp hô hấp nhân
tạo thường được áp dụng cho nạn nhân bị gián đoạn hô hấp?
- Hàng ngang số 5(Gồm 4 chữ cái): Đây là nơi diễn ra sự trao đổi khí giữ cơ
thể và môi trường ngoài?
ĐÁP ÁN:
Hàng ngang số 1(Gồm 4 chữ cái): Họng
Hàng ngang số 2(Gồm 3 chữ cái): Ôxi
Hàng ngang số 3(Gồm 5 chữ cái): Sự thở
Hàng ngang số 4(Gồm 10 chữ cái): Ấn lồng ngực
Hàng ngang số 5(Gồm 4 chữ cái): Phổi

* Ví dụ 5: Ô chữ chìa khóa gồm 7 chữ cái: TIÊU HÓA


11


Câu hỏi gợi ý
- Hàng ngang số 1(Gồm 10 chữ cái): Đây là một chức năng của ruột già?
- Hàng ngang số 2(Gồm 7 chữ cái): Đây là một loại enzim có trong nước bọt
có tác dụng biến đổi một phần tinh bột thành đường mantozo?
- Hàng ngang số 3(Gồm 8 chữ cái): Hoạt động của vi khuẩn kí sinh có thể
làm dạ dày và tá tràng bị..........
- Hàng ngang số 4(Gồm 7 chữ cái): Đây là bộ phận được coi là trung tâm của
quá trình tiêu hóa?
- Hàng ngang số 5(Gồm 4 chữ cái): Một hoạt động ở khoang miệng có tác
dụng làm mềm, nhuyễn thức ăn?
- Hàng ngang số 6 (Gồm 6 chữ cái): Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là
gì?
- Hàng ngang số 7 (Gồm 8 chữ cái): Cơ thể hấp thụ thức ăn Protein dưới
dạng.....
ĐÁP ÁN:
Hàng ngang số 1(Gồm 10 chữ cái): Hấp thụ nước.
Hàng ngang số 2(Gồm 7 chữ cái): Amilaza
Hàng ngang số 3(Gồm 8 chữ cái): Viêm loét
Hàng ngang số 4(Gồm 7 chữ cái): Ruột non
Hàng ngang số 5(Gồm 4 chữ cái): Nhai
Hàng ngang số 6(Gồm 6 chữ cái): Hóa học
Hàng ngang số 7(Gồm 8 chữ cái): Axit amin

12


2.3.3. Giải pháp 3: Nhận xét, đánh giá

2.3.2.1. Mục tiêu giải pháp.:
Nhằm khích lệ, động viên học sinh, góp phần khơi dậy trong học
sinh niềm say mê yêu thích đối với môn học.
2.3.2.2. Nội dung giải pháp.
Giáo viên nhận xét kết quả, tinh thần thái độ học tập của học sinh trong
tiết học.
Khen thưởng, động viên đối với cá nhân, nhóm hoàn thành tốt trò chơi
và hình thức xử phạt hợp lí đối với cá nhân, nhóm hoàn thành chưa tốt trò
chơi.Tuy nhiên hình thức thưởng, phạt chỉ mang tích chất khích lệ động viên,
không nặng nề đối với học sinh
2.3.2.3. Cách thức thực hiện.
+ Bước 1: Sau khi trò chơi kết thúc giáo viên nhận xét kết quả, tinh
thần thái độ học tập của học sinh trong tiết học.
+ Bước 2: Giáo viên đánh giá cho điểm.
+ Bước 3: Cá nhân, nhóm hoàn thành tốt trò chơi giáo viên động viên
khích lệ bằng cách yêu cầu cả lớp thưởng bằng tràng pháo tay. Đối với cá
nhân, nhóm hoàn thành chưa tốt trò chơi giáo viên xử phạt bằng hình thức hát
hoặc múa vui.
2.4. Hiệu quả của SKKN
Sau một thời gian ứng dụng trò chơi giải ô chữ trong các tiết ôn tập
tổng hợp kiến thức trong dạy học môn Sinh học lớp 8, tôi nhận thấy bước đầu
có những kết quả rất khả quan. Trước hết, bản thân tôi đã nhận thức được vai
trò tích cực của việc sử dụng trò chơi trong quá trình dạy học: tạo được môi
13


trường, không khí học tập vui vẻ, thoải mái giữa cô và trò. Học sinh chủ động
trong việc tiếp thu bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, nắm kiến thức chắc
chắn hơn, nhanh hơn. Và quan trọng hơn là các em học tập tích cực hơn, sôi
nổi hơn, hào hứng với việc học tập hơn. Ngoài ra việc tổ chức cho học sinh

tham gia trò chơi trong học tập còn giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong đề
xuất ý kiến của mình trước đám đông. Chất lượng môn học qua đó cũng được
nâng lên rõ rệt.
Sau khi kết thuc thời gian nghiên cứu giáo viên kiểm tra hiệu quả
SKKN bằng cách cho học sinh làm hai phiếu điều tra:
- Phiếu 1: Học sinh trả lời lại câu hỏi "Trong giờ học Sinh học em có
thường xuyên phát biểu xây dựng bài không?"
Trường xuyên
Rất ít
Không
- Phiếu 2: Giáo viên cho học sinh làm bài kiểm tra kiến thức thời lượng 45
phút.
Kết quả khảo sát đạt được như sau:
Phiếu 1
Trong giờ học Sinh học em có thường xuyên phát biểu
Lớp
Sĩ số
xây dựng bài không?
Thường xuyên
Rất ít
Không
SL
%
SL
%
SL
%
8A
30
25

83.3
5
16.7
0
0
8B
34
27
79.4
7
20.6
0
0
Phiếu 2:
Lớp Sĩ số

8A
8B

30
34

Kết quả khảo sát bài kiểm tra kiến thức
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu - kém
SL
%
SL

%
SL
%
SL
%
10
8

33.3
23.5

12
16

40
47.1

8
10

26.7
29.4

0
0

0
0

14



3. Kết luận, kiến nghị.
- Kết luận.
Với phương châm “Học mà chơi – Chơi mà học” nên việc tổ chức trò
chơi trong hoạt động dạy học tạo điều kiện cho các em làm quen với nhiều
hình thức học tập khác nhau, khơi dậy hứng thú học tập cho học sinh, đồng
thời tạo ấn tượng sâu sắc về bài học, giúp việc học nhẹ nhàng mà hiệu quả.
Đối với bản thân đây là cơ hội để trau dồi chuyên môn, tìm tòi được các
phương pháp dạy học hiệu quả, nâng cao năng lực công tác. Vì vậy, việc tìm
tòi, vận dụng các trò chơi trong quá trình dạy học nói chung, trong đó có dạy
học Sinh học là việc làm rất cần thiết, góp phần đáp ứng yêu cầu của việc đổi
mới phương pháp, hình thức giáo dục.
- Kiến nghị
+ Đối với nhà trường:
Tổ chức các buổi dự giờ thăm lớp, sinh hoạt chuyên môn có hiệu quả,
giúp giáo viên học hỏi, trau dồi, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
+ Đối với ngành giáo dục :
Tổ chức các đợt tập huấn, sinh hoạt chuyên môn liên trường cho
các giáo viên về việc vận dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học mới .
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ bản thân tôi đã rút ra trong
quá trình "Sử dụng phương pháp giải ô chữ để củng cố kiến thức ở các
chương trong môn Sinh học 8 trường PTDT Bán Trú THCS Tam Thanh”.
Mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của các đồng nghiệp .
Tôi xin trân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Quan sơn, ngày 20 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,

không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Phạm Thị Thuần

15


Tài liệu tham khảo
1. Sách giáo khoa Sinh học 8: Tác giả Nguyễn Quan Vinh- Trần Đăng CátĐỗ Mạnh Hùng- NXB Giáo dục.
2. Sách giáo viên Sinh học 8: Tác giả Nguyễn Quan Vinh- Vũ Đức LưuNguyễn Minh Công- NXB Giáo dục.

16



×