Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Di truyền học QT, Ứng dụng của DTH, DTH người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.87 KB, 3 trang )

DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ - ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
*********
1.Định luật Hacđi- Vanbec phản ánh điều gì?
A. Sự biến động các tần số alen trong quần thể. B. Sự không ổn định các alen trong quần thể
C. Sự cân bằng di truyền trong quần thể .
D. Sự biến động của tần số các kiểu gen trong quần thể
2. Điều nào không đúng khi nói về các điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi – Vanbec ?
A.Các kiểu gen khác nhau có sức sống khác nhau
B.Quần thể đủ lớn, xảy ra giao phối tự do giữa các cá thể
C.Không xảy ra CLTN, không có hiện tượng di nhập gen. D.Không phát sinh đột biến
3. Trong một quần thể tự phối thì thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng:
A. phân hoá thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau
B. ngày càng phong phú đa dạng về kiểu gen. C. tồn tại chủ yếu ở trạng thái dị hợp
D. ngày càng ổn định về tần số các alen
4. Trong 1 quần thể ngẫu phối đã cân bằng di truyền thì từ tỉ lệ kiểu hình có thể suy ra:
A. vốn gen của quần thể B. tần số của các alen và tỉ lệ kiểu gen
C. thành phần các gen alen đặc trưng của quần thể D. tính ổn định của quần thể
5. Trong 1 quần thể ngẫu phối, nếu 1 gen có 3 alen a
1
, a
2
, a
3
thì sự giao phối tự do sẽ tạo ra:
A. 4 tổ hợp kiểu gen B. 6 tổ hợp kiểu gen
C. 8 tổ hợp kiểu gen D. 10 tổ hợp kiểu gen
6. Cấu trúc di truyền của 1 quần thể tự phối qua các thế hệ sẽ thay đổi theo xu hướng:
A. tần số alen trội ngày càng giảm, alen lặn tăng
B. tần số alen lặn ngày càng giảm, alen trội tăng
C. tần số đồng hợp tăng dần, còn dị hợp giảm


D.tần số dị hợp tăng dần, còn đồng hợp giảm
7. Cấu trúc di truyền hay vốn gen của một quần thể đặc trưng bởi :
A. tỉ lệ đực cái và tỉ lệ nhóm tuổi B.mật độ cá thể và kiểu phân bố
C.tần số kiểu gen và tần số alen D.tần số các alen mà người ta quan tâm
8. Quần thể khởi đầu có tần số có kiểu gen Aa = 0,4 ; sau 2 thế hệ tự thụ phấn thì tần số kiểu
gen Aa là:
A. 0,1 B. 0,2 C. 0,3 D. 0,4
9. Một quần thể thực vật, thế hệ xuất phát P có 100% thể dị hợp Aa. Qua tự thụ phấn thì tỉ lệ
% Aa ở thế hệ thứ nhất và thứ hai lần lượt là :
A .0,5% ; 0,5% B. 75% ; 25%
C. 50% ; 25% D. 0,75% ; 0,25%
10. Đặc diểm nổi bật của quần thể ngẫu phối làm nó có tiềm năng thích nghi là :
A. giao phôi ngẫu nhiên B. tần số alen luôn thay đổi
C. đột biến gen lặn tiềm ẩn D. tính đa hình cân bằng
11 Quần thể có thành phần kiểu gen không cân bằng là :
A. 0,36 AA + 0,48 Aa + 0,16 aa B. 0,25 + 0,50Aa + 0,25 aa
C 0,64AA+ 0,32Aa + 0,04 aa D 0,01AA + 0,90Aa + 0,09 aa
12.Ý nghĩa không phải của định luật Hacdi- Vanbec là:
A. giải thích ở tự nhiên có quần thể ổn định lâu dài
B. phản ánh trạng thái động ở quần thể , cơ sở tiến hoá
C. từ tỉ lệ kiểu hình suy ra tỉ lệ kiểu gen và tần số alen
D. từ tần số alen đã biết , dự đoán được tỉ lệ kiểu gen
13. Cho quần thể P = 0,25AA+ 0,50Aa + 0,25 aa. Nếu ngẫu phối liên tiếp 3 thế hệ thì tần số các
alen ở đời thứ 3 là:
A. 0,25A + 0,75 a B. 0,50A+ 0,50a C. 0,75A +0,25a D. 0,95 A + 0,05a
14. Ở 1 nòi gà : gen D → lông đen , d → trắng , D trội không hoàn toàn nên Dd → lông đốm .
Một quần thể cân bằng gồm 10000 gà này có 100 con lông trắng , thì số gà đốm có thể là :
A. 9900 B. 1800 C. 9000 D. 8100
Trần Thị Lan - Trường THPT Phan Bội Châu – Trang 1
15. Trong một quần thể giao phối có tỉ lệ phân bố các kiểu gen ở thế hệ xuất phát là :

0,04 BB + 0,32 Bb + 0,64 bb = 1, tần số của các alen p (B) và q (b) là :
A. p(B) = 0,64 và q(b) = 0,36 B. p(B) = 0,4 và q(b) = 0,6
C.p(B) = 0,2 và q(b) = 0,8 D.p(B) = 0,75 và q(b) = 0,25 .
16. Phép lai có thể xem như tự thụ phấn là :
A. AABB x AaBb B. AA x aa
C. AaBb x AaBb D. AABB x aabb
17. Tự thụ phấn hoặc giao phối gần thường hay được dùng trong chọn giống với mục đích
trực tiếp là:
A. tạo giống mới B. tạo dòng thuần
C. tạo ưu thế lai D. t ìm gen có hại
18. Phương pháp tự thụ phấn hoặc giao phối gần không dùng để trực tiếp :
A. củng cố tính trạng tốt B.đánh giá kiểu gen của dòng
C. tạo ưu thế lai D.tạo dòng thuần
19. Hiện tượng siêu trội trong con lai có ưu thế lai biểu hiện ở:
A. con lai đồng hợp trội về nhiều cặp gen B. con lai dị hợp về nhiều cặp gen
C. con lai đồng hợp lặn về nhiều cặp gen D.con lai có số gen trội bằng gen lặn
20.Nếu gọi ( 1 ), ( 2 ), ( 3 ) và ( 4 ) là tên các dòng thuần chủng, cho:
( 1 ) x ( 2 ) → X và ( 3 ) x ( 4 ) → Y, thì sơ đồ không thể minh hoạ cho lai khác dòng đơn là :
A. ( 1 ) x ( 2 ) → X B. ( 3 ) x ( 4 ) → Y
C. X x Y → Z D. ( 2 ) x ( 3 ) → Z
21. Phương pháp tạo giống mới bằng đột biến nhân tạo thường áp dụng nhiều nhất với đối
tượng là :
A. cây trồng B.vật nuôi C.vi sinh vật D.A + B
22.Quy trình tạo giống bằng đột biến gồm các bước :
A.Gây đột biến → Chọn lọc giống → tạo dòng thuần
B.Tạo dòng thuần → Gây đột biến → Chọn lọc giống
C.Chọn lọc giống → Gây đột biến → Tạo dòng thuần
D. Gây đột biến → Tạo dòng thuần → Chọn lọc giống .
23.Các nhà khoa học Việt Nam đã tạo ra giống cây dâu tằm tam bội bằng phương pháp :
A.đa bội hoá cây 2n bằng Conxisin B.lai cây tứ bội với cây bình thường

C. lai 2 dạng cây tứ bội với nhau D. giâm cây tam bội.
24. Lai tế bào ( hay dung hợp tế bào trần ) là :
A.dung hợp 2 tế bào bất kỳ với nhau B.dung hợp 2 giao tử bất kỳ với nhau
C.dung hợp 2 loại tế bào sinh dưỡng với nhau D.dung hợp 2 loại tế bào sinh dục với nhau
25.Phương pháp nuôi cấy hạt phấn hay noãn tạo ra :
A.cây thuần chủng B.dòng đơn bội
C.thực vật lưỡng bội D.thể song lưỡng bội
26.Ý nghĩa chủ yếu của phương pháp nhân bản vô tính và cấy truyền hợp tử là :
A.tạo ra ngân hàng cơ quan B. bảo tồn động vật hiếm
C.tạo giống thuần chủng vật nuôi D.Cả A + B
27.Ưu điểm lớn của phương pháp tạo giống cây bằng nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn là :
A.nhanh chóng tạo nhiều cây có kiểu gen đồng nhất
B.sản xuất rất nhanh nhiều cây thuần chủng.
C.phát sinh nhiều cây đơn bội. D.dễ dàng tạo ra dòng thuần lưỡng bội.
28. Kĩ thuật cấy truyền hợp tử thường áp dụng với đối tượng là :
A.các loại cây cảnh quí hiếm, đắt tiền B.các loại rau quả là thực phẩm chủ yếu
C.thú quý hiếm hoặc sinh sản chậm D.các vật nuôi lấy thiạt làm thực phẩm chính.
29.Kĩ thuật chuyển gen thực chất là :
A.kĩ thuật nhân bản gen vô tính B.chuyển gen từ tế bào nhận sang tế bào cho
C.chuyển gen từ tế bào cho sang tế bào nhận D.kĩ thuật ghép gen này với gen khác
30.Để cắt nối ADN tái tổ hợp người ta dùng :
A.peptiđaza và revertaza B.ADN polymeraza và ribôza
C.amilaza và polymeraza D.restrictaza va ligaza
Trần Thị Lan - Trường THPT Phan Bội Châu – Trang 2
31.Sinh vật biến đổi gen là :
A.sinh vật có gen bị biến đồi B.sinh vật bị đột biến nhân tạo
C.sinh vật có hệ gen thay đổi vì lợi ích của con người
D.sinh vật chứa hệ gen nhân tạo trong hệ gen của nó.
32.sinh vật nào sau đây không phải là sinh vật chuyển gen :
A.chuột bạch có gen hoocmôn sinh trưởng của chuột cống

B.E.Coli có ADN tái tổ hợp chứa gen Insulin người
C.cây bông có gen diệt sâu lấy ở vi khuẩn
D.cừu Đôli được tạo ra bằng nhân bản vô tính.
33.Các bệnh ở người do đột biến gen gây ra gọi là :
A.bệnh rối loạn chuyển hoá B.bệnh di truyền phân tử
C.bệnh đột biến NST D.bệnh đột biến gen lặn
34.Phương pháp mà di truyền y học tư vấn không sử dụng là :
A.nghiên cứu phả hệ B.kĩ thuật chọc dịch ối
C. kĩ thuật sinh thiết nhau thai D.nghiên cứu chỉ số ADN.
35.Gánh nặng di truyền của loài người chủ yếu là do :
A.người không tự chọn lọc B.gen lặn gây hại
C.CLTN hay yếu tố ngẫu nhiên không loại bỏ được D.người hay bị đột biến
36.Bệnh ung thư có thể do :
A.đột biến B.tia phóng xạ hay hoá chất
C.virút D.A + B + C
37.Cơ chế chung của ung thư là :
A.mô phân sinh không kiểm soát được
B.virut xâm nhập vào mô gây u hoại tử
C.phát sinh một khối u bất kì
D.đột biến gen hay đột biến NST
38.Một cặp vợ chồng được bác sĩ cho biết khả năng họ có thể sinh 50% số con mắc bệnh bạch
tạng. Kiểu gen kiểu hình của cặp vợ chồng trên có thể là :
A. Dd (không bạch tạng) x Dd (không bạch tạng)
B. Dd (không bạch tạng) x dd (bạch tang)
C. DD (không bạch tạng) x Dd (không bạch tạng)
D. DD (không bạch tạng) x dd (bạch tạng)
39. Ở người máu O do gen I
0
, máu B do gen I
B

và máu A do gen I
A
quy định. Riêng kiểu gen
I
A
I
B
biểu hiện kiểu hình máu AB. Biết I
A
và I
B
trội hoàn toàn so với I
0
. Nếu không xảy ra đột
biến, người mẹ có nhóm máu nào sau đây chắc chắn không sinh được con có nhóm máu O ?
A.Máu A B.Máu B C.Máu AB D.Máu O
40.Bệnh mù màu ở người do gen lặn m ở NST giới tính X gây ra. Bố mẹ ,con trai cả và con gái
đều không bệnh, con trai út mắc bệnh thì sơ đồ là :
A. P : XX x XY
m
→ F
1
: XX + XX +XY
m
B P : X
M
X
M
x X
m

Y

→ F
1
: X
M
X
m
+ X
M
Y +X
m
Y
C. P : X
M
X
m
x X
M
Y

→ F
1
: X
M
X
m
+ X
M
Y +X

m
Y
D. P : Mm x m Y

→ F
1
: Mm + XY + mY
ĐÁP ÁN

1.C 2.A 3.A 4.B 5.B 6.C 7.C 8.A 9.C 10.D
11.D 12.B 13.B 14.B 15.C 16.C 17.B 18.C 19.B 20.C
21.C 22.A 23.B 24.C 25.B 26.D 27.D 28.C 29.C 30.D
31.C 32. D 33.B 34.D 35.B 36.D 37.A 38.B 39.C 40.C.
Trần Thị Lan - Trường THPT Phan Bội Châu – Trang 3

×