Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài tập nhóm Tư pháp quốc tế đạt 8 ĐIỂM: Bình luận về hệ thống các loại quy phạm của Tư pháp quốc tế Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.34 KB, 12 trang )

MỤC LỤC

A. MỞ BÀI..............................................................................................................1
B. NỘI DUNG........................................................................................................1
I. Tổng quan về hệ thống các loại quy phạm của TPQT Việt Nam..................1
II.

Quy phạm thực chất......................................................................................2

1. Các loại quy phạm thực chất.............................................................................2
a. Quy phạm thực chất thống nhất........................................................................2
b. Quy phạm thực chất thông thường...................................................................2
2. Ưu điểm của quy phạm thực chất......................................................................3
3. Nhược điểm của quy phạm thực chất...............................................................4
III. Quy phạm xung đột........................................................................................5
1. Các loại quy phạm xung đột..............................................................................5
a. Quy phạm xung đột thống nhất.........................................................................5
b. Quy phạm xung đột thông thường....................................................................6
2. Ưu điểm của quy phạm xung đột.......................................................................7
3. Nhược điểm của quy phạm xung đột................................................................7
C. KẾT BÀI............................................................................................................9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................10


A. MỞ BÀI
Tư pháp quốc tế là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các
quan hệ pháp luật dân sự, thương mại, lao động, hơn nhân gia đình,… có yếu
tố nước ngồi. Tư pháp quốc tế với vị trí là một ngành luật độc lập trong hệ
thống pháp luật quốc gia, có phương pháp điều chỉnh riêng biệt phù hợp với
đối tượng điều chỉnh của ngành luật. Hai phương pháp được sử dụng để điều
chỉnh cơ bản đó là: phương pháp thực chất và phương pháp xung đột. Trong


đó thực hiện trên cơ sở áp dụng các quy phạm thực chất và quy phạm xung
đột để giải quyết. Hệ thống pháp luật Việt Nam cũng có những quy phạm tư
pháp quốc tế để giải quyết các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố
nước ngồi. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm chúng em xin
chọn đề: “Bình luận về hệ thống các loại quy phạm của Tư pháp quốc tế
Việt Nam.”

I.

B. NỘI DUNG
Tổng quan về hệ thống các loại quy phạm của TPQT Việt Nam
Hệ thống quy phạm của TPQT Việt Nam được chia thành hai loại là:
quy phạm thực chất và quy phạm xung đột.
Quy phạm thực chất: là quy phạm định sẵn các quyền, nghĩa vụ, biện
pháp chế tài đối với các chủ thể tham gia quan hệ tư pháp quốc tế xảy ra, nếu
có sẵn quy phạm thực chất để áp dụng thì các đương sự cũng như cơ quan có
thẩm quyền căn cứ ngay vào quy phạm để xác định được vấn đề mà họ đang
quan tâm mà không cần phải thông qua một khâu trung gian nào. Trong thực
tiễn việc điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế được áp dụng bởi các quy
phạm thực chất thống nhất là quy phạm thực chất được xây dựng bằng cách
các quốc gia kí kết, tham gia các điều ước quốc tế hoặc chấp nhận và sử
dụng tập quán quốc tế.

1


Quy phạm xung đột: quy phạm xung đột là quy phạm ấn định luật
pháp nước nào cần phải áp dụng để điều chỉnh quan hệ pháp luật dân sự theo
nghĩa rộng có yếu tố nước ngồi trong một tình huống cụ thể. Quy phạm
xung đột có thể do các quốc gia tự xây dựng nên trong hệ thống pháp luật

của mình được gọi là quy phạm xung đột thơng thường. Quy phạm xung đột
cũng có thể được các quốc gia thỏa thuận xây dựng nên trong các điều ước
quốc tế được gọi là quy phạm xung đột thống nhất.
II.
Quy phạm thực chất
1. Các loại quy phạm thực chất
Tư pháp quốc tế tác động lên các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh
thông qua các quy phạm pháp luật thực chất là quy phạm quy định 1 cách cụ
thể cách thức hành xử của các chủ thể liên quan được áp dụng phổ biến và là
phương pháp điều chỉnh cơ bản của tư pháp quốc tế.
Ví dụ: Hợp đồng dân sự chỉ được xem là hợp pháp khi được lập thành
văn bản và được cơng chứng.
Có hai loại quy phạm thực chất đó là: quy phạm thực chất thống nhất
và quy phạm thực chất thông thường.
a. Quy phạm thực chất thống nhất
Quy phạm thực chất tồn tại trong điều ước quốc tế và tập quán quốc
tế, theo quy ước được gọi là quy phạm pháp luật thực chất thống nhất. Ví dụ
điều 11 Công ước Vienna 1980 quy định: “ Hợp đồng mua bán không cần
phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu
nào khác về hình thức của hợp đồng. Hợp đồng có thể được chứng minh
bằng lời khai của nhân chứng.”
b. Quy phạm thực chất thông thường
Bên cạnh quy phạm pháp luật thực chất thống nhất thì tư pháp quốc
thế cịn có quy phạm pháp luật thực chất nội địa (hay thông thường) là quy
phạm pháp luật thực chất được xây dựng trong pháp luât quốc gia. Ví dụ
khoản 2 điều 161 luật nhà ở 2014 quy định:
2


“. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm b và điểm c khoản 1

Điều 159 của Luật này có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân
Việt Nam nhưng phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu
không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư; nếu là nhà ở
riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có số dân
tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ được mua, thuê mua,
nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá hai trăm năm mươi căn
nhà.
Trường hợp trong một khu vực có số dân tương đương một đơn vị
hành chính cấp phường mà có nhiều nhà chung cư hoặc đối với nhà ở riêng
lẻ trên một tuyến phố thì Chính phủ quy định, cụ thể số lượng căn hộ, số
lượng nhà ở riêng lẻ mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, thuê mua,
nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu;”
2. Ưu điểm của quy phạm thực chất
Quy phạm thực chất chính là quy phạm được các cơ quan có thẩm
quyền giải quyết cũng như các bên tham gia quan hệ Tư pháp quốc tế sử
dụng để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Có thể là các quy phạm đã được
quy định sẵn trong các điều ước quốc tế hoặc đã được quy định trong luật
quốc gia để xem xét và giải quyết các xung đột. Điều này có nghĩa là sẽ trực
tiếp áp dụng quy phạm đó để giải quyết mà loại trừ việc phải chọn luật và áp
dụng luật nước ngồi. Vì thế quy phạm thực chất có những ưu điểm sau:
- So với quy phạm xung đột thì quy phạm thực chất có ưu điểm hơn hẳn, đó là
nó giải quyết trực tiếp các quan hệ và nó chỉ áp dụng trong các quan hệ, lĩnh vực
cụ thể, quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên trong mối quan hệ dân sự
phải chịu trách nhiệm thực hiện. Làm cho mối quan hệ tư pháp quốc tế được điều
chỉnh nhanh chóng, các vấn đề cần quan tâm được xác định ngay, các chủ thể của
3


quan hệ đó và các cơ quan có thẩm quyền khi gây tranh chấp sẽ tiết kiệm được thời

gian tránh được việc tìm hiểu pháp luật nước ngồi là một vấn đề phức tạp.
- Quy phạm này chỉ được áp dụng đối với các bên tham gia quan hệ cụ thể
trong các không gian giới hạn và đôi khi chỉ áp dụng với các chủ thể cụ thể. Vì thế
mà các chủ thể này thường biết trước các điều kiện pháp lí đó, để hợp tác với nhau
trong các quan hệ, tránh được các xung đột xảy ra.
- Quy phạm này còn điều chỉnh trực tiếp bằng cách các quốc gia kí kết điều
ước quốc tế mà trong các điều ước quốc tế đó tồn tại các quy phạm thực chất thống
nhất, vì vậy nó đã làm tăng khả năng điều chỉnh hữu hiệu của luật pháp, tính khả
thi cao hơn, loại bỏ được sự khác biệt, thậm chí mẫu thuẫn trong luật pháp giữa các
nước với nhau.
3. Nhược điểm của quy phạm thực chất
Bên cạnh những ưu điểm thì quy phạm thực chất cũng có những nược
điểm nhất định. Nhược điểm của quy phạm này là:
Các quy phạm thực chất thơng thường được xây dựng dựa trên những
ý chí của Nhà nước, chủ yếu trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến lợi
ích của Nhà nước, của quốc gia. Những lĩnh vực áp dụng của quy phạm
pháp luật thực chất thường là những lĩnh vực thể hiện đậm nét quan điểm, ý
chí của mỗi quốc gia, dựa trên trình độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau để
xây dựng các quy định nhằm điều chỉnh những quan hệ có u tố nước
ngồi. Các quy phạm pháp luật thực chất thơng thường thường mang tính
phiếm diện. Bởi vậy, những quy phạm thực chất thông thường khi dùng để
giải quyết những quan hệ mang tính chất quốc tế trong nhiều trường hợp sẽ
không khách quan.
Việc xây dựng các quan hệ pháp luật thực chất, đặc biệt là các quan hệ
thực chất thống nhất khơng đơn giản, vì lợi ích của các quốc gia khi tham
gia vào các điều ước quốc tế là khác nhau, trình độ phát triển kinh tế - xã hội
của các quốc gia cũng khác nhau. Vì vậy để đi đến thống nhất ý chí giữa các
4



bên cịn phải tốn rất nhiều thời gian và cơng sức. Bên cạnh đó, để có thể đi
đến kí kết được các quy phạm thực chất, không đơn giản các quốc gia chỉ
ngồi lại với nhau mà đơi bên cịn phải bỏ ra một lượng chi phí nhất định mới
có thế bảo đảm quy phạm thực chất được xây dựng thành công. Do vậy,
pháp luật trong nước và các điều ước quốc tế có các quy phạm thực chất
chiếm số lượng khơng nhiều.
Ví dụ: Trong hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước,
để điều chỉnh quan hệ dân sự, Hiệp định chỉ có những quy phạm thực chất
thống nhất để giải quyết vấn đề di sản khơng người thừa kế, cịn lại đều là
quy phạm xung đột.
III. Quy phạm xung đột
1. Các loại quy phạm xung đột
a. Quy phạm xung đột thống nhất
Quy phạm xung đột thống nhất là những quy phạm được các quốc gia
thỏa thuận xây dựng trong các điều ước quốc tế (song phương và đa
phương), hay nói cách khác, đó là những quy phạm được ghi nhận trong các
điều ước quốc tế.
Là một loại của quy phạm xung đột, quy phạm xung đột thống nhất
cũng không quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ,
không quy định các hình thức và biện pháp chế tài có thể được áp dụng đối
với bên vi phạm, mà nó chỉ xác định hệ thống pháp luật của quốc gia nào sẽ
được áp dụng để điều chỉnh quan hệ. Muốn giải quyết vấn đề thì cơ quan có
thẩm quyền cần căn cứ vào quy phạm xung đột thống nhất, áp dụng hệ thống
pháp luật mà quy phạm xung đột pháp luật thống nhất dẫn chiếu đến.
Trong tư pháp quốc tế, Việt Nam đã tiến hành ký kết các Hiệp định
tương trợ tư pháp với nhiều quốc gia trên thế giới, tạo thành một khối lượng
lớn các quy phạm xung đột thống nhất để điều chỉnh các quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngồi. Có thể kể đến một số ví dụ như:
5



Trong Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Ucraina, tại
khoản 1 Điều 29 quy định rằng: “Việc nhận nuôi trẻ em là công dân của bên
ký kết này nhưng lại thường trú trên lãnh thổ bên ký kết kia được tiến hành
theo pháp luật của bên ký kết mà người con là công dân khi sinh ra”. Hay
giữa Việt Nam và Bungari đã ký kết với nhau Hiệp định tương trợ tư pháp
về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và nước Cộng hào nhân dân Bungari, và theo khoản 1 Điều
20 của Hiệp định này thì: “Các điều kiện kết hơn giữa cơng dân của hai
nước ký kết được xác định theo pháp luật của nước ký kết mà người kết hôn
là công dân.”
b. Quy phạm xung đột thông thường
Quy phạm xung đột thông thường là những quy phạm xung đột nằm
trong pháp luật quốc gia.
Ví dụ: Điều 677 BLDS Việt Nam năm 2015 quy định: “Việc phân
loại tài sản là động sản, bất động sản được xác định theo pháp luật của
nước nơi có tài sản.” Đây là một quy phạm pháp luật nằm trong BLDS của
Việt Nam có nhiệm vụ xác định luật áp dụng trong việc phân loại tài sản nên
quy phạm này là quy phạm xung đột thông thường.
Khác với quy phạm xung đột thống nhất, quy phạm xung đột thông
thường dẫn chiếu đến cả phần pháp luật quy định về quyền, nghĩa vụ lẫn các
quy định về xác định pháp luật áp dụng. Do đó, khi về cùng một vấn đề mà
các quy phạm xung đột ở các nước khác nhau có các hệ thuộc luật khác nhau
sẽ nảy sinh hiện tượng dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ
ba.
Ví dụ: Ơng D, quốc tịch nước Anh, đến Việt Nam 1992 với tư cách
CEO cho công ty B làm việc tại Hải Phịng và đó cũng là nơi cư trú của ơng
D. Sau đó ơng đã kết hôn với chị C quốc tịch Việt Nam. Theo Khoản 1 Điều
126 Luật Hơn nhân và gia đình 2014: “Trong việc kết hôn giữa công dân
6



Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước
mình về điều kiện kết hơn...” hay nói cách khác nguyên tắc chọn luật của
Việt Nam trong vấn đề này là hệ thuộc luật quốc tịch. Vậy điều kiện kết hôn
của ông D do pháp luật nước Anh điều chỉnh. Nhưng pháp luật nước Anh,
vấn đề này được điều chỉnh bởi pháp luật nơi cư trú (hệ thuộc luật nơi cư
trú). Do vậy, điều kiện đăng ký kết hôn của ông D được pháp luật nước Anh
dẫn ngược trở lại pháp luật Việt Nam.
2. Ưu điểm của quy phạm xung đột
Thứ nhất, ưu điểm của quy phạm xung đột dễ xây dựng, dễ thống nhất
khi thỏa thuận trong điều ước quốc tế, số lượng đầy đủ để điều chỉnh hầu hết
mọi quan hệ. Trong điều kiện hiện nay khi mà nền kinh tế- chính trị các quốc
gia ngày càng phát triển, đòi hỏi các nước phải có quan hệ mật thiết với
nhau. Và lúc đó việc u cầu bảo hộ cho cơng dân nước mình tại nước ngoài
cũng như trong nước là một vấn đề cần phải đặt lên hàng đầu. Đặc biệt các
quan hệ dân sự, thương mại, hơn nhân, lao động có yếu tố nước ngoài thuộc
đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là những quan hệ ln có tính chất
vượt ra khỏi biên giới quốc gia hay nói cách khác là nó ln ln liên quan
một hoặc nhiều quốc gia khác.
Thứ hai, có tính ổn định cao, tránh được những tranh chấp và điều hịa
được lợi ích giữa các quốc gia. Quy phạm xung đột giúp cho việc giải quyết
các vấn đề dân sự có yếu tố nước ngồi một cách thuận lợi dễ dàng hơn. Qua
đó tránh được những tranh chấp giữa các quốc gia, gây bất ổn mối quan hệ
giữa các nước với nhau, quan trọng nhất là điều hịa được lợi ích giữa các
quốc gia.
Thứ ba, được sử dụng rộng rãi, số lượng quy phạm xung đột khá
nhiều.
Thứ tư mang tính đặc thù, giúp cơ quan có thẩm quyền xác định được
hệ thống pháp luật cần áp dụng. Quy phạm xung đột thường xác định rõ

7


quan hệ pháp luật thuộc đối tượng điều chỉnh của quy phạm vì thế mà các có
quan có thẩm quyền sẽ dễ dàng áp dụng để giải quyết.
3. Nhược điểm của quy phạm xung đột
Bên cạnh những ưu điểm của quy phạm này, cịn phải nói đến những
hạn chế nhất định không thể tránh khỏi. Cụ thể:
Không giải quyết các quan hệ của Tư pháp quốc tế một cách nhanh
chóng. Vì pháp luật của các nước có những quy định khác nhau, việc sử
dụng quy phạm xung đột để giải quyết xem ra là giải pháp tốt nhất. Tuy
nhiên, do tính chất đặc thù và riêng biệt của quy phạm xung đột mà vẫn có
những trường hợp Tịa án khơng chọn được luật thực chất để áp dụng bởi
chưa có quy phạm xung đột trong lĩnh vực đó. Lúc này Tòa án cần xem xét
hệ thống luật pháp của nước mình để tìm ra các quy định cần thiết để giải
quyết vụ việc.
Khi xem xét nội dung của quy phạm xung đột ta thấy rất trừu tượng,
địi hỏi phải có chun mơn sâu trong lĩnh vực pháp luật mới có thể hiểu
được đầy đủ. Trong khi đó, đội ngũ chuyên gia luật không phải ở nước nào
cũng giỏi mà vấn đề áp dụng quy phạm xung đột lại phức tạp. Vì vậy, dễ xảy
ra tính chất khơng nhất qn đối với một vụ việc nếu giải quyết ở Tòa án có
thẩm quyền tại các nước khác nhau, dẫn đến việc các bên khi ký kết các hợp
đồng cần phải thấy trước luật của nước nào sẽ có khả năng áp dụng hoặc
phải chọn sẵn luật nước nào để áp dụng cho quan hệ đó.
Quy phạm xung đột được áp dụng trong hệ thống luật Anh – Mỹ còn
phức tạp hơn nhiều. Ở đây, Tịa án có thẩm quyền rất rộng, cịn các quy
phạm xung đột lại được hình thành trên cơ sở án lệ (thực tiễn tòa án và trọng
tài). Điều này dẫn đến rất nhiều khả năng xảy ra trong việc giải quyết các
tranh chấp thương mại trong quan hệ hợp đồng mà các bên khi tham gia các
quan hệ đó khơng thể lường trước được.


8


- Tịa án và cơ quan có thẩm quyền phải đối mặt với những vấn đề hết
sức phức tạp. Cần phải nói đến đặc trưng trung lập, khách quan của quy
phạm xung đột. Rõ ràng là, khơng hồn tồn trung lập hay khách quan khi
quy phạm pháp luật xung đột dẫn chiếu đến luật nước nào thì áp dụng luật
nước đó. Thực tế ai cũng biết là khi quyết định lựa chọn luật nào được áp
dụng thì thẩm phán thơng qua lăng kính ý chí chủ quan của mình đã hình
dung trước, hay nhìn thấy trước hệ quả của việc áp dụng đó. Như vậy, phải
chăng Tịa án làm ra vẻ khách quan khi dựa vào quy phạm pháp luật xung
đột để lựa chọn luật áp dụng, nhưng thực tế thì họ đã nhìn thấy trước hệ quả
của nó khi áp dụng một hệ thống pháp luật nào đó?
- Khơng phải lúc nào cũng xác định cính xác được hệ thống pháp luật
cần áp dụng. Trong quan hệ thương mại quốc tế hiện đại, người ta thường áp
dụng loại hệ thuộc xung đột mới là tự do lựa chọn luật áp dụng. Chính sự tự
do này đơi khi khiến cho các bên đương sự lạm dụng khi tránh không phải
áp dụng một hệ thống pháp luật mà đáng lẽ nó phải được áp dụng. Do đó,
phải xem xét yếu tố trung lập. Khách quan, có cịn tồn tại khơng, hay vi
phạm pháp luật xung đột, như chính quy phạm pháp luật, cũng chỉ là sản
phẩm của con người trong quá trình hoạt động nhận thức hiện thực quanh
mình, từ đó hình thành nên quy tắc ứng xử cho hành vi?
C. KẾT BÀI
Từ những phân tích trên ta thấy hệ thống các loại quy phạm của Tư
pháp quốc tế Việt Nam được quy định rải rác trong các văn bản pháp luật
của Việt Nam và trong các hiệp định, điều ước quốc tế song phương và đa
phương. Điều này làm cho các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các quy
phạm này để giải quyết các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có thể thiếu sót
khi tìm ra các quy phạm để giải quyết. Thiết nghĩ Việt Nam nên có một bộ

9


luật về tư pháp quốc tế để tổng hợp đầy đủ các quy phạm tư pháp quốc tế
như vậy sẽ dễ dàng hơn trong việc áp dụng các quy phạm tư pháp quốc tế để
giải quyết các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngồi.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình: “Tư pháp quốc tế”, trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2017, Nxb
Tư pháp.
2. ThS. Bùi Thị Thu. Giáo trình Luật tư pháp quốc tế, Nxb giáo dục Việt Nam.
3. TS.GVC. Nguyễn Hồng Bắc, Hướng dẫn học và ôn tập môn Tư pháp quốc
tế, Nxb Tư pháp, Hà Nội 2014.
4. Hướng dẫn học Tư pháp quốc tế, trường Đại học Luật Hà Nội, Bộ môn tư
pháp quốc tế, TS. Vũ Thị Phương Lan – TS. Nguyễn Thái Mai, năm 2017,
Nxb Chính trị quốc gia sự thật.
5. Công ước Vienna 1980.
6. Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Ucraina.
7. Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa
nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hào nhân dân
Bungari.
8. Bộ luật dân sự năm 2015.
9. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
10. Luật nhà ở năm 2014.

11




×