Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC gỗ ĐÌNH HÀNG KÊNH hải PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.65 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM

NGUYỄN XUÂN BÌNH

NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC GỖ
ĐÌNH HÀNG KÊNH - HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ MĨ THUẬT

Hà Nội, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM

NGUYỄN XUÂN BÌNH

NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC GỖ
ĐÌNH HÀNG KÊNH - HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ MĨ THUẬT
Chuyên ngành: Mỹ thuật tạo hình (Hội họa)
Mã số: 60 21 01 02
Khóa: 18 (2015-2017)



GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
PGS. TS. BÙI THỊ THANH MAI

Hà Nội, 2017


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

ĐHMTVN :

Đại học Mỹ thuật Việt

GS

:

Giáo sƣ

KHXH

:

Khoa học xã hội

Nxb

:

Nhà xuất bản


PGS

:

Phó giáo sƣ

TS

:

Tiến sĩ

tr

:

trang

VN

:

Việt Nam

VHTT

:

Văn hóa - Thông tin


Nam


1

MỤC LỤC
Trang phụ bìa...............................................................................................
Bảng chữ cái viết tắt....................................................................................
Mục lục......................................................................................................1
Mở đầu.......................................................................................................2
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.............9
1.1. Khái niệm “ Nghệ thuật chạm khắc gỗ”.............................................9
1.2. Khái quát về đình Hàng Kênh, Hải Phòng.......................................11
Tiểu kết ...................................................................................................18
Chƣơng 2: NGHIÊN CỨU NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC GỖ
ĐÌNH HÀNG KÊNH, HẢI PHÒNG...............................................................20
2.1. Phân loại đề tài chạm khắc gỗ đình Hàng Kênh, Hải Phòng...........20
2.2. Các dạng bố cục mảng chạm khắc theo cấu kiện kiến trúc..............28
2.3. Thủ pháp tạo hìnhcác mảng chạm khắc gỗ.....................................36
2.4. Kỹ thuật chạm khắc gỗ đình Hàng Kênh, Hải Phòng......................42
Tiểu kết ...............…................................................................................49
Chƣơng 3: GIÁ TRỊ VÀ VAI TRÒ NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC GỖ
ĐÌNH HÀNG KÊNH, HẢI PHÒNG...............................................................51
3.1. Giá trị nghệ thuật tạo hình chạm khắc gỗ đình Hàng Kênh.............51
3.2. Vai trò của nghệ thuật chạm khắc gỗ đình Hàng Kênh trong mỹ
thuật cổ Việt Nam....................................................................................58
Tiểu kết ........... ..….................................................................................60
KẾT LUẬN.....................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................64

PHỤ LỤC ẢNH..............................................................................................66


2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngôi đình đã gắn bó với đời sống tinh thần của mỗi ngƣời con đất Việt.
Nó hiện diện nhƣ một giá trị văn hoá vô cùng quí báu đƣợc gìn giữ qua bao
thế hệ ngƣời dân. Qua thời gian, nó không chỉ có vị trí đặc biệt trong văn hóa
làng xã mà còn có tác động sâu sắc, toàn diện đến xã hội. Ngôi đình là nơi thờ
thành hoàng, ngƣời có công sáng lập làng xã, hoặc các anh hùng d n tộc…
Ngoài ra đình làng còn là nơi sinh hoạt văn hóa, hội h …là trụ sở hành chính
của chính qu ền làng xã, nơi giải qu ết mọi vấn đề, mọi công việc theo các
qu ƣớc của làng. Và điển hình là mặt bằng kiến trúc và những tác phẩm
chạm khắc. Do vậ , iến tr c đình làng đƣợc ch trọng, phát triển mạnh,
gắn chặt với iến tr c là nghệ thuật chạm hắc đình làng.
Đình làng Việt xuất hiện từ bao giờ vẫn là vấn đề mà nhiều nhà khoa
học, nhà nghiên cứu bàn luận. Cho tới ngà na ngƣời ta mới chỉ tìm thấy
những ngôi đình có niên đại sớm nhất từ thế kỷ XVI, những ngôi đình nà
đƣợc giáo sƣ Hà Văn Tấn thống kê trong cuốn “Đình Việt Nam”. Trong đó
có tám ngôi đình làng tồn tại trên bia, trên tài liệu; ba ngôi đình làng còn
lại di vật; sáu ngôi đình làng còn bảo lƣu đƣợc tƣơng đối đầ đủ về kiến
tr c và điêu hắc trang trí. Trong cuốn sách này cũng giới thiệu một số
ngôi đình thế kỷ XVII nhƣ đình Chu Qu ến, đình Hƣơng Canh, đình Ch m,
đình Tƣờng Phiêu,… còn lại đa số đình làng tồn tại cho đến na là đình
làng thuộc thế kỷ XVIII, XIX, XX.
Đình Hàng Kênh là một trong số các ngôi đình tiêu biểu đƣợc công
nhận là di tích cấp quốc gia vào năm 1962, di tích cấp quốc gia đặc biệt trong
hệ thống đình làng của Việt Nam. Đình Hàng Kênh có tên chữ là đình Nh n

Thọ, nằm ở phố Ngu ễn Công Trứ phƣờng Hàng Kênh, quận Lê Ch n, thành
phố Hải Phòng. Đ

là ngôi đình thờ đức vƣơng Ngô Qu ền, đình có giá trị


3

lịch sử, iến tr c và điêu hắc thuộc loại đẹp nhất của thành phố Hải Phòng.
Đình đƣợc x

dựng vào hoảng thế ỷ XVII - XVIII.Trải qua bao thời gian,

nhiều biến động lịch sử, sự tàn phá của thiên tai và con ngƣời, tu đã qua
nhiều lần trùng tu tôn tạo, nhƣng xét 1 cách toàn diện thì iến tr c và nghệ
thuật chạm hắc của đình thì vẫn còn ngu ên vẹn vẫn mang những đặc trƣng
của thời Hậu Lê và sau nà là thời Ngu ễn.
Nằm trong hệ thống nghiên cứu chung cho nên nó có những mặt đã
đƣợc giải quyết và làm sáng tỏ về mặt giá trị văn hóa. Tu nhiên ở góc độ
nghệ thuật tạo hình, hình tƣợng trang trí nhƣ thế nào thì chƣa đƣợc làm rõ.
Với những lí do nêu trên, tôi đã chọn đề tài “Nghệ thuật chạm khắc gỗ
đình Hàng Kênh, Hải Phòng” làm luận văn nghiên cứu một cách hệ thống về
các mô típ chạm khắc với những đề tài tứ linh, hoa lá, cỏ cây và ĩ thuật chạm
của nghệ nh n xƣa. Qua đó sẽ giúp cá nhân tôi có thể hiểu đƣợc nội dung
cũng nhƣ hình thức thể hiện trong nghệ thuật chạm khắc đình Hàng Kênh. R t
ra đƣợc giá trị nghệ thuật và bài học qua nghệ thuật chạm khắc đình Hàng
Kênh. Hiểu đƣợc sự sáng tạo trong nghệ thuật chạm khắc đình và góp phần
giữ gìn phần nào giá trị to lớn của nghệ thuật chạm khắc cổ, tích cực giáo dục
thế hệ trẻ, cũng nhƣ ngƣời dân Hải Phòng biết trân trọng giá trị nghệ thuật
truyền thống.

2. Tình hình nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu đề tài: “Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình Hàng
Kênh” tôi đã tiếp thu và kế thừa một phần kết quả nghiên cứu của các tác giả
đi trƣớc nhƣ:
Trong cuốn “Hải Phòng Di tích - Danh thắng xếp hạng cấp Quốc
gia” Sở VHTT Bảo tàng Hải Phòng, giới thiệu khái quát nội dung lịch sử,
cùng những hình ảnh minh họa đặc tả nghệ thuật kiến tr c, điêu hắc, trang
trí của từng di tích tiêu biểu của Hải phòng đã đƣợc Nhà nƣớc xếp hạng


4

cấp Quốc gia, trong đó giới thiệu một số đề tài, chủ đềtrang trí tiêu biểu
của đình làng Hàng Kênh[21, tr. 14 - 15].
Trong cuốn, “Thành hoàng làng Hải Phòng” của tác giả Nguyễn Đức
Giang, Trịnh Minh Hiên, Đồng Hồng Hoàn (Nxb Từ điển Bách khoa Hà Nội,
năm 2013)[10], tác giả có nêu tổng quan tƣ liệu về đình làng Hải Phòng, lịch
sử, kiến tr c đình qua hông gian, thời gian, điêu hắc đình làng, thần và tín
ngƣỡng đình, lễ hội đình làng. Sách nêu hái quát các phần, đặc biệt phần
chạm khắc đình tác giả chỉ nói sơ lƣợc, chƣa ph n tích cụ thể về nghệ thuật
chạm khắc gỗ đình Hàng Kênh.
Trong cuốn,“Đình Việt Nam”tác giả Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Cự
(Nxb thành phố Hồ Chí Minh, năm 1998). Giới thiệu về sáu mƣơi hai ngôi
đình từ Bắc vào Nam. Mỗi ngôi đình đều đƣợc phân tích theo các khía
cạnh, làm toát nên nét văn hóa chung của cộng đồng ngƣời Việt cũng nhƣ
của từng vùng miền ở Việt Nam. Những bức chạm khắc của mỗi ngôi đình
đƣợc ghi lại ở nhiều góc độ khác nhau là những minh chứng đầy tính
thuyết phục. Các tác giả đã ph n tích ĩ về nguồn gốc và giá trị của nghệ
thuật chạm khắc trong kiến trúc, nghệ thuật điêu hắc, cách bố trí không
gian trong đình ở phần đầu tác phẩm. Ngôi đình là nơi chứng tích tâm hồn

và là nhân chứng lịch sử đã gắn bó mật thiết với đời sống vật chất và tinh
thần của ngƣời dân làng quê.
Trong cuốn “Đình làng vùng ch u thổ Bắc Bộ” trƣờng Đại học mỹ
thuật Việt Nam (Nxb Thế giới), đã giới thiệu khái quát về 38 ngôi đình,có
viết đình Dƣ Hàng là bản sao từ nguyên mẫu đình gốc của làng Hàng
Kênh[20, tr. 479 - 486].
Trong cuốn “Mỹ thuật đình làng đồng bằng Bắc Bộ” tác giả Nguyễn
Văn Cƣơng (nhà xuất bản Văn hóa thông tin, năm 2006).Đã xác định đình
làng là một mô hình, một văn bản nghiên cứu mỹ thuật đình làng từ góc độ
trong mối quan hệ với văn hóa làng, nhằm phát hiện và khẳng định giá trị


5

đặc sắc của mỹ thuật đình làng đồng bằng Bắc Bộ. Cuốn sách tập trung
nghiên cứu hai thành tố cơ bản của mỹ thuật đình làng là iến tr c và điêu
khắc. Tác giả cuốn sách còn nghiên cứu tới các yếu tố văn hóa tác động,
chi phối thẩm mỹ và biểu tƣợng kiến trúc, tìm hiểu kiến trúc của các mô típ
trang trí. Tác phẩm tìm hiểu đặc điểm, tính chất của mỹ thuật đình làng trên
nền cảnh của văn hóa làng Việt ở đồng bằng Bắc Bộ.
Trong cuốn “Việt Nam điêu khắc dân gian” tác giả Trần Văn Cẩn và
Nguyễn Đỗ Cung (Nxb Ngoại văn, Hà Nội, năm 1975). Với nghiên cứu
này, tác giả tập trung miêu tả lại kiến trúc của đình làng thời xƣa và đƣa ra
sự khác biệt giữa điêu hắc của các thế kỷ. Tác phẩm thể hiện đƣợc sự ảnh
hƣởng của ngoại lai biến mất, nghệ thuật phản ánh tất cả vẻ đẹp, chứa đựng
văn hóa Việt. Các nhà điêu hắc dân gian không chạm trổ theo mẫu mà
theo cuộc sống với những cảnh tƣợng diễn đi diễn lại xung quanh họ, ngày
nà qua ngà

hác, mùa nà qua mùa hác đã in s u vào t m hảm ngƣời


nghệ nhân những nét không thể xóa đƣợc. Vì thế, cuộc sống đi vào các tác
phẩm nghệ thuật một cách tự nhiên, giải phóng nghệ sĩ hỏi những quan
niệm phong kiến thống trị.
Trong giáo trình “Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam” tác giả Phạm Thị Chỉnh
viết về giá trị nghệ thuật, nguồn gốc lich sử, kiến trúc và chạm khắc đình làng
nhƣng cũng chỉ điểm qua một số công trình tiêu biểu trong nghệ thuật đình
làng Việt Nam thời Lê Trung Hƣng[9, tr. 112] .
Trong giáo trình ”Lƣợc sử Mỹ thuật Việt Nam” tác giả Trịnh Quang Vũ
(nhà xuất bản Văn hóa thông tin, năm 2002) tác giả có viết về “Nghệ thuật
kiến trúc, chạm khắc và trang trí đình làng thế kỷ XII-XIII” vẫn chỉ nói qua
về cái đẹp trong chạm khắc và một số đình tiêu biểu giai đoạn đó[35, tr. 210].
Luận văn thạc sỹ mỹ thuật “Nghệ thuật chạm khắc đình làng Hưng Lộc,
Nam Định” (2016) Lƣơng Văn Phƣờng, trƣờng ĐHMTVN [23]. Trong luận
văn tác giả có nói đến giá trị nghệ thuật tạo hình, chạm khắc trong ngôi đình.


6

Luận văn thạc sỹ mỹ thuật “Nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc đình
Thượng Phú- Thanh Hóa”(2016) Nguyễn Hồng Qu n, trƣờng ĐHMTVN [24,
tr. 37 - 48].Tác giả có nghiên cứu về nghệ thuật chạm khắc đình làng Thƣợng
Phú với những đề tài, ngôn ngữ tạo hình và thủ pháp tạo hình, kỹ thuật chạm
khắc đình Thƣợng Phú.
Luận văn thạc sỹ mỹ thuật “Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và văn hóa
đìnhlàng Việt Nam” (2007) Phan Văn Hùng, trƣờng ĐHMTVN [13]. Tác giả
nghiên cứu nghệ thuật kiến tr c và điêu hắc đình làng.Trong luận văn tác giả
chỉ nêu khái quát về một số ngôi đình ở miền trung, chƣa đi vào cụ thể, chƣa
nói đến nội dung các bức chạm khắc trong ngôi đình.
Bài báo số 3 (28) - 2009 - Di sản văn hóa vật thể “Nghệ thuật chạm

khắc trên kiến trúc đình làng thế ký XVII ở châu thổ sông Hồng” [35] tác
giả Nguyễn Thị Tuấn Tú có nghiên cứu về chủ đề chạm khắc, kỹ thuật, thủ
pháp tạo hình và các mô típ chạm khắc tiêu biểu ở thế kỷ XII.
3. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu nội dung chủ đề, hình thức thể hiện về hình, khối, cấu trúc
thể hiện hình tƣợng trong chạm khắc đình Hàng Kênh để làm rõ cách xây
dựng hình tƣợng nhân vật trong nghệ thuật chạm khắc đình làng.
- So sánh cách tạo hình trong nghệ thuật chạm khắc đình Hàng Kênh
với đình Kiền Bái và một số đình hác trong hu vực, nhằm làm sáng tỏ
những giá trị tiêu biểu.
- Cũng cung cấp thêm cho giáo viên và học sinh, sinh viên những nhận
thức đ ng đắn và sâu sắc hơn về văn hóa làng xã, giá trị nghệ thuật tạo hình
của đình Hàng Kênh, để phục vụ thiết thực cho công tác dạy và học mỹ thuật.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu nghệ thuật các mảng chạm khắc đình Hàng Kênh, Hải
Phòng.


7

- Nghiên cứu vị trí kết cấu và nội dung chủ đề trong các mảng chạm
khắc đình Hàng Kênh.
- Nghiên cứu ngôn ngữ, thủ pháp tạo hình và ĩ thuật thể hiện trong các
mảng chạm khắc đình Hàng Kênh.
- Ngoài ra còn đề cập đến một số di tích khác nhằm so sánh và làm nổi
bật giá trị của đình Hàng Kênh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Tập trung nghiên cứu nghệ thuật chạm hắc gỗ của đình Hàng Kênh,
Hải Phòng thế ỷ XVIII.

- Ngoài ra còn đề cập đến một số ngôi đình tiêu biểu vùng du ên hải
Bắc bộ và của thành phố Hải Phòng thế ỷ XVII, XVIII. Nhằm so sánh và
làm nổi bật giá trị nghệ thuật chạm khắc gỗ đình Hàng Kênh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn có sự kết hợp các phƣơng pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập, đánh giá, phân tích, so sánh và tổng hợp
những nguồn tƣ liệu.
- Phương pháp mỹ thuật học: dùng các lý luận ngôn ngữ trong mỹ thật
học phân tích diễn giải vấn đề mình nghiên cứu.
- Phương pháp diễn dịch: đƣợc áp dụng để trình bày và làm rõ vấn đề
nghiên cứu.
- Phương pháp điền dã tới một số ngôi đình vùng du ên hải bắc bộ và
một số ngôi đình ở thành phố Hải Phòng để làm sáng tỏ vấn đề đang nghiên
cứu, đặc biệt là đình Hàng Kênh.


8

6. Đóng góp của luận văn
Luận văn hẳng định giá trị nghệ thuật trong chạm hắc gỗ đình làng,
đƣa ra đƣợc cái nhìn tổng thể về các mặt văn hóa - nghệ thuật của đình Hàng
Kênh (chủ ếu giá trị nghệ thuật chạm hắc)
Từ đó hơi dậy lòng tự hào đối với quê hƣơng đất nƣớc và góp thêm
phần cơ sở để xây dựng Thành phố Hải Phòng ngà càng giàu đẹp mà vẫn giữ
vững và phát hu đƣợc những giá trị nghệ thuật, văn hóa tru ền thống của quê
hƣơng.
Góp phần bổ sung về mặt lí luận, làm cơ sở cho những nghiên cứu sau
nà và cũng làm tiền đề sáng tác và giảng dạ mỹ thuật ở địa phƣơng.
7. Kết cấu của luận văn

Luận văn bao gồm phần mở đầu ( 7 trang), nội dung ( 54 trang), kết
luận ( 2 trang). Phần nội dung của đề tài gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề chung để nghiên cứu đề tài ( 12 trang)
Chƣơng 2: Nghiên cứu nghệ thuật chạm khắc gỗ đình Hàng Kênh. Hải
Phòng ( 31 trang)
Chƣơng 3: Giá trị và vai trò nghệ thuật chạm khắc gỗ đình Hàng Kênh,
Hải Phòng ( 11 trang)
Ngoài ra luận văn còn có tài liệu tham khảo, phụ lục ảnh minh họa


9

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm “ Nghệ thuật chạm khắc gỗ”
Theo Từ điển Thuật ngữ mỹ thuật phổ thông, “điêu hắc là loại hình
nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đặc thù nhƣ: hình, khối, không gian, thể hiện
những tác phẩm có không gian ba chiều (tƣợng tròn), hoặc hai chiều nhƣ (phù
điêu, chạm khắc) bằng cách đắp, gọt, đẽo, cƣa, hoan, mài, hàn, gắn… từ
những chất liệu dễ đông cứng nhƣ thạch cao, xi măng, nhựa, đất sét hoặc từ
những khối thuần chất nhƣ gỗ, đá, im loại…Điêu hắc còn là nghệ thuật nặn
tƣợng hoặc tạc tƣợng, đƣợc cảm nhận qua kênhthị giác hay xúc giác”
[12, tr. 11].
Chạm là kỹ thuật đục xuống mặt vật liệu (gỗ, đá,...) làm nổi bật các
hình tƣợng nghệ thuật muốn diễn tả. Các kỹ thuật chủ yếu là chạm nổi, chạm
lộng, chạm kênh bong. Chạm khắc gỗ đã đƣợc phát triển qua nhiều thời đại
đặc biệt là từ đời nhà Lý đến nay còn lƣu tru ền lại nhiều tác phẩm chạm
khắc có giá trị. Nhiều đình chùa, miếu cổ đƣợc chạm trổ rất tinh vi.Những
hoa văn trang trí, những con rồng, phƣợng đƣợc chạm khắc tỉ mỉ, tự nhiên,
sống động. Nhiều pho tƣợng phật bằng gỗ đƣợc bàn tay tài hoa của nghệ nhân

sáng tạo rất độc đáo có giá trị lịch sử và thẩm mỹ cao. Có thể nói những sản
phẩm chạm khắc gỗ ở Việt Nam có nét tƣơng đồng với các sản phẩm chạm
khắc gỗ của Trung Quốc do sự giao lƣu văn hóa giữa hai dân tộc. Từ xƣa đến
nay, chúng ta đã tiếp thu từ Trung Quốc về mẫu mã bằng nhiều cách, sau đó
phát triển thành những sản phẩm có nét độc đáo riêng, sinh động và phong
phú, phù hợp với đặc tính của ngƣời Việt.
Tác giả Thái Bá Vân (1997),Tiếp xúc với nghệ thuật, phần nghiên cứu
“Điêu hắc đình làng”, đã trình bày một cách sâu sắc về nghệ thuật điêu hắc
đình làng. Qua đó, ông nhận định:“Loại hình nghệ thuật nà dƣới góc độ văn


10

hóa là sự nối tiếp nền mỹ thuật truyền thống của dân tộc” và khẳng định,
“nghệ thuật điêu hắc đình làng mang tính tru ền thống, có sự kế thừa và phát
triển trong suốt chiều dài lịch sử”. [36, tr. 303 - 304]
Tác giả Trƣơng Du Bích trong “Điêu hắc đình làng”, thì khẳng định,
“Nghệ thuật điêu hắc đình làng hông chỉ đơn thuần mang tính chất trang trí
mà còn tác động mạnh đến cấu kiện kiến trúc về tính thẩm mỹ, làm cho tổng
thể công trình kiến tr c có đƣợc tiếng nói mới - Tiếng nói t m tƣ, tình cảmcủa
ngƣời d n lao động”. [5, tr. 40 - 45]
Từ những nhận định trên đã gi p ch ng ta hiểu chạm khắc là kỹ thuật
sử dụng trong nghệ thuật điêu hắc. Chạm khắc gỗ là nghệ thuật tạo hình,sử
dụng kỹ thuật tạo nên những hình khối, đƣờng nét nghệ thuật, lên bề mặt chất
liệu rắn bằng cách cƣa, hoan, đục, khắc, để làm nổi bật những hình tƣợng
nghệ thuật mà ngƣời nghệ sĩ muốn diễn tả trên chất liệu gỗ. Các kỹ thuật
chạm chủ yếu (thấp, vừa và cao), chạm lộng, chạm kênh bong và chạm thủng
là những kỹ thuật phổ biến trong làng mỹ thuật. Chạm khắc gỗ là một trong
những thể loại của nghệ thuật điêu hắc.
Nói đến chạm khắc gỗ là nói đến hình, khối và ta có thể sờ vào khối đó

để cảm nhận đƣợc. Hình khối chiếm một vị trí nhất định trong không gian,
nghệ thuật chạm khắc gỗ thƣờng đƣợc thể hiện bằng những chất liệu bền chắc
để có thể tồn tại với không gian, thời gian và chịu đƣợc tác động trực tiếp của
thời tiết khắc nghiệt nhƣ: nắng, mƣa, gió, bão… Các chất liệu gỗ thƣờng đƣợc
sử dụng để chạm khắc nhƣ; gỗ mít, thị, lim, vàng tâm hay gỗ dổi, nhƣng sử
dụng nhiều nhất vẫn là gỗ mít và gỗ lim.Mỗi chất liệu đều có lợi thế và tiếng
nói riêng trong biểu đạt nghệ thuật tạo hình.
Nhìn một cách hái quát, nghệ thuật chạm hắc gỗ ở đình làng phát
triển từ những bƣớc đầu tiên ở thế ỷ XVI, đạt dấu ấn rực rỡ đỉnh cao ở thế ỷ
XVII, chững lại, chín muồi ở thế ỷ XVIII và thoái trào ở thế ỷ XIX. Giá trị
nhiều mặt mà chạm hắc đình làng để lại tập trung ở di sản điêu hắc đình


11

làng thế ỷ XVI - XVII - XVIII. Điêu hắc đình làng của 3 thế ỷ nà đại
diện điển hình nhất cho toàn bộ nghệ thuật chạm hắc ở đồng bằng Bắc Bộ.
1.2. Khái quát về đình Hàng Kênh, Hải Phòng.
Ngƣời Việt từ xa xƣa hi dựng làng, lập ấp đã biết quan t m đến vấn
đề lựa chọn địa thế đất để thuận lợi cho việc làm ăn và sinh hoạt, tận dụng
đƣợc những lợi thế cảnh quan của thiên nhiên. “Thứ nhất dƣơng cơ, thứ nhì
âm phần”. Ngƣời ta tin rằng ở thế đất tốt sẽ ăn nên làm ra, đón điềm lành,
tránh điềm dữ.
Chọn thế đất đóng vai trò đặc biệt quan trọng, họ chọn đất dựng đình
phía sau phải có đất cao làm chỗ dựa (gọi là hậu chẩm). Hai bên cần có thế
đất “ta ngai”, tả có Thanh Long, hữu có Bạch Hổ, phía trƣớc có minh
đƣờng, tức là có nƣớc “tụ thủ ” cũng tức là tụ linh, tụ ph c. Đằng xa phía
trƣớc có án che (gọi là tiền án). Chúng ta hay gặp nhiều đình làng hƣớng
mặt ra sông, nhất là chỗ sông uốn h c. Đó là thế đất “thè lè lưỡi trai
không ai thì nó, khum khum gọng vó chẳng nó thì ai” tức là hu đất bồi.

Tuy nhiên, nhiều làng không có những thế đất thuận lợi theo phong thủy,
ngƣời ta phải tạo ra bằng cách đào hồ, ao hay giếng lớn trƣớc đình làm thế
đất “tụ thủy”. Việc tìm đất đều do thầ địa lý đảm nhận, đặt ngôi đình ở vị
trí đắc địa mới mong đƣợc thần linh ban cho dân làng mạnh khỏe, ăn nên
làm ra. [8, tr.72-76]
Qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay nhiều đình làng chỉ còn
đọng trong kí ức của ngƣời dân Hải Phòng. Với 45 ngôi đình đƣợc xếp
hạng cấp quốc gia, trong đó có những ngôi đình rất nổi tiếng đƣợc mọi
ngƣời biết và nhắc đến nhƣ đình Kiền Bái (huyện Thủ Ngu ên), đình
Hàng Kênh, Dƣ Hàng (quận Lê Ch n), đình Nh n Mục, Quán Khái (huyện
Vĩnh Bảo)... Trong số đình đó, đình Hàng Kênh nổi lên với vẻ đẹp mộc
mạc về nghệ thuật chạm khắc và kết cấu kiến tr c độc đáo.( Ảnh 1.1.1.)


12

Đình Hàng Kênh có tên chữ là đình Nh n Thọ, nằm ở phố Ngu ễn
Công Trứ phƣờng Hàng Kênh, quận Lê Ch n, thành phố Hải Phòng. Đ



ngôi đình thờ đức vƣơng Ngô Qu ền, có giá trị lịch sử, iến tr c, điêu hắc
vào loại nhất nhì của thành phố Hải Phòng. Đình nằm trong trung t m thành
phố, có huôn viên rộng rãi, thuận lợi về giao thông, đƣợc hởi dựng vào cuối
thế ỷ XVII.Trải qua 300 năm, đình vẫn đƣợc bảo lƣu gần nhƣ ngu ên vẹn
một công trình iến tr c gỗ to lớn, bề thế, đƣợc lát ván sàn. Trong đình hiện
có 368 mảng chạm hắc với đề tài là rồng, phƣợng, l n và rùa, ở mặt bên
trong là 252 mảng, bên ngoài là 116 mảng. Trong đó có 156 mảng chạm hắc
là rồng thời Hậu Lê, có hơn 400 con rồng to, nhỏ, mỗi con mỗi vẻ xoắn xuýt
tạo nên một bầ uốn lƣợn rất sống động. Rồng đƣợc tạc theo từng ổ, có rồng

mẹ và các rồng con. Ngoài đề “Long L Qu Phụng”, hoa cỏ cũng là 1 đề tài
thƣờng xu ên trong tạo hình của ngƣời xƣa, nó làm cho ngôi đình trở nên gần
gũi và phù hợp với t m lý ngƣời Việt. Bên cạnh đó còn có biểu tƣợng gắn với
lực lƣợng tự nhiên với ĩ thuật chạm hắc tinh xảo nhƣ chạm lộng, chạm
thủng, chạm bong ênh. Thể hiện những giá trị nghệ thuật và lịch sử, văn hóa,
xã hội của địa phƣơng.bảo tồn đƣợc hàng trăm mảng chạm hắc gỗ tinh xảo.
Đình Hàng Kênh cũng giống bao ngôi đình hác phản ánh đậm nét tƣ
duy dân dã của ngƣời Việt xƣa. Đình tọa lạc trên một khuôn viên rộng chừng
6000m2 với bố cục kiến trúc truyền thống, gồm các hạng mục chính, tính từ
ngoài vào là hồ bán nguyệt, nghi môn, sân, tả hữu vu và hu đại đình.
Ngoài ra còn có văn từ và một số hạng mục phụ trợ khác...Đình có iến trúc
hình chữ công quay về hƣớng t

là hƣớng đắc địa, hƣớng đƣợc coi là khá

phù hợp với quy luật của m dƣơng đối đãi, ngƣời dân quan niệm rằng theo
hƣớng này là thần thƣờng xu ên ban phƣớc và che chở cho họ.
[21, tr. 14]. (Ảnh 1.1.2.)
Tiền tế có bố cục mặt bằng hình chữ nhất (-), nằm song song với hậu
cung đƣợc nối với nhau là tòa ống muống. Ba gian đƣợc thông với nhau tạo


13

nên một tổng thể bố cục kiến trúc hình chữ Công (I). Tòa tiền tế gồm bốn
mái đều đƣợc lợp bằng ngói mũi hài (hai mái chính và hai mái đầu hồi)
đƣợc giao nhau ở âu tàu, tạo thành bốn đầu đao cong v t cảm giác nhẹ
nhàng thanh thoát. Khoảng cách giữa hai mái chính là bờ nóc đƣợc xây
bằng gạch nằm phía trên thƣợng lƣơng và chính giữa có đắp hình tƣợng
“lƣỡng long chầu nguyệt”.Hai đầu thƣợng lƣơng có hai con kìm với dáng

“long hồi”, ở phía trên thƣợng lƣơng; phân cách giữamái chính và mái phụ
là bờ guột, đƣợc gắn chính giữa là hai tƣợng nghê với hƣớng quay khác
nhau, một con qua vào hƣớng mái , một con qua hƣớng xuống.
Theo kết quả khảo sát và đo đạc, tòa tiền tế có chiều dài 28,99m;
chiều rộng 10,25m và chiều cao tính từ chân cột đến thƣợng lƣơng là
8,25m. Gồm 7 gian, với kết cấu đỡ hoành mái của toà tiền tế gồm 8 bộ vì,
gác trên 4 hàng cột (hai hàng cột cái và hai hàng cột quân). Trong lòng toà
tiền tế có hệ thống ván sàn gỗ, trừ khu vực gian giữa (ván sàn lòng thuyền).
Bốn mặt của kiến tr c đƣợc bao che bằng ván gỗ lim. Kết cấu khung toà
tiền tế đƣợc dựng trên 40 cột gỗ lim, kê trên 40 tảng đá xanh ngu ên hối
đƣợc tạc thành hai cấp, trên tròn dƣới vuông. Trong tổng số 40 cột, có 12
cột cái, 20 cột quân, và 8 cột phụ (cột gắn với hệ thống cửa nách và dựng
hai chòi phía tả, hữu toà nhà làm nơi thờ “Tam toà Thánh mẫu” và “Nam
Tào, Bắc Đẩu”). Cột cái có chiều cao 5,66m, đƣờng kính 0,6m; cột quân
cao 3,79m, đƣờng kính 0,5m.(Ảnh 1.2.1.)
Gian giữa toà tiền tế không có hệ thống ván sàn, chỉ có hệ thống lan
can kết nối giữa cột cái với cột quân tại vị trí phía dƣới, là hông gian ngăn
cách hệ thống ván sàn phía trên và lòng thuyền phía dƣới, tạo khoảng cách
và độ sâu cho lòng thuyền. Lòng thuyền, rộng 4,25m lớn hơn các gian bên
một ch t, để phù hợp với yêu cầu tổ chức các nghi lễ. Hai bộ vì gian giữa
gồm vì nóc và vì nách. Vì nóc đƣợc kết cấu theo kiểu “biến thể chồng
rƣờng giá chiêng con nhị”, các con rƣờng chồng lên nhau thông qua đấu


14

vuông thót đá .Rƣờng là các con dầm làm nhiệm vụ đỡ các hoành mái, nó
đƣợc tạo tác kiểu “rƣờng bụng lợn”, điểm giữa con rƣờng võng xuống, trên
cùng là một rƣờng nằm trên đấu dạng khối vuông, làm nhiệm vụ đỡ thƣợng
lƣơng (xà nóc). Hai đầu con rƣờng đều khoét các ổ để đỡ các hoành mái.

Vậ các con rƣờng và hệ thống cột làm nhiệm vụ quan trọng trong vấn đề
chịu lực của trọng lƣợng mái đình.Vì nách có ết cấu kiểu dạng “cốn chồng
rƣờng”, các con rƣờng đƣợc chồng khít lên nhau không thông qua trụ đấu,
độ dài của các con rƣờng đƣợc thu ngắn lại từ dƣới lên trên. Đầu rƣờng
đƣợc khoét ổ, kê dầm đỡ hoành mái.
Toà ống muống có bố cục dọc, nối toà tiền tế với toà hậu cung. Kết
cấu khung chịu lực của ống muốngcó 4 bộ vì (Ảnh 1.2.2.), chia toà này
thành ba gian, không gian bên trong của toà ống muống đƣợc sử dụng làm
nơi đặt đồ thờ tự,nhang án, bát bửu, sập thờ, long đình…Phần lan can của
tòa ống muống đƣợc kết cấu theo dạng ván đố lụa,trên mặt ván chạm nổi
hoa văn chữ triện, lá c

cách điệu. Hệ thống bao che của toà ống muống

đƣợc kết cấu dƣới dạng để mộc, hông trang trí hoa văn. Lòng toà ống
muống (không gian giữa hai hàng cột cái) thông với gian lòng thuyền của
toà tiền tế, nên không có hệ thống ván sàn, đƣợc nát bằng gạch Giếng Đá .
Hai bên toà này (không gian giữa hai hàng cột cái và cột quân) có hệ thống
ván sàn và cửa phụ thông với toà hậu cung và toà tiền tế. Tại gian chính
giữa của toà tiền tế, ở vị trí nối với toà ống muống có gắn một bức cửa
võng lớn, đƣợc chạm khắc tinh xảo thế kỉ XIX. Toà ống muống tại đình
Hàng Kênh tuy là một đơn ngu ên iến trúc nhỏ và hẹp, nhƣng lại giữ vị trí
trung t m đƣờng thần đạo. Về ý nghĩa văn hoá iến trúc, toà ống muống
mang tƣ cách là cầu nối quan trọng giữa “đạo và đời”, giữa “ngƣời và thần”
để thoả mãn nhu cầu thông linh, cũng nhƣ mọi khát vọng trần gian và cuộc
sống hàng ngày của ngƣời d n nơi đ . (Ảnh 1.2.3.)


15


Toà hậu cung là phần kiến trúc cuối cùng trên trục thần đạo, nằm
song song với toà tiền tế và vuông góc với toà ống muống. có chiều dài
10,25m, rộng 7,6m, cao 8,25m (tính từ chân cột đến thƣợng lƣơng).
Khoảng rộng giữa các gian có sự khác biệt. Trong đó, gian giữa rộng
4,25m, hai bên rộng 3m. Tổng thể toà hậu cung có 25 cột (4 cột cái, 14 cột
quân và 5 cột phụ). Kết cấu hung đỡ mái của toà hậu cung gồm 4 bộ vì tạo
thành 3 gian. Hai bộ vì gian giữa đƣợc làm theo thể thức giống nhau, với vì
nóc dạng ”biến thể chồng rƣờng giá chiêng con nhị” đƣợc để mộc hoàn
toàn. Con rƣờng trên cùng đƣợc tạo theo thức rƣờng bụng lợn làm nhiệm
vụ đỡ thƣợng lƣơng, các con rƣờng đều đƣợc khoét ổ để đỡ hoành mái. Các
vì nách đƣợc kết cấu theo dạng thức “chồng rƣờng chốn cột”. Hai bộ vì hai
gian bên, với vì nóc đƣợc kết cấu theo dạng “ o suốt quá giang”. Để mở
cho không gian hai bên, bộ vì hông đặt trên đầu cột chính, mà đặt trên đầu
cột trốn và bộ vì nách đƣợc đặt nằm ngang, tạo cho việc đi lại từ hai cửa
phụ vào hậu cung trở nên dễ dàng và thuận lợi. Các vì nách đều đƣợc kết
cấu theo dạng thức “chồng rƣờng cột trốn”. Tổng thể cấu kiện kiến trúc
trong toà hậu cung đều đƣợc để mộc tạo cho không gian thờ thần trở nên
giản dị, mộc mạc hơn.
Phía trƣớc đại đình là s n đình. Nền đình đƣợc lát gạch Bát tràng
truyền thống. Kích thƣớc s n đình gần nhƣ vuông, có chiều cạnh bằng kích
thƣớc chiều dài tòa tiền tế. Xung quanh sân là hệ thống tƣờng xây thấp, kiểu
tƣờng hoa. Tƣờng xây bằng gạch thời Hậu Lê và thời Nguyễn. Hai bên có hai
dãy tả vu, hữu vu là hai dãy nhà nằm phiá trƣớc hai bên tiền tế, đối xứng
với nhau qua trục thần đạo, đƣợc dựng lại vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ
XX. Tả, hữu vu là hai đơn ngu ên iến tr c đƣợc sử dụng làm phòng tiếp
hách và làm nơi sửa soạn lễ nghi, kiêm chức năng là phòng nghiệp vụ di
tích của Bảo tàng Hải Phòng. Mỗi tòa gồm ba gian, hai chái, đƣợc kết cấu
theo dạng “tƣờng hồi bít đốc - trụ biểu hiên”. Hệ thống khung chịu lực đỡ



16

bộ mái đều liên kết bốn bộ vì kê trên bốn hàng chân cột (hai hàng cột cái,
hai hàng cột quân). Mỗi tòa đều đƣợc dựng trên hệ thống 16 cột (8 cột cái,
8 cột quân), cùng 16 tảng kê chân cột đƣợc dật hai cấp (cấp trên hình tròn,
cấp dƣới hình bát giác). Các bộ vì gian giữa đều có cấu trúc, cách thức,
đƣờng nét, trang trí hoa văn giống nhau.Vì nóc đƣợc tạo kiểu “chồng rƣờng
giá chiêng”; vì nách ết cấu theo dạng “chồng rƣờng cột trốn”, có bẩy hiên
ăn mộng qua cột qu n và đầu bẩ , vƣơn ra đỡ tàu mái. Trụ biểu của tả, hữu
vu có kết cấu tƣơng tự trụ biểu của nghi môn, có đôi ch t hác biệt, nhƣ
phần thân trụ và hung ô đ n lồng đƣợc để mộc [22, tr. 30 - 36].
Nghi Môn (cổng đình) gồm: chính môn, tả môn, hữu môn. “Chính
môn” x

iểu “cột đồng trụ”, đắp chỉ hung các c u đối chữ Hán. Đầu cột

trụ đắp theo kiểu đ n lồng, bốn mặt đ n lồng đắp phù điêu hoa văn. Đỉnh cột
trụ có hai con nghê ngồi trong tƣ thế chầu vào trông nhƣ soi rọi con ngƣời đến
với đất thiêng( Ảnh 1.2.4.). Bên phải và bên trái nghi môn cách một đoạn
đƣờng là cổng nhỏ: tả môn, hữu môn, kiểu mái 2 tầng, đao cong, trang trí đầu
đao cuộn tròn hình vân cụm. Qua nghi môn, chúng ta sẽ gặp ngay một hồ
nƣớc bán nguyệt rộng lớn, nƣớc hồ trong xanh, dịu mát. Hồ đình nằm thẳng
theo đƣờng thần đạo. Hồ mang yếu tố m. Đ ng nhƣ theo quan niệm xƣa, âm
- dƣơng luôn c n bằng, hài hoà. Đình đƣợc xây dựng quay về hƣớng Tây. Các
nhà phong thuỷ xƣa đã chọn hƣớng T

vì đ

là hƣớng lý tƣởng về tâm linh,


các vị thần hiển linh sẽ ban phƣớc cho d n lành. Đó là có hƣớng ánh sáng mặt
trời đầ đủ, luôn giữ đình hô ráo. Có lẽ hƣớng tây cũng là hƣớng “đắc địa”
với thân thế, sự nghiệp anh hùng, vĩ đại của đức Ngô Vƣơng Qu ền. Do vậy
mà hầu nhƣ các nơi thờ Ngô Vƣơng ở Hải Phòng đều quay về hƣớng Tây
(đình HàngKênh, đình Dƣ Hàng). Đình Hàng Kênh hông có kiến trúc quy
mô, mà còn là một bảo tàng nghệ thuật điêu hắc, với nhiều tác phẩm nghệ
thuật điêu khắc gỗ và đồ thờ tự, quý hiếm, có giá trị lịch sử. Hệ thống tƣợng
tròn ở đình Hàng Kênh tiêu biểu gồm có:


17

Tượng Ngô Vương Quyền: Tƣợng khoác áo long cổn, đầu đội mũ
cánh chuồn. Trên long cổn chạm nổi đề tài “hổ phù long v n”; mũ chạm
nổi đề tài “lƣỡng long chầu nguyệt” và điểm xuyết những bông cúc mãn
khai, bằng gỗ sơn son thếp vàng, đặt trong khám thờ Hậu cung.
[22, tr. 78]. (Ảnh 2.1.1.)
Tượng phỗng: Trong hậu cung đình Hàng Kênh hiện còn hai pho
tƣợng phỗng qu , có niên đại vào khoảng cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ
XVIII. Pho bên trái đƣợc tạc trong tƣ thế hai tay nâng chén; pho bên phải
đƣợc tạc trong tƣ thế hai tay nâng nậm rƣợu. Cả hai pho có dáng bụng phệ,
để trần, khuôn mặt ngộ nghĩnh. Tƣợng có chiều cao 68cm, đƣợc đặt trên bệ
gỗ. [22, tr. 79]. (Ảnh 2.1.2.)
Tượng nghê: Đƣợc tạo tác với thân hình gầy guộc, bụng và ngực lép,
xƣơng cẳng chân nổi rõ. Nghê có dáng ngồi, hai ch n trƣớc đặt lên mu bàn
chân của hai chân sau, mồm ngậm ngọc, mắt hƣớng thẳng phía trƣớc tiềm
ẩn một sức mạnh siêu nhên. Trong trƣờng hợp này, nghê là con vật có chức
năng bảo vệ cửa thánh. [22, tr. 81]. (Ảnh 2.1.3.)
Tượng voi, ngựa:. Có niên đại vào khoảng thế kỷ XIX, đều đƣợc tạc
bằng gỗ, đứng trên bánh xe đẩy. Hai bên trục dọc xe đẩ đƣợc đẽo tạo hình

rồng cách điệu, với bốn đầu rồng ở bốn góc. Tƣợng ngựa sơn màu trắng,
tƣợng voi sơn màu đen. Tỷ lệ hai con vật nà to nhƣ thật và đƣợc đặt chầu
vào gian chính điện. [22, tr. 83]. (Ảnh 2.1.4.)
Tượng hạc: Đình còn lƣu giữ ba đôi hạc (một đôi bằng đồng, hai đôi
bằng gỗ), đặt tại tòa ống muống và hậu cung đều đƣợc bà đăng đối qua
khám thờ Ngô Quyền.


18

Tiểu kết
Nội dung chƣơng 1 xác định khái niệm về nghệ thuật chạm khắc gỗ,
cùng một số nhận định của những học giả nghiên cứu về đình làng, giúp hiểu
rõ về đình làng và nghệ thuật kiến trúc, từ đó chúng ta có những phân tích,
nhận định, đánh giá một cách khoa học. Chƣơng 1 cũng giới thiệu tổng quan
những đặc trƣng cở bản của kết cấu kiến trúc ngôi đình Hàng Kênh, về tình
hình địa lý, niên đại, mặt bằng kết cấu kiến trúc khiêm tốn với một bề dày lịch
sử hơn 300 năm tồn tại, nằm ở địa bàn có mật độ d n cƣ dà đặc. Đình Hàng
Kênh cómột không gian chạm khắc độc đáo. Đó là những tiền đề, ý kiến gợi
mở để tôi nghiên cứu về đề tài, về những thủ pháp thể hiện qua từng bức
chạm khắc trên các vì nóc, đầu dƣ, ván nong...
Đình Hàng Kênh là một công trình kiến tr c văn hoá - tín ngƣỡng
quan trọng của phƣờng Hàng Kênh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng có
lịch sử từ thế kỷ XVII - XVIII thờ vị thành hoàng. Dù qua nhiều lần trùng
tu nhƣng ngôi đình còn tƣơng đối nguyên vẹn và có giá trị về nhiều mặt,
nhƣ văn hóa nghệ thuật và tín ngƣỡng tâm linh. Nghệ thuật kiến tr c đƣợc
cấu tạo theo kiểu chồng rƣờng, với các cấu kiện đƣợc liên kết với nhau chặt
chẽ, tất cả tạo thành một thể thống nhất trọn vẹn và vững chắc. Về nghệ
thuật kiến tr c, đình Hàng Kênh mang nhiều nét tƣơng đồng với các công
trình kiến trúc dân gian nổi tiếng của đất nƣớc ra đời vào thế kỷ XVII nhƣ

đình Ngọc Than (Quốc Oai - Hà Nội), đình Diềm (Yên Phong - Bắc
Ninh),… Điều làm các nhà nghiên cứu quan tâm, không chỉ ở quy mô kiến
trúc mà còn ở vẻ đẹp cổ kính của công trình chủ yếu thông qua nghệ thuật
chạm khắc trang trí. Yếu tố nà làm cho ngôi đình trở thành một bức tranh
chạm khắc gỗ hoành tráng, đƣợc tạo tác trên nền của một công trình kiến
trúc cổ kính và tao nhã.


19

Một đặc điểm rất đáng quan tâm trong nghệ thuật kiến trúc của đình
Hàng Kênh là (ván sàn lòng thuyền) và hệ thống “tai cột” ở đầu cột cái.
Những bộ tai cột sớm nhất trong kiến trúc cổ truyền đã gặp ở đình T
Đằng (thế kỷ XVI), rồi lại đình Xu n Dục, Gia Lâm, Hà Nội còn mang
nhiều phong cách thời Mạc (đầu thế kỷ XVII), các bộ tai cột ở đình Hàng
Kênh đƣợc xếp ngang với những bộ tai cột đền Phù Đổng (Hà Nội), đình
Kiền Bái (Hải Phòng),...Ngoài ra nội dung của đề tài cũng đề cập đến vị trí
địa lývà những nét riêng về đình Hàng Kênh, thành phố Hải Phòng.


20

CHƢƠNG 2
NGHIÊN CỨU NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC GỖ
ĐÌNH HÀNG KÊNH, HẢI PHÒNG
2.1. Phân loại đề tài chạm khắc gỗ đình Hàng Kênh, Hải Phòng
Khi nghiên cứu về nghệ thuật đình làng, ch ng ta thấ nổi bật trong
công trình là các mảng chạm hắc với nhiều đề tài hác nhau, đƣợc thể
hiện qua những đƣờng đục, nét chạm trong điêu hắc d n gian rất tinh tế.
Những nét chạm hắc tinh xảo và sắc nét đến từng chi tiết, ngƣời nghệ

nh n đã héo léo thổi hồn vào những h c gỗ, tảng đá… những vật vô tri,
hiến ch ng hông còn đơn thuần là đồ vật, mà đã thành những bức chạm
hắc biết nói, những sứ giả của lịch sử. Nhà phê bình mỹ thuật Phan Cẩm
Thƣợng đã có liên tƣởng rất th vị: “Nếu xếp vài nghìn mét phù điêu từ
hàng trăm ngôi đình còn lại liền với nhau ta sẽ có một bức toàn cảnh đồ sộ
về đời sống làng Việt Nam với hàng vạn nh n vật”. [28]. Những mảng hắc
đó là những “tƣ liệu hình ảnh” quý giá phản ánh quá trình giao thoa và tiếp
biến các giá trị trong mọi mặt của đời sống xã hội của ngƣời Việt xƣa.
Đình Hàng Kênh hông chỉ là một iến tr c nghệ thuật to đẹp vào
loại hiếm có ở Hải Phòng, mà tại đ

còn bảo lƣu đƣợc ngu ên vẹn hệ

thống tƣợng thờ, cùng các mảng chạm hắc với những đề tài linh th , cỏ
cây, hoa lá,...
Bƣớc vào đình Hàng Kênh, hi ngƣớc mắt lên chiêm ngƣỡng những
mảng chạm hắc, ta thấ hình hối, đƣờng nét đƣợc thể hiện qua đôi bàn
ta

héo léo, óc sáng của các nghệ nh n tài hoa.Ta dễ dàng bắt gặp cả một

thế giới sống động của hoa lá cỏ c , của những con vật quen thuộc nhƣ:
voi, ngựa, … hài hòa đan xen trong bóng dáng của những con vật cao quý
rồng phƣợng u ển chu ển mềm mại. Các linh vật u nghi qu ền thế ấ

hi

xuất hiện trong điêu hắc đều đƣợc giản dị hóa để trở thành rồng mẹ rồng



21

con quấn quýt, dáng phƣợng m a hát ba lƣợn… và sống hòa hợp với
muôn loài.
Tu các mảng đề tài bị bó hẹp trong những chuẩn mực phong iến
của tứ linh, tứ quý, của bầu rƣợu t i thơ... nhƣng mỗi đề tài trang trí lại
mang một giá trị riêng, hi nó nằm ở một vị trí cụ thể [22]. Các đề tài lại có
sự biến đổi và cách thể hiện theo từng hiệp thợ, tạo thành những nét đặc
trƣng tiêu biểu. Nghệ thuật chạm hắc gỗ đình Hàng Kênh có thể chia
thành các chủ đề: thiên nhiên - vũ trụ; c

cỏ; linh th , động vật,..:

Đề tài linh thú, động vật
Khi nghiên cứu về đề tài các mô típ trang trí nghệ thuật ở đình Hàng
Kênh, chúng ta bắt gặp đồ án trang trí về đề tài “tứ linh”. Theo quan niệm
của ngƣời Việt, tứ linh là bốn con vật bao gồm: long, ly, quy, phụng,..:
Long (Rồng)
Ở đình Hàng Kênh, rồng đƣợc trang trí nhiều kiểu loại và thể hiện
chủ yếu bằng chất liệu gỗ ở cấu kiện kiến trúc và các di vật. Rồng là con
vật tổ hợp đặc điểm của nhiều con vật hác nhau nhƣ th n rồng là loài bò
sát gần với rắn và có vẩ nhƣ cá. Đầu rồng đƣợc hợp thành từ nhiều con
vật hác nhau nhƣ miệng lang, sừng hƣơu, tai thỏ, trán lạc đà, mũi sƣ tử,
móng chim ƣng, ch n cá sấu,... Con rồng thể hiện tƣ du lƣỡng hợp của cƣ
dân nông nghiệp: sống ở dƣới nƣớc nhƣ cá, nhƣng ba trên trời nhƣ chim,
khạc ra lửa, sấm chớp làm ra bão.
Là con vật đứng đầu trong tứ linh, rồng là con vật huyền thoại, linh
thiêng đầy uy quyền, thƣờng đại diện cho trời, cho vua. Đối với cƣ d n
nông nghiệp thì rồng tƣợng trƣng cho nguồn nƣớc, cho ƣớc muốn mƣa
thuận gió hòa. [22]

Rồng là đề tài phổ biến và có mật độ há dà đặc trong các hoạt cảnh
trang trí. Rồng là con vật vũ trụ, là một thần linh đƣợc kính trọng trong tâm


22

thức của của ngƣời dân Việt. Ở mỗi mảng chạm khắc, giữa trung tâm bao
giờ cũng là một rồng lớn (rồng mẹ) có thân mập, ngắn lƣợn từ dƣới lên,
đầu ngóc cao, mặt quay ra ngoài. Rồng có đầu to, trán dô, miệng há rộng,
mũi sƣ tử và tóc là các cụm đao lửa hình mũi mác ba về sau tạo cảm giác
động trong hông gian tĩnh. Th n rồng tròn lẳn phủ một lớp vảy rắn nổi,
chân có bốn móng sắc nhọn. Xung quanh rồng mẹ là rất nhiều con vật nhỏ
đang vuốt râu rồng ha đang phun nƣớc, bên cạnh đó cũng có rất nhiều
rồng con trên một đồ án trang trí.
Để trang trí cho đình thêm lộng lẫ , ngƣời nghệ sĩ đã thể hiện chi
chít rồng mẹ, rồng con, rồng ổ có con đuôi cong, đuôi ngoái lại gãi vai nhƣ
những chú trâu nhà. Do khéo léo kết hợp trong chạm nổi, chạm lộng mà
nhiều con rồng nhƣ đang ba trong m

ha quấn quýt trong “rồng mây hội

tụ” [22]. Ngoài ra, chúng ta còn gặp tại đ

hai con rồng lớn, hai con rồng

nhỏ quấn thân với nhau, chính tâm là con hổ. Hình tƣợng này cho phép
ch ng ta nghĩ rằng đó là sự đối đãi, c n bằng m dƣơng nhằm đề cao trí
tuệ. Rồng dƣới dạng có đao mác nổi khối của nghệ thuật thế kỷ XVII
nhƣng đƣợc bố cục phần thân ẩn vào trong.
Hình ảnh con rồng xuất hiện trong các mảng chạm ở đình Hàng Kênh

thƣơng có những con thú nhỏ xung quanh, hoặc bám vào râu, vào tóc rồng,
hay là hai con rồng cùng đùa nghịch với một con thú. Ngoài ra, rồng
thƣờng ở vị trí chầu mặt nguyệt, chầu hổ phù hay nằm ở đầu ìm, đầu dƣ
nhƣng cũng có hi rồng đƣợc thể hiện trong tƣ thế độc long nhƣ rồng cuốn
thủy. (Ảnh 3.1.1.)
Ly (Nghê, Lân, long mã)
Hình tƣợng kỳ l n cũng đƣợc du nhập vào Việt Nam từ rất sớm.
Ngay từ thời Lý ngƣời ta đã ch ý đến đề tài này.
Nó là linh vật đứng thứ hai trong bộ tứ linh: Long, Ly, Quy, Phụng.


×