Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

chuyen de sinh hoc . heheheheheheheheheh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.29 KB, 28 trang )

SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
B- Sinh trưởng và phát triển ở động vật
I, Lý thuyết:
1. Khái niệm:
 Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng
số lượng và kích thước tế bào.
 Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, biệt
hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
2.Phân loại :
 Dựa vào đặc điểm của giai đoạn hậu phôi, người ta phân chia phát triển thành 2
kiểu : phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái (bao gồm phát triển
qua biến thái hoàn toàn và phát triển qua biến thái không hoàn toàn).
-Phát triển không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình
thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành. Phát triển không qua biến
thái có ở đa số các động vật có xương sống : gà, chó, thỏ, heo…
- Phát triển qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng,
cấu tạo và sinh lí rất khác biệt so với con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung
gian ấu trùng dần biến đổi thành con trưởng thành. Kiểu phát triển này có ở: ong,
muỗi, ếch, ruồi….
- Phát triển qua biến thái không hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng phát
triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác, ấu trùng biến đổi thành con trưởng
thành. Kiểu phát triển này có ở: châu chấu, ve sầu, cua, gián…
Sinh trưởng là quá trình tăng lên về số lượng, khối lượng và kích thước tế bào làm
cây lớn lên trong từng giai đoạn phát triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong
chu kỳ sống của mỗi cá thể.
Sinh trưởng là sự gia tăng kích thước và khối lượng cơ thể động vật.

1


Phát triển là quá trình bao gồm sinh trưởng, phân hóa (biệt hóa) tế bào và phát


sinh hình thái cơ quan và cơ thể.
Quá trình phát triển của động vật bắt đầu từ khi hợp tử phân bào cho đến giai đoạn
trưởng thành và chia làm hai giai đoạn chính: giai đoạn phôi và giai đoạn hội phôi.
a, Giai đoạn phôi
giai đoạn phôi gốm nhiều giai đoạn nhỏ kế tiếp nhau: giai đoạn phôi phân cắt (hợp
tử phân cắt tạo than nhiều tế bào giống nhau), giai đoạn phôi nang (các tế bào phôi
bao lấy xoang trung tâm), giai đoạn phôi vị (phôi gồm 2 hoặc 3 lá phôi), giai đoạn
mầm cơ quan (các tế bào biệt hóa tạo ra các mô, các cơ quan khác nhau).
b, Giai đoạn hậu phôi
Giai đoạn hậu phôi là giai đoạn phát triển của con non (mới sinh ra hoặc nở từ
trứng ra) thành con trưởng thành. Giai đoạn hậu phôi có thế trải qua biến thái hoặc
không qua biến thái.
Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái và cấu tạo của động vật sau khi sinh
ra hoặc nở ra từ trứng ra.

3. CÁC NHÂN TỐ BÊN TRONG
Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm có
+ Yếu tố di truyền : hệ gen chi phối tốc độ, giới hạn, thời gian sinh trưởng và phát
triển.
+ Giới tính: ở từng thời kì phát triển quá trình sinh trưởng của giới đực và giới cái
không giống nhau
+ Hoocmôn sinh trưởng phát triển.
A. Các hooc môn ảnh hưởng đến sự phát triển của động vật có xương sống
- Quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật được điều hòa bởi các hoocmon
sinh trưởng và phát triển.
2


Động vật có xương sống được điều hòa bởi các hoocmon: hoocmon sinh trưởng,
tizoxin, testosteron, estrogen


Bảng 1 : Các loại hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở người

Tên hoocmon

Nơi sản xuất

Tác dụng sinh lí

Tuyến yên

- Kích thích phân chia tế bào và tăng
kích thước của tế bào qua tăng tổng
hợp prôtêin
- Kích thích phát triển xương.

Tiroxin

Tuyến giáp

- Kích thích chuyển hoá ở tế bào.
- Kích thích quá trình sinh trưởng
bình thường của cơ thể.
Riêng lưỡng cư tiroxin có tác dụng
gây biến thái nòng nọc thành ếch.
3


Ơstrogen


Buồng trứng

Kích thích sinh trưởng và phát triển
mạnh ở giai đoạn dậy thì do:
+ Tăng phát triển xương.
+ Kích thích phân hoá tế bào để hình
thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ
cấp.

Testosteron

Tinh hoàn

Kích thích sinh trưởng và phát triển
mạnh ở giai đoạn dậy thì nhờ:
+ Tăng phát triển xương.
+ Kích thích phân hoá tế bào để hình
thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ
cấp.
+ Tăng tổng hợp prôtêin, phát triển
cơ bắp.

B. Động vật không xương sống:
Tên hoocmon
Ecđison

Nơi sản xuất

Tác dụng sinh lí


Tuyến trước ngực + Gây lột xác ở sâu bướm.
+ Kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.

Juvenin

Thể allata

+ Gây lột xác ở sâu bướm.
4


+ ức chế quá trình chuyển hoá sâu thành nhộng
và bướm.

4. Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài:
Thức ăn là nhân tố quan trọng gây ảnh hưởng mạnh nhất đến tốc độ sinh trưởng và
phát triển của động vật qua các giai đoạn.
Ví dụ như: Thiếu protein động vật chậm lớn và gầy yếu , dễ mắc bệnh . Thiếu
vitamin gây bệnh còi xương chậm lớn ở động vật.
Ăn quá nhiều thức ăn có thể dẫn đến bệnh béo phì.
2.Nhiệt độ
Nhiệt độ mỗi loài động vật chỉ phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường
thích hợp, nếu quá cao hoặc quá thấp đều làm chậm sinh trưởng.

5


Hình 3: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cá rô
phi
Căn cứ vào sự phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường chia động vật thành 2 nhóm:

động vật biến nhiệt và động vật đẳng nhiệt.
+ Động vật biến nhiệt: có nhiệt độ cơ thể (thân nhiệt) phụ thuộc vào nhiệt độ môi
trường nên chịu tác động mạnh khi nhiệt độ môi trường biến thiên mạnh, gồm các
động vật không xương sống và động vật thuộc lớp cá, lưỡng cư, bò sát,.. Khi nhiệt
độ môi trường là 16-18oC thì cá rô phi ngừng lớn và ngằng đẻ.
Động vật đẳng nhiệt: có thân nhiệt ổn định hơn, ít phụ thuộc vào nhiệt độ môi
trường hơn, gồm các động vật thuộc lớp Chim và lớp Thú.
3.Ánh sáng
+ Tia tử ngoại biến tiền tiền D thành vitamin D có vai trò quan trọng trong quá
trình chuyển hóa canxi. Thiếu vitamin D trẻ em thường bị còi cọc.
+ Những ngày tròi rét động vật mất nhiều nhiệt, vì vậy chúng phơi nắng để thu
thêm nhiệt và giảm mất nhiệt.

5. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐIỀU KHIỂN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở
ĐỘNG VẬT:
1.Cải tạo giống:
Chọn lóc nhân tạo: Nhằm tạo ra những giống vật nuôi cho năng suất cao nhất, trong
thời gian ngắn nhất.
Lai giống: lai giữa giống địa phương và các giống nhập ngoại để tạo ra các giống
vừa có năng suất cao, vừa thích nghi tốt điều kiện môi trường địa phương.
Bằng phương pháp lai giống, chọn lọc nhân tạo, công nghệ phôi…tạo ra các giống
vật nuôi có năng suất cao, thích nghi với điều kiện địa phương.
6


2.Cải thiện môi trường:
Mục đích: làm thay đổi tốc độ sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.
Biện pháp:
+ Có chế độ ăn thích hợp với động vật nuôi trong các giai đoạn sinh trưởng và phát
triển khác nhau (khi mang thai, con non, ...)

Cải thiện môi trường sống tối ưu cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển (thức
ăn, vệ sinh chuồng trại…).
+ Chuẩn bị chuống trại ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè, tắm cho động vật để
động không mắc bệnh và không tốn năng lượng cho điều hòa thân nhiệt khi trời
nóng.
+ Tiêm phòng các bện thường gặp cho vật nuôi.
3.Cải thiện dân số và kế hoạch hoá gia đình:
Thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình:
+ Nâng cao đời sống, cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể thao,...
+ Tư vấn di truyền, phát hiện sớm các đột biến trong phát triển phôi thai.
+ Bảo vệ môi trường, hạn chế làm ô nhiễm môi trường
+ Chống lạm dụng các chất kích thích, ma túy, rượu bia, thuốc lá,...
Cải thiện đời sống kinh tế và văn hoá (cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể
thao, sinh hoạt văn hoá lành mạnh…); áp dụng các biện pháp tư vấn di truyền và kĩ
thuật y học hiện đại trong công tác bảo vệ bà mẹ, trẻ em.
II – Bài tập:
Câu 1. Phân biệt sinh trưởng và phát triển?
Trả lời:
- Sinh trưởng ở cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số
lượng và kích thước tế bào.
Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa
(biệt hoá) tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
Câu 2. Cho biết tên vài loài động vật có sinh trưởng và phát triển không qua
biến thái, qua biến thái hoàn toàn và qua biến thái không hoàn toàn?
Trả lời:

7


- Động vật có sinh trưởng và phát triển không qua biến thái như: lợn, bò, trâu, gà,

vịt, cá chép,..
- Động vật có sinh trưởng và phái triển qua biến thái hoàn toàn như: cánh cam, bọ
rùa, nhái, cóc,...
- Động vật có sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn như: bọ
ngựa, cào cào,...
Bài 3: Trời rét ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của động vật hằng nhiệt
và động vật biến nhiệt như thế nào?
Trả lời:
Đối với động vật biến nhiệt, nhiệt độ xuống thấp (trời rétt) làm thân nhiệt của động
vật giảm theo, các quá trình chuyển hoá trong cơ thể giảm thậm chí bị rối loạn, các
hoạt động sống của động vật như sinh sản, kiếm ăn... giảm. Điều này làm quá trình
sinh trưởng và phát triển chậm lại. - Đối với động vật hằng nhiệt, khi nhiệt độ môi
trường xuống thấp (trời rétt), do thân nhiệt cao hơn nhiều so với nhiệt độ môi
trường nên động vật mất rất nhiều nhiệt vào môi trường xung quanh. Để bù lại số
lượng nhiệt đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế chống lạnh được tăng
cường, quá trình chuyển hoá ở tế bào tăng lên, các chất bị ôxy hoá nhiều hơn, nếu
không được ăn đầy đủ để bù lại các chất đã bị ôxy hoá (tăng khẩu phần ăn so với
ngày bình thườngt) động vật sẽ bị sút cân và dễ mắc bệnh, thậm chí có thể chết.
Tuy nhiên, vào những ngày trời rét, nếu được ăn uống đầy đủ động vật sẽ tăng cân
do cơ thể tăng cường chuyển hoá và tích luỹ các chất dự trữ chống rét.
Câu 4: Tại sao cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi ánh
sáng yếu) sẽ có lợi cho sinh trưởng và phát triển của chúng?
Trả lời:
Tắm nắng cho trẻ khi ánh sáng yếu (giàu tia tử ngoại g) giúp đẩy mạnh quá trình
hình thành xương của trẻ. Tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin
D. Vitamin D có vai trò trong chuyển hoá canxi để hình thành xương qua đó ảnh
hưởng lên quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ. - Không nên tắm cho trẻ khi
ánh sáng mạnh vì nhiều tia cực tím sẽ có hại cho sự phát triển của của trẻ.
Câu 5: Tại sao thiếu iốt trong thức ăn và nước uống, động vật non và trẻ em chậm
hoặc ngừng lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp?

Trả lời:
Iốt là một trong hai thành phần cấu tạo nên tirôxin. Thiếu iốt dẫn tới thiếu tirôxin.
Thiếu tirôxin dẫn đến làm giảm quá trình chuyển hoá và giảm sinh nhiệt ở tế bào
nên động vật và người chịu lạnh kém. Thiếu tirôxin còn làm giảm quá trình phân
chia và lớn lên của tế bào, hậu quả là trẻ em và động vật non chậm hoặc ngừng lớn,
nào ít nếp nhăn, trí tuệ thấp.
8


Câu 6: Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi
đó bướm trưởng thành thường không gây hại cho cây trồng?
Trả lời:
Sâu bướm ăn lá cây nhưng không có enzim tiêu hoá xenlulôzơ nên tiêu hoá và hấp
thụ hiệu quả thấp nên sâu phải ăn rất nhiều lá cây mới đáp ứng được nhu cầu chất
dinh dưỡng cho cơ thể.
Bướm trưởng thành chỉ ăn mặt hoa nên không phá hoại cây trồng mà còn giúp cây
trồng thụ phấn.
Câu 7: Vào thời kì dậy thì của nam và nữ, hoocmôn nào được tiết ra nhiều làm
cơ thể thay đổi mạnh mẽ về thể chất và tâm sinh lí?
Trả lời:
- Vào thời kì dậy thì của nam. vùng dưới đồi thông qua tuyến yên kích thích tinh
hoàn tăng cường sản xuất testostêrôn làm thay đổi mạnh thể chất và tâm sinh lí ở
nam.
− Vào thời kì dậy thì ở nữ, vàng dưới đồi thông qua tuyến yên kích thích

buồng trứng tăng cường tiết ơstrôgen làm thay đổi mạnh thể chất và tâm sinh
lí ở nữ.
Câu 8: Hằng ngày, phụ nữ uống viên thuốc tránh thai (chứa prôgestêrôn hoặc
prôgesterôn ơstrôgen ) dư có thể tránh được mang thai, tại sao?
Trả lời :

Hằng ngày phụ nữ uống viên thuốc tránh Thai (chứa prôgestêron lổng hợp hoặc
prôgestêron+estrôgen tổng hợp) có thể tránh thai vì:
Uống thuốc viên tránh thai hằng ngày làm cho nồng độ các hoccmôn này trong máu
cao và do vậy gây ức chế lên tuyến yên và vàng dưới đồi làm giảm liết GnRH.
FSH, LH. Do tuyến yên và vàng dưới đồi giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng
không chín và không rụng, giúp tránh được mang thai.
Câu 9: Tại sao gà trống sau khi bị cắt bỏ tinh hoàn thì phát triển không bình
thường, chúng có những biểu hiộn như mào nhỏ, không có cựa, không biết
gáy, mất bản năng sinh dục, béo lên ?
Trả lời:
Do tinh hoàn chứa hoocmon testosteron, khi cắt tinh hoàn trong cơ thể gà trống sẽ
không chứa hoocmon testosteron do đó cơ thể không hình thành các tính trạng sinh
dục phụ thứ cấp như ( mào, cựa, gáy, bản năng sinh dục). Ngoài ra hoocmon
testosteron có vai trò phát triển cơ bắp nên khi thiếu gà sẽ không phát triển cơ bắp
dẫn đến béo.
9


Câu 11: Tuổi dậy thì có những đặc điểm gì và do tác động của những hoocmôn
nào ?
Trả lời:
Dậy thì là một giai đoạn trong cuộc đời mà một trẻ nam hoặc một trẻ nữ trưởng
thành về mặt sinh dục. Nhưng thay đổi về mặt thể chất và tâm lí xảy ra trong độ
tuổi 10-14 đối trẻ nữ và 12-16 đối với trẻ nam
Đối với trẻ nam: bể giọng, mọc lông và râu, cơ thể săn chắc hơn,cơ quan sinh dục
phát triển và sản xuất tinh trùng. Sở dĩ có sự xuất hiện các đặc điểm này là do tác
động của hoocmon Testosterone.
Đối với trẻ nữ: ngực phát triển, hông và đùi, lông vùng kín và lông nách phát triển,
buồng trứng sản xuất trứng, xuất hiện kinh nguyệt. Hoocmon FSH và LH tác động
lên buồng trứng sinh ra các hoocmon giới tính estrogen và progesterone dẫn đến sự

xuất hiện các đặc điểm dậy thì của nữ.
Câu 11: Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó
bướm trưởng thành thường không gây hại cho cây trồng ?
Trả lời:
Do bướm trưởng thành chỉ có enzim tiêu hóa sacarozo, và cần năng lượng ít nên
bướm chỉ hút mật hoa. Sâu bướm có đầy đủ hệ enzim nhưng lại thiếu enzim tiêu
hóa xenlulozo nên sự tiêu hóa và hấp thụ thức ăn thấp vì vậy sâu bướm cần ăn
nhiều lá cây để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Câu 12: Sự biến thái ở bướm có ý nghĩa thích nghi như thế nào ?
Trả lời:
Vào mùa xuân hè, khi thời tiết ấm áp, cây cối đâm chồi, nảy lộc, lá non mơn mởn
cũng là lúc các loài sâu bướm phát triển rộ để tận dụng nguồn thức ăn này. Sang tiết
thu đông sâu bướm lại kết kén, hoá nhộng để né tránh điều kiện thời tiết khắc
nghiệt, vừa để tập trung chất dinh dưỡng, chuẩn bị cho sự “cựa mình”, biến đổi
thành bướm trưởng thành. Ở giai đoạn bướm trưởng thành, dạng sống này lại tìm
đến thân cây hút nhựa hay các bông hoa để hút mật. Như vậy trong quá trình tiến
hoá, vòng đời của bướm đã thuận hoá với quy luật chuyển mùa của tự nhiên. Điều
này giúp chúng tận dụng được nguồn sống, giảm thiểu rủi ro, nhờ đó mà ngày càng
thích nghi với những thay đổi thường xuyên của điều kiện ngoại cảnh.
10


Câu 13: Tại sao khi nuôi cá rô phi, người ta thường thu hoạch cá sau một
năm, khi cá đạt khối lượng 1,5 – 1,8 kg mà không nuôi kéo dài tới năm thứ hai
để có sản lượng cao hơn ?
Trả lời:
Cá rô phi chỉ nên thu hoạch sau một năm, khi khối lượng của mỗi cá thể đạt 1,5 –
1,8 kg vì đây là thời điểm cá rô phi chạm ngưỡng tối đa về tốc độ sinh trưởng. Sau
giai đoạn này, tốc độ sinh trưởng của cá sẽ giảm xuống nên nếu tiếp tục nuôi sang
năm thứ hai, mặc dù cho năng suất cao hơn nhưng so với việc bị thâm hụt do chi

phí cho thức ăn, công chăm sóc…. thì hiệu quả kinh tế mà nó mang lại vẫn thấp
hơn hẳn.
Câu 14: Hãy nêu một số biện pháp kĩ thuật giúp thúc đẩy sự sinh trưởng và
phát triển, góp phần tăng năng suất ở vật nuôi.
Trả lời:
Để thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, chúng ta có thể áp dụng một
số biện pháp kĩ thuật sau :
- Cải tạo giống thông qua việc áp dụng các phương pháp chọn lọc nhân tạo, lai
giống, công nghệ phôi…
- Cải thiện môi trường sống của động vật bằng cách vệ sinh chuồng trại sạch sẽ,
đảm bảo ấm về mùa đông, mát về mùa hè ; tắm nắng cho gia súc non ; xây dựng
chế độ dinh dưỡng hợp lí…
Câu 15: Hãy cho biết nguyên nhân và cơ chế làm phát sinh hiện tượng người
bé nhỏ, người khổng lồ.
Trả lời:
- Người bé nhỏ là hậu quả do tuyến yên tiết quá ít hoocmôn sinh trưởng
(GH) vào giai đoạn trẻ em còn người khổng lồ là hậu quả do tuyến yên
tiết ra quá nhiều hoocmôn sinh trưởng vào giai đoạn trẻ em.
- Nếu hoocmôn sinh trưởng tiết ra ít hơn bình thường vào giai đoạn trẻ
em thì sẽ làm giảm phân chia tế bào, giảm số lượng và kích thước tế
bào, đặc biệt là tế bào xương. Kết quả là trẻ chậm lớn hoặc ngừng lớn
(người bé nhỏ). Ngược lại, nếu hoocmôn này được tiết quá nhiều vào
giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến tăng cường quá trình phân chia tế bào,
tăng số lượng và kích thước tế bào, đặc biệt là tế bào xương. Kết quả là
cơ thể phát triển quá mức và trở thành người khổng lồ.
11


A- Sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật
I, Lý thuyết:

1, Khái niệm:
- Sinh trưởng của thực vật là quá trình gia tăng về kích thước của cơ thể do tăng số
lượng và kích thước tế bào.
Ví dụ: sự tăng về số lượng lá trên cây, sự dài ra của rễ, tăng kích thước của cánh
hoa,... Cây đậu tương lúc mới nảy mần dài 3 cm, sau hai tuần có thể dài 30cm.

- Phát triển là quá trình biến đổi về chất lượng các cấu trúc và chức năng của cơ
quan, cơ thể làm cây ra hoa, kết quả, tạo hạt.
Tuy nhiên trong thực tế, quá trình sinh trưởng và phát triển rất khó phân biệt và
thường xen kẽ lẫn nhau, trong sinh trưởng có phát triển và ngược lại trong phát
triển có sinh trưởng. Vì vậy người ta thường phân biệt hai khái niệm kế tiếp nhau
này bằng sự ra hoa.
2. Các mô phân sinh:
Mô phân sinh là nhóm các tế bào thực vật chưa phân hoá, duy trì được khả năng
nguyên phân trong suốt đời sống của cây.
Có các loại mô phân sinh sau: mô phân sinh đỉnh thân, đỉnh rễ, mô phân sinh bên,
12


mô phân sinh lóng (ở cây 1 lá mầm).
Mô phân sinh đỉnh: nằm ở vị trí đỉnh của thân và rễ, có chức năng hình thành nên
quá trình sinh trưởng sơ cấp của cây, làm gia tăng chiều dài của thân và rễ. Mô
phân sinh đỉnh có cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm.
+ Mô phân sinh bên: phân bố theo hình trụ và hướng ra phần ngoài của thân, có
chức năng tạo ra sự sinh trưởng thứ cấp nhằm tăng độ dày (đường kính) của thân.
Mô phân sinh bên chỉ có ở cây Hai lá mầm.
+ Mô phân sinh lóng: nằm ở vị trí các mắt của vỏ thân, có tác dụng gia tăng sinh
trưởng chiều dài của lóng (hay các vị trí khác với đỉnh thân). Mô phân sinh lóng chỉ
có ở cây Một lá mầm.
Ở thực vật Hai lá mầm có cả mô phân sinh bên và mô phân sinh đỉnh →tăng trưởng

chiều cao và đường kính thân
Ở thực vật Một lá mầm chỉ có mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng → tăng
trưởng chiều cao và không tăng kích thước bề ngang ( do không có mô phân sinh
bên )

Bảng so sánh các nhóm mô phân sinh khác nhau
Phân loại

Có ở nhóm thực vật

Vị trí phân bố

Chức năng

MPS đỉnh

1- lá mầm
2- lá mầm

-Chồi đỉnh, nách
-Đỉnh rễ

-Giúp thân, rễ tăng
chiều dài

MPS bên

-2 lá mầm

-Ở thân, rễ


-Giúp thân, rễ tăng
đường kính

MPS lóng

-1 lá mầm

-Mắt của thân

-Giúp tăng chiều dài
của thân

13


3.Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp:

Sinh trưởng sơ cấp ở thực vật

Sinh trưởng thứ cấp ở thực vật

Tiêu chí

Sinh trưởng sơ cấp

Sinh trưởng thứ cấp

Khái niệm


Sinh trưởng theo chiều
dài (hoặc cao)

Sinh trưởng theo chiều
ngang (chu vi) của thân
và rễ.

của thân, rễ.
Nguyên nhân
– cơ chế
Đối tượng

Do hoạt động của mô
phân sinh đỉnh

Do hoạt động của mô
phân sinh bên.

Cây một lá mầm và phần Cây hai lá mầm.
thân non
của cây 2 lá mầm.

14


Sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp của cây thân gỗ

Cấu tạo thân cây gỗ:
− Phần vỏ bao quanh phần thân.
− Phần gỗ: Gỗ lõi (ròng) màu sẫm nằm ở trung tâm của thân, gồm các lớp tế

bào mạch gỗ thứ cấp già, vận chuyển nước và muối khoáng. Gỗ giác màu
sáng, nằm kế tiếp gỗ lỗi, gồm các lớp mạch gỗ thứ cấp trẻ, vận chuyển nước
và muối khoáng chủ yếu.
− Vòng gỗ hàng năm: do tầng sinh mạch tạo ra nhiều mạch gỗ xếp thành vòng
đồng tâm có độ dày mỏng khác nhau.

4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA THỰC VẬT
1. Nhân tố bên trong
15


- Đặc điểm di truyền: Cây Một lá mầm chỉ có sinh trưởng sơ cấp, cây Hai lá mầm
có cả sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
- Các thời kì sinh trưởng của giống, loài.
- Hoocmôn thực vật điều tiết tốc độ sinh trưởng.
2. Nhân tố bên ngoài
- Nhiệt độ: Ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của thực vật, tùy từng loại cây có
nhiệt độ thích hợp khác nhau. Ví dụ: những cây rau màu vụ đông (su hào, bắp
cải,..) thích hợp với điều kiện lạnh hơn.
- Hàm lượng nước: Tế bào thực vật sinh trưởng thích hợp với độ ẩm cao, trên 90%.
- Ánh sáng: Ảnh hưởng tới quang hợp do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây,
có thể gây nên sự biến đổi hình thái của cây (cây bị vàng lá,..)
- Ôxi: Ôxi ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng
của cây.
Dinh dưỡng khoáng: Ảnh hưởng tới quang hợp do đó ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng của cây, gây nên sự biến đổi hình thái của cây (cây bị còi cọc, vàng lá,..).


5. Các chất điều hoà sinh trưởng (phytohoocmôn)
- Phytôhoocmôn là các chất hữu cơ có mặt trong cây với một lượng rất nhỏ, chuyển

vận đến các bộ phận khác nhau của cây, điều tiết các hoạt động sinh trưởng, đảm
bảo sự hài hoà giữa cơ quan, bộ phận của cây.
- Phytôhoocmôn có hai nhóm:
* Nhóm chất kích thích sinh trưởng:
- auxin, giberelin có tác động đến sự kéo dài, lớn lên của tế bào
- xitôkinim: có vai trò trong phân chia tế bào
* Nhóm các chất kìm hãm sinh trưởng
- Axit absixic: tác động đến sự rụng lá
- Etylen tác động đến sự chín của quả
- Chất làm chậm sinh trưởng và chất diệt cỏ.
5.1 Nhóm chất kích thích sinh trưởng :
a) Auxin:
- Auxin a: C18H32O5; Auxin b: C18H30O4 và heterôauxin: C10H9O2N (AIA-axit
inđôlyl axêtic).
- là một trong những loại hormone đầu tiên được khám phá, ảnh hưởng tới tăng
sinh của tế bào, ví dụ như đóng vai trò trong việc hình thành chồi và rễ. Auxins
hiện diện trong tất cả bộ phận của cây với nồng độ khác nhau. Auxins ảnh hưởng
tới sự phát triển chiều dài của tế bào( cell elongation) bằng cách thay đổi độ dẻo
thành tế bào. Chúng kích thích thượng tầng( tầng phát sinh gỗ) phân chia, thượng
tầng là dạng biệt hóa của tế bào phân sinh. Auxins hoạt hóa bơm proton, bơm in H+
16


vào trong màng tế bào gây tăng độ axit, tức là giảm pH của màng tế bào nên hoạt
hóa enzyme phân hủy các polysaccharide liên kết các sợi cellulose làm cho tế bào
lỏng lẻo, tạo điều kiện cho thành tế bào giản ra dưới tác dụng của áp suất thẩm thấu
không bào trung tâm. Ngoài ra auxin còn kích thích sự tổng hợp các hợp các cấu tử
cấu trúc nên thành tế bào như các chất cenlulose, pectin, hemicenlulose...
Auxin còn ảnh hưởng đến sự phân chia tế bào, tuy nhiên ảnh hưởng của auxin lên
sự giãn và sự phân chia tế bào trong mối tác động tương hỗ với các phytohormone

khác. Auxin còn có tác dụng hoạt hóa quá trình sinh tổng hợp các chất như protêin,
cenlulose, pectin và kìm hãm sự phân giải chúng, nhờ thế có thể kéo dài tuổi thọ
của các cơ quan, đồng thời làm tăng quá trình vận chuyển vật chất (nước, muối
khoáng, chất hữu cơ) ở trong cây, đặc biệt về các cơ quan sinh sản và cơ quan dự
trữ của cây.
- Auxin gây ra tính hướng động của cây (tính hướng quang và tính hướng địa).
Bằng phương pháp sử dụng nguyên tử đánh dấu cho thấy AIA phóng xạ được phân
bố nhiều hơn ở phần khuất sáng cũng như ở phần dưới của bộ phận nằm ngang và
gây nên sự sinh trưởng không đều ở hai phía cơ quan nên gây tính hướng động của
các cơ quan, bộ phận của cây.
Auxin gây hiện tượng ưu thế ngọn: Hiện tượng ưu thế ngọn là một hiện tượng phổ
biến ở trong cây. Khi chồi ngọn hoặc rễ chính sinh trưởng sẽ ức chế sinh trưởng của
chồi bên và rễ bên. Ðây là một sự ức chế tương quan vì khi loại trừ ưu thế ngọn
bằng cách cắt chồi ngọn và rễ chính thì cành bên và rễ bên được giải phóng khỏi ức
chế và lập tức sinh trưởng. Hiện tượng này được giải thích rằng auxin được tổng
hợp chủ yếu ở ngọn chính và vận chuyển xuống dưới làm cho các chồi bên tích luỹ
nhiều auxin nên ức chế sinh trưởng. Khi cắt ngọn chính, lượng auxin tích luỹ trong
chồi bên giảm sẽ kích thích chồi bên sinh trưởng. Auxin kích thích sự hình thành rễ
của cây: Sự hình thành rễ phụ của các cành giâm, cành chiết có thể chia làm ba giai
đoạn: Giai đoạn đầu là phản phân hóa tế bào trước tầng phát sinh, tiếp theo là xuất
hiện mầm rễ và cuối cùng mầm rễ sinh trưởng thành rễ phụ chọc thủng vỏ và ra
ngoài. Ðể khởi xướng sự phản phân hóa tế bào mạnh mẽ thì cần hàm lượng auxin
khá cao. Các giai đoạn sinh trưởng của rễ cần ít auxin hơn và có khi còn gây ức
chế.
Nguồn auxin này có thể là nội sinh, có thể xử lý ngoại sinh. Vai trò của auxin cho
sự phân hóa rễ thể hiện rất rõ trong nuôi cấy mô. Trong kỹ thuật nhân giống vô tính
thì việc sử dụng auxin để kích thích sự ra rễ là cực kỳ quan trọng.
- Auxin kích thích sự hình thành, sự sinh trưởng của quả và tạo quả không hạt:Tế
bào trứng sau khi thụ tinh tạo nên hợp tử và sau phát triển thành phôi. Phôi hạt là
nguồn tổng hợp auxin nội sinh quan trọng, khuyếch tán vào bầu và kích thích sự

sinh trưởng của bầu để hình thành quả. Vì vậy quả chỉ được hình thành khi có sự
thụ tinh. Nếu không có quá trình thụ tinh thì không hình thành phôi và hoa sẽ bị
rụng. Việc xử lý auxin ngoại sinh cho hoa sẽ thay thế được nguồn auxin nội sinh
vốn được hình thành trong phôi và do đó không cần quá trình thụ phấn thụ tinh
17


nhưng bầu vẫn lớn lên thành quả nhờ auxin ngoại sinh. Trong trường hợp này quả
không qua thụ tinh và do đó không có hạt.
- Auxin kìm hãm sự rụng lá, hoa, quả của cây, vì nó ức chế sự hình thành tầng rời ở
cuống lá, hoa, quả vốn được cảm ứng bởi các chất ứ chế sinh trưởng. Vì vậy phun
auxin ngoại sinh có thể giảm sự rụng lá, tăng sự đậu quả và hạn chế rụng nụ, quả
non làm tăng năng suất. Cây tổng hợp đủ lượng auxin sẽ ức chế sự rụng hoa, quả,
lá.
b) Giberelin:
Giberelin là nhóm phytôhoocmôn phát hiện sau auxin. Khi nghiên cứu bệnh nấm
lúa von đã phân lập được axit giberelic (GA): C19H22O6 gọi là Giberelin A3.
- Vai trò của gibberellin:
Hiệu quả sinh lý rõ rệt nhất của gibberellin là kích thích mạnh mẽ sự sinh trưởng
kéo dài của thân, sự vươn dài của lóng. Hiệu quả này có được là do của gibberellin
kích thích mạnh lên pha giãn của tế bào theo chiều dọc. Vì vậy khi xử lý của
gibberellin cho cây đã làm tăng nhanh sự sinh trưởng dinh dưỡng nên làm tăng sinh
khối của cây. Dưới tác động của gibberellin làm cho thân cây tăng chiều cao rất
mạnh (đậu xanh, đậu tương thành dây leo, cây đay cao gấp 2-3 lần). Nó không
những kích thích sự sinh trưởng mà còn thúc đẩy sự phân chia tế bào. Gibberellin
kích thích sự nảy mầm, nảy chồi của các mầm ngủ, của hạt và củ, do đó nó có tác
dụng trong việc phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của chúng. Hàm lượng gibberellin
thường tăng lên lúc chồi cây, củ, căn hành hết thời kỳ nghỉ, lúc hạt nảy mầm.Trong
trường hợp này của gibberellin kích thích sự tổng hợp của các enzyme amilaza và
các enzyme thuỷ phân khác như protease,photphatase... và làm tăng hoạt tính của

các enzyme này, vì vậy mà xúc tiến quá trình phân hủy tinh bột thành đường cũng
như phân hủy các polime thành monome khác, tạo điều kiện về nguyên liệu và
năng lượng cho quá trình nảy mầm. Trên cơ sở đó, nếu xử lý gibberellin ngoại sinh
thì có thể phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của hạt, củ, căn hành kể cả trạng thái nghỉ sâu.
Trong nhiều trường hợp của gibberellin kích thích sự ra hoa rõ rệt. Ảnh hưởng đặc
trưng của sự ra hoa của gibberellin là kích thích sự sinh trưởng kéo dài và nhanh
chóng của cụm hoa. Gibberellin kích thích cây ngày dài ra hoa trong điều kiện ngày
ngắn (Lang, 1956).
Gibberellin ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính của hoa, ức chế sự phát triển hoa
cái và kích thích sự phát triển hoa đực. Gibberellin có tác dụng giống auxin là làm
tăng kích thước của quả và tạo quả không hạt. Hiệu quả này càng rõ rệt khi phối
hợp tác dụng với auxin.
- Cơ chế tác dụng của gibberellin:
Một trong những qúa trình có liên quan đến cơ chế tác động của gibberellin được
nghiên cứu khá kỹ là hoạt động của enzyme thủy phân trong các hạt họ lúa nảy
18


mầm. Gibberellin gây nên sự giải ức chế gen chịu trách nhiệm tổng hợp các
enzyme này mà trong hạt đang ngủ nghỉ chúng hoàn toàn bị trấn áp bằng các
protêin histon. Gibberellin đóng vai trò như là chất cảm ứng mở gen để hệ thống
tổng hợp protêin enzyme thủy phân hoạt động. Ngoài vai trò cảm ứng hình thành
enzyme thì gibberellin còn có vai trò kích thích sự giải phóng các enzyme thủy
phân vào nội nhũ xúc tiến quá trình thủy phân các polime thành các monome kích
thích sự nảy mầm của các loại hạt.
Gibberellin xúc tiến hoạt động của auxin, hạn chế sự phân giải auxin do chúng có
tác dụng kìm hãm hoạt tính xúc tác của enzyme phân giải auxin (auxinoxydase,
flavinoxydase), khử tác nhân kìm hãm hoạt động của auxin.
Cơ chế kích thích giãn của tế bào bởi gibberellin cũng liên quan đến hoạt hóa bơm
proton như auxin. Tuy nhiên các tế bào nhạy cảm với auxin và gibberellin khác

nhau có những đặc trưng khác nhau. Ðiều đó liên quan đến sự có mặt các nhân tố
tiếp nhận hormone khác nhau trong các kiểu tế bào khác nhau.
c) Xitôkinin:
- Xitôkinin là dẫn xuất của ađênin ( C5H6N4 ) có tác động đến quá trình phân chia
tế bào, hình thành cơ quan mới, ngăn chặn sự hoá già (có liên quan tới sự ngăn
chặn sự phân huỷ prôtein, axít nuclêic và diệp lục.)
5.2 Các chất kìm hãm sự sinh trưởng:
a) Axit absixic (AAB = chất gây ngủ):
Axit Abscisic còn gọi là ABA là một trong những hormone quan trọng nhất. ABA
được phát hiện và nghiên cứu dưới hai tên gọi khác nhau trước khi hiểu đầy đủ về
tính chất của nó, nó được gọi là dormin và abscisin II. Sau một thời gian thì người
ta mới phát hiện 2 chất này là một và quyết định gọi là axit abscisic. Cái tên này
được đưa ra vì người ta phát hiện trong lá cây sắp rụng chứa nồng độ chất này rất
cao.
Axit abscisic được tổng hợp từ lá cây, trong lục lạp(chloroplast), đặc biệt là cây bị
stress. Axit abscisic hoạt động như một chất ức chế ảnh hưởng tới việc ra chồi, hạt,
và chồi ngủ. Nó còn truyền tín hiệu tới chồi phân sinh, gây ra hiện tượng chồi ngủ
nhằm mục đích bảo vệ. Ví dụ như hiện tượng rụng lá vào mùa đông, chồi lá đều ở
dạng ngủ đông để chờ mùa xuân tới đâm chồi nảy lộc; hiện tượng ngủ đông ở hạt,
hormone này hạn chế nên hạt không nảy mầm trong trái cây, hoặc hạt sẽ không nảy
mầm vào mùa đông. Thông thường khi nồng độ ABA giảm thì một loại hormone
khác tên là Gibberellin sẽ tăng.
Một ví dụ khác khi cây bị stress vì thiếu nước thì ABA có vai trò đóng các lỗ khí.
Khi cây bị stress, rễ cây cũng tiết ra ABA sau đó truyền tới lá, làm thay đổi khả
năng thẩm thấu của tế bào đóng/mở lỗ khí, làm cho lá đóng lỗ khí và co lại. Do đó
làm hạn chế nước thoát ra từ lá.
19


C14H19O4

Là phytôhoocmôn của sự hoá già được tách chiết từ cơ quan đang nghỉ hay sắp
rụng. Vai trò chủ yếu là kìm hãm sự sinh trưởng của cành, lóng, gây trạng thái ngủ
của chồi, của hạt, làm khí khổng đóng.
b) Etylen (CH2 = CH2):
- Là một chất khí hình thành thông qua sự phân hủy của methionine, trong các tế
bào. Ethylene tan rất ít trong nước, không tích tụ trong tế bào, khuếch tán ra tế bào
và cuối cùng là thoát ra khỏi cây.
- Là phytôhoocmôn dạng khí làm tăng nhanh quá trình chín ở quả, làm rụng lá, quả,
làm chậm sự sinh trưởng của các mầm thân củ (Ví dụ mầm khoai tây).
c) Chất làm chậm sinh trưởng và chất diệt cỏ:
- Chất làm chậm sinh trưởng: Là chất tổng hợp nhân tạo có vai trò như chất ức chế
sinh trưởng. Các chất này được sử dụng để làm thấp cây, cứng cây, chống lốp, đổ
v.v… Ví dụ: CCC (Clocôlinclorit), MH (malein hyđratzit), ATIB (axit 2,3, 5
triiođbenzôic)
- Chất diệt cỏ: Là các chất diệt các loại cỏ dại trên cơ sở chúng phá hoại các màng
tế bào và màng sinh chất, kìm hãm quang hợp, xáo trộn quá trình sinh trưởng,
ngừng trệ quá trình phân bào, ngăn cản các quá trình sinh tổng hợp. Ví dụ 2,4D;
2,4,5T, cacbamit, percloram v.v
5.3 Sự cân bằng phytohoocmôn:
- Mọi hoạt động sinh trưởng và phát triển đều được điều chỉnh bởi các tác động của
enzim và phytohoocmôn.
- Vì vậy, ở cây luôn diễn ra sự cân bằng giữa đồng hoá và dị hoá giữa tác động kích
thích và kìm hãm.
5.4 Những nguyên tắc khi sử dụng các chất điều hoà sinh trưởng trong nông
nghiệp:
- Nồng độ sử dụng phải thích hợp (từ vài ppm đến vài chụct, vài trăm ppm)
- Thoả mãn nhu cầu về nước và phân bón cùng với các điều kiện môi trường thuận
lợi
- Chú ý tính chất đối kháng, hỗ trợ giữa các phytohoocmôn. Đối với chất diệt cỏ
chú ý tính chọn lọc riêng biệt.

6. Phát triển ở thực vật có hoa
6.1. Các nhân tố chi phối sự ra ho
a. Vai trò chất điều hoà sinh trưởng
Sự phân hoá giới tính của hoa liên quan với lượng hoocmôn. Cây non nhiều lá, ít
rễ, nhiều giberelin sẽ tạo nên 85 … 90% là cây đực. Ngược lại cây nhiều rễ phụ
nhiều xitôkinin thì đa phần là cây cái.
Cây vừa có nhiều rễ và lá tạo sự cân bằng hoocmôn, giới tính đực cái ở trạng thái
cân bằng, tỷ lệ hoa đực cái bằng nhau.
b. Vai trò ngoại cảnh
20


Ngày ngắn, ánh sáng xanh, nhiệt độ thấp, hàm lượng CO2 cao, độ ẩm cao, nhiều
nitơ tạo nhiều hoa cái.
Ngày dài, ánh sáng đỏ, nhiệt độ cao, hàm lượng CO2 thấp, nhiều kali tạo nhiều hoa
đực.
Một chế độ dinh dưỡng tốt, thích hợp, tỷ lệ C/N cân đối sẽ tạo cây khoẻ, thúc đẩy
sự ra hoa.
6.2. Hoocmôn ra hoa Florigen
- Bản chất florigen
Theo học thuyết Trailakhian thì florigen là hoocmôn kích thích ra hoa.
Đó là một tập hợp của gibêrelin (kích thích sinh trưởng của đế hoa) và antêxin
(kích thích sự ra mầm hoa antexin là chất giả thiết)
- Tác độngcủa florigen
Lá là cơ quan tiếp nhận ánh sáng và sản sinh florigen kích thích sự ra hoa của cây.
6.3. Thuyết Quang chu kì
Quang chu kỳ là sự xen kẽ thời gian chiếu sáng và thời gian tối (độ dài của ngày
đêm), có liên quan tới hiện tượng sinh trưởng và phát triển của cây.
Quang chu kỳ có tác động đến sự: ra hoa, rụng lá, tạo củ, di chuyển các hợp chất
quang hợp.

Phân loại cây theo quang chu kỳ : Có 4 loại cây theo quang chu kỳ
Cây không cần ánh sáng: Ra hoa trong đêm tối liên tục như khoai tây trồng từ
mầm củ, hoa huệ, hoa dạ hướng)
Cây trung tính: Ra hoa ở ngày dài lẫn ngày ngắn: phần lớn cây trồng (cà chua, lạc,
đậu, ngô…)
Cây ngày ngắn: Ra hoa trong điều kiện ngày ngắn, đêm dài (Thược dược, đậu
tương, cúc, gai dầu)
Cây ngày dài: Ra hoa trong điều kiện ngày dài, đêm ngắn (Hành, cà rốt, rau diếp,
lúa mì, sen cạn, củ cải đường)
Phytocrôm
Phytocrôm là sắc tố enzim có mặt ở chồi mầm và chóp của lá mầm. Tồn tại ở hai
dạng P660 (hấp thụ ánh sáng đỏ có bước sóng 660mm, còn gọi là P đỏ và P730 hấp
thụ ánh sáng đỏ xa ở bước sóng 730mm , còn gọi là P đỏ xa. Hai dạng phytocrom P
đỏ và P đỏ xa có thể chuyển hoá lẫn nhau.
Phytocrôm tác động đến sự ra hoa, sự nảy mầm, tổng hợp sắc tố, enzim, các vận
động cảm ứng, đóng mở khí khổng.

II. Bài tập:
Câu 1. Nêu và phân biệt hai khái niệm sinh trưởng và phát triển?
Trả lời:
- Phát triển là sự hình thành nên những cơ quan mới mang một chức năng mới.
Thường được đánh dấu rõ nhất ở sự ra hoa.
21


Như vậy, có thể phân biệt hai khái niệm này ở chỗ: Sinh trưởng được hiểu theo sự
thay đổi về lượng, còn phát triển được hiểu theo sự thay đổi về chất. Tuy nhiên
cũng khó phân biệt rạch ròi giữa sinh trưởng và phát triển. Vì theo định nghĩa như
trên thì trong sinh trưởng có bao hàm sự phát triển, ngược lại trong phát triển có
bao hàm sự sinh trưởng.

Câu 2. Thế nào là sinh trưởng sơ cấp, thứ cấp?
Trả lời:
Sinh trưởng sơ cấp là sự sinh trưởng theo chiều cao, xảy ra ở các mô phân sinh
ngọn.
Sinh trưởng thứ cấp là sự sinh trưởng theo chiều rộng, xảy ra ở tầng phát sinh mạch
(vòng tượng tầng).
Như vậy, sinh trưởng sơ cấp làm cây cao lên, còn sinh trưởng thứ cấp làm cây to ra.
Cần lưu ý là sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp ở các cây một lá mầm và cây hai lá mầm
khác nhau rõ rệt và ở các cơ quan khác nhau cũng khác nhau.
Câu 3. Trình bày các tác dụng sinh lí của các nhóm chất điều hoà sinh trưởng thực
vật?
Trả lời:
Các tác dụng sinh lí của các chất điều hoá sinh trưởng rất đa dạng. Do đó đối với
mỗi nhóm chất chỉ chọn một số tác dụng sinh lí đặc trưng cho nhóm. Đối với nhóm
chất ức chế chỉ nêu tác dụng sinh lí của Etilen, Axit Apxisic, Clo-Cholin- Chlorit
( CCC ).
Ví dụ: Tác dụng sinh lí của Auxin:
- Gây vận động theo ánh sáng
- Kích thích pha dãn tế bào
- Ra rễ cành giâm, cành chiết
- Kích thích đậu hoa, đậu quả, tạo quả không hạt
- ưu thế đỉnh sinh trưởng (kìm hãm sinh trưởng chồi bên k).
Câu 4. Nêu nguyên tắc ứng dụng và một số ứng dụng của các nhóm chất điều hoà
sinh trưởng thực vật?
Trả lời:
Nguyên tắc ứng dụng các chất điều hoà sinh trưởng trong trồng trọt: Phải nêu được
ba nguyên tắc sau đây:
- Phải thăm dò nồng độ thích hợp cho từng cây và từng mục đích sử dụng. Thường
nồng độ rất thấp (mức độ ppm m)
22



- Phải đảm bảo các điều kiện khí hậu, đất đai, phân bón, … tối ưu.
- Phải chú ý đến tính hỗ trợ và tính đối kháng giữa các nhóm chất và tính chọn lọc
(đối với các chất diệt cỏ).
Một số ứng dụng của các chất điều hoà sinh trưởng: Gợi ý trả lời như sau: Căn cứ
vào tác dụng sinh lí, có thể suy ra những ứng dụng. Ví dụ: Nhóm chất Auxin có
những ứng dụng sau:
- Phun trên lá giúp cây sinh trưởng tốt, giúp đậu hoa, đậu quả, tạo quả không hạt
- Sử dụng cho việc ra rễ nhanh các cành chiết, cành ghép, cành giâm, ra rễ của mô
sẹo trong nuôi cấy in vitro.
- Ngắt ngọn để được nhiều nhánh, cành.
Câu 5. Trình bày Thuyết quang chu kì và vai trò của nó trong quá trình ra hoa?
Trả lời:
- Định nghĩa: Thuyết quang chu kì là thuyết giải thích quá trình ra hoa phụ thuộc
vào quang chu kì (sự xen kẽ giữa ngày và đêms, giữa thời gian chiếu sáng và thời
gian che tối)
- Nội dung: Trên cơ sở quá trình ra hoa phụ thuộc vào thời gian sáng, tối, tức là phụ
thuộc vào độ dài ngày và đêm, người ta chia ra 3 nhóm cây: Nhóm cây ngày dài (ra
hoa trong điều kiện ngày dàir, đêm ngắn), Nhóm cây ngày ngắn (ra hoa trong điều
kiện ngày ngắnr, đêm dài), Nhóm cây trung tính (ra hoa trong cả hai điều kiện trên
r).
- Thời gian ban đêm (thời gian tối t) quyết định sự ra hoa. Nêu 4 thí nghiệm chứng
minh điều này.
- Nêu vai trò của nhóm sắc tố enzim Phytochrom (Phytochrom 660 và Phytochrom
730) trong Thuyết quang chu kì.
- Trong thực tế người ta đã chia đêm dài thành hai đêm ngắn bằng cách chiếu sáng
ban đêm, để thúc đẩy cây ra hoa (cây ngày dài ), hoặc để kìm hãm sự ra hoa (cây
ngày ngắn).
Câu 6: Hãy cho biết mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển và quá trình sinh

sản?
Trả lời:
23


Có bốn mối quan hệ rất chặt chẽ giữa hai quá trình này:
- Sinh trưởng tốt sẽ phát triển tốt: sinh trưởng tốt thân, lá, rễ thì sẽ phát triển tốt
hoa, quả.
- Sinh trưởng kém thì sẽ phát triển kém: sinh trưởng kém thân, lá, rễ thì cũng sẽ
phát triển kém hoa, quả.
- Sinh trưởng lấn át phát triển: sinh trưởng thân, lá, rễ quá tốt sẽ dẫn đến kém đậu
hoa, quả. Cây lúa quá tốt thân, lá thì sẽ bị hạt lép. Trường hợp này gọi là lúa lốp.
- Sinh trưởng chậm, nhưng phát triển lại nhanh: cây chưa đủ cành, đủ lá đã ra hoa.
Trường hợp cải ngồng chẳng hạn.
Câu 7: Giới thiệu tóm tắt về các chất điều hòa sinh trưởng thực vật?
Trả lời:
- Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật là một nhóm hợp chất hữu cơ được sinh
tổng hợp tổng hợp trong cơ thể thực vật, bao gồm các nhóm sau: Ba nhóm chất
kích thích sinh trưởng (nhóm auxin, nhóm giberelin, nhóm xitokinin) và một nhóm
chất ức chế sinh trưởng (gồm etilen, axit abxixic, clo – colin – clorit...). Đặc điểm
quan trọng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật là chúng kích thích hoặc kìm
hãm sự sinh trưởng và phát triển của thực vật ở nồng độ rất thấp trên cơ sở tác động
lên hệ gen của cơ thể.
Câu 8: Giải thích hiện tượng “mọc vống” của thực vật trong bóng tối?
Trả lời:
“Mọc vống” là hiện tượng cây trong bóng tối sinh trưởng nhanh một cách bất
thường, thân cây có màu vàng và yếu ớt, sức chống chịu kém.
Thứ nhất
Bởi vì Auxin được sản sinh ra nhiều trong bóng tối, khi cây ở trong tối thì Auxin
(Axit Indolaxetic) sản sinh ra rất nhiều tại đỉnh của thân cây, đây là Hoocmon kích

thích quá trình nphân và sinh trưởng dãn dài của tế bào, chính vì thế cây mọc vống
lên rất nhanh, và lúc này cây còn rất yếu do Auxin làm đứt các vách ngang của
thành tế bào.
Thứ hai
Trong bóng tối ít ánh sáng nên cây ít mất nước, tế bào giãn dài ra.
Câu 9: Hooc môn thực vật là gì? Nêu các đặc điểm chung của chúng?
Trả lời:
Hoocmôn thực vật là các chất hữu cơ do bản thân cơ thể tiết ra có tác dụng điều
hoà hoạt động giữa các phần khác nhau trong cây. Đặc điểm chung:
- Là các hợp chất hữu cơ được tạo nên trong một phần của cơ thể và di chuyển đến
các phần khác, tại đó gây ra các hiện tượng kích thích hay ức chế sinh trưởng. - Với
nồng độ rất thấp có thể gây những biến đổi lớn trong cơ thể. - Trong cây, hoocmon
thực vật di chuyển trong mô mạch gỗ và mạch libe. - Phitôhoocmoncó tính chuyên
hoá thấp hơn nhiều so với hoocmon động vật bậc cao. - Khác biệt với enzym là
chất xúc tác cho một phản ứng sinh hoá, hoocmon hoạt hoá cả một chương trình
24


phát sinh hình thái như kíc thích hạt và chồi nảy mầm bao gồm rất nhiều quá trình
và nhiều phản ứng hoá sinh
Câu 10:Có mấy nhóm hoocmôn thực vật. Nêu tên các hoocmôn của mỗi nhóm và
ví dụ của chúng.
Trả lời:
- Auxin: kích thích ra rễ của cành giâm (chiết) và kích thích thụ tinh tạo hạt.
- Gibêrêlin: pha ngủ cho mầm hạt, củ khoai tây và tạo quả không hạt.
- Xitôkinin: Nuôi cấy tế bào và mô thực vật (nhân giống vô tínha) và kích thích
sinh trưởng của chồi non.
- Êtilen: Thúc quả xanh chóng chín và cảm ứng ra hoa ở cây dứa (tạo dứa trái vụ).
- Axit abxixic: ức chế hạt nảy mầm và kích thích sự rụng lá.
Câu 11:Một cây ngày dài có độ dài đêm tiêu chuẩn là 9 giờ sẽ ra hoa:

1. Phải hiểu độ dài đêm tiêu chuẩn là 9 giờ thế nào cho đúng?
2. Cho ví dụ một quang chu kì cụ thể để cây này có thể ra hoa.
3. Cây này có thể ra hoa được không trong quang chu kì: 12 giờ chiếu sáng/6 giờ
trong tối / bật sáng trong tối / 6 giờ trong tối?
Trả lời:
1. Phải hiểu 9 giờ là số giờ đêm dài nhất đối với cây ngày dài. Vì vậy tất cả các
quang chu kì có số giờ đêm dưới 9 giờ sẽ làm cho cây ngày dài ra hoa
2. Ví dụ 16 giờ chiếu sáng /8 giờ trong tối.
3. Ra hoa được vì thời gian ban đêm R (thời gian tối quyết định quá trình ra hoa và
ta đã cắt đêm dài 12 giờ tối thành 2 đêm ngắn (6 giờ tối). Ví dụ cây thanh long ra
hoa trái vụ vào mùa đông khi ta thắp đèn ban đêm.
Câu 12:Nêu 2 biện pháp sản xuất nông nghiệp có ứng dụng các hoocmôn thực vật.
Trả lời:
2 biện pháp sản xuất nông nghiệp có ứng dụng các hooc môn thực vật là: (chọn 2
biện pháp bất kì).
+ Nuôi cấy tê bào và mô thực vật: sử dụng AIA, GA, xitôkinin với tỷ lệ phù hợp để
nhân giống thực vật nhanh chóng.
+ Tạo quả không hạt: sử dụng GA.
+ Kích thích hạt nảy mầm, kích thích ra rễ ở cây con: AIA, GA.
+ Làm quả chín nhanh (đặt xen lẫn các quả chín ít với các quả chín nhiều sẽ làm
nhanh quá trình chín của quả): êtilen, đất đèn,…
Câu 13:Điều cần tránh trong việc ứng dụng các chất điều hòa sinh trưởng nhân tạo
là gì, vì sao?
Trả lời:
Không nên sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng nhân tạo vào các sản phẩm trực
tiếp làm thức ăn. Vì: Các chất nhân tạo không có các enzim phân giải, chúng sẽ
được tích lũy lại trong nông phẩm gây độc hại cho người và gia súc.
25



×