Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

skkn một số PHƯƠNG PHÁP dạy học NHẰM TÍCH cực hóa HOẠT ĐỘNG học tập của học SINH ở môn TOÁN lớp 4 THEO CHƯƠNG TRÌNH VNEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.04 MB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN QUAN SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
NHẰM TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA
HỌC SINH Ở MÔN TOÁN LỚP 4 THEO CHƯƠNG
TRÌNH VNEN

Người thực hiện: Ngân Thị Hoa
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Trung Hạ
SKKN thuộc lĩnh vực: Môn Toán

THANH HÓA NĂM 2018

1


MỤC LỤC
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
2. 2. Nghiên cứu thực trạng


+Sơ lược đặc điểm của nhà trường
* Đặc điểm chung
* Thuận lợi
* Khó khăn
2.3. Các biện pháp
2.3.1. Biện pháp thứ nhất
2.3.2. Biện pháp thứ hai
2.3.3. Biện pháp thứ ba
2.3.4. Biện pháp thứ tư
2.4. Hiệu quả đạt được trong học kì 1
3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1.Kết luận
3.2. Kiến nghị

Trang
1
2
2
3
3
4
5
5
5
5
5
6
7
8
8

9
9
10
10
12
12
14

2


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Toán học có vị trí rất quan trọng phù hợp với cuộc sống thực tiễn đó
cũng là công cụ cần thiết cho các môn học khác và để giúp học sinh nhận
thức thế giới xung quanh, để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn. Khả
năng giáo dục nhiều mặt của môn toán rất to lớn, nó có khả năng phát triển
tư duy lôgic, phát triển trí tuệ. Nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyện
phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn
đề có suy luận, có khoa học toàn diện, chính xác, có nhiều tác dụng phát
triển trí thông minh, tư duy độc lập sáng tạo, linh hoạt..., góp phần giáo dục
ý trí nhẫn nại, ý trí vượt khó của học sinh.
Trong chương trình học ở bậc Tiểu học, môn Toán có thời lượng rất lớn chính
vì thế việc sử dụng phương pháp dạy học như thế nào để tránh cho các em thấy
nhàm chán bộ môn Toán là một điều vô cùng quan trọng. Việc sử dụng phương pháp
dạy học nào tùy thuộc vào mục đích và khả năng sử dụng của người dạy và học, tùy
thuộc vào hoàn cảnh dạy học cụ thể. Trong thực tiễn không một giáo viên có kinh
nghiệm nào lại sử dụng đơn điệu một phương pháp trong hoạt động dạy học của
mình. Để dạy một tiết Toán hay, có chất lượng, thu hút, lôi cuốn học sinh, bắt học
sinh phải tích cực trong hoạt động chiếm lĩnh tri thức của mình thì người giáo viên

phải biết phối hợp các PPDH một cách linh hoạt, sáng tạo.
Như vậy, trong dạy học nói chung và dạy học Toán ở Tiểu học nói riêng giáo
viên phải biết kết hợp các PPDH vào tiết dạy. Không được xem nhẹ một phương
pháp nào, mỗi PPDH có những mặt tích cực và hạn chế riêng, không nên tuyệt đối
hóa một PPDH nào. Để tổ chức hoạt động dạy học hiệu quả, giáo viên cần biết cách
lựa chọn, sử dụng ưu thế của từng PPDH phù hợp với mục tiêu, nội dung ở từng loại
bài học, ở từng lớp học, ở từng giai đoạn dạy học nhằm phát huy tối đa tính tích cực,
chủ động sáng tạo của học sinh. Đối với môn Toán ở tiểu học, nếu mỗi giáo viên
chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong sách giáo khoa, trong
các sách hướng dẫn và thiết kế bài dạy một cách rập khuôn, máy móc thì sẽ làm
cho học sinh học tập một cách thụ động. Điều đó sẽ khiến cho việc học tập của
học sinh diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập không cao. Nó là một
trong những nguyên nhân gây cản trở việc đào tạo các em thành những con
người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra
hàng ngày.
Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học
môn toán ở bậc tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo
của học sinh. Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em
bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Muốn đạt được
mục tiêu chương trình đề ra, trước hết giáo viên phải nắm vững mục tiêu, nội
dung, khả năng có thể khai thác trong từng bài. Điều quan trọng là giáo viên
phải xây dựng những phương pháp huy động tính tích cực của học sinh trong
3


hoạt động học để các em nắm chắc và vận dụng thành thạo các nội dung trong từng
bài, góp phần phát triển năng lực tư duy và năng lực thực hành của học sinh.
Để giúp các em học sinh có thể chủ động chiếm lĩnh tri thức thông qua
hoạt động học tập của mình. Từ thực tiễn dạy học tôi đã tiến hành nghiên cứu:
“Một số phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học

sinh ở môn Toán lớp 4 theo chương trình VNEN”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn giảng dạy phân môn hướng dẫn
học Toán ở trường Tiểu học Trung Hạ. Chỉ ra thực trạng và nguyên nhân nhằm
xác định phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; tích cực hóa hoạt động học
tập của học sinh ở môn Toán lớp 4.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận trong dạy học Toán ở Tiểu học.
- Khảo sát thực trạng dạy môn Toán tại trường Tiểu học Trung Hạ - Quan
Sơn – Thanh Hóa.
- Đề xuất và bổ xung một số phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt
động học tập của học sinh ở môn Toán lớp 4.
- Sáng kiến này áp dụng giảng dạy ở khối lớp 4.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1. Nhóm phương pháp lý luận:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu, nghiên cứu những tài liệu có
liên quan: Những quan niệm, xu hướng, kinh nghiệm dạy học, những quan điểm
đổi mới giáo dục tiểu học và giảng dạy môn Toán lớp 4.
1.4.2. Nhóm phương pháp thực tiễn:
- Khảo sát tình hình học sinh lớp 4Bá
- Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên Toán 4
1.4.3. Nhóm phương pháp bổ trợ:
- Tìm hiểu thực trạng, kinh nghiệm tính chất dạy học Toán 4.
- Kiểm tra giả thuyết bằng thực tế dạy học.
- Phân tích rõ, đối chiếu số liệu để rút ra những kết luận cần thiết.
- Lập bảng biểu số lượng học sinh

4



2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận:
Môn Toán ở Tiểu học có nhiệm vụ giúp học sinh hình thành hệ thống các
kiến thức cơ bản, có nhiều ứng dụng trong đời sống về các số tự nhiên, các số
thập phân, phân số, các đại lượng cơ bản, và một số yếu tố hình học. Học sinh
biết cách đọc, viết, so sánh các số tự nhiên, phân số, số thập phân. Biết thực
hành tính nhẩm, tính viết về bốn phép tính với các số tự nhiên, số thập phân, số
đo các đại lượng.
Trong quá trình học tập học sinh được trao đổi, tìm hiểu và vận dụng
vào thực hành, học sinh được phát huy "Tính tự giác tích cực học tập" và
"tích cực hóa hoạt động học tập". Tính tự giác và sự tích cực học tập của học
sinh vốn được xem là nguyên tắc quan trọng của hoạt động giáo dục. Theo đó,
việc dạy học luôn luôn phải chú ý tới vai trò tham gia chủ động, tích cực và sáng
tạo của người học. Nguyên tắc này đòi hỏi mọi hứng thú năng lực cá nhân của
học sinh phải được tôn trọng và phát huy triệt để nhằm giúp các em tự nổ lực
nắm tri thức, vận dụng kĩ năng một cách hiệu quả nhất.
"Tích cực hóa hoạt động học tập" lại là mặt khác của vấn đề nhìn
nhận vai trò của người học, nó thể hiện việc chịu tác động từ "ngoại lực"
nhằm giúp học sinh giảm thiểu những hiện tượng thụ động, trở ngại của
bản thân trong tiếp nhận tri thức để nâng cao chất lượng, kết quả học tập.
Tác động từ "ngoại lực" chính là thông qua vai trò hỗ trợ, dẫn dắt, động
viên của giáo viên.
2.2. Thực trạng vấn đề:
2.2.1. Chương trình sách hướng dẫn học:
Trong chương trình môn hướng dẫn học Toán lớp 4, ở tập 1A, 1B chủ yếu
tập trung vào bổ sung, hoàn thiện, tổng kết, hệ thống hóa, khái quát hóa về số tự
nhiên và dãy số tự nhiên, các phép tính và một số tính chất, dấu hiệu chia hết. Ở
tập 2A, 2B tập trung vào dạy phân số, một số dạng về hình học, tỉ số...
Nội dung chương trình toán lớp 4 gồm 6 chương:
 Phần I: Số tự nhiên, bảng đơn vị đo khối lượng.

 Phần II: Bốn phép tính với các số tự nhiên. Hình học
 Phần III: Dấu hiệu chia hết cho 2,5,3,9. Giới thiệu hình bình hành
 Phần IV: Phân số - các phép tính với phân số. Giới thiệu hình thoi.
 Phần V: Tỉ số - Một số bài toán liên quan đế tỉ số. Tỉ lệ bản đồ.
 Phần VI: Ôn tập.
2.2.2. Những hạn chế, khó khăn.
- Về phía giáo viên:
5


Trong quá trình dạy học giáo viên chưa thực sự nhiệt tình trong việc đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Tổ
chức các hình thức dạy và học chưa phong phú và phù hợp với từng đối tượng học
sinh. Do vậy, chưa lôi cuốn được sự tập trung chú ý nghe giảng của học sinh. Từ
đó dẫn đến tình trạng dạy học chưa trọng tâm, kiến thức cũng dàn trải.
Việc sử dụng đồ dùng dạy học còn hạn chế. Một số giáo viên chỉ vẽ
hình và cho học sinh quan sát, tìm kiến thức mới trên hình: Không cho các
em thao tác và như thế các em chỉ huy động được giác quan thị giác ( nhìn
lên bảng ) và thính giác ( nghe cô giảng bài ). Một số giáo viên ít dành thời
gian nghiên cứu, chuẩn bị hay chuẩn bị đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết
dạy thêm phong phú dẫn tới việc tiếp thu bài môn Toán chưa cao.
- Về phía học sinh:
Qua giảng dạy tôi thấy một số học sinh chưa nhận thức đúng vai trò của môn
Toán. Các em chưa ý thức được nhiệm vụ của mình, chưa chịu khó, tích cực tư duy
suy nghĩ tìm tòi nội dung kiến thức mới và vận dụng thực hành. Ví dụ: Khi học
xong các cách giải toán về phân số các em thường lúng túng, nhầm lẫn các bước
thực hiện phép công phân số: cộng hai phân số cùng mẫu số cũng quy đồng rồi
cộng tử số, có khi nhân phân số các em cũng quy đồng…mặc dù khi học xong bài
mới, ở lớp các em vân dụng làm bài rất tốt, nhưng khi làm luyện tập chung lại quên
các bước, các quy trình cộng phân số, tinh thần hợp tác học tập chưa cao, nhiều em

cũng chưa tự tin, học thụ động. Trong khi gia đình lại không quan tâm nên việc tự
học của các em cho dù đã được giáo viên hướng dẫn hỗ trợ rất kĩ nhưng chưa thể
đáp ứng được được yêu cầu. Đối tượng học sinh trong mỗi lớp không đồng đều,
một số học sinh chưa hoàn thành yêu cầu.

Một tiết học toán của lớp 4Bá
6


Kết quả khảo sát môn toán khi chưa áp dụng các phương pháp:
Tổng số
học sinh
15

Hoàn thành
Tốt

Chưa

Hoàn thành

( 9 - 10 )

(7 - 8)

hoàn thành

(5 - 6)

( Dưới 5 )


SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

1

6,6%

4

26,4%

8

53,8%

2


13,2%

2.3. Các giải pháp:
2.3.1. Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong phương pháp dạy
học vấn đáp kết hợp với một số phương pháp DH khác trong hình thành tri
thức mới.
Học sinh học tập theo nhóm, giáo viên tổ chức cho các nhóm tự nghiên
cứu và tìm ra cách thực hiện.
Ví dụ trong bài: “Phép nhân phân số”. Hình thành phép tính nhân của 2
phân số

3
2
3
2
và . Hình thành phép tính nhân của 2 phân số và cho học sinh
4
5
4
5

là một vấn đề mới. Nếu giáo viên chỉ giới thiệu quy tắc tính sau đó áp dụng vào
luyên tập thì không phát huy được tính tích cực, tư duy, sáng tạo của học sinh.
Nhóm trưởng điều hành cho các bạn hoạt động theo các bước ví dụ:
- Hãy tính

3
2
của .

4
5

- Hãy phân tích
Ta có:

2
thành tổng của 4 phân số bằng nhau?
5

2
8
2
2
2
2
2× 4
=
=
=
+ + + .
5× 4
5
20 20 20 20 20

- Từ kết quả trên, học sinh nhận biết và so sánh
Ta có:

3
2

của là bao nhiêu?
4
5

3
2
2
2
2
6
của là
+ +
=
.
4
5
20 20 20
20

- HS so sánh

3
2
6
2×3
2×3
với kết quả của ? (
=
).
4×5

4×5
4
5
20

Kết luận: Ta nói tích của

3
2
6
3
2
6
3× 2
với
=
. Viết × =
=
.
4×5
4
5
20
4
5
20

Học sinh tự rút ra công thức tổng quát:

a

c
a×c
×
=
và từ công thức
b×d
b
d

tổng quát nêu quy tắc nhân hai phân số, sau đó tổ chức: luyện tập, củng cố.

7


2.3.2. Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong PP phát hiện và
giải quyết vấn đề, kết hợp với PPDH khác để tổ chức hoạt động dạy học:
Ví dụ trong bài: “ Phép cộng phân số ” ( tiếp theo ).
Bài toán: “ Có một băng giấy màu, bạn Linh lấy
lấy

1
băng giấy, bạn Bình
2

1
băng giấy. Hỏi cả 2 bạn lấy bao nhiêu phần băng giấy màu? ” (hướng dẫn
3

học Toán 4 trang 60 tập 2A ).
Sau khi học xong học sinh biết cách cộng hai phân số khác mẫu số và rèn

luyện kỹ năng tính toán cho học sinh.
Hướng dẫn giải như sau:
+ Muốn tìm số phần băng giấy của 2 bạn Hà và An đã lấy, cần thực hiện
phép tính gì? ( phép cộng:

1
1
+ ).
2
3

Như vậy, việc yêu cầu học sinh tính tổng hai phân số khác mẫu số là một
tình huống gợi vấn đề, là một yêu cầu nhận thức mà học sinh chưa thể giải quyết
được bằng vốn kiến thức và kinh nghiệm sẵn có của mình (học sinh chỉ mới biết
tính tổng hai phân số có cùng mẫu số).
Tuy nhiên nếu học sinh chịu khó suy nghĩ hoặc được giáo viên hướng
dẫn tìm cách biến đổi để đưa hai phân số đó cho thành hai phân số có cùng
mẫu số (Quy đồng mẫu số) thì học sinh có thể giải quyết vấn đề kết hợp với
PPDH vấn đáp để tổ chức hoạt động dạy học hình thành phép cộng 2 phân số
khác mẫu số.
2.3.3. Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong PPDH hợp tác
theo nhóm nhỏ và kết hợp với PPDH khác để tổ chức hoạt động dạy học
nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo, hợp tác của học sinh.
Mục tiêu, nội dung bài học yêu cầu hình thành tri thức mới cho học sinh.
Tri thức mới đó cần có sự kiểm nghiệm kết quả qua nhiều học sinh khác nhau,
cần có sự phát hiện, đóng góp trí tuệ. Tập thể học sinh cần phải đo đạc, thu thập
các số liệu điều tra thống kê.
Ví dụ bài: Diện tích hình thoi.
Yêu cầu tính diện tích hình thoi ABCD, khi biết 2 đường chéo AC = m,
BD = n (hình a)

- Để tìm công thức tính diện tích hình thoi theo độ dài 2 đường chéo, học
sinh có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau:
* Cách 1: Cắt hình tam giác AOD và hình tam giác COD rồi ghép với
hình tam giác ABC để được hình chữ nhật AMNC (hình b).
Ta có: Diện tích( hình thoi ABCD) = diện tích ( hình chữ nhật AMNC )
8


=

m×n
.
2

* Cách 2: Cắt hình tam giác COB và hình tam giác COD rồi ghép với
hình tam giác ABC để được hình chữ nhật MNBD (hình c).
m×n
.
2
A

Ta có: Diện tích ( hình thoi ABCD ) = diện tích (hình chữ nhật MNBD) =
M

B
n
OO
O

m


B

N

B

M

D

C
A

C

D

( Hình a )

N

( Hình b )

( Hình c )

Do đó để kiểm nghiệm kết quả, phát huy tính chủ động sáng tạo và tinh
thần hợp tác của học sinh. Giáo viên yêu cầu học sinh hợp tác theo nhóm nhỏ để
tổ chức hoạt động dạy học.
2.3.4. Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong việc giải các bài

toán là cơ sở giải loại toán sắp học.
Giải các bài toán có tính chất chuẩn bị này, học sinh có thể tính ra được
kết quả dễ dàng nhằm tạo điều kiện cho các em tập trung suy nghĩ váo các mối
quan hệ toán học và các từ mới chứa trong đầu bài toán:
Ví dụ 1: Để chuẩn bị cho việc học loại toán: “Tìm 2 số biết tổng và tỉ số
của 2 số đó”. Có thể cho học sinh giải bài toán sau: “ Cô có 30 bút chì, chia
thành 3 phần bằng nhau. Bạn nam được 1 phần, bạn nữ được 2 phần. Hỏi bạn
nam được mấy bút chì?”.
Ví dụ 2: Để chuẩn bị cho việc học loại toán: “Tìm 2 số biết tổng và hiệu
của 2 số đó”. Có thể cho học sinh giải bài toán sau: “Hai bạn Nam và Hùng có
tất cà 15000 đồng, Nam có nhiều hơn Hùng 5000 đồng. Hỏi mỗi bạn có bao
nhiêu tiền?”.
- Tổ chức cho học sinh làm việc trên đồ dùng học tập theo nhóm:
+ Các nhóm cùng lấy 15 que tính (tượng trưng cho 15.000 đồng ).
Chia que tính làm 2 phần, phần lớn là số tiền của Nam, phần nhỏ là số tiền
của Hùng.
+ Nam nhiều hơn Hùng 5000 đồng. Vậy lấy 5 que tính cho Nam trước rồi
chia đôi phần còn lại. Học sinh lấy 5 000 đồng cho Nam trước (đặt 5 que tính
vào phần lớn).
Số tiền còn lại : (15 000 – 5 000 = 10 000 đồng ).
Chia đều số tiền cho 2 bạn, mỗi bạn được : ( 10 000 : 2 = 5 000 đồng ).
9


Bỏ vào hai phần mỗi phần 5 000 đồng ( 5 que tính )
Vậy Hùng được số tiền : ( 5 000 đồng ).
Nam được số tiền : ( 5 000 + 5 000 = 10 000 đồng ).
Học sinh thực hiện vẽ sơ đồ và giải bài toán.
2.3.5. Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong việc giải các bài
toán phát huy tính trực quan cụ thể trong tư duy của học sinh.

Để giải được các bài toán này giáo viên cần triển khai các hoạt động mang
tính chất thực tiễn, học sinh phải được thao tác trên đồ dùng trực quan. Từ đó
các em sẽ tự phát hiện và tự giải quyết nhiệm vụ bài học.
Ví dụ: Trong bài “Phép cộng phân số”.
Để hình thành phép cộng hai phân số có mẫu số bằng nhau, các nhóm học
sinh cùng thực hành trên băng giấy
– Chia băng giấy thành 8 phần bằng nhau, bằng cách gấp đôi ba lần theo
chiều ngang:
+ Tô màu vào

3
băng giấy
8

+ Tô màu vào

2
băng giấy
8

Nhìn vào băng giấy học sinh dễ nêu được hai lần đó tô màu được

5
băng
8

giấy.
Học sinh nêu:

3

2
3+ 2
5
+ =
= .
8
8
8
8

Kết luận: Nêu được cách cộng hai phân số bằng cách lấy tử số cộng với
nhau và giữ nguyên mẫu số.
2.3.6. Khi dạy thực hành luyện tập giáo viên cần lưu ý giúp mọi học
sinh đều tham gia vào hoạt động thực hành, luyện tập theo khả năng của
mình, bằng cách:
- Cho các em làm các bài theo thứ tự trong sách hướng dẫn học Toán 4,
không bỏ bài nào, kể cả bài dễ, bài khó.
- Không bắt học sinh chờ đợi nhau trong khi làm bài. Làm xong chuyển
sang bài tiếp theo. Học sinh làm hết trong sách hướng dẫn học, giáo viên cho
học sinh làm tiếp bài tập nâng cao hơn mà giáo viên đã chuẩn bị.
- Ví dụ: Khi dạy bài : “ Tính bằng cách thuận tiện nhất ”
-

3
6
8
3
6
8
3

14
20
+
+
= +(
+
)= +
=
5
10
10
5
10
10
5
10
10
10


Có thể một số em vẫn thực hiện theo thứ tự của các phép tính trong biểu
thức, ra kết quả đúng nhưng chưa nhanh và chưa hợp lí. Giáo viên nên hướng
dẫn học sinh các tính chất đã học của phép cộng để tìm ra cách giải thuận tiện.
Hoặc trong bài luyện tập của phép nhân thì giáo viên phải dẫn dắt học
sinh nhớ lại kiến thức đó học đó là:
 Tính chất giao hoán của phép nhân.
 Tính chất kết hợp của phép nhân.
 Tính chất nhân một số với một tổng (Hoặc một tổng nhân với một số).
 Tính chất nhân một hiệu với một số (Hoặc một số nhân với một hiệu).
Học sinh phải vận dụng nhanh các tính chất này vào giải toán: Khi nào

vận dụng tính chất này, khi nào vận dụng tính chất kia:
Ví dụ: 2 × 10 + 10 × 5 = 10 × ( 2 + 5 ) = 10 × 10 = 20 ( Áp dụng tính
chất nhân một số với một tổng )

GV quan sát hỗ trợ dẫn HS trong tiết Toán
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục

11


Qua quá trình giảng dạy, áp dụng các phương pháp dạy học nhằm tích
cực hóa hoạt động của học sinh, tôi nhận thấy học sinh lớp tôi hứng thú học
tập. Các em mạnh dạn tự tin, các nhóm phối hợp và hoàn thành tốt nội dung
kiến thức theo bài học. Học sinh hứng thú học tập, chất lượng học tập môn
toán được nâng lên một cách rõ rệt. Trong các tiết học, học sinh chiếm lĩnh
kiến thức mới và giải quyết các vấn đề gần gũi với đời sống. Sự tiến bộ của
các em biểu hiện cụ thể qua kết quả như sau:
Kết quả khảo sát sau khi đã vận dụng các phương pháp
Tông số
HS

Hoàn thành
Tốt

(7 - 8)

( 9 - 10 )
15

Chưa


Hoàn thành

hoàn thành

(5 - 6)

( Dưới 5 )

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

6

35,6%

7


46,6%

3

17,8 %

0

0

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Trên đây là một số PPDH giúp học sinh học tốt môn Toán trong chương
trình Tiểu học nói chung và chương trình Toán lớp 4 nói riêng. Trong suốt thời
gian qua bản thân tôi đó nghiên cứu, vận dụng vào thực tế giảng dạy và chất
lượng học tập của học sinh đó nâng lên rõ rệt. Các em có hứng thú, tự tin khi
học Toán. Đối với tôi, cách dạy trên đó góp phần không nhỏ vào việc dạy học
và giáo dục các em, những mầm non tương lai của đất nước.
Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này sẽ không
tránh khỏi những mặt hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong được sự giúp đỡ,
đóng góp ý kiến quý báu của cấp trên và đồng nghiệp để đề tài này được hoàn
thiện và đạt kết quả cao hơn, đồng thời được áp dụng rộng rãi trong việc dạy học
môn Toán ở Tiểu học.
3.2. Kiến nghị:
Qua việc nghiên cứu đề tài: Kinh nghiệm dạy chuyên đề số học lớp 4 theo
hướng phân hoá học sinh, chúng tôi đề xuất một số ý kiến như sau:
- Đối với phòng GD&ĐT: Tăng cường tập huấn cho giáo viên các phương
pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.
- Về phía giáo viên: Tăng cường nghiên cứu để đổi mới phương pháp dạy học.

Vì khả năng có hạn nên bài viếc không sao tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất
mong có sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, giúp cho bài giảng của tôi
12


ngày càng hoàn thiện hơn, kiến thức dày hơn, trình độ chuyên môn vững vàng
hơn để đào tạo thế hệ mới trở thành những con người hữu ích cho đất nước.
Tôi cũng mong các cấp lãnh đạo ngành tổ chức cho chúng tôi học tập
những kinh nghiệm của các đồng nghiệp để bồi dưỡng chuyên môn cho chúng
tôi, đồng thời đầu tư thêm về cơ sở vật chất như máy tính, máy chiếu…
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Trung Hạ, ngày 20 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Ngân Thị Hoa

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách hướng dẫn, tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Toán 4
2. Giáo trình phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học - Nhà xuất bản Đại
học Sư phạm năm 2009. Nhóm tác giả: Đỗ Trung Hiệu - Đỗ Đình Hoan - Vũ
Dương Thuỵ - Vũ Quốc Chung.
3. Giáo trình thực hành phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học - Nhà xuất bản
Đại học Sư phạm. Tác giả: Trần Ngọc Lan

4. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học
- Lớp 4. Nhà xuất bản Giáo dục năm 2009.

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Ngân Thị Hoa
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên- Trường Tiểu học Trung Hạ
TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá Kết quả
xếp loại
đánh giá
(Phòng, Sở,
xếp loại

Năm học
đánh giá xếp
loại
14


Tỉnh...)
1.

“Kinh nghiệm giúp học sinh
học tốt phân môn chính tả ở

lớp 3”

2.

“ Một số giải pháp rèn kĩ
năng đọc diễn cảm cho học
sinh lớp 4”

Phòng
GD&ĐT
huyện Quan
Sơn
Phòng
GD&ĐT
huyện Quan
Sơn

(A, B,
hoặc C)
C

20o9-201o
2013-2014

15



×