Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn một số KINH NGHIỆM sử DỤNG PHƯƠNG TIỆN, THIẾT bị và đồ DÙNG dạy học môn tự NHIÊN và xã hội KHỐI 1, 2, 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.92 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN QUAN SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN,
THIẾT BỊ VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ
XÃ HỘI KHỐI 1, 2, 3

Người thực hiện: Mai Thị Vân
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Trung Hạ
SKKN thuộc lĩnh vực: Tự nhiên và xã hội

THANH HOÁ, NĂM 2018


MỤC LỤC
TT

Danh mục
1. PHẦN MỞ ĐẦU

Trang
2

1.1 Lí do chọn đề tài

2



1.2

Mục đích nghiên cứu

2

1.3 Đối tượng nghiên cứu

3

1.4 Phương pháp nghiên cứu

3

2. PHẦN NỘI DUNG

3

2.1

Cơ sở lí luận

3

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

4

2.3 Một số giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề


6

2.4

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

16

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

17

3.1 Kết luận

17

3.2 Kiến nghị, đề xuất

17

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Tự nhiên và Xã hội là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức
cơ bản ban đầu về các sự việc hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và trong các mối
quan hệ của con người, xảy ra xung quanh các em. Bên cạnh các môn học chính
như Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội trang bị cho các em những kiến thức

cơ bản của bậc học góp phần bồi dưỡng nhân cách toàn diện cho trẻ.
Hoà cùng với công cuộc đổi mới mạnh mẽ về phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học trên toàn ngành, môn Tự nhiên và Xã hội cũng có những bước
chuyển mình, từng bước vận dụng thay đổi linh hoạt các phương pháp dạy học
nhằm tích cực hoá các hoạt động của học sinh, phát huy tính chủ động sáng tạo
của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức.
Với đặc thù riêng của môn TN&XH là môn học cần nhiều hình ảnh, sơ
đồ, câu chuyện, vật mẫu,…Vì vậy, việc giảng dạy bộ môn cần sử dụng nhiều
phương tiện và đồ dùng dạy học. Do đó giảng dạy TN&XH có thể nói là một
công việc khó, nếu người giáo viên không có những hiểu biết sâu sắc, thiếu sự
vận dụng những phương tiện và thiết bị dạy học hiện đại minh họa cho kiến
thức, nhằm kích thích tư duy sáng tạo, khả năng tự phát hiện và nắm vững nội
dung bài học của học sinh thì chắc chắn giờ học sẽ trở nên tẻ nhạt và hiệu quả
giáo dục sẽ không cao.
Thực tế ở các nhà trường mà bản thân tôi nhận thấy: Trong một tiết học
các em học sinh trực tiếp làm việc cùng các thiết bị và đồ dùng dạy học thì khả
năng tiếp thu bài của các em có hiệu quả cao hơn. Như vậy, ở các tiết dạy, người
giáo viên thực hiện nghiêm túc việc đổi mới phương pháp, có sự tìm tòi sáng tạo
trong việc sử dụng các phương tiện dạy học thì sẽ đem lại kết quả cao. Phương
tiện, thiết bị dạy học như là một công cụ hỗ trợ đắc lực góp phần rèn luyện kĩ
năng tư duy sáng tạo, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy độc lập hoặc cùng tổ
nhóm học tập giải quyết các yêu cầu trong bài học, hình thành kĩ năng tìm kiếm
và xử lý thông tin của học sinh trong việc tự chiếm lĩnh kiến thức.
Song trong quá trình giảng dạy tôi thấy có những giáo viên giảng dạy
chưa sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học, một số đồ dùng dạy học còn thiếu hoặc
chưa phù hợp. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, chúng ta cần phải làm gì
trong công tác dạy và học để thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học
thông qua việc sử dụng các phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học nhằm nâng
cao chất lượng dạy và học. Đó chính là lý do tôi chọn và nghiên cứu đề tài “Một
số kinh nghiệm sử dụng phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học dạy môn Tự

nhiên & Xã hội khối 1, 2, 3”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu sáng kiến “ Một số kinh nghiệm sử dụng phương tiện,
thiết bị và đồ dùng dạy học dạy môn Tự nhiên & Xã hội khối 1, 2, 3” nhằm:

1


- Nâng cao chất lượng dạy học môn TN&XH. Góp phần giải quyết các
khó khăn mà học sinh còn mắc phải trong quá trình lĩnh hội tri thức.
- Giúp người giáo viên có kinh nghiệm hướng dẫn học sinh sử dụng
phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học dạy môn Tự nhiên & Xã hội khối 1, 2,
3 có phương pháp học tốt nhất, phù hợp nhất với đối tượng học sinh. Giúp học
sinh có thể giải toán một cách dễ dàng. Từ đó các em có ham thích học môn
TN&XH.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những kinh nghiệm sử dụng phương
tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học dạy môn Tự nhiên & Xã hội khối 1, 2, 3.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là học sinh lớp 1, 2, 3 khu Xầy trường
Tiểu học Trung Hạ.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp trắc nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
a) Thế nào là phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học?
Theo nghĩa rộng: Phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học (gọi chung là

phương tiện dạy học) gồm tất cả các thiết bị có khả năng chứa đựng hoặc
chuyển tải những thông tin về nội dung dạy học và sự điều khiển quá trình dạy
học hoặc những vật dụng có tác dụng hỗ trợ quá trình dạy học.
Theo nghĩa hẹp: Phương tiện dạy học là những thiết bị có khả năng chứa đựng
hoặc chuyển tải thông tin về nội dung dạy học và sự điều khiển việc dạy và học. [1].
b) Chức năng của phương tiện dạy học
Mỗi phương tiện dạy học có thể giúp thực hiện một số trong các chức
năng sau đây:
* Chức năng hình thành tri thức
Phương tiện dạy học có chức năng minh họa khái niệm cho học sinh dưới
dạng hình ảnh rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học. Đối
với học sinh lớp đầu cấp, nếu các em chưa biết hoặc chưa hiểu nội dung thông
tin chứa trong bài học thì phương tiện này mang chức năng hình thành biểu
tượng về đối tượng cần nghiên cứu cho học sinh.
Ví dụ: Các hình ảnh có trong bài “Vệ sinh cơ quan tuần hoàn” Lớp 3 cho học
sinh biết những việc nên làm và những việc không nên làm để bảo vệ tim mạch.
Hơn nữa, phương tiện dạy học còn có chức năng minh họa nhằm mục
đích giúp các em hiểu rõ hơn đơn vị kiến thức
Ghi chú: Mục 2.1a: Tác giả tham khảo từ TLTK”[1].

2


Ví dụ: Đưa ra một số tranh ảnh trong bài “Vệ sinh cơ quan tuần hoàn”
tranh hút thuốc lá sẽ minh họa cho học sinh hiểu rõ hơn tác hại của việc hút
thuốc lá đối với tim mạch.
* Chức năng rèn luyện kỹ năng
Phương tiện dạy học có thể hỗ trợ rèn luyện kĩ năng rèn luyện kĩ năng
thực hành công cụ cho giáo viên, học sinh. Thật vậy, dạy học thông qua việc
trình chiếu powerpoint thì kĩ năng sử dụng máy vi tính, máy chiếu của giáo viên

sẽ được nâng lên rất nhiều.
Phương tiện dạy học cũng có thể hỗ trợ học sinh rèn luyện kĩ năng quan
sát, phân tích, so sánh,…Việc đưa ra các tình huống, tiểu phẩm, video clip lên
máy chiếu sẽ giúp học sinh hứng thú học tập và đưa ra cách ứng xử nhanh hơn;
hoặc việc sử dụng hình ảnh các con vật trong bài “Động vật” - TN&XH lớp 3
lên máy chiếu giúp học sinh dễ dàng quan sát được sự phong phú về hình dạng,
kích thước, các đặc điểm của loài vật. Từ đó so sánh, phân biệt được những đặc
điểm giống nhau và khác nhau giữa các con vật và gọi đúng tên loài vật dựa trên
những đặc điểm đó mà học sinh không phải tưởng tượng hay hình dung ra các
con vật qua mô tả.
* Chức năng rèn luyện thái độ cho học sinh
Thông qua tranh ảnh, câu chuyện, tấm gương, các bài tập trắc nghiệm
khách quan, các bài tập tình huống liên quan đến nội dung bài học… được
chuyển tải trên các phương tiện dạy học, học sinh dễ dàng bày tỏ thái độ của
mình trước những vấn đề của cuộc sống đặt ra. Ví dụ: Học sinh sẽ có thái độ
không đồng tình với những hình ảnh chụp hoặc quay việc xả rác thải và nước
thải công nghiệp làm cho cá chết hàng loạt trên những dòng sông. Từ đó các em
có những việc làm, những hành động đúng để giữ gìn môi trường nước, bảo vệ
sự sống cho loài cá.
* Chức năng kích thích hứng thú học tập
Phương tiện dạy học có thể kích thích hứng thú học tập cho học sinh nhờ
hình thức thông tin như âm thanh, màu sắc, hình ảnh động, nhờ nội dung thông
tin như mô phỏng những hiện tượng trong TN, XH và con người.Ví dụ: Động
tác vồ mồi của mèo ( Bài: Con mèo - TN&XH lớp 1); Động tác, vận tốc chạy
nhanh như gió của loài báo( Bài: Thú - Sách hướng dẫn học TN & XH lớp 3).
* Chức năng tổ chức điều khiển quá trình học tập
Phương tiện dạy học còn có chức năng tổ chức, điều khiển quá trình dạy
học, sách giáo viên, phần mềm vi tính, bài hát, băng hình, video,… có sẵn lệnh
hoặc có thể phát ra những lệnh thực hiện công việc này hay chuyển sang hoạt
động khác,…

* Chức năng hợp lí hóa công việc của thầy và trò
Phương tiện dạy học cũng có thể hợp lí hóa việc tiến hành một số hoạt
động của thầy và trò.Ví dụ: Trình chiếu phần kết luận bài “Thực vật” Lớp 3 giúp

3


học sinh nắm vững kiến thức của bài : Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có
hình dạng và độ lớn khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa và quả.
2.2. THỰC TRANG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN
2.2.1. Thuận lợi:
Trường Tiểu học Trung Hạ là ngôi trường có truyền thống dạy tốt học tốt.
Phụ huynh luôn quan tâm chăm lo, phối hợp chặt chẽ với giáo viên và nhà
trường để cùng nhau giáo dục, rèn luyện cho con em phát triển toàn diện. Không
chỉ chú trọng đến môn Toán - Tiếng Việt mà đối với môn Tự nhiên và Xã hội
( TN&XH) thì việc mua sắm đồ dùng học tập đầy đủ, sưu tầm những phương
tiện dạy học là vật thật, vật mẫu phục vụ cho việc tiếp thu bài trên lớp của học
sinh luôn được phụ huynh đồng tình hưởng ứng như: chuẩn bị cây ...( Lớp 2),
Sưu tầm các loại chim, cá, tranh ảnh các con thú...(Lớp 3)
Đặc biệt, trong những bài dạy về cây hoa, con cá (Lớp 1), Cây trên cạn,
cây dưới nước, ảnh chụp .Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của địa
phương nói chung và phụ huynh học sinh nói riêng cùng với sự chỉ đạo sát sao
của Ban giám hiệu nhà trường, trường được xây dựng khang trang sạch đẹp, các
phòng học được trang bị đầy đủ màn hình và máy chiếu. Đây là phương tiện dạy
học hiện đại rất phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với
đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học, đặc biệt là sự tiện lợi rất lớn đối với môn
Tự nhiên và Xã hội.
2.2.2 Khó khăn
Bên cạnh những ưu điểm trên, trong quá trình giảng dạy, đôi khi giáo viên
chuẩn bị phương tiện dạy học rất đa dạng và phong phú nhưng việc tổ chức thực hiện

khai thác nội dung trong giờ dạy lại chưa khoa học, chưa triệt để, chưa đạt hiệu quả
cao. Ví dụ: Giáo viên cho học sinh mang theo bình đựng cá đến lớp, giảng cho học
sinh: Cá thở bằng mang nhưng lại chưa cho học sinh quan sát hoạt động thở của cá
qua động tác mang cá mở ra hay khép lại... ( TN&XH Lớp 1, 3).
Việc sử dụng thiết bị hiện đại của giáo viên còn nhiều hạn chế vì không
phải là người học chuyên về công nghệ thông tin nên khi áp dụng những bài
giảng điện tử vào giảng dạy tôi không thể tránh được những điều bất cập, có ý
tưởng nhưng không thiết kế được theo ý mình....
Việc tìm kiếm những tư liệu phục vụ cho việc soạn giáo án điện tử cũng
mất nhiều thời gian và công sức của giáo viên.
Một số giáo viên sử dụng phương tiện dạy học không phù hợp với mục
tiêu và phương pháp dạy học làm mất thời gian của giờ học, làm chậm, hoặc
phức tạp hóa quá trình nhận thức của học sinh đồng thời nếu sử dụng phương
tiện dạy học không đúng lúc, đúng chỗ có thể phản lại quá trình giáo dục.
2.2.3. Khảo sát thực tế việc tiếp thu kiến thức môn TN&XH
Qua quá trình thực hiện, tôi đã thống kê kết quả môn TN&XH lớp 1Xầy,
2 Xầy và 3 Xầy đầu năm học 2017 - 2018 như sau:

4


Xếp loại học lực môn
Lớp

Sĩ số

Hoàn thành tốt
Số lượng

Tỉ lệ %


Hoàn thành
Số lượng

Tỉ lệ %

Chưa hoàn thành
Số lượng

Tỉ lệ %

1Xầy

18

2

11,1 %

13

72,3%

3

16,6%

2Xầy

24


6

25 %

17

71 %

1

4%

3Xầy

25

5

20 %

19

76 %

1

4%

Tôi thấy số lượng học sinh được xếp loại học lực môn “Hoàn thành tốt”

còn ít, số học sinh “Chưa hoàn thành” phải rèn luyện thêm vẫn còn. Do đó tôi rất
lo lắng và suy nghĩ mình phải làm gì đối với chất lượng dạy học nói chung và
dạy học môn TN&XH nói riêng được nâng cao hơn nữa.
2.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐÊ
Phương tiện dạy học phải được sử dụng để kích thích học sinh suy nghĩ,
làm việc của giáo viên và học sinh. Đặc biệt cần tăng cường sử dụng những
phương tiện dạy học nhằm tạo môi trường tương tác cho học sinh học tập trong
hoạt động và phát triển năng lực chủ động, tự giác, tích cực và sáng tạo của học
sinh, tạo điều kiện cho các em thực hiện hoạt động học tập độc lập.
Sử dụng phương tiện dạy học phải đúng lúc, đúng chỗ, kịp thời hỗ trợ cho
phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giờ học.
Vậy để phát huy được những ưu điểm và khắc phục một số nguyên nhân
dẫn đến kết quả giờ dạy chưa thực sự thành công, tôi đã mạnh dạn đưa ra những
biện pháp sau:
Biện pháp 1: Xác định mục tiêu của từng bài học, mục tiêu của từng
hoạt động để sử dụng phương tiện dạy học phù hợp:
Sử dụng phương tiện dạy học đối với môn TN&XH ở bậc Tiểu học là một
nhu cầu tất yếu để nâng cao chất lượng dạy học. Song không phải bất cứ bài học
nào chúng ta cũng sử dụng phương tiện dạy học tràn lan mà trước mỗi bài học,
mỗi hoạt động chúng ta phải xác định được mục tiêu bài học, mục tiêu của hoạt
động, căn cứ vào phương pháp dạy học để sử dụng phương tiện dạy học sao cho
phù hợp đạt được mục tiêu đề ra.
Ví dụ ở lớp 3: Bài 2 “Cần làm gì để cơ quan hô hấp luôn khỏe mạnh” Sách hướng dẫn học (VNEN) lớp 3 - trang 9.
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện, đường lây và tác hại của
bệnh lao phổi.
Đối với hoạt động này có hai cách sử dụng phương tiện dạy học:
* Cách 1: Học sinh đóng vai bác sĩ và bệnh nhân để thể hiện nội dung câu
chuyện. Khi học sinh đóng vai cần phải sử dụng phương tiện dạy học là các
trang phục cho bác sĩ (áo blu, mũ trắng, khẩu trang), chọn học sinh đóng vai
bệnh nhân là một em nhỏ và gầy để thể hiện được nội dung bài học.

5


- HS1 (Bác sĩ): Bác thấy trong người thế nào?
- HS2 (bệnh nhân lao): Gần đây tôi thấy người mệt mỏi, ăn không ngon,
gầy đi và sốt nhẹ về chiều.
- HS1: Bác cần đi chụp phổi và làm xét nghiệm. Có thể bác đã nhiễm lao.
- HS2: Thưa bác sĩ, nguyên nhân gây bệnh lao phổi là gì?
- HS1: Bệnh lao do một loại vi khuẩn gây ra.
- HS2: Bệnh này có chữa được không?
- HS1: Bệnh nhân có thể chữa khỏi nếu điều trị kịp thời và làm theo lời
khuyên của bác sĩ.
- HS2: Bệnh này có thể lây sang người khác không?
- HS1: Có, bệnh lây từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp.
Thông qua cách sắm vai này tạo cho học sinh phấn khởi, trí tò mò khám phá
và theo dõi nội dung câu chuyện để từ đó rút ra nguyên nhân, biểu hiện, đường lây
của bệnh lao phổi thông qua phương pháp dạy học quan sát và vấn đáp.
* Cách 2: Sử dụng đĩa skycare TN&XH lớp 3, bài “Bệnh lao phổi” qua
việc trình chiếu câu chuyện để học sinh hiểu rõ được nội dung câu chuyện giữa
bác sĩ và bệnh nhân lao phổi. Với cách làm này thay cho việc giáo viên kể
chuyện vừa không mất thời gian chuẩn bị mà giáo viên không phạm phải lỗi nói
nhiều trong giờ học mà vẫn đạt được mục tiêu của hoạt động.
Biện pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy môn TN&XH .
Tâm lý học sinh tiểu học là tư duy hình ảnh và đi từ trực quan sinh động
đến tư duy trừu tượng. Nếu trong một tiết dạy, học sinh được quan sát và nhìn
thấy những hình ảnh sống động, thực tế để từ đó rút ra được những kiến thức
cần đạt trong một tiết học là phù hợp. Vì vậy, với thời đại công nghệ thông tin
phát triển mạnh thì chúng ta hãy thay thế việc chuẩn bị tranh ảnh bằng việc soạn
các bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học thì kết quả giờ học rất
cao mà không tốn kém tiền của và thời gian.

Ví dụ ở lớp 3: Bài 28 “Bề mặt trái đất” lớp 3 Sách hướng dẫn học (VNEN)
trang 71.
- Để HS nắm được bề mặt lục địa, tôi cho HS quan sát bức tranh minh họa
để từ đó nhận xét và rút ra kết luận về bề mặt lục địa, có chỗ cao (đồi núi), có
chỗ đồng bằng (đồng bằng, cao nguyên), có những dòng nước chảy (sông, suối)
và những nơi chứa nước (ao, hồ),…
Hoạt động 1: Nhận biết về bề mặt lục địa:
Đối với hoạt động này, tôi sử dụng 1 slide với 5 hiệu ứng sau để học sinh
nắm được kiến thức bài học.
Học sinh chỉ trên hình chỗ nào nhô cao, chỗ nào bằng phẳng, chỗ nào có
nước, để từ đó mô tả được bề mặt lục địa.

6


Hoạt động 2: Sự giống và khác nhau giữa sông - suối - hồ:
Sau khi học sinh nắm được khái niệm ban đầu về bề mặt lục địa. HS nhận
biết về sự giống và khác nhau giữa sông, suối và hồ. Nếu ở hoạt động này không
sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học thì quả là vất vả cho giáo viên khi phải
chuẩn bị các tranh ảnh hoặc thuyết trình để học sinh nắm bài. Với hoạt động này
tôi đưa ra các hình ảnh minh họa bằng 1 slide với 4 hiệu ứng để HS nhận xét về
sự giống và khác nhau giữa sông - suối - hồ mà giáo viên không cần thuyết minh
nhiều qua 3 bức tranh dưới đây.

Ví dụ ở lớp 3: Bài 2 “Cần làm gì để cơ quan hô hấp luôn khỏe mạnh” Sách hướng dẫn học (VNEN) Lớp 3 - trang 9
7


Khi giáo viên nêu nguyên nhân bệnh lao phổi là do một loại vi khuẩn lao
gây ra. Vậy để học sinh biết được vi khuẩn lao như thế nào chúng ta hãy quan

sát vi khuẩn lao qua kính hiển vi để học sinh biết:

Với cách đưa các hình ảnh minh họa vào bài học bằng phương tiện dạy
học là máy chiếu như trên đã tạo cho học sinh tính tò mò khám phá, hình ảnh
đẹp mắt làm cho các em chú ý, hăng say học tập từ đó giờ học đạt kết quả cao.
Biện pháp 3: Phân loại các bài dạy sử dụng tranh, ảnh làm phương
tiện dạy học
Hiện nay bộ tranh TN&XH lớp 1, 2, 3 đã một phần nào đáp ứng được nhu
cầu sử dụng tranh cho dạy học môn TN&XH. Ngoài các tranh có sẵn, giáo viên
cần phải tham khảo và sưu tầm một số tranh ảnh phù hợp với nội dung bài học
để chất lượng môn TN&XH đạt kết quả cao. Hầu hết các bài học thuộc chủ đề
con người và sức khỏe - Xã hội đều có nội dung cần sử dụng tranh phục vụ bài
học. Cụ thể các bài sau:
* Chủ đề “Con người và sức khỏe” Lớp1 gồm có10 (từ bài 1 đến bài 10);
lớp 2 gồm 5 bài (từ bài 1đến bài 5) ; lớp 3 gồm 7 bài (từ bài 1 đến bài 7) sử dụng
phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học là tranh, ảnh phục vụ bài học. Các bài
học này nếu không có tranh ảnh thì quả thật rất khó dạy. Trong quá trình hình
thành kiến thức theo nguyên tắc từ gần đến xa, từ dễ đến khó, từ trực quan sinh
động đến tư duy trừu tượng.
Ví dụ ở lớp 3: Bài 3 “Cơ quan tuần hoàn trong cơ thể chúng ta” - Sách
hướng dẫn học TN&XH trang 16.
Ở hoạt động 2, giáo viên yêu cầu cho học sinh chỉ động mạch, tĩnh mạch
và mao mạch; chỉ và nói đường đi của máu trên sơ đồ mà không có tranh minh
họa thì học sinh sẽ không thực hiện được nội dung bài học. Đồng thời nếu giáo

8


viên không cho học sinh nắm vững tên gọi và đường đi của máu thì học sinh rất
dễ nhầm lẫn và khó nắm được nội dung bài học.


* Chủ đề “Xã hội” lớp 1gồm 11 bài (từ bài 11 đến bài 21); lớp 2 gồm 6 bài
(từ bài 6 đến bài 11) ; lớp 3 gồm có 9 bài (từ bài 8 đến bài 16) sử dụng phương
tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học là tranh ảnh phục vụ bài học. Các tranh ảnh này
có thể sử dụng cho cả bài học hoặc sử dụng cho một hoạt động dạy học nhưng
lại làm cơ sở cho hoạt động khác.
Ví dụ ở lớp 3: Bài 8 “ Các thế hệ trong gia đình và họ hàng của em ” –
Sách hướng dẫn học TN&XH VNEN trang 49.
Ở hoạt động 1, giáo viên đưa ra bức ảnh chụp gia đình ông bà nội của
Ảnh Quang, Thúy hay ông bà ngoại của Hương, Hồng. Dựa vào ảnh hãy nói về
mối quan hệ giữa những người trong hình:
- Ai là con trai, ai là con gái của ông, bà (bố Quang, Thủy là con trai ; mẹ
của Hương, Hồng là con gái).
- Ai là con dâu, ai là con rể của ông, bà (mẹ Quang, Thủy là con dâu; bố
của Hương, Hồng là con rể).
- Ai là cháu ngoại, ai là cháu nội của ông, bà (Quang, Thủy là cháu nội;
Hương, Hồng là cháu ngoại).
Từ bức ảnh trên học sinh có thể vẽ sơ đồ gia đình, họ hàng của bạn:
Ông x bà

Mẹ của Quang, Thủy

Quang

x

Bố của Quang, Thủy

Thủy


Mẹ của Hương, Hồng

Hương

x

Bố của Hương, Hồng

Hồng

9


Với cách đưa hình ảnh minh họa này giúp học sinh nắm vững kiến thức
về mối quan hệ họ hàng để từ đó vận dụng vào cuộc sống thực tế bản thân mình
để có cách xưng hô hợp lý.
* Chủ đề “Tự nhiên” Lớp 1 gồm có 14 bài (từ bài 22 đến bài 35); lớp 2
gồm 3 bài (từ bài 12 đến bài 14); lớp 3 gồm có 3 bài (từ bài 17 đến bài 19) sử
dụng phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học là tranh, ảnh phục vụ bài học. Các
tranh ảnh này có thể sử dụng hoặc có thể thay thế bằng vật thật làm tăng thêm
tính thực tế của đồ dùng dạy học.
Ví dụ ở lớp 3: Bài 17 “ Thế giới thực vật và động vật quanh em ” - Sách
hướng dẫn học TN&XH VNEN trang 3- Tập 2B.
Đối với bài học này chúng ta cho học sinh quan sát tranh các con vật và
nêu một vài đặc điểm giống và khác nhau giữa chúng.
Với cách phân loại các bài học sử dụng phương tiện dạy học là tranh, ảnh
cụ thể như vậy, từ đó lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
phù hợp với từng bài, như vậy thì giờ học đạt hiệu quả cao hơn.
Biện pháp 4: Sử dụng phiếu học tập môn TN&XH .
Trong thực tế, nhiều giáo viên khi dạy chỉ chú trọng đến việc đưa ra

những thiết bị dạy học là hình ảnh minh họa để học sinh tiếp thu kiến thức mới
nhưng lại chưa để ý tới việc cho học sinh thực hành ghi chép lại những kiến thức
đó thông qua hệ thống bài tập thực hành. Người ta hay nói “ Học đi đôi với
hành” là như vậy. Để học sinh có thể ghi nhớ kiến thức thì phiếu học tập là một
công cụ quan trọng giúp giáo viên tiến hành tổ chức hoạt động nhận thức cho
học sinh, đồng thời là cơ sở để học sinh tiến hành ghi chép các hoạt động một
cách tích cực, chủ động. Việc sử dụng phiếu học tập nên được sử dụng trong dạy
kiến thức mới, ôn tập, kiểm tra,...thường được diễn ra theo quy trình sau:
- Giáo viên nêu nhiệm vụ học tập, giao phiếu học tập cho học sinh, tùy theo
hình thức tổ chức dạy học mà giáo viên giao cho mỗi học sinh một phiếu hay mỗi
nhóm một phiếu.
- Tiến hành quan sát, hướng dẫn và giám sát kết quả hoạt động của học sinh.
- Tổ chức cho một số cá nhân hoặc đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc
với phiếu học tập. Hướng dẫn toàn lớp trao đổi, bổ sung hoàn thành phiếu học tập.
Giáo viên có thể yêu cầu học sinh trao đổi chéo nhau để sửa chữa, đánh
giá kết quả phiếu học tập của nhau trên cơ sở các kết luận của giáo viên.
* Thiết kế phiếu học tập:
- Bước 1: Xác định trường hợp cụ thể việc sử dụng phiếu học tập trong bài
dạy học.
- Bước 2: Xác định nội dung, cách trình bày và hình thức thể hiện trong
phiếu học tập. Nội dung của phiếu học tập được xác định dựa vào một số cơ sở
sau: Mục tiêu của bài học, kiến thức cơ bản, phân bổ thời gian, phương pháp và
phương tiện dạy học, môi trường lớp học để xác định nội dung, khối lượng công
việc trong phiếu học tập cho phù hợp.
10


- Bước 3: Viết phiếu học tập: Các thông tin, yêu cầu,... trên phiếu học tập
phải được ghi rõ ràng, ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu. Phần dành cho học sinh
điền các thông tin phải có khoảng trống thích hợp. Cách trình bày phiếu phải

đảm bảo tính khoa học, thẩm mỹ.
* Các loại phiếu học tập:
- Phiếu học tập dành cho hình thức dạy học cá nhân học sinh:
Ví dụ ở lớp 3: Bài 2 “Cần làm gì để cơ quan hô hấp luôn khỏe mạnh” Sách hướng dẫn học (VNEN) Lớp 3 - trang 9 tập 1.
Viết chữ Đ vào
trước câu trả lời đúng, chữ S vào
trước câu trả lời sai
a. Vi khuẩn lao có thể tấn công và gây bệnh đối với những người nào?
 Người khỏe mạnh, có sức đề kháng cao.
 Người ốm yêu, có sức đề kháng kém.
 Người ăn uống thiếu thốn, làm việc quá sức.
 Người hút thuốc lá hoặc người thường xuyên hít phải khói thuốc lá.
b. Người mắc bệnh lao thường có những biểu hiện gì?
 Ho (có thể ho ra máu).
 Sốt nhẹ vào buổi chiều.
 Ăn thấy ngon miệng.
 Người gầy đi.
 Ăn thấy không ngon.
Giáo viên đưa ra phiếu học tập trên cho học sinh làm việc cá nhân, sau đó
đại diện học sinh trình bày kết quả. Học sinh trao đổi phiếu học tập cho nhau để
kiểm tra kết quả. Giáo viên tiểu kết và đưa ra phương án đúng.
Qua phiếu học tập giúp học sinh nắm vững kiến thức về nguyên nhân,
biểu hiện của bệnh lao phổi một cách chủ động và có hiệu quả.
- Phiếu học tập dành cho hình thức thảo luận nhóm:
Ví dụ ở lớp 2: Lớp 2 - Bài 8: “ Trường học của chúng em ” - Sách hướng
dẫn học (VNEN) trang 46.
Hãy điền vào hai cột dưới đây những hoạt động nên và không nên làm để
giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác khi ở trường :
Hoạt động nên tham gia


Hoạt động không nên tham gia

11


Với cách sử dụng phiếu học tập như trên tạo không khí lớp học sôi nổi khi
thảo luận nhóm, học sinh tích cực và chủ động lĩnh hội các kiến thức của bài học.
Biện pháp 5: Sử dụng vật thật khi dạy môn TN&XH :
Sử dụng vật thật môn TN&XH cũng như các môn học khác làm đồ dùng
dạy học sẽ tạo cho học sinh tính ham học hỏi, tò mò, khám phá và tích cực học
tập. Ngoài việc sử dụng tranh ảnh, ta có thể sử dụng vật thật để học sinh được
tận mắt quan sát, được cầm nắm và được ngửi,... Từ đó, giúp học sinh rút ra kiến
thức bài học một cách chính xác và dễ dàng. Trong chương trình môn TN&XH ở
3 lớp hầu hết các bài thuộc chủ đề tự nhiên đều có thể nắm kiến thức từ vật có
thật. Đối với mẫu vật này có ở xung quanh chúng ta mà lại dễ kiếm nên việc sử
dụng hoàn toàn dễ dàng, hiệu quả sử dụng lại cao.
Ví dụ ở lớp 1: Lớp 1 - Bài 23: “ Cây hoa ” SGK trang 48.
Với bài học này, học sinh quan sát thực tế một vài loại cây hoa để từ đó
rút ra được kiến thức của bài một cách dễ dàng dựa vào thực tế.
Từ thực tế các em sưu tầm vật thật các em nhận biết được tên một số cây hoa
và nơi sống của chúng, phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây hoa. Qua đó
giúp các em thấy được ích lợi của việc trồng hoa chăm sóc và bảo vệ hoa.
Ví dụ ở lớp 3: Bài 18 “Thân cây có đặc điểm gì” - Sách hướng dẫn học
(VNEN) trang 9 ( Tập 2).
Phương tiện và đồ dùng dạy học là các loại cây thân mọc đứng (cây xoan,
cây bàng, cây nhãn,...), cây thân leo (dưa chuột, mướp, bí,...), thân bò (cây khoai
lang, cây bí đỏ, cây rau muống,...).
Ở hoạt động 1, nhận biết tên các cây thân mọc đứng, thân leo, thân bò:
Học sinh có thể quan sát cây mình đem đến và thảo luận nhóm cùng với các bạn
để kể tên các loại cây theo yêu cầu trên. Qua đó, học sinh vận dụng tìm được các

loài cây khác trong thiên nhiên theo yêu cầu đề bài. Với cách sử dụng đồ dùng
dạy học là vật thật, ngoài việc học sinh nắm vững kiến thức của bài, còn làm
tăng thêm vốn hiểu biết về thực tế của học sinh.
Ngoài một vài ví dụ trên, chúng ta có thể sử dụng đồ dùng dạy học là vật
thật giúp học sinh tiếp thu bài đạt hiệu quả cao nhất như: Bài lá cây, hoa, quả,
tôm, cua, cá,...
Biện pháp 6: Quan sát thiên nhiên dạy môn TN&XH
Đối với môn TN&XH lớp 1, 2, 3 có rất nhiều bài học có thể sử dụng hình
thức dạy học quan sát thiên nhiên. Vậy việc chúng ta sử dụng phương tiện dạy
học ở đây là gì? Đó chính là quang cảnh thiên nhiên phục vụ cho bài học.
Ví dụ ở lớp 1: Bài 30: Trời nắng, trời mưa; Bài 31: Thực hành quan sát bầu trời
Trong thực tế giảng dạy, không phải bài học nào cũng dùng phương tiện
dạy học là tranh ảnh để đạt hiệu quả cao. Đối với dạng bài này, nhiều giáo viên

12


hay bỏ qua việc cho học sinh quan sát thiên nhiên mà cho học sinh quan sát
tranh để không phải thay đổi hình thức tổ chức dạy học ngoài trời vất vả. Giáo
viên nên nghiêm túc thực hiện tiết dạy ngoài trời hoặc nhất thiết học sinh phải
thực hành quan sát quang cảnh bầu trời để nhận biết khi trời nắng bầu trời cao,
trong xanh, có nhiều mây trắng, có ông mặt trời chiếu sáng; khi trời mưa bầu
trời thấp xuống, có nhiều mây đen, gió làm cành cây nghiêng ngả, có những hạt
mưa rơi... Từ đó, các em có những khái niệm ban đầu về các hiện tượng tự nhiên
và có ý thức mặc các loại trang phục phù hợp để giữ gìn sức khỏe.
Ví dụ ở lớp 2: Bài 12 “ Cây sống ở đâu ” - Sách hướng dẫn học (VNEN)
trang 71.
Ở tất cả các hoạt động của hai bài học này, học sinh đều có thể quan sát
thiên nhiên thực tế để rút ra nội dung bài học: Biết nhiều tên cây, biết về đặc
điểm, lợi ích và môi trường sống của từng loài cây. Từ đó, giáo dục cho học sinh

ý thức bảo vệ cây và chăm sóc cây cho tốt từ những việc làm cụ thể của các em.
Biện pháp 7: Sử dụng phương pháp trò chơi khi dạy học môn TN&XH
Đối với học sinh lớp 1, 2, 3, ở lứa tuổi này các em còn mang tính hồn
nhiên, chưa chú ý cao. Bên cạnh hoạt động học tập chủ đạo thì nhu cầu vui chơi,
giao tiếp với bạn bè rất cao, cần được thỏa mãn. Nếu người giáo viên biết phối
hợp nhịp nhàng giữa nhiệm vụ của hoạt động học với sự thỏa mãn nhu cầu vui
chơi, giao tiếp của các em “Học mà chơi, chơi mà học” thì chúng sẽ hăng hái,
say mê học tập và tất yếu kết quả của việc dạy học cũng đạt tới đỉnh. Đây cũng
là đặc thù của phương pháp dạy học, phương pháp trò chơi.
Sau đây là một số trò chơi có thể áp dụng cho học sinh khai thác nội dung
kiến thức bài học và củng cố nội dung bài:
a. Trò chơi: "Ai nhanh , ai khéo "
Ví dụ ở lớp 1 :Bài 6 “ Chăm sóc và bảo vệ răng ” trang 14, 15 SGK
* Thời gian 5 phút
* Mục đích : Học sinh nhận biết được vai trò của răng để chăm sóc và bảo
vệ răng tốt hơn .
* Cách chơi: Mỗi em chỉ được dùng miệng ngậm que chuyển chiếc vòng
đến cho bạn khác mà không bị rơi thì thắng .
* Luật chơi: Thi đua giữa các tổ hoặc nhóm
* Chuẩn bị : Mỗi học sinh một que và mỗi đội một chiếc vòng có đường
kính cỡ 8 đến 10 cm.
* Cách tiến hành: Lần lượt 2 nhóm lên xếp thành 2 hàng dọc mỗi em trong
nhóm phải ngậm 1 cây que ( ngậm 1 đầu ). Người đứng đầu của mỗi nhóm ngậm
1 cây que có treo 1 vòng tròn. Khi có lệnh hô bắt đầu của mỗi nhóm thì người
ngậm que có treo vòng lần lượt chuyển chiếc vòng đó cho người thứ hai và
người thứ hai tiếp tục chuyển vòng cho người tiếp theo bằng cây que ngậm trên

13



miệng đến người cuối cùng. Nhóm nào chuyển vòng nhanh mà không rơi thì
nhóm đó thắng .
Kết thúc cuộc chơi : Giáo viên tuyên dương nhóm thắng và nêu ý nghĩa của
việc nhằm nhận biết được răng của bạn nào chắc và khỏe hơn . Muốn vậy chúng
ta cần phải chăm sóc và bảo vệ răng thật tốt.
b. Trò chơi: Đóng vai – kể tên về sự vật
Ví dụ ở lớp 2: Bai 12 “ Cây sống ở đâu ” – Sách hướng dẫn học TN&XH
VNEN trang 71.
* Mục tiêu: Học sinh biết mượn lời của sự vật để mô tả, giới thiệu về cây
mình đã và đang được quan sát. Từ đó, khái quát ra đặc điểm và ích lợi của từng
loại cây.
* Cách chơi: Giáo viên yêu cầu HS quan sát tranh (ảnh, vật thật). Hãy đóng
vai: Mượn lời sự vật vừa quan sát để nói về sự vật đó.
* Luật chơi: Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm chơi A, B, C. HS 1 của nhóm
A nói lời giới thiệu, mô tả sự vật mình quan sát sẽ chỉ định cho 1 HS ở nhóm B
nói tiếp. HS đó nói xong được quyền chỉ định HS 1 của nhóm C nói, cứ như thế
cho đến hết lượt của ba nhóm. Nếu HS nào không nói được thì nói câu “Em cần
sự trợ giúp của cô giáo”. Giáo viên gợi mở giúp học sinh mô tả tiếp. Mỗi lần 1
nhóm có 1 học sinh cần sự trợ giúp của giáo viên thì nhóm đó bị trừ 1 điểm.
Nhóm nào nhiều điểm trừ hơn thì nhóm đó thua cuộc.
Ví dụ ở lớp 3 : Dạy bài 21 “Hoa và Quả” - Sách hướng dẫn học TN&XH
trang 25 tập 2.
Sau khi giáo viên giới thiệu vào bài 21: Hoa và Quả. Giáo viên yêu cầu
học sinh quan sát tranh, ảnh hoặc quả thật mà em vừa đem tới. Sau đó các em
hãy đóng vai, mượn lời quả đó để mô tả, giới thiệu về màu sắc, hình dạng, mùi
vị của quả mà em quan sát được.
Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm và điều khiển cuộc chơi: 1 HS ở nhóm A
đứng dậy và nói: Tôi sinh ra vào mùa hè, thân hình nhỏ bé tròn như viên bi.
Nhưng sau lớp vỏ màu nâu mỏng, tôi có lớp cùi trắng vừa ngọt lại vừa bùi và
lớp trong cũng là hạt đen huyền, óng ánh. Bạn có thấy tôi vừa ngọt và vừa thơm

không? Tôi là quả nhãn.
Khi HS của nhóm A nói xong được phép chỉ định 1 HS ở nhóm B “nói về
mình” như: Tớ vừa tròn như cậu nhưng tớ to hơn cậu rất nhiều. Ngoài vị ngọt và
thơm ra, tớ còn có màu sắc rất đẹp. Trong đỏ, ngoài xanh. Tớ là quả dưa hấu mà
mùa hè các cậu hay dùng đấy. Học sinh cứ tiếp tục chơi cho đến hết lượt.
Lưu ý: Trong trò chơi này giáo viên tôn trọng tuyệt đối sự tự giới thiệu về
sự vật của học sinh. Cho dù học sinh đó nói không hoàn toàn đúng về mùi vị hay
kích thước thì khi chốt kiến thức giáo viên mới sửa sai cho học sinh.
c. Trò chơi: Từ nào đây?
* Mục tiêu: Cung cấp một số kiến thức vể Mặt trăng, ngày và đêm trên Trái
đất; hoặc năm, tháng và mùa.
14


* Chuẩn bị: Giáo viên chép sẵn 1 đoạn văn hoặc câu văn đã điền sẵn sự
việc cần giới thiệu lên bảng, các sự vật được che lại bởi các thẻ có đánh số 1, 2,
3, 4. Các sự vật cần điền chép sẵn vào bảng phụ.
* Cách chơi: Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn các sự vật lên bảng. Giáo
viên nêu yêu cầu: Từ nào đây? Là trò chơi mà các em có nhiệm vụ chọn các từ
điền vào chỗ trống cho phù hợp nghĩa.
* Luật chơi: Học sinh đọc thầm nội dung đoạn cần tìm hiểu. Khi có hiệu
lệnh bắt đầu, học sinh sẽ ghi nhanh từ tương ứng với số thứ tự chỉ vị trí trong
đoạn vào bảng con. Sau thời gian 2 phút, giáo viên hô hết giờ. Tiếp đó giáo viên
giúp học sinh tự làm trọng tài cho mình bằng cách bỏ các thẻ đánh số ra. Mỗi
khi bỏ một thẻ, học sinh đọc đồng thanh từ tương ứng. Giáo viên khen những
học sinh có đáp án đúng. Sau khi chơi, giáo viên thu kết quả chơi và phát vấn
tìm hiểu nội dung đoạn điền đó.
* Trò chơi được sử dụng cho các bài sau:
+ Bài 25: Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng - Sách hướng dẫn học TN&XH
lớp 3 trang 51 tập 2.

+ Bài 26: Vì sao có ngày và đêm trên Trái Đất - Sách hướng dẫn học TN &XH
lớp 3 trang 58 tập 2.
+ Bài 27: Vì sao có năm, tháng và mùa? - Sách hướng dẫn học TN&XH
lớp 3 trang 64 tập 2.
* Một số lưu ý khi sử dụng phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học
môn Tự nhiên và Xã hội.
- Sử dụng phương tiện dạy học phải phù hợp với nội dung, phương pháp
và hình thức tổ chức dạy học.
- Không quá lạm dụng đồ dùng dạy học làm mất đi tác dụng của đồ dùng
dạy học.
- Đồ dùng dạy học vừa phải, không quá to hoặc quá bé làm mất đi tính
khoa học của đồ dùng.
- Trước khi sử dụng một đồ dùng, giáo viên phải hiểu hết cách sử dụng và
ý đồ khi sử dụng cho từng nội dung bài học.
- Phương tiện, đồ dùng dạy học phải đẹp mắt, rõ ràng, sinh động, kèm
theo các đoạn văn bản, giọng nói nhạc đệm,… tác động đồng thời hoặc kế tiếp
nhau lên các giác quan giúp cho học sinh tự thao tác: Tay làm, mắt thấy, tai
nghe, trí óc suy nghĩ,…trong giờ học và luyện tập. Nhờ đó dễ dàng hiểu rõ, nắm
vững kiến thức.
- Sử dụng phần mềm, giáo viên cần lựa chọn các tài liệu trực quan cho
từng phần của bài học thuận tiện trong việc giảng dạy.
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

15


Qua gần một năm thực hiện thử nghiệm trên 3 lớp 1Xầy, 2Xầy, 3Xầy
trong năm học 2017 - 2018, kết quả đánh giá xếp loại môn học học kỳ 2 năm
học 2017 - 2018 đạt được như sau:
Xếp loại học lực môn kì II năm học 2017-2018

Lớp

Sĩ số

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

Số
lượng

Tỉ lệ

Số
lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

1Xầy

18

8


44,4 %

10

55,6 %

0

0%

2Xầy

24

11

46 %

13

54 %

0

0%

3Xầy

25


12

48,8 %

13

52,2 %

0

0%

Qua kết quả đánh giá xếp loại cuối kì II của 3 lớp trên, ta có thể so sánh rõ
ràng kết quả của cả 3 lớp năm nay hoàn toàn có sự thay đổi lớn nhờ những biện
pháp mà bản thân tôi đã áp dụng trong quá trình dạy học môn TN&XH. Số
lượng học sinh được xếp loại “Hoàn thành tốt” đạt cao, không còn học sinh
“Chưa hoàn thành” ngay tại thời điểm cuối kì II.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Việc sử dụng phương tiện dạy học phù hợp vào dạy học môn TN&XH ở
Tiểu học đã mang lại thành công bước đầu trong công tác đổi mới phương pháp
giảng dạy. Với phương pháp mới này, người thầy không còn giữ vai trò trung
tâm mà chuyển sang vai trò là người hướng dẫn học sinh khám phá và tiếp nhận
kiến thức.
Dùng phần mềm, giáo viên có sẵn những bài giảng điện tử nên tiết kiệm
được thời gian chuẩn bị bài ở nhà cũng như chuẩn bị những đồ dùng dạy học
cho một tiết TN&XH nên đã khắc phục được tình trạng dạy chay hay dạy thiếu
đồ dùng. Hiệu quả bài giảng đạt hiệu quả cao vì giáo viên có thể chỉnh sửa giáo
án cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Giáo viên có nhiều thời gian
để giảng bài, đồng thời có thể linh hoạt tổ chức cho học sinh học nhóm, kết hợp

học tập hay tổ chức trò chơi.
Về phía học sinh, qua việc được tiếp cận nhiều đồ dùng học tập thông qua
các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau giúp học sinh phát huy
tính tích cực, chủ động trong học tập.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
Hàng năm UBND huyện, Phòng GD&ĐT cần bổ xung các thiết bị giáo
dục mà nhà trường không có khả năng trang bị để thay thế các thiết bị đã hư
hỏng.
Địa phương cần đầu tư kinh phí xây dựng CSVC nhà trường theo hướng
kiên cố hóa – hiện đại hóa.
16


Nhà trường cần làm tốt hơn nữa công tác XH hóa giáo dục, vận động các
tổ chức đoàn thể đầu tư cho giáo dục.
Trên đây là những điều mà tôi đã nghĩ và đã làm về: “Sử dụng thiết bị,
phương tiện và đồ dùng dạy học dạy môn TN & XH khối 1,2,3 ”. Vì thời gian
cũng như kinh nghiệm có hạn, nên không thể tránh khỏi những sai sót trong khi
thực hiện sáng kiến kinh nghiệm. Rất mong được sự góp ý, bổ xung của các
đồng chí và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Quan Sơn, ngày 10 tháng 4 năm 2018
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
……………………………………………………….
………………………………………………………..

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,

không sao chép nội dung của người khác

Người viết

Mai Thị Vân

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. [1]- Tham khảo về khái niệm phương tiện dạy học :
/>2. Sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội lớp 1 - Nhà xuất bản giáo dục năm 2014.
3. Tài liệu hướng dẫn học TN & XH lớp 2 - Nhà xuất bản giáo dục năm 2013.
(sách thử nghiệm).
4. Tài liệu hướng dẫn học TN & XH lớp 3 tập 1, tập 2 - Nhà xuất bản giáo dục
năm 2013. (sách thử nghiệm).
.............


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO
HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Mai Thị Vân
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường TH Trung Hạ.

TT

1.


Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)

Hướng dẫn học sinh lớp 4 so Phòng
sánh phân số
GD&ĐT
huyện Quan
Sơn
2. Rèn kĩ năng viết văn kể Phòng
chuyện cho học sinh lớp 4
GD&ĐT
huyện Quan
Sơn
3.

Một số giải pháp nâng cao kĩ Phòng
năng viết văn miêu tả cho GD&ĐT
học sinh lớp 5
huyện Quan
Sơn

Kếtquả
đánh giá
xếp loại
(A,B,
hoặc C)


Năm học
đánh giá xếp
loại

C

2007-2008

B

2010-2011

B

2013 - 2014



×