Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn một số giải pháp nâng cao kĩ năng quan sát, tìm ý đối với dạng văn miêu tả cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUAN SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Một số giải pháp nâng cao kĩ năng quan sát, tìm ý đối với dạng
văn miêu tả cho học sinh lớp 4

Người thực hiện: Lưu Trọng Tỵ
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH Trung Hạ
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tiếng việt

THANH HOÁ, NĂM: 2018


Mục lục
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng về việc học văn miêu tả của học sinh lớp 4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
a. Giải pháp 1:Hướng dẫn học sinh sử dụng các giác quan để
quan sát và tìm ý:
b. Giải pháp 2: Hướng dẫn kĩ thuật quan sát tìm ý.
c. Giải pháp 3: Hướng dẫn tổ chức cho học sinh thực hành


quan sát và tìm ý.
d. Giải pháp 4: Thực hiện quy trình lên lớp.
e. Giải pháp 5: Tích hợp các yếu tố giáo dục khác:
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với HĐGD, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

Trang
2
2
2
3
3
3
3
4
6
6
7
9
10
11
12
14
14
15



1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài:
Tiếng Việt là môn học chiếm nhiều thời gian học tập ở bậc Tiểu học nói
chung, với lớp 4 nói riêng. Trong đó Tập làm văn được nhìn nhận với tầm quan
trọng đặt biệt, vì nó mang tính thực hành cao.
Trong thực tiễn dạy Tập làm văn, chúng ta thường gặp phải những hạn chế :
Giáo viên trong quá trình giảng dạy nhiều khi chưa chú ý, chưa quan tâm
hướng dẫn, gợi mở cho học sinh, cách quan sát, tìm ý (chọn từ ngữ để miêu tả)
thường để các em tự làm bài và bỏ qua bước quan sát lập dàn ý nên bài làm của
các em chưa hay. Một số ít giáo viên chưa đưa ra những yêu cầu nâng cao để
phát triển khả năng của học sinh. Chưa chú ý sửa chữa câu, từ cho học sinh khi
viết văn, chưa giúp học sinh phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát của học sinh.
Từ đó khả năng quan sát, sử dụng Tiếng Việt của học sinh kém linh hoạt, không
sáng tạo, dẫn đến tư duy kém phát triển. Khi học sinh viết bài, từ ngữ khô khan,
câu văn dài dòng hoặc quá ngắn… dẫn đến bài văn không đạt kết quả như mong
muốn.
Trong quá trình giảng dạy ở trường nhiều năm, tôi cho rằng việc dạy Tập
làm văn thể loại miêu tả ( miêu tả đồ vật, miêu tả con vật , miêu tả cây cối) ở lớp
4 là rất quan trọng. Qua văn miêu tả giúp các em phát triển óc quan sát, tư duy,
chọn được từ ngữ, hình ảnh sinh động....và các em sẽ biết yêu quý cái đẹp. Thực
tế không chỉ riêng bản thân tôi băn khoăn, trăn trở mà một số đồng nghiệp trong
trường cũng luôn suy nghĩ để tìm ra phương pháp dạy thể loại văn miêu tả nói
chung ở lớp 4 một cách hiệu quả nhất.
Hơn nữa theo thông tư 22 ( cách ra đề kiểm tra) ta nhận thấy phần kĩ năng
viết văn, viết đoạn bài được chú trọng, được đánh giá mức điểm nhiều hơn. Từ
đó cho thấy kĩ năng viết văn của học sinh khối lớp 4 - 5 được coi trọng nhiều
hơn. Dạy học sinh viết văn ở tiểu học nói chung ở lớp 4 nói riêng có nhiệm vụ
rất quan trọng là rèn luyện kỹ năng nói và viết cho học sinh. Nhưng học sinh còn
lúng túng không biết nói gì, viết gì. Vì vậy dạy cho học sinh biết quan sát tìm ý
để hình thành một thói quen chuẩn bị làm bài tốt là một yêu cầu quan trọng khi

làm văn. Muốn quan sát tốt, học sinh cần nắm được cách quan sát và những yêu
cầu quan sát để làm văn.
Với mong muốn có một đóng góp nhỏ bé trong việc giáo dục học sinh phát
triển toàn diện, nâng cao năng lực sự phạm cho bản thân, tôi đã chọn nghiên cứu
đề tài:
(( Một số giải pháp nâng cao kĩ năng quan sát, tìm ý đối với dạng văn miêu
tả cho học sinh lớp 4 ))
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn giảng dạy phân môn Tập làm văn
ở trường Tiểu học Trung Hạ. Chỉ ra thực trạng và nguyên nhân của các biện
1


pháp giảng dạy phân môn Tập làm văn, từ đó đề xuất các giải pháp để vận dụng
nâng cao kĩ năng quan sát, tìm ý đối với dạng văn miêu tả cho học sinh Tiểu học
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận trong giảng dạy phân môn Tập làm văn.
- Khảo sát thực trạng hoạt động dạy và học phân môn Tập làm văn lớp 4 ở
trường Tiểu học Trung Hạ.
- Đề xuất và bổ sung một số biện pháp quản lí chỉ đạo phương pháp dạy
học trong phần kĩ năng quan sát, tìm ý đối với dạng văn miêu tả cho học sinh
lớp 4 ở trường Tiểu học Trung Hạ
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
+ Phương pháp điều tra
+ Phương pháp thực hành
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp so sánh đối chiếu
+ Phương pháp thực nghiệm và dự giờ đồng nghiệp
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.

Trong các môn học của bậc Tiểu học thì Tiếng Việt là môn học giữ vị trí quan
trọng, bởi nó là công cụ để giao tiếp và tư duy. Không một quốc gia nào không chăm
lo đến việc dạy tiếng mẹ đẻ trong nhà trường Tiểu học. Đó là môn học góp phần hình
thành và phát triển ở học sinh 4 kỹ năng: nghe - nói - đọc - viết. Trong môn Tiếng
Việt thì Tập làm văn lại chiếm một vị trí khá quan trọng vì nó là sự “ tích hợp” 4 kỹ
năng của học sinh.
Dạy Tập làm văn chủ yếu là dạy học sinh viết ra các ngôn bản và viết tập làm
văn còn là sản phẩm thể hiện rõ vốn hiểu biết, đời sống, trình độ văn hoá của học
sinh, bài tập làm văn trở thành sản phẩm tổng hợp, là nơi trình bày kết quả đích thực
của việc học Tiếng việt.
Dạy tiết quan sát tìm ý là tổ chức cho học sinh quan sát đối tượng miêu tả là
một công việc thuận về nguyên tắc khi dạy học văn miêu tả. “Miêu tả một em bé
hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì
không ai thích đọc. Vì vậy ngay trong quan sát để miêu tả người viết phải tìm ra cái
mới cái riêng” [1]. Trên cơ sở thu nhận trực tiếp các nhận xét, ấn tượng, cảm xúc giúp
cho việc quan sát tốt hơn. Từ đó hiểu biết và kỹ năng về văn miêu tả được hình thành
một cách tự giác chủ yếu qua con đường thực hành.
Tiết học này mở đầu một quy trình dạy một kiểu bài, thông qua một bài cụ thể
luyện cho học sinh hai kỹ năng:
- Tìm tư liệu cho đề bài để chuẩn bị tập làm văn.
- Cung cấp hiểu biết chung nhất, mang tính lý thuyết về kiểu bài, loại bài.
Tập làm văn ở lớp 4 gồm các thể loại:
* Miêu tả:
- Tả đồ vật
- Tả cây cối
2


- Tả con vật
* Kể chuyện truyện xây dựng theo chủ đề:

Ghi chú : Mục 2.1 : Đoạn văn từ “ Miêu tả .......cái riêng ” Tác giả tham khảo từ TLTK [1]

.

Tường thuật:

- Thuật việc
- Thuật chuyện
* Viết thư:
- Thư thăm hỏi
- Thư thuật chuyện.
Số tiết dạy học sinh quan sát tìm ý cho học sinh lớp 4 không nhiều, song
những tiết học này mở đầu cho quy trình dạy một bài kiểu văn miêu tả cụ thể.
Kết quả cuối cùng của tiết học này là học sinh phải tìm được ý cần thiết chuẩn bị
cho việc làm bài văn theo yêu cầu của đề bài đã cho.
Hình thành phương pháp kỹ năng quan sát cho những yêu cầu của các đề văn
khác.
2. 2 Thực trạng về việc học văn miêu tả của học sinh lớp 4
Trường Tiểu học Trung Hạ là một trong những trường có chất lượng giáo
dục tương đối ổn định trong toàn huyện. Song đối với chất lượng viết văn, đặc
biệt là văn miêu tả của học sinh khối lớp 4 và 5 trong nhiều năm nay chưa thực
sự cao (Kết quả của các lần thi KTĐK, giao lưu học sinh giỏi). Có nhiều nguyên
nhân:
- Do các em chưa thực sự chủ động tìm tòi đọc sách, đọc chuyện để cảm
nhận và tích hợp vốn từ. Phần lớn các em là người dân tộc thiểu số, thời gian
sinh hoạt ở nhà giao tiếp bằng ngôn ngữ địa phương, các em chưa hiểu nhiều về
Tiếng Việt, nghĩa của từ. Trong các hoạt động tập thể, vui chơi, giao tiếp với bạn
bè hầu hết các em chỉ dùng tiếng dân tộc của mình do đó cơ hội để hiểu thêm về
Tiếng Việt lại càng hạn chế.
- Một số ít giáo viên trình độ, năng lực chuyên môn hạn chế chưa thực sự

học hỏi tìm tòi đầu tư cho tiết dạy kiểu bài văn miêu tả dẫn đến vốn từ ngữ khô
khan và óc quan sát chưa tinh tế nên khi hướng dẫn học sinh viết bài chưa có
hiệu quả tốt.
Từ những nguyên nhân trên dẫn đến cách dạy và cách học của học sinh
trong tiết học Tập làm văn - quan sát, tìm ý không sôi nổi. Cụ thể là các em chưa
biết cách quan sát để miêu tả. Nhiều em còn chưa hiểu quan sát là gì? Thường
thì nhìn thấy cái gì các em nghĩ cái đó theo kiểu liệt kê, chứ không biết chắt lọc
các chi tiết quan sát được. Học sinh thiếu sự tưởng tượng, ít cảm xúc về đối
3


tượng miêu tả. không quan sát theo đúng yêu cầu. Mặt khác do vốn từ của các
em chưa phong phú nên các em dùng từ chưa chính xác, sử dụng câu quá ngắn,
nhạt nhẽo, không chọn lọc. Hầu hết các em chưa biết cách quan sát,tìm ý chọn
từ ngữ miêu tả: từ láy, điệp từ, điệp ngữ... nên bài văn của các em tuy đủ ý
nhưng rất khô khan.
Để khảo sát bước đầu tôi cho học sinh lập dàn ý với các dạng văn miêu tả
Đề bài 1: Em hãy quan sát, lập dàn ý tả loài cây mà em yêu thích.
Đề bài 2: Em hãy quan sát, lập dàn ý tả con vật mà em yêu thích.
Đề bài 3: Em hãy quan sát, lập dàn ý tả đồ vật mà em yêu thích.
Kết quả làm bài của các em thu được như sau:
Tổng
số HS
10

Bài làm tốt
SL
TL
1
10%


Bài làm khá
SL
TL
2
20%

Bài làm TB
SL
TL
5
50%

Bài làm kém
SL
TL
4
40%

* Bài làm của một số học sinh trước khi áp dung sáng kiến
Đề bài 1: Em hãy quan sát, lập dàn ý tả loài cây mà em yêu thích.

Đề bài 2: Em hãy quan sát, lập dàn ý tả con vật mà em yêu thích

4


Đề bài 3: Em hãy quan sát, lập dàn ý tả đồ vật mà em yêu thích.

Qua kết quả bài làm của học sinh cho thấy nhiều học sinh chưa biết cách

quan sát, chưa vận dụng các giác quan để quan sát.Trình tự quan sát lộn xộn, trí
tưởng tượng chưa phong phú, cách chọn từ và dùng từ để miêu tả chưa hợp lí,
dẫn đến ý của bài văn lủng củng.
Nhìn chung thực trạng về kỹ năng viết văn của học sinh là chưa cao, hơn
nữa trường Tiểu học Trung Hạ đang thực hiện dạy học thí điểm theo mô hình dự
án VNEN nên yêu cầu về Tiếng Việt đặc biệt kỹ năng viết văn càng vô cùng
quan trọng.
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Để giúp học sinh có hứng thú học tập ở khả năng quan sát, tìm ý cho bài
tập làm văn tốt, dẫn đến học sinh viết được một bài văn miêu tả hay, có tính
sáng tạo, giàu hình ảnh, cảm xúc thì trước hết cần giúp các em hiểu rằng: Trước
khi viết một bài văn không thể thiếu bước quan sát tìm ý (lập dàn ý cho bài văn)
5


dùng lời văn của mình giúp người đọc như thấy cụ thể trước mắt là một cảnh
đẹp sống động.
Vì vậy để giúp học sinh làm được việc này tôi đã nghiên cứu và đưa ra các
giải pháp như sau:
a. Giải pháp 1:Hướng dẫn học sinh sử dụng các giác quan để quan sát
và tìm ý.
Để miêu tả bất cứ một cái gì chúng ta đều phải quan sát và tìm ý.
Giáo viên giúp học sinh hiểu rõ quan sát và tìm ý là sử dụng các giác quan
để học sinh biết dùng ngôn ngữ nói hoặc viết lại những điều đã quan sát được
theo một trình tự hợp lý.
Học sinh phải biết vận dụng, kết hợp 5 giác quan để quan sát là:
1. Thị giác (mắt) : Nhận ra màu sắc, hình khối, sự vật.
2. Thính giác (tai): Âm thanh, nhịp điệu gợi cảm xúc.
3. Khứu giác (mũi):Những mùi vị tác động đến tình cảm.
4.Vị giác (miệng, lưỡi): Quan sát cảm nhận.

5. Xúc giác (da): Quan sát cảm nhận.
Trong các giác quan này học sinh phải biết có những giác quan chủ đạo
(Giác quan không thể thiếu khi quan sát ) đó là thị giác.
* Đối với dạng văn tả đồ vật đồ chơi, tả cây cối, tả con vật: Tả các đồ
vật như: tả chiếc cặp, tả chiếc bút, tả chiếc xe đạp, tả cái bàn hoc, tả con gấu
bông của em, tả con búp bê...Tả cây cối như: tả loài cây ăn quả, cây cảnh, cây
bóng mát, cây hoa…Tả con vật như: tả các con vật nuôi trong gia đình, tả con
vật trong rừng… Các em có thể sử dụng nhiều giác quan để quan sát. Sử dụng
càng nhiều giác quan để quan sát thì bài làm càng thêm sinh động. Trong các
dạng đề bài trên có nhiều bài có thể sử dụng nhiều giác quan để quan sát, tuy
nhiên cũng có những dạng bài chỉ cần sử dụng 2 đến 3 giác quan để quan sát
nhưng nội dung và ý của bài vẫn chặt chẽ.
Ví dụ 1: Sử dụng nhiều giác quan để quan sát “ Dạng bài về tả cây cối, đặc
biệt là cây ăn quả”
+ Dùng thị giác: Thấy hình dáng của cây ....
+ Dùng thính giác: Nghe thấy tiếng chim hót, tiếng lá cây xào xạc…
+ Dùng khứu giác: Ngửi thấy mùi thơm của quả chín...
+ Dùng vị giác : Cảm nhận vị của loài quả...
+ Dùng xúc giác: Cảm nhận sự mát dịu mượt mà hay xù xì của thân cây,
của quả…
Ví dụ 2: Sử dụng ít giác quan để quan sát, đó là khi tả đồ vật hoặc con vật “
Tả con mèo, con chó….”
+ Dùng thị giác : Thấy hình dáng...
6


+ Dùng thính giác: Nghe tiếng kêu, tiếng gầm....
* Đối với dạng văn tả đồ vật và con vật: Có những giác quan rất ít khi
phải sử dụng hoặc không cần thiết phải sử dụng như vị giác. Nhưng lại có những
giác quan được sử dụng xuyên suốt quá trình quan sát và tìm ý đó là thị giác.

Như vậy để giúp học sinh có kỹ năng , thói quen kết hợp sử dụng các giác
quan khi quan sát và tìm ý, tôi nhận thấy người giáo viên có vai trò rất lớn trong
việc hướng dần gợi mở cho học sinh học sinh quan sát . Giáo viên cho các em
hiểu rõ yêu cầu của đề bài , xem xét nên sử dụng những giác quan nào để quan
sát, làm bài.
b. Giải pháp 2: Hướng dẫn kĩ thuật quan sát tìm ý.
Sau khi học sinh đã có kỹ năng sử dụng các giác quan trong quá trình quan
sát và tìm ý cho mỗi thể loại văn tả, tôi tiếp tục hướng dẫn các em thực hiện các
bước trong quan sát và tìm ý.
Bước 1: Chọn thể loại chọn đề bài tập làm văn. Chọn những đề bài phù
hợp, gần gũi với học sinh đặc biệt là đối với học sinh dân tộc miền núi, các em
có khả năng trực tiếp quan sát.
Ví dụ: Tả đồ vật (tả chiếc cặp, tả cái bàn học, tả cái bút, tả đồ chơi…) .Tả
cây cối ( tả cây xoài, tả cây mít, tả cây dừa, tả cây bàng, tả cây phượng, tả cây
hoa …). Tả con vật ( tả con chó, tả con mèo, tả con gà, tả con chim…).

7


Con gà trống

Chiếc cặp

Cây phượng

Bước 2: Đọc kĩ yêu cầu của đề bài.
Đây là khâu chuẩn bị rất quan trọng của cả giáo viên và học sinh .
- Học sinh đọc kĩ đề bài.
- Phân tích đề bài bằng cách đặt ra các câu hỏi ( bài văn thuộc thể loại gì ?
nội dung bài văn là gì ? kiểu bài văn ? trọng tâm ? muốn làm bài tốt cần quan sát

những gì ?.
Bước 3: Hướng dẫn học sinh quan sát.
Giáo viên giúp học sinh hiểu, quan sát để làm Tập làm văn và quan sát tìm
hiểu khoa học có mục đích khác nhau:
- Mục đích quan sát khoa học là tìm ra công dụng cấu tạo của sự vật, đặc
điểm, tính chất của hiện tượng.
- Quan sát văn học là tìm ra màu sắc, âm thanh, hình ảnh tiêu biểu và cảm
xúc của người đối với sự vật.
* Quan sát tỉ mỉ nhiều lượt:

8


- Để tìm ý cho bài văn, học sinh phải quan sát kỹ, quan sát nhiều lần cảnh
đó, tránh quan sát qua loa như ta nhìn lướt qua, hay liếc nhìn nó thì sẽ không tìm
ra những ý hay cho bài văn.
- Học sinh cần xác định rõ vị trí, thời điểm, thời gian, trình tự quan sát.
- Học sinh có thể lựa chọn các trình tự trên xuống dưới hoặc từ dưới lên
trên, từ trái sang phải hay từ ngoài vào trong.
- Trình tự thời gian, quan sát từ sáng đến tối, từ lúc bắt đầu đến lúc kết
thúc...
- Trình tự tâm lý, thấy nét gì nổi bật thu hút bản thân, gây cảm xúc quan
sát trước.
* Tóm lại: Học sinh cần nắm vững nắm yêu cầu quan sát của bài văn là:
- Phải tìm được những nét riêng tiêu biểu của sự vật. Không cần đầy đủ
sự việc, nhưng cũng không nên sơ sài, chỉ cần chép lại những đặc điểm mà
mình cảm nhận sâu sắc nhất không thống kê tỷ mỉ mọi chi tiết về sự vật.
- Để làm được bài văn đúng yêu cầu của đề bài, quá trình quan sát
không thể dàn đều mà phải tìm ra trọng tâm để tìm hiểu kỹ trọng tâm quan
sát từng là nét chính của bài nỗi bật chủ đề của bài văn và dùng ý của người

viết, có như vậy bài viết mới tránh khỏi dàn trải, nhạt nhẽo, lan man.
Quan sát trong văn học cần giúp cho học sinh có hứng thú và say mê, từ
đó bộc lộ được cảm xúc của bản thân trước đối tượng quan sát, có hứng thú,
cảm xúc học sinh mới dễ dàng tìm từ, chọn ý giúp cho việc diễn tả sinh động
và hấp dẫn.
c. Giải pháp 3: Hướng dẫn tổ chức cho học sinh thực hành quan sát
và tìm ý.
Tuỳ theo đề bài, giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát ngay tại địa
điểm có cảnh vật cần tả. Nếu không thể tổ chức quan sát được thì giáo viên
cho học sinh quan sát cảnh vật trước khi tới lớp và ghi lại những điều cảm
nhận được.
Giáo viên phải chuẩn bị các câu hỏi gợi ý hướng dẫn học sinh quan sát:
Ví dụ:
+ Thể loại của bài văn là gì?
+ Kiểu bài văn là gì?
+ Trọng tâm miêu tả là gì ?
+ Quan sát vào lúc nào?
+ Quan sát theo thứ tự nào?
9


+ Quan sát bằng những giác quan nào?
+ Quan sát như vậy nhìn thấy nổi bật nhất là gì?
+ Nghe thấy âm thanh gì? Có cảm xúc gì ?
+ Có nhận xét gì qua những quan sát đó?
- Học sinh phải tự làm việc, tự quan sát, tự ghi chép là chính.
- Giáo viên có thể nêu những câu hỏi chung cả lớp.
- Giáo viên có thể có những câu hỏi gợi mở, học sinh trả lời miệng hoặc
giáo viên chỉ cần gợi ý với một học sinh nào đó thực hiện.
- Giáo viên giành thời gian tối đa cho hoạt động này, học sinh có thể

ngồi yên một chỗ, để có vị trí thích hợp quan sát, các em có thể dịch chuyển
vị trí các em có thể thảo luận nhóm để tìm ý.
- Giáo viên có thể gợi ý các em phát hiện những nét đặc sắc đối tượng
quan sát.
d. Giải pháp 4: Thực hiện quy trình lên lớp.

Giáo viên tổ chức cho HS học bài
a) Giáo viên kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh
b) Lên lớp:
- Giới thiệu đề bài, viết đề bài
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, nắm chắc đề bài.
- Thể loại
- Kiểu bài
- Đối tượng miêu tả
- Trọng tâm
- Cảnh đó diễn ra ở đâu lúc nào?
10


- Giáo viên vừa gợi ý, vừa gạch dưới những từ quan trọng.
c) Hoàn chỉnh bài chuẩn bị:
- Học sinh đọc hướng dẫn và ghi nhớ
d) Học sinh trình bày những điều quan sát được đã sắp xếp theo trình tự:
Học sinh trình bày .
Học sinh nhận xét: - Đã quan sát tỉ mỉ chưa?
- Đã sắp xếp theo trình tự hợp lý chưa?
- Đã có trọng tâm chưa?
- Hoạt động nào để tả chính?
- Đã chọn lọc nét tiêu biểu chưa?
- Đã bộc lộ được cảm xúc khi tả chưa?

e) Củng cố: Một em đọc phần tìm ý tương đối hoàn chỉnh.
g) Dặn dò: Tiếp tục quan sát, bổ sung cho dàn bài chi tiết.
Chú ý tìm từ câu sinh động để diễn tả những điều quan sát được.
e. Giải pháp 5: Tích hợp các yếu tố giáo dục khác:
Như chúng ta đã biết, muốn giỏi văn phải tích luỹ được một vốn văn học
đáng kể, học sinh phải có khả năng quan sát tinh tế, giàu trí tưởng tượng, giàu tư
duy hình tượng, vốn từ phong phú. Nhận thức được vấn đề này nên tôi đã có
một số biện pháp để bồi dưỡng vốn từ và cảm thụ văn học của các em.
Qua các bài học, bài tập đọc, các tiết học phần luyện từ và câu mà các em
đã được học ( Từ lớp 1 đến lớp 4) tôi đã hướng dẫn các em lập bảng tổng hợp và
hiểu về cách dùng từ ngữ, hình ảnh hay để miêu tả.
Ví dụ: Bảng tổng hợp về cách dùng từ để miêu tả:
Thể loại
văn
Tả đồ vật

Tả cây cối

Dài, ngắn, cao, thấp,
rộng, dày, mỏng, to,
nhỏ, mập, vừa vừa,
xinh xắn, xinh xinh,
mềm mại, thon
thon…

Dài, ngắn, cao,
thấp, rộng, dày,
mỏng, to, nhỏ, vừa
vừa, xinh xắn, xinh
xinh, thon thon,

tròn tròn, mỏng
manh, lướt thướt,
mềm mại, thẳng
đuột, khẳng khiu…

Tả con vật

Từ ngữ
dùng để tả
Từ ngữ dùng
đê tả hình
dáng,hoạt
động

Xanh, đỏ, tím, vàng, Xanh, đỏ, tím,
trắng, đen, nâu,
vàng, trắng, đen,

Nặng, nhẹ, to,
nhỏ, gầy, béo,
mập, mập mạp,
núc ních
nhanh nhẹn, nhẹ
nhàng, thoăn
thoát, rón rén…

Xanh, đỏ, tím,
vàng, trắng, đen,
11



Từ ngữ dùng
để tả màu sắc

Từ ngữ dùng
để tả âm thanh

hồng, da cam, óng
ánh, sáng lóa, long
lanh…

Lạch cạch, kính
koong, tách tách, ro
ro, leng keng, tùng
tùng….

nâu, hồng, da cam,
óng ánh, long
lanh, bóng mượt,
xanh um, đỏ au, đỏ
tươi…

nâu, hồng, da cam,
long lanh, bóng
mượt, đỏ tươi, đen
tuyền, trắng bạch,
đỏ son, hoa mơ….
Rì rào, lao xao, xào Gầm gừ, ụt ịt, gâu
xạc, vi vu, ào ào,… gâu, meo meo, líu
lo, ò ó o…


Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào bảng tổng hợp từ ngữ để miêu tả
của các thể loại văn, từ đó học sinh trao đổi nhận biết nên dùng từ ngữ nào để tả
cái gì. Có những từ ngữ có thể dùng để miêu tả đúng cả ba thể loại bài văn.
Cũng có những từ ngữ chỉ dùng để miêu tả riêng cho thể loại văn đó. Do vậy
người giáo viên phải khéo léo hướng dẫn các em chon từ ngữ phù hợp khi miêu
tả.
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với HĐGD, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường.
Qua một thời gian tìm tòi, nghiên cứu tôi đã áp dụng Một số giải pháp
nâng cao kĩ năng quan sát, tìm ý đối với dạng văn miêu tả cho học sinh lớp 4
và cũng đã thu được một số kết quả đáng kể như sau:
Chất lượng đã được nâng lên rõ rệt, bài làm của các em đã đầy đủ và cụ
thể hơn về trình tự quan sát, tìm ý. Các em đã biết quan sát theo một trình tự,
không lộn xộn như trước. Các em đã biết chọn từ ngữ để miêu tả đúng đối tượng
làm cho ý của bài chặt chẽ, sinh động.
Ví dụ: Bài làm của một số học sinh sau khi vận dụng các giải pháp:

12


( Đề 1:

Dàn ý tả cây hoa phượng)

13


(Đề 2: Dàn ý tả con gà trống)


( Đề 3:

Dàn ý tả chiếc cặp)
14


Bảng tổng hợp kết quả sau thực nghiệm:
Tổng
số HS

Bài làm tốt
Bài làm khá
Bài làm TB
Bài làm kém
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
10
3
30%
4
40%
3
30%
0

Nhìn vào bảng tổng hợp của học sinh trên, ta thấy kết quả đã được cải
thiện. Số học sinh làm bài tốt, làm bài khá tăng lên rõ rệt, số học sinh làm bài
yếu không còn.
Kết quả trên cho thấy những giải pháp tác động giáo dục mà sáng kiến nêu
là có cơ sở lý thuyết và đem lại kết quả thực tiễn.
Qua một thời gian trăn trở, tìm tòi, áp dụng tôi đã thu được một số kết quả
cụ thể và rút ra được một số bài học sau:
- Là giáo viên phải chịu khó nghiên cứu tìm hiểu đối tượng học sinh từ đó
có biện pháp giảng dạy phù hợp.
- Trong khi giảng dạy giáo viên cần phải có nhiều biện pháp cụ thể và phù
hợp với từng đối tượng học sinh, không nên gò ép, bắt buộc các em.
- Phải nâng cao tinh thần tập thể của học sinh để từ đó các em giúp đỡ nhau
trong học tập cũng như rèn luyện, đồng thời biết phát huy vai trò của nhóm
trưởng, ban học tập và hội đồng tự quản trong việc điều hành lớp.
- Đặc biệt giáo viên phải biết kết hợp khéo léo các phương pháp dạy học,
đặc biệt là phương pháp dạy học tích cực. Các hình thức tổ chức dạy học phù
hợp, gây được hứng thú học tập cho học sinh. Bên cạnh đó không thể thiếu được
sự yêu thương, tận tình dạy bảo các em.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1 Kết luận:
Qua việc nghiên cứu này tôi nhận thấy việc hướng dẫn học sinh quan sát,
tìm ý trước khi làm bài Tập làm văn thực sự là một vấn đề cần thiết và quan
trọng. Chính việc học sinh quan sát tìm hiểu sẽ nắm được đặc điểm cơ bản của
đối tượng miêu tả. Việc tìm ý cho bài văn giúp các em biết cách diễn đạt theo
một trình tự phù hợp với yêu cầu của đề, tránh lặp ý và thiếu ý cho bài văn.
Giáo viên phải tạo điều kiện cho các em đến tận nơi quan sát đối tượng
được miêu tả, coi việc tổ chức cho các em quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả là
việc làm không thể thiếu. Giáo viên phải dạy tốt tiết quan sát tìm ý. Trong tiết
học đó, học sinh phải tập quan sát bằng nhiều giác quan khác nhau.


15


Bên cạnh đó giáo viên cũng cần hướng dẫn các em quan sát bằng cách huy
động vốn sống, khả năng tưởng tượng và cảm xúc rồi ghi chép lại trong giờ
học. Thầy phải hướng dẫn các em, nhận xét, uốn nắn, chuẩn bị ứng phó các tình
huống sư phạm. Dạy Tập làm văn đảm bảo theo hướng đối mới phương pháp
dạy học, các em được học tập tích cực, chủ động và sáng tạo suy nghĩ độc lập, tự
nhiên không gò bó, rập khuôn, máy móc.
Tuy nhiên học sinh vẫn còn gặp một số khó khăn khi quan sát, tìm ý cho
bài văn. Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt và sáng tạo trong việc hướng dẫn
học sinh. Giáo viên phải động viên và khuyến khích các em mạnh dạn tích cực
và cần có tư duy sáng tạo; có như vậy, học sinh mới có thể học tốt giờ Tập làm
văn miêu tả .
3.2 Kiến nghị :
- Thư viện nhà trường cần trang bị đầy đủ sách, tài liệu tham khảo các dạng
văn, bài văn miêu tả. Nội dung các tài liệu bồi dưỡng cần có sự thống nhất với
nội dung trong sách giáo khoa và phù hợp với trình độ học sinh.
- Giáo viên cần có kế hoạch giảng dạy cũng như lên kế hoạch và nội dung
ôn tập cho phù hợp tránh dạy lan man, thiếu trọng tâm, không khắc sâu được nội
dung kiến thức.
Trên đây là một số giải pháp của tôi đưa ra trong quá trình dạy dạng văn
quan sát, tìm ý. Trong quá trình nghiên cứu kinh nghiệm bản thân chưa nhiều
nên không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót trong việc đưa ra các giải pháp. Tôi rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của Ban giám hiệu nhà trường, các bạn
đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn góp phần vận dụng sáng
kiến này vào thực tiễn giảng dạy đạt kết quả tốt hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ


Quan Sơn, ngày 8 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Tác giả

Lưu Trọng Tỵ

16


17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tài liệu hướng dẫn học Tiếng việt lớp 4 tập 1A, 1B, 2A, 2B - Nhà xuất
bản giáo dục năm 2013. (sách thử nghiệm)
2. Những bài văn hay lớp 4 - Nhà xuất bản giáo dục năm 2015
3. Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi đánh giá học sinh tiểu học.


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO
HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lưu Trọng Tỵ
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường TH Trung Hạ.

TT
1.


Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)

Hướng dẫn học sinh lớp 4 so Phòng
sánh phân số
GD&ĐT
huyện Quan
Sơn
2. Rèn kĩ năng viết văn kể Phòng
chuyện cho học sinh lớp 4
GD&ĐT
huyện Quan
Sơn
3.

Một số giải pháp nâng cao kĩ Phòng
năng viết văn miêu tả cho GD&ĐT
học sinh lớp 5
huyện Quan
Sơn

Kếtquả
đánh giá
xếp loại
(A,B,

hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

C

2007-2008

B

2010-2011

B

2013 - 2014



×