i
LỜI CẢM ƠN
Luận án tiến sĩ này được thực hiện tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn
thông, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Chiến Trinh và TS. Bùi Thị
Minh Tú. Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo hướng
dẫn về những định hướng nghiên cứu, hướng dẫn khoa học và phương pháp luận
nghiên cứu khoa học, cùng với đó là những kiến thức, kinh nghiệm trong suốt quá
trình nghiên cứu và thực hiện luận án. Nghiên cứu sinh cũng xin cám ơn các thầy
giáo PGS. TS. Bùi Trung Hiếu, PGS. TS. Nguyễn Tiến Ban, PSG. TS. Nguyễn Văn
Tuấn và các thầy giáo trong Học viện đã giúp đỡ, động viên, đóng góp những ý kiến
quý báu để nghiên cứu sinh hoàn thành luận án.
Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Học viện Công nghệ Bưu
chính Viễn thông, Hội đồng Tiến sĩ của Học viện và Khoa Quốc tế và Đào tạo Sau
đại học đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
nghiên cứu sinh trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Viễn thông Đà Nẵng đã tạo
điều kiện cho nghiên cứu sinh tham gia khóa đào tạo và quan tâm, động viên, tạo
điều kiện trong công việc để nghiên cứu sinh có thể hoàn thành luận án.
Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp, bạn bè thân hữu
đã khích lệ, động viên trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới những người thân trong gia
đình và những bạn bè thân thiết đã luôn luôn khích lệ, động viên, cảm thông, chia sẻ
và hết lòng tạo điều kiện cho nghiên cứu sinh trong suốt quá trình nghiên cứu để
hoàn thành luận án.
Hà Nội, ngày
tháng
Tác giả
Trần Minh Anh
năm 2018
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án “Nghiên cứu các giải pháp đảm bảo chất lượng
mạng sử dụng kỹ thuật định tuyến” là công trình nghiên cứu của tôi, ngoài những
kiến thức tham khảo từ các tài liệu nghiên cứu liên quan đã được chỉ rõ trong danh
mục tài liệu tham khảo ở phần sau của luận án.
Những đóng góp của luận án là kết quả nghiên cứu của tác giả, một phần đã
được công bố trên các tạp chí, kỷ yếu của các hội nghị khoa học chuyên ngành,
phần còn lại chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày
tháng
Tác giả
Trần Minh Anh
năm 2018
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT .........................................................................................vi
DANH MỤC KÝ HIỆU .............................................................................................. x
DANH MỤC HÌNH VẼ ...........................................................................................xiv
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... xvii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
TRONG MẠNG VIỄN THÔNG ................................................................................7
1.1
Tổng quan yêu cầu về QoS trên mạng viễn thông ....................................7
1.1.1 Giới thiệu: .....................................................................................................7
1.1.2 Các thông số QoS: ......................................................................................... 8
1.1.3 Xây dựng các ràng buộc liên quan đến đảm bảo chất lượng dịch vụ .........11
1.1.4 Vấn đề đảm bảo QoS khi mạng viễn thông phát triển mạnh mẽ trong giai
đoạn hiện nay .......................................................................................................15
1.1.4.1 Tổng quan................................................................................................ 15
1.1.4.2 Định hướng cấu trúc mạng và yêu cầu đảm bảo QoS trên mạng viễn
thông trong thời gian tới .................................................................................... 16
1.2
Kỹ thuật định tuyến đảm bảo chất lượng dịch vụ ...................................18
1.2.1 Tổng quan: ...................................................................................................18
1.2.2 Định tuyến đảm bảo QoS dùng thông tin toàn cục .....................................21
1.2.3 Định tuyến đảm bảo QoS dùng thông tin nội bộ .........................................29
1.3
Các vấn đề cần nghiên cứu về định tuyến QoS dùng TTNB ..................38
1.4
Kết luận chương ...................................................................................... 39
CHƯƠNG 2CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG CÁC GIẢI THUẬT
ĐỊNH TUYẾN TRÊN MẠNG..................................................................................41
2.1 Mở đầu.........................................................................................................41
2.2 Phần mềm ứng dụng để mô phỏng mạng .................................................... 42
2.3 Các tiêu chí đánh giá ...................................................................................44
2.3.1 Xác suất nghẽn ........................................................................................... 41
iv
2.3.2 Độ trễ đầu cuối – đầu cuối .......................................................................425
2.3.3 Cân bằng tải ..............................................................................................445
2.4 Xây dựng các hệ số đánh giá cân bằng tải mạng ........................................46
2.4.1 Đề xuất hệ số DBM: .................................................................................... 46
2.4.2 Khả năng ứng dụng hệ số DBM trong việc đánh giá cân bằng tải và chất
lượng mạng ..........................................................................................................49
2.5 Việc ứng dụng hệ số DBM để đánh giá hiệu năng giải thuật định tuyến ...49
2.5.1. Giới thiệu.................................................................................................49
2.5.2. Đánh giá hiệu năng định tuyến qua giá trị hệ số DBM ........................... 50
2.6 Kết luận chương .......................................................................................... 51
CHƯƠNG 3ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI THUẬT ĐỊNH TUYẾN ĐA RÀNG BUỘC SỬ
DỤNG THÔNG TIN NỘI BỘ ..................................................................................52
3.1 Mở đầu.........................................................................................................52
3.2 Các nghiên cứu liên quan ............................................................................53
3.3 Đề xuất giải thuật định tuyến dùng thông tin nội bộ sử dụng băng thông và
độ trễ làm tiêu chuẩn chọn đường .......................................................................54
3.3.1. Giới thiệu.................................................................................................54
3.3.2. Mô tả giải thuật RBDA ...........................................................................54
3.3.3. Mô phỏng đánh giá hiệu năng giải thuật định tuyến RBDA...................57
3.3.4. Mô tả giải thuật BQRA ...........................................................................63
3.3.5. Mô phỏng đánh giá hiệu năng giải thuật định tuyến BQRA...................64
3.4 Đề xuất giải thuật định tuyến dùng thông tin nội bộ sử dụng nhiều thông số
QoS làm tiêu chuẩn chọn đường .........................................................................69
3.4.1
Giới thiệu: ............................................................................................... 69
3.4.2
Mô tả giải thuật BDER: ..........................................................................69
3.4.3
Mô phỏng đánh giá hiệu năng giải thuật định tuyến BDER ...................72
3.5 Độ phức tạp tính toán của các giải thuật ..................................................... 78
3.6 Kết luận chương .......................................................................................... 79
CHƯƠNG 4ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HIỆU NĂNG CHO GIẢI
THUẬT ĐỊNH TUYẾN DÙNG THÔNG TIN NỘI BỘ ..........................................80
4.1. Mở đầu.........................................................................................................80
4.2. Đề xuất tập tuyến truyền linh động cho giải thuật định tuyến dùng TTNB 81
4.2.1. Giới thiệu................................................................................................. 81
v
4.2.2. Một số khái niệm liên quan đến tập tuyến truyền. ..................................81
4.2.3. Ảnh hưởng của kiểu tập tuyến truyền đến hoạt động của giải thuật định
tuyến dùng thông tin nội bộ ..............................................................................83
4.2.4. Mô phỏng đánh giá hiệu quả của tập tuyến truyền linh động đối với giải
thuật định tuyến dùng TTNB ............................................................................84
4.2.5. Đánh giá hiệu năng định tuyến QoS sử dụng tập tuyến truyền linh động ..
.............................................................................................................90
4.3. Đề xuất ứng dụng kiểu định tuyến phân tán trong giải thuật định tuyến
dùng thông tin nội bộ ........................................................................................... 91
4.3.1. Giới thiệu ................................................................................................ 91
4.3.2. Một số định lý liên quan đến đề xuất ứng dụng kiểu định tuyến phân tán .
................................................................................................................91
4.3.3. Mô tả giải thuật đề xuất: .........................................................................95
4.3.4. Mô phỏng đánh giá hiệu năng định tuyến. .............................................98
4.4. Đề xuất cơ chế điều khiển linh hoạt trong thuật toán định tuyến dùng thông
tin nội bộ ứng dụng kiểu định tuyến phân tán ...................................................101
4.4.1. Giới thiệu chung: ...................................................................................101
4.4.2. Một số định lý liên quan đến việc ứng dụng cơ chế điều khiển linh hoạt ..
...........................................................................................................101
4.4.3. Mô tả giải thuật đề xuất: .......................................................................102
4.4.4. Mô phỏng đánh giá hiệu năng định tuyến .............................................106
4.5. Độ phức tạp tính toán của các giải thuật ...................................................112
4.6. Kết luận chương ........................................................................................112
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN TIẾP THEO .........................................114
1.
Kết luận chung ..........................................................................................114
2.
Hướng phát triển tiếp theo.........................................................................115
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ...........................117
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................120
PHỤ LỤC . ..............................................................................................................130
vi
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Nghĩa tiếng Anh
Nghĩa tiếng Việt
3G
Third Generation mobile
telecommunications
Mạng di động thế hệ thứ 3
4G
Fourth Generation mobile
telecommunications
Mạng di động thế hệ thứ 4
ATM
Asynchronous Transfer
Mode
Phương thức truyền dị bộ
BBM
Balanced Bandwidth Metric
Hệ số đánh giá cân bằng băng
thông mạng
BBP
Bandwidth Blocking
Probability
Xác suất nghẽn băng thông
Bandwidth-DelaybitErrorRate based Routing
(Tên của giải thuật đề xuất)
BDER
bdp
Routing Algorithm based on
Giải thuật định tuyến dựa trên băng
Bandwidth-Delaythông - độ trễ- tỷ lệ lỗi gói tin
Packeterrorrate
Bellman-Ford algorithm
Tên của thuật toán tìm đường ngắn
nhất mô tả tại [25]
Bandwidth-Delay Constraint
QoS Routing Algorithm
(Tên của giải thuật đề xuất)
BRB
Best Reserved Bandwidth
Dự trữ băng thông tốt nhất
BW
Bandwidth
Băng thông
Compound Annual Growth
Rate
Tốc độ tăng hàng năm tổng hợp
CBR
Localized Credit Based
Routing
Định tuyến dựa trên chỉ số tín dụng
dùng thông tin nội bộ
CSHT
(Infrastructure)
Cơ sở hạ tầng
DBM
Differential Bandwidth
Metric
Hệ số đánh giá độ chênh lệch băng
thông
Dijkstra
Dijkstra Algorithm
Tên của thuật toán tìm đường ngắn
nhất mô tả tại [50]
DPS
Dynamic Path Set
Tập tuyến truyền linh động
BellmanFord
BQRA
CAGR
vii
Unit of Exabyte
Đơn vị tính lưu lượng, bằng 1 triệu
Gigabyte.
FBP
Flow Blocking Probability
Xác suất nghẽn luồng
FMC
Fixed Mobile Convergence
Hệ thống hội tụ di động – cố định
Full High Definition
Độ phân giải cao đầy đủ
High Definition
Đô phân giải cao
Highest Link Average
Bandwidth History
Giải thuật định tuyến dựa trên lịch
sử băng thông trung bình các liên
kết cao nhất
Hop, minimum number of
hops
Bước nhảy, số bước nhảy ít nhất
Internet Protocol
Giao thức Internet
Internet Protocol TeleVision
Truyền hình sử dụng giao thức IP
ISP
Internet Service Provider
Nhà cung cấp dịch vụ Internet
ITU_T
ITU Telecommunication
Standardization Sector
Liên minh viễn thông quốc tế - lĩnh
vực tiêu chuẩn hóa viễn thông
Jitter of Delay
Độ trôi trễ
Jain’s Index
Chỉ số Jain, để tính độ cân bằng tải
trên mạng mô tả tại [72]
LBCR
Localized BandwidthConstraint Routing
(Tên của giải thuật đề xuất)
LBHR
Localized Bandwidthconstraint Hop-by-hop
Routing Algorithm
(Tên của giải thuật đề xuất)
LDCR
Localized DelayConstrained QoS Routing
Giải thuật định tuyến đảm bảo QoS
dùng thông tin nội bộ lấy độ trễ làm
ràng buộc
LDR
Localized Distributed
Routing
(Tên của giải thuật đề xuất)
LDRA
Localized Distributed
bandwidth-constraint
Routing Algorithm
(Tên của giải thuật đề xuất)
MAN
Metro Area Network
Mạng đô thị
exabyte
Full HD
HD
HLABH
Hop, minhop
IP
IPTV
jitter
Jain’s Index
viii
MANET
Mobile Ad Hoc Network
Mạng các thiết bị di động kết nối
không dây liên tục tự cấu hình, và
không có hạ tầng mạng
MHA
Minimum Hop Algorithm
Giải thuật định tuyến lấy số bước
nhảy bé nhất
MIRA
Minimum Interference
Routing Algorithm
Giải thuật định tuyến dùng ảnh
hưởng xuyên nhiễu bé nhất
MPLS
Multiprotocol Label
Switching
Chuyển mạch Nhãn đa giao thức
NS-2, NS-3
Network Simulator version
2, version 3
Phần mềm mô phỏng mạng
NwGN
New Generation Network
Mạng thế hệ mới
Objective Modular Network
Testbed in C++
Chương trình mô phỏng
OMNET++
OMNET++
OPNET
OPNET Simulation Program Chương trình mô phỏng OPNET
Open Shortest Path First
Giao thức định tuyến chọn đường
ngắn nhất
PSR
Proportional Sticky Routing
Giải thuật định tuyến phân chia tỷ
lệ chặt
QoS
Quality Of Service
Chất lượng dịch vụ
QoSR
Quality of Service Routing
Định tuyến đảm bảo chất lượng
dịch vụ
RBDA
QoS Routing using
Bandwidth-Delay based
Algorithm
(Tên của giải thuật đề xuất)
SDP
Shortest-distance path
(Giải thuật) Tuyến truyền ngắn nhất
SLA
Service Level Agreement
Thỏa thuận cung cấp dịch vụ
Synchronous Optical
Network
Mạng quang đồng bộ
SPS
Static path set
Tập tuyến truyền tĩnh
SWP
Shortest Widest Path
Giải thuật định tuyến chọn đường
rộng nhất ngắn nhất
TTNB
(local information)
Thông tin nội bộ
TTTC
(glabal information)
Thông tin toàn cục
OSPF
SONET
ix
UHDTV (4K, Ultra High Definition
8K …)
Television (4K, 8K…)
Truyền hình độ nét cực cao (4K,
8K …)
Uniform distribution law
Luật phân phối uniform
Video streaming
Dòng thông tin video
VoD
Video on Demand
Dịch vụ Video theo yêu cầu
VoIP
Voice over IP
Thoại sử dụng giao thức Internet
WAN
Wide Area Network
Mạng diện rộng
WSN
Wireless Sensor Network
Mạng cảm biến không dây
WSP
Widest Shortest Path
Giải thuật định tuyến chọn đường
ngắn nhất rộng nhất
World Wide Web
Mạng toàn cầu (dùng giao thức
http)
Unit of Zettabyte
Đơn vị tính lưu lượng, bằng 1 tỷ
Gigabyte
uniform
Video
streaming
WWW
Zettabyte
x
DANH MỤC KÝ HIỆU
Ký hiệu
(a,b)
ax,bx
A,A’,B,C
BBP
Bi
|B|
Ý nghĩa
Liên kết kết nối hai nút mạng a và b
Lưu lượng yêu cầu tại nút x (hiện tại, và dự báo trong tương
lai)
Ký hiệu các tuyến truyền trong các định lý
Xác suất nghẽn băng thông
Tổng số lần truyền hỏng/từ chối truyền luồng tin trên liên kết
giữa nút nguồn với nút liền kề
Tổng số luồng bị nghẽn
bm
Tổng số lần truyền hỏng/từ chối truyền luồng tin trên tuyến
truyền giữa nút nguồn với nút đích (trong giải thuật BQRA)
Giá trị trung bình băng thông khả dụng theo số kết nối
Bm
Trung bình băng thông toàn mạng
Bt
Băng thông yêu cầu của yêu cầu định tuyến
bw
Giá trị băng thông trung bình yêu cầu bởi một luồng dữ liệu
BFi
Bw(a,b)
Băng thông còn lại của liên kết (a,b)
Bw(P)
Băng thông còn lại của cả tuyến truyền P
Bwab
C
Ci, Last Ci
Băng thông giữa hai nút liền kề a và b
Dung lượng trên một hướng liên kết
Chỉ số tuyến truyền trong giải thuật RBDA
Cr
Tham số thiết lập lại tập tuyến truyền
d
Độ sâu kết nối
D
Giá trị trễ các các hướng trên liên kết trên mạng
DBM, BBM
dnew, dold
f, f(u)
Các hệ số đánh giá cân bằng băng thông mạng
Độ sâu kết nối mới, cũ.
Ký hiệu luồng tin đến nút, hàm ràng buộc trọng số của luồng f
FBP
Xác suất nghẽn luồng
fl_idx
Chỉ số luồng tin dùng trong giải thuật LDRA
xi
Ký hiệu
g(x)
G(N,L)
Ý nghĩa
Hàm ràng buộc trọng số
Mạng G có N nút và L liên kết.
h
Độ dài trung bình của một tuyến truyền trên mạng
i, j, (i,j)
Các nút mạng i, j; liên kết giữa hai nút mạng i và j
k
Số tuyến truyền ngắn nhất giữa hai nút X, Z
K
Tập các nút liền kề
|K|
Số nút liền kề của tập K
Ki
Nút liền kề
L
Tập hợp số liên kết trên mạng
m
Giá trị trung bình băng thông khả dụng theo số nút
M
Số mô tả cửa sổ dịch trong thuật toán CBR
Md
Ma trận kết nối M với độ sâu kết nối d
Mijd
Phần tử (i,j) thuộc ma trận Md
MAX_CREDITS Hệ thống cấp điểm của giải thuật CBR
𝑚𝑖𝑛𝐵𝑣𝑑
minhopij
Giá trị băng thông bé nhất của tuyến truyền v trong tập Vd
Số bước nhảy ngắn nhất giữa hai nút mạng i và j
n
Số bước nhảy tối đa trong tập tuyến truyền từ nút X đến nút Z
N
Số nút trên mạng, tập hợp số nút trên mạng.
Ndi
Ni
Yêu cầu băng thông tại các nút mạng trên mạng G(N,L)
Tổng số luồng tin truyền trên tuyến truyền giữa cặp nút nguồn
và đích trong giải thuật RBDA
ni
Nút trung gian (từ 1 đến s) trên tuyến truyền P
P
Tuyến truyền từ nút đầu đến nút đích
P.Credits
P.Quality
PER
Biến chỉ điểm của tuyến truyền (của giải thuật CBR)
Biến chứa các giá trị băng thông, độ trễ ... trong các giải thuật
đề xuất
Tỷ lệ mất gói trong giải thuật BDER
xii
Ký hiệu
Pmin, Palt
Ý nghĩa
Tuyến truyền có giá trị điểm cao nhất của tập Rmin và tập Ralt
trong giải thuật CBR
pt_idx
Chỉ số điều khiển truyền tin trong giải thuật LDRA
Pt_idx
Chỉ số tuyến truyền trong giải thuật BQRA
q
Số tuyến truyền ngắn nhất giữa hai nút Y và Z
Qj
Tổng giá trị băng thông khả dụng tại mỗi nút
R
Tập tuyến truyền
|R|
Số tuyến truyền thuộc tập R
Ralt
Tập các tuyến truyền thay thế
Reli
Tập các tuyến truyền khả dụng trong giải thuật PSR
resBwij
Băng thông còn lại trên liên kết ij
Rmin
Tập các tuyến truyền ngắn nhất
Rmin+1
Tập tuyến truyền trong giải thuật HLABH
RQ
Yêu cầu QoS từ luồng tin yêu cầu
𝑑
𝑅𝑖𝑗
Tập tuyến truyền (có độ sâu kết nối d) giữa hai nút i và j
s
Số liên kết trên một tuyến truyền P
S
Thông số cài đặt trước cho giải thuật BQRA, RBDA
SLA
T
Yêu cầu QoS từ luồng tin yêu cầu
Tổng luồng tin yêu cầu từ nút nguồn đến nút đích
|T|
Tổng số luồng phát sinh
Ti
Tổng số luồng sử dụng tuyến truyền giữa nút nguồn với nút đích
Tx
Lượng chịu tải tại nút X
u, u(a,b), u(P)
Giá trị thông số QoS của liên kết (a,b), của cả tuyến truyền P
u1,u2...un
Ký hiệu các giá trị ràng buộc (thông số QoS) tại nút u
v1,v2...vn
Ký hiệu các giá trị ràng buộc (thông số QoS) tại nút v
v
Số tuyến truyền trong tập tuyến truyền giữa hai nút mạng
Vd
Tập các tuyến truyền có độ sâu kết nối d
xiii
Ký hiệu
Vkd
X, Y, Z
Ý nghĩa
Tuyến truyền k thuộc tập Vd
Ký hiệu nút mạng
xi
Tải băng thông trên các liên kết trên mạng
α
Chỉ số thay đổi độ sâu kết nối
αj , γ j
các hệ số ưu tiên cho nút thứ j
αx, γx
các hệ số ưu tiên cho nút x
βi
Chỉ số so sánh chọn đường trong giải thuật BQRA
Ф
Tham số hệ thống của giải thuật CBR
λ
Giá trị tốc độ luồng dữ liệu đến nút theo luật Poisson
μ
Thời gian duy trì của mỗi dữ liệu theo quy luật hàm mũ
ρ
Tải thông tin trung bình toàn mạng
xiv
DANH MỤC HÌNH VẼ
Tên hình
Trang
Hình 1.1 Dự báo lượng thông tin trên mạng đến năm 2019 -Nguồn [27]
7
Hình 1.2 Xây dựng thủ tục so sánh tuần tự
13
Hình 1.3 Thủ tục so sánh tuần tự hai thông số QoS
14
Hình 1.4 Thủ tục so sánh tuần tự ba thông số QoS
14
Hình 1.5 Hội tụ dịch vụ và hạ tầng mạng
16
Hình 1.6 Hội tụ dịch vụ trên nền mạng viễn thông
17
Hình 1.7 Sơ đồ mô tả việc định tuyến trên mạng viễn thông
18
Hình 1.8 Mô hình Best-Effort – Nguồn [1]
24
Hình 1.9 So sánh định tuyến dùng TTTC và định tuyến dùng TTNB – Nguồn
[38]
30
Hình 3.1 Lưu đồ hoạt động của RBDA
56
Hình 3.2 Mã giả ngẫu nhiên của RBDA
57
Hình 3.3 Các mạng mô phỏng có 32 nút (ISP1) và 18 nút (ISP2)
59
Hình 3.4 Xác suất nghẽn luồng trên ISP1
59
Hình 3.5 Xác suất nghẽn băng thông trên ISP1
60
Hình 3.6 Giá trị trễ đầu cuối trung bình khi thay đổi tải
61
Hình 3.7 Xác suất nghẽn luồng trên ISP2
61
Hình 3.8 Giá trị trễ đầu cuối trung bình khi tải cao và thấp trên ISP2
62
Hình 3.9 Các mạng mô phỏng có 18 nút (ISP2) và 9 nút (ISP3)
65
Hình 3.10 Các giá trị của DBM khi thay đổi từ 0,2 đến 0,5
66
Hình 3.11 Giá trị trễ đầu cuối trung bình trên ISP2
67
Hình 3.12 Các giá trị của DBM trên mạng mô phỏng ISP3
68
Hình 3.13 Giá trị trễ đầu cuối trung bình khi tải =0.2 and 0.5
69
Hình 3.14 Lưu đồ hoạt động của BDER
71
Hình 3.15 Mã giả ngẫu nhiên của BDER
72
xv
Hình 3.16 Các mạng mô phỏng có 32 nút (ISP1) và 60 nút (ISP4)
73
Hình 3.17 Xác suất nghẽn luồng trên ISP1
74
Hình 3.18 Giá trị trễ đầu cuối trung bình khi tải = 0,8
75
Hình 3.19 Xác suất nghẽn luồng
76
Hình 3.20 Giá trị trễ đầu cuối trung bình khi tải = 0,8
77
Hình 3.21 Ảnh hưởng của lưu lượng truyền loạt
78
Hình 4.1 Mạng mô phỏng ISP1
85
Hình 4.2 Xác suất nghẽn luồng
87
Hình 4.3 Xác suất nghẽn băng thông
88
Hình 4.4 Giá trị số bước nhảy trung bình khi = 0,4
88
Hình 4.5 Giá trị số bước nhảy trung bình khi = 0,8
89
Hình 4.6 Giá trị của độ sâu kết nối d của các tập tuyến truyền từ nút 0
90
Hình 4.7 So sánh hai kiểu định tuyến nguồn và phân tán – Nguồn [65]
92
Hình 4.8 Chứng minh định lý 4.1
92
Hình 4.9 Chứng minh định lý 4.2
93
Hình 4.10 Chứng minh điểm 1 của định lý 4.3
94
Hình 4.11 Chứng minh điểm 2 của định lý 4.3
94
Hình 4.12 Lưu đồ hoạt động của LBHR
97
Hình 4.13 Mạng mô phỏng ISP1 có 32 nút mạng
98
Hình 4.14 Xác suất nghẽn luồng
99
Hình 4.15 Xác suất nghẽn băng thông
100
Hình 4.16 Chứng minh định lý 4.5
102
Hình 4.17 Lưu đồ hoạt động của LDRA
105
Hình 4.18 Mạng mô phỏng ISP1 với 32 nút
107
Hình 4.19 Xác suất nghẽn luồng
108
Hình 4.20 Xác suất nghẽn băng thông
109
Hình 4.21 So sánh các chỉ số Jain về cân bằng băng thông mạng
110
Hình 4.22 Ảnh hưởng của lưu lượng truyền loạt
111
Hình PL.1. Mạng giả định 1
133
xvi
Hình PL.2. Mạng giả định 2
134
Hình PL.3. Mạng điều hành viễn thông khu vực
136
Hình PL.4. Mạng mô phỏng 1
139
Hình PL.5. Mạng mô phỏng 2
140
Hình PL.6. So sánh thông số trễ toàn mạng
140
Hình PL.7. So sánh lưu lượng nhận toàn mạng
141
Hình PL.8. So sánh thông số trễ nội bộ các nút
141
xvii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên bảng
Trang
Bảng 1.1 Phân loại lưu lượng các dịch vụ
9
Bảng 1.2. Lớp dịch vụ và chuẩn QoS
10
Bảng 1.3. Các mục tiêu chất lượng đối với các ứng dụng thoại/video
10
Bảng 2.1 Các mô hình mạng trong các thí nghiệm mô phỏng
43
Bảng PL.1. Ma trận kết nối 1
134
Bảng PL.2. Ma trận kết nối 2
135
Bảng PL.3. Ma trận kết nối 3
135
Bảng PL.4. Ma trận kết nối 4
136
Bảng PL.5. Ma trận kết nối 5
137
Bảng PL.6. Ma trận kết nối 6
137
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề - Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, công nghệ viễn thông đã và đang phát triển nhanh chóng và đã trở
thành nền tảng phát triển của xã hội; các công nghệ, kỹ thuật mới liên tục ra đời để
đáp ứng các nhu cầu lưu lượng dữ liệu tăng mạnh do bùng nổ các loại hình dịch vụ
viễn thông và các dịch vụ băng rộng nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi lĩnh vực của xã
hội. Sự tăng trưởng bùng nổ của lưu lượng dữ liệuđó đã làm cho việc đảm bảo chất
lượng cho các dịch vụ cung cấp trên mạng viễn thông càng trở nên quan trọng,
trong bối cảnh các dịch vụ viễn thông mới, yêu cầu chất lượng dịch vụ mạng ngày
càng cao. Trong đó, việc chọn tuyến truyền từ nguồn dữ liệu đến nơi sử dụng đủ
đáp ứng yêu cầu chất lượng của dịch vụ, đặc biệt là với các dịch vụ cần chất lượng
tuyến truyền cao, chính là bài toán cần giải quyết hiện nay, trong bối cảnh mạng
viễn thông đang phát triển ngày càng mạnh mẽ.
Do đó, việc giải quyết vấn đề về đảm bảo chất lượng dịch vụ (QoS) cung cấp
trên mạng mang ý nghĩa thực tiễn, đồng thời mang tính học thuật cao. Để thực hiện
tốt yêu cầu này, việc xây dựng các giải pháp mới, giải thuật định tuyến mới trên cơ
sở cải tiến những giải pháp đã và đang được sử dụng với mục tiêu góp phần đưa
công nghệ định tuyến đảm bảo QoS được phổ dụng hơn, ứng dụng nhiều hơn trong
thực tế đã trở thành vấn đề cấp thiết hiện nay.
Trên cơ sở đó, Luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề về chất lượng dịch vụ
(QoS), cân bằng tải, định tuyến đảm bảo QoS và đề xuất các giải thuật định tuyến
mới nhằm đảm bảo QoS cho dịch vụ viễn thông trên mạng viễn thông phát triển
mạnhhiện nay cũng như trong thời gian sắp đến.
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
- Trong nước: Hiện nay, các nghiên cứu về QoS tương đối phổ biến, được
nghiên cứu nhiều, đáp ứng nhu cầu đảm bảo chất lượng dịch vụ trên các loại mạng
nhưmạng tùy biến di động (MANET - mobile ad hoc network), mạng hội tụ di động
– cố định (FMC - Fixed Mobile Convergence ) … thể hiện tại các nghiên cứu [2],
2
[4]. Định tuyến kiểu Best-Effort được nghiên cứu và mô tả tại [1] giúp hình dung
quá trình định tuyến khi không có yêu cầu về QoS. Giải pháp sử dụng trí tuệ nhân
tạo trong [6] cũng được nghiên cứu và đề xuất nhằm thoả mãn vấn đề đảm bảo QoS
khi chuyển tải thông tin trên mạng viễn thông.
Về định tuyến, việc nghiên cứu, đề xuất giải thuật định tuyến mới đã và đang
sử dụng để bổ sung, trình bày hoặc giải các bài toán mang tính tổng quát cao về việc
định tuyến thông tin trên mạng, cụ thể các nghiên cứu [2], [4], [5].
Về nghiên cứu phát triển mạng viễn thông hiện nay: Việc nghiên cứu đảm bảo
chất lượng mạng như [95] đã giải quyết nhiều vấn đề về định tuyến ứng dụng trên
mạng thế hệ mới, đồng thời cũng là một hướng ứng dụng gợi mở cho việc phát triển
của mạng viễn thông Việt nam.
- Ngoài nước:
Các nghiên cứu về QoS như cơ chế định tuyến đảm bảo QoS và OSPF mở
rộng [14], [39], [40], [51], [107] cũng là một giải pháp được quan tâm trong việc
ứng dụng trên mạng viễn thông hiện nay. Đó là giải pháp nhằm tối ưu hóa việc chọn
đường, và đề xuất giải bài toán định tuyến trong mạng viễn thông hiện nay với các
giải thuật rất phổ biến nhưgiải thuật định tuyến chọn đường ngắn nhất rộng nhất
(WSP - Widest Shortest Path), giải thuật định tuyến chọn đường rộng nhất ngắn
nhất (SWP - Shortest Widest Path), giải thuật dùng tuyến truyền ngắn nhất (SDP Shortest-distance path) … Bên cạnh đó, việc đề xuất và giải bài toán QoS trên mạng
nội vùng, liên vùng, và mạng WAN-MAN, MANET cũng được nghiên cứu và đề
xuất tại [17], [86], [104].
Đối với các mạng như: Mạng các thông tin không chính xác, không xác định
... việc nghiên cứu giải thuật định tuyến đảm bảo QoS cũng được đề xuất tại [13],
[28], [61], [63], [69], [102]. Các thông số như : thông tin không chính xác, thông số
không xác định là các thông số đầu vào quan trọng để đề xuất các mô hình định
tuyến QoS mới, ứng dụng trong các mạng đặc thù, nơi mà các thông tin đến với các
nút mạng không đầy đủ, không trọn vẹn.
3
Các đề xuất khác liên quan đến giải thuật định tuyến đảm bảo QoS đề xuất tại
[30], [31], [39], [42], [53], [57], [59], [66],[71], [74], [88], [89], [99], [110] ... cũng
là các cách mà các nhà nghiên cứu đi sâu vào phân tích các khía cạnh còn chưa
được nghiên cứu trong việc mở rộng mô hình mạng, nhằm đáp ứng với một xã hội
thông tin ngày càng mở rộng cũng như các giải pháp công nghệ ứng dụng trong việc
tìm và xây dựng giải thuật mới cho định tuyến đảm bảo QoS. Đặc biệt, các hướng
nghiên cứu về định tuyến đảm bảo QoS dùng thông tin nội bộ (TTNB) như tại [35],
[36], [91], [97], [108] … đã được nghiên cứu nhiều hiện nay và hứa hẹn đem lại
hiệu quả cao trong định tuyến đảm bảo QoS trong thời gian tới. Ngoài ra, các
nghiên cứu mô phỏng luồng dữ liệu cũng được nghiên cứu nhiều tại các nghiên cứu
[11], [34], [43], [68], [103] để đánh giá hiệu năng định tuyến. Các giải thuật định
tuyến nêu trên sẽ được khảo sát kỹ hơn ở các phần sau của Luận án, làm cơ sở cho
các đề xuất mới của Luận án.
Về các nghiên cứu tiến trình phát triển của mạng viễn thông hiện nay: Các
cường quốc công nghệ đặc biệt là Mỹ, Nhật đã đầu tư, nghiên cứu, và hoạch định
mạng viễn thông nhằm đón đầu nhu cầu chất lượng mạng viễn thông của chính họ,
với các dự án như FIND [24], NICT [60], AKARI [62], GENI [73] … Với nhu cầu
cao về dịch vụ, công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin tại các thị trường trên, các
nghiên cứu cũng chỉ ra các định hướng và các yêu cầu trong việc định tuyến thông
tin nhằm ứng dụng hiệu quả trong mạng viễn thông hiện nay.
Tóm lại, các nghiên cứu trên đã đề xuất được cơ chế mới cũng như mô hình
mạng, mô hình cung cấp dịch vụ mới cùng với việc đề xuất cácgiải pháp định tuyến
mới, hiệu quả hơn, đảm bảo QoS chất lượng cao hơn cho dịch vụ viễn thông, đáp
ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường viễn thông trong thời gian đến.
3. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Với việc chọn lĩnh vực nghiên cứu là giải pháp đảm bảo chất lượng dịch vụ
trên mạng viễn thông hiện nay, mục tiêu hướng đến của Luận án là đề xuất các giải
pháp mới nhằm hoàn thiện hơn việc định tuyến thông tin trên mạng viễn thông hiện
4
tại nhằm đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường viễn thông trên cơ sở
khảo sát những giải pháp đã và đang được áp dụng trên mạng hiện nay.
Các mục tiêu nghiên cứu của Luận ánlà:
- Đề xuất mô hình, giải thuật định tuyến đảm bảo QoS mới, có khả năng ứng
dụng trong mạng viễn thông phát triển mạnh mẽ hiện nay trên cơ sở nghiên cứu các
bài báo, các đề xuất và các công trình liên quan.
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu năng các giải thuật định tuyến đảm
bảo QoS dùng TTNB.
- Đề xuất hệ số đánh giá mạng, đánh giá hiệu năng các giải pháp định tuyến
trên cơ sở các nghiên cứu về QoS và định tuyến đảm bảo QoS.
Các mục tiêu nghiên cứu trên đã xác định cụ thể đối tượng và phạm vi nghiên
cứu của luận án. Trong đó, việc đầu tiên là nghiên cứu tổng quan về QoS trên mạng
viễn thông, về định tuyến đảm bảo QoS và về các phương pháp đánh giá mạng viễn
thông dựa trên việc tính toán các tham số QoS. Từ đó, đề xuất các mô hình, giải
thuật định tuyến mới, cùng các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các giải
thuật định tuyến đã đề xuất, để xây dựng mô hình, giải thuật định tuyến hiệu quả tốt
nhất.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận án nghiên cứu các công trình liên quan để nắm bắt tổng quan về các vấn
đề cần đạt được như đã nêu trong phần mục tiêu nghiên cứu. Từ những vấn đề còn
tồn tại, luận án lựa chọn trọng tâm nghiên cứu, những vấn đề cần giải quyết như:
- Xây dựng các giải thuật, mô hình định tuyến mới đảm bảo chất lượng dịch
vụ trên mạng viễn thông, được đánh giá, khảo nghiệm bằng các công cụ mô phỏng.
- Nghiên cứu các hạn chế của các giải thuật hiện tại, các yêu cầu của mạng
viễn thông trong giai đoạn phát triển hiện nay, từ đó có các so sánh và đề xuất các
giải pháp khắc phục.
- Đề xuất xây dựng các công cụ và tiêu chí đánh giá hiệu năng mạng, hiệu
năng của giải thuật định tuyến để hỗ trợ cho việc đánh giá giải thuật định tuyến, so
sánh các giải thuật định tuyến.
5
Luận án nghiên cứu và ứng dụng các công cụ mô phỏng như OMNeT++ [22],
OPNET [64] …, các công cụ về lý thuyết trong xây dựng và tính toán mô hình [3]
để đánh giá kết quả thực hiện, đánh giá các giải thuật đề xuất.
5. Các đóng góp của luận án
Các đóng góp chính của luận án như sau:
- Đề xuất các giải thuật định tuyến mới trong đó sử dụng thông tin nội bộ làm
cơ sở, và sử dụng các thông số QoS làm tiêu chuẩn chọn đường. Các kết quả nghiên
cứu được công bố trong các công trình [A.7], [A.8], [A.10], và các nghiên cứu trong
[B.4], [B.5] và [B.6].
- Đề xuất tập tuyến truyền linh động hỗ trợ cho hoạt động của giải thuật định
tuyến dùng TTNB được hiệu quả hơn. Kết quả nghiên cứu này được công bố trong
các công trình [A.2] và [A.8].
- Nghiên cứu và đề xuất các giải thuật định tuyến dùng TTNB trong đó dựa
vào kiểu định tuyến phân tán nhằm làm tăng hiệu năng định tuyến và giảm bộ nhớ
lưu trữ và tính toán tại các nút mạng. Các kết quả nghiên cứu này được công bố
trong các công trình [A.4] và [A.5].
- Đề xuất xây dựng các công cụ đánh giá mạng viễn thông thông qua các hệ
số đánh giá cân bằng tải nhằm hỗ trợ cho việc đánh giá hiệu năng các giải thuật định
tuyến. Các kết quả nghiên cứu này được công bố trong các công trình [A.1], [A.3],
[A.9] và [B.7].
Ngoài ra, Luận án đã nghiên cứu tổng quan vềđịnh hướng phát triển mạng
viễn thông hiện nay và về các kỹ thuật định tuyến đảm bảo chất lượng dịch vụ
(QoS)trên mạng thế hệ mới trong các nghiên cứu [B.1], [B.2], [B.3] và [A.6] trong
phần danh mục các công trình công bố và các nghiên cứu liên quan của tác giả ở
phần sau của Luận án.
6. Bố cục của luận án
Luận án gồm 4 chương với bố cục như sau:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về vấn đề đảm bảo QoS trên mạng viễn
thông,và các yêu cầu kỹ thuật định tuyến đảm bảo QoS ứng dụng trong mạng viễn
6
thông phát triển hiện nay. Tổng quan vềđịnh tuyến đảm bảo QoS, nhất là định tuyến
đảm bảo QoS dùng TTNB. Trên cơ sởđó,luận án xác định hướng nghiên cứu là đề
xuất các giải thuật định tuyến đảm bảo QoS dùng TTNB và các giải pháp để nâng
cao hiệu năng của các giải thuật này.
Chương 2: Nghiên cứu và đề xuất các các tiêu chí đánh giá hiệu năng của các
giải thuật định tuyến, trong đó đề xuất hệ số đánh giá cân bằng tải mạng làm cơ sở
cho việc đánh giá hiệu năng của các giải thuật định tuyến, nhất là các giải thuật định
tuyến được đề xuất trong luận án. Đồng thời, chương này cũng đề cập các phương
pháp mô phỏng và các mô hình mạng được sử dụng trong luận án.
Chương 3: Đề xuất các giải thuật định tuyến dùng TTNB, trong đó sử dụng
các thông số QoS làm tiêu chuẩn chọn đường. Các công trình này đã khắc phục
được một số nhược điểm của các giải thuật định tuyến đã được nghiên cứu trong
phần trước.
Chương 4: Đề xuất các biện pháp cải thiện hiệu năng cho giải thuật định tuyến
dùng TTNB, trong đó có đề xuất tập tuyến truyền linh động ứng dụng cho giải thuật
định tuyến dùng TTNB, cùng với đề xuất giải thuật định tuyến dùngTTNB ứng
dụng kiểu định tuyến phân tán. Đề xuất nâng cao hiệu năng của dạng giải thuật này
qua cơ chế điều khiển định tuyến linh hoạt, ứng dụng tốt trong giải thuật định tuyến
dùng kiểu định tuyến phân tán.
Cuối cùng là phần Kết luận và hướng phát triển tiếp theo.
7
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG DỊCH
VỤ TRONG MẠNG VIỄN THÔNG
Tổng quan yêu cầu về QoS trên mạng viễn thông
1.1
Giới thiệu:
1.1.1
Ngày nay, mọi lĩnh vực xã hội từ lối sống đến nhu cầu tiêu dùng hàng ngày
đều liên quan đến Internet và truyền thông. Mạng viễn thông – mạng truyền dữ liệu
ngày càng phát triển mạnh mẽ, ngày càng hiện đại hơn, và trở thành yếu tố gắn chặt
với sự phát triển của xã hội, đã thâm nhập và thay đổi lối sống của con người, từ
việc làm, tiêu khiển đến những tác động xã hội. Do đó, nhu cầu về thông tin trở nên
rất bức thiết và bùng nổ như nghiên cứu của Cisco [27] hay tại [55], với dự đoán
lưu lượng dữ liệu sẽ vượt qua mức 1,2 zettabyte vào năm 2017 và đạt 2,1 zettabyte
vào năm 2019 (khoảng 168,5 exabyte/tháng) (xem hình 1.1). Đây là mức dữ liệu rất
cao, với mức tăng trưởng bình quân hàng năm (CAGR) khoảng 23% đến năm 2019
(với 1 zettabyte = 1.000.000.000 Gbyte; exabyte = 1.000.000 Gbyte – Nguồn
[109]).
Hình 1.1 Dự báo lượng thông tin trên mạng đến năm 2019 - Nguồn [27]
Trên mạng viễn thông hiện nay, những dịch vụ viễn thông mới cần chất lượng
dịch vụ rất cao, như các dịch vụ trực tuyến, đa phương tiện, VoD, UHDTV (4K, 8K
…) … vì thế mà các nhà cung cấp dịch vụ phải đảm bảo chất lượng mạng lưới cho
khách hàng theo các yêu cầu chất lượng QoS tương ứng. Chính các yêu cầu này đặt
8
ra cho mạng viễn thông những yêu cầu khắt khe để việc truyền dịch vụ đến nơi sử
dụng đảm bảo chất lượng. Việc đáp ứng tốt QoS tương ứng với việc đảm bảo cho
dịch vụ có giá trị của các thông số QoS từ nguồn đến đích đạt như yêu cầu, trong đó
các thông số QoS được sử dụng để mô tả các yêu cầu của dịch vụ viễn thông cung
cấp cho người sử dụng cũng như là chất lượng của mạng viễn thông nhằm đáp ứng
cho các nhu cầu ấy.
Hiện nay, vấn đề đảm bảo QoS trở nên rất nan giải do có nhiều loại ứng dụng
trên mạng viễn thông với các đặc tính lưu lượng khác nhau hoặc tích hợp nhiều loại
dịch vụ trên cùng một nền ứng dụng chung. Điều này làm cho việc hỗ trợ các loại
ứng dụng với các đặc tính lưu lượng và các yêu cầu QoS khác nhau trở nên phức tạp
hơn, bên cạnh các vấn đề khác như cấp phát tài nguyên, cân bằng tải mạng, điều
khiển tắc nghẽn... Các vấn đề này cần được xem xét toàn diện nhằm đảm bảo QoS
cho dịch vụ trong môi trường mạng không đồng nhất, kết hợp nhiều công nghệ khác
nhau và sự tương tác giữa các kiến trúc QoS khác nhau trên đường kết nối từ đầu
cuối đến đầu cuối, từ nơi cung cấp dịch vụ đến nơi sử dụng dịch vụ.
1.1.2
Các thông số QoS:
Về các thông số QoS: Có nhiều định nghĩa về QoS như của Cisco [26]: QoS
tham chiếu đến khả năng của mạng truyền dữ liệu nhằm đảm bảo cung cấp dịch vụ
tốt hơn cho lưu lượng mạng được lựa chọn trên nền các công nghệ lớp truyền dẫn
như Frame Relay, Asynchronous Transfer Mode (ATM), Ethernet và 802.1
networks, SONET, và với mạng IP ... Hay QoS chính là tập hợp các công nghệ
mạng cho phép các ứng dụng yêu cầu và nhận các mức dịch vụ theo các kiểu lưu
lượng dữ liệu, băng thông, độ trễ … Còn theo ITU-T [45] thì QoS là tổng hòa các
đặc tính của một dịch vụ viễn thông liên quan tới khả năng của nó có thể thỏa mãn
yêu cầu được quy định trước của người dùng dịch vụ đó. Các đặc tính như: Độ
chính xác, tốc độ xử lý, độ khả dụng, độ sẵn sàng, độ tin cậy và tính đơn giản của
dịch vụ. Vì thế, QoS chính là sự kết hợp các yếu tố chất lượng tương ứng với tất cả
các dịch vụ như: hỗ trợ dịch vụ, thi hành dịch vụ, ảnh hưởng dịch vụ, duy trì dịch
vụ, bảo toàn dịch vụ và an toàn dịch vụ.