Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

SỰ ẢNH HƯỞNG của NGHỆ THUẬT tối GIẢN đến điêu KHẮC VIỆT NAM GIAI đoạn 2000 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MĨ THUẬT VIỆT NAM

--------------------------

BÙI QUỐC KHÁNH

SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NGHỆ THUẬT
TỐI GIẢN ĐẾN ĐIÊU KHẮC VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2000 - 2015

LUẬN VĂN THẠC SỸ MĨ THUẬT
Chuyên ngành: Hội hoạ
Mã số: 60210102
Khoá: 18 (2015-2017)

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
PGS.TS. Ngô Tuấn Phong

Hà Nội, 2017


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

GS

Giáo sư


PGS

Phó giáo sư

TS

Tiến sỹ

Nxb

Nhà xuất bản

Tr

Trang

H

Hình


1

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Bảng chữ cái viết tắt
Mục lục ......................................................................................................... 1
Mở đầu ......................................................................................................... 2
Chương 1: Cơ sở mang tính lý luận để nghiên cứu đề tài ..................... 10
1.1. Khái niệm “Nghệ thuật tối giản”.......................................................... 10

1.2. Khái lược “Nghệ thuật điêu khắc tối giản” .......................................... 12
1.3. Đặc trưng “Nghệ thuật điêu khắc tối giản” .......................................... 16
1.4. Khái quát điêu khắc Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015......................... 21
Tiểu kết ........................................................................................................ 24
Chương 2: Những biểu hiện sự ảnh hưởng nghệ thuật tối giản của điêu
khắc Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 ...................................................... 25
2.1. Ảnh hưởng nghệ thuật tối giản về hình ................................................ 25
2.2. Ảnh hưởng nghệ thuật tối giản về khối................................................ 32
2.3. Ảnh hưởng nghệ thuật tối giản về chất liệu ......................................... 41
Tiểu kết ........................................................................................................ 49
Chương 3: Thành công và hạn chế từ việc ảnh hưởng nghệ thuật tối
giản của điêu khắc Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 .............................. 50
3.1. Những thành công trong sự ảnh hưởng nghệ thuật tối giản đến điêu
khắc Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 ........................................................ 50
3.2. Những hạn chế trong sự ảnh hưởng nghệ thuật tối giản đến điêu khắc
Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015.. ............................................................... 54
3.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho bản thân từ việc nghiên cứu đề
Tài................................................................................................................ 57
Tiểu kết ........................................................................................................ 59
KẾT LUẬN ................................................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 63
PHỤ LỤC .................................................................................................... 66


2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc sống của chúng ta luôn vận động và phát triển theo đúng quy luật phát
triển của tự nhiên. Để có một xã hội hiện đại với nhiều thành tựu và luôn phát

triển như hiện nay lịch sử nhân loại đã trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau.
Mỗi một giai đoạn được lịch sử ghi chép và để lại cho các thế hệ sau thấy được
sự thành công và hạn chế của nó. Nghệ thuật được xem như một thành tựu của
loài người nó ra đời từ rất sớm và luôn vận động, biến đổi không ngừng. Trải
qua các thời kỳ khác nhau nghệ thuật luôn phát triển song hành cùng các ngành
khác và lần lượt cho ra đời nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau như hội họa,
điêu khắc, thơ ca..... Điêu khắc là một trong những loại hình nghệ thuật ra đời
sớm nhất trong các loại hình nghệ thuật với tác phẩm “Vệ nữ Willendorf” có
niên đại khoảng 30.000 năm trước công nguyên. Đồng hành cùng lịch sử nhân
loại nói chung và lịch sử mĩ thuật nói riêng lịch sử điêu khắc đã để lại cho nhân
loại vô vàn các tác phẩm với sự biến đổi về hình thức, nội dung thể hiện. Sự ra
đời của các chủ nghĩa, xu hướng nghệ thuật mới đã góp phần làm thay đổi lịch
sử nghệ thuật nói chung và lịch sử điêu khắc nói riêng. Một trong những khuynh
hướng nghệ thuật có sức ảnh hưởng lớn đến điêu khắc và giúp điêu khắc bứt
phá ra khỏi những quy luật và quy tắc về tạo hình cũ để tiếp tục biến đổi và
phát triển đó chính là nghệ thuật tối giản.
Thuật ngữ nghệ thuật tối giản “Minimal Art” xuất hiện vào năm (1965) trong
bài viết cùng tên của triết gia người anh Richard Wollheim đăng trên tạp chí
nghệ thuật “Arts Magazine”. Trong tiểu luận của phê bình gia Hoa Kỳ Barbara
Rose với nhan đề ABC nghệ thuật đăng trong tạp chí “Art in America”
(11/1965). Rose mô tả những gì trông thấy như một cảm thức mới đang trỗi
dậy trong giới nghệ sĩ trẻ tuổi New York. Với những đặc trưng có xu hướng rút
gọn và đặc tính trống rỗng tới mức tối thiểu những cảm giác này giống với


3

những cảm giác khi người ta xem tác phẩm “Ô Vuông Đen” của họa sĩ người
Nga Kasimir Malevich sáng tác năm (1913).
Các nghệ sĩ Việt Nam trong xu hướng hội nhập cũng tìm đến các khối tích

tượng trưng cô đọng hơn mang tính triết lý cô đọng. Các tác phẩm của nghệ sĩ
Việt Nam không còn chỉ dừng lại ở việc mô phỏng một cách chi tiết một sự vật,
hiện tượng cụ thể nào đó trong tự nhiên nữa. Các nghệ sĩ đã có ý thức khái quát,
giản lược các chi tiết trong tác phẩm qua đó họ tập trung hơn vào phần biểu đạt
nội dung của tác phẩm. Các tác phẩm mang phong cách của nghệ thuật tối giản
tăng lên cả về số lượng và chất lượng qua các cuộc triển lãm toàn quốc, khu
vực, cá nhân. Trước số lượng nghệ sĩ và tác phẩm theo nghệ thuật tối giản phần
nào ta có thể đánh giá được tầm ảnh hưởng và sự đóng góp quan trọng của nghệ
thuật tối giản trong tiến trình biến đổi và phát triển của điêu khắc hiện đại Việt
Nam.
Nghệ thuật tối giản đã mang đến cho điêu khắc Việt Nam giai đoạn (2000 2015) hình thức biểu đạt mang tính triết lý nội tâm nhiều hơn, đã mở ra cho
nghệ sĩ tư duy mới và mở rộng ngôn ngữ nghệ thuật người nghệ sĩ đã có những
nhận thức mới mẻ về khối về không gian và tính cô đọng của bản thể.
Là một học viên được đào tạo về mĩ thuật tạo hình tôi cảm thấy “sự ảnh
hưởng của nghệ thuật tối giản đến điêu khắc Việt Nam giai đoạn (2000 - 2015)”
là một vấn đề nghệ thuật rất cần được nghiên cứu và tôi lựa chọn làm luận văn
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Nghệ thuật tối giản có nhiều đóng góp với nền nghệ thuật thế giới và nổi
tiếng đã thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
- Koneman, (2006), “Minimalism” của tác giả đã chỉ ra sự ảnh hưởng to lớn của
nghệ thuật tối giản đến sự phát triển của nghệ thuật và cuộc sống thông qua các
tác phẩm, công trình, mĩ thuật ứng dụng….


4

- Judith Collin, (2007), “Sculpture Today”, Phaidon với bài viết “Điêu khắc từ
hiện đại đến đương đại’’ đã chỉ ra quá trình hình thành và phát triển của các

khuynh hướng nghệ thuật mới.
- Judith Collin, (2007), “Sculpture Today”, Phaidon với bài viết “Điêu khắc tối
giản’’ đã chỉ ra quá trình hình thành và phát triển cuả điêu khắc mang khuynh
hướng nghệ thuật tối giản.
- Youthedesigner, (2012), “Sự phân biệt giữa tối giản và đơn giản”. Bài nghiên
cứu cho ta một cái nhìn rõ nét hơn về nghệ thuật tối giản giúp người đọc phân
biệt tối giản và đơn giản.
Tình hình nghiên cứu trong nước
Điêu khắc tối giản với ngôn ngữ đặc trưng của mình là sự giản lược về hình
và khối nhưng cái nội dung và ý đồ của tác giả hoàn toàn không hề mất đi. Điêu
khắc tối giản thách thức chính người nghệ sĩ và cả công chúng trước việc đi tìm
kiếm cảm nhận vẻ đẹp của nó. Cái đẹp mà được quy ước và đưa về cái tối thiểu,
đơn giản nhất đã kích thích tạo cảm hứng cho rất nhiều thế hệ nghệ sĩ và nhà
phê bình cùng tìm hiểu.
-Đinh Gia Lê, (2016), “Điêu khắc hiện đại Việt Nam”, Nxb Giáo Dục. Cuốn
sách là tài liệu nghiên cứu giúp người đọc hiểu về các giai đoạn phát triển của
điêu khắc Việt Nam một cách ngắn gọn và khái quát nhất. Cuốn sách đưa ra
một số định nghĩa về hình, khối, không gian giúp người đọc nắm bắt được các
thành tố chính của một tác phẩm điêu khắc. Trong phần nội dung sách có đề
cập đến sự ảnh hưởng của các trào lưu mới đến điêu khắc Việt Nam. Trong đó
có nghệ thuật tối giản nhưng chưa phân tích sâu để làm nổi bật được sự ảnh
hưởng của nghệ thuật tối giản đến điêu khắc hiện đại Việt Nam.
- PGS.TS. Ngô Tuấn Phong, (5/2016), “Về khái niệm điêu khắc hiện đại và
ngôn ngữ điêu khắc hiện đại”, tạp chí Văn Hóa Nghệ Thuật số (383). Bài viết
đề cập đến vai trò của điêu khắc hiện đại trong tiến trình phát triển của điêu


5

khắc và là tiền đề cho các trào lưu về điêu khắc tạo hình mới ra đời như điêu

khắc tối giản. Bài viết là cơ sở lý thuyết để hiểu về điêu khắc hiện đại.
- Đỗ Kiều Linh, (Hội Họa - K38), “Nghệ thuật của sự tối giản”, khóa luận
tốt nghiệp (1994 - 1999), trường đại học Mĩ Thuật Việt Nam. Luận văn chỉ giới
thiệu qua một số các tác giả tác phẩm theo xu hướng nghệ thuật tối giản một
cách khái quát không đủ để giới thiệu hết về đặc điểm nghệ thuật tối giản.
- Nguyễn Phương Liên, (26/11/2013), “Xu hướng hiện đại của điêu khắc
Việt Nam”, Báo điện tử Nhân Dân. Viết về triển lãm điêu khắc Việt Nam lần
thứ 5. Bài báo đã chỉ ra được sự chuyển mình và những nỗ lực tìm tòi sáng tạo
theo xu hướng hiện đại của các nghệ sĩ điêu khắc Việt Nam giai đoạn (2003 2013). Bài viết chỉ mang tính giới thiệu sơ lược về tác giả và tác phẩm và
khuynh hướng sáng tác chưa có,
- Bùi Hải Sơn, (9/2008),“Điêu khắc và cuộc hành trình hiện đại”, Tạp Chí
nghiên cứu mĩ thuật số 3. Bài viết giới thiệu về quá trình phát triển và đổi mới
của điêu khắc Việt Nam trong thời kỳ mới.
- Mai Anh, (14/6/2014), “Nghệ sĩ điêu khắc Thái Nhật Minh yêu sự mộc mạc
và tối giản”, báo An Ninh Thủ Đô. Bài viết giới thiệu về triển lãm “Mùa Sinh
Sản” của Thái Nhật Minh.
- Lê Thị Hiền, (8/4/2014), “Jan Van Munster-Nhà điêu khắc, nhà khoa học
hay thầy phủ thuỷ ánh sáng”, Tạp chí Mĩ Thuật nhiếp ảnh số tháng (3/2014).Bài
viết cho người đọc thấy được sự phát triển đa dạng và đầy cảm hứng của điêu
khắc vượt qua những khuân mẫu chuẩn mực để đạt đến sự ấn tượng và tối giản.
- Lê Huỳnh Lâm, (16/9/2015), “Nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị - cuộc hoá
thân của đất và đá”, Tạp chí sông Hương online. Bài viết giới thiệu về sự
nghiệp của điêu khắc gia Điềm Phùng Thị người để lại dấu ấn lớn đến điêu
khắc Việt Nam và cũng là người áp dụng thành công nghệ thuật tối giản vào
điêu khắc.


6

-Dophinplaza.com.vn, (6/1/2015), Lương Văn Việt trăn trở về nhân sinh với

triển lãm, “Hội tụ”. Bài viết giới thiệu về triển lãm hội tụ của nghệ sĩ Lương
Văn Việt trong triển lãm các tác phẩm điêu khắc của tác giả được tạo hình theo
nghệ thuật tối giản.
- Hanoigrapevine, (4/6/2016), “Chạm”, Bài viết của giới thiệu về triển lãm
“Chạm” thế giới điêu khắc tối giản của nghệ sĩ Lương Văn Việt.Bài viết giới
thiêu về lịch sử và con đường mà nghệ sĩ Lương Văn Việt đang theo đuổi đó là
điêu khắc tối giản. Bài viết chỉ mang tính giới thiệu sơ lược về tác giả và tác
phẩm và khuynh hướng sáng tác chưa có yếu tố phân tích chuyên sâu về điêu
khắc tối giản.
- Tuổi Trẻ.vn, (21/4/2013),Triển lãm cá nhân“Những con chim”củaThái
Nhật Minh. Triển Lãm mang đậm dấu ấn của nghệ thuật tối giản.
-Vnexpress.net, (30/2016), Triển lãm“Tượng khỉ mừng xuân bính thân”của
Thái Nhật Minh.
- “Thiết kế tối giản làm chủ thế giới”, hoalan studies.edu.vn. Bài viết đã chỉ
ra sự ảnh hưởng rộng lớn và quan trọng của nghệ thuật tối giản đến mỹ thuật,
mĩ thuật ứng dụng trên thế giới. Ngoài ra bài báo không phân tích về các tác
phẩm điêu khắc khác.
- Hiện nay chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể về sự ảnh hưởng
của nghệ thuật tối giản đến điêu khắc Việt Nam giai đoạn (2000 - 2015).
- Luận văn đưa ra sự đánh giá về sự ảnh hưởng, tương đồng và khác biệt của
nghệ thuật tối giản với điêu khắc Việt Nam.
- Đây là đề tài không phải là mới nhưng là luận văn đầu tiên tập chung
nghiên cứu chuyên sâu sự ảnh hưởng của nghệ thuật tối giản vào điêu khắc Việt
Nam, không trùng lặp với những công trình hay luận văn đã công bố trước đó.

3. Mục đích nghiên cứu


7


- Đề tài tập trung nghiên cứu các lý thuyết nghệ thuật tối giản và nghệ thuật
điêu khắc hiện đại Việt Nam giai đoạn (2000 - 2015).
- Nghiên cứu và xác đinh sự ảnh hưởng của nghệ thuật tối giản đến điêu
khắc hiện đại Việt Nam giai đoạn (2000 - 2015).
- Đánh giá những thành công và hạn chế trong việc ảnh hưởng nghệ thuật
tối giản với điêu khắc hiện đại Việt Nam giai đoạn (2000 - 2015). Để từ đó rút
ra bài học kinh nghiệm cho việc học tập và sáng tác các tác phẩm điêu khắc.
- Tập hợp một hệ thống tư liệu chuyên sâu về nghệ thuật điêu khắc tối giản
để phục vụ cho các công tác nghiên cứu, đào tạo, thẩm định, thưởng ngoạn,
sáng tác đối với các lĩnh vực liên quan như nghệ thuật, điêu khắc, mỹ thuật ứng
dụng, kiến trúc…
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Nghệ thuật tối giản, nghệ thuật điêu khắc hiện đại Việt Nam giai đoạn (2000 2015), những biểu hiện về sự ảnh hưởng nghệ thuật tối giản đến điêu khắc Việt
Nam giai đoạn này.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Đề tài đi sâu vào nghiên cứu ngôn ngữ biểu đạt các tác phẩm điêu khắc
Việt Nam giai đoạn (2000 - 2015), mang xu hướng của nghệ thuật tối giản. Để
làm nổi bật lên sự ảnh hưởng của nghệ thuật tối giản đến điêu khắc Việt Nam.
+ Bên cạnh đó, luận văn có liên hệ so sánh với những tác phẩm điêu khắc
tối giản trên thế giới nhằm làm rõ đặc điểm nghệ thuật riêng của những tác
phẩm điêu khắc tối giản Việt Nam giai đoạn (2000 - 2015).
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin
Sưu tầm các tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài này.
Phương pháp thực địa


8


Tiến hành khảo sát các tác phẩm trong những sách đã xuất bản các tác phẩm
được trưng bày tại bảo tàng và các khu trưng bày ngoài trời. Trực tiếp quan sát,
phỏng vấn, chụp ảnh, ghi âm, thu thập thông tin với một số nghệ sĩ điêu khắc
có tác phẩm theo nghệ thuật tối giản. Đây là phương pháp quan trọng nhằm thu
thập tư liệu về những tác phẩm điêu khắc được phân tích trong luận văn. Bởi
chỉ có thông qua các tư liệu thực tế và cụ thể mới giải quyết tốt được nội dung
mà luận văn đặt ra.
Phương pháp phân tích
Phân tích tài liệu: Tổng hợp hệ thống các tư liệu ảnh, văn bản về những tác
phẩm điêu khắc Việt Nam giai đoạn (2000 - 2015). Trên cơ sở đó, tiến hành
nghiên cứu trường hợp để thấy được đặc điểm riêng và chung của từng tác
phẩm. Việc xử lý thông tin sẽ đảm bảo tính khách quan, chính xác cho các luận
điểm khoa học của luận văn.Tổng hợp từ những phân tích trên để đưa ra những
dạng thức điển hình và đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc tối giản.
Phương pháp nghiên cứu so sánh
Để làm rõ giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm và sự giống và khác nhau
của điêu khắc tối giản thế giới, Việt Nam.
Phương pháp mỹ thuật học
Dựa vào những kiến thức chuẩn mực trong mĩ thuật học để có những đánh
giá so sánh mang tính học thuật.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn là nghiên cứu mở đầu mang tính toàn diện và hệ thống về sự ảnh
hưởng của nghệ thuật tối giản đến sáng tác của các nghệ sĩ điêu khắc giai đoạn
(2000 - 2015).
Thông qua việc nghiên cứu về ngôn ngữ tạo hình “hình, khối, chất liệu,
không gian” được sử dụng trên các tác phẩm điêu khắc Việt Nam sáng tác trong
giai đoạn (2000 - 2015), qua thấy được tầm ảnh hưởng nghệ thuật tối giản đến
điêu khắc Việt Nam.



9

Góp phần làm rõ những giá trị về nghệ thuật, thẩm mĩ của các tác phẩm điêu
khắc của Việt Nam theo xu hướng nghệ thuật tối giản. Qua đó thấy được sự
đóng góp quan trọng của nghệ thuật tối giản nói chung, các tác phẩm điêu khắc
tối giản nói riêng vào tiến trình phát triển của điêu khắc hiện đại và đương đại
Việt Nam.
Giúp nghệ sỹ, nhà phê bình và công chúng có những cái nhìn đúng đắn hơn
và khách quan hơn về phong cách tối giản tránh sự nhầm lẫn giữa tối giản và
xu hướng nghệ thuật khác.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 89 trang, trong đó:
Phần mở đầu (8 trang)
Phần kết luận (2 trang)
Phần nội dung của đề tài gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở mang tính lý luận để nghiên cứu luận văn (15 trang)
Chương2:Nghiên cứu sự ảnh hưởng của nghệ thuật tối giản đến điêu khắc Việt
Nam giai đoạn 2000 - 2015 (25trang)
Chương 3: Những điều rút ra từ việc nghiên cứu đề tài (11 trang)
Ngoài ra luận văn còn có:
Tài liệu tham khảo (3 trang)
Phụ lục ảnh minh họa (24 trang)

CHƯƠNG 1


10

CƠ SỞ MANG TÍNH LÝ LUẬN ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1.Khái niệm “Nghệ thuật tối giản”

- Khái niệm: “Nghệ Thuật”
Nghệ thuật được hiểu theo mĩ thuật học thì: Nghệ thuật là một hình thái đặc
biệt của ý thức xã hội. Nó nhận thức, phản ánh thế giới đồng thời nó cũng góp
phần tái tạo thế giới khách quan. Lịch sử mĩ thuật thế giới cũng như lịch sử mĩ
thuật Việt Nam đã cho thấy nền nghệ thuật nào bắt rễ sâu từ hiện thực xã hội,
mang hơi thở ấm áp, nồng nàn của cuộc sống con người, nền nghệ thuật đó dễ
dàng đi vào lòng người và tồn tại bất diệt. Mọi loại hình của nghệ thuật như âm
nhạc, hội họa, điêu khắc,…đều phản ánh hiện thực cuộc sống và con người [6,
Tr 373].
- Còn từ điển tiếng Việtthì “Nghệ Thuật” được hiểu nhưlà: cách thức làm một
việc gì theo quy tắc và khêu gợi được cảm giác, ý niệm về cái đẹp[17, Tr 556].
- Tối Thiểu: là ít nhất [17,Tr 863].
Vậy theo “Từ điển Tiếng Việt” của Nxb Từ điển Bách Khoa thì Nghệ thuật tối
thiểu là: “cách thức làm một việc gì đó theo quy tắc và khêu gợi được cảm giác,
ý niệm về cái đẹp theo một cách đơn giản nhất”.
-“Từ điển MĩThuật” của Lê Thanh Lộc biên dịch:
(Nghệ Thuật Tối giản “Minimal Art”- còn được dịch là nghệ thuật tối thiểulà
từ được dùng mô tả một khuynh hướng hội họa, và đặc biệt hơn, kiến trúc, đã
nổi lên trong những năm (1950) trong đó chỉ những hình thể học cơ bản nhất là
được sử dụng. Nghệ thuật tối giản đặc biệt gắn liền với nước Mỹ và tính vô ngã
của nó được coi là phản ứng chống lại tính cảm xúc của trường phái biểu hiện
trừu tượng. Trong số các nghệ sĩ phái tối giản nổi tiếng nhất có Carl Andre,
Don Judd và Tony Smith [7, Tr 734] ).


11

Nghệ thuật tối giản hình thành từnhững mâu thuẫn phức tạp của cuộc sống.
Tranh tượng từ thời Phục hưng tới giữa thế kỷ 19 đã miêu tả rõ nét về đời sống
sinh hoạt cũng như tư tưởng con người và mọi mặt của xã hội, thế giới tự nhiên.

Khi đã tìm hiểu, khám phá hết cái phức tạp rồi thì người nghệ sĩ tìm tới cái mới,
cái khác lạ, đó là sự giản lược về hình thể, về màu sắc, về nội dung ...mà ý
nghĩa nghệ thuật vẫn không thay đổi. Vẻ đẹp vẫn được đề cao nhưng bên cạnh
sự tái hiện hiện thực một cách đơn thuần kia là sự sáng tạo cảm tính, thậm chí
bản năng và vô ý thức đối với nội tâm mang khuynh hướng phi lý tính (thấy rõ
từ giữa thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20).
Trước hết để được công nhận là một tác phẩm nghệ thuật, nó phải mang
trong mình một thông điệp nghệ thuật, và phải đáp ứng được những điều kiện
tối thiểu của một tác phẩm như màu sắc, đường nét, hình khối, chất cảm... Cho
dù người nghệ sỹ có cố ý hay vô ý sáng tạo thì vẫn được công nhận nếu nó hội
đủ những thành tố trên. Tác phẩm nghệ thuật được gọi là theo phong cách tối
giản thì ngoài nhưng điều kiện trên nó còn phải có tính khái quát cao độ về ý
nghĩa và hạn chế tối đa sự biểu hiện của các yếu tố tạo hình. Các thành tố chính
để cấu thành nên một tác phẩm nghệ thuật như hình khối chất liệu phải được
cân nhắc sử dụng một cách hạn chế, cô đọng.
Tóm lại dựa trên các cơ sở, các định nghĩa lý thuyết về “Nghệ thuật tối giản”
cá nhân tôi thấy rằng : Tối giản trong nghệ thuật tạo hình là thuật ngữ được sử
dụng để mô tả một tác phẩm với sự đơn giản trong cả nội dung và hình thức thể
hiện (giản lược triệt để về hình, khối, chất liệu), tự thân tác phẩm luôn tìm cách
xoá bỏ những dấu hiệu của sự biểu hiện cá nhân tác giả mà hướng người xem
tới khoảng lặng trong nội tâm. Mục đích của nó là cho phép người xem thưởng
thức tác phẩm một cách thuần khiết, không bị sao nhãng bởi bố cục, chủ đề hay
màu sắc chất cảm.
1.2. Khái lược “Nghệ thuật điêu khắc tối giản”


12

Nghệ thuật tối giản thể hiện những khuynh hướng đa dạng của nghệ thuật,
đặc biệt trong nghệ thuật tạo hình mà các tác phẩm tối giản về những yêu cầu

thiết yếu nhất của nó, (Như đơn giản về màu sắc, đường nét, hình khối, chất
liệu...trên mặt phẳng hoặc không gian ba chiều “điêu khắc, kiến trúc, sắp
đặt” ). Nhưng vẫn nói được trọn vẹn những ý tưởng mới lạ, khái quát trong
một biện chứng sinh động hơn ngôn ngữ.
Nghệ thuật tối giản xuất phát trong nghệ thuật phương Tây từ sau chiến
tranh thế giới lần thứ hai, rõ nét nhất là trong nghệ thuật thị giác với các tác
phẩm hội hoạ của Mark Rothko. Phong cách tối giản có nguồn gốc bắt rễ từ sự
thuần khiết và cô đọng của Chủ nghĩa Hiện đại, được kết hợp với Chủ nghĩa
hậu Hiện đại và được xem như phản ứng đối ngược lại với chủ nghĩa Biểu hiện
trong nội dung cũng như trong bố cục tác phẩm.
Đầu thập niên (1970), nghệ thuật điêu khắc nổi lên nhờ những quan điểm
mỹ học điển hình của một số họa sĩ có ảnh hưởng nhất với những ý tưởng phát
triển từ các mặt phẳng màu. Họa sĩ Barnett Newman đã mô tả điêu khắc lúc
này “là thứ gì đó vẫn còn lưu luyến thú ngắm tranh”. Điêu khắc bắt đầu áp dụng
các kiểu mảng phẳng của hội họa, sử dụng các mảng tường và sàn nhà làm nơi
sáng tạo của mình. Trong những năm của thập niên (1970), điêu khắc không
còn phải nằm trên những bục bệ nữa, nó đã cởi bỏ tính biểu hình và tư thế đứng
thẳng. Những qui trình sáng tác điêu khắc truyền thống đã dần thu hẹp và
nhường chỗ cho hàng loạt những phương pháp làm và phong cách điêu khắc
khác nhau như phương pháp (chất đống stacking) và (rải vãi scattering) không
cần đên sự khéo tay hay tài thủ công để thực hiện tác phẩm. Nó là những khối
đá nguyên và những hình thù rắn chắc ngày càng có những dáng vẻ mở hơn,
rộng hơn khiến cho trọng lượng và khối của tác phẩm bị mờ nhạt đi.
Người tiên phong cho phong trào nghệ thuật điêu khắc hiện đại, khởi đầu
cho điêu khắc tối giản sau này là Auguste Rodin (1850 - 1917) và Constantin


13

Brancusi (1876 - 1957) người được coi là đã thể hiện các bộ phận cơ thể như

những mảnh vỡ làm thay đổi cách thức thực hành điêu khắc với việc sử dụng
những đơn vị điêu khắc cơ sở. Brancusi đã chế tác các modun cơ bản mà ông
coi nó không kém gì những điêu khắc hoàn chỉnh. Thường là từ những mẩu gỗ
thông có khả năng tháo lắp và thể hiện ứng biến. Ông cũng tạo ra các khối đồng
cơ bản có hình thù đơn giản và được đánh bóng giống hệt các sản phẩm công
nghiệp có thể lắp ghép, ví dụ tác phẩm “Chim Trời - Bird in the Spase”. Hay
tại Paris, Marcel Duchamp (1887 - 1973) và Pablo Picasso (1962 - 1973) cũng
đã thêm vào nghệ thuật điêu khắc những ý tưởng, kỹ thuật và chất liệu mới.
Năm (1912), Duchamp từ bỏ hội họa và thu hẹp phạm vi hoạt động vào việc
xử lý các chất liệu trong xưởng vẽ khi ông bắt đầu để ý tới việc lựa chọn và
trưng bày các đối tượng được chế tạo sẵn trong công nghiệp hay đồ gia dụng
mà ông gọi là (readymade làm sẵn). Tác phẩm gây tiếng vang nhất trong số đó
là vật phẩm mang tên “Đài Phun Nước - Fountain”, một chiếc bồn tiểu nam
bằng sứ trắng do một công ty sành sứ tại New York sản xuất. Sự can thiệp của
Duchamp sau khi lựa chọn nó chỉ là mỗi việc lật úp xuống và ký lên một cái
tên do ông tưởng tượng ra (R. Mutt) cùng với ngày tháng. Điêu khắc readymade
của Duchamp hàm chứa sự thách thức về tính đích thực và tính nguyên bản của
các tác phẩm nghệ thuật.
Cũng trong năm (1912), Picasso bắt đầu xoay sang làm điêu khắc có cấu
trúc mở với hai phiên bản “ Đàn Ghita - Guitar”. Phiên bản thứ nhất làm bằng
bìa các-tông và phiên bản thứ hai chế từ dây thép và kim loại tấm. Cả hai
phiên bản đều được treo trên tường như những bức hoạ. Vào thời gian đó, các
chất liệu và phương pháp của Picasso thật mới mẻ đối với lịch sử điêu khắc.
Ông từ chối những kỹ thuật chạm khắc và dựng mô hình, cổ xúy những tác
phẩm có cấu trúc thô kệch được chế tác từ các mảng miếng vật liệu phẳng
ghép chồng chéo vào nhau.


14


Sau những tìm tòi của Picasso về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa không gian
và khối tích, một số điêu khắc gia đã tiếp tục với các tác phẩm biểu hình người
đầy sáng tạo. Nổi bật nhất trong số đó là Jacques Lipchitz (1891-1973),
Alexander Archipenko (1887 - 1964) và Henry Moore (1898 - 1986). Họ đều
tạo hình đơn giản, không khuôn kín các khối tượng biểu hình cơ thể và nhất
là thường có các lỗ chạm xuyên thủng thân tượng đặc biệt ấn tượng. Theo họ,
đó là những khoảng trống được phép (để đổ vật liệu vào) thay vì các hình khối
tượng tròn. Moore bắt đầu phá tách hình tượng cơ thể nữ thành những chi tiết
lẻ, qua đó ông muốn so sánh hay quán chiếu các bộ phận giải phẫu thân thể
với các hình tượng trong thiên nhiên. Ông cũng tiếp tục làm việc với chủ đề
phân mảnh mà Rodin và Brancusi từng khởi xướng.
Nếu Henri Moore làm việc với các chất liệu gỗ, đá và đồng, thì có một
người lại quay về với những tấm kim loại giống như Picasso từng làm để xây
dựng những cấu trúc mang tính đột phá - đó là David Smith (1906- 1965).
Học được nghề hàn trong những năm (1940), Smith bắt đầu sáng tạo các tác
phẩm điêu khắc đầu tiên của mình từ những mẩu sắt thép, thường là các bộ
phận máy móc nông cụ. Ông là người đã làm thay đổi hẳn điêu khắc tượng
hình với những hình thể trừu tượng được hàn ghép giống những phong cảnh
thiên nhiên xung quanh xưởng của ông trong miền hạ New York, chẳng hạn
như tác phẩm “Cảnh Sông Hudson”. Kỹ thuật hàn cho phép tạo ra các hình
thù rỗng loãng, gây được cảm giác mạnh trong vẻ tao nhã, duyên dáng, thanh
tú, và thậm chí rất mở của các đối tượng điêu khắc. Các hình trang trí có đường
lượn tuyến bằng kim loại theo phong cách Ả Rập của Smith khác nào “những
nét họa phóng khoáng trong không trung”.
Kể từ những năm (1980) trở đi, với các cuộc thảo luận về hình thức, chất
liệu, chủ đề và bối cảnh, các điêu khắc gia bắt đầu không còn để ý tới vấn đề
quốc gia, quốc tịch nữa. Lúc này, họ muốn phát triển một ý thức sáng tạo


15


mang tính quốc tế. Tự coi như những công dân thế giới, họ có khả năng làm
việc ở bất cứ nơi nào và nói thứ ngôn ngữ phổ quát của nghệ thuật, và tự mô
tả mình như những người lao động lang thang du mục. Thế mà chỉ một thập
kỷ trước đó, chủ nghĩa dân tộc vẫn còn thống trị trong sự phát triển của điêu
khắc đương đại. Nếu vào nửa sau những năm (1970), các họa sĩ người Đức,
Ý và một nhóm điêu khắc gia người Anh nổi lên và được đón chào nồng nhiệt
bởi những quan điểm tiền phong khác xa những nghệ sĩ Hoa Kỳ, thì các điểm
nóng của điêu khắc mới tiếp theo chính là châu Mỹ Latinh và Đông Âu. Cũng
trong cùng thời gian này, đã xảy ra một sự thay đổi lớn về giới - lần đầu tiên
trong lịch sử nghệ thuật toàn cầu đã có một số lượng đáng kể các nữ nghệ sĩ
làm việc với không gian ba chiều. Năm (1997), nhà phê bình nghệ thuật người
Ý Germano Celant (1940 - ), người vào năm (1967) đã đặt tên cho xu hướng
(Arte Povera, Nghệ Thuật Nghèo), đánh giá rằng [giai đoạn (1960-1970) bị
chi phối bởi sự ganh đua Mỹ - Âu, giai đoạn (1970-1980) được đặc trưng bởi
sự đối đầu Nam - Nữ, còn những năm (1980-1990) là thời kỳ biểu dương chủ
nghĩa đa văn hóa]. Mặc dù đánh giá của ông về những giai đoạn phát triển của
điêu khắc đôi chỗ chưa hẳn hoàn toàn thấu đáo, song phần lớn là chính xác.
Từ giữa thập niên (1990), những quan điểm hiện đại về hình thức và nội
dung của điêu khắc đã được xem xét lại và mở rộng hơn để rồi tái sinh trong
những dạng thức mới sống động. Đã xuất hiện các chất liệu và kỹ thuật vốn
đã được dùng trước đây nhằm lật đổ những quan điểm của những người quá
nệ quy ước truyền thống luôn đòi hỏi phân biệt rạch ròi những cái tiêu biểu
và không tiêu biểu. Nghệ thuật đã thay đổi nhiều trong một nền văn hóa đa
phương tiện và truyền thông đại chúng.
Ở phương Đông những dấu hiệu về tối giản có từ rất sớm, bắt đầu có chữ
tượng hình thì con người đã có ý thức xây dựng lên cho mình những biểu tượng
có tính khái quát cao, ở Việt Nam ta thấy rõ hơn trong không gian đình (một số



16

mảng chạm khắc trang trí) và tranh dân gian có xu hướng rút gọn cô đọng về
hình nhưng (chưa phải là tối giản). Với điêu khắc hiện đại ta càng thấy rõ sự
chuyển mình trong ngôn ngữ của hình khối, chất cảm của nhà điêu khắc Phạm
Mười, Lê Công Thành, hay một số tác phẩm điêu khắc của Lê Thiết Cương,
nhà điêu khắc Đào Châu Hải, Phan Phương Đông và bây giờ là cả một đội ngũ
những điêu khắc gia trẻ tuổi đang trên đà bước tiếp phong cách nghệ thuật tối
giản này như Khổng Đỗ Tuyền, Thái Nhật Minh,…
Đến cuối thế kỷ 20, nghệ thuật không còn là những phong trào ra đời kế
tiếp nhau nữa, nó là sự tương tác và hợp tác giữa mọi thành phần trong thế
giới nghệ thuật, từ nghệ sĩ, các nhà phê bình, các doanh nhân nghệ thuật, các
curator, người sưu tầm, các phòng trưng bày và sách báo nghệ thuật với nhau.
Điều này cho thấy nghệ thuật điêu khắc nói riêng và nghệ thuật tạo hình nói
chung ngày càng bám sát đời sống và thể hiện một cách chân thực nhất mọi
mặt của cuộc sống con người.
1.3. Đặc trưng “Nghệ thuật của điêu khắc tối giản”
Nghệ thuật nào cũng có tiếng nói tự thân của nó. Tiếng nói tự thân là tiếng
nói của từng thể loại mang đặc trưng của thể loại đó. Nghệ thuật điêu khắc tác
động tới người xem qua thụ cảm thị giác, nghệ thuật hội họa hay kiến trúc cũng
vậy. Nhưng điều đáng nói ở đây chính là ngôn ngữ của chúng. Cái khác nhau
là cái quý giá cần tìm đến, vì nó đã dành cho mỗi loại hình nghệ thuật khả năng
để người nghệ sỹ cảm thụ thế giới một cách chân thực nhất. Các thể loạinghệ
thuật đều mang dấu vết vật chất tạo ra các sản phẩm theo nhu cầu nhiều mặt
của đời sống tinh thần. Chỉ riêng với điêu khắc đã thấy một cuộc sống hình khối
được hình thành.Hình khối có cuộc sống của những tác phẩm điêu khắc đã nhập
vào nhiều quốc gia, trong từng thời kì lịch sử như điêu khắc Roman, Gothic
thời Trung cổ, như nữ hoàng Nephetiti, thầy Thư Lại ở Ai Cập v.v… Từng pho



17

tượng với hình khối riêng độc đáo đã gây nên xúc động ở mỗi người về một
sức mạnh hay một vẻ đẹp bất ngờ.
Ngày nay ngôn ngữ của hình khối thêm giàu có, sự tồn tại của chúng trong
không gian và thời gian càng thêm ý nghĩa khi tiếp xúc với con người. Kể từ
khi “Cột vô tận, Bàn yên lặng” xem hình [H.4.1, H.4.2] của Brancusi ra đời
điêu khắc đã phát huy đầy đủ ngôn ngữ của hình khối trong không gian, biết
kết hợp hiệu quả với chất liệu và kĩ thuật thi công. Sự tồn tại và phát triển của
nó đã thực sự là hình ảnh nối tiếp vô cùng tận của những thành quả kế tiếp nhau
trong lịch sử.
Đối với LeWitt thì khác, ông là một trong những người dẫn đầu của Nghệ
Thuật Tối Giản, ông nổi tiếng với thể loại tranh tường và các cấu trúc hình học
ba chiều. LeWitt đã dành phần lớn sự nghiệp để sang tạo nên các khối cấu trúc
hình học. Điêu khắc thời kỳ đầu của ông thường là những khối kín, nhưng về
sau ông đã lược bỏ lớp vỏ bên ngoài và tạo dựng kết cấu bên trong, tạo dựng
lên bộ khung xương để các bộ phận trở lên nhất quán và chắc chắn. Các mô
đun vuông giống hệt nhau được sử dụng như các cấu trúc cơ bản. Các khối
vuông thường là gỗ ghép sơn đen, về sau ông muốn giảm bớt sự kém biểu cảm
của sắc đen và muốn gần gũi với bức tường trắng trong gallery nên tác phẩm
được sơn trắng. Tác phẩm “12345” xem hình [H.4.3] là một công trình lắp ghép
mô đun được tác giả tính toán kỹ như một ví dụ điển hình cho xu hướng áp
dụng chuỗi số toán học cơ bản trong điêu khắc theo những quy tắc chung. Tác
phẩm này có tính biểu hiện đơn giản, nó được làm bằng nhôm phủ màu. Ở tác
phẩm này nhà điêu khắc muốn nhấn mạnh tới những ý tưởng tiềm ẩn bên trong
chúng.
Ngoài LeWitt, Fred Snadback là một bậc thầy về điêu khắc tối giản. Với
quan điểm đặt người xem vào trung tâm của sự vậtcác tác phẩm của ông làm
cho người xem có cảm giác như có thể lẫn vào trong nó. Với việc sử dụng các



18

chỉ sợi acrylic và dây kim loại, tác giả như vẽ lên không gian trưng bầy những
hình mang tính khái quát, đơn giản đến mức triệt để.
Đặc trưng về hình
Các nghệ sĩ theo đuổi “ Nghệ Thuật Tối Giản” thường sử dụng các dạng hình
học cơ bản nhất, khái quát nhất như vuông, chữ nhật, tròn, tam giác để làm
quy chuẩn tạo hình cho tác phẩm của mình khi theo đuổi phong cách tối giản.
Cũng như LeWitt, Donald Judd được nhắc đến trong nghệ thuật như một
nhà điêu khắc điển hình của phong cách tối giản, ông thường làm việc với các
hình khối ba chiều. Chất liệu được sử dụng thường là gỗ tấm, kim loại tấm và
các vật liệu nhựa bán sẵn. Các tác phẩm của ông được làm bằng nguyên liệu
công nghiệp và các vật liệu phổ thông trong sinh hoạt đô thị như thép không gỉ,
đồng, nhôm, thủy tinh hữu cơ và ván ép. Ông thường dùng màu sắc tươi sáng
nhưng vẫn bảo đảm việc sử dụng màu sắc không làm giảm khả năng biểu hiện
cá tính của tác phẩm. Nghệ sỹ ca ngợi phẩm chất của cái đơn giản và nguyên
vẹn. Nhiều tác phẩm điêu khắc của ông có sự lặp lại của các bộ phận như tác
phẩm chuỗi hộp, là những hình hộp rỗng “ô mở” với các tấm kim loại mỏng,
các tấm gỗ hoặc các phiến thủy tinh hữu cơ đan cài thành chuỗi.
Ngoài ra còn nhiều nhà điêu khắc cũng theo đuổi ngôn ngữ tạo hình tối giản
như Robert Morris với tác phẩm “No Name” xem hình [H.4.4] dùng cấu trúc
hình học giản lược, các khối vuông được biến tấu thành các cấu hình khác nhau,
được lắp ghép và sử dụng các chất liệu mới đã tạo hiệu quả khác biệt ở mỗi lần
triển lãm. Hay như Carl Andre thường tạo tác phẩm có bố cục dàn ngang, mà
chủ yếu là các mảng ghép tấm lót sàn với kích thước lớn như tác phẩm “Lối Đi
Của Vệ Nữ” xem hình [H.4.5] (1980) là các tấm đồng và thép được ghép lại
trên sàn nhà tạo thành con đường “Lối Đi Của Vệ Nữ”. Khối trong các tác phẩm
của Carl Andre được giản lược triệt để, khi tác giả chỉ sử dụng các tác phẩm
dạng tấm mỏng và trải trên sàn. Còn rất nhiều những tác phẩm điêu khắc tối

giản nữa mà mỗi một nhà điêu khắc hiện đại lại tìm cho mình những cách thức


19

tạo ra những khối tích riêng cho tác phẩm, cách thể hiện tác phẩm mới lạ phản
ánh từng bước đi của Điêu Khắc hiện đại luôn song hành cùng xã hội công
nghiệp hiện đại.
Đặc trưng về khối
Khối trong điêu khắc tối giản được rút gọn, khái quát một cách triệt để, rất ít
khi các tác giả sử dụng nhiều loại khối trên cùng một tác phẩm điêu khắc tối
giản.
Điêu khắc hiện đại thực sự đã mở ra cho thế giới một hướng đi mới của nghệ
thuật tạo hình cũng như nghệ thuật ứng dụng bởi ngôn ngữ chắt lọc và những
chất liệu công nghiệp mới đã bắt kịp đà phát triển của kinh tế xã hội. Điều này
phải kể tới một số nghệ sỹ hàng đầu của nghệ thuật Tối giản như Tony Smith,
Sol LeWitt, Cartl Andre, Robert Morris, Dan Flavin và Donald Judd. Họ đã tiết
chế tối đa ngôn ngữ hình thức của mình thành những mẫu dạng hình học tinh
giản, khiến cho chất liệu và qui trình tạo dựng tác phẩm bộc lộ tinh thần của
nền sản xuất công nghiệp. Các tác phẩm của họ hầu hết sử dụng vật liệu công
nghiệp như “gạch, gỗ dán, nhôm, thép, kính, gương, đèn chiếu sáng, sắt mạ
kẽm…”.Các chất liệu công nghiệp hiện đại tự thân chúng đã “cụ thể” và “tích
cực”, “bộc lộ cá tính vật liệu”.
Đặc trưng về chất liệu
Chất liệu trong các tác phẩm tối giản có thiên hướng sử dụng các chất liệu của
nền công nghiệp như kim loại tấm, nhựa, thủy tinh…và sự tối giản về chất còn
được thể hiện thông qua việc sử dụng một loại chất liệu (đồng chất) trên một
tác phẩm.
Ngày nay nhiều dòng nghệ thuật đương đại đã và đang tiếp thu tinh thần của
“Nghệ Thuật Tối giản”, tạo nên những tác phẩm mang tính xã hội và nội dung

tâm lý riêng. Các nghệ sỹ tạo hình trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng cũng đang trên đà tìm tòi cái mới, tiếp thu ngôn ngữ cô đọng của “Nghệ
Thuật Tối Giản” dựa trên tinh thần của thời đại, của khu vực và đặc trưng mỗi


20

vùng miền nhằm thể hiện cái đích cao nhất của nghệ thuật. Các nhà phê bình
hay áp dụng thuật ngữ “Tối Giản” để hàm ý về một hình thức mô tả tốc ký gắn
với các tác phẩm thường có bố cục đối xứng, kiệm màu, đơn giản hóa cao độ
và tự tiết chế, không thái quá, sử dụng các vật liệu bằng nhựa, hợp kim hay
những vật liệu mới của ngành công nghiệp hiện đại, gây cảm giác mạnh cho
người xem. Tuy nhiên mỗi nghệ sỹ đều có sự tinh tế riêng và những khác biệt
thú vị trong cách tiếp cận về hình thức, nội dung và việc xử lý chủ đề tác phẩm.
Ví dụ như Judd, LeWitt, Andre, Morris ưa sử dụng các hình khối và hình chữ
nhật, Tony Smith và Ronald Bladen thích các hình thù chéo góc hoặc những
kiểu dạng lồng vào nhau. Bladen, Truitt lại muốn tự tay sơn lấy những mẩu gỗ
dán, ông muốn nghệ thuật điêu khắc giản lược của mình nói lên một điều gì đó,
tựa như “một vở kịch về sự trải nghiệm nhỏ bé”.
Nhưng tựu chung lại, các tác phẩm điêu khắc tối giản đều có tiếng nói ngôn
ngữ chung là hình khối đơn giản, thường được qui vào các hình hình học cơ
bản rồi sắp xếp trong những không gian riêng tạo hiệu quả tối đa cho tác phẩm.
Chất liệu thường được sử dụng là những vật liệu có sẵn của ngành công nghiệp
hiện đại, đáp ứng được yêu cầu và ý tưởng của tác phẩm.
Như vậy “Nghệ thuật của điêu khắctối giản” được nhận biết tới như là những
hình cơ bản của hình học như hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình
tròn; khối hình được giản lược tối đa và có tính khái quát. Nghệ sĩ thường sử
dụng những hình khối lớn tạo ra những tác phẩm với kích thước đồ sộ. Chất
liệu được tác giả sử dụng là những chất liệu mới của ngành công nghiệp hiện
đại như sắt, thép, nhôm, kính, thủy tinh, ván ép,…

1.4. Khái quát điêu khắc Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015
Điêu khắc ở Việt Nam luôn được nhớ đến bởi những hình ảnh thân quen là
những bức tượng được đặt nghiêm trang trong chùa mà ấn tượng nhất là hình
ảnh hai ông hộ pháp to lớn, rồi tượng kim cương, mười tám vị La Hán chùa
Tây Phương…hay gần gũi hơn là những hình chạm khắc trang trí trên mái đình,
là những hình ảnh tiên rồng, hay những cảnh sinh hoạt đời thường của con


21

người được thể hiện đơn giản bởi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân lành
nghề.
Giai đoạn (1925 - 1986) điêu khắc Việt Nam được ghi nhận là thời kỳ theo
xu hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa (theo cuốn Điêu khắc VN hiện đại của
Trần Tuy). Từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, nghệ thuật Việt Nam tiếp xúc ngày
càng nhiều với nghệ thuật phương Tây do người Pháp du nhập vào. Nó đã làm
cho điêu khắc trước đây chỉ phục vụ cho tôn giáo thì nay đã được đặt ở nhiều
không gian khác và ứng dụng nhiều nhiệm vụ mới. Các tác phẩm theo xu hướng
tả chân xuất hiện nhiều hơn. Như “Em Bé Ngồi Học, Sĩ - Nông - Công Thương”… Sau cách mạng tháng tám (1945) điêu khắc Việt Nam đã gián đoạn
một thời gian do hoàn cảnh xã hội. Các tác phẩm lác đác không được sáng tác
liên tục do hoàn cảnh xã hội thời chiến tranh. Nhưng bên cạnh đó một số tác
phẩm theo xu hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa vẫn được ra đời như bức phù
điêu “Hạnh Phúc” của tác giả Nguyễn Thị Kim thể hiện niềm vui lạc quan của
tác giả.
Năm (1954) hòa bình lập lại, đất nước bị chia cắt hai miền, ý thức về cách
mạng và chiến tranh đã tác động rõ nét đến các nghệ sỹ, thông qua các tác phẩm
điêu khắc chúng ta thấy rõ được mọi mặt của cuộc sống thời kỳ đầu hòa bình
và tinh thần giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Trong số các nhà điêu khắc, có hai tác giả tiêu biểu của thời kỳ này là
Nguyễn Hải và Lê Công Thành với các tác phẩm mang nhiều yếu tố báo hiệu

bước ngoặt của điêu khắc Việt Nam những năm (1970). Các tác phẩm đã bắt
đầu bỏ qua việc lệ thực, tác phẩm “Vân Dại” của Lê Công Thành (1973) và
“Anh Trỗi ” của Nguyễn Hải (1973) ta thấy được phảng phất về sự giản lược
về hình và khối. Hai nhà điêu khắc đã sử dụng đường nét mạnh mẽ, dứt khoát
tạo nên hình dáng nhân vật, sự rườm rà về hình đã được giản lược triệt để.
Sau khi giải phóng đất nước (1975) chức năng của nghệ thuật không còn
phục vụ riêng cho chính trị nữa, qui mô đã được mở rộng hơn, nghệ thuật đã đi
sâu khám phá cái tôi cá nhân của người nghệ sĩ và bám sát hiện thực cuộc sống


22

xã hội. Hình khối lúc này không chỉ tái hiện hiện thực mà còn thể hiện những
diễn biến sâu kín của tâm hồn hay biểu đạt những ấn tượng thị giác của người
nghệ sỹ.
Từ năm (1986 - 2000), tác động của chính sách mở cửa văn hóa xã hội, tiếp
nhận những trào lưu mới của thế giới, qua đó điêu khắc xuất hiện một số nghệ
sỹ như Phan Phương Đông, Đào Châu Hải và sau này là nhiều nhà điêu khắc
trẻ nữa đã tiếp nhận những xu hướng nghệ thuật mới. Trong giai đoạn này cơ
bản các nghệ sỹ mới chỉ ở giai đoạn tiếp nhận và thể nghiệm.
Từ năm (2000) đến nay, điêu khắc Việt Nam phát triển mạnh mẽ về cả số
lượng và chất lượng. Các tác phẩm với nhiều phong cách hiện đại, tối giản, ý
niệm…nội dung và hình thức được thể hiện tốt hơn. Sự thể nghiệm của các
nghệ sỹ đã có thời gian trở thành những tác phẩm thực thụ. Kiến thức thu nhận
được đã được phát triển và chuyển hóa thành tác phẩm. Bên cạnh đó mầu sắc
về văn hóa Việt Nam cũng được lồng ghép và đưa vào tác phẩm một cách đầy
ý nhị.
Giai đoạn (2000 - 2015) đã đánh dấu một giai đoạn phát triển mạnh mẽ, bên
cạnh các nhà điêu khắc lão thành chúng ta có một đội ngũ đông đảo các nhà
điêu khắc trẻ tuổi như Khổng Đỗ Tuyền, Thái Nhật Minh, Trần Văn Thức…và

rất nhiều những tác phẩm điêu khắc hiện đại mang trong mình những nội tâm
của người nghệ sỹ, những trăn trở về cuộc sống và xã hội được tiếp xúc với
người xem thông qua những hình khối cơ bản, được chắt lọc và thể hiện một
cách giản lược nhất. Những chủ đề, đề tài mang tính xã hội được khái quát hóa
thành những hình vuông, hình chữ nhật cùng với các chất liệu hiện đại như sắt,
thép, gỗ, thủy tinh… điêu khắc ngày nay có thể chuyển tải, phản ánh các khía
cạnh khác nhau của đời sống một cách rất đa dạng và phong phú, trực tiếp và
mạnh mẽ qua nhiều phong cách, phương thức biểu đạt khác nhau. Bên cạnh đó,
điêu khắc không chỉ được chiêm ngưỡng ở dạng một tác phẩm độc lập. Nó đã
trở nên một thực thể đa thành phần có tác động thị giác và cảm xúc rõ rệt qua


23

tương tác với môi trường xung quanh và với người xem dưới nhiều biểu hiện
khác nhau.
Qua những cuộc triển lãm của điêu khắc giai đoạn (2000 - 2015) về quan
niệm nghệ thuật, ngôn ngữ điêu khắc, hình thức biểu đạt và kỹ thuật thể hiện
tác phẩm điêu khắc đã có những thay đổi tích cực. Sự phong phú về tư duy sáng
tác, ngôn ngữ tạo hình với nhiều phong cách như hiện thực, trừu tượng, biểu
hiện… Cùng với sự đa dạng về chất liệu có nhiều tìm tòi thể nghiệm, kết hợp
giữa điêu khắc và nghệ thuật sắp đặt. Quan niệm nghệ thuật, ngôn ngữ điêu
khắc, hình thức biểu đạt phong phú, tất cả toát lên một hơi thở mới của điêu
khắc hiện đại. Nó không còn lệ thực nữa, các hình khối đơn giản và khái quát,
kết hợp với những chất liệu mới như sắt, inox, nhôm, kính…tạo cho tác phẩm
vừa hiện đại vừa thể hiện được mọi mặt phát triển của xã hội đương thời.
Sự thành công này phải kể đến những điêu khắc gia tên tuổi như Đào Châu
Hải, Phan Phương Đông là những tấm gương sáng đem lại nhiều bài học quý
từ những tác phẩm điêu khắc hiện đại của họ, hay một số triển lãm cá nhân của
nhà điêu khắc Khổng Đỗ Tuyền với ngôn ngữ điêu khắc hiện đại đã đem lại ấn

tượng sâu sắc với người xem và còn rất nhiều những điêu khắc gia trẻ tuổi nữa
đã và đang đóng góp cho nền nghệ thuật nước nhà những tác phẩm có giá trị về
hình thức cũng như nội dung, ý nghĩa sâu sắc.
Tiểu kết:
Nội dung chương một đã đưa ra “Khái Niệm” về nghệ thuật tối giản và những
“Đặc Trưng” của nó. Đồng thời phân tích một số tác phẩm tiêu biểu và những
tác giả tiên phong của phong trào này như (Carl Andre, Don Judd và Tony
Smith). Các tác phẩm tối giản chỉ sử dụng những hình học cơ bản nhất, các
khối tích cô đọng rút gọn và đồng nhất về chất liệu. Giai đoạn đầu, phong cách
này đặc biệt phát triển ở Mỹ và tính vô ngã của nó được coi là phản ứng chống
lại tính cảm xúc của trường phái Biểu hiện trừu tượng. Nên nó nặng tính lý trí,
áp dụng khoa học hình học cơ bản. Ngoài ra chương một cònchỉ ra được sự
phát triển của điêu khắc Việt Nam qua từng giai đoạn làm nền tảng cho sự tiếp


×