Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

skkn MỘT VÀI BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC THỂ LOẠI VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4 trường tiểu học NGHĨA PHÚ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.6 KB, 28 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
I. NỘI DUNG ĐỀ TÀI

1. Tên đề tài
"MỘT VÀI BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC THỂ LOẠI VĂN MIÊU TẢ CHO
HỌC SINH LỚP 4"

2. Lí do chọn đề tài
a. Cơ sở khoa học
Như chúng ta đã biết, tiếng Việt có vai trị cực kì quan trọng trong đời sống cộng
đồng và đời sống của mỗi con người Việt Nam. Đặc biệt đối với trẻ em, tiếng Việt
có vai trị rất quan trọng. Ngay từ lúc mới lọt lòng, trẻ được giao tiếp hàng ngày,
hàng giờ với tiếng Việt và khi cất tiếng nói đầu tiên, trẻ cũng nói lên tiếng nói của
người Việt. Do đó trẻ em cần học tiếng Việt một cách khoa học và cẩn thận để có
thể sử dụng suốt năm tháng học tập ở nhà trường cũng như trong suốt cuộc đời.
- Tiếng Việt có vị trí rất quan trọng với cuộc sống thực tiễn, đó cũng là cơng
cụ cần thiết cho các môn học khác và để giúp học sinh nhận thức thế giới xung
quanh, để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn.
- Khả năng giáo dục nhiều mặt của mơn Tiếng Việt rất to lớn, nó có khả năng
phát triển tư duy lơgic, phát triển trí tuệ. Nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyện
phương pháp suy nghĩ, phương pháp giải quyết vấn đề có suy luận, có nhiều tác
dụng phát triển trí thơng minh, tư duy độc lập sáng tạo, linh hoạt...góp phần giáo
dục ý trí nhẫn nại, ý trí vượt khó khăn.
- Tiếng Việt là một môn học quan trọng trong trường Tiểu học. Trong đó
phân mơn Tập làm văn chiếm vị trí quan trọng khơng nhỏ. Bởi vì dạy tập làm văn
là dạy cho các em hình thành kĩ năng nói, viết; được xây dựng trên những thành
tựu của nhiều môn học khác như: Tập đọc, luyện từ và câu, kể chuyện, chính tả....
Tập làm văn cịn góp phần bổ sung kiến thức cho nhiều mơn học. Chính vì vậy địi
hỏi huy động kiến thức nhiều mặt từ hiểu biết cuộc sống, rèn luyện tư duy và hình
thành nhân cách học sinh.
1



Tác giả: Ph¹m ThÞ Hoa


Sáng kiến kinh nghiệm
Từ vị trí và nhiệm vụ vơ cùng quan trọng của phân môn Tập làm văn, vấn đề
đặt ra cho người dạy là làm thế nào nâng cao chất lượng học Tập làm văn, học sinh
được phát triển tính tích cực, chủ động sáng tạo trong việc chiếm lĩnh kiến thức.
Từ mục đích, yêu cầu của bậc tiểu học là cung cấp cho các em một trình độ
tối thiểu về tri thức, nhằm nâng cao vốn hiểu biết về cuộc sống và tạo nền móng
vững chắc cho việc bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu cao của xã hội. Giúp các
em bước vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên của khoa học, kĩ thuật và công nghệ hiện
đại một cách tự tin nhất.
Theo tôi việc nâng cao chất lượng học môn Tiếng Việt bao giờ cũng phải
xuất phát từ vị trí, mục đích, nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục của mơn Tiếng Việt
nói chung và trong giờ dạy phân mơn Tập làm văn lớp 4 nói riêng. Nó khơng phải
là cách thức truyền thụ kiến thức mà là phương tiện để tổ chức hoạt động nhận thức
tích cực, độc lập và giáo dục phong cách làm việc một cách khoa học, hiệu quả cho
học sinh, tức là dạy cách học.
- Từ những văn bản, những nguyên lý giáo dục của Đảng và nhà nước là
“Học đi đơi với hành”. Có thực hành nhiều thì học sinh mới nắm chắc kiến
thức để vận dụng vào cuộc sống.
b. Cơ sở thực tiễn
- Đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học là dễ nhớ nhưng mau quên, sự tập
trung chú ý trong giờ học phân môn Tập làm văn chưa cao, trí nhớ chưa bền vững,
thích học nhưng chóng chán. Vì vậy giáo viên phải làm thế nào để khắc sâu kiến
thức cho học sinh và tạo ra khơng khí sẵn sàng học tập, chủ động tích cực trong
việc tiếp thu kiến thức.
- Xuất phát từ cuộc sống hiện tại. Đổi mới của nền kinh tế, xã hội, văn hố,
thơng tin... địi hỏi con người phải có bản lĩnh dám nghĩ dám làm, năng động, chủ

động sáng tạo, có khả năng để giải quyết vấn đề.

2

Tác giả: Ph¹m ThÞ Hoa


Sáng kiến kinh nghiệm
- Hiện nay toàn ngành giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng
đang thực hiện tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; cuộc
vận đơng thực hiện “hai không” với bốn nội dung nên yêu cầu đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng phát huy tính tính cực của học sinh làm cho hoạt động
dạy trên lớp "nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả". Để đạt được yêu cầu đó, giáo viên
phải có phương pháp và hình thức dạy học để nâng cao hiệu quả học tập cho học
sinh, vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi Tiểu học và trình độ nhận
thức của học sinh. Để đáp ứng với công cuộc đổi mới của đất nước nói chung và
của ngành giáo dục Tiểu học nói riêng.
- Từ mục đích thực tế của trường Tiểu học Đỗ Động là đào tạo học sinh trở
thành những con người tồn diện, có đủ nghị lực và tri thức để sau này xây dựng
quê hương đất nước.
Chương trình Tập làm văn Tiểu học bao gồm các thể loại như: văn miêu tả,
văn tường thuật, văn kể chuyện, văn viết thư, đơn.....Trong đó thể loại văn miêu tả
được học và chiếm thời lượng nhiều nhất.
Tuy nhiên, để giúp học sinh học tốt văn miêu tả, điều quan trọng là làm thế nào
để giúp học sinh quan sát, tìm ý cho bài văn, biết lựa chọn các từ ngữ miêu tả cho bài
văn thêm sinh động, hấp dẫn. Không chỉ đưa ra các lời nhận xét chung mà phải tả các
sự vật, hiện tượng bằng từ ngữ sinh động, gợi tả.
Qua thực tế nhiều năm giảng dạy lớp 4, tôi thấy phần đông học sinh lớp tôi
làm văn miêu tả gặp nhiều khó khăn về : Tri thức, hiểu biết về đối tượng miêu tả.
Các em sẽ không biết miêu tả nếu như chưa được quan sát. Vốn hiểu biết về từ ngữ

của các em chưa sâu, thấy đâu tả đó, chưa biết bộc lộ cảm xúc trong bài văn miêu
tả của mình. Chưa biết cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn miêu tả để
bài văn thêm hấp dẫn.
Chính vì những lẽ đó, trong hai năm học: 2011- 2012; 2012- 2013 tôi đã
nghiên cứu và thực hiện một số biện pháp nhằm giúp học sinh lớp 4 do tụi dy hc
3

Tỏc gi: Phạm Thị Hoa


Sáng kiến kinh nghiệm
thể loại văn miêu tả đạt hiệu quả cao. Đến năm học 2013- 2014 này, tôi tiếp tục áp
dụng, nghiên cứu và bổ sung thêm một số biện pháp đối với lớp 4A do tôi phụ trách
hiện nay. Tôi cũng mong muốn đề tài này sẽ được áp dụng rộng rãi cho giáo viên
và học sinh lớp 4.
Từ nh÷ng lí do trên, tơi đã thực hiện một số biện pháp nhằm giúp học sinh
lớp 4 n©ng cao chất lượng học thể loại văn miêu tả.
3. Mục tiêu của đề tài
- Nâng cao hiệu quả học thể loại văn miêu tả cho học sinh lớp 4.

-Tích cực đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt lớp 4.
-Tuyên truyền các biện pháp giáo dục học sinh tự học môn Tiếng Việt.
- Phát huy hiệu quả của việc chấm chữa, kiểm tra, đánh giá học sinh làm Tập
làm văn ở lớp 4.
- Nâng cao sự quan tâm của phụ huynh học sinh, tạo điều kiện tốt nhất về ý
thức học tập cho các em trước khi đến trường.
4. Đối tượng nghiên cứu
Tôi đã tiến hành thực hiện đề tài với 28 học sinh lớp 4A, trường Tiểu học Đỗ
Động – Thanh Oai – Hà Nội.
5. Đối tượng khảo sát

- 28 học sinh lớp 4A, trờng Tiểu học Đỗ Động- Thanh Oai- Hµ Néi.
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
Tôi đã nghiên cứu trong hai năm học 2010-2012, 2012-2013. Năm học này,
tơi tiếp tục nghiên cứu để hồn chỉnh đề tài này.
Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 1 tháng 10 năm 2013 đến ngày 25 tháng
3 năm 2014.

4

Tỏc gi: Phạm Thị Hoa


Sáng kiến kinh nghiệm

II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài.
Qua hai năm tích cực thực hiện một số biện pháp để giúp học sinh lớp 4 do
tôi dạy nâng cao hiệu quả học thể loại văn miêu tả, tôi đã theo dõi kết quả từng năm
học như sau:
Năm học

Tỉ lệ học sinh khá, giỏi

Tỉ lệ học sinh trung bình.

2011 - 2012

36%


64%

2012 - 2013

42%

58%

-Như vậy, cả hai năm kết quả cho thấy học sinh làm văn miêu tả đạt khá giỏi
chỉ từ 36%- 42%.
*Từ kết quả trên, tơi thấy mình cần phải nghiên cứư, tìm hiểu và áp dụng một
số biện pháp để giúp các em nâng cao kết quả học thể loại văn miêu tả. Tôi đã
mạnh dạn viết đề tài này.
*Tơi đã đi tìm hiểu ngun nhân vì sao chất lượng phân môn Tập làm văn,
nhất là văn miêu tả chưa cao. Qua tìm hiểu thực tế ở lớp, ở gia đình các em và qua
đồng nghiệp, tơi nhận thấy nguyên nhân học sinh đạt kết quả chưa cao là do:
a) Nguyên nhân chủ quan:
- Giáo viên còn ngại khi phải dạy phân môn tập làm văn nên khi dạy còn nhiều
lúng túng về phương pháp và nội dung. Điều này thể hiện rõ qua những tiết thao
giảng, các tiết tôi đã đi dự giờ đồng nghiệp.
- Phương pháp dạy của giáo viên cịn rập khn, thiếu sự dẫn dắt, gợi mở cho
các em tìm ra những từ, những ý hay khi miêu tả.
- Giáo viên ít quan tâm đến việc hướng dẫn các em phải tả như thế nào để bộc
lộ được nét riêng biệt của đối tượng mình đang miêu tả, để thốt khỏi việc tả một
cách rp khuụn, sỏo rng.

5

Tỏc gi: Phạm Thị Hoa



Sáng kiến kinh nghiệm
- Khi giảng dạy, giáo viên còn thiếu tranh ảnh, vật thật để hỗ trợ cho các em
khi miêu tả.
- Trong khi chấm và phê bài còn chung chung. Khi trả bài, sửa bài, chữa lỗi
còn hạn chế, chưa sửa được hết các ý chưa hay của các em, chưa nêu được nhiều ý
hay nhằm phát huy cho các em vận dụng khi làm bài tập làm văn.
- Còn thiếu sự kết hợp, liên hệ giữa tiết dạy tập làm văn với các môn học khác.
b) Nguyên nhân khách quan:
- Khả năng quan sát và miêu tả của học sinh còn sơ sài, các em chưa biết sử
dụng các giác quan để quan sát. Khi quan sát cịn chưa theo một trình tự nào cả mà
thấy đâu tả đó, tả lộn xộn.
- Học sinh dùng từ đặt câu chưa hay, chưa biết lựa chọn từ ngữ thích hợp, nghĩ
như thế nào thì viết như thế,
- Vốn từ của các em cịn q ít, diễn đạt chưa hay, viết như khi nói chuyện
bình thương.
- Học sinh đọc văn mẫu và áp dụng vào bài của mình một cách chưa sáng tạo
(do sách tham khảo bán tràn lan), các em viết rập khuôn theo mẫu mà chưa biết
sáng tạo, chọn lọc thành cái riêng của mình.
- Một số học sinh trung bình yếu, viết câu chưa thành thạo nên diễn đạt chưa
mạch lạc, các ý trong đoạn văn còn nhiều hạn chế.
* Để giúp học sinh học thể loại văn miêu tả đạt hiệu quả cao, qua việc phân tích
các ngun nhân trên, ngay từ khi nhận lớp tơi đã tiến hành thực hiện: Khảo sát
tình hình thực tế của học sinh lớp 4A do tôi chủ nhiệm năm học này (năm học
2013- 2014)
1.1. Học sinh:
Số học sinh cả lớp : 28 em
Học sinh nữ :

12 em


Học sinh nam:

16 em
6

Tỏc gi: Phạm Thị Hoa


Sáng kiến kinh nghiệm
- Học sinh ở rải rác bốn thơn trong xã, nhiều em có hồn cảnh khó khăn. Có
em Dương Thị Thơ, mẹ chết, bố đi tù chung thân. Em Lưu Văn Hiệp mồ côi bố, mẹ
và em trai ln ốm đau, gia đình rất nghèo. Em Quản Thị Thanh Xuân, bố mẹ bỏ
nhau, phải ở với bà nội. Có 3 em thuộc hộ nghèo (em Nguyễn Đình Quyến, em
Phạm Minh Hồng, em Nguyễn Tùng Dương). Có một em khuyết tật là em Nguyễn
Thu Chang.
- Bố mẹ các em đa số làm ruộng, gia dình khó khăn nên phải làm thêm nhiều
nghề phụ để kiếm sống và phải đi làm ăn xa.
1.2. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài: Qua điều tra, xem xét sổ
điểm. thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp 3B, tôi thấy:
- Chất lượng hai mặt giáo dục năm lớp 3:
+ Hạnh kiểm : thực hiện đầy đủ:

28 em

+ Học lực môn Tỉếng Việt :
Tổn
g số học
sinh
28


Loại giỏi

Loại khá

Loại trung bình

Loại yếu

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

4

14

6


21

18

65

0

0

- Mơn Tiếng Việt nói chung và phân mơn Tập làm văn nói riêng là mơn học khó
nên học sinh dễ chán. Trình độ nhận thức học sinh khơng đồng đều. Một số học
sinh còn chậm, nhút nhát, kĩ năng quan sát, đặt câu cịn hạn chế, chưa có thói quen
đọc và tìm hiểu kĩ đề bài dẫn tới thường nhầm lẫn giữa các thể loại văn, chưa bám
sát vào yêu cầu của đề bài để viết cho đúng và hay. Kĩ năng diễn đạt bằng lời còn
hạn chế. Một số em tiếp thu bài một cách thụ động, ghi nhớ bài cịn máy móc nên
chóng qn, vì thế phải có phng phỏp khc sõu kin thc.

7

Tỏc gi: Phạm Thị Hoa


Sáng kiến kinh nghiệm
* Qua việc xem xét kết quả hai mặt giáo dục năm lớp ba và hai tuần dạy học,
tôi đã ra bài khảo sát chất lượng đầu năm của riêng phân môn Tập làm văn. Tôi ra
đề vừa sức với học sinh.
Đề bài: Em hãy viết đoạn văn tả về bầu trời buổi sáng.
Qua quá trình coi và chấm, tôi đã thu được kết quả như sau:

Tổn
g số học
sinh
28

Điểm giỏi
( 9 - 10 )

Điểm khá
(7-8)

Điểm Trung
bình ( 5 - 6 )

Điểm yếu
( Dưới 5 )

TS

%

TS

%

TS

%

TS


%

2

7

4

14

12

43

10

36

*Qua kết quả khảo sát và xem bài của học sinh, tôi thấy :
- Số bài điểm yếu: là do các em chưa nắm vững cách làm bài, chưa hiểu kĩ
thế nào là miêu tả.
- Số bài đạt điểm trung bình: là do các em chưa nắm chắc cách làm bài, bài
viết lủng củng, chưa rõ ý, nhiều ý còn lặp lại nhiều lần. Câu văn chưa rõ ràng. Chưa
biết dùng dấu chấm, dấu phẩy thích hợp.
- Số bài đạt điểm khá, giỏi: Các em đã biết làm bài, biết quan sát, tìm ý, biết
phân tích đề, miêu tả theo yêu cầu của đề xong đơi chỗ viết vẫn cịn chưa lơgic.
* Qua kết quả bài khảo sát như vậy, tôi đã đi tìm hiểu và thấy được ngun
nhân chính dẫn đến kết quả trên:
- Tơi thấy đa số các em có thể làm bài tốt, trở thành học sinh khá giỏi. Các

em cũng u thích phân mơn Tập làm văn. Nhưng do các em không suy nghĩ kĩ,
ngại quan sát. Khả năng quan sát và miêu tả của các em còn sơ sài, các em chưa
biết sử dụng các giác quan để quan sát. Khi quan sát cịn chưa theo một trình tự nào
cả mà thấy đâu tả đó, tả lộn xộn.
- Học sinh dùng từ đặt câu chưa hay, chưa biết lựa chọn từ ngữ thích hợp,
nghĩ như thế nào thì vit nh th.
8

Tỏc gi: Phạm Thị Hoa


Sáng kiến kinh nghiệm
- Vốn từ của các em còn q ít, diễn đạt chưa hay, viết như khi nói chuyện
bình thường.
- Do lứa tuổi tiểu học, các em cịn nhỏ, hiếu động, mải chơi, chóng nhớ,
chóng quên.
- Do một số em nhận thức cịn chậm, gia đình cịn gặp nhiều khó khăn nên
khơng quan tâm đến việc học của con em mình.
- Do địa bàn xã Đỗ Động chủ yếu làm nơng nghiệp, kinh tế cịn chậm phát
triển nên một số bố mẹ các em phải đi làm ăn xa, để con lại cho ông bà trông nom.
* Từ các ngun nhân trên, tơi đã nghiên cứu, tìm tịi hướng đi trong phương
pháp dạy học thực tế, gây hứng thú và lịng say mê u thích học mơn Tiếng Việt,
đặc biệt là phân môn Tập làm văn cho học sinh. Đồng thời tơi đã tìm tịi các biện
pháp để thu hút các em và thu hút sự quan tâm của các gia đình tới việc học tập của
con em mình.
2. Những biện pháp thực hiện chính
Năm học 2013 – 2014 là năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội XI
của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa,
hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, thực hiện Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XV. Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động “Học

tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, lồng ghép với cuộc vận động
"Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và các
cuộc vận động của ngành giáo dục Hà Nội; xây dựng phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tập trung đẩy mạnh đổi mới nội dung và
phương pháp dạy học, đánh giá kết quả học tập phù hợp với từng đối tượng và tâm
sinh lý của học sinh tiểu học đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng; chú trọng giáo dục
đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh; tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ
em có hon cnh khú khn.

9

Tỏc gi: Phạm Thị Hoa


Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2013- 2014 vẫn là năm học đang thực hiện giáo dục toàn diện cho
học sinh. Học tập tốt ở tất cả các môn học trong chương trình vẫn được đề cao lên
hàng đầu. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “hai không” với bốn nội dung. Với
học sinh giỏi cần phải đạt điểm giỏi ở cả hai mơn: Tốn và Tiếng Việt. Chính vì
vậy, ngồi những sách vở đã mua từ đầu năm, tôi đã khuyến khích các em mua
thêm các loại sách tham khảo để nâng cao kiến thức.
Sau khi nhận lớp, ổn định tổ chức, xem xét học lực chung và riêng môn
Tiếng Việt, đặc biệt là phân môn Tập làm văn của các em, tìm hiểu tình hình học
tập của cả lớp qua hai cô giáo cũ, tôi đã sắp xếp vị trí chỗ ngồi cho các em theo
nhóm để phù hợp cho khả năng và trình độ của học sinh. Từ đó nhằm phát huy,
khích lệ trí thơng minh, sáng tạo của từng em trong học tập. Tôi phân công các em
học khá giỏi giúp đỡ, kèm cặp các em học cịn yếu, trung bình để cùng nhau tiến
bộ.
Cùng với những việc làm trên, tôi đã tiến hành một số biện pháp sau:
BIỆN PHÁP THỨ NHẤT

QUAN SÁT TÌM Ý

1. Sử dụng các giác quan để quan sát:
Dạy học sinh quan sát chính là dạy sử dụng các giác quan để tìm ra các đặc
điểm của sự vật. Thường học sinh chỉ dùng mắt để quan sát, tôi hướng dẫn các em
tập sử dụng thêm các giác quan khác để quan sát.
Ví dụ:
+ Dạy “quan sát một cây hoa” – ngoài mắt – ta còn sử dụng cả mũi để phát
hiện ra mùi thơm của hoa.
+ Quan sát một cây bàng ở sân trường, ngồi mắt nhìn, tai nghe, ta cịn dùng
tay sờ vào thân cây để thấy được độ sần sùi ca v cõy.

10

Tỏc gi: Phạm Thị Hoa


Sáng kiến kinh nghiệm
+ Quan sát cái cặp, tôi yêu cầu học sinh dùng tay sờ vào cặp để phát hiện ra
độ sần sùi hay nhẵn bóng của da cặp, bật khoá chiếc cặp để nghe tiếng kêu của
chiếc khoá (bằng tai).
2. Quan sát kĩ để tìm ra đặc điểm riêng của đối tượng.
Tơi ln hướng cho học sinh tìm ra những đặc điểm riêng biệt của đồ vật,
cây cối, lồi vật …
Ví dụ :
+ Nhận xét con gà trống ở nhà, em phải cố tìm ra mào của nó, lơng của nó,
thân hình nó … có gì khác với con gà ở hàng xóm?
+Dạy “Quan sát cây bút chì” khơng phải cho các em thấy được màu sắc, hình
dáng của nó mà cịn nhận ra những dịng chữ in trên vỏ và các đặc điểm khác như
có bị dính mực khơng? Có bị trầy khơng? Bị sứt khơng? … những đặc điểm ấy chỉ

riêng cây bút chì của em mới có.
Quan sát trong văn miêu tả là làm cho học sinh cần phải nhận ra đặc điểm
riêng biệt. Đây là một điều hết sức quan trọng nên tôi luôn luôn rèn luyện và hướng
dẫn cho học sinh nhận ra đặc điểm quan trọng đó. Bởi đây là một điều bức xúc: học
sinh có thói quen làm văn rập khn theo mẫu. Nếu như “tả con gà, tả cái cặp” …
thì có 19 học sinh lớp tơi đều có bài làm gần giống nhau.
Vì thế, khi dạy văn miêu tả, tơi ln nhắc nhở, gợi ý để học sinh tìm ra
những nét riêng biệt, những tình cảm riêng biệt đối với đối tượng được tả. Có thể
những đặc điểm riêng đó đối với người khác là bình thường nhưng đối với riêng em
là đặc biệt vì nó gắn bó với em bằng một kỉ niệm, một sự kiện hoặc một niềm vui,
nỗi buồn… nào đó.
Ví dụ: "Tả cái bàn học ở nhà": Điều đặc biệt là mặt bàn để viết khơng phải
hình chữ nhật như những cái bàn học khác. Mặt bàn được khoét một vòng lượn đủ
vừa em vào ngồi trên ghế.
3. Phân chia đối tượng để quan sát:
11

Tác gi: Phạm Thị Hoa


Sáng kiến kinh nghiệm
Để quan sát một cây bàng, một cây đang ra hoa hay một con gà, một bức
tranh … thì tơi hướng dẫn cho học sinh cần phải phân chia các đối tượng đó thành
từng bộ phận rồi lần lượt quan sát các đối tượng đó. Thơng thường, có các sự phân
chia đối với tả cảnh như phía trên, phía dưới, nửa phải, nửa trái, phần trung tâm,
bên trong, bên ngồi…. Tơi thường lấy những đoạn văn miêu tả trong các bài tập
đọc để minh hoạ cho học sinh tham khảo.
Ví dụ: Bài tập đọc " Sầu riêng", đoạn văn tả hoa sầu riêng: "Hoa sầu riêng trổ
vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu
vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống

cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một
trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ
vào dạo tháng tư, tháng năm ta."
Tôi giảng cho học sinh hiểu được tác giả đã phân chia đối tượng để quan sát.
Quan sát kĩ từng đối tượng thì khi viết bài mới hay, mới sinh động.
4. Lựa chọn trình tự quan sát :
Tơi hướng dẫn học sinh lựa chọn trình tự quan sát thích hợp. Tơi đưa ra cho
học sinh lựa chọn một số trình tự quan sát chung nhất:
*Trình tự khơng gian: Là quan sát từng bộ phận đến toàn bộ, quan sát từ
trái sang phải, từ trên xuống dưới… hoặc ngược lại.
Ví dụ: Đề bài: "Tả cái cặp". Tôi luôn hướng dẫn học sinh quan sát đặc điểm
chung của cái cặp rồi quan sát các bộ phận từ ngồi vào trong, cái cặp có hình gì?
Màu gì? Có mấy ngăn? Mỗi ngăn dùng để làm gì?…
* Trình tự thời gian: Quan sát cảnh vật, cây cối…. theo mùa trong năm.
Quan sát sinh hoạt của con gà, con lợn…. theo thời gian trong ngày: sáng, trưa,
chiều, tối.
Ví dụ : "Tả cây bàng" Trần Nguyên Đào viết: "Trước ngõ nhà Long có cây
bàng, cây bàng cao, ngọn chấm mái nhà, tán xồ như chiếc ơ. Mùa hố, Long thớch
12

Tỏc gi: Phạm Thị Hoa


Sáng kiến kinh nghiệm
ngồi học dưới bóng rợp của chiếc ô xanh ấy. Mùa thu, thỉnh thoảng một cơn gió
lướt qua làm vài chiếc lá bàng rụng xuống. Long thường nhặt những chiếc lá vàng
xuộm làm quạt phe phẩy hay kết thành chiếc mũ đội đầu. Sang mùa đông, trời càng
lạnh, lá bàng càng rụng nhiều cho người đem về đốt sưởi…".
* Nhưng dù quan sát ở trình tự nào đi nữa, tôi luôn nhắc cho học sinh tập trung
vào từng bộ phận chủ yếu và trọng tâm.

Ví dụ: Khi quan sát cây hoa phượng, các em cần tập trung quan sát vào hoa,
lá là những bộ phận chủ yếu và trọng tâm của cây hoa định tả.
5. Thu nhận các nhận xét do quan sát mang lại:
Khi trình bày kết quả quan sát, tôi yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi bằng
nhiều chi tiết cụ thể và sử dụng ngơn ngữ chính xác gợi hình ảnh.
Ví dụ: Tả con đường từ nhà đến trường.
- Giáo viên: Hai bên đường có gì?
- Học sinh: Hai bên đường có cây cối. (Đây là sự quan sát hời hợt, sơ sài).
- Giáo viên: Em hãy quan sát cảnh vật hai bên đường?
- Học sinh: Hai bên đường có nhiều cây cối, mấy chú chim kêu ríu rít trên
cành. (Câu trả lời có chi tiết hơn nhưng chưa hay, chua cụ thể)
Tôi gợi ý học sinh trả lời cụ thể và chi tiết hơn: "Hai bên đường cây cối xanh
tươi, chúng nghiêng mình như cùng em tiếp bước. Mấy chú chim đậu trên cành hót
ríu rít nghe vui tai làm sao!"
Đồng thời, tôi cũng không quên rèn sự tinh tế khi quan sát. Đó là nhận ra đặc
điểm ít người nhìn thấy. Tôi minh họa bằng những đoạn văn hay vào tiết lập dàn ý
hoặc trả bài viết.
Ví dụ: Nằm trong nhà, nghe tiếng lá rơi ngoài thềm, Trần Đăng Khoa mới
mười tuổi đã phát hiện “Tiếng rơi rất khẽ như là rơi êm”.
Nhìn bà nội, em Thanh Nhàn (Hà Nội) thì nhận xét: “Hai má bà hóp lại, thái
dương hơi nhơ, tay chân có chổ bắt đầu xương xẩu, nổi gõn xanh
13

Tỏc gi: Phạm Thị Hoa


Sáng kiến kinh nghiệm
Quan sát giàn mướp, em Hoàng Anh viết: "Bà em bắc giàn mướp trên mặt
ao. Cái giàn trên mặt ao soi bóng xuống làn nước lấp lánh hoa vàng"
6. Sử dụng tranh, ảnh trong văn miêu tả:

Đối với thể loại văn miêu tả đồ vật, tôi chủ yếu cho học sinh quan sát, nghiên
cứu trong giờ học là mẫu vật thật như cái cặp, quyển sách, quyển vở, chiếc bút
máy, bút chì, cái thước kẻ, cây hoa giấy, cây hoa nhựa, con lợn nhựa, con gấu
bông, búp bê, ….
Tuy nhiên, nhiều đối tượng cần miêu tả không thể cho học sinh quan sát trực
tiếp tại lớp, mà cho học sinh phải tự quan sát tại gia đình, ngoài xã hội ( con lợn,
con trâu, con ngan, cây chuối đang có buồng, con đường làng, vườn rau, …). Song,
đối tượng quan sát ngồi xã hội khơng có hình ảnh cho học sinh quan sát tại lớp thì
giáo viên cũng gặp phải những khó khăn nhất định.
Vì vậy, khi hướng dẫn tại lớp, tôi thường căn cứ vào những đặc điểm chung
của đối tượng mà gợi mở, dẫn dắt học sinh. Nhưng để gợi mở dẫn dắt có hiệu quả
thì phải sử dụng tranh, ảnh giúp học sinh nhớ lại những điều quan sát từ trường, gia
đình, xã hội. Đó chính là cơ sở để cho các em suy nghĩ, phân tích, tổng hợp lại các
đặc điểm của sự vật và rèn luyện làm bài tập làm văn.
Việc sử dụng tranh, ảnh cho tiết tập làm văn cũng hết sức công phu. Tranh,
ảnh phải đảm bảo các vật thể mà học sinh đã quan sát tại gia đình, ngồi xã hội. Có
như vậy, việc sử dụng tranh, ảnh mới đem lại hiệu quả.
Ví dụ :
* Để minh hoạ cho bài văn "tả con mèo" tôi cần phải sưu tầm được hình ảnh
nhiều loại mèo khác nhau để giới thiệu cho học sinh: mèo mướp, mèo đen, mèo
vàng, mèo tam thể … và những hình ảnh hoạt động khác nhau như: mèo đang rình
chuột, mèo đang vồ mồi, mèo mẹ đang đùa với mèo con…
* Để minh họa cho bài văn "tả cây chuối" tôi cần phải sưu tầm được tranh
ảnh về cây chuối như: Một vườn chuối, một bụi chui, mt cõy chui cú bung,
14

Tỏc gi: Phạm Thị Hoa


Sáng kiến kinh nghiệm

hoa chuối, quả chuối khi còn xanh, quả chuối khi chín, nộm hoa chuối, dầu chuối,
mứt chuối...
Có như vậy, từ những điều mà tôi dẫn dắt học sinh quan sát ở lớp, đối chiếu
với điều mà các em quan sát tại nhà, ngoài xã hội, các em cân nhắc lựa chọn tình
tiết diễn đạt thành bài văn.
BIỆN PHÁP THỨ HAI
TÍCH LŨY VỐN TỪ NGỮ VÀ LỰA CHỌN VỐN TỪ

Giúp học sinh tích luỹ vốn từ ngữ và lựa chọn vốn từ ngữ có ý nghĩa quan
trọng đến với việc làm vân miêu tả. Do đó, đây là vấn đề tôi quan tâm nhất đối với
học sinh.
1. Tạo điều kiện để học sinh tích luỹ vốn từ miêu tả:
- Việc đầu tiên là giúp học sinh tích luỹ vốn từ ngữ miêu tả qua các bài tập
đọc là các bài văn hay của các nhà văn. Số lượng từ ngữ trong bài rất phong phú,
cách sử dụng chúng rất sáng tạo. Dạy các bài tập đọc đó, tơi thường chỉ ra các từ
ngữ miêu tả; chọn một, hai trường hợp đặc sắc nhất để phân tích cái hay, sự sáng
tạo của nhà văn khi dùng chúng. Có như vậy mới giúp học sinh nhớ được một từ
ngữ, một hình ảnh, thậm chí cả câu văn hay sau mỗi bài tập đọc.
Ví dụ:
+ Dạy bài tập đọc " Sầu riêng", khi tả đến mùi thơm của hoa sầu riêng, tác
giả đã sử dụng từ ngữ đặc sắc để tả: " Hương vị của nó hết sức đặc biệt, mùi thơm
đậm, bay rất xa, lâu tan trong khơng khí. Cịn hàng chục mết moái tới nơi để sầu
riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít
chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già
hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ."
+ Dạy tiết Tập làm văn " Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật", tơi đi
sâu phân tích cho học sinh thấy được có nhiều từ ngữ để tả các bộ phận của từng
con vật. Như khi tả về màu sắc của mèo: "Đen thì đen như than, mắt vàng như la.

15


Tỏc gi: Phạm Thị Hoa


Sáng kiến kinh nghiệm
Trắng thì trắng như tuyết, mắt xanh như da trời. Đỏ thì đỏ như ngọn lửa. Trắng với
những đốm đỏ..."
+ Dạy bài: “Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối" thì tơi đi sâu phân
tích cách dùng từ ngữ để tả màu sắc khác nhau của lá cây qua từng mùa. Hình
dáng, màu sắc của thân và gốc cây của từng loại cây, từng cây khác nhau …
* Tả cây sồi già: "Đó là một cây sồi lớn, hai người ơm khơng xuể, có những
cành có lẽ đã gãy từ lâu, vỏ cây nứt nẻ đầy vết sẹo."
* Tả cây tre: "Thân tre vừa tròn lại vừa gai góc. Trên thân cây tua tủa
những vịi xanh ngoằn ngoèo như những cánh tay vươn dài. Dưới gốc chi chít
những búp măng non."
Cũng cịn có rất nhiều bài tập đọc cho ta thấy cách dùng từ ngữ miêu tả rất
hay và thật đa dạng. Tôi luôn tận dụng vốn quý này để nhân vốn từ ngữ của từng
học sinh bằng cách cho học sinh ghi vào sổ tay những từ ngữ hoặc những câu văn
hay. Đồng thời tôi thường xuyên theo dõi và xem quyển sổ tay của học sinh trước
mỗi giờ tập làm văn. Có như vậy mới giúp học sinh tích lũy dần vốn từ ngữ của
mình.
- Dạy phân mơn Luyện từ và câu cũng là một dịp để các em không chỉ hiểu rõ
từ mà còn mở rộng chúng khi dùng những từ gần nghĩa hoặc trái nghĩa. Việc học
và mở rộng vốn từ láy, từ tượng thanh, từ tượng hình cũng có ý nghĩa tích cực đối
với việc tích luỹ vốn từ ngữ miêu tả của học sinh (róc rách, rì rầm, thánh thót, ngân
nga…; ngoằn ngo, chót vót, thăm thẳm, mênh mơng, ngọt ngào…). Những từ
ngữ này giúp rất nhiều cho học sinh khi tả các con vật, cây cối, tả cảnh……
- Đọc tác phẩm văn học, truyện ngắn, thơ… cũng là dịp để học sinh tích luỹ
vốn từ ngữ miêu tả. Với biện pháp này, tôi thường xuyên nhắc nhở học sinh đọc
thêm sách ở nhà, xem các bài đọc thêm, tham khảo những bài văn hay.

2. Hướng dẫn học sinh lựa chọn vốn từ ngữ khi miêu tả:
Có vốn từ ngữ phải biết dùng đúng chỗ, đúng lúc. Muốn vậy, phi coi trng
16

Tỏc gi: Phạm Thị Hoa


Sáng kiến kinh nghiệm
việc lựa chọn từ ngữ khi diễn đạt cũng như khi làm bài văn mịêu tả. Việc xác định
một từ ngữ hay hình ảnh phải trải qua thời gian tìm tịi, chọn lọc thì hình ảnh, từ
ngữ đó mới thích hợp, mới gợi hình, gợi cảm.
Sau mỗi tiết Tập làm văn, tơi tranh thủ lấy ví dụ những đoạn văn hay, phân
tích cho học sinh thấy cái hay khi biết lựa chọn từ.
Ví dụ :
*Tả cây bưởi: "Vào mùa Xuân, từng chùm hoa trắng muốt, hương thơm
thoang thoảng theo gió, lấp ló trong những tán lá xanh mơn mởn. Khi có cơn gió
thoảng qua, những cánh hoa trắng rơi lả tả quanh gốc cây. Chúng em thường nhặt
hoa bưởi để chơi đồ hàng, hoặc để đầu giường cho thơm. Cuối mùa Xuân, hoa kết
thành những quả bưởi con. Quả bưởi lớn nhanh như thổi. Lúc đầu, chúng bé bằng
hịn bi, sau đó, to bằng quả chanh, rồi bằng nắm tay người lớn, và bằng quả bóng
lúc nào khơng biết. Mỗi cây bưởi có từ hàng chục, đến hàng trăm quả, lúc lỉu trông
rất đẹp mắt. Mùa Thu, là mùa bưởi chín. Lúc đó, từng quả bưởi nặng trĩu cành,
màu vàng ươm, có mùi thơm ngọt. Gọt lớp vỏ mỏng bên ngoài, em thấy xuất hiện
lớp cùi trắng ngà, rồi đến múi bưởi tròn căng, mọng nước, nhưng bóc rất dóc vỏ.
Tép bưởi khơng bị nát và chảy nước."
*Tả cái cặp sách: "Mỗi đồ vật đều có một cơng dụng và hữu ích riêng. Em
bút chì giúp em chữa bài tập sai. Anh bút mực giúp em viết những dịng chữ nắn
nót. Giúp em đựng hết sách vở thật gọn gàng là chị cắp sách.
Chiếc cặp của em được làm bằng vải cứng pha nilông. Dáng cặp như một hình
chữ nhật nằm, rộng gần bằng hai quyển sách giáo khoa ghép lại. Chiếc cặp trông

thật bắt mắt khi khốc lên mình bộ áo màu hồng pha lẫn với màu trắng. Nổi bật
nhất trên nắp cặp là một cô búp bê, tay cầm bông hoa tươi thắm, bên cạnh là chú
mèo trông rất đáng yêu."
* Tả cái bàn học: "Ngồi hững người bạn cùng tổ, cùng lớp, em cịn có một
"người bạn" rất đặc biệt. Người bạn đó chính là cái bàn học của em ở lớp.
17

Tác giả: Ph¹m ThÞ Hoa


Sáng kiến kinh nghiệm
Bàn học của em là loại bàn liền ghế. Mỗi bạn trong lớp em đều có một cái
bàn học riêng. Bàn của em cũng như của các bạn trong lớp đều rất đẹp. Bàn được
làm bằng ván ép, được thổi một lớp dầu bóng lống. Bàn có màu nâu nhạt. Khung
bàn được làm bằng sắt sơn den. Ghế có lưng tựa, giúp em đỡ mỏi trong suốt buổi
học. Điều đặc biệt là mặt bàn để viết không phải hình chữ nhật như những cái bàn
học khác. Mặt bàn được khoét một vòng lượn đủ vừa em vào ngồi trên ghế."
Qua các ví vụ trên và qua các bài làm văn thực tế của học sinh, tôi thấy việc
lựa chọn từ ngữ miêu tả thường là so sánh các từ gần nghĩa hoặc trái nghĩa để chọn
lọc ra từ ngữ hay và thích hợp.
Cách đặt câu hỏi của giáo viên trong văn miêu tả (miệng) khơng chỉ có tác
dụng định hướng quan sát mà còn ảnh hưởng đến việc tìm tịi, hình ảnh khi miêu tả.
Do đó, khi dạy, tôi không đặt câu hỏi về kiến thức khoa học mà đặt câu hỏi có tác
dụng tìm ra những chi tiết miêu tả.
Ví dụ: Tả con gà trống nhà em. Giả sử tơi hỏi:
Câu hỏi 1: Con gà có những bộ phận nào?
Câu hỏi 2: Nhìn con gà, em thấy nó có đặc điểm gì về màu lơng, thân hình…
dáng đi, dáng đứng nó như thế nào?
Ở câu hỏi 1: chỉ nhằm hỏi kiến thức khoa học nên dành riêng cho môn tự
nhiên xã hội. Câu hỏi này không có tác dụng gợi cho học sinh tìm các từ ngữ miêu

tả.
Ở câu hỏi 2: học sinh biết tìm ra từ ngữ miêu tả. Đồng thời gợi cho các em biết
liên tưởng đến con gà nhà mình cũng như con gà của hàng xóm mà em biết.
BIỆN PHÁP THỨ BA
SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG MIÊU TẢ

Để viết một đoạn văn hay, một bài văn hấp dẫn địi hỏi trong từng đoạn
văn phải có sử dụng một số hình thức nghệ thuật như so sánh, nhân hố,… thỡ bi

18

Tỏc gi: Phạm Thị Hoa


Sáng kiến kinh nghiệm
văn mới sinh động. Nếu như một bài văn tả loài vật chỉ dừng lại ở việc miêu tả đầu,
mình, đi, chân… thì giống như liệt kê các bộ phận của một con vật thường gặp ở
môn khoa học, không giống như một bài văn miêu tả. Vì thế, hướng dẫn các em
biết sử dụng các hình thức nghệ thuật trong văn miêu tả là hết sức cần thiết.
1. Sử dụng biện pháp so sánh trong văn miêu tả:
Dạy tả "Tả cây bàng ở sân trường em", có em nêu: "Vài vệt nắng sớm
chiếu xuống cành lá bàng", "Gió thổi nhẹ làm lá cây lay động". Nội dung như thế
đã đạt, câu văn gọn ý. Nhưng để sinh động hơn, tơi gợi ý – học sinh có thể sửa lại:
"Vài vệt nắng sớm như ve vuốt những lá cành xanh tươi còn lấm tấm những giọt
sương đêm". "Gió thổi nhẹ như lay động lá cành" .
Bên cạnh đó, tơi thường lấy những đoạn văn miêu tả hay, có sử dụng biện
pháp so sánh trong các bài tập đọc để học sinh tham khảo:
Ví dụ
* Đoạn văn tả hoa sầu riêng: "Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa
hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng

chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác
đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu
riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng
tư, tháng năm ta."
* Tả cây bút máy, tác giả viết: "Ơi ! Trơng cây bút máy này mới đẹp làm
sao ! Cây bút nhó nhắn, dài khoảng một gang tay em. Thân bút tròn, thon thon như
ngón tay. Nắp bút bằng kim loại, được mạ kền sáng loáng. Thân bút được làm
bằng nhựa màu đen, trơn bóng, càng về sau thon lại như búp măng non."
* Tơ Hồi miêu tả chim chích bơng như sau: "Hai chân xinh xinh bằng hai
chiếc tăm. Cặp mỏ chích bơng tí tẹo bằng hai mảnh vỏ trấu chắp lại"
2/ Sử dụng biện pháp nhân hoá trong văn miêu tả:
a. Dùng biện pháp nhân hố để tả hình dáng bên ngồi.
19

Tác gi: Phạm Thị Hoa


Sáng kiến kinh nghiệm
Ví dụ: Tả hình dáng bên ngồi của con mèo: " Chú mèo có bộ lơng mới đẹp
làm sao! Ba màu vàng, đen, trắng đan xen vào nhau. Riêng ở cổ chỉ có một màu
trắng muốt, bóng mượt. Đầu chú méo to, trịn như quả bưởi. Đơi tai ln vểnh lên
nghe ngóng. Hai mắt to, trịn và xanh như hai hòn bi ve. Bộ ria dài và vểnh lên hai
bên mép. Bốn chân của chú ngắn, mập, bước đi một cách nhẹ nhàng trên mặt đất.
Cái đuôi chú rất dài, trông thướt tha, duyên dáng làm sao."
* Nhân hoá để tả tâm trạng: "Những giọt sương rơi như những giọt lệ ai đó
đang tiễn người đi xa”. "Dịng sơng chảy lặng lờ như đang nhớ về một con đò năm
xưa". (Những bài văn hay lớp 4).
BIỆN PHÁP THỨ TƯ
BỘC LỘ CẢM XÚC TRONG VĂN MIÊU TẢ


Bài văn hay không thể thiếu được cảm xúc của người viết, không chỉ nêu cảm
xúc ở phần kết luận mà cần thể hiện trong từng câu, từng đoạn. Điều này khi làm
văn miệng, tôi luôn gợi ý để học sinh nêu cảm xúc của mình.
Ví dụ:
- Sống trong ngơi nhà ấm cúng, đầy tình thương yêu của cha mẹ, em nghĩ đến
ai? (…Những mảnh đời bất hạnh của trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa, phải
sống lang thang nơi mái hiên, gầm cầu…).
- Đi trên con đường làng quen thuộc, em cảm thấy thế nào? (…hình ảnh, âm
thanh của nó đã trở nên gần gũi, thân thiết với em…).
- Đứng dưới cây đa rợp bóng, em cảm thấy thế nào? (…cây đa là niềm tự hào
của làng quê em, ai đi đâu xa cũng nhớ về cây đa quê mình…).
Với biện pháp này tôi cũng không quên lấy những đoạn văn hay ở các bài tập
đọc để học sinh tham khảo.
Ví dụ 1: "Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngồi đường rụng nhiều, lịng tơi lại
náo nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên sao c nhng

20

Tỏc gi: Phạm Thị Hoa


Sáng kiến kinh nghiệm
cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lịng tơi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười
giữa bầu trời quang đãng". (Nhớ lại buổi đầu đi học– Tập đọc lớp 3 – tập 1).
Ví dụ 2: "Tơi đi giữa bãi dâu và có cảm giác như đang lội dưới dịng sơng
cạn. Cát ở rãnh luống mềm lún. Những cành dâu, lá xơn xao đón lấy ánh nắng
chói chang, làm cho lớp cát dưới chân tôi mát rượi…" (Bãi dâu – Tập đọc lớp 3 –
tập 2).
Ví dụ 3: "Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy thanh thản và bình yêu như
thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ơ đấy, bà lúc nào

cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh." (Về thăm bà–Tập đọc lớp 4 - tập 1).
Tương tự như vậy, khi dạy Tập làm văn, tôi thường gợi ý, dẫn dắt học sinh để
giúp học sinh tìm ra những suy nghĩ, cảm xúc của mình trước một sự việc, một đối
tượng được tả để bài văn khơng cịn khơ khan mà tràn đầy cảm xúc để hấp dẫn
người đọc, người nghe.
Như vậy, với những biện pháp vừa nêu trên, tơi tin rằng học sinh có thêm
điều kiện để làm một bài văn miêu tả hay và phong phú. Đồng thời, đây cũng là
nền móng cho những mầm non văn học trỗi dậy và vươn lên xanh tốt.

BIỆN PHÁP THỨ NĂM
HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC

a. Hướng dẫn phương pháp học ở nhà
- Khi đã được nghe giảng trên lớp cùng với việc quan sát thì việc áp dụng kiến
thức đã học vào làm bài là rất cần thiết đối với học sinh. Đồng thời nó cũng là một
yếu tố quan trọng quyết định sụ tiến bộ của các em, là phần cơ bản để các em vươn
lên trở thành học sinh giỏi. Nếu các em không biết sắp xếp lịch học và không biết
tự học thì sẽ khơng khắc sâu được kiến thức đã học trên lớp để áp dụng vào thực tế.
Để trở thành học sinh giỏi và nâng cao chất lượng học mơn Tiếng Việt, các em cần
có thời gian học lí thuyết và vận dụng làm bài tập thực hành ôn luyn vỡ hc i ụi
21

Tỏc gi: Phạm Thị Hoa


Sáng kiến kinh nghiệm
với hành”. Chính vì vậy, việc hướng dẫn học sinh học ở nhà như thế nào cho khoa
học để mang lại kết quả cao là rất cần thiết. Tôi đã tiến hành giúp học sinh sắp xếp
thời gian biểu học tập ở nhà cho phù hợp với bản thân các em. Trước hết, tơi tìm
hiểu, gặp gỡ gia đình các em, trao đổi trực tiếp với bố mẹ các em và có những giải

pháp sau:
+Đối với các em học giỏi, gia đình có điều kiện, gia đình có truyền thống học,
ln quan tâm đến con em mình thì chỉ cần nhắc nhở các em, trao đổi với bố mẹ
các em thì các em sẽ có kế hoạch học tốt.
+ Đối với các em học giỏi, thông minh nhưng gia đình cịn gặp khó khăn thì tơi
trao đổi với phụ huynh tạo điều kiện cho các em có thời gian tự học ở nhà.
+ Đối với các em học trung bình yếu, ngồi việc nhờ phụ huynh đơn đốc kiểm
tra ở nhà tơi cịn tăng cường kiểm tra việc học tập ở nhà của các em. Tôi thường
xuyên gặp gỡ, trao đổi với bố mẹ các em này, động viên các em cố gắng học.
Tôi nhắc nhở các em nên thực hiện đúng giờ nào việc nấy, học ra học, chơi ra
chơi, đã ngồi học là các em phải tự giác, tập trung học tập, đào sâu suy nghĩ để giải
quyết bài học. Khi làm bài, các em cần thực hiện đúng theo hương pháp đã được
học. Trước khi trình bày vào vở (hoặc giấy thi) các em cần nháp cẩn thận, chú ý
cách dùng từ, đặt câu rõ ràng, chặt chẽ và lơgíc.
b. Hướng dẫn phương pháp học sách tham khảo
Ngoài những bài văn trong sách giáo khoa, tơi thường động viên khuyến khích
các em làm thêm các bài văn hay trong sách tham khảo. Để trở thành một học sinh
giỏi, địi hỏi cơ giáo cũng như học sinh cần phải tìm tịi, nghiên cứu học tập, đọc và
sưu tầm trong các cuốn sách nâng cao, mở rộng. Tôi đã hướng dẫn, chọn lọc các
loại sách nhằm bổ trợ, nâng cao thêm kiến thức về văn miêu tả cho học sinh giúp
các em có thêm “người thầy” “người bạn” ngay ở nhà qua các cuốn sách tham
khảo.
c. Tạo cho học sinh có nhiều người thầy
22

Tác giả: Ph¹m ThÞ Hoa


Sáng kiến kinh nghiệm
Để rèn luyện cho học sinh yêu thích và say mê học mơn Tiếng Việt, tơi đã

tìm mọi cách tạo cho các em có nhiều người thầy. Những người thầy gần gũi với
các em như: sách, báo, bố, mẹ, anh chị, bạn bè, thầy cô giáo.

* Qua các biện pháp đã áp dụng, tơi thấy: Ngồi đổi mới phương pháp giảng
dạy thì sách vở và đồ dùng học tập cũng chính là người thầy gần gũi nhất để giúp
giáo viên và học sinh nâng cao kiến thức của mình. Vì vậy trong năm học 2013
-2014, tơi đã trang bị cho học sinh lớp 4A đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập môn
Tiếng Việt : sách giáo khoa, vở bài tập, vở ôly và một số sách tham khảo thêm. Tôi
đã hướng dẫn các em cách học trong các sách đó. Do vậy các em ngày càng say mê
u thích học Tập làm văn hơn.
Ngồi năm biện pháp cụ thể trên, tôi đã kết hợp thêm một số biện pháp như:
tổ chức nhóm học tập ở nhà, các em ở gần nhà nhau thì đến tập trung học ở nhà
một bạn vào chiều thứ 7 và chủ nhật. Phân công bạn giỏi giúp đỡ các bạn yếu...
Để bồi dưỡng học sinh trở thành học sinh giỏi và nâng cao chất lượng học
môn Tiếng Việt, nhất là phân môn Tập làm văn để các em áp dụng vào cuộc sống
thì người thầy phải xây dựng cho các em phương pháp học tập ở trường cũng như ở
nhà thật phù hợp với từng đối tượng, đồng thời người thầy phải cải tiến phương
pháp giảng dạy, có những biện pháp cụ thể gây hứng thú học tập cho học sinh để
chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao hơn. Chính vì vậy tơi đã kết hợp
các biện pháp trên trong giảng dạy phân môn tập làm văn, nhất là văn miêu tả cho
học sinh lớp 4A, trường tiểu hc ng- Thanh Oai- H Ni.

23

Tỏc gi: Phạm Thị Hoa


Sáng kiến kinh nghiệm

III- KÕt qu¶ thùc hiƯn ( cã so sánh đối chứng)


a. Qua quỏ trỡnh ging dy mụn Tiếng Việt, phân môn Tập làm văn và đã áp
dụng các biện pháp trên, tôi nhận thấy học sinh lớp tôi hứng thú học tập. Các em đã
biết cách quan sát và mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài. Các em đã tự tin,
không ngại khi trả lời miệng, đã có nhiều em say mê học văn hơn.. Học sinh ham
học, tự tin, chất lượng học tập được nâng lên một cách rõ rệt. Trong quá trình học,
học sinh dần dần chiếm lĩnh kiến thức mới và lµm bài văn tả hay hơn. S tin b
ca cỏc em biểu hiện cụ thể qua kết quả như sau:
* Kết quả kiểm tra giữa HKI năm học 2013 – 2014:
Tổng số
học sinh
28

Điểm giỏi
( 9 - 10 )
TS
%

Điểm khá
(7-8)
TS
%

Điểm Trung
bình ( 5 - 6 )
TS
%

2
7

8
29
13
46
*Kết quả kiểm tra cuối HKI năm học 2013 – 2014:
Tổng số
học sinh
28

Điểm giỏi
( 9 - 10 )
TS
%

Điểm khá
(7-8)
TS
%

Điểm Trung
bình ( 5 - 6 )
TS
%

4
14
10
35
12
44

Kết quả kiểm tra giữa HKII năm học 2013 – 2014:
Tổng số
học sinh
28

Điểm giỏi
( 9 - 10 )
TS
%
6

21

Điểm khá
(7-8)
TS
%
10

35

Điểm Trung
bình ( 5 - 6 )
TS
%
12

44

Điểm yếu

( Dưới 5 )
TS
%
5

18

Điểm yếu
( Dưới 5 )
TS
%
2

7

Điểm yếu
( Dưới 5 )
TS
%
0

0

b. Khi đề tài được thực hiện, qua các biện pháp trên, tơi thấy có tác dụng rất lớn
đến chất lượng học tập mơn Tiếng Việt nói riêng và các mơn học khác. Khi chưa
24

Tác giả: Ph¹m ThÞ Hoa



Sáng kiến kinh nghiệm
thực hiện đề tài, các em chưa chú ý đến việc học môn Tiếng Việt mà chỉ thích làm
tốn. Bài văn thường làm cẩu thả, tả qua loa cho xong miễn là có bài nộp cho cơ
giáo. Trong và sau khi thực hiện đề tài, các em có nhiều tiến bộ. Số lượng học sinh
khá giỏi tăng lên, chất lượng giáo dục được nâng cao.
IV- kÕt luËn và khuyến nghị

1. Kt lun
Qua quỏ trỡnh thc hin tài, bằng các biện pháp cụ thể tôi đã rút ra được
bài học sau:
- Đề tài được thực hiện đạt kết quả cao, có ý nghĩa chính trị to lớn, nhất là
trong giai đoạn hiện nay chúng ta đang thực hiện cuộc vận động “hai không” với 4
nội dung. Học sinh đạt kết quả cao trong lớp 4, khi lên lớp 5 các em không bị ngồi
nhầm lớp.
- Đề tài thực hiện ngắn gọn, khái qt, có tính khả thi cao, có thể thực hiện
trong tất cả các khồi lớp học, trong tất cả các môn học. Mang lại tác dụng to lớn,
gây hứng thú, khích lệ tinh thần học tập của các em, khơi gợi sự quan tâm của phụ
huynh học sinh đến con em mình và nhà trường. Giúp các em tiến bộ ở trường cũng
như ở nhà.
2. Khuyến nghị
a. Đối với nghành giáo dục:
- Phòng giáo dục và đào tạo cần quan tâm đến các trường học, đến giáo viên
và học sinh trong trường, nâng cao chuyên môn cho giáo viên.
- Mở rộng đầu tư hệ thống sách, tài liệu nghiên cứu giảng dạy cho giáo viên.
b. Đối với nhà trường:
- Nhà trường cần quan tâm đến giáo viên, nâng cao chuyên môn.
- Tổ chức các chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng học môn Tiếng Việt nói
chung cũng như phân mơn Tập làm văn nói riêng.
- Tổ chức các cuộc thi học sinh năng khiếu về Tp lm vn cho hc sinh.
25


Tỏc gi: Phạm Thị Hoa


×