ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGHIÊM XUÂN PHƯƠNG
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
KINH TẾ NÔNG HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC
THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN XÍN MẦN,
TỈNH HÀ GIANG
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 60.62.01.15
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Dương Văn Sơn
Thái Nguyên, năm 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn này có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chưa
được sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này đều đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày
tháng
Tác giả
Nghiêm Xuân Phương
năm 2017
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Dương Văn Sơn
người đã hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các đơn vị liên
quan của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Tôi xin trân trọng cảm ơn các
thầy cô của trường đã trang bị cho tơi những kiến thức q báu để giúp tơi hồn
thành cơng trình này. Tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Sở Nông nghiệp và
phát triển nông thôn, UBND tỉnh Hà Giang, UBND huyện Xín Mần, Phịng Nơng
nghiệp và phát triển nơng thơn huyện Xín Mần, các xã và các hộ nơng dân huyện
Xín Mần đã giúp tơi trong q trình điều tra số liệu.
Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên chia
sẻ, giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến q báu để tơi hồn thành luận văn.
Thái Nguyên, ngày
tháng
năm 2017
Tác giả
Nghiêm Xuân Phương
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................... 3
3.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................. 3
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn......................................................................................... 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................ 4
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................................ 4
1.1.1. Một số khái niệm về hộ, hộ nông dân và kinh tế hộ nơng dân .......................... 4
1.1.2. Vai trị, sự cần thiết phát triển kinh tế hộ nông dân .......................................... 8
1.1.3. Phân loại hộ nông dân ..................................................................................... 10
1.1.4. Tại sao phải nghiên cứu kinh tế nơng hộ ........................................................ 12
1.1.5. Vì sao kinh tế hộ tồn tại .................................................................................. 12
1.1.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế hộ nông dân ........ 12
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................................................... 15
1.2.1. Khái quát sự phát triển của kinh tế hộ nông dân ở một số nước trên thế giới và
nước ta ....................................................................................................................... 15
1.2.2. Xu hướng phát triển kinh tế nông hộ ở Việt Nam ........................................... 24
1.2.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra đối với phát triền kinh tế nơng hộ ở Việt
Nam nói chung và huyện Xín Mần nói riêng ............................................................ 26
1.2.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................ 28
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 33
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 33
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 33
2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 33
2.3. Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ................................................................. 34
2.3.1. Tiếp cận nghiên cứu ........................................................................................ 34
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin ...................................................................... 34
iv
2.3.3. Phương pháp phân tích xử lý số liệu ............................................................... 36
2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................... 37
2.4.1. Một số chỉ tiêu phản ánh về chủ hộ nông dân ................................................. 37
2.4.2. Chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất kinh doanh của hộ nông dân ................ 37
2.4.3. Chỉ tiêu phản ánh khoản thu và chi của hộ nông dân ..................................... 37
2.4.4. Chỉ tiêu đánh giá tình hình kinh tế .................................................................. 37
2.4.5. Một số đại lượng thống kê thông dụng của mẫu ............................................. 37
2.4.6. Hệ thống chỉ tiên phản ánh điều kiện sản xuất kinh doanh của hộ ................. 38
2.4.7. Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh và thu nhập của hộ ............... 38
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 39
3.1. Thực trạng kinh tế nông hộ và phát triển kinh tế nông hộ đồng bào dân tộc thiểu số
huyện Xín Mần .......................................................................................................... 39
3.1.1. Thông tin cơ bản của hộ .................................................................................. 39
3.1.2. Thực trạng sản xuất kinh doanh nông, lâm nghiệp của hộ.............................. 42
3.1.3. Kết quả hoạt động phi nông nghiệp của hộ ..................................................... 56
3.1.4. Phát triển kinh tế tập thể, doanh nghiệp và hợp tác xã ở huyện Xín Mần.......... 60
3.2. Khó khăn thuận lợi và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nơng hộ trên
địa bàn huyện Xín Mần ............................................................................................. 62
3.2.1. Thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế nơng hộ trên địa bàn
huyện Xín Mần .......................................................................................................... 62
3.2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ huyện Xín Mần............... 66
3.3. Quan điểm, định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế nông hộ tại
huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang ................................................................................. 69
3.3.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu về phát triển kinh tế nơng hộ tại huyện
Xín Mần, tỉnh Hà Giang ............................................................................................ 69
3.3.2. Một số giải pháp phát triển kinh tế nông hộ huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. 71
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 78
1. Kết luận ................................................................................................................. 78
2. Khuyến nghị .......................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 80
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQ
: Bình quân
CC
: Cơ cấu
CNH-HĐH : Cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa
CN
: Cơng nghiệp
CN-TTCN : Cơng nghiệp- tiểu thủ cơng nghiệp
DT
: Diện tích
DTTS
: Dân tộc thiểu số
đ
: Đồng
ĐVT
: Đơn vị tính
ĐH
: Đại học
HĐH
: Hiện đại hóa
KHKT
: Khoa học kỹ thuật
KT-XH
: Kinh tế xã hội
LĐ
: Lao động
NS
: Năng suất
SL
: Sản lượng
SX
: Sản xuất
TTCN
: Tiểu thủ công nghiệp
TBC
: Trung bình chung
UBND
: Ủy ban nhân dân
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Số hộ điều tra phân theo xã và nghề nghiệp của hộ ................................ 39
Bảng 3.2: Thông tin chung về hộ điều tra ................................................................ 40
Bảng 3.3: Cấu trúc dân tộc trong các hộ điều tra phân theo các nhóm hộ ................ 41
Bảng 3.4: Số hộ trồng và diện tích gieo trồng bình qn 1 hộ ................................. 44
Bảng 3.5. Số thửa canh tác cây trồng chủ yếu .......................................................... 45
Bảng 3.6. Giá trị sản xuất một số cây trồng của hộ .................................................. 47
Bảng 3.7: Số hộ nuôi và số vật nuôi của hộ .............................................................. 50
Bảng 3.8: Giá trị sản xuất từ chăn nuôi của hộ ......................................................... 53
Bảng 3.9: Kết quả sản xuất lâm nghiệp của hộ ......................................................... 55
Bảng 3.10: Số hộ, số lao động và thu nhập từ ngành nghề ....................................... 57
Bảng 3.11: Kết quả kinh doanh dịch vụ sản xuất của hộ .......................................... 58
Bảng 3.12: Kết quả kinh doanh dịch vụ đời sống của hộ ......................................... 60
Bảng 3.13. Số lượng các doanh nghiệp theo lĩnh vực hoạt động.............................. 61
Bảng 3.14. Loại hình doanh nghiệp huyện Xín Mần ................................................ 61
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, công tác ở vùng đồng bào dân tộc trên cả nước ln
được các cấp, các ngành, các đồn thể quan tâm chỉ đạo, thực hiện; những vấn đề
bức xúc trong đồng bào các dân tộc từng bước được giải quyết; đời sống vật chất,
tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện.
Tuy nhiên do điều kiện thời tiết rất khắc nghiệt, thường xuyên bị lũ ống, lũ
quét, sạt lở, bão, lốc; hạn hán, khô cằn; dịch bệnh. Địa hình, địa bàn phức tạp, đi lại
rất khó khăn; diện tích đất bằng phục vụ sản xuất và dân sinh không nhiều; một bộ
phận dân cư không tập trung, họ sống trải dài trên diện tích rộng lớn nên suất đầu tư
cho các cơng trình phục vụ sản xuất và đời sống rất cao. Một số tập quán sản xuất
và sinh hoạt khơng cịn phù hợp nhưng chậm xố bỏ, đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến
q trình tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ của KHKT-CN vào sản xuất và cuộc
sống. Địa bàn vùng DTTS thường xa trung tâm Kinh tế - Xã hội của tỉnh, của các
huyện nên sức thu hút đầu tư vào phát triển kinh tế không cao. Việc đi lại để lãnh
đạo, chỉ đạo của các ngành, các cấp khơng mấy thuận lợi. Theo đó, các doanh
nghiệp lớn vào làm ăn, phát triển kinh tế vùng cao, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn
chưa nhiều. Việc mua bán, trao đổi hàng hoá theo cơ chế thị trường gặp khơng ít
khó khăn, nhất là chi phí vận chuyển quá cao.
Kinh tế phát triển chưa toàn diện, chưa mạnh và chưa vững chắc; hàng hoá
sản xuất chưa nhiều và sức cạnh tranh chưa mạnh; đã có các mơ hình phát triển kinh
tế ở các qui mơ khác nhau trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng việc nhân diện
chưa mạnh; năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích chưa cao;
tập quán sản xuất giản đơn chậm xố bỏ; vệ sinh mơi trường thôn bản chưa tốt; một
số tập tục lạc hậu vẫn còn tồn tại.
Mục tiêu đặt ra là khai thác hợp lý và có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh về
phát triển nơng nghiệp, lâm nghiệp, thủy điện, khai khống, du lịch và kinh tế cửa
khẩu; cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, dân sinh
và bảo đảm quốc phòng, an ninh; từng bước thu hẹp khoảng cách về trình độ phát
2
triển và mức sống của người dân trong vùng so với mức bình qn chung; hồn
thành cơ bản sắp xếp ổn định dân cư, nhất là vùng đồng bào tái định cư các dự án
thủy điện, thủy lợi, đưa dân ra biên giới; khắc phục cơ bản tình trạng dân di cư tự
do; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho nhân dân, đặc biệt là nhân dân vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng
xa, vùng biên giới; đẩy lùi các tệ nạn xã hội; gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo
vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và ổn định chính trị.
Huyện Xín Mần thuộc vùng cao núi đất phía tây tỉnh Hà Giang, cách trung
tâm tỉnh lỵ khoảng 120 km. Huyện có địa hình phức tạp, núi cao hiểm trở, bị chia
cắt mạnh, huyện có 15 anh em dân tộc sinh sống. Đời sống của nhân dân chủ yếu
phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi để phát
triển kinh tế nông hộ như: Nguồn nhân lực có sẵn, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước
cũng như chính quyền địa phương, kinh tế hộ nơng dân ở huyện Xín Mần trong q
trình phát triển đã đạt được những thành tựu đáng nghi nhận. Tuy nhiên bên cạnh
đó vẫn cịn tồn tại rất nhiều khó khăn về kinh tế xã hội, đời sống của phần lớn dân
cư cịn gặp rất nhiều khó khăn như diện tích đất sản xuất nơng nghiệp tương đối
thấp, địa hình bị chia cắt, manh mún gây khó khăn cho việc áp dụng các tiến bộ
khoa học vào quá trình sản xuất nên năng xuất đạt được chưa cao, trình độ dân trí
người dân cịn thấp,... Vậy tình hình phát triển của kinh tế nông hộ ở đây ra sao?
Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế nơng hộ ở đây như thế nào?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ ở địa phương? Tình
trạng đói nghèo và ngun nhân của đói nghèo như thế nào? Vì vậy việc tìm hiểu
các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế hộ nông dân và đề xuất những giải pháp nhằm
phát triển kinh tế hộ nông dân theo chiều hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa là
hết sức cần thiết.
Xuất phát từ lý do đó, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải
pháp phát triển kinh tế nông hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Xín
Mần, tỉnh Hà Giang”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng kinh tế nông hộ và phát triển kinh tế nông hộ của đồng
3
bào dân tộc thiểu số (Nùng, Tày, Mông,…) đang sinh sống trên địa bàn nghiên cứu
- Phân tích những khó khăn, thách thức và yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế
nơng hộ tại địa bàn huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
- Đề xuất giải pháp phát triển kinh tế nông hộ của đồng bào dân tộc thiểu số
đang sinh sống trên địa bàn huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Cập nhật và hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến kinh tế
nông hộ, phát triển kinh tế nông hộ, nhất là kinh tế nông hộ đồng bào dân tộc thiểu
số vùng cao, vùng biên giới ở nước ta.
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Đề xuất giải pháp phát triển kinh tế nông hộ đồng bào dân tộc thiểu số vùng
cao, biên giới. Tác giả hy vọng rằng những giải pháp phát triển kinh tế mà đề tài
luận văn đã đề xuất sẽ được chính quyền địa phương huyện Xín Mần (tỉnh Hà
Giang) và các địa phương khác có điều kiện tương tự đón nhận và có thể tham
khảo để vận dụng vào phát triển kinh tế-xã hội nói chung, phát triển kinh tế hộ gia
đình nói riêng.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Một số khái niệm về hộ, hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân
1.1.1.1. Khái niệm hộ
Hộ đã có lâu đời cho đên nay nó vẫn tồn tại và phát triển. Trải qua mỗi thời
kỳ kinh tế khác nhau, hộ và kinh tế hộ được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác
nhau song vẫn có bản chất chung đó là sự hoạt động sản xuất kinh doanh của các
thành viên trong gia đình cố gắng làm sao tạo nhiều của cải vật chất để nuôi sống
và tăng thêm tích lũy cho gia đình và xã hội.
Từ trước đến nay, có nhiều khái niệm về hộ:
Theo từ điển chuyên ngành kinh tế và từ điển ngôn ngữ “Hộ là tất cả những
người cùng sống chung trong một mái nhà, nhóm người đó bao gồm những người
cùng chung huyết tộc và những người làm công”
Theo Liên hợp quốc: “Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà,
cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ” (trích theo Tăng Ngọc Đức, 2012)[4].
Năm 1981, Harris (Lon don - Anh) trong tác phẩm của mình cho rằng: “Hộ là
một đơn vị tự nhiên tạo nguồn lao động” và trên góc độ này, nhóm các đại biểu
thuộc trường phái “Hệ thống thế giới” (Mỹ) có bổ sung thêm: “Hộ là một đơn vị
đảm bảo quá trình tái sản xuất nguồn lao động thơng qua việc tổ chức nguồn thu
nhập chung” (trích theo Tăng Ngọc Đức, 2012)[4].
Raul Ituna - trường Đại học Tổng hợp Lioobon khi nghiên cứu cộng đồng
nông dân trong quá trình quá độ ở một số nươc Châu Á đã chứng minh: “Hộ là tập
hợp những người có chung huyết tộc có quan hệ mật thiết với nhau trong q trình
sáng tạo ra vật phẩm để bảo tồn chính bản thân của họ và cộng đồng” (trích theo
Tăng Ngọc Đức, 2012)[4].
Cần chú ý rằng, trên đây chỉ là nêu những khía cạnh về khái niệm hộ tiêu biểu
nhất, khía cạnh nay hay khía cạnh khác hoặc khái quát chung nhưng vẫn còn chỗ
dựa đồng nhất.
5
Từ các khái niệm trên cho thấy hộ có thể được hiểu như sau:
Trước hết, hộ là một tập hợp chủ yếu và phổ biến của những thành viên có
chung huyết thơng, tuy vậy cũng có cá biệt trường hợp thành viên của hộ không
phải cùng huyết thống (Con nuôi, người tình nguyện và được sự đồng ý của các
thành viên trong hộ công nhận cùng chung hoạt động kinh tế lâu dài,…)
Hộ khơng đồng nhất với gia đình mặc dù cùng chung huyết thống bởi vì hộ
là một đơn vị kinh tế riêng, cịn gia đình có thể khơng phải là là một đơn vị kinh tế
(Ví dụ gia đình nhiều thế hệ cùng chung huyết thống, cùng chung một mái nhà
nhưng nguồn sinh sống và ngân quỹ lại đôc lập với nhau,…).
1.1.1.2. Hộ nông dân
Tác giả Frank Ellis định nghĩa: “Hộ nơng dân là các hộ gia đình làm nông
nghiệp, tự kiếm sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao
động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng
chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt
động với mức độ khơng hồn hảo cao” [5].
Theo ông Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “Hộ nông dân là những hộ chủ yếu
hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và các
hoạt động phi nơng nghiệp ở nơng thơn” [9].
Theo Lê Đình Thắng (trích theo Tăng Ngọc Đức, 2012)[4]: “Nơng hộ là tế bào
kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nơng nghiệp và nơng thơn”.
Cịn theo Nguyễn Sinh Cúc (2001)[1]: Trong phân tích điều tra nơng thơn năm
2011 cho rằng: “Hộ nơng nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động
thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi,
dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thủy nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật,…) và
thông thường nguồn sống chính của hộ dựa vào nơng nghiệp”.
V.I.Lênin (trích theo Tăng Ngọc Đức, 2012)[4] cho rằng: “Cải tạo tiểu
nông không phải là tước đoạt của họ mà phải tôn trọng sở hữu cá nhân của họ,
khuyến khích họ liên kết với nhau một cách tự nguyện để tạo điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển của chính họ”.
- Hayami và Kikuchi (trích theo Chu Cao Vũ, 2005)[10]: Nghiên cứu sự
6
thay đổi của kinh tế nông thôn Đông Nam Á và thấy rằng, áp lực dân số trên ruộng
đất ngày càng tăng, lãi do đầu tư thêm lao động ngày càng giảm mặc dù có cải tiến
kỹ thuật, nhưng giá ruộng đất (địa tô) ngày càng tăng.
- Năm 1989, Lipton cho rằng trong khoa học xã hội về phát triển nơng thơn
hiện nay, phổ biến ba cách tiếp cận, đó là cách tiếp cận Macxit phân tích (Roemer 1985), tiếp cận cổ điển mới (Krueger, 1974) và tiếp cận hàng hoá tập thể (Olson,
1982). Ba tiếp cận trên về mặt lý luận, trong thực tiễn đều thuộc về quan hệ giữa
nhà nước và nơng dân (trích theo Chu Cao Vũ, 2005)[10]. Mối quan hệ đó, thường
theo các hướng là tăng thặng dư kinh tế của nông thôn; chuyển thặng dư từ ngành
này sang ngành khác; rút thặng dư và thúc đẩy việc luân chuyển. Nhìn chung bất
cứ một quá trình phát triển nào cũng phải tăng thặng dư, quá trình này cần sự tác
động của Nhà nước.
Nghiên cứu khái niệm trên đây về hộ nông dân của các tác giả và theo nhận
thức cá nhân tôi cho rằng:
Hộ nông dân là những hộ sống ở nơng thơn có ngành nghề sản xuất chính là
nơng nghiệp, nguồn thu nhập chủ yếu là nghề nơng, ngồi ra họ có tham gia các
hoạt động phi nông nghiệp như (dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp,…).
1.1.1.3. Kinh tế hộ nông dân
Chúng ta biết rằng: Kinh tế hộ nơng dân là một hình thức kinh tế cơ bản và
tự chủ trong nông - lâm nghiệp được hình thành và tồn tại trên cơ sở sử dụng đất
đai, sức lao động, tiền vốn,... của gia đình mình là chính.
Theo Trần Văn Hà (trích theo Tăng Ngọc Đức, 2012)[4] thì: “Kinh tế nơng hộ
là đơn vị khai thác kinh doanh nông nghiệp của những người cùng sống chung một
mái nhà. Người chủ sản xuất là trưởng gia, là chủ hộ cùng những thân nhân sử dụng
tổng hợp những yếu tố lao động, đất, vốn, phương tiện sản xuất tác động vào môi
trường sinh thái để làm ra sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu về đời sống vật chất
của gia đình và cộng đồng xã hội”.
C.Mác (trích theo Tăng Ngọc Đức, 2012)[4] khẳng định kinh tế nông hộ là
nền nơng nghiệp sản xuất hàng hố khác với nền kinh tế tiểu nơng tự cấp, tự túc.
Ơng đã phân biệt người chủ nông hộ với người tiểu nông; người chủ nông hộ bán
7
ra thị trường toàn bộ sản phẩm làm ra; người tiểu nơng tiêu dùng tồn bộ sản phẩm
làm ra và mua bán càng ít càng tốt.
Tại Điểm 1, mục II của Nghị quyết số: 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000:
“Kinh tế nông hộ là hình thức tổ chức sản xuất hàng hố trong nơng nghiệp, nơng
thơn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản
xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản
xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản”.
Kinh tế hộ nông dân có những đặc điểm cơ bản sau đây:
- Kinh tế hộ nơng dân là hình thức kinh tế có quy mơ gia đình, hoạt động gia
đình hay là lao động có sẵn mà khơng cần phải th ngồi, các thành viên có mối
quan hệ gắn bó với nhau về kinh tế cũng như huyết thống.
- Đất đai là yếu tố quan trọng nhất trong các tư liệu sản xuất của hộ nông dân.
Cuộc sống của họ gắn liền với ruộng đất. Giải quyết mối quan hệ giữa nông dân và
đất đai là giải quyết vấn đề cơ bản về kinh tế nông hộ.
- Kinh tế hộ nông dân chủ yếu sử dụng lao động gia đình, người nơng dân là
chủ thật sự của quá trình sản xuất, trực tiếp tác động vào sinh trưởng, phát triển
của cây trồng vật nuôi, không qua khâu trung gian. Việc thuê mướn lao động mang
tính chất thời vụ khơng thường xun hoặc th mướn để đáp ứng nhu cầu khác
của gia đình. Họ làm việc không kể giờ giấc, hiệu quả sử dụng lao động rất cao.
- Cấu trúc lao động của kinh tế hộ nơng dân đa dạng, phức tạp. Trong một hộ
có nhiều loại lao động vì vậy chủ hộ vừa có khả năng trực tiếp điều hành, quản lý
vừa có khả năng tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất.
- Sản xuất của hộ nông dân là tập hợp các mục đích kinh tế của các thành
viên trong gia đình, thường nằm trong một hệ thống sản xuất lớn hơn của cộng
đồng. Kinh tế hộ nông dân là tế bào kinh tế của sản xuất nơng nghiệp, tất yếu có
quan hệ với thị trường song mức độ quan hệ còn thấp, chưa gắn chặt với thị trường.
Nếu tách họ ra khỏi thị trường họ vẫn tồn tại.
1.1.1.4. Phát triển và phát triển kinh tế
Trong những thuật ngữ khoa học “phát triển” được biểu thị như tiến trình
đưa xã hộ lên một trình độ cao hơn cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Quá trình phát
8
triển của xã hội bao gồm cả phát triển kinh tế văn hóa xã hội và chính trị.
Như vậy có thể định nghĩa về phát triển “Phát triển là một quá trình thay
đổi làm tăng cường mức sống của con người”.
Phát triển kinh tế là sự gia tăng về số lượng và sự thay đổi về chất lượng của
đời sống kinh tế-xã hội. Phát triển kinh tế và sự tăng lên về cơ sở vật chất và sự biến
đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, cuộc sống của người dân ngày càng được
cải thiện và nâng cao (Phạm Thị Lý, Nguyễn Thị Yến và cs, 2016 [7].
Như vậy, phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng
tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả
sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng kinh tế) và sự tiến bộ về cơ cấu
kinh tế-xã hội.
Nội dung của phát triển kinh tế bao gồm:
- Tăng trưởng kinh kế. Muốn phát triển các mặt của đời sống kinh tế-xã hội
trước hết xã hội phải cần có thêm của cải, tức là năng lực của nền sản xuất phải
được mở rộng hay nền kinh tế phải tăng trưởng.
- Cơ cấu các ngành kinh tế thay đổi theo hướng tiến bộ.
- Những tiến bộ kinh tế chủ yếu phải xuất phát từ động lực nội tại. Nền kinh
tế tăng trưởng, cơ cấu các ngành kinh tế thay đổi tiến bộ chủ yếu phải do các
nguyên nhân bên trong, do các nguồn lực nội tại.
- Chất lượng cuộc sống cư dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.
Như vậy, khái niệm phát triển kinh tế bao trùm và rộng hơn khái niệm tăng
trưởng kinh tế, vì tăng trưởng kinh tế mới chỉ đề cập đến những thay đổi về lượng
của nền kinh tế và phát triển kinh tế không những đề cập tới những thay đổi về
lượng, mà còn bao hàm cả những thay đổi về chất của nền kinh tế (Phạm Thị Lý,
Nguyễn Thị Yến và cs, 2016)[7].
1.1.2. Vai trò, sự cần thiết phát triển kinh tế hộ nơng dân
Kinh tế hộ là hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chủ yếu của nền sản xuất
hàng hố, vì vậy nó có vai trị hết sức to lớn trong việc sản xuất lương thực, thực
phẩm cung cấp cho xã hội. Kinh tế hộ là tế bào quan trọng để phát triển nông nghiệp
nông thôn, thực hiện sự phân công lao động của xã hội.
9
- Kinh tế hộ có vai trị quan trọng trong việc khôi phục, bảo vệ và phát triển
môi trường, xây dựng và phát triển nông thôn mới.
- Phát triển kinh tế hộ nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ
thuật, kinh nghiệm. Kinh tế hộ cũng sẽ đi đầu trong việc thâm canh tăng năng suất,
ứng dụng công nghệ mới, sử dụng giống mới, sử dụng phân bón thuốc hố học một
cách hợp lý, u cầu nhiều hơn đối với dịch vụ và đầu vào.
- Kinh tế hộ nơng dân góp phần tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho
người lao động khuyến khích làm giàu đi đơi với xố đói giảm nghèo.
Như vậy, phát triển kinh tế hộ góp phần bảo vệ mơi trường, thúc đẩy quá
trình chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ giới hóa nơng nghiệp, kích thích các ngành
cơng nghiệp chế biến, công nghiệp cung cấp đầu vào cho nông nghiệp và các ngành
dịch vụ nơng nghiệp phát triển do đó thúc đẩy q trình CNH - HĐH nơng thơn
Việt Nam.
Các đặc trưng của kinh tế hộ
- Kinh tế hộ là đơn vị sản xuất nhỏ nhưng lại rất hiệu quả, dù quy mơ nhỏ
nhưng vẫn có thể áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới để nâng cao năng
suất lao động.
- Kinh tế nông hộ quy mô nhỏ không đồng nghĩa với sự lạc hậu, năng suất thấp.
- Kinh tế nơng hộ khơng có khả năng sản xuất cao, khơng có biểu hiện của
sản xuất lớn.
- Kinh tế hộ sử dụng lao động và tiền vốn của chủ hộ là chủ yếu.
- Kinh tế nông hộ dựa vào nguồn lực của gia đình để tạo ra thu nhập phục vụ
cho cuộc sống gia đình họ.
- Hộ khơng th lao động hoặc th lao động ngồi khơng đáng kể, vốn sản
xuất chủ yếu do hộ tự tích lũy. Nếu có vay thì chỉ vay với lượng nhỏ để kịp thời vụ.
- Trong kinh tế hộ nơng dân có sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền sở hữu quá
trình quản lý và sử dụng các yếu tố sản xuất.
- Sở hữu trong hộ nông dân là sở hữu chung của các thành viên trong gia
đình, trong nơng hộ.
- Các thành viên trong nông hộ đều quen với việc sử dụng những tư liệu sản
10
xuất và tài sản, họ hiểu rõ đặc tính của từng loại tài sản.
- Trong nông hộ chủ hộ vừa là người điều hành vừa là người trực tiếp tham
gia lao động sản xuất.
- Trong hộ mọi người gắn bó chặt chẽ với nhau qua quan hệ hôn nhân hoặc
huyết thống.
- Trong nơng hộ, lao động có tính chất rất cao, mọi người làm việc với tư
cách người chủ giúp đỡ lẫn nhau, phù hợp với diều kiện từng người.
- Kinh tế nơng hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh rất cao.
+ Do kinh tế hộ có quy mô nhỏ nên dễ điều chỉnh hơn so với các doanh
nghiệp nông nghiệp khác.
+ Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những sinh vật, chúng phát triển
theo những quy luật sinh học nhất định.
+ Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu đặc biệt chủ yếu, có giới hạn về diện
tích, có vị trí cố định và chất lượng khơng đều, điều đó địi hỏi người sản xuất phải
biết bố trí cây trồng, vật ni phù hợp, khai thác, sử dụng hợp lý đất đai.
- Kinh tế hộ có sự gắn kết chặt chẽ giữa kết quả sản xuất và lợi ích người lao động.
+ Trong kinh tế hộ, mọi người gắn kết với nhau trên cả cơ sở kinh tế lẫn
huyết tộc và có chung ngân quỹ nên dễ dàng có sự nhất trí đồng tâm chặt chẽ cùng
nhau phát triển.
+ Trong nơng hộ, mọi người có quyền tham gia phân phối kết quả sản xuất
mà không phụ thuộc vào mức độ đóng góp vào sản xuất
1.1.3. Phân loại hộ nông dân
1.1.3.1. Phân loại căn cứ vào mục tiêu và cơ chế hoạt động
Dựa vào mục tiêu và cơ chế hoạt động, hộ gồm 2 loại:
- Hộ nơng dân hồn tồn tự cấp khơng có phản ứng với thị trường. Loại hộ
này có mục tiêu là tối đa hóa lợi ích, đó là việc sản xuất các sản phẩm cần thiết để
tiêu dùng trong gia đình.
- Hộ nơng dân sản xuất hàng hóa chủ yếu. Loại hộ này có mục tiêu là tối đa
hóa lợi nhuận được biểu hiện rõ rệt và họ có phản ứng gay gắt với thị trường vốn,
ruộng đất, lao động.
11
1.1.3.2. Phân loại theo tính chất của ngành sản xuất của hộ
Theo cách phân loại này gồm có 4 loại:
- Hộ thuần nông: Là loại hộ chỉ thuần túy sản xuất nông nghiệp.
- Hộ chuyên nông: Là loại hộ chuyên làm các ngành nghề như cơ khí, mộc,
rèn, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng thủ công mỹ nghệ, dệt, may…
- Hộ kiêm nông: Là loại hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề tiểu thủ công
nghiệp nhưng thu từ nơng nghiệp là chính.
- Hộ bn bán: Là loại hộ bn bán là chính, ở nơi đơng dân cư, có quầy hàng…
1.1.3.3. Theo hình thức tổ chức quản lý
Nơng hộ gia đình: là loại hình phổ biến nhất ở các nước. Đó là kiểu nơng hộ độc
lập sản xuất kinh doanh do người chủ hay một người thay mặt gia đình đứng ra quản lý.
Nơng hộ liên doanh: Do 2 - 3 nơng hộ gia đình hợp thành một nơng hộ lớn,
tuy nhiên mỗi nơng hộ thành viên vẫn có quyền tự chủ điều hành sản xuất.
Nông hộ hợp doanh: Tổ chức theo nguyên tắc Công ty Cổ phần hoạt động
trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản.
Theo hình thức sở hữu tư liệu sản xuất
Chủ nơng hộ sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất từ đất đai, cơng cụ máy móc đến
chuồng trại, kho bãi,…
Chủ nông hộ chỉ sở hữu một phần tư liệu sản xuất, một phần đi thuê của người khác.
Chủ nông hộ hồn tồn khơng có tư liệu sản xuất mà đi th tồn bộ các cơ
sở của nơng hộ khác hoặc của Nhà nước để sản xuất.
1.1.3.4. Theo phương thức điều hành sản xuất
Chủ nơng hộ sống cùng gia đình ở nông thôn, trực tiếp điều hành sản xuất và
trực tiếp lao động.
Nông hộ ủy thác, ủy nhiệm ruộng đất và tư liệu sản xuất của mình cho anh
em, họ hàng, bạn bè thân thiết còn ở tại quê để tiếp tục canh tác.
1.1.3.5. Phân loại căn cứ vào mức thu nhập của nông hộ
Nông hộ thuần nông: Ở những nước nơng nghiệp kém phát triển, nguồn sống
chính dựa vào nơng nghiệp thì đương nhiên cơ cấu thu nhập của các nơng hộ dựa
hồn tồn hay phần lớn vào nơng nghiệp.
12
Nơng hộ có thu nhập chủ yếu ngồi nơng nghiệp: Các nông hộ này thường là
các nông hộ quy mô nhỏ, thu nhập từ nông nghiệp không đáp ứng được các nhu cấu
nên phải đi làm thêm ngồi nơng hộ trên địa bàn nơng thơn, có khi vào cả thành phố
hay các tỉnh, các khu cơng nghiệp tìm việc làm để tăng thu nhập.
1.1.4. Tại sao phải nghiên cứu kinh tế nông hộ
Sở dĩ phải nghiên cứu kinh tế nông hộ vì những lý do sau:
- Nơng hộ chính là thực thể kinh tế văn hóa xã hội chủ yếu ở nông thôn.
- Kinh tế nông hộ không thể tách rời nền kinh tế quốc dân.
- Khoa học kinh tế nông hộ là nền tảng cho việc xem xét, phân tích, đánh giá
và xây dựng chiến lược phát triển nơng thơn.
1.1.5. Vì sao kinh tế hộ tồn tại
Kinh tế hộ tồn tại bởi những nguyên nhân sau:
- Nông dân tự duy trì được tái sản xuất giản đơn do họ có tư liệu sản xuất chủ
yếu như đất đai và lao động. Nhờ đó họ có thể chủ động tiến hành tổ chức sản xuất.
- Trong quá trình tồn tại và phát triển, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận không
phải là mục tiêu duy nhất trong sản xuất của các hộ.
- Q trình tập trung hóa ruộng đất và một số người bị hạn chế vì đất đai bị
chia nhỏ do quá trình canh tác hộ và sự kế thừa.
- Nơng dân có thể vượt qua các áp lực, xơ đẩy của thị trường nhờ có sử dụng
nguồn lao động trong phạm vi của hộ.
- Nơng dân có khả năng đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở hộ như phát
triển trồng trọt, chăn nuôi, nông nghiệp, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp để sử
dụng triệt để sức lao động, đất đai, vốn liếng của hộ vào sản xuất để tăng thu nhập.
1.1.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến q trình phát triển kinh tế hộ nơng dân
1.1.6.1. Nhóm nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý và đất đai
Vị trí địa lý có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và sự phát triển
của kinh tế hộ nông dân. Những hộ nông dân có vị trí thuận lợi như: Gần đường
giao thơng, gần các cơ sở chế biến nông sản, gần thị trường tiêu thụ sản phẩm, gần
các khu công nghiệp, đô thị lớn,… sẽ có điều kiện phát triển kinh tế hơn những
13
vùng xa xôi hẻo lánh. Ngành sản xuất chủ yếu của hộ nông dân là nông nghiệp, đất
đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế trong q trình sản xuất.
- Khí hậu thời tiết và mơi trường sinh thái
Khí hậu thời tiết có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Điều kiện
thời tiết, khí hậu, lượng mưa nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,… có mối quan hệ chặt chẽ
đến sự hình thành và sử dụng các loại đất. Thực tế cho thấy ở những nơi có thời tiết
khí hậu thuận lợi, có tài nguyên phong phú sẽ hạn chế những bất lợi và rủi ro, có cơ
hội hơn trong phát triển kinh tế.
Mơi trường sinh thái cũng ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế hộ nông
dân, nhất là nguồn nước. Bởi vì những loại cây trồng và gia súc tồn tại theo quy luật
sinh học, nếu mơi trường thuận lợi thì cây trồng, vật ni phát triển tốt, năng suất cao,
cịn ngược lại sẽ chậm phát triển, năng suất thấp từ đó dẫn đến hiệu quả sản xuất kém.
1.1.6.2. Nhóm nhân tố thuộc kinh tế và tổ chức, quản lý
Đây là nhóm yếu tố có liên quan đến thị trường và các nguồn lực chủ yếu có
ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế
hộ nơng dân nói riêng.
- Trình độ học vấn và kỹ năng lao động
Người lao động phải có trình độ học vấn kỹ năng lao động để tiếp thu những
tiến bộ KHKT và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. Trong sản xuất phải giỏi chun
mơn, kỹ thuật, trình độ quản lý mới có thể mạnh dạn áp dụng những thành tựu
KHKT vào sản xuất nhằm mang lại lợi nhuận cao. Điều này là rất quan trọng nó ảnh
hưởng trực tiếp đến kết quả trong sản xuất kinh doanh của hộ, ngồi ra cịn phải có
những tố chất của một người dám kinh doanh.
- Vốn
Trong sản xuất nói chung và sản xuất nơng nghiệp nói riêng, vốn là điều kiện
đảm bảo cho các hộ nông dân về tư liệu sản xuất, vật tư nguyên liệu cũng như thuê
nhân công để tiến hành sản xuất. Vốn là điều kiện không thể thiếu, là yếu tố cơ bản
của quá trình sản xuất và lưu thông sản phẩm.
- Công cụ sản xuất
Trong q trình sản xuất nói chung và sản xuất nơng nghiệp nói riêng, cơng
14
cụ lao động có vai trị quan trọng đối với việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật sản
xuất. Muốn sản xuất có hiệu quả, năng xuất cao cần phải sử dụng các công cụ phù
hợp. Ngày nay với kỹ thuật canh tác tiên tiến, công cụ sản xuất nông nghiệp đã
không ngừng được cải tiến và đem lại hiệu quả cao cho các hộ nông dân trong sản
xuất. Năng suất cây trồng vật nuôi không ngừng tăng lên, theo đó chất lượng cũng
được nâng cao, do vậy cơng cụ sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả trong sản
xuất kinh tế của nông hộ.
- Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng trong nông thôn bao gồm: Đường giao thông, hệ thống thủy
lợi, hệ thống điện, trang thiết bị nông nghiệp,… Đây là những yếu tố quan trọng
trong phát triển sản xuất kinh tế hộ nông dân, nơi nào có cơ sở hạ tầng đảm bảo,
được trú trọng vào quy hoạch thì các hoạt động sản xuất cũng dễ dàng hơn kéo
theo đó thu nhập người dân cũng tăng đời sống của nông hộ được ổn định và cải
thiện đáng kể.
- Thị trường
Nhu cầu thị trường sẽ quyết định hộ sản xuất sản phẩm gì? với số lượng bao
nhiêu và theo tiêu chuẩn chất lượng như thế nào? trong cơ chế thị trường, các hộ
nơng dân hồn tồn tự do lựa chọn loại sản phẩm mà thị trường cần trong điều kiện
sản xuất của họ, từ đó kinh tế hộ nơng dân mới có điều kiện phát triển. Thị trường là
yếu tố quyết định đến lợi nhuận sản phẩm của nơng hộ nên nó góp phần rất quan
trọng nơi nào gần thị trường tiêu thụ thì sẽ gặp rất nhiều thuận lợi như: Không mất
thời gian và chi phí vận chuyển, sản phẩm được tiêu thụ nhanh hạn chế bị hư hỏng.
- Hình thức và mức độ liên kết hợp tác trong mối quan hệ sản xuất kinh doanh
Để đáp ứng nhu cầu thị trường về sản xuất hàng hóa, các hộ nơng dân phải
liên kết hợp tác với nhau để sản xuất, hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật và giúp nhau tiêu
thụ sản phẩm. Ngoài ra các hộ cần hợp tác với các tổ khác để nhằm hỗ trợ phát triển
kinh tế.
1.1.6.3. Nhóm nhân tố thuộc khoa học kỹ thuật và công nghệ
- Kỹ thuật canh tác
Do điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng khác nhau, với yêu cầu
15
giống cây trồng, vật ni khác nhau địi hỏi phải có kỹ thuật canh tác khác nhau.
Trong nơng nghiệp, tập quán, kỹ thuật canh tác của từng vùng, từng địa phương có
ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông hộ.
- Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ
Sản xuất của hộ nông dân không thể tách rời những tiến bộ khoa học kỹ thuật,
vì nó đã tạo ra cây trồng vật ni có năng suất cao, chất lượng tốt. Thực tế cho thấy
những hộ biết áp dụng tiến bộ kỹ thật về giống, công nghệ sản xuất, hiểu biết thị
trường, giám đầu tư lớn và chấp nhận những rủi ro trong sản xuất thì đạt hiệu quả
kinh tế cao và lợi nhuận lớn từ các sản phẩm nơng nghiệp.
1.1.6.4. Nhóm nhân tố thuộc quản lý vĩ mơ của Nhà nước
Nhóm nhân tố này bao gồm các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà
nước như: Chính sách thuế, chính sách ruộng đất, chính sách bảo hộ, trợ giá nơng
sản phẩm, miễn thuế dịng sản phẩm mới, chính sách cho vay vốn, giải quyết việc
làm, chính sách đối với đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới,… các chính sách
này có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế nơng hộ và là công cụ đắc lực để Nhà
nước can thiệp có hiệu quả và sản xuất nơng nghiệp, tạo điều kiện cho các hộ nơng
dân phát triển kinh tế.
Tóm lại: Từ các yếu tố ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế hộ nơng dân,
có thể khẳng định hộ nông dân sản xuất tự cấp tự túc muốn phát triển kinh tế cần
phá vỡ kết cấu kinh tế khép kín của hộ để chuyển sang sản xuất với quy mơ lớn và
chính sách kinh tế là tiền đề, là môi trường để đầu tư, đưa tiến bộ kỹ thật mới vào
sản xuất để kinh tế hộ hoạt động có hiệu quả.
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Khái quát sự phát triển của kinh tế hộ nông dân ở một số nước trên thế
giới và nước ta
1.2.1.1. Sự phát triển kinh tế hộ nông dân ở một số nước trên thế giới
Quá trình phát triển kinh tế hộ trên thế giới diển ra mạnh mẽ từ những hộ
phát triển sản xuất từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, từ sản xuất tiểu nơng
sang sản xuất trang trại. Mặc dù trong nền sản xuất nông nghiệp trên thế giới tồn tại
nhiều hình thức sản xuất khác nhau, song các hộ nông dân, các trang trại gia đình
16
vẫn là lực lượng chủ yếu sản xuất ra các mặt hàng nông sản phẩm, đáp ứng cho nhu
cầu về lượng thực, thực phẩm của con người. Các hộ nông dân đang đóng một vai
trị chủ lực trong nền kinh tế sản xuất nông nghiệp trên thế giới. Từ những năm
1980 kinh tế hộ được đánh giá là kinh tế phụ gia đình, nhưng trên thực tế nó lại
đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông hộ ở Thái Lan
Thái Lan là một nước có nền nơng nghiệp phát triển, đứng đầu thế giới về
xuất khẩu gạo, chất lượng xuất khẩu gạo của Thái Lan cũng rất cao, đáp ứng nhu
cầu của phần lớn khách hàng trên thế giới. Để trở thành một nước có nền nơng
nghiệp phát triển, Chính phủ Thái Lan đã có những chính sách rất cụ thể nhằm phát
triển kinh tế nông thôn nói chung và kinh tế nơng hộ nói riêng.
Về vấn đề đầu tư: Thái Lan đã đầu tư một lượng vốn lớn cho việc xây dựng
cơ sở hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi,… tạo cơ sở vững chắc cho việc phát triển
nơng nghiệp. Bên cạnh đó, Thái Lan cịn xây dựng một loạt các hệ thống dịch vụ
nhằm cung cấp thông tin, vật tư, thiết bị phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp của các
hộ và nơng trại.
Về chính sách tín dụng: Thái Lan đã hướng dẫn nơng dân tự thu hút vốn,
đồng thời Chính phủ Thái Lan cịn ưu tiên cung cấp tín dụng qua các tổ chức của
Chính phủ.
Về thị trường: Thái Lan mở rộng thị trường trong nước và quốc tế, giúp nông
dân tiếp cận với thị trường bằng cách xây dựng các hệ thống đại lý,… Nhờ vậy,
nơng dân Thái Lan có thể biết được các thơng tin thị trường một cách nhanh chóng,
chính xác, điều này đã giúp họ hạn chế được tình trạng ép cấp, ép giá của tư thương
và các tổ chức trung gian.
Ngồi ra, Chính phủ Thái Lan cịn có chính sách bình ổn giá để bảo vệ lợi ích
của nơng dân. Trong thời kỳ "Cách mạng xanh", Chính phủ cho phép nhập khẩu
phân bón và một số vật tư khác mà khơng tính thuế.
Kinh nghiệm phát triển kinh tế nơng hộ ở Đài Loan
Đài Loan là khu vực có nền kinh tế phát triển, đặc biệt sau cải cách ruộng
đất, kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở Đài Loan phát triển rất mạnh.
17
Để phát triển kinh tế nông hộ, Đài Loan đã lập ra một tổ chức có tên gọi là:
“Nơng phục hồi", tổ chức này đứng ra lập kế hoạch, chỉ đạo sản xuất, cố vấn phát
triển và làm khâu trung gian chuyển giao kỹ thuật cho nông dân. Để thành cơng
trong sự nghiệp phát triển kinh tế nơng nghiệp nói chung và kinh tế nơng hộ nói
riêng. Đài Loan đã tiến hành các biện pháp:
- Tiến hành cải cách ruộng đất, giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho
nông dân, thực hiện "Người làm có ruộng". Sau cải cách tỷ lệ tăng trưởng của sản
xuất nông nghiệp đạt 5,3% một năm và liên tục tăng suốt 15 năm.
- Tiến hành cuộc: "Cách mạng xanh", đây là cuộc cách mạng về giống và đã
tạo được nhiều giống mới có năng suất cao. Trong khi đó, Chính phủ Đài Loan lại
cố định mức thuế nông nghiệp, làm cho sản xuất của nông dân mang lại lợi nhuận
cao hơn, nông hộ phấn khởi và càng tích cực sản xuất.
- Khơng ngừng phát triển kinh tế hợp tác xã và các hiệp hội ở nơng thơn, tiến
hành cơng nghiệp hố nơng thơn, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập. Mặt khác lại
tiến hành điện khí hố và chuyện mơn hố sản xuất, mở rộng thị trường với nước ngoài.
Qua thực hiện các biện pháp trên, kinh tế nông hộ của Đài Loan đã phát triển
vượt bậc.
Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông hộ ở Trung Quốc
Trung Quốc là một nước đông dân nhất thế giới, với trên 1,5 tỷ người, trong
đó có hơn 900 triệu người là nơng dân. Chính vì vậy, việc giải quyết vấn đề lương
thực, thực phẩm là một yêu cầu hết sức cấp thiết. Để giải quyết vấn đề này, Trung
Quốc rất quan tâm đến vấn đề kinh tế nông hộ. Coi việc phát triển kinh tế nông hộ
là vấn đề phát triển hàng đầu của đất nước. Nhờ có chủ trương đúng và bước đi
thích hợp nên trong vịng 15 năm trở lại đây, kinh tế nơng nghiệp và nông thôn
Trung Quốc đã thu được những thành tựu hết sức to lớn.
Để đưa kinh tế nông hộ phát triển, Trung Quốc đã hướng vào 3 mũi nhọn
sau: đưa ra các chính sách, đầu tư, và tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật.
Trung Quốc đã xác định 8 quan điểm phát triển kinh tế nơng thơn nói chung
và kinh tế nơng hộ nói riêng như sau:
+ Cải cách nông thôn phải tiếp tục ổn định cơ chế khốn hộ, khơng ngừng
18
hoàn thiện cơ chế kinh doanh 2 tầng, kết hợp giữa thống nhất và phân tán, tích cực
phát triển hệ thống dịch vụ xã hội hố, hướng dẫn nơng dân phát triển kinh tế theo
con đường giàu có chung.
+ Xây dựng kinh tế phải thực sự đặt nông nghiệp lên vị trí hàng đầu, khơng
được coi nhẹ vị trí cơ sở của nơng nghiệp.
+ Xây dựng và chấp hành chính sách nơng thơn, phải đảm bảo lợi ích vật
chất và quyền lợi dân chủ về chính trị của nơng dân.
+ Đẩy mạnh cơng nghiệp hố - hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn, phải kiên trì
chiến lược phát triển khoa học kỹ thuật và giáo dục, chấn hưng nông nghiệp…
+ Phát triển kinh tế hàng hố ở nơng thơn phải tôn trọng quy luật giá trị.
+ Phải khống chế sự gia tăng nhân khẩu, khai thác hợp lý tài nguyên,…
+ Phải tăng cường tổ chức cơ sở Đảng, làm hạt nhân tăng cường cơng tác
chính trị tư tưởng, kiên trì xây dựng đời sống văn minh về vật chất và tinh thần.
+ Chỉ đạo công tác nông thôn phải kiên trì đưịng lối quần chúng, xuất phát
từ tình hình thực tế để chỉ đạo một cách thích hợp, hiệu quả, không vi phạm ý
nguyện của quần chúng và thái độ chủ quan, giáo điều, dập khuôn.
Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế nơng nghiệp và nơng thơn, nhờ có sự
thành cơng của chính sách đổi mới, bộ mặt nơng nghiệp, nơng thơn Trung Quốc đã
thay đổi hồn tồn, từ một nước thiếu đói thành một nước phát triển. Ngày nay,
Trung Quốc trở thành một nước mạnh kinh tế, vững về an ninh chính trị.
Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông hộ ở Hàn quốc
Quan điểm của Hàn Quốc là khơng gọi đầu tư nước ngồi cho nơng nghiệp
vì lo ngại lợi nhuận các cơng ty hưởng, cịn nơng dân suốt đời làm thuê. Chủ
trương của họ là đầu tư hạ tầng để nơng dân tự mình đứng lên, sản xuất chế biến
tại chỗ, nơng dân là người chủ đích thực. Cùng với đó, Chính phủ Hàn Quốc áp
dụng chính sách miễn thuế xăng dầu, máy móc nơng nghiệp, giá điện rẻ cho chế
biến nông sản, Ngân hàng Nông nghiệp cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư về nông
thôn với lãi suất giảm 2% so với đầu tư vào ngành nghề khác.
Năm 2005 Nhà nước có hẳn đạo luật: Mọi hoạt động của các bộ, ngành,
chính quyền phải hướng về nông dân. Mỗi làng một doanh nghiệp hoặc vài doanh