Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn vận dụng kiến thức môn lịch sử trong giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng học văn học trung đại cho học sinh lớp 8b

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (759.31 KB, 22 trang )

1. MỞ ĐẦU:
1.1. lí do chọn đề tài
Xã hội trung đại Việt Nam với những bất ổn về chính trị là mảnh đất màu
mỡ để những bậc tiền nhân sáng tác những tác phẩm bất hủ có giá trị to lớn về
mặt lịch sử, chính trị, quân sự và văn hóa. Một số lượng lớn tác phẩm đã ra đời
trong thời đại này, vượt qua mọi không gian và thời gian khẳng định vị trí của
mình trong lòng người đọc và trở thành tài sản vô giá của nền văn học dân tộc.
Văn học trung đại Việt Nam hiện nay được đưa vào chương trình Ngữ văn bậc
THCS nhằm tái hiện lại cho học sinh biết về một thời kì khó khăn gian khổ song
cũng đầy hào hùng của lịch sử dựng nước và giữ nước.
Tuy nhiên văn học trung đại khi tiếp cận lại là mảng tương đối khó đối với
học sinh và cả giáo viên. Đối với học sinh, văn học trung đại khác xa với những
văn bản hiện đại như Đêm nay Bác không ngủ, Cây tre Việt Nam... ở lớp 6 hay
Nhớ rừng, Khi con tu hú ở lớp 8 về chữ viết, hoàn cảnh xã hội, đề tài sáng tác,
quan điểm thẩm mỹ, đạo đức và thái độ chính trị của tác giả... vì vậy các em gặp
rất nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận tác phẩm. Đối với giáo viên, khó khăn là
làm sao để có thể truyền tải hết giá trị nội dung và nghệ thuật đặc trưng của văn
học giai đoạn này, của từng tác phẩm đến với học sinh; làm sao các em có thể
cảm nhận một cách cơ bản nhất cốt lõi của tác phẩm. GS Phan Trọng Luận cũng
đã có nhận xét về những tác phẩm giai đoạn này: "Nội dung sáng tác xưa kia dù
tiến bộ đến đâu vẫn cách xa chúng ta về thế giới quan, về lí tưởng thâm mĩ, về
cuộc sống giữa nội dung và các sáng tác ngày xưa với tư tưởng, tình cảm của
những con người ngày nay". Đây cũng là khó khăn chung đối với thầy và trò
trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học trung đại. Vì vậy để giảng tốt, học
sinh cảm nhận được tác phẩm ngoài những kiến thức đúng và đủ trong Sách giáo
khoa, Chuẩn kiến thức kĩ năng thì bản thân giáo viên phải vận dụng, tích hợp
nhiều kĩ năng, kiến thức của các bộ môn khác vào giảng dạy trong đó tiêu biểu
như môn lịch sử.
Xuất phát từ khó khăn như vậy, bản thân tôi là giáo viên trực tiếp đứng lớp
tôi đã mạnh dạn áp dụng kiến thức lịch sử trong giảng dạy mảng văn học trung
đại Việt Nam lớp 8. Sau thời gian áp dụng đã có kết quả vì vậy tôi xin mạnh dạn


đưa ra kinh nghiệm Vận dụng kiến thức môn Lịch sử trong giảng dạy nhằm nâng
cao chất lượng học văn học trung đại cho học sinh lớp 8B góp phần nâng cao
hiệu quả dạy và học cho giáo viên và học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Làm thế nào để Vận dụng kiến thức môn Lịch sử trong giảng dạy nhằm
nâng cao chất lượng học văn học trung đại cho học sinh lớp 8B . Bản thân tôi
1


mong muốn đóng góp một số kinh nghiệm để tìm ra cách học thiết thực, giúp
học sinh hiểu sâu sắc về các tác phẩm văn học trung đại ở bộ môn ngữ văn 8.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 8B
- Tổng số học sinh: 21
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong sáng kiến này tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí
thuyết và phương pháp điều tra khảo sát thực tế qua lớp dạy.
2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
Trong thực tế, một vấn đề không chỉ được tiếp cận một chiều mà nó được
soi chiếu, nhìn nhận ở nhiều góc độ; trong quan điểm giáo dục hiện đại một tác
phẩm văn học chúng ta không chỉ tìm hiểu những đơn vị kiến thức cơ bản mà là
sự tổng hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực, nhiều bộ môn. Văn học trung đại lớp 8
mang đậm hơi thở, khí thế hào hùng của dân tộc về lịch sử giữ nước, chống giặc
ngoại xâm phương bắc. Hiểu được hoàn cảnh lịch sử, yếu tố thời đại của tác
phẩm để từ đó khám phá được chủ đề, quan điểm thẩm mĩ, giá trị đạo đức là con
đường tiếp cận nhanh và toàn diện đối với đặc trưng các tác phẩm này.
Chẳng hạn khi tìm hiểu Hịch tướng sĩ, ta tìm hiểu tác phẩm trong bối cảnh
cuộc xâm lược tham tàn, bạo ngược của quân Nguyên Mông để thấy được tinh
thần nồng nàn yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc của Trần Quốc Tuấn mà

bản thân ông là tướng quân chỉ huy. Chính nhiệm vụ chính trị to lớn và tình hình
nguy nan của đất nước là đã cho ra đời áng văn chính luận hùng hồn, đanh thép
nhưng thấm đẫm tinh thần nhân nghĩa, có sức lôi cuốn mạnh mẽ tác động to lớn
đến tinh thần binh sĩ góp phần vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
Nói như vậy để thấy rằng rõ ràng những tác phẩm văn học trung đại trong
chương trình Ngữ văn học lớp 8 được quy chiếu bởi nhiều yếu tố thời đại. Đọc
một tác phẩm văn học như đang đọc một giai đoạn lịch sử, một triết lý về nhân
sinh quan đó chính là hiện tượng Văn - Sử bất phân của văn học trung đại Việt
Nam.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

Với đặc trưng Văn-Sử bất phân, chương trình văn học trung đại bậc THCS
được sắp xếp theo tuyến tính thời gian nghĩa là đi theo trình tự phát triển của lịch
sử điều này giúp các em có cái nhìn tổng quan, đầy đủ hơn về nền văn học kéo
dài hơn mười thập kỉ.
Tuy nhiên trong chương trình Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8, các tác phẩm
là những văn bản nghị luận chính trị vì vậy việc tiếp cận đối với các em thật sự
2


khó khăn. Những văn bản nghị luận này không phản ánh đời sống bằng hình
tượng, hư cấu mà chủ yếu là bộc lộ những tư tưởng, quan điểm, quan niệm chính
trị bằng lí lẽ, lập luận chặt chẽ trong khi đó, năng lực tư duy khái quát ở h ọc sinh
lớp 8 chưa cao nên khả năng tiếp nhận còn hạn chế. Bên cạnh đó, đối với giáo
viên một nhược điểm thường thấy trong cách dạy truyền thống là mới chỉ quan
tâm đến nội dung tác phẩm mà chưa chú trọng bối cảnh lịch sử của tác phẩm,
quan điểm đạo đức của từng giai đoạn...Để giảng dạy được tốt hơn những tác
phẩm thuộc thể loại này, giáo viên cần tái hiện sinh động không khí lịch sử, tình
huống mà tác giả tạo nên tác phẩm. Đây là những kiến thức rất cần thiết, là chìa
khóa để học sinh giải mã những tác phẩm một cách đúng đắn và sâu sắc.

Từ thực tế, tôi thiết nghĩ việc vận dụng kiến thức liên môn Lịch sử, nhằm
nâng cao chất lượng mảng Văn học trung đại cho học sinh lớp 8 là hết sức cần
thiết, nên làm và làm một cách cặn kẽ để có hiệu quả tối ưu nhất. Tuy nhiên, đây
cũng chỉ là sáng kiến của riêng bản thân tôi, ắt hẳn sẽ còn nhiều hạn chế, rất
mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp.
2.3. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
2.3.1.Xác định địa chỉ vận dụng kiến thức môn lịch sử trong chương
trình văn học trung đại lớp 8:
Trước tiên giáo viên cần xác định những địa chỉ cần vận dụng kiến thức lịch
sử và mức độ lồng ghép trong các bài cụ thể. Trong khuôn khổ SKKN này bản
thân tôi thấy chương trình văn học trung đại lớp 8 cần vận dụng kiến thức lich sử
qua những địa chỉ sau:
Tên bài
Địa chỉ
Vận dụng kiến thức liên môn lịch sử
Tiết 90:
1.Tìm hiểu tác giả. - Tiểu sử vua Lí Công Uẩn - Lí Thái Tổ.
Chiếu dời đô
2.Tìm hiểu tác - Bối cảnh lịch sử để ra đời bài chiếu.
phẩm
- Ý nghĩa chính trị, lịch sử của bài chiếu
Tiết 93+94:
1.Tìm hiểu tác giả. -Tiểu sử Trần Quốc Tuấn(Hưng Đạo Vương)
Hịch tướng sĩ
gắn liền với 3 lần kháng chiến chống quân
Nguyên Mông.
2.Tìm hiểu chi tiết - Bối cảnh lịch sử để ra đời bài hịch .
tác phẩm
- Nội dung của bài hịch.
Tiết 97:

1.Tìm hiểu tác giả. - Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi.
Nước Đại Việt 2.Tìm hiểu chi tiết - Bối cảnh lịch sử để ra đời bài cáo.
ta
tác phẩm
- Những sự kiện lịch sử nổi bật của cuộc
kháng chiến.
- Giá trị chính trị của bài cáo.

3


2.3.2. Sưu tầm tư liệu lịch sử
Mỗi tác phẩm ra đời đều gắn liền với một giai đoạn lịch sử nhất định và ít
nhiều chịu sự chi phối của giai đoạn lịch sử đó. Chính vì vậy khi tìm hiểu ta cần
tìm hiểu tác phẩm đó ra đời trong hoàn cảnh như thế nào; tác giả có những suy
nghĩ, quan niệm gì khi sáng tác tác phẩm trong những giai đoạn lịch sử đó.
2.3.2.1 Hướng dẫn học sinh sưu tầm tư liệu lịch sử:
Trước khi tìm hiểu bài, giáo viên cho học sinh chuẩn bị trước nội dung bài
học thông qua hoạt động sưu tầm tài liệu lịch sử về tác giả, tác phẩm với những
nội dung chính như sau:
? Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn,
Nguyễn Trãi ?
? Nêu hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước
Đại Việt ta?
? Tìm hiểu cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông ở thế kỉ XIII, cuộc
khởi nghĩa Lam Sơn ở thế kỉ XV ?
- Sưu tầm tranh ảnh về tác giả, tác phẩm, lược đồ các trận đánh lớn của cuộc
kháng chiến chống quân Minh ?
Học sinh có thể sưu tầm tư liệu lịch sử thông qua các kênh như Sách giáo
khoa, mạng Internet, sách báo, truyền hình... Sau khi học sinh sưu tầm, giáo viên

tổng hợp và nhận xét, đánh giá.
2.3.2.2. Sưu tầm tài liệu của giáo viên :
Thông qua nhiều kênh thông tin, giáo viên sưu tầm tư liệu lịch sử liên quan
đến nội dung các bài học. Tư liệu bao gồm thông tin, tranh ảnh, video clip, sơ đồ,
lược đồ. Giáo viên cần lựa chọn những nguồn tư liệu chính thống, tránh những
sự kiện, vấn đề lịch sử nhạy cảm; tranh ảnh, clip cần tiêu biểu, tránh lạm dụng về
số lượng.
2.4. Vận dụng kiến thức lịch sử thực hiện giảng dạy:
2.4.1.Vận dụng kiến thức lịch sử qua phần khởi động:
Hoạt động khởi động có vai trò quan trọng đối với bài học nhằm dẫn dắt,
định hướng, tạo tâm thế cho học sinh trước giờ học. Một bài học thu hút được sự
chú ý, hứng thú của học sinh thường thông qua phần khởi động giới thiệu bài. Để
khởi động giáo viên có thể sử dụng các hình thức sau: kiểm tra bài cũ, kiểm tra
phần chuẩn bị bài mới của học sinh, lời dẫn vào bài mới, hoặc đưa ra một trò
chơi, nêu một tình huống có liên quan đến kiến thức của bài mới…Đối với tiết
đọc hiểu văn bản, đặc biệt là đối với các tác phẩm văn học trung đại vốn nhiều tư
liệu thì giáo viên có thể vào bài bằng giới thiệu clip, tranh ảnh hoặc kể chuyện
lịch sử.
4


Đối với bài Chiếu dời đô, giáo viên có thể giới thiệu đoạn video clip Ngàn
năm Thăng Long kỉ niệm 1000 năm Lí Thái tổ dời đô từ Hoa Lư - Ninh Bình ra
Đại La (Hà Nội ngày nay) đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển
của dân tộc.
Qua đoạn clip, giáo viên có thể nêu câu hỏi về cảm tưởng, nhận xét của học
sinh sau đó cùng đi tìm hiểu chi tiết nội dung bài học.
Đối với bài Hịch tướng sĩ: giáo viên có thể khởi động bằng cách giới thiệu
tranh Trần Quốc Tuấn và lời dẫn sau:
Trần Quốc Tuấn là biểu tượng của tinh thần trung quân ái quốc, là vị chỉ

huy thiên tài trong 3 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông và là
nhà văn hóa, nhà lí luận quân sự xuất sắc của dân tộc Việ Nam. Bảy thế kỉ trôi
qua, Trần Quốc Tuấn được cả dân tộc suy tôn là đức thánh. Ngoài chiến công
hiển hách về mặt quân sự, chính trị, Trần Quốc Tuấn còn để lại cho nhân dân ta
áng thiên cổ hùng văn Hịch tướng sĩ có giá trị to lớn cả về mặt quân sự, chính
trị và văn hóa. Để hiểu rõ hơn tác phẩm bất hủ này, hôm nay chúng ta sẽ đi tìm
hiểu bài Hịch tướng sĩ.
Đối với đoạn trích Nước Đại Việt ta, giáo viên có thể đưa tranh Nguyễn Trãi
và nêu câu hỏi: Em cho biết đây là tác giả nào em đã được học ở lớp 7?

? Kể tên những tác phẩm của Nguyễn Trãi mà em biết? Trong đó đâu là tác
phẩm tiêu biểu? (Bình Ngô đại cáo).
? Tác phẩm đó liên quan đến sự kiện lịch sử nào của dân tộc? (đại chiến
chống quân Minh xâm lược). Sau khi học sinh trả lời, giáo viên dẫn vào bài học.
2.4.2. Vận dụng kiến thức lịch sử vào quá trình tìm hiểu văn bản

5


Để học sinh nắm được kiến thức về tác giả, tác phẩm, giáo viên nêu câu hỏi
để kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. Sau đó, giáo viên bổ sung
kiến thức giúp các em hiểu rõ những mối quan hệ giữa lịch sử đối với văn bản
mình đang tìm hiểu. Cụ thể:
2.4.2.1. Chiếu dời đô
2.4.2.1.1. Tác giả :
? Trình bày hiểu biết của em về tác giả Lí Công Uẩn ?
- Lí Công Uẩn tức Lí Thái Tổ (974 - 1128), quê ở Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc
Ninh. Thuở nhỏ Lí Công Uẩn làm con nuôi nhà sư Lí Khánh Văn và theo học ở
chùa của sư Vạn Hạnh, sau đó làm quan cho nhà Lê. Ông là người có học, có
đức và có uy tín nên được triều thần nhà Lê quý trọng phong làm Tả thân vệ điện

tiền chỉ huy sứ. Cuối năm 1009, Vua Ngoạ Triều qua đời, Lí Công Uẩn được tôn
lên làm vua, lấy niên hiệu là Thuận Thiên.
- Sau khi qua đời Vua Lí Công Uẩn được được thờ ở đền Đô thuộc địa phận
hương Cổ Pháp, châu Cổ Pháp, làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh (nằm cách
thủ đô Hà Nội gần 20 km về phía Bắc). Hiện nay, có một ngôi đền thờ riêng ông
được xây dựng từ vốn các công trình 1000 năm Thăng Long do Hà Nội kết hợp
với Ninh Bình là Đền Vua Lý Thái Tổ đặt tại trung tâm khu di tích Cố đô Hoa
Lư.

2.4.2.1.2. Tác phẩm:
? Tác phẩm Chiếu dời đô được ra đời trong hoàn cảnh lịch sử nào?

6


- Năm 1010, sau khi lên ngôi vua nhận thấy đất Hoa Lư, cố đô của Đại Cồ
Việt chật hẹp không có thể mở mang ra làm chỗ đô hội được, nên Lí Công Uẩn
đã quyết định chọn vùng đất khác là Đại La (hay La Thành), ngày nay là Hà Nội,
một trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, quân sự…làm thủ đô cả nước.
- Để bày tỏ ý định dời đô cuả mình, Lí Công Uẩn đã soạn chiếu dời đô và ban
bố vào tháng 7 năm 1010 để công bố quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La.
? Bài chiếu ra đời có ý nghĩa gì đối với đất nước?
- Bài chiếu ra đời đánh dấu một sự kiện chính trị trọng đại, một dấu mốc
lớn trong lịch sử có ý nghĩa quyết định sự phát triển phồn thịnh về chính trị, kinh
tế, văn hóa của đất nước.
? Cho biết vì sao Đại La lại được Lí Công Uẩn chọn làm kinh đô của đất nước ?
- Đại La nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng với thế đất “rồng cuộn, hổ
ngồi” mở ra 4 hướng, vừa có sông vừa có núi; đất rộng mà bằng, cao mà thoáng,
tránh được lụt lội chật chội, đất đai phì nhiêu màu mỡ. Về chính trị, văn hoá Đại
La là đầu mối giao lưu, chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương, là mảnh đất hưng

thịnh, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi, là thắng địa của nước Việt, có
nhiều khả năng phát triển thịnh vượng.

Bản đồ Hoàng Thành Thăng Long thời Hồng Đức ( năm 1490)
- Với tầm nhìn xa, trông rộng và rất đúng đắn, Lý Công Uẩn đã xác lập
cho nước Việt Nam ta một thủ đô chính thức từ khá sớm, từ năm 1010. Tương
truyền rằng, khi thuyền nhà vua từ Hoa Lư đến Đại La, có con rồng vàng bay
7


lên, nên nhân đó nhà vua cho đổi tên thành “Đại La”- do viên tướng Trung Quốc
là Cao Biền đặt thành tên gọi mới là Thăng Long, nghĩa là rồng bay. Sự trị vì của
nhà Lí ở đất Thăng Long đã xây dựng nhiều công trình có giá trị về mặt chính trị,
kiến trúc, văn hóa, tôn giáo trong đó nổi bật là Quốc Tử Giám - trường Đại học
đầu tiên của nước ta nhằm đào tạo và bổ dụng nhân tài cho triều đình. Trải qua
hàng ngàn năm, Thăng Long thời kỳ nhà Lý, được bao thế hệ cha ông ta xây
dựng bảo vệ và mở mang liên tục, để trở thành thủ đô Hà Nội, trái tim của nước
Việt Nam đổi mới và phát triển bây giờ.

Hà Nội ngày nay
2.4.2.2. Hịch tướng sĩ :
2.4.2.2.1. Tác giả :
? Trình bày hiểu biết của em về tác giả Trần Quốc Tuấn?
- Trần Quốc Tuấn (1231 – 1300), tức Hưng Đạo Vương là một danh
tướng kiệt xuất của dân tộc, quê quán ở phủ Thiên Trường, thuộc phường Lộc
Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định ngày nay. Ông là người có phẩm
chất cao đẹp, có tài năng văn võ song toàn. Ba lần quân Mông – Nguyên xâm lược
nước ta (năm 1258,1285 và năm 1287), lần nào ông cũng được Trần Nhân Tông
cử làm Tiết chế thống lĩnh các đạo quân trận, và đều thắng lợi vẻ vang.
- Đời Trần Anh Tông (1300), ông lâm bệnh và lui về ở Vạn Kiếp (nay là xã

Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) rồi mất ở đấy, ông mất ngày 20
tháng Tám (âm lịch) năm ấy, thọ khoảng 70 tuổi. Nhân dân tôn thờ ông là Đức
thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi trên đất nước, song nổi tiếng hơn cả là Đền
Kiếp Bạc ở xã Hưng Đạo (Chí Linh, Hải Dương). Đây là nơi ông lập căn cứ, tích
trữ lương thực, huấn luyện quân sĩ trong các cuộc kháng chiến chống quân
Nguyên Mông.
8


2.4.2.2.2. Tác phẩm:
? Tác phẩm Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết trong hoàn cảnh nào?
- Tháng 12 năm Giáp Thân 1284, hiệu Thiệu Bảo năm thứ 6, đời Trần Nhân
Tông, quân Nguyên Mông do Thoát Hoan cầm đầu đã tiến đánh Chi Lăng, Hưng
Đạo Vương Trần Quốc Tuấn thất thế đưa quân chạy về Vạn Kiếp. Vua Nhân
Tông thấy thế giặc mạnh, cho mời Hưng Đạo Vương về Hải Dương mà phán
rằng “Thế giặc to như vậy, mà chống với chúng thì dân chúng bị tàn sát, nhà
cửa bị phá hại, hay là trẫm sẽ chịu hàng để cứu muôn dân ?"Hưng Đạo Vương
tâu:"Bệ hạ nói câu ấy là lời nhân đức, nhưng Tôn miếu Xã tắc thì sao? Nếu Bệ
hạ muốn hàng, xin trước hết hãy chém đầu thần đi đã, rồi sau hãy hàng!"Vua
Trần Nhân Tông nghe thế yên lòng. Hưng Đạo Vương trở về Vạn Kiếp hiệu triệu
20 vạn quân Nam, và thảo bài Dụ chư tỳ tướng hịch văn (thường gọi là Hịch
tướng sĩ) để khuyên răn tướng sĩ, đại ý khuyên binh sĩ học tập và rèn luyện võ
nghệ, khuyên các tướng học tập trận pháp theo sách Binh thư yếu lược, chuẩn bị
cho cuộc chiến tranh Nguyên Mông - Đại Việt lần 2.

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn soạn Hịch tướng sĩ

9



Đền Vạn Kiếp thuộc Hưng Đạo, Chí Linh, Hải Dương
2.4.2.3. Nước Đại Việt ta:
2.4.2.3.1. Tác giả:
? Giới thiệu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi ?
- Nguyễn Trãi sinh năm 1380, mất năm 1442, hiệu là Ức Trai, quê ở Chi
Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha là
Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ thái học sinh (tiến sĩ). Mẹ là
Trần Thị Thái, con Trần Nguyên Đán, một qúy tộc đời Trần.
- Lên sáu tuổi, mất mẹ, lên mười tuổi, ông ngoại qua đời, Nguyễn Trãi về
ở Nhị Khê, nơi cha dạy học. Năm 1400, tròn hai mươi tuổi, ông đỗ thái học sinh
và hai cha con cùng ra làm quan cho nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướp nước
ta, Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi và một
người em đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên, ông trở về, nhưng bị quân
Minh bắt giữ sau đó, ông ra nhập nghĩa binh Lê Lợi. Suốt mười năm chiến đấu,
ông đã góp công lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Sau chiến thắng,
Nguyễn Trãi được ban quốc tính (họ Lê) và phong tước Quan phục hầu, trở thành
một trong những khai quốc công thần của nhà Hậu Lê.
- Tuy nhiên cuộc đời Nguyễn Trãi nhiều vinh quang song cũng lắm bi
kịch. Năm 1442 với vụ án Lệ chi viên Nguyễn Trãi và vợ là Nguyễn Thị Lộ bị
khép vào tôi giết vua, cả gia quyến đều bị tru di tam tộc. Vị khai quốc công thần
đã kết thúc cuộc đời ở tuổi 63 trong một hoàn cảnh bi phẫn và oan khuất.
- Năm 1464, sau 22 năm oan khuất, vua Lê Thánh Tông đã xuống chiếu
chiêu tuyết cho Nguyễn Trãi, truy tặng tước hiệu Thái Sư Tuệ Quốc Công, bãi bỏ
lệnh truy sát của triều đình với gia quyến Nguyễn Trãi và ra lệnh bổ dụng con
cháu ông làm quan.
2.4.2.3.2. Tác phẩm:
10


? Tác phẩm Bình Ngô đại cáo được Nguyễn Trãi viết trong hoàn cảnh nào?

Nêu xuất xứ của văn bản Nước Đại Việt ta?
- Đầu năm 1428, sau khi quân ta đại thắng (tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn
viện binh của giặc Minh Trung Quốc, buộc Vương Thông phải rút quân về
nước), Nguyễn Trãi đã thừa lệnh vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo Bình Ngô
đại cáo để bố cáo với toàn dân về sự kiện có ý nghĩa trọng đại này vào ngày 17
-12 - 1428 (âm lịch). Đoạn trích Nước Đại Việt ta nằm ở phần đầu của bài cáo. Bản
cáo có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập về chủ quyền, lãnh thổ và ý
chí quyết chiến, quyết thắng của nhân dân Đại Việt.
? Để khẳng định chủ quyền, lãnh thổ của Đại Việt, Nguyễn Trãi đã nhắc đến
những triều đại nào trong lịch sử ? (Nhà Triệu, Đinh, Lí, Trần)
? Những sự kiện lịch sử nào được tác giả nhắc tới, điều đó có ý nghĩa gì ?
- Chiến thắng sông Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền, chiến thắng chống
quân Tống năm 1077 trên phòng tuyến sông Như Nguyệt (thuộc huyện Yên
Phong – Bắc Ninh) của Lí thường Kiệt, chiến thắng bến Hàm Tử (5-1285) trong
cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai do tướng Trần Nhật
Duật chỉ huy. Những chiến thắng khẳng định lòng yêu nước và tinh thần quyết
chiến, quyết thắng của nhân dân ta.
Giáo viên minh họa cho bài bằng lược đồ trận đánh lớn của cuộc kháng
chiến chống quân Minh:

Lược đồ trận Chi Lăng- Xương Giang
11


2.4.3. Giáo án thực nghiệm:
TIẾT 90:

CHIẾU DỜI ĐÔ
(Thiên đô chiếu - Lí Công Uẩn)


A- Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS
1. Kiến thức: Thấy được khát vọng của nhân dân ta về một đất nước độc
lập, thống nhất, hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn
mạnh được phản ánh qua tác phẩm“ Chiều dời đô”
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích lĩ lẽ và dẫn chứng trong văn
bản nghị luận trung đại thể loại chiếu. Biết vận dụng bài học để viết văn nghị
luận.
3.Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức tôn trọng, gìn giữ nền độc lập, thống
nhất của dân tộc.
B. Phương tiện dạy học: tranh ảnh, máy chiếu
C. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Cho HS xem 1 đoạn Clip về ngàn năm Thăng Long.
Các em vừa xem xong đoạn clip, đoạn clip đã đưa chúng ta về với sự kiện
dời đô của Lí Thái Tổ (Lí Công Uẩn ) từ Hoa Lư ra Thăng Long (HN ngày nay)
cách đây 1000 năm về trước. Sự kiện ấy trước hết được thể hiện cụ thể qua áng
thiên cổ hùng văn là bản Chiếu dời đô do chính tay nhà vua soạn thảo để bày tỏ ý
định của mình. Và bài học hôm nay cô sẽ cùng các em đi tìm hiểu bài văn bất hủ
ấy.
2.
1. Tổ chức dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
Học sinh đọc chú thích
- GV đưa tranh Lí Công Uẩn ở Hà Nội cho
HS quan sát.
? Dựa SGK em hãy giới thiệu vài nét về tác
giả Lí Công Uẩn?
GV: Thuở nhỏ Lí Công Uẩn làm con nuôi

nhà sư Lí Khánh Văn, và theo học ở chùa
của sư Vạn Hạnh. Sau đó làm quan cho
nhà Lê. Ông là người có học, có đức và có
uy tín nên được triều thần nhà Lê quý

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

I- Tìm hiểu chung:
1- Tác giả: (Máy chiếu)
- Lí Công Uẩn tức Lí Thái Tổ (974 - 1128)
Quê ở Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh
- Thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập
được nhiều chiến công.
- Là người sáng lập nên vương triều Lí

12


trọng. Cuối năm 1009, Vua Ngoạ Triều
qua đời, Lí Công Uẩn được tôn lên làm
vua, lấy niên hiệu là Thuận Thiên.
- GV đọc 1 phần bài chiếu, cho HS đọc
(Chú ý đọc giọng hào sảng, khoẻ khoắn)
- GV giải thích nhan đề: chiếu: chỉ thể loại
văn học, thiên: dời; đô: kinh đô. GV lưu ý
HS thêm 1 số từ
? Văn bản Chiếu dời đô ra đời trong hoàn
cảnh nào?

2. Đọc và tìm hiểu chú thích:

+ Mệnh:
+ Vận:
+ Khanh:
+ Thắng địa
3. Hoàn cảnh ra đời:
- Viết năm 1010, khi đất nước thái bình và
đang trên đà phát triển, kinh đô Hoa Lư
chật hẹp, Lí Công Uẩn viết để bày tỏ ý
định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La (Hà
Nội ngày nay)
? Văn bản được viết theo thể loại nào? Trình 4.Thể loại - Kiểu văn bản:
bày hiểu biết của em về thể loại văn bản đó? - Thể loại : chiếu - thể văn do vua dùng để
? Chiếu dời đô thuộc kiểu văn bản gì?
ban bố mệnh lệnh, có thể viết bằng văn
? Theo em văn bản có thể chia thành mấy vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi.
phần? Nêu nội dung của từng phần?
- Kiểu VB: nghị luận.
=> Bố cục như vậy là hợp lí. Nếu tác giả 5. Bố cục: 2 phần
khẳng định ngay thành Đại La là kinh đô - Từ đầu...không thể không dời đổi: Lí do
mới thì sẽ gây sự đột ngột, làm cho kẻ dưới dời đô.
khó chấp nhận.
- Còn lại: Đại La xứng đáng là nơi để định
đô.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS phân tích
II. Phân tích
HS đọc lại đoạn từ đầu... phồn thịnh.
1. Lí do dời đô:
? Nội dung chính của đoạn này là gì?
( tác giả nêu ra những tiền đề lịch sử)
? Mở đầu bài chiếu, Lí Công Uẩn viện dẫn a, Nêu tiền đề lịch sử:

sử sách Trung Quốc về việc gì?
- Nhà Thương: 5 lần dời đô
- Nhà Chu : 3 lần dời đô
? Theo suy luận của tác giả thì việc dời đô => Mục đích: mưu toan việc lớn, xây dựng
của các nhà Thương, Chu nhằm mục đích vương triều phồn thịnh. Tính kế lâu dài
gì? Kết quả của việc dời đô ấy?
cho các thế hệ sau.
=> Kết quả: làm cho đất nước vững bền,
? Việc Lí Công Uẩn mở đầu bài chiếu bằng phát triển thịnh vượng.
13


việc viện dẫn sử sách Trung Quốc có tác
dụng gì?
Cách mở đầu hợp lí có tác dụng thu phục
lòng người vì:
+ Tạo tiền đề về lí luận: Những sự kiện mà Lí
Thái Tổ nêu lên đều là những chuyện xảy ra
trong thực tế và việc ông quyết định dời đô
cũng là điều đã có tiền lệ, vừa phù hợp đạo
trời, vừa thuận lòng dân.
+ Mặt khác phù hợp tâm lí của người xưa:
thường chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá
Trung Quốc, coi văn hoá ấy là mẫu mực. Vì
thế việc nêu lên các vương triều phương
Bắc dời đô là cách "đánh" vào nhân tâm,
phù hợp với đối tượng nghe.
? Em hãy nhận xét về các dẫn chứng và
cách lập luận của tác giả?
Nghệ thuật lập luận chặt chẽ qua 3 câu văn

vừa nêu sự việc vừa nêu nguyên nhân, ý
nghĩa của những sự kiện lịch sử ấy.
? Từ chuyện xưa, tác giả liên hệ việc 2
triều đại Đinh, Lê không chịu dời đô như
thế nào, kết quả ra sao?

- Dẫn chứng xác thực, tiêu biểu, nghệ thuật
lập luận chặt chẽ.

b, Thực tế nhà Đinh – Lê:
- Theo ý riêng
- Khinh thường mệnh trời.
- Không theo dấu cũ
=> Triều đại ngắn ngủi, nhân dân hao tốn,
đất nước không phát triển, không mở
Lý Công Uẩn phê phán 2 triều đại trước mang được.
(Đinh, Tiền Lê) chưa có cái nhìn xa rộng, bao
quát.
? Ngày nay nhìn lại, cách nhận xét đánh
giá của Lí Công Uẩn có hoàn toàn chính
xác không? Vì sao?
- Thực ra việc hai triều Đinh, Lê vẫn cứ đóng
đô ở Hoa Lư chứng tỏ thế và lực của 2 triều
đại ấy chưa đủ mạnh để ra nơi đồng bằng, đất
phẳng, nơi trung tâm của đất nước. Họ vẫn
phải dựa vào địa thế núi rừng hiểm trở để
14


phòng ngự và bảo toàn lực lượng. Đến thời

Lí, đất nước trong đà phát triển thì việc đóng
đô ở Hoa Lư là không còn phù hợp nữa.
? Trước vận mệnh ngắn ngủi của hai triều
Đinh, Lê, Lí Công Uẩn đã bộc lộ tâm trạng - Tâm trạng: đau xót, sốt ruột trăn trở, thể
như thế nào?
hiện tình yêu nước thương dân.
? Từ đó em có nhận xét gì về lập luận của
tác giả?
* Lập luận đan xen giữa lí và tình.
(Lập luận đan xen giữa lí và tình. Lí của 1
ông vua biết nhìn nhận đánh giá thực tế và
tình cảm rộng lớn luôn hướng về vận
mệnh, sự tồn vong của giang sơn xã tắc)
HS đọc đoạn 2
? Khi quyết định dời đô, Lí Công Uẩn đã
phân tích cho thần dân thấy thành Đại La
có những lợi thế gì để chọn làm kinh đô
của đất nước?

2. Đại La xứng đáng là nơi định đô
- Là nơi Cao Vương từng định đô.
- Về vị trí địa lí: Nơi trung tâm trời đất, mở
ra 4 hướng, vừa có sông vừa có núi, đất
rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng, tránh
được lụt lội chật chội.
- Thế đất: rồng cuộn, hổ ngồi: đẹp, có
nhiều khả năng phát triển thịnh vượng,
- Về chính trị, văn hoá: là đầu mối giao
lưu, chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương,
là mảnh đất hưng thịnh, muôn vật cũng rất

mực phong phú tốt tươi, thắng địa của
nước Việt.
=> Là kinh đô bậc nhất của đế vương
muôn đời.

GV: Ta đã từng biết, không phải ngẫu
nhiên mà Cao Vương, một viên tướng đời
Đường Trung Quốc vốn giỏi về phong thuỷ
trong thời gian nước ta bị Bắc thuộc đã
chọn thành Đại La làm kinh đô của đất
nước.
? Nhận xét về cách lập luận và lời văn của * Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác
tác giả?
đáng; câu văn viết theo lối biền ngẫu, các
vế đối nhau, cân xứng, nhịp nhàng thuyết
phục người nghe: đã đúng ngôi nam bắc
đông tây, lại tiện hướng nhìn sông tựa núi.
Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà
thoáng...
15


? Việc quyết định dời đô về Đại La cho em
thấy Lí Công Uẩn là người thế nào?
Việc lựa chọn mảnh đất thiên thời địa
lợi nhân hoà thể hiện được tầm cao trí tuệ,
nhân cách quảng đại của bậc minh quân,
luôn luôn vì nhân dân trăm họ. Chính vì - Lí Công Uẩn là người thông minh, sâu
vậy mà sau này các vua triều Lí, Trần, Hậu sắc, có tầm nhìn xa trông rộng, hơn người,
Lê và đặc biệt Chủ tịch Hồ CHí Minh chọn hơn đời.

Thăng Long (Hà Nội) làm thủ đô của nước
ta. Chính mảnh đất này Bác cùng Đảng và
nhân dân ta tạo nên bao kì tích thời đại.
Theo dõi 2 câu cuối
? Tại sao kết thúc bài chiếu, nhà vua không
ra lệnh mà lại hỏi ý kiến của quần thần?
cách kết thúc ấy có tác dụng gì?
Tương truyền rằng khi thuyền vua đến
dưới thành Đại La thì có rồng vàng bay lên,
vua nhân đó đổi tên Đại La là Thăng Long
(rồng bay lên). Điềm này khẳng định việc dời
đô của Lí Thái Tổ là thiên thời, địa lợi nhân
hòa. Con rồng trở thành biểu tượng linh
thiêng được tôn thờ ở thời Lí và ngày nay
Thăng Long - HN vẫn còn vang vọng lời
Chiếu dời đô.
? Sự đúng đắn của chủ trương dời đô về Đại
La của Lí Công Uẩn được minh chứng thế
nào trong lịch sử?
HS tự do phát biểu.
GV cho HS xem một số hình ảnh về Thăng
Long xưa/nay.

- Kết thúc bài chiếu bằng câu hỏi “ Các
khanh nghĩ thế nào?=> thể hiện tinh thần
dân chủ, tính chất đối thoại, trao đổi tạo sự
đồng cảm giữa vua với thần dân. Nguyện
vọng dời đô của vua phù hợp với nguyện
vọng của nhân dân. Thuyết phục người
nghe bằng lí lẽ chặt chẽ và bằng tình cảm

chân thành.

16


Văn miếu Quốc Tử Giám xưa
Bản chiếu chính là bản khai sinh ra kinh
thành Thăng Long. 1000 năm trôi qua, ngày
nay Thăng Long đã có tên mới Hà Nội - thủ
đô anh hùng, thủ đô hoà bình. Và HN đang
phát triển nhiều ưu thế nội tại để trở thành thủ
đô văn minh, hiện đại xứng đáng với lòng
mong đợi của Vua Lí Thái Tổ.
* Thảo luận: có ý kiến nhận xét: Chiếu dời
đô đã thể hiện ý chí và tư thế của dân tộc Đại
Việt. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì
sao?
- Đây là 1 ý kiến chính xác vì:
+ Đất nước Đại Việt lớn mạnh, loạn cát cứ
đã bị đập tan, đất nước đã khẳng định sự
độc lập với triều đình phương Bắc.
+ Khi hướng đến một kinh đô mới rộng lớn
đẹp đẽ là khi cả dân tộc có nguyện vọng
đất nước cường thịnh, thống nhất muôn đời
bền vững. Đó chính là ý nghĩa lịch sử- xã hội
to lớn của Thiên đô chiếu.
+ Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
? Từ việc tìm hiểu ở trên em cho biết bài
chiếu có nội dung gì?


Văn miếu Quốc Tử Giám ngày nay

III. Tổng kết:
1. Nội dung:
- Phản ánh khát vọng về một đất nước
độc lập thống nhất, phản ánh ý chí tự
? Sức thuyết phục của bài chiếu thể hiện ở cường của dân tộc.
17


điểm nào?
2. Nghệ thuật:
GV: Chỉ vẻn vẹn 214 chữ mà kiệt tác thiên - Lập luận chặt chẽ.
cổ hùng văn này vượt qua thử thách thời - Kết hợp hài hoà giữa lí và tình.
gian vẫn truyền cảm hứng yêu nước mãnh
liệt, lòng tự hào sâu sắc cho các thế hệ Việt Nam.
+ Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập.
IV- Luyện tập
- Hướng dẫn học sinh luyện tập: Em hãy
hoàn thành sơ đồ lập luận của bài chiếu?
? Nhìn vào sơ đồ em có nhận xét gì? Kết cấu
chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
D- Hướng dẫn học ở nhà: Tập đọc theo đúng thể loại chiếu.
- Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về vua Lí Công Uẩn.
* Một số hình ảnh minh họa cho bài giảng

MỘT SỐ HÌNH ẢNH KỈ NIỆM 1000 NĂM
THẢNG LONG - HÀ NỘI (1010- 2010)

18



2.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Khi áp dụng việc vận dụng kiến thức lịch sử vào giảng dạy một số tác
phẩm văn học trung đại lớp 8 trường PTDTBT THCS Tam Lư, quá trình dạy và
học đã có sự thay đổi; tiết học không đơn thuần là giờ giảng văn mà là học văn
để học sử hay học sử thông qua học văn. Kiến thức văn học không đơn giản một
chiều mà được xem xét sâu rộng, thấu đáo hơn. Mặt khác kiến thực lịch sử
không khô khan mà trở nên linh hoạt, thú vị. Kết quả giảng dạy và học tập của
Giáo viên, học sinh các em đã có sự tiến bộ rõ rệt, các em đã nắm được những
thông tin cơ bản về tác giả, nắm được đặc điểm của hoàn cảnh lịch sử đã chi
phối đến nội dung tư tưởng và nghệ thuật độc đáo của bài thơ giúp các em tiếp
cận bài thơ được toàn diện hơn, cảm thụ sâu sắc hơn.
Kết quả đạt được trong quá trình giảng dạy phần Văn học trung đại Việt
Nam của học sinh lớp 8B trường PTDTBT THCS Tam Lư năm học 2017 - 2018
như sau:
Chất lượng
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Năm học:
2017 - 2018

4,8%

19 %


71,4%

14,3%

0

3. KẾT LUẬN
Văn học trung đại Việt Nam có một vị trí vô cùng quan trọng trong tiến
trình văn học Việt Nam. Việc đưa vào giảng dạy văn học trung đại trong chương
trình Ngữ văn THCS bước đầu giúp HS có những hiểu biết cơ bản về đặc trưng
thể loại văn học một thời. Nắm được bối cảnh lịch sử để cảm nhận nội dung tư
tưởng của bài thơ là con đường ngắn nhất và cụ thể nhất để tiếp cận văn học
19


trung đại và khẳng định vị trí của mảng văn học này trong bối cảnh hiện tại với
nhiều nền văn hóa du nhập và nhiều tác phẩm mì ăn liền. Tuy nhiên để tổ chức,
hướng dẫn để học sinh cảm nhận được nó lại là một vấn đề khó so với năng lực
của học sinh, nó đòi hỏi người giáo viên đứng lớp phải công phu và thực nghiệm
bản thân tôi đã tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu tài liệu để từ đó đúc kết thành kinh
nghiệm về phương pháp tiếp cận và cảm thụ các tác phẩm thơ Trung đại Việt
Nam .
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy
tại trường, chắc chắn trong đề tài sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định.
Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp và quý thầy cô
giáo để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tam Lư, ngày 10 tháng 4 năm 2018

20



PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUAN SƠN
TRƯỜNG PTDTBT THCS TAM LƯ
----------  ----------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG KIẾN THỨC MÔN LỊCH SỬ TRONG GIẢNG
DẠY NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC VĂN HỌC
TRUNG ĐẠI CHO HỌC SINH LỚP 8B

Người thực hiện:
Chức vụ:
Đơn vị công tác:
SKKN thuộc môn: Ngữ văn

NĂM 2018

21


22



×