Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Phân tích thực trạng, tài chính, hiệu quả kinh tế và tác động về thu nhập tới các tác nhân tham gia 8 chuỗi giá trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (781.45 KB, 56 trang )

QUỸ QUỐC TẾ
VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
(IFAD)

UBND TỈNH NINH THUẬN
DỰ ÁN HỖ TRỢ TAM NÔNG
TỈNH NINH THUÂN

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Phân tích thực trạng, tài chính, hiệu quả kinh tế và tác động
về thu nhập tới các tác nhân tham gia 8 chuỗi giá trị

Nhóm chuyên gia tư vấn:
1.
2.
3.
4.
5.

Vũ Ngọc Anh
Hoàng Xuân Trường
Phạm Công Nghiệp
Nguyễn Đức Tưởng
Dương Thành Trung

Ninh Thuận, tháng 8/2014

1



MỤC LỤC

MỤC LỤC..................................................................................................................2
TÓM TẮT TỔNG QUAN..........................................................................................7
I. GIỚI THIỆU.........................................................................................................10
I.1 Bối cảnh..........................................................................................................10
I.2. Mục tiêu..........................................................................................................11
I.2.1. Mục tiêu chung..............................................................................................................11
I.2.2. Mục tiêu cụ thể..............................................................................................................11

II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................12
..................................................................................................................................14
III. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 8 CHUỖI GIÁ TRỊ....................................................15
III.1. Phân tích chuỗi giá trị Bo...........................................................................15
III.1.1. Hiện trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ thịt bo............................................................15
III.1.2. Cơ hội thị trường trong chuỗi giá trị bo......................................................................16
III.1.3. Sơ đồ chuỗi giá trị bo..................................................................................................17
III.1.4 Phân tích tài chính chuỗi giá trị bo..............................................................................18

III.2. Phân tích chuỗi giá trị Heo đen..................................................................20
III.2.1. Thực trạng sản xuất, tiêu thụ chế biến heo đen..........................................................20
III.2.2. Cơ hội thị trường cho chuỗi giá trị heo đen................................................................20
III.2.3. Sơ đồ chuỗi giá trị heo đen.........................................................................................23
III.3.4. Phân tích tài chính chuỗi giá trị heo đen.....................................................................23

III.3. Phân tích chuỗi giá trị Táo..........................................................................25
III.3.1. Thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ táo Ninh Thuận.........................................25
III.3.2. Cơ hội thị trường cho chuỗi giá trị táo Ninh Thuận...................................................26
II.3.3. Sơ đồ chuỗi giá trị táo Ninh Thuận..............................................................................27
III.3.4. Phân tích tài chính chuỗi giá trị táo............................................................................27


III.4. Phân tích chuỗi giá trị Dê...........................................................................31
III.4.1. Hiện trạng chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ dê tại Ninh Thuận.......................................31
III.4.2. Cơ hội thị trường trong chuỗi giá trị dê......................................................................32
III.4.3. Sơ đồ chuỗi giá trị dê..................................................................................................33
III.4.4. Phân tích tài chính chuỗi giá trị dê.............................................................................34

III.5. Phân tích chuỗi giá trị Cừu.........................................................................36
III.5.1. Thực trạng sản xuất, chăn nuôi chế biến và tiêu thụ cừu Ninh Thuận.......................36
III.5.2. Cơ hội thị trường cho chuỗi giá trị cừu......................................................................36
2


III.5.3. Sơ đồ chuỗi giá trị cừu................................................................................................38
III.5.4. Phân tích tài chính chuỗi giá trị cừu...........................................................................39

III.6. Phân tích chuỗi giá trị Nho.........................................................................39
III.6.1. Thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ nho Ninh Thuận........................................39
III.6.2. Cơ hội thị trường cho chuỗi giá trị nho Ninh Thuận..................................................41
III.6.3. Sơ đồ chuỗi giá trị nho Ninh Thuận...........................................................................42
III.6.4. Phân tích tài chính chuỗi nho.....................................................................................43

III.7. Phân tích chuỗi giá trị Tỏi...........................................................................46
III.7.1. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ tỏi Ninh Thuận.........................................................46
III.7.2. Cơ hội thị trường cho chuỗi giá trị tỏi Ninh Thuận....................................................46
III.7.3. Sơ đồ chuỗi giá trị tỏi Ninh Thuận.............................................................................47
III.7.4. Phân tích tài chính chuỗi giá trị tỏi.............................................................................48

III.8. Phân tích chuỗi giá trị Chuối......................................................................51
III.8.1. Thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ chuối Ninh Thuận.....................................51

III.8.2. Cơ hội thị trường cho chuỗi giá trị chuối Ninh Thuận...............................................51
III.8.3. Sơ đồ chuỗi giá trị chuối Ninh Thuận.........................................................................52
III.8.4. Phân tích tài chính chuỗi giá trị chuối........................................................................53

PHỤ LỤC.................................................................................................................56
Phụ lục 1: Danh sách các cán bộ dự án được phỏng vấn....................................56
Phụ lục 2: Danh sách các hộ và tác nhân được phỏng vấn.................................56
Phụ lục 3: Các công cụ sử dụng trong nghiên cứu..............................................56

MỤC LỤC..................................................................................................................2
TÓM TẮT TỔNG QUAN..........................................................................................7
I. GIỚI THIỆU.........................................................................................................10
I.1 Bối cảnh..........................................................................................................10
I.2. Mục tiêu..........................................................................................................11
I.2.1. Mục tiêu chung..............................................................................................................11
I.2.2. Mục tiêu cụ thể..............................................................................................................11

II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................12
..................................................................................................................................14
III. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 8 CHUỖI GIÁ TRỊ....................................................15
III.1. Phân tích chuỗi giá trị Bo...........................................................................15
III.1.1. Hiện trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ thịt bo............................................................15
3


III.1.2. Cơ hội thị trường trong chuỗi giá trị bo......................................................................16
III.1.3. Sơ đồ chuỗi giá trị bo..................................................................................................17
III.1.4 Phân tích tài chính chuỗi giá trị bo..............................................................................18

III.2. Phân tích chuỗi giá trị Heo đen..................................................................20

III.2.1. Thực trạng sản xuất, tiêu thụ chế biến heo đen..........................................................20
III.2.2. Cơ hội thị trường cho chuỗi giá trị heo đen................................................................20
III.2.3. Sơ đồ chuỗi giá trị heo đen.........................................................................................23
III.3.4. Phân tích tài chính chuỗi giá trị heo đen.....................................................................23

III.3. Phân tích chuỗi giá trị Táo..........................................................................25
III.3.1. Thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ táo Ninh Thuận.........................................25
III.3.2. Cơ hội thị trường cho chuỗi giá trị táo Ninh Thuận...................................................26
II.3.3. Sơ đồ chuỗi giá trị táo Ninh Thuận..............................................................................27
III.3.4. Phân tích tài chính chuỗi giá trị táo............................................................................27

III.4. Phân tích chuỗi giá trị Dê...........................................................................31
III.4.1. Hiện trạng chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ dê tại Ninh Thuận.......................................31
III.4.2. Cơ hội thị trường trong chuỗi giá trị dê......................................................................32
III.4.3. Sơ đồ chuỗi giá trị dê..................................................................................................33
III.4.4. Phân tích tài chính chuỗi giá trị dê.............................................................................34

III.5. Phân tích chuỗi giá trị Cừu.........................................................................36
III.5.1. Thực trạng sản xuất, chăn nuôi chế biến và tiêu thụ cừu Ninh Thuận.......................36
III.5.2. Cơ hội thị trường cho chuỗi giá trị cừu......................................................................36
III.5.3. Sơ đồ chuỗi giá trị cừu................................................................................................38
III.5.4. Phân tích tài chính chuỗi giá trị cừu...........................................................................39

III.6. Phân tích chuỗi giá trị Nho.........................................................................39
III.6.1. Thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ nho Ninh Thuận........................................39
III.6.2. Cơ hội thị trường cho chuỗi giá trị nho Ninh Thuận..................................................41
III.6.3. Sơ đồ chuỗi giá trị nho Ninh Thuận...........................................................................42
III.6.4. Phân tích tài chính chuỗi nho.....................................................................................43

III.7. Phân tích chuỗi giá trị Tỏi...........................................................................46

III.7.1. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ tỏi Ninh Thuận.........................................................46
III.7.2. Cơ hội thị trường cho chuỗi giá trị tỏi Ninh Thuận....................................................46
III.7.3. Sơ đồ chuỗi giá trị tỏi Ninh Thuận.............................................................................47
III.7.4. Phân tích tài chính chuỗi giá trị tỏi.............................................................................48

III.8. Phân tích chuỗi giá trị Chuối......................................................................51
III.8.1. Thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ chuối Ninh Thuận.....................................51
III.8.2. Cơ hội thị trường cho chuỗi giá trị chuối Ninh Thuận...............................................51
III.8.3. Sơ đồ chuỗi giá trị chuối Ninh Thuận.........................................................................52
III.8.4. Phân tích tài chính chuỗi giá trị chuối........................................................................53

PHỤ LỤC.................................................................................................................56
Phụ lục 1: Danh sách các cán bộ dự án được phỏng vấn....................................56
Phụ lục 2: Danh sách các hộ và tác nhân được phỏng vấn.................................56
4


Phụ lục 3: Các công cụ sử dụng trong nghiên cứu..............................................56

5


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATTP
BĐP
BQL
BVTV
CCBVTV
CCPTNT
CCTY

CDB
CT
DA
ĐT
GP

HTX
KH
NN
NN&PTNT
NST
TNHH
TP
TTKC
TTKN
TTG
UBND

VS
VSATTP
VSTY

An toàn thực phẩm
Ban điều phối
Ban quản ly
Bảo vệ thực vật
Chi cục Bảo vệ thực vật
Chi cục Phát triển nông thôn
Chi cục thú y
Ban Phát triển xã

Công thương
Dự án
Điện thoại
Giải pháp
Hoạt động
Hợp tác xã
Kế hoạch
Nông nghiệp
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nhóm sở thích
Trách nhiệm hữu hạn
Thành phố
Trung tâm khuyến công
Trung tâm khuyến nông
Trung tâm giống cây trồng vật nuôi
Ủy ban nhân dân
Vấn đề
Vệ sinh
Vệ sinh an toàn thực phẩm
Vệ sinh thú y

6


TÓM TẮT TỔNG QUAN
Nghiên cứu này do nhóm tư vấn thuộc Trung tâm Nghiên cứu chính sách phát
triển bền vững (CSDP) liên danh với các chuyên gia đến từ Trung tâm Nghiên cứu
và phát triển hệ thống nông nghiệp (Casrad)1 và Công ty Rural Food2 thực hiện
trong khuôn khổ gói “Dịch vụ tư vấn trong nước cập nhật điều chỉnh, bổ sung kế
hoạch hành động nâng cấp 8 chuỗi giá trị của tỉnh dựa trên phân tích toàn diện thị

trường trong và ngoài tỉnh.” Cụ thể là thực hiện hai nội dung đã được thống nhất
giữa đoàn đánh giá IFAD và đối tác Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh
Ninh Thuận, cùng với các huyện, xã dự án:
i. Thực hiện các điều tra phân tích tài chính và hiệu quả kinh tế, tác động về
thu nhập tới hộ gia đình (bao gồm cả hộ nghèo và cận nghèo) tham gia vào 8
chuỗi giá trị nghiên cứu.
ii.
Cập nhật, điều chỉnh, bổ xung kế hoạch hành động nâng cấp 8 chuỗi giá trị
(Bo, Heo đen, Dê. Cừu, Táo, Nho, Tỏi và Chuối) cho phù hợp với thực tế địa
phương, và có định hướng thị trường cả trong và ngoài tỉnh. Các bản kế
hoạch nâng cấp các chuỗi giá trị cần được điều chỉnh, bổ xung trên cơ sở các
phân tích về điểm mạnh, điểm yếu của các tác nhân tham gia trong từng
chuỗi, đặc biệt cần xác định được các công ty đầu đàn trong chuỗi và các cơ
hội cho người nghèo tham gia và hưởng lợi).
Phương pháp nghiên cứu bao gồm Tham khảo tài liệu thứ cấp (nghiên cứu các
tài liệu dự án và báo cáo trước đây của dự án TNSP Ninh Thuận liên quan đến 8
chuỗi giá trị); Thu thập thông tin sơ cấp (họp và phỏng vấn trực tiếp các đối tác
quản ly chính của dự án, các hộ dân, hộ kinh doanh thu gom, bán buôn, bán lẻ trong
và ngoài tỉnh; các doanh nghiệp, siêu thị, nhà hàng trong và ngoài tỉnh (xem danh
sách cụ thể trong Phụ lục 1 và 2; mẫu phiếu khảo sát trong Phụ lục 3); và Quan sát
hiện trường. Địa bàn nghiên cứu: 6 huyện dự án trong tỉnh Ninh Thuận (Bác Ái,
Thuận Bắc, Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước và Thuận Nam), thành phố Hà Nội,
Hồ Chí Minh, Đà Lạt và Nha Trang.
Phân tích tài chính trong các chuỗi giá trị: dựa trên thông tin thu thập được,
nhóm tư vấn đã thực hiện phân tích tài chính theo các kênh tiêu thụ của từng chuỗi
1
2

Hoàng Xuân Trường và Phạm Công Nghiệp
Nguyễn Đức Tưởng


7


giá trị, từ đó đưa ra khuyến nghị nên ưu tiên quan tâm nâng cấp kênh nào để có
hiệu quả cao hơn, đáp ứng mục tiêu tăng thêm thu nhập cho người nông dân và các
tác nhân trong chuỗi. Các khuyến nghị giải pháp của nhóm tư vấn tập trung vào các
định hướng lớn như: Phát triển thị trường; Tổ chức sản xuất; Ứng dụng khoa học
kỹ thuật; Hỗ trợ vốn.
Đối với các chuỗi cây trồng nhóm tư vấn sử dụng chủ yếu các phương pháp
phân tích: Phân tích giá trị gia tăng thuần hay con gọi là lợi nhuận (Net Value
Added - NVA); Phân tích giá trị hiện tại thuần (NPV) và Phân tích tỷ lệ nội hoàn
(Internal Rate of Return - IRR) để xác định hiệu quả kinh tế của hệ thống sản xuất
táo và nho. Đối với các chuỗi chăn nuôi, nhóm tư vấn tiến hành các Phân tích chi
phí trung gian, Chi phí tăng thêm, Doanh thu, Giá trị gia tăng và Giá trị gia tăng thuần
của mỗi tác nhân và của toàn chuỗi (chi tiết cụ thể về phương pháp xin xem Phần II
Nội dung và Phương pháp nghiên cứu).
Tuy đề cập đến tất cả 8 chuỗi giá trị đang được triển khai trong dự án TNSP
Ninh Thuận, nhưng theo tình hình thực tế và yêu cầu của Sở NN&PTNT, nhóm
nghiên cứu đề cập sâu hơn các chuỗi Bo, Heo đen và Táo. Theo đánh giá của nhóm
tư vấn, đây là các chuỗi cần được ưu tiên phát triển vì chúng phù hợp với người
nghèo, có cơ hội lớn về thị trường và mang lại hiệu quả kinh tế khả thi . Vấn đề
chung của 3 chuỗi là tuy đã thành lập được các nhóm sở thích (NST) tại các xã,
nhưng đa số các nhóm hoạt động kém hiệu quả. Do đó, ưu tiên trước mắt của dự án
là củng cố tất cả các NST. Đối với chăn nuôi bo, một vấn đề lớn là đảm bảo nguồn
thức ăn có chất lượng nói chung và nguồn thức ăn vào mùa khô. Đối với trồng táo,
các hộ nghèo và cận nghèo tham gia khó khăn, Dự án nên xem xét hỗ trợ họ nhưng
đồng thời cũng khuyến khích sử dụng bẫy bả ruồi trên toàn bộ diện tích trồng táo.
Đối với chuỗi giá trị Bo, nhóm nghiên cứu nhận thấy trong 3 kênh tiêu thụ
phổ biến hiện nay, chưa kênh nào thật sự mang lại giá trị gia tăng cao nhất cho

người dân. Theo nhóm tư vấn, dự án nên can thiệp hỗ trợ kênh tiềm năng là:
Người chăn nuôi  Lo mổ kiêm bán buôn  Bán lẻ  Người tiêu dùng
Phân tích giá trị gia tăng thuần của chăn nuôi bo cho thấy nó chủ yếu nằm ở
người sản xuất. Tuy nhiên, do chăn nuôi bo cần thời gian dài 3-4 năm mới đạt được

8


khối lượng thịt hơi “chuẩn” khi bán bo (khoảng 350-370kg/con), nên hiệu quả thực
tế trên mỗi năm là chưa cao.
Đối với chuỗi giá trị Heo đen, kết quả khảo sát một số thu gom, lo mổ tại địa
phương cho thấy việc thu gom và giết mổ heo đen rất hạn chế vì không có nguồn
hàng, một số hộ có heo thịt nhưng khối lượng lớn 50-60kg/con nên quá nhiều mỡ,
ít được ưa chuộng. Phân tích Giá trị gia tăng của chăn nuôi heo đen cho thấy lo
quay chiếm tới 39,15%, người dân 35,63% và thu gom 21,46%. Tuy nhiên, người
dân phải mất 6-8 tháng mới có thu nhập trong khi các tác nhân con lại chỉ mất 1
ngày. Đối với 1 hộ nghèo có 5 khẩu và tiêu chí thoát nghèo là 400.000đ/khẩu/tháng
thì mỗi hộ cần nuôi tối thiểu 3 con heo nái sinh sản mới có thể thoát nghèo.
Đối với chuỗi giá trị Táo, nhóm tư vấn nhận thấy táo là loại cây trồng mang
lại lợi nhuận cao cho người sản xuất. Kênh tiêu thụ chính là: Người trồng táo -->
Thu gom nhỏ trong tỉnh --> Thu gom lớn trong tỉnh --> Bán buôn ngoài tỉnh -->
Bán lẻ ngoài tỉnh --> Người tiêu dùng. Đây là kênh tiêu thụ ngoại tỉnh và chiếm
đến 81,3% sản lượng táo thu hoạch hàng năm. Kênh tiêu thụ này cũng mang lại lợi
nhuận cao nhất cho người trồng táo trong chuỗi giá trị. Định hướng thời gian tới
cần tiếp tục mở rộng thị trường ngoài tỉnh để tăng lợi nhuận cho người trồng táo,
giảm rủi ro về giá cả khi sản lượng táo nhiều.
Báo cáo Sản phẩm 1 gồm các phần chính: Tóm tắt tổng quan, Giới thiệu
phương pháp nghiên cứu và Kết quả phân tích (tài chính và hiệu quả kinh tế, tác
động về thu nhập tới hộ gia đình tham gia) 8 chuỗi giá trị nghiên cứu. Báo cáo Sản
phẩm 2 sẽ đi sâu vào phân tích tình hình phát triển của 8 chuỗi giá trị và đưa ra các

kế hoạch hành động nâng cấp tương ứng.
Do hạn chế về thời gian và thông tin, nên báo cáo này vẫn con một số thiếu sót.
Do đó, nhóm tư vấn rất mong nhận được y kiến đóng góp của các đối tác dự án
TNSP Ninh Thuận, cũng như của bạn đọc quan tâm, để hoàn thiện báo cáo này.

9


I. GIỚI THIỆU
I.1 Bối cảnh
Dự án Hỗ trợ Tam nông tỉnh Ninh Thuận (viết tắt là dự án TNSP), do Quỹ
Quốc tế về Phát triển nông nghiệp (IFAD) tài trợ, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh
Ninh Thuận là cơ quan chủ quản và chủ dự án thực hiện tại tỉnh Ninh Thuận từ
tháng 2/2012. Mục tiêu tổng thể của dự án là cải thiện một cách bền vững chất
lượng cuộc sống của người dân nông thôn, tập trung chủ yếu vào người dân sống ở
vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tất cả các huyện của
tỉnh Ninh Thuận. Dự án TNSP gồm 3 hợp phần: Hợp phần 1 - Tăng cường năng lực
thể chế để thực hiện chiến lược Tam nông; Hợp phần 2 - Thúc đẩy chuỗi giá trị vì
người nghèo; và Hợp phần 3 - Lập và thực hiện kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã
hội cấp xã theo định hướng thị trường.
Trong Hợp phần 2, Tiểu hợp phần 2.1 Xác định và ưu tiên các chuỗi giá trị
phù hợp với người nghèo do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT)
chịu trách nhiệm thực hiện. Theo đánh giá năm 2013 của văn phong IFAD Hà Nội
thì việc thực hiện Tiểu hợp phần 2.1 là tương đối đạt yêu cầu. Được sự hỗ trợ của
chuyên gia tư vấn trong nước, đã tiến hành: (i) Xác định và phân tích thêm hai
chuỗi giá trị (lợn đen và chuối); và (ii) Xây dựng kế hoạch hành động (KHHĐ) cho
8 chuỗi giá trị (gồm chuỗi giá trị lợn đen, chuối, bo, dê, cừu, táo, tỏi, và nho), được
UBND tỉnh đã phê duyệt cuối tháng 9/2013 và đưa vào thực hiện. Đến nay, mỗi xã
trong 27 xã dự án đã tham gia xây dựng ít nhất một chuỗi giá trị. Trong các chuỗi
giá trị này thì các chuỗi heo đen, bo và chuối có số lượng người nghèo và người

dân tộc thiểu số tham gia nhiều nhất và có tiềm năng thị trường. Tuy nhiên, việc
triển khai KHHĐ 8 chuỗi giá trị đang gặp phải những bất cập được đoàn đánh giá
giữa kỳ của IFAD chỉ ra, ví dụ: (i) Thiếu phân tích thị trường dẫn đến các biện pháp
được đưa ra để nâng cấp chuỗi giá trị và tạo liên kết thị trường con chưa phù hợp;
và (ii) Phân tích những đối tác trong chuỗi cung con yếu, đặc biệt là trong xác định
các công ty đầu đàn và cơ hội để hợp tác với họ nhằm nâng cấp các chuỗi giá trị,
giúp họ mở rộng kinh doanh và tạo cơ hội cho người nghèo trong vùng dự án.
Sở NN&PTNT đã hợp đồng với nhóm tư vấn thuộc Trung tâm nghiên cứu
chính sách phát triển bền vững (CSDP), Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
để tiến hành một nghiên cứu “Cập nhật điều chỉnh, bổ sung kế hoạch hành động
nâng cấp 8 chuỗi giá trị của tỉnh dựa trên phân tích toàn diện thị trường trong và
10


ngoài tỉnh”, từ đó đưa ra những khuyến nghị cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế
nêu trên.
I.2. Mục tiêu
I.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích cơ hội thị trường, tài chính, hiệu quả kinh tế của các tác nhân tham
gia trong 8 chuỗi giá trị của tỉnh Ninh Thuận từ đó cập nhật điều chỉnh, bổ sung kế
hoạch hành động nâng cấp chuỗi giá trị đã được tỉnh phê duyệt.
I.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích cơ hội thị trường trong và ngoài tỉnh cho 8 chuỗi giá trị; tập
trung vào một số chuỗi có khả năng tiếp cận thị trường cao nhất.
- Phân tích tài chính và hiệu quả kinh tế của các tác nhân tham gia trong 8
chuỗi giá trị.
- Đề xuất điều chỉnh, bổ sung kế hoạch hành động nâng cấp 8 chuỗi giá trị.

11



II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để phân tích tài chính theo các kênh tiêu thụ, trước hết cần mô tả sơ đồ các kênh
tiêu thụ trong mỗi chuỗi và có định lượng (% theo kênh), nhóm tư vấn đã tiến hành
thu thập thông tin thứ cấp và sơ cấp như sau:
* Tham khảo tài liệu thứ cấp: nghiên cứu các tài liệu dự án và báo cáo trước đây
của tỉnh Ninh Thuận liên quan đến các chuỗi giá trị.
* Thu thập thông tin sơ cấp:
- Họp và phỏng vấn trực tiếp:
o cán bộ BĐP Dự án Tam Nông; Sở NN&PTNT (Ban GĐ Hợp phần 2,
Trung tâm Khuyến nông, Chi Cục Thú y); Nhóm Tư vấn thị trường và
Tổ công tác về chuỗi; Trung tâm Khuyến công (Sở Công Thương);
Hội Nông dân, Liên minh HTX...
o Các hộ dân: gồm cả hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ khá
o Hộ kinh doanh thu gom, bán buôn, bán lẻ trong và ngoài tỉnh.
o Doanh nghiệp, siêu thị, nhà hàng trong và ngoài tỉnh (có danh sách
phụ lục).
- Quan sát hiện trường, thông tin trên internet và qua điện thoại.
- Địa bàn nghiên cứu: 6 huyện dự án, các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà
Lạt và Nha Trang.
* Phân tích tài chính trong các chuỗi giá trị: dựa trên thông tin thu thập được,
nhóm tư vấn sẽ thực hiện phân tích tài chính theo các kênh tiêu thụ của mỗi chuỗi
giá trị, từ đó đưa ra khuyến nghị nên ưu tiên quan tâm nâng cấp kênh nào để có
hiệu quả cao hơn, đáp ứng mục tiêu tăng thêm thu nhập cho người nôn dân và các
tác nhân trong chuỗi.
Đối với cây trồng áp dụng cách tính NPV: nhóm tư vấn sử dụng chủ yếu các
phương pháp phân tích sau: Phân tích giá trị gia tăng thuần hay con gọi là lợi
nhuận (Net Value Added - NVA); Phân tích giá trị hiện tại thuần (NPV) và Phân
tích tỷ lệ nội hoàn (IRR) để xác định hiệu quả kinh tế của hệ thống sản xuất táo và
nho. NPV và IRR càng lớn thì việc đầu tư vào sản xuất của cây trồng càng hiệu

quả:
n

NPV = ∑

Bt-Ct
(1+r)t

12


n


0

(Bt -Ct)
(1+IRR)t

=0

Trong đó:
Bt là thu nhập trên 1 ha trong năm thứ t
Ct là chi phí trên 1 ha trong năm thứ t
r là tỷ suất chiết khấu (10%)
n là vong đời của cây trồng (8 năm)
t là năm thứ t trong vong đời của cây trồng.
Một số mặc định:
- Giả thiết rằng tới năm thứ 4 thì sản lượng, các dong chi phí và doanh thu
ở tình trạng ổn định của các cây trồng được nghiên cứu.

- Giá công lao động trung bình là 100.000 đồng/công.
- Tỷ lệ chiết khấu là 10%.
Các chuỗi chăn nuôi: bao gồm phân tích chi phí trung gian, chi phí tăng thêm,
doanh thu, giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của mỗi tác nhân và của toàn chuỗi
tính theo các công thức sau:
i. Chi phí trung gian: là những chi phí để mua nguyên vật liệu đầu vào của nhà
sản xuất ban đầu hay chi phí mua sản phẩm đầu vào của các tác nhân theo
sau trong chuỗi.
ii. Chi phí tăng thêm: là những chi phí phát sinh ngoài chi phí dùng để mua
những sản phẩm trung gian, chi phí tăng thêm có thể là chi phí thuê lao động,
chi phí vận chuyển, thông tin liên lạc, điện, nước, chi phí bán hàng,v.v…
iii. Giá trị tăng thêm/gia tăng: là thước đo về giá trị được tạo ra trong nền kinh
tế, khái niệm này tương đương với tổng giá trị (doanh thu) được tạo ra bởi
những tác nhân tham gia trong chuỗi. Giá trị gia tăng là hiệu số giữa doanh
thu trừ đi chi phí trung gian.
Giá trị tăng thêm/giá trị gia tăng = Giá trị sản xuất – Chi phí trung gian
iv.

Doanh thu: là tổng số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ,
hoạt động tài chính và các hoạt động khác đơn vị.
Doanh thu = Sản lượng x Giá bán
13


v. Giá trị gia tăng thuần: là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị mới do bản thân doanh
nghiệp tạo ra được trong một thời kỳ nhất định, được xác định như sau:
Giá trị gia tăng thuần = Giá trị gia tăng – Chi phí tăng thêm
- Phân tích tỷ số tài chính: Phân tích tỷ số lợi nhuận/chi phí cho biết 1 đồng chi phí
tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.


14


III. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 8 CHUỖI GIÁ TRỊ
III.1. Phân tích chuỗi giá trị Bo
III.1.1. Hiện trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ thịt bo
Điều kiện tự nhiên tỉnh Ninh Thuận tương đối thuận lợi cho chăn nuôi bo,
nhất là chăn nuôi bằng hình thức chăn nuôi thả. Nhìn chung, số lượng bo trong 5
năm qua (từ 2008 đến 2012) có nhiều biến động. Giai đoạn từ 2008 đến 2010 số
lượng bo có xu hướng tăng, tỷ lệ tăng đàn hàng năm trung bình khoảng 1,34% mỗi
năm. Tuy nhiên, giai đoạn từ 2011 đến 2012 số lượng bo lại có xu hướng giảm. Cụ
thể nếu năm 2010 tổng đàn bo của toàn tỉnh là 114.060 con, thì năm 2011 con
105.330 con (giảm 7,6%), đến năm 2012 số lượng con 94.250 con, giảm 11.080
con (giảm 10,5%).
Trong các huyện nuôi bo thì Ninh Phước và Ninh Sơn có số lượng giảm
nhiều nhất - huyện Ninh Phước năm 2008 có 44.150 con bo, đến năm 2012 chỉ con
17.230 con (giảm 26.920 con hay 60,9%); cùng thời gian, huyện Ninh Sơn từ
23.210 con giảm xuống con 14.720 con (giảm 8.490 hay 36,6%). Sự gia giảm này
một phần do được giá nên tăng lượng bán giết thịt. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng
tỉnh Ninh Thuận tăng dần qua các năm, giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012 tăng
trung bình 7,9%/năm.
Giống bo được nuôi tại Ninh Thuận chủ yếu là giống bo vàng địa phương,
chiếm 65% trong tổng đàn, con lại là giống bo lai (Sind, Bradman…) chiếm 35%
trong tổng đàn. Trọng lượng trung bình của bo vàng địa phương: con đực trưởng
thành (3-5 năm tuổi) từ 200-250 kg, con cái từ 180-200kg. Tỉnh Ninh Thuận đã có
chiến lược cải tạo đàn bo giai đoạn 2010-2020 với các chương trình lai tạo giống
bo và nhân giống bo.
Chăn nuôi bo tại Ninh Thuận mang tính tận dụng, điển hình ở các hộ dân tộc
vùng cao: số lượng bo trên mỗi hộ thấp và khả năng cung cấp thịt bo ra thị trường
hạn chế. Các hộ gia đình chỉ bán bo khi họ thực sự cần đến tiền, bởi vì họ coi bo là

nguồn tích lũy có giá trị nhất. Khác với vùng cao, các hộ vùng thấp hoặc có điều kiện
kinh tế nuôi bo với số lượng lớn (có trang trại lên đến cả trăm con), nên việc tiếp cận
thị trường và cung cấp thịt bo ra thị trường của các hộ này là thường xuyên hơn.
15


Bo thịt tại Ninh thuận chủ yếu được tiêu thụ cả trong và ngoài tỉnh. Giá bo
thịt ở Ninh Thuận hiện nay tương đồng với các tỉnh lân cận. Ngoài ra việc sơ chế,
chế biến thịt bo tại Ninh thuận cũng chưa phát triển. Người tiêu dùng chủ yếu sử
dụng dưới dạng tươi ; trong tỉnh chưa có doanh nghiệp nào nổi bật chế biến thịt bo
thành bo khô hoặc dăm bông.
III.1.2. Cơ hội thị trường trong chuỗi giá trị bo
Thị trường trong tỉnh
Khảo sát một trong những lo mổ điển hình tại TP Phan Rang-Tháp Chàm,
như lo mổ của bà Nguyễn Thị Hồng Loan cho thấy:
- Quy mô lo mổ trung bình hiện nay khoảng 3 con/ngày, sản lượng thịt
khoảng 400kg/ngày, có khả năng tăng lên 7 con/ngày tương đương
khoảng 1 tấn thịt/ngày nếu các thu gom có đủ nguồn hàng.
- Nguồn bo mua từ các thu gom nhỏ tại các huyện, xã trong tỉnh. Lo mổ có
các đầu mối thu gom ở các địa phương khi báo có hàng sẽ đến xem trực
tiếp và trả giá cho các thu gom đó, có 5 thu gom làm việc liên tục.
- Phương thức mua bo chủ yếu qua các thu gom từ các địa phương, nếu bo
nhỏ chưa đủ khối lượng thịt xẻ sẽ được gửi tại các thu gom để nuôi đến
thời điểm đủ khối lượng sẽ được giết thịt. Bo khi được mua và vận
chuyển về lo mổ sẽ được giết mổ ngay trong ngày mà không được nuôi
lưu vì hộ chưa có điểm nuôi lưu. Nếu bo chưa đủ trọng lượng thì sẽ được
thuê nuôi tiếp tại các hộ thu gom.
- Chủng loại bo: là những bo có khối lượng thịt xẻ trên 100kg/con, ưa thích
giống bo lai từ 3 năm tuổi trở lên cho nhiều thịt và chất lượng ngon.
- Giá mua bo khoảng 30 triệu/con, bo 15 tháng tuổi giá mua khoảng 15

triệu, bo 4 năm tuổi giá có thể đạt 45 triệu đồng, bo 3 năm tuổi khoảng
28-33 triệu đồng/con.
- Lo mổ chỉ bán buôn, khách hàng gồm: 1. Tại TP Phan Rang-Tháp Chàm
(các tiểu thương bán lẻ ở các chợ, các nhà ăn, quán phở) mỗi ngày tiêu
thụ khoảng 270 kg/ngày; 2. Thị trường TP Nha Trang, trung bình mỗi
ngày khoảng 30kg/ngày ; 3. Thị trường TP Đà Lạt, trung bình 50kg/ngày,
có thể tăng lên 100kg/ngày ; 4. Thị trường TP Phan Thiết, trung bình
50kg/ngày.
16


- Giá bán buôn (cho các chợ, quán ăn): thịt thăn, thịt đùi 200.000đ/kg, thịt
bắp 180.000đ/kg.
- Giá bán lẻ: thịt thăn, thịt đùi 220.000đ/kg, thịt bắp 190.000đ/kg.
- Khó khăn: « càng mổ nhiều càng lỗ » do giá thu gom bo cao, giá bán sản
phẩm thấp không mang lại lợi nhuận. Lo mổ vẫn hoạt động do muốn giữ
khách hàng trên thị trường.
Thị trường ngoài tỉnh
Hiện nay bo thịt Ninh Thuận bán ra các tỉnh lân cận rất hạn chế vì giá thịt
trong tỉnh cao hơn các tỉnh lân cận. Nguyên nhân một phần do một số doanh nghiệp
ở TP HCM nhập bo Úc có giá rẻ hơn về cung cấp cho thị trường trong tỉnh. Bo bán
ra các tỉnh lân cận thông qua các lái buôn chủ yếu là bo giống gồm bo vàng địa
phương và bo lai.
III.1.3. Sơ đồ chuỗi giá trị bo
Người chăn nuôi
Kênh
mong
đợi

100%


Thu gom
80%
10%

20%

Lái buôn
90%

Lo mổ ngoại tỉnh

Lo mổ trong tỉnh
(kiêm bán buôn)

Bán lẻ tại các chợ, siêu thị
Người tiêu dùng

Qua khảo sát một số đối tượng là thu gom và lo mổ tại các địa phương nhận
thấy có một số kênh hàng chính như sau:
17


Kênh 1: Người chăn nuôi  thu gom (80%) lái buôn (90%) lo mổ trong tỉnh
kiêm bán buôn (100%)  bán lẻ  người tiêu dùng;
Kênh 2: Người chăn nuôi  thu gom (20%)  lo mổ trong tỉnh kiêm bán buôn 
bán lẻ  người tiêu dùng;
Kênh 3: Người chăn nuôi  thu gom  lái buôn (10%) lo mổ ngoại tỉnh bán
lẻ  người tiêu dùng;
Trong 3 kênh nêu trên, chưa kênh nào thật sự mang lại giá trị gia tăng cao nhất

cho người dân, kênh mong đợi tạo ra từ những hỗ trợ, can thiệp của dự án là:
Nông dân  Lo mổ kiêm bán buôn  Bán lẻ  Người tiêu dùng (kênh mong đợi)
III.1.4 Phân tích tài chính chuỗi giá trị bo
a. Hiệu quả chăn nuôi của người sản xuất
STT
1
2
3

Bảng 3.1. Hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi bò vàng
Khoản mục
ĐVT
Giá trị
Chi phí
Đồng/con/năm
780.000
Doanh thu
Đồng/con/năm
6.250.000
Lợi nhuận thuần
Đồng/con/năm
5.470.000
Nguồn: Từ số liệu điều tra

STT
1
2
3

Bảng 3.2. Hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi bò lai

Khoản mục
ĐVT
Giá trị
Chi phí
Đồng/con/năm
3.010.000
Doanh thu
Đồng/con/năm
11.813.000
Lợi nhuận thuần
Đồng/con/năm
8.583.000
Nguồn: Từ số liệu điều tra

Theo báo cáo phân tích chuỗi giá trị năm 2012 thì số nhân khẩu trong mẫu khảo sát
trung bình là 5 khẩu/hộ thì mỗi hộ cần nuôi số bo nái lai là 3 con/hộ mới có thể
thoát nghèo.
Bảng 3.3. Hiệu quả chăn nuôi tính theo kg bò lai
STT
Khoản mục
ĐVT
Giá tri
1
Chi phí
Đồng/kg
8 000
2
Doanh thu
Đồng/kg
159 000

3
Lợi nhuận thuần
Đồng/kg
150 124
18


Nguồn: Từ số liệu điều tra

b. Giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị
Bảng 3.4 Giá trị gia tăng tại mỗi khâu trong chuỗi giá trị bò
Người
chăn
Khoản mục
nuôi
Thu gom
Lái buôn
Lò mô
Giá bán (đồng/kg)
64.000
72.000
75.000
200.000
Chi phí (đồng/kg)
8.000
68.000
70.000
190.000
Giá trị gia tăng thuần
(đồng/kg)

56.000
4.000
5.000
10.000
% giá trị gia tăng thuần
(%)
74,67
5,33
6,67
13,33

Tông
411.000
336.000
75.000
100

Nguồn: Từ số liệu điều tra

Qua bảng trên ta nhận thấy giá trị gia tăng thuần chủ yếu nằm ở người sản
xuất. Tuy nhiên, do chăn nuôi bo cần thời gian dài 3-4 năm mới đạt được khối
lượng thịt hơi “chuẩn” khoảng 350-370kg/con khi bán bo, nên hiệu quả thực tế trên
mỗi năm là chưa cao.

19


III.2. Phân tích chuỗi giá trị Heo đen
III.2.1. Thực trạng sản xuất, tiêu thụ chế biến heo đen
Chăn nuôi heo đen đã tồn tại nhiều năm tại các vùng cao của tỉnh Ninh

Thuận. Những hộ chăn nuôi heo đen thường là người dân tộc Raglai. Họ thường
chăn nuôi theo kiểu thả rông, không có chuồng nuôi, không cho thức ăn công
nghiệp mà thức ăn chủ yếu là cám gạo và thân cây chuối, rau muống. Hình thức
chăn nuôi này làm cho heo chậm lớn, tỷ lệ mỡ cao do heo được nuôi trong thời gian
dài (có khi đến 12 tháng). Tuy nhiên, heo có chất lượng thịt thơm ngon, được nhiều
người ưa chuộng.
Hiện nay chăn nuôi heo đen ở các vùng núi của tỉnh Ninh Thuận chủ yếu để
người dân sử dụng trong việc cúng tế, việc bán ra ngoài thị trường rất hạn chế đặc
biệt là ra ngoài tỉnh. Theo kết quả khảo sát một số thu gom, lo mổ tại địa phương
thì việc thu gom và giết mổ heo đen rất hạn chế vì không có nguồn hàng, một số hộ
có heo thịt nhưng khối lượng lớn 50-60kg/con nên quá nhiều mỡ, ít được ưa
chuộng.
III.2.2. Cơ hội thị trường cho chuỗi giá trị heo đen
Với các sản phẩm khác nhau, mỗi thị trường lựa chọn khác nhau nên việc
khuyến khích người chăn nuôi sản xuất các sản phẩm như thị trường yêu cầu là một
vấn đề tất yếu để phát triển chăn nuôi heo đen. Các sản phẩm hiện nay thị trường
đang cần gồm:
+ Heo lấy thịt:
- Heo sữa: từ 2-4kg, giá bán 250.000 - 400.000đ/con
- Heo từ 5-8kg/con giá bán 65.000- 70.000 đ/kg hơi
- Heo từ 9-15kg/con, giá bán từ 60.000-đ/kg hơi
- Heo từ 30-50kg/con, giá bán khoảng 48.000 - 50.000 đ/kg hơi.
+ Heo giống: từ 2-4kg, giá bán 300.000 - 400.000đ/con
Thị trường trong tỉnh
- Tại huyện Thuận Bắc: một tháng tiêu thụ khoảng 30-40 con heo đen loại 3040 kg hơi/con tại thị trấn huyện.
- Tại huyện Bác Ái: mỗi tháng 3 hộ bán lẻ ở chợ tiêu thụ 10 con heo đen loại
25-30 kg và 60 con heo lai loại 60-80 kg.
20



- Tại TP Phan Rang – Tháp Chàm:
o Siêu thị CoopMart Thanh Hà tiêu thụ 150 kg thịt heo trắng móc
hàm/ngày. Tuy nhiên, giá bán lẻ rất khác nhau với cùng sản phẩm heo
đen: ở siêu thị rẻ hơn 10-15 nghìn đ/kg so với các chợ tại hai huyện;
o Quán ăn, nhà hàng, khách sạn 2 năm nay ít lấy heo đen do thiếu nguồn
ổn định và người tiêu dùng hạn chế ăn nhậu.
o Một số khách hàng tiềm năng: Bánh mỳ Tuấn Mập, địa chỉ số 93 Đường 21/8, TP Phan Rang - Tháp Chàm.
Thị trường ngoài tỉnh
- Heo sữa được bán chủ yếu ra thị trường Nha Trang;
- Heo 5-8 kg/con ở huyện Thuận Bắc được bán chủ yếu cho thị trường TP
HCM; và
- Heo loại 9-15 kg đang được bán cho thị trường Đà Lạt là chính. Giá hiện nay
60.000-65.000 đ/kg. Một lần bán cần có đủ 10 con trở lên thì thu gom mới
tới mua.
Một số địa chỉ có nhu cầu về sử dụng heo đen gồm:
- Tại Đà Lạt:
o Khu nghỉ dưỡng: Lang Biang – Điểm du lịch cộng đồng – văn
hóa dân tộc Lạch (Ông bà Tẹ Saly), nhà đã có ôtô hay đi Phan
Thiết, sẵn sàng hợp tác mua heo hơi.
o Nhà hàng Lê Anh: 103, Bùi Thị Xuân, P2 TP Đà Lạt < 20kg hơi
Cả 2 điểm này sẽ mua heo hơi, và đặt hàng trước.
 Kênh tiêu thụ heo khả thi:
Nhóm sở thích và dân huyện Bác Ái  Thu gom có khu nuôi lưu 2 địa điểm trên.
Lượng heo: 20 con/tháng, loại dưới 15kg, giá 90-110 nghìn/kg hơi (2 cơ sở này
làm thịt hay bán ra 160 nghìn đồng/kg hơi).
- Tại Nha Trang:
o Thu gom Tùng: hiện đang cung cấp heo sữa, heo mọi, heo lai cho hầu
hết các nhà hàng, đơn vị bộ đội và trường học tại TP. Nha Trang (20
đơn vị). Nhu cầu mua heo: heo sữa 5 ngày tuổi (heo trắng): 5 con/
21



ngày; heo trắng (heo ta) loại 70kg/con: 3-4 con/ngày; heo mọi: bán
cho các nhà hàng và quay nguyên con trong các dịp lễ tết, đã nhắn tin
hỏi mua nhu cầu 20-30 con/ngày. Hình thức mua: Mua trực tiếp từ
nhóm nuôi lợn (hoặc doanh nghiệp, HTX) thông qua hợp đồng; Giá cả
thỏa thuận khi mua heo; Nhu cầu ổn định và tương đối lớn. Thanh
toán: tiền mặt hoặc chuyển khoản, 1 lần/tháng. Hợp tác: Mong muốn
hợp tác với nhóm chăn nuôi heo đen: Có thể hợp tác nhưng cần có tư
cách pháp nhân. Cần hóa đơn tài chính.
o Nhà hàng Đập nước cầu Dứa - Số 53B, Đường 23/10. Khách hàng:
liên hợp nhà hàng, khách sạn, khu du lịch bao gồm 3 nhà hàng, 8 điểm
tổ chức tiệc cưới và 1 quán café fastfood với công suất phục vụ 3001000 khách. Chủ yếu tập trung về hải sản tươi sống. Sản phẩm heo
đen cũng được sử dụng nhiều cho các món nướng, xào. Nhu cầu mua
heo: Heo đen từ 9-12kg đã giết mổ được chuyển trực tiếp từ Tp. HCM
theo hệ thống của Công ty TNHH Hoàng Lan (công ty mẹ). Nhu cầu
thịt heo đã qua chế biến bình quân 50kg/ngày cho 1 nhà hàng. Hình
thức mua: ky hợp đồng cung ứng từ đơn vị giết mổ đạt tiêu chuẩn vệ
sinh an toàn thực phẩm; Giá cả thỏa thuận; Nhu cầu không xác định
trước (ky hợp đồng nguyên tắc), thanh toán dựa vào khối lượng thực
tế. Thanh toán: tiền mặt hoặc chuyển khoản 1 lần/tháng. Hợp tác:
Mong muốn hợp tác với nhóm chăn nuôi heo đen.

22


III.2.3. Sơ đồ chuỗi giá trị heo đen
Người chăn nuôi
50%


8%

20%

Thu gom

Thương lái

Lo mổ

100%
70%
12%
Lo quay, nhà hàng
82%

10%

8%

Người tiêu dùng

Kênh 1: Người chăn nuôi  thu gom  thương lái  lo quay nhà hàng  người
tiêu dùng
Kênh 2: Người chăn nuôi  thương lái  lo quay nhà hàng  người tiêu dùng
Kênh 3: Người chăn nuôi  lo quay nhà hàng  người tiêu dùng
Kênh 4: Người chăn nuôi  lo mổ  người tiêu dùng
Kênh 5: Người chăn nuôi  người tiêu dùng
III.3.4. Phân tích tài chính chuỗi giá trị heo đen
a. Lợi nhuận từ chăn nuôi heo đen

STT
1
2
3

Bảng 3.5 Hiệu quả chăn nuôi heo đen tính theo kg
Khoản mục
ĐVT
Giá trị
Chi phí
Đồng/kg
12.677
Doanh thu
Đồng/kg
60.000
Lợi nhuận thuần
Đồng/kg
47.323
Nguồn: Từ số liệu điều tra

Theo kết quả khảo sát tháng 4 năm 2014 số nhân khẩu trung bình có 5 khẩu
trên hộ, với tiêu chí thoát nghèo là 400.000đ/khẩu/tháng thì mỗi hộ cần nuôi tối
23


thiểu 3 con heo nái sinh sản mới có thể thoát nghèo. Cách tính (3 nái x 2 lứa/năm x
8 con/lứa x 15 kg xuất chuồng/con x 47323 đ/kg = 34.072.560 đ/hộ/năm), tương
đương 567.876 đ/khẩu/tháng từ nuôi heo nái đen.
b. Giá trị gia tăng tại mỗi khâu trong chuỗi giá trị
Bảng 3.6 Giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị heo đen

Mục
Người chăn Thu gom
Thương
Lò quay
nuôi
lái
Giá bán
60.000
100.000
105.000
285.000
12.677
71.492
100.000
233.000
Chi phí (đồng/kg)
Giá trị gia tăng
thuần (đồng/kg)
% giá trị gia tăng
thuần (%)

Tông
550.000
417.169

47.323

28.508

5.000


52.000

132.831

35,63

21,46

3,76

39,15

100,00

Nguồn: Từ số liệu điều tra

Giá trị gia tăng tập trung nhiều ở lo quay (chiếm tới 39,15%), người dân (35,63%)
và thu gom (21,46%). Tuy nhiên, người dân phải mất 6-8 tháng mới có thu nhập
trong khi các tác nhân con lại chỉ mất 1 ngày.

24


III.3. Phân tích chuỗi giá trị Táo
III.3.1. Thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ táo Ninh Thuận
Ninh Thuận là địa phương có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp cho sinh
trưởng và phát triển cây táo nên trong những năm qua diện tích cây táo tăng nhanh.
Trong giai đoạn 2006-2011, diện tích trồng táo của tỉnh bình quân mỗi năm tăng
70% (từ 69 ha lên 988 ha), sản lượng tăng bình quân 115%/năm (đạt 19 ngàn tấn

năm 2011). Cây táo được trồng ở 5 huyện Ninh Hải, Ninh Phước, Ninh Sơn, Thuận
Bắc, Thuận Nam và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm nhưng tập trung nhiều ở
huyện Ninh Phước.
Sản phẩm táo Ninh Thuận được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công
nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ky nhãn hiệu số 214764 theo Quyết định số
61701/QĐ-SHTT ngày 5/11/2013 về việc cấp giấy chứng nhận đăng ky nhãn hiệu
cho sản phẩm "Táo Ninh Thuận".
Hiện nay, táo Ninh Thuận chủ yếu tiêu thụ dưới hình thức quả tươi. Táo được
phân loại tại vựa trong tỉnh, sau đó được chuyên chở tới các chợ trong tỉnh, chợ đầu
mối và chủ vựa ngoài tỉnh. Phần lớn táo sản xuất ra (trên 70% sản lượng) được tiêu
thụ thông qua các chợ đầu mối và các chủ vựa ngoài tỉnh như thành phố Hồ Chí
Minh, Hà Nội, Vinh, Huế, Đà Lạt, Đà Nẵng, Buôn Mê Thuột, Quảng Ngãi,... con
lại khoảng 30% sản lượng táo được tiêu thụ trong tỉnh Ninh Thuận.
Hoạt động chế biến táo con hạn chế. Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận mới chỉ
có rất ít cơ sở chế biến táo sấy khô (ví dụ: doanh nghiệp Viết Nghi) và sản lượng
chế biến con rất nhỏ so với sản lượng táo được sản xuất tại địa phương. Táo sấy
khô Ninh Thuận có ưu điểm là dẻo, dai, vị ngọt tự nhiên và đậm đà hơn so với sản
phẩm cùng loại của Trung Quốc. Để có vị đặc trưng như thế thì phải đảm bảo táo
thu mua qua qui trình: làm sạch, hấp chín, ngâm vào nước mật nho khoảng 48 giờ,
xong cho vào lo sấy đến độ ẩm vừa phải là đem ra đóng gói. Theo quy trình chế
biến này, táo sẽ đạt được vị ngọt tự nhiên và đậm đà nhờ chất ngọt của mật nho. Để
đạt được 1 kg táo sấy khô thành phẩm thì cần 6-7 kg táo tươi.

25


×