Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

phân tích chiến lược marketing của công ty cổ phần sabeco và so sánh với 2 đại gia nước giải khát là pepsi và cocacola

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.72 KB, 19 trang )

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN SABECO VÀ SO SÁNH VỚI 2 ĐẠI GIA NƯỚC GIẢI KHÁT
LÀ PEPSI VÀ COCACOLA
Trong binh pháp của Tôn Tử có dạy: Biết mình, biết người trăm trận,
trăm thắng. lời dạy đó không chỉ có ý nghĩa trên chiển trường mà còn có
ý nghĩa vô cùng thiết thực trên thương trường. Trong nền kinh tế thị
trường, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, nó cần phải hiểu
được chính mình, hiểu được môi trường mà nó đang hoạt động, từ đó
nắm được diểm mạnh, điểm yếu, nắm được thời cơ, thách thức để xây
dựng cho mình một chiến lược hoạt động tốt nhất. Trong các chiến lược
hoạt động của doanh nghiệp, chiến lược marketing là một chiến lược
quan trọng. Chiến lược marketing của doanh nghiệp bao gồm các chiến
lược về sản phẩm, về giá bán, về xây dựng kênh phân phối, xúc tiến bán
hàng, các giải pháp cho khách hàng, sự tiện lợi cho khách hàng, chi phí
và công tác truyền thông. Nghiên cứu và phân tích chiến lược marketing
của các đối thủ trong ngành đặc biệt là các đối thủ cạnh tranh trực tiếp là
việc làm rất cần thiết. Qua phân tích giúp doanh nghiệp có được hướng
hành động đúng: Nên né tránh hay đối đầu với đối thủ, nên làm theo hay
không làm theo đối thủ, trên cơ sở đó xây dựng một chiến lược
marketing hợp lý nhất cho doanh nghiệp. Với ý nghĩa đó bài viết này đã
chọn CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN
( TriBeCo ) và phân tích chiến lược marketing của hai công ty mạnh nhất
trong ngành nước giải khát đó là PepsiCo và Coca-Cola Việt Nam.
Nội dung bài viết gồm 3 phần:
1. Giới thiệu về Công ty TriBeCo và chiến lược marketing của TriBeCo.
2. Phân tích chiến lược marketing của PepsiCo và CoCa Việt Nam.
3. So sánh chiến lược marketing của TriBeCo với chiến lược marketing
của PepsiCo và CoCa Việt Nam.
1. Công ty TriBeCo và chiến lược marketing của TriBeCo.
1.1.Giới thiệu về Công ty TriBeCo
*Thông tin chung về công ty:


- Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN
- Tên giao dịch : TRIBECO
- Địa chỉ : 12 Kỳ Đồng, P.9, Q.3, TP.HCM
- Điện thoại : 8249654 -8249665; Fax : 8249659
1


- Vốn điều lệ : 75.483.600.000 đồng
* Quá trình hình thành và phát triển của công ty :
- Năm 1992, khi Luật Công ty ra đời, Công ty trách nhiệm hữu hạn
Tribeco được thành lập với số vốn điều lệ là 8,5 tỷ đồng, giấy phép thành
lập số 571/GP-UB do Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh cấp
ngày 06 tháng 10 năm 1992, số đăng ký kinh doanh 054399 do Trọng tài
Kinh tế cấp ngày 07 tháng 10 năm 1992. trong đó phần vốn của Nhà nước
(Foodexco) góp vào Công ty TNHH Tribeco chiếm 51% vốn điều lệ,
phần còn lại 49% là vốn của các cổ đông bên ngoài.
- Cuối năm 1999, Nhà nước chấp nhận chuyển 51% vốn của Nhà nước
tương ứng với số tiền 11.425.530.000 đồng cho tư nhân (Vốn điều lệ của
Công ty tại thời điểm chuyển nhượng là 22.403.000.000 đồng).
- Ngày 16 tháng 02 năm 2001 Công ty TNHH Tribeco chuyển thành
Công ty Cổ phần Nước Giải Khát Sài Gòn TRIBECO theo Giấy Chứng
Nhận Đăng Ký Kinh Doanh số 4103000297 do Sở Kế Hoạch & Đầu Tư
Thành Phố Hồ Chí Minh cấp.
- Tháng 04 năm 2001, sáp nhập Công ty cổ phần Viết Tân vào Công ty
Cổ phần Nước Giải Khát Sài Gòn TRIBECO, nâng vốn điều lệ của Công
ty mới lên 37.403.000.000 đồng.
- Ngày 07 tháng 11 năm 2001, Công ty Cổ phần Nước Giải Khát Sài Gòn
TRIBECO tăng vốn điều lệ từ 37.403.000.000 đồng lên 37.903.000.000
đồng bằng cách trích từ lợi nhuận để lại chưa phân phối.
- Tháng 12 năm 2001, Công ty được Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước

cấp Giấy Phép Niêm Yết trên Thị Trường Chứng Khoán và đến ngày 28
tháng 12 năm 2001 Công ty chính thức tiến hành phiên giao dịch đầu tiên
tại Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Công ty đã tăng vốn điều lệ từ 37.903.000.000 đồng lên 45.483.600.000
đồng theo giấy phép tăng vốn của Sở Kế Hoạch & Đầu Tư Thành Phố Hồ
Chí Minh cấp ngày 12 tháng 11 năm 2003 bằng nguồn lợi nhuận để lại.
- Quyết định số 01/GCNPH ngày 12 tháng 04 năm 2004 của Ủy Ban
Chứng Khoán Nhà Nước chấp thuận Công ty phát hành cổ phiếu thưởng
cho các cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ lên 45.483.600.000 đồng,
trích từ nguồn lợi nhuận để lại của Công ty, tổng cổ phiếu đã phát hành và
lưu ký tại Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán TPHCM : 4.548.360 cổ
phiếu.

2


- Tháng 10 năm 2005, Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến Thực phẩm
Kinh Đô mua cổ phiếu Tribeco và nắm quyền kiểm soát với tỷ lệ cổ phần
chi phối là 35,4%.Kinh Đô là một Tập đoàn hoạt động đa ngành từ lãnh
vực chế biến thực phẩm đến xây dựng, kinh doanh địa ốc và đầu tư tài
chính. Công ty Cổ phần Kinh Đô là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
thực phẩm hàng đầu Việt Nam, Công ty có hệ thống phân phối lớn nhất
nước, có hơn 200 đại lý, phân phối và trên 65.000 điểm bán lẻ trên toàn
quốc, bên cạnh hệ thống siêu thị và hệ thống Bakery Kinh Đô.
- Tháng 7 năm 2006, thành lập Công ty Cổ phần TRIBECO Bình Dương,
vốn điều lệ ban đầu là 50.000.000.000 đồng và hiện nay tăng lên là
200.000.000.000 đồng.Tổng chi phí đầu tư ban đầu gần 400 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Nước giải khát Sài Gòn – TRIBECO hiện nay góp vốn
với tỷ lệ là 36%.
- Tháng 4 năm 2007, thành lập Công ty Cổ phần TRIBECO Miền Bắc,

vốn điều lệ 50.000.000.000 đồng. Công ty Cổ phần Nước giải khát Sài
Gòn – TRIBECO góp vốn với tỷ lệ là 80%, tổng chi phí đầu tư ban đầu
gần 80.000.000.000 đồng.
- Tháng 8 năm 2007, Công ty bổ sung vốn từ việc phát hành thêm cổ
phiếu , nâng vốn điều lệ lên 75.483.600.000 đồng. Đến thời điểm này,
Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô nắm tỷ lệ cổ
phần là 23,42% và Công ty TNHH Uni President Việt Nam nắm tỷ lệ cổ
phần là 29,14%..
* Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu :
- Chế biến thực phẩm, sản xuất sữa đậu nành, nước ép trái cây và nước
giải khát các loại;
- Mua bán hàng tư liệu sản xuất (Vỏ chai, hương liệu...) và các loại nước
giải khát;
- Sản xuất, kinh doanh, chế biến lương thực;
- Đại lý mua bán hàng hoá;
- Sản xuất rựơu nhẹ có gas (Soda hương);
- Cho thuê nhà và kho bãi;
- Kinh doanh nhà hàng ăn uống;
- Kinh doanh nhà ở, môi giới bất động sản.
* Các thành tích đã đạt được :
• Công ty được Chủ tịch nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
tặng thưởng Huân Chương Lao Động Hạng Ba năm 1992 và Huân
3


Chương Lao Động Hạng Nhì năm 1993 về thành tích xuất sắc trong hoạt
động sản xuất;
• Tháng 07 năm 2002 đạt Giấy Chứng Nhận Quản lý Chất lượng theo tiêu
chuẩn quốc tế ISO 9001:2000;
• Thương hiệu TRIBECO đoạt giải Sao Vàng Đất Việt liên tục năm 2003

-2005.Đây là giải thưởng có giá trị lớn được Chính Phủ giao cho Trung
Ương Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam và Hội các Doanh Nghiệp Trẻ
Việt Nam tổ chức;
• Thương hiệu TRIBECO thuộc Top 5 thương hiệu mạnh hàng đầu trên
thị trường nước giải khát trong nước.
• Sản phẩm của TRIBECO được người tiêu dùng tín nhiệm bình chọn là
Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao 11 năm liền (1997 - 2007);
• Ngày 24 tháng 10 năm 2003, sản phẩm Sữa Đậu Nành chai và Nước
Ngọt có gas đóng lon được Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh
công nhận là sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thành Phố.
• Tháng 10 năm 2005 công ty đoạt giải thưởng Chất Lượng Việt Nam.
* Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận Năm 2008 :
Tổng lợi nhuận trước thuế đạt -144,9 tỷ đồng, trong đó :
▪ Lợi nhuận từ họat động sản xuất kinh doanh chính là - 58.9 tỷ đồng
▪ Lợi nhuận từ họat động tài chính - 48.7 tỷ đồng
▪ Lợi nhuận từ họat động khác là - 1.4 tỷ đồng
• Lợi nhuận từ Công ty liên kết là - 35.9 tỷ đồng
1.2. Chiến lược Marketing của công ty trong những năm tới.
* Định hướng chung: Củng cố và xây dựng TribeCo thành một công ty
dẫn đầu về thị trường thức uống tại Việt nam.
a. Chiến lược về Sản phẩm – R&D
- Cắt bỏ các sản phẩm có lãi gộp thấp chỉ giữ lại các sản phẩm có lợi thế
cạnh tranh và các sản phẩm có tiềm năng trong tương lai.
- Xây dựng 4 dòng sản phẩm chủ lực: Trà Xanh 100, Sữa Đậu Nành chai,
Trà bí đao lon, Jeno.
- R&D đã nghiên cứu cải tiến chất lượng 4 dòng sản phẩm này, năm 2009
chỉ tập trung chuyên sâu cho 4 dòng hàng này.
b. Chiến lược Giá bán – Giá thành.
- Để đảm bảo sức cạnh tranh, công ty sẽ định giá bán ở mức cạnh tranh so
với đối thủ.


4


- Tập trung quản lý chặt để giảm giá thành toàn diện trên các lĩnh vực để
tối đa hoá lợi nhuận trong kinh doanh, trong đó tập trung mạnh vào các
khoản mục có tỷ trọng lớn như sau :
Chi phí nguyên vật liệu: giảm 10%/chi phí NVL
Chi phí bao bì: giảm 5%/chi phí BB
Chi phí vận chuyển: giảm 10%/chi phí VC
Gia tăng hiệu quả chí phí bán hàng.
- Áp dụng hệ thống quản trị sản xuất phù hợp ISO 2000 cho nhà máy
giúp quản lý tốt hao hụt trong sản xuất và đảm bảo chất lượng.
c. Chiến lược Phân phối
Sản phẩm được sản xuất tại Nhà máy của Công ty Cổ phần TRIBECO
Bình Dương và Nhà máy của Công ty Cổ phần TRIBECO Miền Bắc,
được phân phối trên phạm vi cả nước thông qua các Nhà phân phối và đại
lý tiêu thụ tại Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh theo khu vực Miền
Bắc, Miền Trung, Miền Đông, Miền Tây. Riêng tại Thành Phố Hồ Chí
Minh, ngoài các Nhà phân phối và đại lý, Công ty còn tổ chức mạng lưới
bán trực tiếp đến các điểm bán như quán cà phê, giải khát, căn tin trường
học, bệnh viện, nhà hàng khách.
Chiến lược phân phối trong giai đoạn tới là:
- Thiết lập lại kênh phân phối
- Quy hoạch lại hệ thống nhà phân phối theo nguyên tắc 20/80 đủ sức
thực hiện mục tiêu doanh thu.
- Điều chỉnh chính sách hợp lý để kích thích bán hàng.
- Hợp tác với Kinh Đô để mở rộng phân phối cho các dòng sản phẩm
non-return như Trà xanh, Trà Bí Đao, Jeno (thời gian trước chủ yếu là
ngành chai nên không dùng được kênh của Kinh Đô)

- Tổ chức hệ thống để giám sát việc thực hiện các chương trình thúc đẩy
bán hàng.
d. Chiến lược khác
- Tập trung vào các sản phẩm chủ lực có lãi gộp cao, có lợi thế cạnh tranh
& đã được thị trường chấp nhận cao.
- Loại bỏ các sản phẩm là gánh nặng cho công ty từ đó có ngân sách để
đầu tư mạnh cho marketing: Quảng cáo, tiếp thị, nghiên cứu thị trường...
2. Phân tích chiến lược marketing của Pepsi và CoCa Việt Nam.
2.1. Chiến lược marketing của PepsiCo Việt Nam
a) Lịch sử phát triển của Pepsi:
5


PepsiCo là tập đoàn nước giải khát lâu đời của Mỹ với lịch sử trên một
trăm năm kể từ ngày thành lập. Dù vậy, PepsiCo vẫn chỉ là số 2 thế giới,
luôn bị xếp hàng sau tập đoàn Coca Cola. Các cổ đông và nhà đầu tư của
PepsiCo không thể chấp nhận mãi vị trí dường như vĩnh cửu đó được. Họ
muốn và có tham vọng PepsiCo phải vượt lên trên đối thủ không đội trời
chung Coca Cola bằng mọi giá.
Tập đoàn Pepsi thành lập năm 1898, trụ sở chính tại thành phố
Purchase, bang New York, Mỹ. Năm 1965, Pepsi sáp nhập với tập đoàn
Frito-Lay thành tập đoàn PepsiCo. Doanh số bán hàng của PepsiCo hiện
nay đạt gần 30 tỉ USD mỗi năm. Tổng số nhân viên hưởng lương của
PepsiCo trên toàn thế giới là khoảng 150.000 người. PepsiCo có hệ thống
phân phối và mạng lưới bán hàng đại lý dày đặc ở gần như tất cả mọi
nước.
Bên cạnh thương hiệu Pepsi trị giá hàng tỉ USD, tập đoàn này còn sở hữu
nhiều thương hiệu nước giải khát lừng danh khác như Mirinda, 7 UP,
Mountain Dew hay nước khoáng Aquafina.
Pepsi Việt Nam:

Năm 1991, Tập đoàn Pepsi lần đầu tiên đến Việt Nam với sản phẩm
chất lượng cao và khẩu vị có thay đổi chút ít để phù hợp hơn với người
tiêu dùng Việt Nam. Trải qua gần 20 năm hoạt động, Công ty Pepsi Việt
Nam đã trở thành một thương hiệu quen thuộc với người dân Việt Nam.
1. Số giấy phép: 291/GP
2. Ngày cấp: 24/12/1991
3. Tên dự án: Công ty Pepsi Vietnam
4. Tên đối tác nước ngoài: International Baverages company (IBC), Hà
Lan
5. Hình thức đầu tư: 100% vốn nước ngoài
6. Tổng vốn đầu tư: 130.000.000 USD
7. Vốn pháp định: 90.000.000 USD
8. Mục tiêu: Sản xuất các loại nước giải khát và thực phẩm đóng gói
9. Địa chỉ trụ sở chính: Lầu 5 Cao ốc Sheraton, số 88 Đồng Khởi, Q1,
TP. HCM
6


10. Phone: 08-8219437; Fax: 08-8219436
Ngày 22.5.2010 vừa qua, PepsiCo Việt Nam đã đưa vào hoạt động nhà
máy nước ngọt mới nhất tại khu công nghiệp Trà Nóc 2, Cần Thơ với
tổng vốn đầu tư 30 triệu USD. Đây là nhà máy thứ 5 của PepsiCo trên cả
nước sau Hà Nội, Điện Bàn, Hóc Môn và Bình Dương.
b) Phân tích Chiến lược marketing của PepSi Việt Nam
Chiến lược chung của PepsiCo Việt Nam.
Ông Saad Abdul-Latif, Chủ tịch PepsiCo khu vực Châu Á, Trung Đông
và Châu Phi cho biết: “Trong hơn 90 quốc gia ở châu Á, châu Phi và
Trung Đông, Việt Nam là một trong những thị trường đang phát triển
quan trọng nhất của chúng tôi”.
Ông Saad cho biết khẳng định trên xuất phát từ 3 nguyên nhân: Thứ

nhất, Việt Nam đang có một nền chính trị ổn định. Thứ hai là cơ cấu dân
số trẻ, ham học hỏi, rất thích hợp để phát triển ngành nước giải khát. Sau
cùng là tiềm năng dồi dào và năng động của nguồn nhân lực trong nước.
PepsiCo cũng vừa quyết định mạnh tay hơn với mức đầu tư 250 triệu
USD vào thị trường Việt Nam. Tuyên bố tăng cường đầu tư bổ sung của
PepsiCo mới đây càng khẳng định tiềm năng của thị trường nước giải
khát Việt Nam thời kỳ hậu khủng hoảng
Theo kế hoạch, số vốn đầu tư 250 triệu USD sẽ được PepsiCo tập trung
cho cả 3 miền Bắc, Trung và Nam nhằm gia tăng năng lực sản xuất, gia
tăng trang thiết bị tại điểm bán hàng, củng cố sức mạnh cho các thương
hiệu và mở rộng danh mục sản phẩm của Tập đoàn.
1. Chiến lược về sản phẩm
Ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Đối ngoại của
PepsiCo Đông Nam Á, cho biết Công ty sẽ tiếp tục đầu tư vào 2 nhà máy
tại Bình Dương, Cần Thơ, đồng thời mở thêm một số nhà máy mới nhằm
nâng cao năng lực sản xuất trong cả 2 phân khúc thực phẩm tiện dụng và
nước giải khát. Chiên lược cụ thể là:

7


- Tiếp tục sản xuất những sản phẩm nước giải khát truyền thống với chất
lượng cao nhằm phục vụ tốt hơn những khách hàng truyền thống. Trong
năm nay PepsiCo cũng có 4 nhãn hàng gồm Mirinda, Pepsi, 7-Up và
Evervess. lọt vào nhóm 10 sản phẩm nước giải khát có gas hàng đầu tại
Việt Nam.
- Tâp trung mạnh vào sản phẩm Pepsi dành cho người ăn kiêng với tên
gọi Diet Pepsi. Cuộc sống ngày càng phát triển nên số người béo đã tăng
lên nhanh chóng do vậy con người có xu hướng ăn kiêng, nắm bắt được
nhu cầu này thì PepsiCo đã cho ra đời sản phẩm Diet Pepsi để phục vụ

nhu cầu của nhóm khách hàng này. Đây được coi là một chiến lược
makerting hiệu quả của PepsiCo.
- PepsiCo Việt Nam đã thực hiện dự án trồng khoai tây sạch tại Đà Lạt
để sản xuất bánh snack Poca cho thị trường trong nước tại nhà máy ở
Bình Dương có vốn đầu tư 30 triệu USD. Nhà máy này đã đi vào hoạt
động với công suất khoảng 10.000 tấn khoai tây tươi mỗi năm.
2. Chiến lược về giá bán của sản phẩm.
PepsiCo Việt Nam định giá bán sản phẩm trên cơ sở giả trị, với mục tiêu
phục vụ khách hàng tốt nhất.
Sản phẩm mới được định giá theo chính sách: Ban đầu định giá thấp,
sau đó tăng dần.
Để tăng tính cạnh tranh, giá bán các sản phẩm của Pepsi thường thấp
hơn giá bán các sản phẩm cùng loại. Pepsi luôn có một chính sách giá
linh hoạt. Khi mới bước chân vào Việt nam, Pepsi đã sử dụng chính sách
hạ giá các sản phẩm của mình để đánh bại các doanh nghiệp nước giải
khát của Việt nam, theo kiểu cá lớn, nuốt cá bé. Khi cạnh tranh với CoCa
thì Pépsi không thể sử dụng chính sách này được, vì đây là chuyện giữa
cá lớn với cá lớn. Có thể so sánh giá bán của Pepsi với Coca qua bảng
sau ( Đơn vị tính đồng )

Lon 330 ml
Pet 1.5 l
Thùng ( 24lon )

Coca
680
14.000
145.000

Pepsi

6500
13.500
140.000
8


3. Chiến lược về xây dựng kênh phân phối và xúc tiến bán hàng.
Trên thế giới Pepsi có một mạng lưới phân phối rộng nhất cho sản
phẩm nước giải khát của mình với hơn 900 công ty đang vận hành. Pepsi
củng cố hệ thống phân phối để nâng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng
tốt hơn cho những người bán lẻ nước giải khát. Hơn nữa, việc mở rộng
mạng lưới phân phối còn tạo ra một lợi thế cạnh tranh trong việc đưa sản
phẩm mới nhanh chóng ra thị trường. Pepsi đã phát triển mối quan hệ dài
hạn với các nhà cung cấp, đưa vào hoạt động các nhà máy sản xuất mới
và kỹ thuật kho hàng để tiết kiệm chi phí.
Tại Việt Nam sau khi đã đánh sập tiệm các “tổ hợp sản xuất” nước ngọt
nội địa của Việt Nam, Pepsi tiến tới thiết lập hệ thống phân phối trên toàn
cõi Việt Nam. Ngoài các đại lý và tổng đại lý, Pepsi còn “tiếp cận” hầu
hết các quán cà phê (nơi quảng bá và tiêu thụ một lượng rất lớn nước ngọt
của Pepsi).
Sản phẩm của Pep si được phân phối qua khâu trung gian: các siêu thị,
cửa hàng bán lẻ, quán giải khát…mạng lưới phân phối rộng khắp, bao
phủ trên toàn quốc. Những sản phẩm ăn nhẹ thường được phân phối trực
tiếp.
Trong các cửa hàng, quầy hàng, sản phẩm của Pép si được trưng bày ở
những nơi bắt mắt, thuận tiện cho khách hàng.
4. Chiến lược đối với khách hàng.
Tại Việt Nam, Pepsi đã có được những nhà quản lý và điều hành giỏi, am
hiểu tâm lý của người Việt, điều này rất quan trọng để mở rộng thị phần.
Khách hàng của Pep si gồm cả những người sống ở thành thị và nông

thôn, trong đó khách hàng thành thị luôn được coi là khách hàng mục
tiêu. Họ có nhu cầu sống cao và khả năng thanh toán tốt hơn.
Khách hàng của Pep si gồm nhiều độ tuổi khác nhau, nhưng các khách
trẻ luôn được coi là những khách hàng mục tiêu. Nhắc đến thương hiệu
9


Pepsi, người ta thường nghĩ đến tinh thần trẻ trung sôi động. Mặc dù
Công ty Pepsi đã có lịch sử hơn một thế kỷ, nhưng tinh thần trẻ đó vẫn
thấm sâu trong toàn Công ty, từ màu xanh tươi trẻ của logo, từ câu slogan
nổi tiếng một thời “sự lựa chọn của thế hệ mới” đến những sản phẩm
thiết kế bắt mắt, thời trang cho giới trẻ, những chiến dịch quảng cáo trẻ
trung sôi động, những đại sứ nhãn hiệu tuổi teen và những chiến lược
kinh doanh xông xáo của đội ngũ các nhà quản lý trẻ xuất sắc của Pepsi.
CEO đầu tiên của Pepsi Việt Nam cũng là một doanh nhân trẻ, một trong
những người Việt Nam đầu tiên đảm nhiệm vị trí CEO của một tập đoàn
đa quốc gia tại Việt Nam khi vừa tròn 32 tuổi. Đó cũng chính là niềm tự
hào của người Việt Nam khi xây dựng một thương hiệu nổi tiếng thế giới
ngay trên đất nước của mình bằng chính chính tài năng và khối óc của
những người Việt.
Khi đến Việt Nam, cái chất trẻ của nước uống Pepsi đã nhanh chóng bắt
nhịp với đời sống của giới trẻ Việt Nam, một thế hệ đang vươn lên mạnh
mẽ cùng đất nước trong thời kỳ đổi mới
5. Chiến lược quảng cáo, tiếp thị
PepsiCo rất chú trọng tới quảng cáo thương hiệu và các hoạt động
marketing nói chung.
Ở thời kỳ nào, Tập đoàn PepsiCo cũng có những chuyên gia marketing
đặc biệt xuất sắc như Roger Enrico, người tiền nhiệm của Steven
Reinemund, như Larry McIntosch, 12 năm là Phó chủ tịch phụ trách
Marketing và xây dựng thương hiệu. Bản thân Steven Reinemund cũng

chính là một chuyên gia bậc thầy trong lĩnh vực Marketing.
Dưới thời Steven Reinemund, chi phí quảng cáo và Marketing của
PepsiCo còn cao hơn trước. Trên thực tế, PepsiCo cũng đang chạy đua
quyết liệt với Coca Cola và các lĩnh vực khác thông qua cả quảng cáo.
Chi phí quảng cáo, marketing và quản lý của hai đại gia này đều cao hơn
chi phí nguyên vật liệu đầu vào.
Pepsi luôn chú trọng các hình thức quảng cáo mới, có tính sáng tạo để
hấp dẫn khách hàng, họ không bao giờ bỏ lỡ các cơ hội khi có các sự kiện
10


lớn, đặc biệt các sự kiện thể thao quan trọng tại Mỹ và quốc tế, dám mạnh
tay chi nhiều khoản cát xê quảng cáo khổng lồ cho các nhân vật nổi tiếng.
Hơn hai năm liền, Pepsico đã ký hợp đồng quảng cáo với nữ ca sĩ lừng
danh Britney Spears. Tập đoàn này có truyền thống hợp tác quảng cáo với
các ca sĩ nhạc Pop. Trước đó, nhiều ca sĩ dòng nhạc này như Michael
Jackson, Ray Chales hay Lionel Richie đã từng quảng cáo cho các sản
phẩm của PepsiCo.
Mới đây nhất, Pepsi đã ký một hợp đồng quảng cáo trị giá nhiều triệu
USD với ca sĩ mới nổi Beyonce Knowles của ban nhạc Destinny’s.
Ở Việt Nam Pepsi được nhìn nhận là công ty đứng đầu về lĩnh vực quảng
cáo, tiếp thị, bán hàng và các chương trình khuyến thị.
Hình thức quảng cáo rất đa dạng: Quảng cáo qua truyền hình, radio, báo
chí, pa-nô…
Khi du khách tới Việt Nam qua cửa ngõ Tân Sơn Nhất, chỉ cần ra khỏi
phi trường đã thấy ngay một tấm pa-nô cực lớn quảng cáo cho hãng Pepsi
chào đón.
Riêng thị trường Việt Nam, Pepsi không chỉ có được một hệ thống phân
phối tốt trên cả nước mà họ còn có được những nhà quản lý và điều hành
giỏi người Việt, có thể ví như những “tướng quân”, họ không những am

hiểu “công nghệ tiếp thị” mà đồng thời họ cũng rất am hiểu tâm lý của
người Việt - điều này rất quan trọng. Nhờ vậy, Pepsi luôn đẩy lui bất cứ
đợt “phản công” giành giật thị trường nào của Coca-cola.
Thí dụ, “đánh” vào tâm lý yêu thích bóng tròn và tâm lý tự hào dân tộc
của người Việt, Pepsi tổ chức “ngày hội bóng đá” thông qua show quảng
cáo trên truyền hình,với hình ảnh cầu thủ bóng đá Việt Nam được yêu
thích nhất thời bấy giờ, biểu diễn “tâng bóng” cùng với các danh thủ hàng
đầu thế giới. đồng thời tung ra khẩu hiệu: “Uống Pepsi là ủng hộ đội
tuyển quốc gia Việt Nam vươn ra đấu trường quốc tế”. Lập tức doanh số
bán ra của Pepsi “tăng vọt” (nhất là trong các giải cầu của Ðông Nam Á,
hoặc Châu Á có đội tuyển quốc gia Việt Nam tham dự) đồng thời tình

11


cảm của dân chúng đối với Pepsi cũng được “gia cố” và gia tăng.
2.2. Chiến lược marketing của Coca-cola Việt Nam
a) Lịch sử phát triển của Coca-cola:
Vào ngày 08/05/1886, dược sĩ John Stith Pemberton đã chế ra một loại
sirô sữa và bán nó cho một cửa hàng dược phẩm lớn nhất Atlanta (Mỹ).
Nhưng sau 5 năm kinh doanh loại sirô này chỉ với 9 sản phẩm bình quân
được bán trong một ngày, Pemberton đã không thể nhìn thấy sự thành
công của sản phẩm do chính ông tạo ra. Ông mất vào năm 1888, cùng
năm với sự xuất hiện của nhà doanh nghiệp Asa G. Candler mua lại cổ
phần của Coca-Cola.
Trong 3 năm, Candler và hiệp hội của ông ta quản lý công ty với nguồn
đầu tư là 2,300 nghìn USD. Công ty đăng kí tên nhãn hiệu là “CocaCola” với văn phòng U.S Patent vào năm 1893 và đổi mới nó bằt đầu từ
lúc đó.
Năm 1895, những nhà máy sản xuất đầu tiên ngoài Atlanta được mở
cửa tại các bang như Dallas, Texas, Chicago, California, Illinois và Los

Angeles của nước Mỹ. Ông Candler đã báo cáo cho các cổ đông rằng
Coca-Cola đang được bán tại “mỗi bang và mỗi vùng trên toàn nước
Mỹ.”
Năm 1911, một nhóm đầu tư mà người dẫn đầu là Ernest Woodruff,
chủ ngân hàng Atlanta, đã mua lại Công ty Coca-Cola từ các cổ đông của
Candler. Bốn năm sau, Robert W.woodruff, con trai 33 tuổi của Ernest trở
thành chủ tịch tập đoàn và dẫn dắt công ty đi vào thời kì mới của sự phát
triển trong và ngoài nước qua hơn 6 thập kỷ sau đó.
Từ khi được thành lập và đặt trụ sở chính tại Atlanta, bang Georgia, Tập
đoàn Coca-Cola hiện đang hoạt động trên 200 nước khắp thế giới. Thương
hiệu Coca-Cola luôn là thương hiệu nước ngọt bán chạy hàng đầu và tất cả
mọi người trên thế giới đều yêu thích Coca-Cola hoặc một trong những
loại nước uống hấp dẫn khác của tập đoàn. Ngày nay, Tập đoàn Coca-Cola
đã thành công trong công cuộc mở rộng thị trường với nhiều loại nước
uống khác nhau ban đầu là nước có gas, và sau đó là nước trái cây, nước
tăng lực cho thể thao, nước suối, trà và một số loại khác.
Trên thế giới, Coca-Cola hoạt động tại 5 vùng:
Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Châu Âu, Âu Á & Trung Đông, Châu Á, Châu Phi

12


Ở Châu Á, Coca-Cola hoạt động tại 6 khu vực:Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật
Bản, Philipin, Nam Thái BB́nh Dương & Hàn Quốc, Khu vực phía Tây và
Đông Nam Châu Á.
Coca-Cola Việt Nam:
1. Số giấy phép: 1384/GP
2. Ngày cấp: 04/03/2002
3. Tên dự án: Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam
4. Tên đối tác nước ngoài: Coca-Cola Indochine Pte.Ltd., Singapore

5. Hình thức đầu tư: 100% vốn nước ngoài
6. Tổng vốn đầu tư: 358.611.000 USD
7. Vốn pháp định: 163.836.600 USD
8. Mục tiêu: Sản xuất các loại nước giải khát Coca-Cola, Fanta, Sprite...
9. Địa chỉ nhà máy: Xa lộ Hà Nội, Linh Trung, Thủ Đức, TP. HCM
10. Phone: 08-8961000; Fax: 08-8961001
11. Vốn đầu tư thực hiện: 399.058.438 USD
(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
b) Phân tích Chiến lược marketing của Coca-cola Việt Nam.
Trong chuyến viếng thăm Việt Nam lần đầu tiên vào tháng 9 năm.2009
trên cương vị Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành toàn cầu của Tập
đoàn Coca-Cola, ông Muhtar Kent, đã công bố khoản đầu tư thêm 200
triệu USD cho công ty Coca-cola Việt Nam trong 3 năm. Mục đích của
gói đầu tư này là nâng cao quy mô sản xuất, tăng cường các kênh phân
phối, hoạt động tiếp thị và đào tạo nhân lực.
1. Chiến lược về sản phẩm
Coca-Cola chỉ hoạt động trong lĩnh vực đồ uống bao gồm nước uống,
nước uống không cồn và nước uống có gas. Công ty đã ̃ taọ ra râtB́ nhiêù
loaị nước uôńg với mùi vi,,̣ mẫu mã khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa
dạng của khách hàng, như: Coke ít gas, Sprite, Fanta, Coke hương Vani,
Coke, nước trái cây,.... Trong thời gian vừa qua, Công ty đa không ngừng
nghiên cứu phát triển thêm nhiều sản phẩm mới phục vụ người tiêu dùng
13


Việt Nam như : Nước uống đóng chai Joy, nước tăng lực Samurai, bột trái
cây Sunfill, đồng thời bổ sung nhiều hương vị mới cho các sản phẩm
truyền thống đáp ứng thị hiếu và khẩu vị của người Việt Nam như Fanta
Chanh, Fanta Dâu, Soda Chanh, v.v… Sản phẩm của Co ca được chứa
đựng, bảo quản trong các chai nhựa, chai thủy tinh, lon kẽm với kiểu

dang, mẫu mã đẹp.
Công ty Coca-Cola tiếp tục cam kết làm ăn lâu dài tại Việt Nam và luôn
đổi mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao ở thị rường nước giải khát
năng động và đầy tiềm năng ở Việt Nam.
2. Chiến lược về giá bán của sản phẩm.
Sản phẩm cocacola định giá dựa theo giá trị nhận thức được. Họ xem
nhận thức của người mua về giá trị chứ không phải chi phí của ngướ bán
là cơ sở quan trọng để định giá. Họ sử dụng những yếu tố chi phí giá cả
trong marketing-mix để xây dựng giá trị được cảm nhận trong tâm trí của
người mua. Giá được định ra căn cứ vào giá trị được cảm nhận đó.
Chiến lược định giá cocacola thâm nhập thị trường: Doanh nghiệp
cocacola chon chiến lược định giá sản phẩm mới tương đói thấp nhằm
thâm nhập thị trường, với hi vọng rằng sẽ thu hút được một số lượng lớn
khách hàng và đạt được một thị phần lớn.
Định giá phân biệt theo dạng sản phẩm: Theo cách định giá này các
kiếu sản phẩm và các mặt hàng của cocacola được định giá khác nhau,
nhưng tỉ lệ với chi phí tương ứng của chúng
Định giá theo loại sản phẩm: Doanh nghiệp cocacola thường sản xuất
nhiều kiểu sản phẩm và mặt hàng chứ không phải một thứ duy
nhất.Chúng khác biệt nhau về nhăn hiệu, hình thức, kích cỡ tính năng..do
đó chúng được định giá ở các thang bậc khác nhau.Hiện nay, giá của sản
phẩm Coca tại thị trường Việt Nam cao hơn so với các sản phẩm cùng
loại tương ứng, tuy nhiên mức chênh lệch về giá không cao.
3. Chiến lược về xây dựng kênh phân phối và xúc tiến bán hàng.
Các sản phẩm nước giải khát Coca-Cola được sản xuất tại ba nhà máy
đóng chai đặt tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Năm
2001, Chính Phủ Việt Nam đồng ý cho phép ba nhà máy đóng chai sáp

14



nhập theo cơ cấu quản lý tập trung, trong đó, nhà máy đóng chai CocaCola Việt Nam (CCBV) ở Thành Phố Hồ Chí Minh giữ vai tṛ quản lý.
Hai nhà máy đóng chai ở Hà Nội và Đà Nẵng hiện đang hoạt động như
hai chi nhánh của Công ty Coca-Cola Việt Nam ở khu phía Bắc và miền
Trung. Với 3 nhà máy sản xuất ở 3 miền Bắc, Trung, Nam tạo điều kiện
cho công ty có thể mở rộng mạng lưới phân phối ở các miền, cung cấp
đầy đủ sản phẩm cho các đại lí ở 3 khu vực này. Đối với sản phẩm nước
giải khát, khâu phân phối rất quan trọng, việc Pepsi vào thị trường Việt
trước nên nắm được khá nhiều nhà phân phối hơn Coca, vB́ vậy coca
vẫn tiếp tục mở rộng mạng lưới phân phối, thông qua các đại lí, các quán
cà phê, nước giải khát, nhà hàng,… thu hút các đại lí bằng cách gia tăng
các hoạt động hỗ trợ cho các đại lí như: tặng dù, hỗ trợ trang trí cửa hàng,
hỗ trợ tài chính,…
Hiện nay, Coca-Cola có 50 nhà phân phối lớn, 1.500 nhân viên và hơn
300.000 đại lý tại Việt Nam
4. Chiến lược đối với khách hàng.
Khẩu hiệu của Coca-cola là : “Khách hàng của chúng tôi trên toàn thế
giới là những người đáng được thưởng thức nước giải khát có chất lượng
tốt nhất”
Coca-Cola là thương hiệu được định vị trong đầu khách hàng như nước
ngọt giải khát có gas số 1 thế giới - một sản phẩm của nhăn hiệu hàng đầu
thế giới. Hiện nay, Cocacola vẫn giữ vững ngôi đầu trong bảng danh sách
các thương hiệu hàng đầu với giá trị là 68.734 tỷ USD. Coca-Cola là
thương hiệu toàn cầu, nhăn hiệu Coca-Cola được 98% dân số thế giới biết
đến
Ở Việt Nam coca-cola đã cố gắng phân phối với mạng lưới dày đặc từ
thành thị tới nông thôn, từ đồng bằng tới miền núi, từ nam ra bắc. nhưng
vẫn chú trọng chính ở nơi tập trung đông dân cư. các sản phẩm của Coca
Cola xuất hiện khắp mọi nơi ,từ các quán ăn, quán giải khát lớn đến
nhỏ,từ các đường phố đến các con hẻm ,…trải dài từ Bắc vào Nam.

Về độ tuổi: Coca-cola Việt Nam tập trung vào giới trẻ, với phong cách
trẻ trung, nóng bỏng và ở đây cocacola đã thành công. Theo khảo sát thì
Cocacola đã được giới trẻ Việt Nam “đón nhận”.

15


Bước đầu, coca-cola tập trung vào những đoạn thị trường mà nhu cầu
cũng như đặc điểm về mật độ dân số có tỷ lệ cao. Trong giai đoạn thâm
nhập thị trường ở Việt Nam coacola có trụ sở lần lượt là miền bắc (Hà
Nội), miền trung Đà Nẵng), miền nam ( TP Hồ chí Minh) và dần mở rộng
ra các thành phố lân cận. Sau khi đa nghiên cứu kĩ thị trường Việt Nam,
cocacola nhận định đây là những thành phố mà có khả năng tiêu thụ sản
phẩm rất cao của họ NhB́ìn chung, thị trường đồ uống tại Việt Nam được
đánh giá là có nhiều tiềm năng. Dự kiến thị trường sẽ tiếp tục tăng trưởng
đáng kể trong những năm tới(2012 sẽ tăng 46% so với 2007).Coca Cola
đánh giá Việt Nam sẽ tăng trưởng vượt bậc trong 10 năm tới, có thể vào
top 25 thị trường tiềm năng nhất của hăng.
5. Chiến lược quảng cáo
Một trong những bí quyết quan trọng tạo nên sự thành công cho
Cocacola đó chính là hoạt động quảng cáo . Ai cũng biết rằng chất lượng,
mùi vị của Coca-Cola không hề thay đổi từ cả hơn 100 năm nay. Cái giỏi
của tập đoàn Coca-Cola chính là các hoạt động quảng cáo, marketing để
xây dựng nên một thương hiệu hàng hoá nổi tiếng. Coca-Cola là một
trong số ít các công ty dành một số tiền tương đương chi phí sản xuất để
đánh bóng tên thương hiệu ngay từ khi mới thành lập. Bên cạnh đó, sự tự
tin của Coca-cola chính là yếu tố tạo nên thương hiệu ngày nay , được thể
hiện rõ ràng trong các khẩu hiệu quảng cáo của họ. Những câu chủ đề
như “Thức uống không cồn tuyệt vời của quốc gia” (1906), “6 triệu một
ngày” (1925), “Thứ thật” (1942), “Cái bạn muốn là một chai Coke”

(1952), “Coke là thế” (1982) và “Luôn luôn là Coca-Cola” (1993) đều
chứng tỏ tham vọng và sự tự tin của thương hiệu này.
Coca Cola luôn đầu tư cho các chiến lược quảng cáo sản phẩm của
hăng. Tại những cửa hàng bán lẻ và tại các siêu thị, Coca Cola bao giờ
cũng được bày bán ngang tầm mắt, ngay trước những hành lang, hoặc
những nơi bắt mắt. Để có được sự ưu tiên này, Coca Cola phải trả những
khoản tiền không nhỏ chút nào. Họ luôn dành một khoản ưu tiên riêng
cho hoạt động quảng cáo sản phẩm của ḿnh đến với mọi người thông qua
tivi, báo chí, các hoạt động và tṛ chơi. Theo Công ty truyền thông và
nghiên cứu thị trường TNS Việt Nam, Coca-Cola tại Việt Nam đa chi
khoảng 1,5 triệu đô la Mỹ cho các quảng cáo sản phẩm trên truyền hB́nh và
báo giấy trong năm 2008. Đó là một khoản tiền không hề nhỏ mà Coca-

16


cola Việt Nam đa không tiếc khi chi trả cho hoạt động quảng cáo của
mình.
Các quảng cáo của Coca rất ấn tượng và thu hút được nhiều sự chú ý
của mọi người, với những ý tưởng độc đáo, sáng tạo, thể hiện cảm giác
mới lạ độc đáo như với đoạn quảng cáo về Happiness Factory, và mới đây
nhất là quảng cáo với ý tưởng về cách ăn mừng chiến thắng của các ngôi
sao bóng đá nổi tiếng với nhạc nền Waving Flag, bài hát chính thức của
World cup 2010.
6. Chiến lược khuyến mãi.
Để có những thành công lớn của Coca-cola trên thị trường Việt Nam
hiện nay, thì những nhà làm marketing đã thực sự tạo được hiệu quả trong
việc sử dụng công cụ truyền thông của ḿình. Hiểu được tâm lý của người
tiêu dùng, Coca-cola không quên rằng hoạt động khuyến măi là một trong
những công cụ tốt nhất để quảng bá hB́ình ảnh của sản phẩm đến với người

tiêu dùng. Công ty Coca-Cola Việt Nam vừa khởi động chương tŕnh
khuyến măi trên toàn quốc dành cho giới trẻ năng động: “Bật nắp Sắp đôi
– Trúng đã đời”. Điểm khác biệt của chương tŕnh này với các chương
tŕnh khuyến măi thông thường là tinh thần chủ đạo “Chung hưởng niềm
vui” dành cho nhóm bạn hơn là một cá nhân.
Khách hàng khi uống các sản phẩm chai và lon nước giải khát được sản
xuất bởi Coca-Cola Việt Nam như Coca-Cola, Fanta Cam,Sprite,
Samurai, Thums Up sẽ có cơ hội trúng thưởng các giải hấp dẫn như xe
Piaggio LXV 125, điện thoại di động Sony Ericsson W700i, đồng hồ và
áo thun Coca-Cola… Việc sử dụng các hB́ình thức khuyến măi không chỉ
giúp cho doanh số của công ty tăng lên, mà nó c,̣òn thể hiện giá trị mà
công ty mang lại cho các khách hàng của ḿình. Đây là một công cụ
truyền thông đắc lực không chỉ riêng Coca-cola sử dụng mà hầu như các
công ty khi đi vào hoạt động cũng xem đây là một cách thức để phát triển
thị phần của ḿình.
Các doanh nghiệp coca-cola thực hiện chiết khấu cho những khách hàng
thanh toán trước thời hạn, mua với khối lượng lớn
3. So sanh chiến lược marketing của TribeCo và chiến lược
marketing của Pepsi và Coca-cola Việt Nam.

17


Cùng kinh doanh trên thị trường nước giải khát, cả Tribeco, Pep si và
Coca đều hướng tới mục tiêu tăng thị phần trên thị trường nước giải khát.
Chiến lược marketing của ba công ty đêu có những điểm chung giống
nhau như: Tập trung vào sản phẩm chủ đạo, lựa chọn khách hàng mục
tiêu, xây dựng kênh phân phối, tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị…
Tuy nhiên cách thức thực hiện từng chiến lược ở mỗi công ty rất khác
nhau. Sự khác biệt giữa chiến lược của TribeCo với Pep si và Coca được

thể hiện ở các nội dung sau:
Thứ nhất: Đối với sản phẩm nước giải khát có gas bị cạnh tranh gay gắt bởi
Pepsi và Coca-cola, Tribeco không thực hiện chiến lược đối đầu mà né tránh
bằng cách và cho ra đời một loạt các sản phẩm nước giải khát không gas. Tribeco
không ngừng củng cố, thay đổi quy trình công nghệ, kỹ thuật và đa dạng hóa sản
phẩm chủ yếu là tập trung vào các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu
dùng Việt Nam. Các sản phẩm như trà cúc, trà đào, trà chanh, sữa đậu nành, ca
cao ….. từ khi có mặt trên thị trường đã không ngừng tăng trưởng và đủ sức cạnh
tranh với sản phẩm của coca và pepsi. Chính vì thế thị phần đối với các sản phẩm
này không ngừng tăng nhanh.
Thứ hai: Nhằm đối phó với sự sút giảm về thị phần và phân tán rủi ro,
Tribeco đã nhắm vào khách hàng có mức thu nhập trung bình, những khách hàng
mục tiêu này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dân số của Việt Nam. Đây là cơ hội tốt
của TribeCo tăng thị phần.
Tribeco đã chi nhiều tiền để thuê các công ty nghiên cứu thị trường
chuyên nghiệp, nghiên cứu hệ thống phân phối của Sài Gòn- Tribeco và
tất cả các hãng nước giải khát khác nhằm có định hướng đúng cho thị
trường nước giải khát.
Hiện nay Tribeco đã mở rộng hệ thống phân phối rộng khắp cả nước
với hơn 300 nhà phân phối, đại lý tiêu thụ và 5000 điểm bán lẻ có sản
lượng lớn siêu thị, căng tin nhà trường, căng tin nhà máy, bệnh viện,…do
công ty trực tiếp phân phối. Hợp tác cùng phát triển là mục tiêu chiến
lược của công ty đối với khách hàng, đại lý và các nhà phân phối, cùng
với chính sách trợ giá, quà tặng, hỗ trợ phân phối, hỗ trợ nhân sự.

18


Thứ ba: Cùng với công tác nghiên cứu cho ra đời những sản phẩm mới thì
Tribeco cũng đã nghiên cứu kỹ lưỡng vấn đề hạ giá thành sản phẩm và giá bán đủ

sức cạnh tranh với các dòng sản phẩm cùng loại, tạo cho người tiêu dung có xu
hướng so sánh để lựa chọn sản phẩm phù hợp với túi tiền của mình khi chọn sản
phẩm của Tribeco. Công ty hiện nay đã và đang phấn đấu khẳng định lại vị thế
của mình trên thị trường cả nước.
Thứ tư: Để quảng bá sâu rộng hơn về sản phẩm của công ty, những nhà
marketing đã đưa các sản phẩm của công ty lên phương tiện truyền thông thông
qua các hoạt động tài trợ cho các chương trình cúp truyền hình để người tiêu dung
biết đến sản phẩm của công ty và làm quen với những sản phẩm này.
Kết luận
Sài Gòn Tribeco “biết người, biết ta” nên luôn luôn xác định được “ thứ
vũ khí” lợi hại nhất của mình, sẵn sàng lui binh trước những đại gia để
làm mũi tiến công ở thế mạnh khác.
Những thành công mà Tribeco đã gặt hái được thông qua việc thực
hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm của mình, có thể coi đây là một
quyết định đúng đắn. Tribeco không tiếc tiền cho việc đầu tư nghiên cứu
sản phẩm mới, đó là việc làm cần thiết.
Song song với chiến lược đa dạng hoá sản phẩm việc đầu tư hoàn
thiện hệ thống phân phối, nâng cao tính chuyên nghiệp đội ngũ bán hàng
cũng là một chiến lược quan trọng được Tribeco quan tâm.
Các sản phẩm sản xuất ra muốn đến được tay khách hàng phải
thông qua hệ thống phân phối, do vậy việc tăng cường công tác quảng
cáo tiếp thị hoàn thiện hệ thống phân phối, nâng cao tính chuyên nghiệp
của đội ngũ bán hàng là một hướng đi đúng mà Tribeco đã xác định.
Nghiên cứu chiến lược marketing của các đối thủ trong ngành góp phần
đem lại thành công cho Tribeco và tránh đối đầu với các đối thủ cạnh tranh
mạnh. Với chiến lược kinh doanh đúng đắn, hy vọng TribeCo sẽ chiến thắng
trên thị trường nước giải khát ở việt Nam.

19




×