Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

LÝ THỊ HÀNH

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC
VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4,5

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

LÝ THỊ HÀNH

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC
VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4,5

CHUYÊN NGHÀNH: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: ThS. Khổng Cát Sơn

SƠN LA, NĂM 2016


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo - Thạc sĩ


Khổng Cát Sơn, giảng viên khoa Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Tây Bắc
người đã hướng dẫn và giúp đỡ em tận tình trong suốt quá trình thực hiện khoá
luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới phòng NCKH và QHQT, phòng Đào tạo, Ban
Chủ nhiệm Khoa Tiểu học - Mầm non, các bạn sinh viên lớp K53 ĐHGD Tiểu
học A đã động viên khuyến khích và tạo điều kiện cho em hoàn thành khoá luận.
Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo,
các em học sinh ở một số trường Tiểu học và gia đình đã quan tâm, động viên
giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 5 năm 2016
Người thực hiện

Lý Thị Hành


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

SGK

: Sách giáo khoa


SGV

: Sách Giáo viên

NXB

: Nhà xuất bản

VD

: Ví dụ

TLV

: Tậplàm văn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................. 4
4. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu ............................................... 4
5. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 4
6. Giả thiết khoa học ............................................................................................. 4
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 5
8. Cấu trúc của đề tài ............................................................................................. 5
NỘI DUNG........................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ......................................... 6
1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 6

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài ............................................ 6
1.1.2. Đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 4, 5 với việc dạy học văn miêu tả ............. 10
1.1.3. Ý nghĩa của việc rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5 ...... 11
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 11
1.2.1. Văn miêu tả trong trường tiểu học ............................................................ 11
1.2.2. Thực trạng về việc làm văn miêu tả của giáo viên, học sinh ở một số
trường tiểu học .................................................................................................... 13
1.3. Cấu trúc chương trình TLV lớp 4, 5 ............................................................ 19
TIỂU KẾT ........................................................................................................... 22
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG LÀM VĂN MIÊU
TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 ........................................................................ 23
2.1. Rèn kĩ năng quan sát cho học sinh ............................................................... 23
2.2. Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý ............................................................... 26
2.2.1. Tìm hiểu đề................................................................................................ 26
2.2.2. Kỹ năng lập dàn ý...................................................................................... 29
2.3. Tăng cường củng cố tri thức giúp HS tích luỹ vốn từ, câu, đoạn ................ 33


2.3.1. tăng cường củng cố tri thức lí thuyết về từ ............................................... 33
2.3.2. Mở rộng vốn từ cho học sinh .................................................................... 35
2.3.3. Rèn cho học sinh biết cách sử dụng vốn từ trong văn miêu tả ................. 37
2.3.4. Tăng cường củng cố lý thuyết về câu trong văn miêu tả .......................... 38
2.3.5. Rèn cho học sinh biết cách sử dụng vốn câu trong văn miêu tả ............... 40
2.3.6. Tăng cường củng cố tri thức lý thuyết về đoạn trong văn miêu tả ............... 42
2.3.7. Rèn cho HS biết cách viết đoạn văn trong văn miêu tả ............................ 44
2.4. Rèn cho HS biết cách sử dụng các phương tiện diễn cảm và biện pháp tu từ .....45
2.4.1. So sánh ....................................................................................................................45
2.4.2. Điệp từ, điệp ngữ ....................................................................................... 48
2.4.3. Ẩn dụ (còn gọi là ví ngầm) ....................................................................... 49
2.4.4. Hoán dụ ..................................................................................................... 50

2.5. Rèn kĩ năng phát hiện và sửa lỗi .................................................................. 51
TIỂU KẾT ........................................................................................................... 52
CHƯƠNG 3: THỂ NGHIỆM SƯ PHẠM ....................................................... 53
3.1. Mục đích thể nghiệm .................................................................................... 53
3.2. Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm .................................................. 53
3.3. Phương pháp thực nghiệm ........................................................................... 53
3.4. Nội dung thực nghiệm và tiêu chí đánh giá ................................................. 54
3.4.1. Nội dung thực nghiệm ............................................................................... 54
3.4.2. Tiêu chí đánh giá ....................................................................................... 55
3.5. Kết quả thực nghiệm .................................................................................... 55
TIỂU KẾT ........................................................................................................... 60
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 63
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xa xưa, con người đã biết dùng miêu tả trong thể hiện những sinh hoạt
trong cuộc sống hàng ngày. Sự miêu tả đó thường thấy ở những hình vẽ, những bản
trường ca, tiểu thuyết, áng văn… Đây là những tác phẩm được đúc kết từ kinh
nghiệm sống của các hoạ sĩ, nhà văn, nhà thơ,… những người có cảm nhận sâu sắc
về cuộc sống. Bằng nhiều biện pháp, cách thức, họ đã truyền tải đến người đọc,
người nghe những bức tranh sinh động đầy mầu sắc của sự vật hiện tượng.
Trẻ em chưa thể vẽ được những bức vẽ hoàn thiện. Các em chỉ biết dùng
lời nói, câu văn để viết lại những điều mà các em đã quan sát, nhận xét sự vật
dưới cái nhìn của trẻ con. Sự quan sát, nhận xét của các em còn thiên về cảm
tính. Việc dạy văn miêu tả cho trẻ Tiểu học sẽ góp phần nuôi dưỡng mối quan
hệ và tạo nên sự quan tâm của các em với thế giới xung quanh, trong đó quan
trọng nhất là với thiên nhiên, góp phần giáo dục tình cảm thẩm mĩ, tình yêu cái

đẹp, góp phần phát triển ngôn ngữ của trẻ…. Xu-khôm-lin-xki, nhà giáo dục Xô
Viết đã cho rằng: “Việc học sinh tiếp xúc với thiên nhiên, việc dạy các em miêu
tả cảnh vật nhìn thấy,nghe thấy… là con đường có hiệu quả nhất để giáo dục
các em phát triển ngôn ngữ ”. Học văn miêu tả, học sinh có thêm điều kiện đẻ
tạo nên sự thống nhất giữa tư duy, tình cảm, ngôn ngữ và cuộc sống, con người
với thiên nhiên, với xã hội. Lúc ấy trẻ sẽ bộc lộ được cảm xúc cá nhân, mở rộng
tâm hồn, phát triển nhân cách của một con người có ích cho xã hội.
Văn miêu tả là một trong những kiểu văn bản có vị trí quan trọng trong
chương trình TLV Tiểu học lớp 4,5. Nó góp phần hình thành và phát triển tư
duy cho HS Tiểu học. Học văn miêu tả, HS được rèn kỹ năng viết văn miêu tả
găn liền với quá trình tạo lập văn bản như: tìm ý, lập dàn ý, diễn đạt thành bài
văn miêu tả. Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn, quan sát đối tượng,
tìm lý lẽ, dẫn chứng trình bày, tranh luận… góp phần phát triển năng lực phân
tích tổng hợp của học sinh.Tư duy hình tượng của trẻ cũng được rèn luyện và
phát triển qua việc sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá…Vì vậy chương
trình TLV lớp 4, lớp 5 dành hơn 50% thời lượng để dạy văn miêu tả. Trong
1


chương trình, HS được rèn luyện kỹ năng viết văn miêu tả gắn liền với quá trình
tạo lập như tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, diễn đạt thành đoạn văn, bài văn hoàn
chỉnh. Trong đó kỹ năng viết đoạn là quan trọng nhất. Kỹ năng viết của HS được
rèn luyện chủ yếu qua các bài tập viết đoạn văn trước khi viết một bài văn hoàn
chỉnh. Thông qua kỹ năng viết đoạn, học sinh biết cách xây dựng một bài văn
hoàn chỉnh chặt chẽ về ý cũng như cấu trúc ngữ pháp.
Thế nhưng trên thực tế việc dạy và học viết văn miêu tả còn nhiều hạn
chế. Nguyên nhân chủ yếu là do việc rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả chưa đầy
đủ, còn nhiều khiếm khuyết. GV chưa hướng dẫn HS xây dựng bài đi theo một
quy trình cụ thể, đảm bảo tính khoa học.Việc hướng dẫn học sinh rèn kỹ năng
viết văn miêu tả phần lớn đều dựa vào kinh nghiệm giảng dạy của mỗi giáo viên.

Đồng thời bản thân HS còn gặp nhiều khó khăn về kiến thức lẫn kỹ năng viết
một bài văn miêu tả. Vì vậy bài văn của học sinh còn mang tính chất liệt kê, lời
văn lủng củng thiếu ý hay sắp xếp ý một cách lộn xộn, chưa có sự liên kết giữa
các ý và các câu, chưa có bố cục rõ ràng… Làm thế nào để viết được bài văn
vừa phù hợp về nội dung vừa đảm bảo về mặt hình thức? Cách viết một bài văn
miêu tả theo kết câí như thế nào? Cách viết phần mở bài, thân bài, kết bài? Cách
chuyển dàn ý thành một bài văn miêu tả hoàn chỉnh… Đây chính là những
nguyên nhân chủ yếu làm cho bài văn miêu tả trở nên lạc ý, thiếu ý, lặp ý, bị đứt
mạch do lỗi sử dụng các phương tiện liên kết. Làm cho những tiết TLV rèn kỹ
năng làm văn miêu tả trở nên căng thẳng, khô khan, thiếu cảm xúc đã làm mất
đi sự hứng thú trong học tập, sự sáng tạo và óc tưởng tượng phong phú của các
em học sinh.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp
nâng cao hiệu quả dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 4,5”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phân môn TLV được chia thành nhiều kiểu bài khác nhau, mỗi kiểu bài có
vị trí và vai trò nhất định trong việc cung cấp kiến thức cho học sinh. Đối với
phân môn TLV ở tiểu học, văn miêu tả có vị trí đặc biệt quan trọng. Thực tế
hiện nay có rất nhiều nhà giáo dục đã tiến hành các công trình nghiên cứu rèn
2


kỹ năng làm văn, trong đó có văn miêu tả, để nâng cao chất lượng bài văn cho
học sinh.
Trong các tài liệu Bồi dưỡng giáo viên (NXB GD - 2004, 2005, 2006), đã
đề cập đén một số yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng mà HS cần phải nắm
được trong phân môn TLV. Qua đó đề xuất các biện pháp dạy học TLV theo nội
dung khá đa dạng và phong phú cho GV tiểu học.
Cuốn Rèn kỹ năng sử dụng tiếng Việt (giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học
hệ cao đẳng sư phạm và sư phạm 12/12) của Tác giả Đào Ngọc - Nguyễn Quang

Ninh đã đưa ra cách cảm thụ văn bản cho HS.
Cuốn Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học(tài liệu đào tạo giáo viên
- 2007 của Bộ GD và ĐT), dự án phát triển GV tiểu học đã tổ chức biên soạn
các môđun đào tạo giáo dục trong đó có nêu ra các phương pháp dạy học cũng
như quy trình dạy học phân môn TLV theo chương trình SGK ở tiểu học.
Cuốn Dạy văn cho học sinh tiểu học (NXB GD - 1997), tác giả Hoàng
Bình đã có những đề xuất giúp GV tiểu học hướng dẫn học sinh cảm nhận được
cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học.
Cuốn Văn miêu tả và phương pháp dạy học văn miêu tả ở tiểu học(NXB GD
- 1996), tác giả Nguyễn Trí đã đề cập đến cách dạy văn miêu tả trong chương trình
Tiểu học.
Cuốn Dạy văn cho học sinh tiểu học (NXB GD - 1997) tác giả Hoàng Hoà Bình.
Cuốn Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả (NXB GD - 1998) tác giả Tô Hoài.
Trong các tài liệu trên đây, các tác giả đã đề cập đến vấn đề dạy học phân
môn TLV trên phương diện vị trí, nhiệm vụ, nội dung chương trình, phương
pháp dạy học nói chung và văn miêu tả nói riêng nhưng chưa đi sâu nghiên cứu
việc rèn kỹ năng viết văn miêu tả ở một khối lớp cụ thể.
Những công trình nghiên cứu là những tiền lí luận quan trọng để tôi lựa
chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học văn miêu tả cho
học sinh lớp 4,5” làm vấn đề nghiên cứu.

3


3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Phân môn TLV là phân môn đặc biệt quan trọng trong chương trình tiểu
học, song chất lượng dạy - học văn chưa cao, biểu hiện cụ thể đó là tình trạng
viết văn khô khan, kém hấp dẫn.
Từ việc tìm hiểu cơ sở lí luận và thực trạng của việc rèn luyện kỹ năng
viết bài văn miêu tả ở tiểu học, khoá luận của tôi mong đề xuất được một số biện

pháp nâng cao hiệu dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 4,5.
Nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài hướng tới là:
- Tìm hiểu mục tiêu, nội dung dạy- học văn miêu tả lớp 4,5
- Thực trạng dạy- học văn miêu tả ở lớp 4,5
- Một số biện pháp dạy học văn miêu tả lớp 4,5
4. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp
4, 5.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành trên 94 học sinh khối lớp 4, 5 trường Tiểu học
Kiên Lao - Lục Ngạn – Bắc Giang.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 4,
5 nằm trong chương trình Tiểu học.
- 94 học sinh khối lớp 4, 5 thuộc trường Tiểu học Kiên Lao – Lục Ngạn –
Bắc Giang.
- 15 giáo viên thuộc trường Tiểu học Kiên Lao – Lục Ngạn – Bắc Giang.
- Các dạng văn miêu tả ở lớp 4: miêu tả đồ vật, miêu tả cây cối, miêu tả con vật.
- Các dạng văn miêu tả ở lớp 5: tả cảnh và tả người.
6. Giả thiết khoa học
Tìm hiểu biện pháp rèn kỹ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5 là
một vấn đề còn nhiều khó khăn được GV tiểu học quan tâm. Nếu các biện pháp
được tôi đề xuất chứng minh được tính khả thi sẽ góp phần rèn luyện kỹ năng
4


làm văn miêu tả cho HS lớp 4,5 nói riêng và góp phần nâng cao hiệu quả dạy
học môn Tiếng Việt nói chung. Đề tài mong muốn sẽ là tài liệu cho sinh viên
khoa Tiểu học- Mầm non trong quá trình học tập, nghiên cứu, rèn luyện nghiệp

vụ sư phạm.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Về việc nghiên nội dung viết văn miêu tả ở một số tài liệu có liên quan.
7.2. Phương pháp điều tra
- Được tiến hành dưới các hình thức:
+ Dùng phiếu điều tra
+ Trao đổi trực tiếp với GV và HS
+ Dự giờ tiết dạy văn ở trường tiểu học để tìm các hình thức và phương
pháp dạy học của GV.
7.3. Phương pháp phân tích thống kê
Tổng hợp các số liệu điều tra từ thực tế để phân tích, làm cơ sở thực tiễn cho
việu đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học văn miêu tả cho HS lớp 4,5
7.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Từ các biện pháp đã đề xuất tiến hành thực nghiệm ở một số trường tiểu học.
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội
dung của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học văn miêu tả cho
học sinh lớp 4, 5
Chương 3: Thể nghiệm sư phạm

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

1.1.1.1. Văn miêu tả
Theo Đào Duy Anh trong hán việt từ điển thì miêu tả là “lấy nét vẽ hoặc
câu văn để biểu hiện chân tướng sự vật”. Trong hội hoạ, các hoạ sĩ thường dùng
đến những đường nét, mầu sắc để miêu tả sự vật, hiện tượng khiến các bức tranh
trông y thật. Sự miêu tả trong văn chương có ưu thế riêng so với sự miêu tả bằng
mầu sắc, đường nét,hội hoạ. Dùng ngôn ngữ văn chương có thể miêu tả sự vật
trong một quá trình vận động ; có thể tả được những thứ vô hình như âm thanh,
tiếng động, hương vị… hay tư tưởng thầm kín của con người. Vì vậy, trong văn
miêu tả, người ta không đưa ra một lời nhận xét chung chung hay những đánh
giá trừu tượng về một sự vật đại loại như cái xe này xấu, cái bánh kia ngon…
Văn miêu tả là một bức tranh vẽ các sự vật, hiện tượng, con người bằng ngôn
ngữ một cách sinh động, cụ thể. Nhờ có văn miêu tả, con người có thể lạc vào
thế giới của những cảm xúc, những âm thanh, tiếng động,hương vị của những
cánh đồng, khu rừng, làng quê…, thấy rõ tư tưởng, tình cảm của mỗi con người,
mỗi sự vật. Đó là sự kết tinh các nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc mà
người viết thu lượm được khi quan sát cuộc sống.
Dưới cánh bay của chú chuồn chuồn nước xinh xắn, chúng ta hãy cùng
ngắm nhìn vẻ đẹp thanh bình của đất nước qua ngòi bút của nhà văn Nguyễn
Thế Hội : “Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái
bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng
sóng. Chú bay lên cao hơn và xa hơn. Dưới tầm cánh chú bây giờ là luỹ tre xanh
rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh
tuyệt đẹp của đất nước hiện ra : cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm
cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi. Còn trên tầm cao kia là đàn
cò đang bay, là trời xanh và cao vút…”
6


Với cách miêu tả linh hoạt, tránh sự đơn điệu, tác giả đã lấy cái tĩnh tại
của hồ nước mênh mông và lặng sóng, của luỹ tre xanh rì rào, của bờ ao, khóm

khoai nước, dòng sông, đàn trâu… để tả cái đang chuyển động là chú chuồn
chuồn nước đang bay. Do đó dù không tả cách vỗ cánh, không tả động tác thân,
mình, đầu của chú khi bay, tác giả vẫn gợi cho người đọc tưởng tượng ra hình
ảnh thanh thản, nhẹ nhàng trong dáng bay của chú chuồn chuồn nước ; gợi cho
người đọc thấy được vẻ đẹp của cuộc sống thanh bình, hoà hợp giữa chú chuồn
chuồn nước và cảnh vật xung quanh.
Tóm lại “Miêu tả là dùng lời văn có hình ảnh, làm hiện ra hay vẽ ra
trước mắt người đọc hoặc người nghe bức tranh cụ thể về một đối tượng
(đồ vật, cây cối, loài vật…)đã làm cho ta chú ý và cảm xúc sâu sắc”.
1.1.1.2. Đặc điểm của văn miêu tả
a. Văn miêu tả là một bài văn mang tính thông báo, thẩm mỹ, chứa đựng
tình cảm của người viết
Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng có thể trở thành đối tượng của văn miêu
tả. trong văn miêu tả, sự vất và hiện tượng không được tái hiện theo kiểu “chụp
ảnh” hay sao chép một cách mấy móc, khô cứng mà là kết quả của sự nhận xét,
tưởng tượng, đánh giá hết sức phong phú. Nó thể hiện cái nhìn, cái quan sát,
cách cảm nhận mới mẻ của người viết với đối tượng miêu tả. Cái mới, cái riêng
bắt đầu có thể chỉ là những quan sát và kết quả của sự quan sát, sau đó tiến lên
thể hiện cái mới, cái riêng trong tư tưởng, tình cảm đối với đối tượng miêu tả.
Cùng một đối tượng quan sát nhưng giữa hai người sẽ có cái nhìn, cách cảm
nhận, ý nghĩa, cảm xúc khác nhau. Vì vậy văn miêu tả bao giờ cũng mang đậm
dấu ấn cá nhân, cảm xúc chủ quan của người viết. Đây chính là điểm khác biệt
giữa miêu tả trong văn học và miêu tả trong khoa học - thường mang tính chính
xác cao, nhưng lại thiếu cảm xúc, thiếu tâm hồn.
Trong đời sống, chúng ta bắt gặp rất nhiều đối tượng là sự vật, sự việc, hiện
tượng, con người… khác nhau. Nhưng đều có thể trở thành đối tượng trong văn
miêu tả. Chẳng hạn như cây bàng trong sân trường, con đường hàng ngày dẫn ta
đến lớp hay người bạn thân thiết đang cùng ta đêm ngày học tập… Mỗi đối
7



tượng này đều có những nét khác nhau nhất định trong văn miêu tả. Nhưng
không có nghĩa bất kỳ sự vật nào trong thực tế cũng trở thành đối tượng của văn
miêu tả. Văn miêu tả phải là loại văn giàu cảm xúc, giàu những rung động mạnh
mẽ của tâm hồn người viết.
b. Văn miêu tả mang tính chân thực, sinh động, tạo hình
Đây là đặc điểm quan trọng của văn miêu tả. Một bài văn miêu tả được coi
là sinh động, tạo hình khi các sự vật, hiện tượng, con người hiện lên qua từng
câu, từng dòng như trong cuộc sống hiện thực, người ta có thể cầm, nắm, nhìn,
ngắm, hoặc “sờ mó” được chúng. M.Gorki có lần đã nói lên sự khâm phục của
mình trước những trang miêu tả thần diệu của Ban - dắc trong tác phẩm Miếng
da lừa : “Tôi thực sự kinh ngạc khi đọc những trang tả bữa tiệc ở nhà ông chủ
nhà băng trong tiểu thuyết Miếng da lừa của Bandắc. Ở đó có đến vài chục
người cùng nói, tạo nên cảnh ồn ào hỗn độn và tôi tưởng như nghe thấy những
âm thanh phức tạp ấy. Nhưng cái chính là tôi không cchỉ nghe thấy mà còn trông
thấy ai nói như thế nào. Tôi thấy con mắt, nụ cười điệu bộ của họ mặc dù
Bandắc không tả hình dáng các vị khách của ông chủ nhà băng.”
Văn miêu tả không hạn chế sự tưởng tượng, không ngăn cản cái mới mẻ
của người viết. Nhưng như vậy không có nghĩa văn miêu tả cho phép người viết
bịa một cách tuỳ tiện, muốn nói sao thì nói, viết sao thì viết.
Khi miêu tả cái mới, cái riêng phải gắn chặt với cái chân thực. Thấy đúng
như thế nào thì tả như vậy. Không thể thấy con mèo rất nhỏ mà lại tả to như con
hổ mẹ được.
Văn miêu tả vẽ ra các sự vật, sự việc, hiện tượng, con người bằng ngôn ngữ
một cách sinh động, cụ thể. Bởi vì trong văn miêu tả, người ta không đưa ra
những nhận xét chung chung, những lời đánh giá trừu tượng về sự vật mà phải
làm cho người ta thấy rõ đối tượng như đang xem tận mắt, bắt tận tay.
Văn miêu tả có tính sinh động và tạo hình. Nét sinh động và tạo hình của
văn miêu tả là những chi tiết sống, gây ấn tượng nhưng khi tước bỏ chúng đi bài
văn sẽ trở nên mờ nhạt, vô vị. Đọc lại bài văn “tưởng như bắt gặp nụ cười nhợt

nhạt của một người không có sinh khí”.
8


Trong miêu tả người ta thường hay so sánh. Có lúc người ta so sánh người
với người: “Cô giáo có dáng người mềm mại, thanh thoát như một diễn viên
múa” hay “bạn ấy hát chẳng khác nào một ca sĩ chuyên nghiệp”… hoặc người
ta có thể so sánh người với vật: “Trông anh ta như một con gấu, dáng vẻ ngơ
ngác như một con nai”…
Ngoài ra trong văn miêu tả người ta còn sử dụng biện pháp nhân hoá, có khi
vừa nhân hoá kết hợp so sánh cho bài văn sinh đông: “Như để khoe hết vẻ
đẹpcủa mình những bông hoa từ từ hé nở để lộ nhuỵ hoa vàng toả hương thơm
ngát khiến ong bướm về đây hội tụ…”
Có thể nói miêu tả giỏi là khi đọc những gì chúng ta viết, người đọc như
thấy cái đó hiện ra trước mắt mình: một con người, một con vật, một dòng sông.
Người đọc còn nghe thấy được tiếng nói, tiếng kêu, tiếng nước chảy, thậm chí
con ngửi thấy mùi mồ hôi, mùi sữa, mùi hương, hay mùi rêu, mùi ẩm mốc,…
nhưng đó chỉ là sự miêu tả bên ngoài. Còn có sự miêu tả bên trong nữa, nghĩa là
miêu tả về tâm trạng, vui, buồn, yêu, ghét của con người, con vật, cỏ cây…
Do đó, khi viết một bài văn miêu tả, người viết phải huy động, chọn lọc
kiến thức về ngôn ngữ của mình để “tô diểm” cho người và sự vật làm cho
chúng hiện lên qua từng trang miêu tả sống động như trong đời sống thực.
c. Ngôn ngữ văn miêu tả giàu hình ảnh, cảm xúc
Trong văn miêu tả, ngôn ngữ miêu tả là giai điệu chủ đạo. Đặc điểm quan
trọng của ngôn ngữ văn miêu tả là giàu cảm xúc và hình ảnh. Ngôn ngữ văn
miêu tả giàu các tính từ, danh từ, sử dụng phép nhân hoá, so sánh, ẩn dụ. Sự
phối hợp giữa các yếu tố trên làm cho ngôn ngữ miêu tả luôn toả sáng trong lòng
người đọc, gợi lên trong lòng họ những cảm xúc, tình cảm, ấn tượng, hình ảnh
về sự vật, đối tượng được miêu tả.
Ngôn ngữ trong văn miêu tả là sự phong phú đa dạngcủa các tính từ. Có thể

thấy đủ loại tính từ : màu sắc, tính chất, đánh giá…đan xen nhau tạo thành
“những chùm sáng ngôn ngữ” trong văn miêu tả. Và người viết còn đan xen giai
điệuphụ trợ như: tường thuật, kể chuyện… làm cho việc trình bày nội dung sinh
động hơn giúp người đọc hứng thú trong việc tiếp nhận văn bản.
9


1.1.2. Đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 4, 5 với việc dạy học văn miêu tả
Học sinh lớp 4, 5 đã bắt đầu bước vào tuổi thiếu niên. Các em lớn nhanh,
kích thước và tổ chức cơ thể đã tiến gần đến người trưởng thành. Hành vi và đời
sống của các em đang có những thay đổi rõ rệt. Lưa tuổi này được gọi là lứa tuổi
chuyển giao giữa trẻ con và người lớn. Các em rất dễ xúc động. Chính việc dâng
cao cảm xúc đã làm các em thay đổi hoạt động sáng tạo yêu thích, từ vẽ sang hình
thức sáng tạo bằng lời nói. So với vẽ và đặc biệt là những bức vẽ hoàn thiện thì lời
nói cho phép diễn đạt dễ dàng hơn rất nhiều lần những quan hệ phức tạp, những
tính chất bên trong, những sự vận động logic, sự phức tạp của sự kiện.
Lớp 4, 5 là giai đoạn mà các em chuyển từ nhận thức cảm tính sang nhận
thức lý tính, có mục đích. Đối với HS lớp 4, 5 tư duy trực quan đã được hình
thành và bắt đầu chuyển dần sang tư duy trừu tượng, khái quát. Tư duy các em
đã thay đổi về chất, biết tổng hợp các sự vật, hiện tượng, tích luỹ được nhiều
kinh nghiệm hơn so với các lớp đầu bậc học. Các em đã có khả năng phân tích,
khái quát, biết phê phán và kiến thức lĩnh hội không chỉ một chiều. Ở lứa tuổi
này, tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cụ thể, trẻ tái
tạo ra những hình ảnh mới. Tưởng tượng sáng tạo, phong phú tương đối phát
triển, trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ…Đặc biệt trí tưởng
tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các cảm xúc, tình
cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng để gắn liền với các rung động tình
cảm. Các em có lòng say mê văn học, hứng thú với việc dùng câu văn của mình
để bộc lộ một sự vật, một hiện tượng nào đó, có tình cảm và sự gắn bó với
những đồ vật, những loài vật và cây cối xung quanh. Từ đó các em có nhu cầu

bộc lộ cảm xúc trước những sự vật, sự việc mà bản thân mình tiếp xúc hàng
ngày. Hoạt động sáng tạo yêu thích của các em được thể hiện rõ trong làm văn.
Nếu được học theo một chương trình đúng, một phương pháp phù hợp thì các
em tuổi này rất thích học văn. Loại bài viết đam mê của các em thuộc về chủ đề
tự do. Có thể viết những xúc động từ trong lòng, được thả mình vào tưởng
tượng, không ít học sinh đã là được những bài văn khá hoàn chỉnh và hấp dẫn
như những sáng tác trẻ em thực sự.
10


1.1.3. Ý nghĩa của việc rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5
Trẻ em chưa thể vẽ được những bức tranh hoàn thiện. Các em chỉ biết dùng
lời nói, câu văn để viết lại một điều mình quan sát, nhận xét sự vật dưới cái nhìn
của trẻ con. Sự quan sát, nhận xét của các em còn thiên về cảm tính. Việc dạy
văn miêu tả cho trẻ tiểu học sẽ góp phần nuôi dưỡng tâm hồn và tạo nên sự quan
tâm của trẻ với thế giới xung quanh, trong đó quan trọng nhất là đối với thiên
nhiên. Góp phần giáo dục tình cảm thẩm mĩ, tình yêu cái đẹp, góp phần phát
triển ngôn ngữ của trẻ. Học văn miêu tả, học sinh có thêm điều kiện để tạo nên
sự thống nhất giữa tư duy, tình cảm, ngôn ngữ và cuộc sống, con người với thiên
nhiên, với xã hội. Lúc ấy trẻ sẽ bộc lộ được cảm xúc cá nhân, mở rộng tâm hồn,
phát triển nhân cách của một con người có ích cho xã hội.
Miêu tả là một trong những kiểu văn bản có vị trí quan trọng trong chương
trình TLV tiểu học lớp 4, 5. Nó góp phần hình thành và phát triển tư duy cho HS
tiểu học. Học văn miêu tả, HS được rèn kỹ năng viết văn miêu tả gắn liền với
quá trình tạo lập văn bản như: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, diễn đạt thành bài
văn miêu tả. Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn, quan sát đối tượng,
tìm lí lẽ, dẫn chứng trình bày, tranh luận… góp phần phát triển năng lực phân
tích tổng hợp của học sinh. Tư duy hình tượng của trẻ cũng được rèn luyện và
phát triển qua việc sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá, ẩn dụ…
1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Văn miêu tả trong trường tiểu học
Nội dung chương trình Tập làm văn lớp 4, 5
Trong chương trình TLV lớp 4, 5 học sinh được trang bị kiến thức cần
thiết về văn miêu tả, về kỹ năng viết đoạn văn, bài văn miêu tả. Các kiến thức
này được cung cấp qua các nội dung: cấu tạo bài văn miêu tả, Luyện tập quan
sát, Luyện tập lập dàn ý, Luyện tập xây dựng đoạn văn, Bài viết và trả bài viết.
Các nội dung này là một khuôn mẫu, được lặp lại ở các kiểu bài văn miêu tả:
miêu tả đồ vật, miêu tả cây cối, miêu tả con vật, miêu tả cảnh, miêu tả con
người. Ngoài ra nội dung chương trìnhTLV miêu tả lớp 4, 5 còn có thêm cả
những kiến thức lý thuyết sơ
11


giản giúp HS nắm chắc về đặc điểm, kết cấu và phương pháp làm bài của từng
kiểu văn miêu tả. Chương trình nhấn mạnh yếu tố thực hành, coi trọng việc rèn
luyện kỹ năng, đặc biệt là kĩ năng xây dựng đoạn văn.Hs được học các viết đoạn
văn với nhiều nội dung và các kiểu khác nhau ở một số dạng bài văn miêu
tảnhững dối tượng quen thuộc,gần gũi với học sinh.Một số kĩ năng xây dựng
đoạn văn thành thạo, học sinh sẽ chủ động, tự tin hơn khi xây dựng được một
bài văn hoàn chỉnh.
Văn miêu tả chiếm vị trí quan trọng trong chương trình tập làm văn lớp 4,
5. Ở lớp 4 số tiết học văn miêu tả là 30/62 tiết tập làm văn chiếm 48,38% (chưa
kể số tiết ôn tập và kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ). Ở lớp 5 số tiết học văn miêu tả là
45 tiết trong tổng số 62 tiết tập làm văn của cả năm học. Ở hai lớp học này, HS
được học là 5 kiểu bài: tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật, tả cảnh và tả người.
Như vậy, mỗi bài kiểm tra đều được dành khá nhiều số tiết, nhằm giúp
học sinh luyện tập và làm bài tốt hơn. Nghĩa là, HS có đầy đủ kiến thức và kỹ
năng làm được một bài văn miêu tả hay, sinh động, sáng tạo, giàu hình ảnh và
cảm xúc. Tất cả các tiết học đều có kỹ năng làm văn, có nghĩa là chương trình
tập làm văn nói chung và văn miêu tả nói riêng đã chú trọng đến vấn đề rèn kỹ

năng thực hành cho HS.
So với chương trình trước đây, chương trình hiện hành có số tiết dành cho
tập làm văn miêu tả nhiều hơn mà kiểu bài thì ít hơn. Chính vì vậy, hiện nay, HS
có điều kiện để làm quen và thực hành nhiều hơn.
Rèn luyện kỹ năng sản sinh văn bản là nội dung chủ yếu của các tiết học
văn miêu tả (có các loại kỹ năng: kỹ năng tìm ý, lập dàn ý, lựa chọn từ ngữ, kỹ
năng dựng đoạn và bài, kỹ năng đánh giá và chữa văn bản.)
Chương trình SGK tập làm văn lớp 4,5 đã tạo ra cơ chế và pương pháp dạy
học văn miêu tả, chống lối dạy “sáo”, coi việc rèn luyện bộ óc, phương pháp suy
nghĩ, phương pháp tìm tòi, vận dụng kiến thức cho HS là điều cơ bản nhất. Với
cơ chế này, nội dung dạy học văn miêu tả đã đề cao tính chân thực khi miêu tả
cũng như diễn tả tình cảm, cảm xúc… Về phương pháp làm bài thì không có tiêt
dạy lý thuyết kiểu bài riêng, các kiến thức về lý thuyết được rút ra qua các tiết
12


thực hành và nội dung phải được ghi nhớ ở cuối mỗi bài học. Mỗi tiết học trong
chương trình đều có nhiệm vụ và nội dung xác định, dạy mỗi loại tiết phải đảm
bảo thực hiện đầy đủ các nội dung và hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó.
1.2.2. Thực trạng về việc làm văn miêu tả của giáo viên, học sinh ở một số
trường tiểu học
- Thực trạng về việc nắm vững các yêu cầu giảng dạy Tập làm văn miêu tả
Rèn kỹ năng viết văn miêu tả là một trong những vấn đề trọng tâm và cần
thiết trong việc dạy phân môn Tập làm văn cho HS lớp 4,5.
Nhận thức được tầm quan trọng của sự phát triển tư duy, tình cảm, ngôn
ngữ của văn miêu tả với HS: tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng viết văn miêu
tả, nhiều năm qua Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã có nhiều biện pháp giúp nâng
cao hiệu quả của việc dạy văn miêu tả trong trường tiểu học. Thông qua các chu
kỳ bồi dưỡng thường xuyên, các buổi tập huấn về chương trình SGK năm 2000,
GV được bồi dưỡng về mặt kiến thức lẫn phương pháp cần thiết cho việc giảng

dạycác tiết học về văn miêu tả. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học văn miêu tả,
hoạt động dạy và học còn diễn ra khá sơ sài, qua loa. Tôi đã tiến hành điều tra,
khảo sát thực trạng về nắm vững các yêu cầu về giảng dạy các tiết Tập làm văn
miêu tả của 15 giáo viên thuộc địa bàn Xã Kiên Lao, Huyện Lục Ngạn, Tỉnh
Bắc Giang và kết quả điều tra thu được kết quả sau:
Bảng: Thực trạng về việc nắm được các yêu cầu giảng dạy TLV miêu tả
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
STT

NỘI DUNG
SỐ LƯỢNG

TỈ LỆ %

1

Khái niệm về văn miêu tả

11

53,33

2

Nắm được đặc điểm văn miêu tả

6

23,58


3

Nắm được nôi dung, yêu cầu, đặc điểm của

10

50

2

17,65

các dạng văn miêu tả
4

Nắm được đặc điểm tâm lí HS cần cho văn
miêu tả

13


5

Nắm được trình tự quan sát

9

47,06

6


Nắm được cách lập dàn bài cho bài văn

12

55,88

7

Nhận biết được các loại đoạn văn

1

8,82

8

Nắm được các phép liên kết câu

8

41,18

9

Nắm được các biện pháp tu từ sử dụng trong

3

26,47


7

33,33

văn miêu tả
10

Nắm được kĩ năng sửa lỗi cho HS
Qua bảng điều tra chúng tôi thấy:

- Số GV nắm được đầy đủ khái niệm và đặc điểm của văn miêu tả là rất ít
(chỉ có 44,12% GV nắm được tốt khái niệm và 22,53% GV nắm được toàn bộ
đặc điểm của văn miêu tả). Số GV còn lại nắm được khái niệm và đặc điểm văn
miêu tả dưới mức độ chưa sâu, chưa hiểu hết bản chất của các khái niệm và các
đặc điểm. Điều này khiến cho việc đánh giá một bài văn miêu tả của HS không
chính xác. Thường khi chấm một bài văn miêu tả, các GV chỉ chú trọng đến ý,
độ dài của bài văn, tình cảm của học sinh thể hiện trong bài. Có nhiều đoạn văn
miêu tả được viết thiên về kể chuyện, câu đoạn rời rạc, chứa đựng nhiều câu sáo
rỗng, tình cảm giả tạo vẫn được thầy cô cho điểm cao.
- Giáo viên nắm được nội dung, yêu cầu, đặc điểm của các kiểu bài văn miêu tả
trong chương trình là 50%, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt đồng
bộ, mất đi tính kế thừa trong giảng dạy văn miêu tả ở hai khối lớp.
- Việc nắm trình tự quan sát chiếm 47,06% và lập dàn ý cho bài văn là
55,88% thì việc hướng dẫn học sinh làm bài văn còn rất sơ sài.
- Số GV nắm được các biện pháp tu từ là rất ít, chỉ có 26,47%, vì vậy việc
hướng dẫn họ sinh viết các câu văn sinh động, có hình ảnh, gợi cảm là rất khó khăn.
Vì thế bài văn của học sinh thường khô khan, không thu hút được người đọc.
- Để đối phó với việc học sinh làm bài kém, để đảm bảo chất lượng khi
kiểm tra, thi cử nhiều GV cho HS học thuộc bài văn mẫu. Vì vậy dẫn tới tình

trạng thầy, trò nhiều khi bị lệ thuộc vào văn mẫu, không thoát ra được.
- Nhìn chung GV chưa nắm kỹ các kiến thức, yêu cầu giảng dạy TLV miêu
14


tả, tình trạng trên là do các nguyên nhân sau: trình độ giáo viên không đồng đều,
đào tạo dưới mhiều hình thức khác nhau(chính quy, tại chức,…), thiếu tài liệu
tham khảo, ít thời gian cho việc bổ sung khiến thức hoặc chưa thường xuyên tự
trau đồi kiến thức phục vụ cho việc giảng dạy văn miêu tả… Vì vậy các kiến
thức GV vận dụng vào những tiết dạy văn tả thường sơ sài, qua loa. Ngoài ra,
GV chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng viết văn miêm
tả, đặc điểm tâm lý của HS cũng khiến cho giờ dạy và học TLV miêu tả trở nên
nhàm chán, ít gây được hứng thú cho HS.
- Thực trạng về việc rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho HS lớp 4, 5
Việc dạy học văn miêu tả ở Tiểu học, bên cạnh có nhiều điểm tốt, mang lại
một số hiệu quả nhất định, còn có khá nhiều nhược điểm. Khuyết điểm, lớn nhất,
dễ thấy nhất là bệnh công thức, khuân sáo máy móc thiếu tính chân thực trong
cả cách dạy và học văn miêu tả.
Mỗi bài văn là sự kết tinh của những nhận xét tinh tế, là sản phẩm của sự
tiếp thu và vận dụng nhứng kiến thức đã học. Đọc xong một bài văn của HS có
thể thấy ngay kết quả dạy học của GV. Thực tế cho thấy GV lớp 4,5 sợ dạy văn
miêu tả, HS cũng sợ viết văn miêu tả. Tại sao lại mhư vậy? Bên cạnh GV nắm
kiến thức chưa sâu, chưa chắc chắn còn có các nguyên nhân về tổ chức thực hiện
các kỹ năng viết văn miêu tả.
Do quan sát, tìm ý là một hoạt động không thể thiếu trong việc dạy và học
viết văn miêu tả nên chương trình dành hẳn một tiết quan sát, tìm ý ở mỗi kiểu
bài văn miêu tả. Tuy nhiên, các tiết quan sát, tìm ý thường diễn ra sơ sài, chưa
đúng với một tiết dạy quan sát, tìm ý. Vì vậy, kiến thức, kỹ năng mà GV cung
cấp trong các tiết dạy quan sát, tìm ý chưa giúp HS phản ánh dầy đủ và chính
xác đối tượng miêu tả.

Việc giúp các em có được vốn từ để miêu tả cũng rất thấp. Việc cung cấp,
mở rộng vốn từ đã được thực hiện ở các tiết Luyện từ và câu. Chương trình SGK
tuy có sự liên kết giữa các phân môn với nhau nhưng các ngữ liệu của các phân
môn như Tập đọc, Luyện từ và câu, chính tả chưa đồng bộ trong việc cung cấp
các vốn từ phục vụ cho việc miêu tả ở HS. Các vốn từ cung cấp trong các ngữ
15


liệu cũng chưa thực sự gần gũi với HS từng vùng, miền. GV cảm thấy khó khăn
khi cùng một lúc vừa cung cấp kiến thức, vừa cung cấp vốn từ miêu tả cho HS
trong khi thời gian một tiết học lại có giới hạn. Vì vậy học sinh nghèo vốn từ,
không có ý để miêu tả là phổ biến.
Giáo viên không quan tâm đến việc hướng dẫn HS sử dụng các phép liên
kết trong câu. Nhiều đoạn văn HS viết ra thường không chặt chẽ về ý, các câu
rời rạc, lộn xộn có khi mâu thuẫn nhau.
Như vậy, thực trạng về việc rèn kỹ năng viết văn miêu tả của GV còn khá
nhiều khó khăn. GV chưa phát huy được chất lượng và hiệu quả của vệc dạy học
viết văn miêu tả.
- Thực trạng về viết văn miêu tả của học sinh
Chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng về viết văn miêu tả của
94 HS và thu được kết quả sau:
Bảng: Thực trạng về viết văn miêu tả của học sinh
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
STT

NỘI DUNG
SỐ LƯỢNG

TỈ LỆ %


1

Sự thích thú môn học làm văn

30

33,33

2

Hiểu khái niệm về văn miêu tả

35

37,04

3

Nắm được đặc điểm văn miêu tả

29

31,48

4

Nắm được nội dung, yêu cầu, đặc điểm

37


40,74

28

29,63

26

27,78

của các dạng bài văn miêu tả
5

Nắm được nguyên tắc, phương pháp quan
sát

6

Nắm đuọc cách tìm ý cách lập dàn ý cho
bài văn

7

Nhận biết đượccác loại đoạn văn

30

33,33

8


Nắm đuọc các phép liên kết câu

36

38,89

9

Nắm được các biện pháp tu từ sử dụng

41

46,30

trong văn miêu tả
16


Qua điều tra chúng ta thấy:
- Số HS thích thú với việc làm văn là rất thấp chỉ chiếm 33,33%
- Hiểu khái niệm về văn miêu tả chiếm 37,04%
- Năm được đặc điểm văn miêu tả chiếm 31,48%
- Nắm được nguyên tắc, phương pháp qua sát chiếm 40,74%
- Nắm được yêu cầu, nội dung, đặc điểm của các dạng văn miêu tả chiếm 29,63%
- Nắm được cách tìm ý, lập dàn bài chiếm 27,78%
- Nhận biết được các loại đoạn văn chiếm 33, 33%
- Nắm được các phép liên kết câu chiếm 38,89%
- Nắm được các biện pháp tu từ chiếm 46,30%
Qua việc xem bài làm của HS và khảo sát tình hình học tập của các em HS

lớp 4, 5 tôi thấy rằng hầu hết các em nắm được kiến thức cơ bản của các phân
môn nhưng các em chưa biết vận dụng kiến thức của các phân môn đó để làm
bài tập làm văn. Các em chưa biết sử dụng các biện pháp tu từ, các biện pháp
nghệ thuật như so sánh, nhân hoá, các ý xếp còn lộn xộn, chua theo một trình
tự… Về mặt cấu tạo câu các em cũng còn mắc rất hiều lỗi về thành phần câu, về
nghĩa của câu,… được thống kê như sau:
Lỗi về nghĩa:
- Câu sai nghĩa:
+ Con trâu gúp nhà em gặt lúa.
+ Chiếc cặp là phương tiện giúp em tới trường.
- Câu không rõ nghĩa:
+ Sáng nay tôi dạy muộn, tôi thấy cánh của hé mở, tôi không hiểu có
chuyện gì, tôi đi gọi cún con.
- Câu không có sự tương hợp về nghĩa giữa các thành phần câu, giữa các vế câu:
+ Quyển sách em tặng Nam đã lâu lắm rồi chưa về thăm nó.
+ Sàn nhà sạch trắng trẻo.
Lỗi về cấu tạo ngữ pháp:
- Câu không đủ thành phần:
+ Những cô bé ngày nào nay đã trưởng thành.
17


+ Trên luỹ tre xanh đầu làng.
- Câu thừa thành phần:
+ Cây bông hoa cúc, nó đã nhiều lần nở hoa cúc.
+ Mây trắng đang đùa giỡn nhau trên tầng mây.
Lỗi dấu câu:
- Lỗi không dùng dấu câu trong từng câu hoặc trong cả bài không có dấu
chấm dấu phẩy:
+ Em rất yêu quý cây cam nó cho quả để ăn.

+ Nắng đã lên me hem ra đồng.
- Lỗi về sử dụng dấu câu sai:
+ Cây phượng vĩ. Rợp bóng cho sân trường của em.
Lỗi ngoài câu:
- Lỗi câu lạc chủ đề: Con sông nằm uốn mình dưới bờ tre xanh rì rào, cây
tre nhiều đốt màu xanh.
- Lỗi câu có nội dung trùng lặp với câu khác trong văn bản:
+ Giặc minh xâm chiếm nước ta. Chúng làm nhiều điều bạo ngượckhiến
dân ta vô cùng căm hận. Chúng hòng cướp nước ta.
Học sinh nắm được kiến thức cơ bản của phân môn Luyện từ và câu nhưng
khi áp dụng vào viết văn thì các em thường không chú ý diễn đạt nên đã mắc
phải một số lỗi như ở trên. Từ chỗ mắc lỗi về câu cộng với việc chưa biết cách
sử dụng các biện pháp nghệ thuật, vốn từ lại nghèo nàn nên bài văn miêu tả của
các em thường khô khan, lủng củng nghèo cảm xúc, bài văn trở thành một bảng
liệt kê các chi tiết của đối tượng miêu tả.
Học sinh chưa nắm được các bước quan sát, tìm ý, cungc như cách ghi ý
trong quá trình quan sát. Các em quan sát còn lộn xộn, không đi theo một trình
tự nhất định. Cách quan sát cũng chưa có logic và hệ thống, cộng với vốn từ quá
ít ỏi đã gây không ít khó khăn cho việc chọn từ ngữ, hình ảnh khi miêu tả.
Trong quá trình viết đoạn văn, việc phát triển các ý thành câu và liên kết
các câu trong đoạn văn chiếm tỉ lệ thấp.
18


Bên cạnh đó các em chua biết lồng cảm xúc vào trong bài viết của mình.
Phần lớn bài văn miêu tả của các em rất khô khan, thiếu sự gợi cảm cần có của
văn miêu tả.
Tóm lại, tất cả những tồn tại trên đã trực tiếp làm cho chất lượng dạy học
TLV miêu tả đang ở mức độ thấp. Sâu xa hơn, nó còn ảnh hưởng đến tư tưởng,
tình cảm và sự phát triển nhân cách của HS. Với cách dạy học TLV như thực

trạng bên trên, phân môn TLV chỉ mới tác động về mặt tri thức mà chưa thực sự
tác động đến mặt tư tưởng, tình cảm của HS. Các em chưa thể hiện được tình
cảm của mình với con người và cuộc sống. Bên cạnh đó, nó còn tạo cho các em
thói quen lười suy nghĩ, ỷ lại, không chịu tìm tòi sáng tạo.
1.3. Cấu trúc chương trình TLV lớp 4, 5
Lớp 4
Số tiết dạy

Loại văn bản
Học kỳ I

Học kỳ II

Cả năm

19

0

19

+ Khái niệm miêu tả

1

0

1

+ Miêu tả đồ vật


6

4

10

+ Miêu tả cây cối

0

11

11

+Miêu tả con vật

0

8

8

+ Viết thư

3

0

3


+ Trao đổi ý kiến

2

0

2

+ Giới thiệu hoạt động

1

1

2

+ Tóm tắt tin tức

0

3

3

+ Điền vào giấy tờ in sẵn

0

3


3

32 Tiết

30 Tiết

62 Tiết

-Kể chuyện
-Miêu tả

-Các loại văn khác:

Tổng số

19


×