Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Xây dựng quy trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất bằng phương pháp bồn thấm tại các đồng bằng nam trung bộ (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (621.64 KB, 28 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

Bùi Trần Vượng

XÂY DỰNG QUI TRÌNH BỔ SUNG NHÂN TẠO NƯỚC DƯỚI
ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP BỒN THẤM TẠI CÁC
ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN NAM TRUNG BỘ

Chuyên ngành: Sử dụng và Bảo vệ tài nguyên môi trường
Mã số:

62.85.15.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT

TP. HỒ CHÍ MINH, 3-2009


2
Công trình được hoàn thành tại: Viện Môi trường và Tài nguyên,
Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 142 Tô Hiến Thành, quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.8651132, Fax: 08.8655670.

Người hướng dẫn khoa học:
GS.TSKH Nguyễn Thị Kim Thoa, Viện Vật lý địa cầu.
TS. Đỗ Tiến Hùng, Trung tâm Qui hoạch và Điều tra tài nguyên nước.

Phản biện 1: PGS.TS Đoàn Văn Cánh, Trường ĐH Mỏ- Địa chất


Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Việt Kỳ, Trường ĐH Bách Khoa,
Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

Phản biện 3: PGS. TS. Vũ Chí Hiếu, Trường ĐH Khoa học tự nhiên,
Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước tại
Viện Môi trường và Tài nguyên
Vào hồi……..giờ, ngày………….tháng……….năm 2009
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện của Viện Môi trường và Tài
nguyên, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh và Thư viện Khoa học tổng
hợp TP. Hồ Chí Minh


3
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của luận án
Ba tỉnh ven biển Nam Trung Bộ: Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình
Thuận là những tỉnh khan hiếm nước nhất của đất nước, vào mùa khô
tình trạng thiếu nước rất nghiêm trọng. Tại các vùng cửa sông và đụn
cát ven biển, nước mặn đã xâm nhập vào các tầng chứa nước trên một
diện rộng, biên mặn đang lấn dần vào phía đất liền. Sự hiện diện của các
chất nhiễm bẩn tự nhiên như floride, sắt, can xi, magne, cyanur và chỉ số
pH thấp... đã trở thành mối lo ngại thật sự cho cộng đồng. Để giải quyết
nguồn nước cung cấp đảm bảo về số lượng và chất lượng cho khu vực,
trong tương lai không thể không áp dụng biện pháp bổ sung nhân tạo
nước dưới đất (BSNT NDĐ).
Việc xây dựng một qui trình hướng dẫn BSNT NDĐ bằng phương pháp
bồn thấm là rất hữu ích và có tính thực tiễn cao. Đó là lý do nghiên cứu
sinh chọn và thực hiện đề tài “Xây dựng qui trình bổ nước dưới đất

bằng phương pháp bồn thấm tại các đồng bằng ven biển Nam Trung
Bộ”
Mục tiêu và nhiệm vụ của luận án
Mục tiêu: Nghiên cứu đề xuất một qui trình hướng dẫn BSNT NDĐ
bằng phương pháp bồn thấm thích hợp với các đồng bằng ven biển Nam
Trung Bộ.
Nhiệm vụ: Nghiên cứu tổng quan về BSNT NDĐ; Đánh giá điều kiện tự
nhiên các đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ để lựa chọn phương pháp
BSNT NDĐ thích hợp; Nghiên cứu đề xuất qui trình hướng dẫn BSNT
NDĐ bằng phương pháp bồn thấm; và áp dụng qui trình hướng dẫn
BSNT NDĐ bằng bồn thấm để nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản


4
lý bổ sung tầng chứa nước tại các cồn cát bán khô hạn huyện Bắc Bình,
tỉnh Bình Thuận.
Phương pháp nghiên cứu: Thu thập xử lý và tổng hợp tài liệu địa chất
thủy văn, khảo sát địa chất thủy văn, khảo sát địa vật lý, phương pháp
xây dựng mô hình.
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi: các đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ gồm các tỉnh Khánh
Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Đối tượng: nghiên cứu đề xuất một
qui trình hướng dẫn BSNT NDĐ bằng phương pháp bồn thấm.
Cơ sở tài liệu
Các tài liệu thuộc đề tài cấp nhà nước mã số ĐTĐL 2004/07, kết quả
điều tra ĐCTV khu vực, kết quả tìm kiếm thăm dò NDĐ của Liên đoàn
ĐCTV-ĐCCT Miền Nam, Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT Miền Trung và các
cơ quan khác, các tài liệu từ internet, các báo cáo công bố trong các hội
nghị khoa học, các đề tài khoa học các cấp, các luận án tiến sĩ, thạc sĩ có
liên quan.

Các luận điểm bảo vệ
1. Phương pháp BSNT NDĐ bằng bồn thấm là một phương pháp tăng
cường trữ lượng NDĐ có hiệu quả đối với các đồng bằng ven biển Nam
Trung Bộ.
2. Qui trình hướng dẫn BSNT NDĐ bằng phương pháp bồn thấm tại các
đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ bao gồm 6 bước.
3. Bảy giải pháp quản lý bổ sung tầng chứa nước là những giải pháp hữu
hiệu để giải quyết vấn đề cung cấp nước cho khu vực cồn cát bán khô
hạn huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận
Tính mới của luận án


5
Lần đầu tiên đề xuất một qui trình hướng dẫn BSNT NDĐ bằng phương
pháp bồn thấm thích hợp với các đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ và
các đồng bằng ven biển khác có điều kiện tự nhiên tương tự trên toàn
quốc.
Ý nghĩa khoa học
1. Là hướng nghiên cứu mới tại Việt Nam, lần đầu tiên đã đề xuất một
qui trình hướng dẫn BSNT NDĐ bằng phương pháp bồn thấm đối với
các đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ gồm 6 bước.
2. Khẳng định được vai trò của các công nghệ khảo sát trong nghiên cứu
quản lý bổ sung tầng chứa nước mang tính đa ngành.
3. Tạo lập được cơ sở dữ liệu gốc làm ví dụ điển hình trong nghiên cứu
về quản lý bổ sung tầng chứa nước. Đây là nguồn tài liệu tham khảo rất
cần thiết và hữu ích trong công tác giảng dạy tại các trường đại học, cao
đẳng trong lĩnh vực BSNT NDĐ và bảo vệ môi trường tại Việt Nam
theo xu thế chung của thế giới.
4. Có giá trị trong việc hoạch định về quản lý các tầng chứa nước và bảo
vệ môi trường, làm cầu nối cho hướng nghiên cứu về bảo vệ các tầng

chứa nước nhằm thích nghi với biến đổi khí hậu ở các vùng bán khô hạn
ven biển miền Trung trong chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi
khí hậu tại Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn
1. Có thể ứng dụng ngay vào thực tiễn để giải quyết vấn đề khan hiếm
nước trong mùa khô hạn tại các tỉnh Nam Trung Bộ và các địa phương
có đặc điểm tương tự khi mà việc sử dụng nước mặt chưa mang lại hiệu
quả kinh tế.
2. Định hướng, hướng dẫn các nhà địa chất thủy văn tiến hành các bước


6
cần thiết trong quá trình thực hiện BSNT NDĐ bằng phương pháp bồn
thấm.
3. Chỉ ra tiềm năng về nước ngầm của vùng cát ven biển huyện Bắc
Bình là phong phú. Giúp tỉnh Bình Thuận đưa ra quyết định đúng về
khai thác và bảo vệ nước hồ Bàu Trắng, Bàu Nổi.
4. Đề xuất và giới thiệu 7 giải pháp quản lý bổ sung tầng chứa nước tại
khu vực cồn cát bán khô hạn huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận mang
tính thực tiễn cao.
5. Cung cấp nước 220 m3/ngày tại bãi giếng Bàu Nổi cho cư dân xã
Hồng Phong.
6. Giải pháp làm sạch nguồn gây ô nhiễm tại Bàu Nổi là một cách xử lý
bảo vệ môi trường mới, có thể áp dụng khi triển khai các đề án tương tự.
Bố cục của luận án
Luận án gồm phần mở đầu, 4 chương và phần kết luận; với 200 trang
đánh máy khổ A4, 36 bảng, 67 hình vẽ và đồ thị và 79 tài liệu tham
khảo. Chương 1- Tổng quan về BSNT NDĐ; Chương 2- Các yếu tố ảnh
hưởng đến sự lựa chọn các phương pháp BSNT NDĐ tại các đồng bằng
ven biển Nam Trung Bộ; Chương 3- Nghiên cứu đề xuất qui trình

hướng dẫn BSNT NDĐ bằng phương pháp bồn thấm tại các đồng bằng
ven biển Nam Trung Bộ. Chương 4- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp
quản lý bổ sung tầng chứa nước tại khu vực cồn cát huyện Bắc Bình,
tỉnh Bình Thuận.
Lời cảm ơn
Luận án được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của GS.TSKH. Nguyễn
Thị Kim Thoa và TS. Đỗ Tiến Hùng. Trong quá trình hoàn thành luận
án NCS nhận được sự quan tâm giúp đỡ của cố PGS.TS Huỳnh Thị


7
Minh Hằng, TS. Peter Dillon; GS.TS Paolo Bono; TS. Giuseppe
Arduino, PGS. TS. Nguyễn Việt Kỳ, PGS.TS Đoàn Văn Cánh, PGS.TS.
Nguyễn Văn Giảng. TS. Phan Thị Kim Văn, KS. Nguyễn Văn Hòa, lãnh
đạo của Viện Môi trường và Tài nguyên và phòng quản ngành (phòng
GeoInfomatics – Viện Môi trường và Tài nguyên, đại học Quốc gia TP.
Hồ Chí Minh). Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành đối với
các cơ quan, các nhà khoa học và các đồng nghiệp nói trên.
CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN VỀ BỔ SUNG NHÂN TẠO
NƯỚC DƯỚI ĐẤT
Chương này trình bày tổng quan về BSNT NDĐ và lịch sử nghiên cứu
triển khai qui trình BSNT NDĐ trên thế giới và ở Việt Nam.
1.1. Bổ sung nhân tạo nước dưới đất
BSNT NDĐ là các hoạt động của con người làm nước mặt từ sông, suối,
hồ thấm vào lòng đất với tốc độ thường lớn hơn nhiều lần bổ sung tự
nhiên, tạo ra một sự gia tăng tương ứng về mức độ an toàn khi khai thác
NDĐ.
1.2. Mục đích của bổ sung nhân tạo nước dưới đất
Trong lĩnh vực cấp nước, các mục đích quan trọng nhất của BSNT NDĐ
là: Gia tăng lượng nước dưới đất cho cấp nước; Cải thiện chất lượng

nước; Chứa nước nhạt tại các tầng chứa nước; Ngăn cản sự xâm nhập
của nước mặn; Duy trì mực nước dưới đất.
1.3. Nguồn và chất lượng nước để bổ sung
1.3.1. Nước mặt là nguồn nước quan trọng để BSNT. Nước sông thường
có các chất lơ lửng với hàm lượng từ vài chục đến vài trăm g/m3, có thể
gây tắc nghẽn nếu sử dụng trực tiếp trong các công trình BSNT. Nước


8
hồ thường không có hoặc có rất ít các chất lơ lửng. Khi không bị nhiễm
có thể dùng để bổ sung trực tiếp không cần tiền xử lý.
1.3.2. Dòng chảy mặt từ nước mưa phổ biến ở các trung tâm đô thị tuy
nhiên chúng thường chứa các chất nhiễm bẩn từ rất nhiều nguồn khác
nhau. Ở các vùng nông thôn, mưa lớn có thể tạo ra các dòng chảy mặt
trên các cánh đồng nông nghiệp, các chất nhiễm bẩn thường gồm: thuốc
trừ sâu, phân bón, phân động vật, con người và các nguồn khác.
1.3.3. Nước thải đã xử lý do thể tích có thể biết trước và có thành phần
ổn định là một nguồn bổ sung rất hấp dẫn. Tuy nhiên nước thải đòi hỏi
hai lần xử lý và một lần khử trùng trước khi sử dụng để bổ sung.
1.3.4. Nước uống là nguồn nước bổ sung trong các sơ đồ Chứa và Khai
thác. Các sơ đồ này thường được xây dựng bên cạnh các công trình xử
lý để tiết kiệm chi phí và tận dụng khả năng xử lý dư thừa.
1.4. Các phương pháp BSNT NDĐ
Các phương pháp BSNT NDĐ có thể chia thành 2 nhóm: trực tiếp và
gián tiếp:
1.4.1. Nhóm các phương pháp bổ sung trực tiếp gồm:
- Các phương pháp thấm: bao gồm hồ thấm hoặc bồn thấm; tận dụng đất
đá của tầng chứa nước để xử lý nước thải; làm lụt có kiểm soát; thấm
giữa các đụn cát.
- Các phương pháp điều tiết dòng chảy: bao gồm các hồ thấm đằng sau

các đập; các đập cát; các đập ngầm; các đập thấm xuyên.
- Các phương pháp ép nước qua các lỗ khoan, hầm mỏ: bao gồm lỗ
khoan và hầm mỏ lộ thiên; các lỗ khoan ép nước (các sơ đồ ASR và
ASTR).
- Thu gom nước mưa: gồm có các đập đất ngoài đồng; thu gom nước


9
mưa từ mái nhà.
1.4.2. Nhóm các phương pháp bổ sung gián tiếp: gồm các phương pháp
thấm qua đáy sông, đáy hồ.
1.5. Hiện trạng BSNT NDĐ.
1.5.1. BSNT nước dưới đất trên thế giới: Trên thế giới BSNT NDĐ đã
được áp dụng rộng rãi tại Canada, Tiệp Khắc, Đan Mạch, Pháp, Đức,
Anh, Hà Lan, Thụy Điển, Mỹ, Úc, Trung Quốc, Brazil, Sri Lanka,
Uganda, Thailand …
1.5.2. BSNT NDĐ tại Việt Nam: Hội thảo khoa học “BSNT trữ lượng
NDĐ tại Việt Nam” vào tháng 7/2003 do Cục Địa chất và Khoáng sản
tổ chức tại Hà Nội. Đề tài khoa học công nghệ độc lập cấp nhà nước:
“Nghiên cứu cơ sở khoa học BSNT NDĐ để bảo đảm khai thác bền
vững tài nguyên nước tại Việt Nam” mã số ĐTĐL2004/07 do GS.TSKH
Nguyễn Thị Kim Thoa và các đồng nghiệp đã triển khai thực hiện từ
năm 2004-2007. Năm 2007, PGS.TS. Nguyễn Việt Kỳ đang triển khai
đề tài thử nghiệm bổ sung nước mưa vào tầng chứa nước tại khuôn viên
của Đại học Khoa học tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh ở Thủ Đức.
Công ty Haskoning B.V, Hà Lan, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn tỉnh Ninh Thuận đang tiến hành dự án thử nghiệm “Rehydrating the earth of Phuoc Nam area”, dự án bắt đầu vào năm 2007 và
sẽ kết thúc vào cuối năm 2008. PGS.TS. Đoàn Văn Cánh và các đồng
nghiệp đang tiến hành đề tài độc lập cấp nhà nước “Nghiên cứu cơ sở
khoa học và xây dựng các giải pháp lưu giữ nước mưa vào lòng đất

phục vụ chống hạn và bảo vệ tài nguyên NDĐ vùng Tây Nguyên”.
1.5.3. Quản lý bổ sung tầng chứa nước: công nghệ BSNT NDĐ không
chỉ là công nghệ mà còn phải tính đến các yếu tố môi trường tự nhiên,


10
các yếu tố kinh tế - xã hội; việc bổ sung nước vào tầng chứa đòi hỏi có
sự tham gia của các cộng đồng dân cư vào việc quản lý nguồn nước
được bổ sung thì mới bảo đảm khai thác bền vững. Hội Địa chất thủy
văn quốc tế đã quyết định sử dụng tên gọi “quản lý bổ sung tầng chứa
nước” (tiếng Anh là Management of Aquifer Recharge, viết tắt là MAR)
thay cho tên gọi BSNT NDĐ. Tên gọi MAR tại Việt Nam được thông
qua tại Hội nghị nghiệm thu cấp Nhà nước đề tài mã số ĐTĐL2004/07
vào ngày 30 tháng 7 năm 2007. Tuy luận án vẫn giữ tên gọi BSNT
NDĐ, nhưng các bước tiến hành, phương pháp triển khai nghiên cứu
đều thực hiện theo quan điểm MAR.
1.5.4. Hiện trạng nghiên cứu và triển khai qui trình BSNT NDĐ bằng
phương pháp bồn thấm: Trên thế giới đã có rất nhiều tác giả tổng kết và
xây dựng qui trình mang tính hướng dẫn các bước cần thiết, các yếu tố
cần quan tâm khi bắt đầu xây dựng một công trình BSNT NDD. Nghiên
cứu sinh đã giơi thiệu tóm tắt một số qui trình hướng dẫn liên quan đến
luận án. Tại Việt Nam, việc xây dựng những qui trình tương tự chưa
được tiến hành, còn là lĩnh vực bỏ ngỏ.
CHƯƠNG 2 – CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN
CÁC PHƯƠNG PHÁP BỔ SUNG NHÂN TẠO NƯỚC DƯỚI ĐẤT
TẠI CÁC ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN NAM TRUNG BỘ
Chương này sẽ trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn các
phương pháp BSNT NDĐ ở các đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ.
2.1. Khí hậu, thuỷ văn
Các điều kiện khí hậu và thủy văn ảnh hưởng tới khả năng ứng dụng các

phương pháp BSNT.
2.1.1. Đặc điểm khí hậu: Nhiệt độ trung bình năm từ 26,5 đến 27,5oC.


11
Tổng lượng mưa trung bình năm từ 1150-1950mm; Tổng lượng bốc hơi
trung bình hàng năm đạt từ 1120-1920mm, phân bố không đều trong các
tháng.
2.1.2. Đặc điểm thủy văn: Các sông đều ngắn và dốc. Mùa kiệt thường
không có nước, nhưng vào mùa lũ vùng hạ lưu bị ngập úng dài ngày.
Lượng dòng chảy 4 tháng mùa lũ (tháng 9-12) chiếm khoảng 65-75%
lượng dòng chảy cả năm. Xâm nhập mặn và ô nhiễm nước sông ngày
càng trầm trọng.
2.2. Địa hình
Có các dạng địa hình: Địa hình núi trung bình; Địa hình đồng bằng bóc
mòn - tích tụ; Địa hình đồng bằng và cồn cát ven biển. Điểm nổi bật về
địa hình ở đây là có các cồn cát dài từ vài chục đến hàng trăm km, rộng
từ 5 đến 10km, xen kẹp nhiều trũng lòng chảo rộng rất thuận lợi để làm
những bồn thấm tự nhiên.
2.3. Địa chất - Địachất thủy văn
2.3.1. Địa chất
Có thể chia đồng các các đồng bằng ven
biển Nam Trung Bộ thành các vùng địa
chất có thành phần thạch học khác nhau
ảnh hưởng sâu sắc đến sự lựa chọn các
phương pháp BSNT NDĐ: i) vùng đá
gốc nứt nẻ, ii) vùng đồng bằng ven sông
và vùng các dải cát ven biển (Hình 2-3).
Hình 2- 3. Sơ đồ phân vùng BSNT NDĐ
2.3.2. Địa chất thủy văn

Các tầng chứa nước lỗ hổng gồm có: tầng Holocen (qh), và tầng


12
Pleistocen (qp). Các tầng chứa nước khe nứt gồm có: tầng Neogen (n2),
tầng Creta (k) và tầng Jura (j).
2.3.3. Thành phần hóa học của nước dưới đất
NDĐ ở Bình Thuận, Khánh Hoà có loại
hình Cl-Na, ở Ninh Thuận có loại hình
chủ yếu là Cl-Na, một số mẫu có loại
hình HCO3-Na.

Hình 2-4. Thành phần hóa học của NDĐ
2.4. Các yếu tố khác
2.4.1. Khai thác NDĐ: Tại Bình Thuận: Nhà máy nước Hoà Phú khai
thác khoảng 500m3/ngày, công ty Lâm sản Bình Thuận khai thác trên
500m3/ngày, công ty TNHH Minh Thành khai thác trên 400m3/ngày,
ngoài ra có trên 3.000 giếng khoan, mỗi giếng khai thác khoảng
15m3/ngày. Tại Ninh Thuận: nhà máy nước ngầm Phan Rang khai thác
1.200m3/ngày; khoảng 50 giếng với công suất mỗi giếng 15m3/ngày đã
được khoan trong chương trình chống hạn năm 2005. Nhà máy nước ở
Nha Trang khai thác 7000m3/ngày, ở Cam Ranh khai thác 500m3/ngày.
ngoài ra có khoảng 335 giếng khoan máy, 625 giếng khoan tay, tổng
lượng khai thác khoảng 19.000 m3/ngày.
2.4.2. Sử dụng đất: Đầm hồ nuôi tôm đặc biệt tăng nhanh trong vòng 10
năm gần đây làm gia tăng nguy cơ nước mặn lấn sâu vào đất liền làm
mặn hóa các tầng chứa nước ven biển, muối hóa đất. Tại nhiều khu khu
đô thị, khu công nghiệp đã xuất hiện ô nhiễm các nguyên tố vi lượng.
2.5. Lựa chọn các phương pháp BSNT NDĐ cho các đồng bằng ven



13
biển Nam Trung Bộ
2.5.1.Vùng đá gốc nứt nẻ: phương pháp bồn thấm hoặc phương pháp
bồn thấm kết hợp với các lỗ khoan ép nước là thích hợp nhất. Cũng có
thể áp dụng những đập và rãnh thấm kề nhau trên cùng một đường đẳng
độ cao địa hình, để tăng cường bổ sung cho NDĐ.
2.5.2.Vùng đồng bằng ven sông: Phương pháp thích hợp nhất là thấm
qua đáy sông. Cũng có thể xây dựng các đập ngăn để lưu trữ nước sông
và do đó gia tăng thời gian thấm bổ sung cho NDĐ.
2.5.3.Vùng các dải cát ven biển: Phương pháp thích hợp nhất là bồn
thấm. Những vùng trũng được bao quanh bằng các dải cồn cát lại là
những vị trí rất thích hợp để thu gom nước mưa.
Phương pháp bồn thấm thích hợp nhất để tăng cường trữ lượng NDĐ vì:
i) Có đủ nguồn nước để bổ sung gồm nước mưa và nước mặt trong các
sông, hồ; ii) Địa hình thuận lợi cho việc xây dựng bồn thấm; iii) Các
tầng chứa nước đều là không áp, lộ ra trên mặt hoặc nằm rất nông, có
tính thấm cao, có mực NDĐ nằm sâu, bề dày không bão hòa lớn; iv) Là
vùng thiếu nước nghiêm trọng, quá trình sa mạc hóa và xâm nhập mặn
ngày một gia tăng; v) Bảo đảm cung cấp một lượng nước lớn với chất
lượng đảm bảo.
CHƯƠNG 3- NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT QUI TRÌNH BỔ SUNG
NHÂN TẠO NƯỚC DƯỚI ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP BỒN
THẤM TẠI CÁC ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN NAM TRUNG BỘ
Chương này nghiên cứu đề xuất một qui trình hướng dẫn BSNT NDĐ
bằng phương pháp bồn thấm áp dụng cho các đồng bằng ven biển Nam
Trung Bộ.
3.1. Khảo sát chọn vùng BSNT



14
Khảo sát chọn vùng BSNT dựa theo các tiêu chuẩn: vùng có mực NDĐ
bị giảm do khai thác quá mức; tầng chứa nước đã bị khô, phục hồi nước
trong các lỗ khoan rất chậm; nước tại các lỗ khoan không đủ trong các
tháng khô hạn; chất lượng NDĐ kém và không có nguồn nước khác;
vùng cung cấp nước nằm quá xa các khu vực có nhu cầu sử dụng nước.
Cụ thể, tại tỉnh Bình Thuận, nên chọn khu Bắc Bình có diện tích khoảng
800km2. Tại tỉnh Ninh Thuận, nên chọn các xã ven biển. Tại tỉnh Khánh
Hòa nên chọn các đồng bằng Vạn Ninh – Ninh Hòa, Diên Khánh – Nha
Trang, Cam Ranh với tổng diện tích khoảng 700km2.
3.2. Đánh giá nguồn nước để bổ sung
3.2.1. Đánh giá số lượng nguồn nước để bổ sung.
Nguồn nước mưa: được đánh giá dựa vào giai đoạn dư thừa nước, là
khoảng thời gian mà lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi. Số lượng nước
mưa có thể sử dụng để bổ sung là chênh lệch giữa lượng mưa và lượng
bốc hơi trong giai đoạn này. Lượng nước mưa có thể được sử dụng làm
nguồn bổ sung tại tỉnh Bình Thuận đạt khoảng 394.400 m3/km2/ năm; tại
tỉnh Ninh Thuận khoảng 138.480 m3/km2/ năm và tại tỉnh Khánh Hòa
khoảng 620.800 m3/km2/ năm.
Nguồn nước mặt: Tỉnh Bình Thuận Sông Lũy có lưu vực 1.910km2,
chiều dài 98 km, chiều rộng trung bình 31,0m, lượng dòng chảy trung
bình năm là 428 m3/s, trong đó vào mùa khô lũ là 286m3/s (chiếm
66,8%) và vào mùa cạn là 142 m3/s (chiếm 33,2%). Hồ Bàu Trắng với
dung tích gần 12 triệu m3 nước ngọt có thể là nguồn bổ sung cho NDĐ.
Tỉnh Ninh Thuận sông Cái Phan Rang là sông lớn nhất tỉnh. Sông Cái
Phan Rang có diện tích lưu vực là 3.000 km2, chiều dài 119km, chiều
rộng trung bình 31,6m, tổng lượng dòng chảy cả năm là 184,1 m3/s,


15

3

trong đó vào mùa lũ là 134,7m /s (chiếm 73,2%) và vào mùa cạn là 49,4
m3/s (chiếm 26,8%). Tỉnh Khánh Hòa có sông Cái Nha Trang, sông có
chiều dài 79km, diện tích lưu vực 2000 km2, chiều rộng trung bình
25,3m, tổng lượng dòng chảy trung bình năm là 876m3/s, trong đó vào
mùa lũ là 566 m3/s (chiếm 65 %) và vào mùa cạn là 310 m3/s (chiếm
35%), hồ Đá Bàn dung tích 60 triệu m3 và hồ Cam Ranh dung tích 22
triệu m3.
Khi tiến hành thiết kế các công trình BSNT NDĐ, cần phải bàn với
chính quyền địa phương về tổng lưu lượng nước trung bình năm có thể
sử dụng cho mục đích BSNT dựa trên qui hoạch sử dụng nguồn nước
sông của các tỉnh. Từ đó chọn qui mô kích thước của các bồn thấm.
3.2.2. Đánh giá chất lượng nước: Trong quá trình điều tra phải phân tích
các chỉ số hoá lý, vi lượng, vi sinh của nước bổ sung và NDĐ. Nghiên
cứu vi trùng nước bổ sung được tiến hành đồng thời với nghiên cứu
thành phần hóa học bằng cách lấy mẫu và phân tích mẫu vi trùng.
3.3. Đánh giá đặc điểm địa chất thủy văn.
3.3.1. Đánh giá phân bố không gian của tầng chứa nước bao gồm: các
tầng chứa nước, chiều sâu tới mực nước, biên độ dao động mực nước,
trữ lượng tiềm năng, mức độ sử dụng NDĐ, chất lượng nước, chiều dày
lớp chưa bão hòa từ 3m dưới mặt đất, thay đổi mực nước do khai thác,
mức độ phục hồi mực nước sau khi khai thác, mực nước và chất lượng
NDĐ tại các lỗ khoan trong các tháng khô hạn. Các phương pháp địa vật
lý chỉ có thể phát huy tác dụng khi tiến hành vào mùa mưa khi cát ẩm và
có độ dẫn điện tốt. Phương pháp điện và phương pháp địa chấn thăm dò
thực sự hữu ích khi triển khai ở vùng cát bán khô hạn Nam Trung Bộ.
Khoan thăm dò để hiểu rõ thành phần thạch học, chiều sâu, chiều dày và



16
những đặc trưng về số lượng và chất lượng của các tầng chứa nước có
triển vọng theo kết quả khảo sát địa chất thuỷ văn và địa vật lý đã tiến
hành. Khoan khai thác được khoan tại vị trí được xác định một cách tin
cậy từ các kết quả khảo sát trước.
3.3.2. Đánh giá đặc điểm động thái NDĐ: đánh giá chiều sâu tới mực
NDĐ, biên độ giao động của mực NDĐ theo mùa và do ảnh hưởng của
thủy triều. Mạng lưới quan trắc nên gồm hai loại: mạng quan trắc khu
vực và mạng quan trắc trong vị trí xây dựng công trình BSNT NDĐ.
Đối với mạng quan trắc trong vị trí xây dựng, cần tối thiểu 3 lỗ khoan
quan trắc, một ở thượng nguồn, một ở ngay trong bồn thấm và một ở hạ
nguồn bồn thấm.
3.3.3. Đánh giá các ảnh hưởng của sự pha trộn giữa nước bổ sung với
NDĐ: nước để BSNT sẽ phản ứng với NDĐ ở các đồng bằng ven biển
Nam Trung Bộ theo các phản ứng: kết tủa của carbonat-can xi, kết tủa
của ôxít sắt và magiê ngậm nước, trương nở của các hạt sét trong các
tầng cát chứa nước. Cần đánh giá ảnh hưởng của 3 quá trình này theo
hướng dẫn trong qui trình.
3.4. Phương pháp đánh giá và lựa chọn các thông số.
3.4.1. Phương pháp đánh giá các thông số
Đánh giá hệ số thấm dựa vào kích thước hạt: sử dụng phương trình
Hazen: K = Cd210 (3.1) hoặc hoặc phương trình Massmann :
log10(K) -1.57 + 1.90d10 + 0.015d60 - 0.013d90 - 2.08ffines
Hệ số thấm hỗn hợp của các lớp là trung bình điều hòa:
kequiv 

d
d
 ki
i


(3.3)

(3.2)


17
Đánh giá bằng thí nghiệm trong phòng: xác định hệ số thấm đối với đất
có thành phần hạt mịn. Đối với các loại đất dính (đất sét, đất thịt) sử
dụng thiết bị Nam Kinh 55. Đối với các loại đất cát, đất rời sử dụng thiết
bị Kamenski. Đánh giá bằng thí nghiệm ngoài trời: là các thí nghiệm
bơm nước, thí nghiệm ép (múc) nước và thí nghiệm đổ nước trong các
hố đào hoặc trong các lỗ khoan.
Đánh giá gradient thủy lực: với các vị trí có mực NDĐ nằm tương đối
nông, gradient thủy lực được tính theo công thức Green-Ampt:

i  0, 00247

Dpond  L  hwf
(3.4)

L

Đối với các vị trí có mực NDĐ nằm sâu, gradient tính theo phương trình
của Massmann:

i  0, 002476

Dwt  D pond
K 0,1


CFsize

(3,5)

Với các kênh thấm có chiều dài lớn hơn nhiều chiều rộng, gradient có
thể tính gần đúng theo phương trình sau:

i

0, 004085( Dwt  Dtrend )
K 0,05

(3.6)

Đánh giá tốc độ thấm có thể dựa vào phân loại đất theo các bảng tra sẵn
hoặc theo định luật Darcy:

f K

dh
 Ki
dz

(3.7)

Tốc độ thấm còn có thể xác định bằng các thí nghiệm ngoài trời bằng
cách cho nước vào bồn thấm và đo sự thay đổi mực nước trong bồn
thấm theo thời gian.



18
3.4.2. Lựa chọn các thông số
Diện tích của bồn thấm được tính toán dựa trên tốc độ thấm và lượng
nước bổ sung. Loại đất thích hợp phải có hàm lượng sét <20% hoặc hàm
lượng sét và bột <40%. Hệ số thấm nằm trong khoảng 0,0864m/ngày tới
8,64 m/ngày. Tốc độ thấm nằm trong khoảng giữa 0,312 và
1,824m/ngày. Độ dốc địa hình lớn hơn 10% là không thích hợp, độ dốc
của vùng cấp nước vào bồn thấm<5%, độ dốc các thành của bồn thấm
lớn nhất là 3:1 (Ngang: Đứng). Chất lượng nước dùng để bổ sung phải
bằng hoặc cao hơn NDĐ để bảo đảm chất lượng và giá trị của NDĐ.
Khoảng cách của đáy bồn thấm tới mực NDĐ ít nhất là 1,2m, tốt nhất là
3m. Vị trí đặt bồn thấm phải bảo đảm khoảng cách tối thiểu tới các công
trình hoặc biên công trình xung quanh. Loại bồn thấm được chọn dựa
vào kích thước của lưu vực hướng nước chảy vào công trình thấm. Tiền
xử lý nước theo hai mức, mức 1: ngăn cản tắc nghẽn bồn thấm, mức 2:
bảo vệ chất lượng NDĐ.
3.4.3. Những khó khăn cần chú ý
Các khó khăn về mặt kỹ thuật gồm: nguồn nước để bổ sung; qui mô xây
dựng công trình; các ảnh hưởng khi pha trộn nước bổ sung và NDĐ; tổn
thất do bốc hơi cao. Các khó khăn về kinh tế- xã hội gồm: khả năng tạo
ra lợi ích trong khoảng thời gian hợp lý; lợi ích đối với nhóm đầu tư cho
BNSNT; kiểu sở hữu đất và nước: không có khả năng kiểm soát khai
thác).
3.5. Đánh giá sơ đồ BSNT NDĐ bằng mô hình NDĐ
Trong lĩnh vực BSNT NDĐ mô hình có thể: dự báo sự di chuyển và sự
mất đi của các chất nhiễm bẩn, theo dõi đường dịch chuyển của nhiễm
bẩn NDĐ, thiết kế mạng quan trắc NDĐ, khoanh định đới phòng hộ vệ



19
sinh, đánh giá tài nguyên NDĐ khu vực, dự đoán các ảnh hưởng của
khai thác NDĐ trong tương lai, dự đoán hiệu quả và các ảnh hưởng của
các công trình BSNT.
3.6. Quan trắc và bảo dưỡng công trình BSNT NDĐ
3.6.1. Quan trắc: Các thông số có thể quan trắc bao gồm độ dẫn điện, độ
đục, nhiệt độ, pH, oxy hòa tan, mực nước, áp lực, dư lượng thuốc trừ
sâu, các sinh vật gây bệnh, các kim loại nặng v.v… Vị trí các điểm quan
trắc và tần suất quan trắc thường được xác định bằng quá trình thử dần.
Giai đoạn đầu thường quan trắc thường xuyên, sau đó thời gian giữa hai
lần quan trắc và số lần quan trắc giảm khi đã xác định được sự biến đổi
của số lượng và chất lượng nước.
3.6.2. Kiểm tra và bảo dưỡng: Phải kiểm tra bồn thấm 1 tháng một lần
trong 6 tháng đầu để xác định liệu có cần thiết để bảo dưỡng ngay
không. Sau 6 tháng đầu, việc kiểm tra và bảo dưỡng tuân theo lịch được
thiết kế cụ thể cho từng công trình BSNT NDĐ.
CHƯƠNG 4. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN
LÝ BỔ SUNG TẦNG CHỨA NƯỚC TẠI KHU VỰC CỒN CÁT
HUYỆN BẮC BÌNH, BÌNH THUẬN
Chương này áp dụng qui trình hướng dẫn BSNT NDĐ đã trình bày
trong chương 3 để nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý bổ sung
tầng chứa nước (MAR) tại khu vực cồn cát bán khô hạn huyện Bắc
Bình, tỉnh Bình Thuận. .
4.1. Khảo sát chọn vùng BSNT
Xã Hồng Phong và Hoà Thắng thuộc huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận
được chọn vì: là vùng đang phải đối chọi với vấn đề khó khăn về cung
cấp nước; phục hồi nước trong các lỗ khoan rất chậm sau khi đã bị khai


20

thác; nước tại các lỗ khoan không đủ trong các tháng khô hạn; NDĐ có
nguy cơ bị nhiễm mặn nếu bị khai thác quá mức và không có nguồn
nước khác.
4.2. Đánh giá các nguồn nước để bổ sung
4.2.1. Nguồn nước mặt: Vùng thử nghiệm có sông Lũy chiều dài 98 km,
chiều rộng trung bình 31,0m, diện tích lưu vực 1910km2, tổng lượng
dòng chảy trung bình năm là 428 m3/s, trong đó vào mùa lũ là 286 m3/s
và vào mùa cạn là 142 m3/s. Vào mùa khô nước mặn xâm nhập sâu vào
đất liền, nước sông đã bị ô nhiễm vượt tiêu chuẩn loại B đối với các
thông số BOD, COD, mangan, nitơrit và ô nhiễm nhẹ thủy ngân và
mangan. Hồ Bàu Trắng ở Hoà Thắng, có dung tích khoảng trên 12 triệu
m3 nước ngọt. Nước ngọt từ hồ Bàu Trắng thấm ngầm qua các đụn cát
ra phía biển tại cửa Vũng Môn với lưu lượng khoảng 220 l/gy. Kết quả
phân tích mẫu hồ tại các thời gian khác nhau cho thấy thành phần hóa
học của nước hồ gần như ổn định.
4.2.2. Nguồn nước mưa: Dựa trên số liệu quan trắc tại Bàu Nổi và Hồng
Phong thì có thể có khoảng 1550.000 m3/km2/năm trong thời kỳ dư
nước làm nguồn bổ sung cho NDĐ.
4.3. Đánh giá đặc điểm địa chất thủy văn
4.3.1 Đánh giá sự phân bố không gian của các tầng chứa nước
Đã tiến hành: khảo sát địa chất thuỷ văn chi tiết, khảo sát địa vật lý, và
khoan thăm dò. Các kết quả khảo cho thấy: từ 0 đến 15,5 m là tầng chứa
nước Holocen (qh), gồm cát hạt mịn đến trung, khả năng chứa nước
trung bình; tiếp theo là tầng chứa nước Pleistocen (qp), dày từ 33,17 đến
68,23m, mực nước tĩnh từ 0,55 đến 25,77 m; thành phần thạch học gồm:
cát thạch anh, độ hạt từ trung đến mịn; phía dưới là tầng chứa nước


21
Pleistocen trung khả năng chứa nước kém.

4.3.2. Đặc điểm động thái của NDĐ: Mực nước biến đổi theo mùa, giá
trị mực nước cao nhất vào tháng 10, giá trị mực nước thấp nhất vào
tháng 7, biên độ dao động <1,50m (tầng qh) và trong khoảng 0,4 - 0,5m
(tầng qp).
4.3.3. Nghiên cứu thành phần hóa học của NDĐ
Có 168 mẫu phân tích thành phần hóa, được lấy tại 39 vị trí để phân
tích thành phần hóa học. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nước trong các
hồ Bàu Nổi, bàu Ông và bàu Bà có loại hình Cl-NaCl và không thay đổi
theo mùa. Loại hình hóa học chủ yếu là Cl-Na, ngoài ra còn có thêm
loại hình HCO3–Na và Cl- Ca. Hàm lượng các ion chính tăng nhẹ vào
mùa mưa. Quá trình pha trộn giữa nước nhạt và nước biển chiếm ưu
thế. Quá trình bốc hơi cũng là nguyên nhân làm tăng hàm lượng của các
ion thay đổi
4.3.4. Nghiên cứu nguồn gốc và tuổi của NDĐ
130 mẫu nước (bao gồm nước mưa, NDĐ, nước nguồn lộ, nước hồ và
nước biển) được lấy để phân tích các đồng vị bền δ 2H và 18º. Từ đồ
thị quan hệ giữa 2H và 18O đã xây dựng được các đường đặc trưng của
vùng nghiên cứu, bao gồm: Đường khí tượng địa phương: y = 7,7 x
+4,9; Đường pha trộn giũa NDĐ và nước biển: y = 6,6569 x – 2,1134
;Đường bốc hơi: y= 5,4 x - 11,8. NDĐ và nước tại các điểm lộ nằm dọc
đường khí tượng thế giớ. Nước hồ được nước được NDĐ cung cấp, tuy
nhiên bị ảnh hưởng bởi quá trình bốc hơi. Nước điểm lộ dọc bờ biển đại
diện cho quá trình pha trộn giữa NDĐ nhạt và nước biển. Các số liệu
đồng vị cho phép khẳng định NDĐ ở đây có nguồn gốc ngấm từ nước
mưa. Số liệu phân tích Triti (3H) của 35 mẫu cho thấy tuổi của NDĐ


22
nằm trong khoảng 20-30 năm.


Hình 4. 1. Đồ thị thể hiện đường khí tượng địa phương (LMWL), đường
pha trộn và đường bốc hơi đặc trưng cho khu vực cồn cát tỉnh Bình
Thuận.
4.4. Đánh giá các thông số
Loại đất: Các mẫu các mẫu đất lấy ở các độ sâu khác nhau đều có hàm
lượng sét <20% hoặc hàm lượng sét và bột <40%. Hệ số thấm: nằm
trong khoảng từ 0,0864m/ngày tới 8,64 m/ngày.

Hình 4-16. Đường cong cấp phối hạt của mẫu D1-Lỗ khoan QT-BN.
Gradient thủy nằm trong khoảng 0,086 đến 0,159. Tốc độ thấm nằm


23
trong khoảng 0,312 và 1,824m/ngày. Tất cả giá trị các thông số đều nằm
trong khoảng rất thích hợp cho BSNT NDĐ bằng phương pháp bồn
thấm.
4.5. Mô hình NDĐ
Mô hình trạng thái ổn định chỉ ra rằng trữ lượng khai thác tiềm năng là
230.354 m3/ng, trữ lượng khai thác an toàn là 138.143 m3/ng. Mô hình
trạng thái không ổn định chỉ ra rằng trong mùa khô trữ lượng tiềm năng
NDĐ là 109.505 m3/ng và trữ lượng khai thác an toàn là 42.708m3/ng.
Vào mùa mưa trữ lượng khai thác tiềm năng là 467.214 m3/ng và trữ
lượng khai thác an toàn là 201.340 m3/ng.
4.6. Đề xuất các giải pháp quản lý BSNT NDĐ tại khu vực cồn cát
huyện Bắc Bình.
Các nghiên cứu đã tiến hành cho phép đề xuất 7 giải pháp quản lý bổ
sung tầng chứa nước cho khu vực cồn cát tại Bình Thuận (Hình 4.20):
Giải pháp 1: Bơm nước trực tiếp từ hồ Bàu Trắng về Hồng Phong.
Hình 4- 20. Vị trí các giải
pháp có thể tại vùng cát

huyện Bắc Bình.

Giải pháp 2: Khai thác
NDĐ bằng cách bơm trực
tiếp từ các hệ thống lỗ
khoan khai thác đã xây dựng ở Bàu Nổi. Giải pháp 3: Khai thác nước ở
Bàu Nổi với lưu lượng 3.400 m3/ngày (hay 39,35 l/s trên một tuyến lỗ
khoan dài 1km). Giải pháp 4: Bơm nước từ tầng chứa ở cạnh hồ Bàu
Trắng (được bổ sung bằng phương pháp thấm từ hồ) sau đó chuyển qua


24
đường ống để phục vụ các nhu cầu sinh hoạt và tưới của cư dân địa
phương lân cận. Giải pháp 5: Thu gom nước mưa từ mái nhà trong xã
Hồng Phong và từ trên núi Bàu Thiêu. Giải pháp 6: Khai thác nước tại
các nguồn lộ nước có lưu lượng lớn. Giải pháp 7: Bơm nước từ Sông
Luỹ để bổ sung bằng bồn thấm tại trũng Tà Zôn
4.7. Sử dụng cơ chế vận hành của bồn thấm để cải thiện chất lượng
nước tại Bàu Nổi.
Kết quả xét nghiệm vi sinh và phân tích hóa cho thấy lượng vi khuẩn
E.Coli, Tổng Coliform, và hàm lượng Nitrate (NO3) cả trong nước hồ và
NDĐ cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Để cải thiện chất lượng nước, đã sử
dụng cơ chế vận hành của bồn thấm. Nội dung chính của phương pháp
bao gồm:
4.7.1. Làm sạch môi trường gây ô nhiễm trên mặt đất
4.7.2. Sử dụng cơ chế bồn thấm để làm sạch nguồn NDĐ đã bị ô nhiễm
4.7.3. Xác định vận tốc dịch chuyển của NDĐ
4.7.4. Khai thác nước để phục vụ cư dân và quan trắc
KẾT LUẬN
Luận án “Xây dựng qui trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất bằng

phương pháp bồn thấm tại các đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ”
đã hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra là nghiên cứu tổng quan về BSNT
NDĐ, đánh giá điều kiện tự nhiên các ĐBVB NTB làm luận cứ để chọn
phương pháp BSNT NDĐ thích hợp, nghiên cứu đề xuất qui trình
hướng dẫn BSNT NDĐ bằng phương pháp bồn thấm và nghiên cứu đề
xuất các giải pháp quản lý bổ sung tầng chứa nước tại vùng các đụn cát
bán khô hạn huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Những kết quả nghiên
cứu đạt được trong luận án cho phép tác giả rút ra các kết luận sau đây:


25
1. Các phương pháp BSNT đã được áp dụng từ nhiều năm trước trên
thế giới để quản lý tài nguyên nước. Các phương pháp BSNT có
mục tiêu cơ bản nhất là chứa và xử lý nước. Vai trò của BSNT sẽ
ngày càng trở nên quan trọng khi nhu cầu nước gia tăng, ảnh hưởng
của sự thay đổi của khí hậu trở nên rõ ràng. Việc áp dụng các
phương pháp này tại Việt Nam là hết sức cấp thiết trong hoàn cảnh
hiện nay.
2. Vùng ĐBVB NTB có nhiều yếu tố tự nhiên và xã hội, thuận lợi để
có thể triển khai các phương pháp BSNT NDĐ nhằm tăng cường trữ
lượng khai thác và cải thiện chất lượng NDĐ. Do đặc điểm tự nhiên,
địa hình, cấu trúc địa chất và ĐCTV của các ĐBVB NTB, khi áp
dụng các phương pháp BSNT NDĐ, cần phải lựa chọn phương pháp
đặc thù cho từng vùng, đó là: vùng đá gốc nứt nẻ, vùng đồng bằng
ven sông và vùng các dải cát ven biển. Phương pháp BSNT NDĐ
bằng bồn thấm là một phương pháp tăng cường trữ lượng NDĐ có
hiệu quả đối với các đồng bằng ven biển, nơi NDĐ là nguồn cấp
nước quan trọng cho sinh hoạt và công nghiệp.
3. Qui trình hướng dẫn BSNT NDĐ bằng phương pháp bồn thấm được
đề xuất trong luận án bao gồm 6 bước: i) Khảo sát để chọn vùng

BSNT; ii) Đánh giá nguồn nước để bổ sung; iii) Đánh giá đặc điểm
địa chất thủy văn; iv) Đánh giá và lựa chọn các thông số phục vụ
thiết kế và xây dựng bồn thấm; v) Đánh giá sơ đồ BSNT NDĐ bằng
mô hình nước dưới đất; và vi) Quan trắc và bảo dưỡng là một qui
trình mang tính thực tiễn và có thể áp dụng hiệu quả khi triển khai
dự án BSNT NDĐ bằng phương pháp bồn thấm tại các ĐBVB NTB


×