Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC KÊNH NHIÊU LỘC THỊ NGHÈ – TP HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.73 KB, 8 trang )

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN
LÝ CHO KÊNH NHIÊU LỘC - THỊ NGHÈ – TP HỒ CHÍ MINH

1. Giới thiệu khu vực nghiên cứu:
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (còn được gọi tắt là kênh Nhiêu Lộc hay kinh Nhiêu
Lộc, riêng đoạn kênh ở quận 1 còn có tên là rạch Thị Nghè) là con kênh tại thành phố Hồ
Chí Minh, Việt Nam. Kênh dài 8,7 km (trước kia dài khoảng 10 km) chảy qua các
quận Tân Bình, 3, Phú Nhuận, Bình Thạnh và 1 từ đầu nguồn tại cửa cống hộp sau
lưng trường tiểu học Hoàng Văn Thụ đến cửa Ba Son tại cảng Ba Son đổ ra sông Sài
Gòn. Hai con đường chạy dọc bờ kè của con kênh được đặt tên là Hoàng Sa (bên hữu
ngạn) và Trường Sa (bên tả ngạn).
Hệ thống kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè chảy trên vùng trũng thấp của khối đất xám phát
triển trên phù sa cổ có độ cao khoảng 8m so với mực nước biển, đất chủ yếu là cát pha
sét. Đây là hệ thống thoát nước chính cho các quận nội thành của TPHCM (bao gồm Tân
Bình, Gò Vấp, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Quận 10, Quận 3 và Quận 1) sau đó đổ ra sông
Sài Gòn. Hệ thống kênh này có lưu vực khoảng gần 3.000 ha. Chiều dài dòng chính của
kênh là 9.470m, các chi lưu khác có chiều dài khoảng 8.716m. Khi chưa nạo vét, ở đầu
nguồn độ rộng của kênh chỉ khoảng độ 3 đến 5 m, nhưng đến gần cửa sông, chiều rộng
mở ra từ 60 đến 80m. Dọc theo kênh có khoảng 52 cửa xả. Mặc dù có chiều dài khá xa
nhưng độ chênh lệch về cao độ địa hình đầu nguồn (Tân Bình) và cuối nguồn (sông Sài
Gòn), chỉ khoảng 1m. Mặt khác, dòng kênh phải trải qua nhiều khúc uốn lượn từ đoạn
đầu Lê Văn Sỹ đến Cầu Bông nên mức độ chuyển tải chất thải ra sông Sài Gòn rất kém.
Do yếu tố uốn lượn này mà lượng bùn rác tích tụ dưới lòng kênh qua thời gian là rất lớn.
Năm 2002, TP. HCM chính thức khởi động, thực hiện dự án “Vệ sinh môi trường
TP.Hồ Chí Minh lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè”, cải thiện môi trường con kênh.
Năm 2004, Ủy ban Nhân dân TPHCM ban hành Quyết định 150/2004/ QĐ-UB về
quy định quản lý, sử dụng hành lang trên bờ sông, kênh, rạch.
Trong tương lai, dòng kênh này sẽ có những chuyến cano bus phục vụ người dân đi
lại trên kênh. Những chỗ đã được kè và làm mới thì diện tích hai bên kênh được mở rộng
thông thoáng hơn. Hình ảnh của thành phố sẽ được làm mới khi hệ thống này hoàn thành.
2. Phương pháp nghiên cứu:


2.1. Thông số chất lượng nước:
Số liệu quan trắc chất lượng nước kênh Nhiêu Lộc qua các năm 2006-2008:


N-NH4
(mg/l)

P-PO4
(mg/l)

BOD5
(mg/l)

COD
(mg/l)

Độ
đục
(mg/l)

TSS
(mg/l)

Coliform
(MPN/100
ml)

DO%bh
mg/l)
47,59

49,81
54,34

Năm

Nhiệt độ

PH

DO
(mg/l)

2006
2007
2008
QCVN
08:2015
/BTNM
T

26,5
26,7
26,8

6,9
6,7
6,5

0,3
0,7

0,9

13
17
19

0,8
0,9
0,7

36
48
52

29
64
93

50
40
45

52
48
51

8300
7900
8100


-

5.5
-9

≥4

0,50

0,3

15

30

-

50

7500

2.2. Đánh giá – Nhận xét:
Từ kết quả quan trắc tại các trạm của kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè từ năm 2006-2008
cho thấy chất lượng nước ở khu vực này bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh ở mức cao vượt xa
QCVN 08:2015/BTNMT. Tình trạng ô nhiễm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
cũng như sinh hoạt của người dân nơi đây. Nguyên nhân chính là do rác thải bừa bãi của
người dân sống ven khu vực và sản xuất công nghiệp đã vượt quá sự chịu đựng của môi
trường.
3. Đánh giá chất lượng nước cho khu vực kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè:
3.1. Vai trò và chất lượng nước tại kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè:

Dòng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã trở thành nét đặc trưng của TPHCM, một thành
phố công nghiệp năng động nhưng rất đặc trưng của vùng sông nước Nam bộ. Những
dòng kênh này còn có vai trò rất quan trọng trong việc tô điểm cảnh quan thành phố thêm
xanh, sạch và thân thiện với môi trường.
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều tiết khí hậu
cho khu dân cư sống dọc hai bên bờ kênh. Bất chấp cái nóng như thiêu đốt, nhất là trong
bối cảnh khô hạn đang diễn ra trên diện rộng cả nước, thì tại khu vực dọc bờ kênh vẫn
luôn duy trì những làn hơi nước mát lạnh.
Dòng kênh này được xem là khu vực lý tưởng để tiếp nhận những dòng nước thải ô
nhiễm của hàng ngàn nhà máy sản xuất xen cài trong khu dân cư. Thế nhưng, diện mạo
hiện tại của dòng kênh này đã được thay da đổi thịt. Bờ kè dọc tuyến kênh trải dài từ khu
vực quận 1 đến quận 8 đã được xây dựng. Kế đó, hai bên bờ kênh cũng đã được phủ xanh
bằng những hàng cây rợp bóng mát. Trong 3 năm trở lại đây, dọc hai bên bờ kênh đã trở
thành những khu vườn, công viên xanh, là địa điểm lý tưởng nghỉ ngơi, dã ngoại của
người dân trên địa bàn thành phố.


Tuy nhiên, lượng rác thải trung bình vớt tại mỗi tuyến kênh chỉ còn khoảng từ 5.000 7.000 tấn/ngày. Lượng rác này phát sinh chủ yếu từ những hệ thống nhánh nối tiếp vào
hai tuyến kênh gây nên tình trạng ô nhiễm nặng nề cho khu vực này.
3.2. Tính toán các giá trị WQI :
a. WQI thông số (WQISI) được tính toán cho các thông số BOD 5, COD, N-NH4, P-PO4 ,
TSS, độ đục, Tổng Coliform theo công thức như sau:
WQI SI =

qi − qi +1
( BPi+1 − C p ) + qi+1
BPi +1 − BPi

(2.1)


Trong đó:
BPi: Nồng độ giới hạn dưới của giá trị thông số quan trắc được quy định trong bảng 2.2
tương ứng với mức i;
BPi+1: Nồng độ giới hạn trên của giá trị thông số quan trắc được quy định trong bảng 1
tương ứng với mức i+1;
qi: Giá trị WQI ở mức i đã cho trong bảng tương ứng với giá trị BP i;
qi+1: Giá trị WQI ở mức i+1 cho trong bảng tương ứng với giá trị BP i+1 ;
Cp: Giá trị của thông số quan trắc được đưa vào tính toán;
Bảng 2.2 Bảng quy định các giá trị qi, BPi

BOD5

Giá trị BPi quy định đối với từng thông số
COD N-NH4 P-PO4 Độ đục TSS
Coliform

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)

(MPN/100ml)


100

4

10

0,1

0,1

5

20

2500

2

75

6

15

0,2

0,2

20


30

5000

3

50

15

30

0,5

0,3

30

50

7500

4

25

25

50


1

0,5

70

100

10.000

5

1

50

80

5

6

100

>100

>10.000

i


qi

1


b. Tính giá trị WQI đối với thông số DO (WQIDO) thông qua giá trị DO phần trăm bão
hòa.
- Tính giá trị DO bão hòa:

DObaohoa = 14,652 − 0, 41022T + 0, 0079919T 2 − 0, 000077774T 3
- Tính giá trị DO phần trăm bão hòa:
DO%bãohòa =

DOhoà tan
× 100
DObãohòa

Trong đó: DOhoàtan: Giá trị DO quan trắc được (tính theo mg/l);
Bảng 2.3 Quy định các giá trị BPi và qi đối với DO%bãohòa
i

1

2

3

4

5


6

7

8

9

10

BPi

≤20

20

50

75

88

112

125

150

200


≥200

qi

1

25

50

75

100

100

75

50

25

1

* Nếu giá trị DO%bãohòa nằm trong khoảng từ 112÷200 thì WQIDO được tính theo công thức
(2.1) và sử dụng bảng 2.3;
* Nếu giá trị DO%bãohòa nằm trong khoảng 20÷88 thì WQIDO được tính theo công thức
(2.2) dưới đây và sử dụng bảng 2.3;
WQI SI =


qi +1 − q
( C p − BPi+1 ) + qi
BPi +1 − BPi

(2.2)

c. Tính giá trị WQI đối với thông số pH:
Bảng 2.4 Quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH:
i

1

2

3

4

5

6

BPi

≤5,5

5,5

6


8,5

9

≥9

qi

1

50

100

100

50

1

* Nếu giá trị pH quan trắc được nằm trong khoảng 8,5÷9 thì WQI pH được tính theo công


thức (2.1) và sử dụng bảng 2.4;
* Nếu giá trị pH quan trắc được nằm trong khoảng từ 5,5÷6 thì WQI pH được tính theo
công thức (2.2) và sử dụng bảng 2.4;
Tính toán WQI
Sau khi tính toán WQI đối với từng thông số nêu trên, việc tính toán WQI được áp dụng
theo công thức sau:

1

WQI pH  1 5
1 2
3
WQI =
W
QI
×
W
QI
×
W
QI
∑ a 2∑
b
c
100  5 a =1
b =1


(2.3)

Trong đó:
WQIa: Giá trị WQI đã tính toán đối với 05 thông số: DO, BOD5, COD, N-NH4, P-PO4;
WQIb: Giá trị WQI đã tính toán đối với 02 thông số: TSS, độ đục;
WQIc: giá trị WQI đã tính toán với thông số pH;
So sánh WQI với bảng các mức đánh giá chất lượng nước.
Sử dụng bảng xác định giá trị WQI tương ứng với các mức đánh giá chất lượng nước để
so sánh, đánh giá cụ thể như sau:

Bảng 2.5 Mức đánh giá chất lượng WQI
Giá trị
WQI

Mức đánh giá chất lượng nước

91 - 100

Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt

76 - 90
51 - 75
26 - 50
0 - 25

Sử dụng cho mục đích sinh hoạt nhưng cần các biện pháp
xử lý phù hợp, bảo vệ đời sống thủy sinh
Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương
đương khác
Sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích tương
đương khác
Nước ô nhiễm nặng không thể sử dụng cho mục đích nào,
cần các biện pháp xử lý trong tương lai

Màu
Xanh nước biển
Xanh lá cây
Vàng
Da cam
Đỏ



Kết luận: Qua quá trình tính toán bằng bảng Excel và sử dụng bảng xác định giá trị WQI
tương ứng với các mức đánh giá chất lượng nước ta kết luận chất lượng nước ở kênh
Nhiêu Lộc bị ô nhiễm nghiêm trọng, mức đánh giá chất lượng nước chỉ sử dụng cho giao
thông thủy và các mục đích tương đương khác.
4. Xây dựng – Đề xuất biện pháp quản lý:
4.1. Biện pháp công trình – Phi công trình:
Kênh Nhiêu Lộc -Thị Nghè dài 8,7 km chảy qua các quận Tân Bình 3, Phú Nhuận,
Bình Thạnh và quận 1 (TP. HCM). Trước đây, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè rất sạch, người
dân có thể sử dụng sinh hoạt như tắm giặt, bơi lội. Thế nhưng, sau đó người dân từ những
địa phương khác đổ về TP, lấn chiếm dựng nhà 2 bên bờ kênh. Nước thải sinh hoạt của
các hộ dân cùng với nước thải của các nhà máy được xả thẳng ra kênh. Qua thời gian
dòng kênh chết dần, đường ven kênh ngập tràn rác thải, nước kênh ô nhiễm nặng, bốc
mùi nồng nặc.
Năm 1993, UBND TP.HCM có kế hoạch đầu tư cải tạo dòng kênh này, để thay đổi cuộc
sống của người dân cũng như tạo dựng bộ mặt mới cho cảnh quan đô thị. Được sự hỗ trợ
của Ngân hàng Thế giới (WB), Dự án cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã được triển
khai, với tổng vốn đầu tư 1.600 tỷ đồng, chia làm hai giai đoạn.

Giai đoạn 1:
Năm 2003, kế hoạch “hồi sinh” dòng kênh đã được thực hiện bởi Dự án vệ sinh môi
trường nước kênh, do WB tài trợ 166 triệu USD và vốn đối ứng từ ngân sách TP là 68
triệu USD. Dự án đã đền bù giải tỏa và tái định cư cho gần 7.000 hộ dân sống ven kênh,
nạo vét 260.000 m3 bùn đất, làm đường lát vỉa hè, trồng cây xanh…
Giai đoạn 1 của Dự án với các hạng mục: Xây dựng một tuyến cống bao đơn (đường
kính 2-3 m) chạy dọc theo kênh, từ 15 - 20 công trình tách dòng và kiểm soát xả tràn dọc
bờ kênh để nối hệ thống thu gom với tuyến cống bao; Lắp đặt 1 trạm bơm có thiết bị lọc
rác với công suất 64.000 m3/h và xây 1 miệng xả ngầm, độ sâu từ 18 - 20 m dưới dòng
sông, có thiết kế đặc biệt để tăng cao độ pha loãng; đồng thời thiết lập hệ thống điều

khiển, bao gồm hệ thống kiểm soát (van hút nước chết thượng nguồn) và các thiết bị cần
thiết để đảm bảo hệ thống hoạt động tốt.
Ngoài ra, Dự án đã xây mới, cải tạo 38 km cống hộp lớn, cống kích thước rộng từ 1 6m; khoảng 240 km cống cấp 3 đường kính từ 400 mm - 800 mm và xây dựng hai tuyến


đường Hoàng Sa - Trường Sa chạy dọc hai bên bờ kênh với tổng chiều dài 15 km giúp
giao thông thông thoáng. Sau khoảng 20 năm thi công, đến tháng 8/2012, Dự án được
khánh thành trong niềm vui của hàng triệu người dân.
Sau khi kết thúc giai đoạn 1, Sở TN&MT TP. HCM đã triển khai nhiều hoạt động như
tăng cường vớt rác trên kênh; lắp đặt hệ thống quan trắc chất lượng nguồn nước và
nghiên cứu hệ thủy sinh vật trên các tuyến kênh; tuyên truyền về BVMT, tái tạo và phát
triển nguồn lợi thủy sản; kiểm tra việc thực hiện BVMT trong hoạt động du lịch trên các
tuyến kênh; tăng cường kiểm tra về an toàn giao thông đường thủy nội địa, các loại hình
kinh doanh dịch vụ neo, đậu, tập kết tàu thuyền tại khu vực…
Giai đoạn 2:
Từ đầu năm 2015, TP. HCM và WB đã phối hợp thực hiện Dự án cải tạo kênh Nhiêu
Lộc - Thị Nghè với vốn đầu tư là 450 triệu USD, gồm các hạng mục: Nạo vét khoảng
750.000 m3; Xây dựng Nhà máy xử lý nước thải công suất 480.000 m³/ngày, đêm (dự
kiến đến tháng 7/2016 sẽ hoàn thành) và hệ thống thu gom nước thải dài 8 km kết nối với
hệ thống thu gom nước thải đã được xây dựng trong giai đoạn 1; Xây dựng hệ thống thu
gom nước thải ở các phường Thảo Điền, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây…
Sau giai đoạn cải tạo đợt 1, tình trạng ô nhiễm tại kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè vẫn tái
diễn. Dọc bờ kênh rác thải trôi lềnh bềnh, bốc mùi tanh tưởi, màu nước đen sẫm đặc
quánh khiến nhiều loại thủy sinh không thể sinh tồn, đặc biệt là cá. Theo báo cáo của Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. HCM, từ tháng 4 - 5/2015 có 4 đợt cá chết trên
kênh. Kiểm tra mẫu nước ở nơi có nhiều cá chết cho thấy, độ pH, DO, NH 4, NH3,
NO2 đều vượt ngưỡng cho phép nhiều lần, có hiện tượng bọt khí cục bộ.

4.2. Xây dựng và thiết kế mạng lưới quan trắc giám sát:
- Năm 2001, hệ thống quan trắc chất lượng môi trường nước của TP.HCM bổ sung 10

trạm quan trắc chất lượng của các kênh rạch chính trong nội thành gồm: Cầu Tham
Lương, Cầu An Lộc (Tham Lương - Bến Cát – Vàm Thuật), Cầu Lê Văn Sỹ, Cầu Điện
Biên Phủ (Nhiêu Lộc - Thị Nghè), Cầu Chà Và, Cầu Nhị Thiên Đường, Bến Phú Định,
Rạch Ruột Ngựa (Bến Nghé - Tàu Hủ – Đôi - Tẻ), Cầu Ông Buông, Cầu Hoà Bình (Tân
Hoá - Lò Gốm).
- Tần suất: 02 lần trong năm vào mùa khô (tháng 4) và mùa mưa (tháng 9). Từ tháng
01/2005, quan trắc chất lượng nước kênh rạch nội thành tăng tần suất từ 02 lần lên 04
lần/năm.


- Thông số đo đạc: pH, EC, DO, độ đục, TSS, BOD5, COD, độ kềm, tổng N, tổng P, Pb,
Cr, Cd, Cu, H2S, E. Coli và Coliform.
- Để hệ thống quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường phục vụ cho công tác quản lý
chất lượng môi trường và tìm ra giải pháp khắc phục kịp thời các sự cố được tốt hơn, Chi
cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM có kế hoạch phát triển
hệ thống quan trắc chất lượng nước tự động. Trong Kế hoạch 5 năm (2006 – 2010) của
Phòng Quan trắc và Đánh giá Chất lượng Môi trường – Chi cục Bảo vệ Môi trường dự
kiến xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng nước sông chính và kênh rạch ở Tp.HCM
gồm 22 trạm .

Tài liệu tham khảo:
/> /> /> /> />


×