Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.62 KB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN VĂN PHONG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TẠI
HUYỆN HOẰNG HÓA, TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Đồng Nai, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN VĂN PHONG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TẠI
HUYỆN HOẰNG HÓA, TỈNH THANH HÓA

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60 62 01 15

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI THỊ MINH NGUYỆT

Đồng Nai, 2017


LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hoàn thành luận văn này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn
chân thành và sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn TS. Bùi Thị Minh Nguyệt, đã
dành rất nhiều thời gian chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Trân trọng cảm ơn BGH trường Đại học Lâm nghiệp, Ban giám đốc
phân hiệu Đại học Lâm nghiệp Đồng Nai, phòng đào tạo SĐH, phòng khoa
học công nghệ và HTQT – phân hiệu ĐHLN, khoa kinh tế và Quản trị kinh
doanh - trường Đại học Lâm nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu của mình.
Trân trọng cảm ơn các Nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp đã đóng góp
nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình làm và hoàn chỉnh luận văn.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Đồng Nai, ngày 20 tháng 8 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Phong


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN:…………………………………………………………………….………...i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT :………………………………………….…………...……...ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU:…………………………………………….…………....……iii

MỞ ĐẦU:...……………………………………………….………….………1
1- Tính cấp thiết của đề tài:……………………………………..…………….2
2- Mục tiêu nghiên cứu:……………………………………...….……………2
3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:…………………….……………...……2
4- Nội dung nghiên cứu:………………………………………………………2
5- Kết cấu của Luận văn:……………………………………...………………3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀTHỰC TIẾN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI...4
1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế trang trại và phát triển kinh tế trang trại:……….4
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại:…………………………21
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HUYỆN HOẰNG HOÁ -THANH
HÓA VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:……………………………….34
2.1. Đặc điểm cơ bản của Huyện Hoàng Hóa:………………………………34
2.2. Phương pháp nghiên cứu:………………………………….……………38
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:……………………....…………41
3.1. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại của huyện Hoàng Hóa:………...41
3.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại 3 xã nghiên cứu:……………….49
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại tại huyện Hoằng Hóa:……..60
3.4. Đánh giá chung:…………………………………………………………63
3.5. Giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Hoàng Hóa:……………69
KẾT LUẬN:………………...….……………………………………….…..84
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải


BQ

Bình quân

CV

Công việc

CNH-HĐH

Công nghiệp hoá hiện đại hoá

DN

Doanh nghiệp

DT

Diện tích

DTBQ

Diện tích bình quân

GTSL

Giá trị sản lượng

HTX


Hợp tác xã

NN và PTNT
SXKD
TN/ĐVDT
TLSX

Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Sản xuất kinh doanh
Thu nhập trên đơn vị diện tích
Tư liệu sản xuất

TP

Thành phố

TT

Trang trại

Tr.đ

Triệu đồng

UBND

Ủy ban nhân dân



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Tình hình phát triển về số lượng trang trạitại huyện Hoằng Hóa
Bảng 3.2: Tình hình phát triển về loại hình trang trạitại huyện Hoằng Hóa
năm 2016
Bảng 3.3. Cơ cấu loại hình kinh tế trang trại theo vùng tại huyện Hằng Hóa
Bảng 3.4. Tình hình lao động của trang trại tại huyện Hoằng Hóa năm 2016
Bảng 3.5: Tình hình đất đai của các trang trại của huyện Hoằng Hóa
Bảng 3.6. Tình hình kết quả kinh doanh của trang trại huyện Hoằng Hóa năm
2016
Bảng 3.7: Số lượng trang trại tại 3 xã nghiên cứu giai đoạn (2014-2016)
Bảng 3.8: Tình hình phát triển các loại hình trang trại tại 3 xã nghiên cứu
Bảng 3.9. Qui mô diện tích bình quân của các loại hình trang trại của 3 xã
(Giai đoạn 2014-2016)
Bảng 3.10.Cơ cấu diện tích đất theo mục đích sử dụng của các loạihình trang
trại năm của 3 xã năm 2014 và 2016.
Bảng 3.11:Tình hìnhsử dụng lao động của trang trại tại 3 xã năm 2016
Bảng 3.12. Cơ cấu lao động của các trang trại 3 xã năm 2016
Bảng 3.13. Quy mô vốn của trang trại của 3 xã giai đoạn 2014- 2016
Bảng 3.14. Cơ cấu vốn đầu tư phân theo nguồn hình thành của các trang
trại trên địa bàn 3 xã năm 2014 và 2016
Bảng 3.15. Một số chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng năm 2016 của Huyện
Bảng 3.16. Thu nhập bình quân trang trại của 3 xã qua 2 năm
Bảng 3.17. Hiệu quả kinh tế của các mô hình kinh tế trang trại điều tra
Bảng 3.18. Giá trị sản lượng hàng hoá và tỷ suất nông sản hàng hoá của các
loại hình trang trại 3 xã nghiên cứu


1
MỞ ĐẦU
1- Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, hình thức kinh tế trang trại đang tăng nhanh về số lượng với
nhiều thành phần kinh tế tham gia, nhưng chủ yếu vẫn là trang trại hộ gia đình
nông dân. Với nguồn gốc đa dạng, sử dụng lao động của gia đình là chủ yếu,
một số có thuê lao động thời vụ và lao động thường xuyên, tiền công lao động
được thoả thuận giữa hai bên; Hầu hết vốn đầu tư là vốn tự có và vốn vay của
cộng đồng; vốn vay của tổ chức tín dụng chỉ chiếm tỷ trọng thấp;Phần lớn
trang trại phát huy được lợi thế của từng vùng, phát triển kinh doanh tổng
hợp, lấy ngắn nuôi dài. Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần khai
thác thêm nguồn vốn trong dân, mở mang thêm diện tích đất trống, đồi núi
trọc, đất hoang hoá, nhất là ở các vùng trung du, miền núi và ven biển; tạo
thêm việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo; tăng
thêm nông sản hàng hoá. Một số trang trại đã góp phần sản xuất và cung ứng
giống tốt, làm dịch vụ, kỹ thuật tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trong vùng.
Và trong xu hướng chung đó, huyện Hoằng Hoá - tỉnh Thanh Hóa cũng
đang trong quá trình phát triển kinh tế trang trại nhanh chóng cả về số lượng
lẫn chất lượng. Quá trình phát triển trang trại ở đây đã phần nào thu được
những kết quả khả quan như thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần tăng thu
nhập cho hộ nông dân… Tuy nhiên do xuất phát điểm thấp và cũng mới trong
giai đoạn đầu tìm hướng ra cho hộ nông dân, nên tình hình phát triển trang
trại ở huyện Hoằng Hoá- tỉnhThanh Hóa vẫn còn nhiều mặt hạn chế cần tìm
hướng giải quyết. Với bản thân là 1 sinh viên chuyên ngành Kinh tế Nông
nghiệp của trường Đại học lâm nghiệp và hơn hết là con em của tỉnh nhà. Vì
vậy em đã chọn đề tài nghiên cứu là:"Giải pháp phát triển kinh tế trang
trại tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa” nhằm vận dụng 1 phần kiến
thức đã học được vào thực tế tỉnh nhà.


2
2-Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở đánh giá thực trạng làm cơ sở đề xuất

một số giải pháp góp phần phát triển kinh tế trang trại tại huyện Hoằng Hóa,
tỉnh Thanh Hóa.
Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế trang trại và phát
triển kinh tế trang trại.
- Đánh giá được thực trạng phát triển kinh tế trang trại tại huyện Hoằng
Hóa, tỉnhThanh Hóa.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại tại huyện
Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.
3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Tình hình phát triển kinh tế trang
trạitại huyện Hoằng Hóa - tỉnh Thanh Hóa.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Phạm vi về không gian: Các trang trại trên địa bàn huyện Hoàng Hóa
tỉnh Thanh Hóa.
+ Phạm vi về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát
triển kinh tế trang trại trên địa bàn trong thời gian 3 năm gần đây. Số liệu sơ
cấp thu thập năm 2016.
4- Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế trang trại và phát triển kinh tế
trang trại.
- Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Hoằng
Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn
huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.


3
- Đề xuất giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện
Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.

5- Kết cấu của Luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Luận văn được kết cấu thành 3 chương:
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ KINH TẾ
TRANGTRẠI
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HUYỆN HOẰNG HOÁ THANH HÓA VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI VÀ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI

1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế trang trại
1.1.1. Khái niệm, đặc trưng, vai trò của kinh tế trang trại
1.1.1.1.Bản chất của trang trại và kinh tế trang trại
Trang trại là cơ sở sản xuất nông nghiệp gắn với hộ gia đình nông dân.
Các nội dung cùng những hoạt động của trang trại chính là những việc làm
của người nông dân trên đồng ruộng, của người chủ hộ gia đình sản xuất kinh
doanh nông nghiệp….. Các Mác đã phân biệt người chủ trang trại với người
tiểu nông bằng sự so sánh: Người chủ trang trại bán ra thị trường hầu hết các sản
phẩm do họ làm ra, người tiểu nông thì dùng toàn bộ các sản phẩm do họ sản
xuất ra, việc mua bán càng ít càng tốt. Từ những phân biệt đó của Các Mác,
nổi lên một số vấn đề kinh tế cần được lưu ý:
- Một là, sự khác nhau về mục đích sản xuất: Một nền sản xuất nông
nghiệp được chuyển từ tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá là chủ yếu.
Nông sản được sản xuất ra trước đây là để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trực
tiếp thì nay được sản xuất ra để bán nhằm tăng thu nhập và có lợi nhuận.
- Hai là, về mặt sở hữu cũng có thay đổi theo hướng phát triển của nền
kinh tế xã hội. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, hình thức sản xuất nông

nghiệp tập trung về cơ bản được dựa trên quyền sở hữu tư liệu sản xuất hay
quyền sử dụng TLSX.
- Ba là, trong điều kiện kinh tế thị trường thì kinh tế gia đình ngày càng
trở nên phổ biến và chiếm tuyệt đại bộ phận về số lượng các đơn vị sản xuất
nông nghiệp tập trung.
Như vậy, có thể nói rằng Trang trại là thuật ngữ gắn liền với hình thức
sản xuất nông nghiệp tập trung trên một diện tích đủ lớn với quy mô gia đình


5
là chủ yếu để tạo ra sản phẩm hàng hoá cung cấp cho xã hội phù hợp với đòi
hỏi của cơ chế thị trường.
Trang trại ngày nay có nhiều mặt cùng tồn tại:
- Về mặt kinh tế: Nói lên các hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra
nhiều chủng loại sản phẩm hàng hoá đem lại thu nhập cao và nhiều lợi nhuận.
- Về mặt xã hội: Trang trại là một tổ chức cơ sở của xã hội. Quan hệ
giữa các thành viên của hộ trang trại, giữa chủ trang trại và người làm thuê là
đan xen nhau…
- Về mặt môi trường: Về mặt môi trường trang trại có mối quan hệ thể hiện
trên nhiều mặt rất đa dạng và gắn bó chặt chẽ với nhau, đồng thời có tác động qua
lại nhiều mặt, nhiều chiều của hệ kinh tế sinh thái-nhân văn trong vùng.
Trên thực tế người ta thường chú ý về mặt kinh tế của trang trại nhiều
hơn mặt xã hội và môi trường. Điều này cũng dễ hiểu vì kinh tế là nội dung
cơ bản, là cốt lõi của trang trại.
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về kinh tế trang trại, nhưng tựu
chung vẫn thống nhất cho rằng, trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất
hàng hoá ở mức cao hơn kinh tế hộ về cả quy mô, lẫn hình thức quản lý.
Các quan niệm khác nhau về trang trại:
Theo nghĩa thông thường, trang trại là một loại hình kinh tế sản xuất
hàng hoá phát triển trên cơ sở kinh tế hộ nhưng ở qui mô lớn hơn, được đầu tư

nhiều hơn về cả vốn và kỹthuật, có thuê mướn nhân công để sản xuất ra một
hoặc vài loại sản phẩm hàng hoá từ nông nghiệp với khối lượng lớn cho thị
trường.
Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp
(bao gồm cả nông, lâm, ngư nghiệp) mà tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu
hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập. Sản xuất được tiến hành với
quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tập trung đủ lớn cùng phương thức tổ
chức quản lý sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ để


6
sản xuất ra các loại sản phẩm hàng hoá phù hợp với yêu cầu đặt ra của cơ chế
thị trường. [4]
Theo Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000: “Kinh tế trang
trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn chủ
yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản
xuất trong lĩnh vực trồng trọt, trồng rừng, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, gắn
sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ, hải sản”.[3]
Gần đây khái niệm kinh tế trang trại được thống nhất hiểu theo cách sau:
kinh tế trang trại là 1 hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp
được hình thành và phát triển trên cơ sở kinh tế hộ gia đình nông dân có mức tích
tụ và tập trung cao hơn về đất đai, vốn, lao động, kỹ thuật… Nhằm tạo ra khối
lượng hàng hóa nông sản lớn hơn, với lợi nhuận cao hơn theo yêu cầu của kinh tế
thị trường, có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.1.1.2. Đặc trưng của kinh tế trang trại
* Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất nông, lâm, thủy sản hàng
hóa với quy mô lớn
Đặc trưng này của kinh tế trang trại là một bước tiến so với kinh tế hộ
nông dân.Nếu như kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hóa là để tự cung tự
cấp; thì kinh tế trang trại phát triển với mục đích sản xuất ra hàng hóa để bán

trên thị trường.Đây là bước tiến bộ không chỉ trong nhận thức, tư duy của chủ
trang trại, mà còn thể hiện khả năng hòa mình hội nhập với nền kinh tế thị
trường.Nếu trước người nông dân tự cung tự cấp, có sản phẩm thừa thì mang
ra chợ bán hoặc trao đổi với người khác. Trong nền kinh tế thị trường mang
đầy tính biến động và cạnh tranh khốc liệt giữa những nhà sản xuất, không chỉ
là cạnh tranh với những doanh nghiệp trong nước mà trong thời kinh tế mở
của hội nhập như hiện nay còn phải cạnh tranh với hàng hóa ở khắp nơi trên
thế giới đổ về Việt Nam(đặc biệt là hàng hóa nông sản). Việc xác định sản
xuất ra hàng hóa để bán là sự chuẩn bị về tư tưởng, tâm lí, hàng hóa để đương
đầu với cạnh tranh trên thị trường trong việc đảm bảo nhu cầu người tiêu


Luận văn đủ ở file: Luận văn full














×