LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài tiểu luận với đề tài “Phong cách lãnh đạo của CEO
Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung Nguyên”, bên cạnh sự nỗ lực của bản
thân đã vận dụng những kiến thức tiếp thu được ở trường, tìm tòi học hỏi cũng
như thu thập thông tin số liệu có liên quan đến đề tài, em luôn nhận được sự giúp
đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy cô cùng với những lời động viên khuyến
khích từ phía gia đình, bạn bè trong những lúc em gặp khó khăn. Em xin chân
thành cảm ơn Cô Nguyễn Thụy Ánh Ly, người đã hướng dẫn em làm bài tiểu
luận này , cô đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và là nguồn động lực quan trọng để
em hoàn thành bài tiểu luận.
Bài tiểu luận được thực hiện trong thời gian ngắn cộng thêm kiến thức của em
còn nhiều hạn chế. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn,
em mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Thầy Cô và các bạn
cùng lớp để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Cô!
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung của bài tiểu luận là kết quả nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả, số liệu trong tiểu luận là trung thực và hoàn toàn khách
quan. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
MỤC LỤC
A.
1.
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Làm thế nào chúng ta có thể nhận ra một nhà lãnh đạo tài năng trong đám
đông? Hãy nhìn vào một khung cảnh hỗn loạn, bạn sẽ nhận thấy nhà lãnh đạo tài
năng chính là những nổi bật lên trên sự hỗn loạn và lập lại trật tự vốn có. Họ
dường như được sinh ra trong những tình huống khủng hoảng nhất và khắc chế
được sự khủng hoảng đó. Bởi vì bẩm sinh họ đã thích được thử thách và cảm
thấy rất hưng phấn khi chiến thắng.
Như chúng ta đã biết, trong thời đại hiện nay, hoạt động kinh doanh luôn gặp
nhiều khó khăn và đối mặt với sự lạc hậu, các doanh nghiệp luôn phải đổi mới,
cải tiến và đẩy mạnh truyền thông mới có thể theo kịp tốc độ phát triển. Những
thay đổi nhanh về thị hiếu, công nghệ, tình hình cạnh tranh, do đó dù doanh
nghiệp đưa ra những sản phẩm, dịch vụ tốt đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
“Một con tàu muốn chạy tốt thì cần có đầu tàu tốt”.
Nghiên cứu về đề tài “Phong cách lãnh đạo” ta sẽ bắt gặp rất nhiều nhà lãnh
đạo rất tiêu biểu như: Steven Jops, Bill Gates, Mouhamed Ahmadinejad, Jack
Ma, Indra Nooyi, …Nhưng với tôi lại ấn tượng với cái tên CEO Đặng Lê
Nguyên Vũ vì ông có câu tuyên ngôn khá nổi tiếng “ Đất nước không thể mạnh
nếu thiếu những cá nhân giàu có”
Là một sinh viên ngành Quản trị nhân lực, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu
phong cách lãnh đạo CEO Đặng Lê Nguyên Vũ- chủ tịch tập đoàn Trung
Nguyên” nhằm để hiểu kĩ về phong cách lãnh đạo nói chung và phong cách lãnh
đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ nói riêng để học hỏi kinh nghiệm. Đâu tiên
giúp tôi nhận diện phong cách lãnh đạo của người chủ tương lai, sau đó lựa chọn
phong cách lãnh đạo phù hợp với bản thân trong môi trường làm việc sau nay.
2.
Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích và làm rõ phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập
đoàn Trung Nguyên.
Rút ra những đặc trưng trong phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên
Vũ, chỉ rõ nhưng thành công, tồn tại do phong cách lãnh đạo này tạo ra. Đồng
thời, từ những phân tích đó, chúng ta đưa ra những giải pháp giúp hoàn thiện
hơn phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ.
3. Đối tượng và phạm
3.1.
Đối tượng
vi nghiên cứu
Phong cách lãnh đạo Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung Nguyên
Phạm vi nghiên cứu
3.2.
Không gian: tại tập đoàn Cà phê Trung Nguyên
Thời gian
Thời gian nghiên cứu: Từ 2006 đến nay
Thờ gian khảo sát: 15/2/2017 – 27/2/2017
Phương pháp nghiên cứu
•
•
4.
Đề tài kết hợp các phương pháp chủ yếu: phương pháp trừu tượng hóa
khoa học, phương pháp thu thập tài liệu; phân tích, so sánh và tổng hợp; kết
hợp phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong quá trình thực hiện đề
tài
5.
Kết cấu bài tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính
của bài tiểu luận gồm ba chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phong cách lãnh đạo
Chương 2: Phong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện phong cách lạnh đạo của CEO Đặng Lê
Nguyên Vũ
B.
1.1.
1.1.1.
NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
Một số khái niêm cơ bản
Khái niệm lãnh đạo
Khái niệm về lãnh đạo có nhiều người và từ điển cho ra những quan điểm khác
nhau như:
Theo từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) giải thích đơn giản và dễ hiểu
hơn: “Lãnh đạo” là đề ra chủ trương và tổ chức động viên thực hiện.
Theo từ điển Hán ngữ của Trung Quốc cũng cho những giải thích tương tự: Lãnh
đạo là xoái lĩnh và dẫn đạo tiến lên theo một hướng nhất định.
Theo ông Nguyễn Hải Sản định nghĩa về lãnh đạo như sau: “Lãnh đạo là khả
năng tác động, thức đẩy, hướng dẫn và chỉ đạo người khác để đạt được những
mục tiêu đề ra. Như vậy, lãnh đạo không chỉ là một hoạt động đơn lẻ, mà là hàng
loạt những hoạt động nối tiếp nhau”.
Từ các định nghĩa trên tôi rút khái niệm của lãnh đạo:
Lãnh đạo là tác động bằng nghê thuật và khoa học để gây ảnh hưởng tích cực
tới con người để phát huy và phát huy và phối hợp tiềm năng và năng lực của họ
nhằm hướng tới hoàn thành mục tiêu của tổ chức.
1.1.2.
Khái niệm phong cách lãnh đạo
Có nhiều quan điểm khác nhau về phong cách lãnhđạo:
Theo một số tác giả người Nga, thì cho rằng phong cách lãnh đạo là một hệ
thống nhất định gồm những phương pháp lãnh đạo thường xuyên được áp dụng.
Theo A.I.Panov nêu: phong cách là hệ thống những biện pháp mà người ta
thường dùng trong hoạt động thường ngày. Những phẩm chất các nhân cần có
của những người lãnh đạo ảnh hưởng lớn đến phong cách làm việc của người
lãnh đạo. Nói đến phong cách lãnh đạo là bao hàm cả nguyên tắc và phương
pháp lãnh đạo.
Tác giả Trần Ngọc Khuê: phong cách lãnh đạo là nói đến hệ thống hành vi cá
nhân của người lãnh đạo, quản lý trong việc sử dụng những quyền hạn, quyền
lực, tri thức và trách nhiệm được giao.
Tóm lại : Phong cách lãnh đạo là những phương pháp hoặc cách thức nhà
lãnh đạo thường dùng để gây ảnh huởng đến đối tượng bị lãnh đạo.
Xét trên phương diện cá nhân, phong cách lãnh đạo chính là cách thức làm
việc của nhà lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi của
người đó thể hiện các nỗ lực ảnh huởng tới họat động của những người khác. Xét
trên phương diện tổng thể, phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu hiệu đặc
trưng của họat động và quản lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi đặc điểm
nhân cách của họ.
1.2.
Các mô hình phong cách lãnh đạo
Có nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau và mỗi phong cách lại thể hiện những
ưu, nhược điểm riêng, tuy nhiên trên thực tế có ba phong cách lãnh đạo cơ bản
là: Lãnh đạo độc đoán, lãnh đạo dân chủ và lãnh đạo tự do
1.2.1. Phong cách lãnh
1.2.1.1.
Khái niệm
đạo độc đoán
Phong cách lãnh đạo độc đoán còn được gọi là phong cách lãnh đạo
chuyên quyền, phong cách lãnh đạo theo hành chính xử phạt, phong cách lãnh
đạo theo chỉ thị, phong cách lãnh đạo cương quyết. Ở đây nhà lãnh đạo sẽ áp đặt
nhân viên; các nhân viên nhận lệnh và thi hành mệnh lệnh. Nhà lãnh đạo sẽ tập
trung hết quyền lực vào tay của mình.
Lãnh đạo độc đoán là sự áp đặt công việc với sự kiểm soát và giám thị chặt
chẽ. Quản trị viên độc đoán thường lấy mình làm thước đo giá trị. Họ không
quan tâm đến ý kiến của người khác dù là đồng đội hay nhân viên mà chỉ hoàn
toàn dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của chính mình. Hình thức này thường
phù hợp với lối quản trị cổ điển, hoặc khi tổ chức đang trong tình trạng canh tân
nội bộ để loại trừ những phần tử làm lũng đoạn sinh hoạt chung, vv… Nhất là
khi tinh thần kỷ luật và trật tự của tổ chức lỏng lẻo cần sửa đổi.
Phong cách này xuất hiện khi các nhà lãnh đạo nói với nhân viên chính xác
những gì họ muốn các nhân viên làm và làm ra sao mà không kèm theo bất kỳ
lời khuyên hay chỉ dẫn nào.
1.2.1.2.
Đăc điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán
Phong cách lãnh đạo độc đoán, thường có khuynh hướng tập trung quyền lực và
có được quyền hành dựa trên vị trí của người lãnh đạo, có quyền khen thưởng và
gây áp lực. Người lãnh đạo kiểu này rất có kỉ luật, kiểm soát mọi việc chặt chẽ,
luôn nhấn mạnh điều gì không đúng và phải được sửa sai. Phong cách này được
áp dụng tốt nhất trong trường hợp có khủng hoảng. Phong cách quản lí này cũng
thích hợp trong trường hợp các nhân viên còn hạn chế về kinh nghiệm hoặc thiếu
những kĩ năng cần thiết để hoàn thành công việc. Cần độc đoán với những người
ưa chống đối, những người không có tính tự chủ, thiếu nghị lực và kém tính sáng
tạo.Đại diện tiêu biểu cho phong cách này gồm có: Steven Jobs, Welch, Bill
Gates, Jeff Bezos, Mouhamed Ahmadinejad.1
1.2.2. Phong cách lãnh
1.2.2.1.
Khái niệm
đạo dân chủ
Là kiểu phong cách được đặc trưng bằng việc người quản lý biết phân chia
quyền lực của mình, tham khảo ý kiến cấp dưới, bàn bạc, lắng nghe ý kiến cấp
dưới trước khi ra các quyết định.
Quản trị viên theo đường lối lãnh đạo dân chủ là người biết tạo ra những
cuộc thảo luận giữa đội ngũ để tìm một quyết định chung. Một khi đã quyết định
dù là ý kiến của bất cứ thành viên nào trong đội ngũ, công tác sẽ được thực hiện
theo quyết định đó. Lối lãnh đạo này đem lại sự nhất trí trong tổ chức và giúp
cộng tác viên hay nhân viên nắm quyền chủ động trong việc thi hành công tác.
Nhân viên trong các tổ chức với lối lãnh đạo này thường có cơ hội phát huy sáng
kiến cao. Do đó, tinh thần làm việc cũng cao và đạt hiệu năng.
1.2.2.2. Đặc
điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ
Phong cách lãnh đạo dân chủ, sử dụng cách phân quyền cho người khác,
khuyến khích sự tham gia, tin tưởng vào sự hiểu biết của nhân viên trong việc
hoàn thành nhiệm vụ và có sự ảnh hưởng dựa trên sự kính trọng của cấp dưới.
Người lãnh đạo dân chủ cho nhân viên tham gia vào quá trình đưa ra quyết định.
Phong cách này phù hợp khi mọi người đều có chung sự hiểu biết cũng như đam
mê và có nhiều thời gian để ra quyết định.
1.2.3. Phong cách lãnh
1.2.3.1.
Khái niệm
đạo tự do
1 />
Phong cách lãnh đạo tự do là kiểu phong cách mà nhà lãnh đạo rất ít khi
sử dụng quyền lực, cho cấp dưới được tự do. Nhà lãnh đạo tạo điều kiện và giúp
đỡ nhân viên bằng cách cung cấp thông tin cho họ. Ở phong cách này, nhà lãnh
đạo cho phép các nhân viên ra quyết định, nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu trách
nhiệm đối với những quyết định được đưa ra.
1.2.3.2.
Đặc điểm của phong cách lãnh đạo tự do
Phong cách lãnh đạo tự do là phong cách mà theo đó người lãnh đạo rất ít
sử dụng quyền lực để tác động đến người dưới quyền, thậm chí không có những
tác động đến họ. Phong cách lãnh đạo tự do có đặc điểm là nhà lãnh đạo cho
phép các nhân viên được quyền ra quyết định nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu trách
nhiệm đối với những quyết định được đưa ra đó. Họ xem vai trò của họ chỉ là
người giúp đỡ các hoạt động của thuộc cấp bằng cách cung cấp thông tin và hành
động như một đầu mối liên hệ với môi trường bên ngoài. Người lãnh đạo phân
tán quyền ra quyết định cho cấp dưới và dành cho cấp dưới mức độ tự do cao. 2
1.3.
Vai trò của lãnh đạo
Lãnh đạo có ý nghĩa lớn và có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công
của tổ chức. Một tổ chức thiếu người lãnh đạo có năng lực được ví như một đơn
vị chiến đấu thiếu vị tướng tài chỉ huy hoặc một con thuyền vượt thác nghềnh
thiếu đi một thuyền trưởng dũng cảm, mưu trí. Bởi vậy, để đảm bảo cho sự thành
công không chỉ trong ngắn hạn mà trong cả dài hạn, tổ chức cần phải tìm một
nhà lãnh đạo có tài năng thực sự, đủ sức chèo lái con thuyền đi đến bến bờ thành
công trong điều kiện môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi. Tằm quan trọng
của nhà lãnh đạo được thể hiện qua yêu cầu củ thể sau: Thứ nhất, lãnh đạo là dẫn
2 />
đường, chỉ lối cho tổ chức. Nếu nhà lãnh đạo có năng lực , có tầm nhìn chiến
lược, có khả năng nhìn xa trông rộng thì sẽ giúp tổ chức thấy được con đường
cần đi và cái đích cần tới. Thứ hai, lãnh đạo là tập hợp lực lượng xung quanh
mình để thực thi sứ mệnh của tổ chức.Thực vậy, nhà lãnh đạo có năng lực là nhà
lãnh đạo có khả năng tập hợp được một đội ngũ đông đảo những người tin yêu
xung quanh mình để tạo thành một khối kết dính, thống nhất, đủ sưcthực hiện
mọi nhiệm vụ của tổ chức
Tiểu kết
Phong cách lanh đạo là một hiện tượng biểu hiện cụ thể, không lặp đi lặp lại, thể
hiện một cách đầy đủ với mọi chi tiết. Đó là nét đọc đáo, cách thức riêng biệt
trong cách tiến hành công việc lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo còn ảnh hưởng
đến chính uy tín của người lãnh đạo, bởi phong cách lãnh đạo chính là bộc lộ
phẩm chất, năng lực lãnh đạo sẽ là tiền đề quyết định hoàn thiện phong cách lãnh
đạo. Phong cách lãnh đạo rất đa dạng gồm phong cách lãnh đạo độc đoán, phong
cách lãnh đạo tự do, phong cách lãnh đạo dân chủ, mỗi phong cách đều mang
những đặc điểm, đặc trưng riêng và có ý nghĩa quan trọng quyết định đến sự
thành công của một nhà lãnh đạo. Đặng Lê Nguyên Vũ là nhà lãnh đạo không
ngoại lệ, ông đã tạo được nhiều thành công với phong cách lãnh đạo quyết đoán,
đưa Công Ty cà phê Trung Nguyên có chỗ đứng trên thị trường trong nước và
ngoài nhiều nước.
Chương 2
PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA CEO ĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ TỔNG
GIÁM ĐỐC TẬP ĐOÀN CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN
2.1. Giới thiệu về CEO Đặng Lê Nguyên Vũ và Tập đoàn cà phê Trung
Nguyên
2.1.1. Vài nét về CEO Đặng Lê Nguyên Vũ
Đặng Lê Nguyên Vũ sinh ngày 10 tháng 2 năm 1971 tại huyện Ninh
Hòa,tỉnh Khánh Hòa trong một gia đình nông dân nghèo.
Năm 1979, gia đình ông chuyển đến sinh sống ở huyện miền núi M’drak,
tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam.
Năm 1992, ông nhập học Khoa Y, Đại học Tây Nguyên. Trong giai đoạn
này ông đã bắt đầu các hoạt động tìm tòi và nghiên cứu về lĩnh vực cà phê. Từ
đó cho đến nay, các hoạt động của ông đều gắn liền và xoay quanh niềm đam mê
cà phê.
Năm 1996, ông thành lập hãng Cà phê Trung Nguyên tại Buôn Ma Thuộc.
Năm 1998, công ty Trung Nguyên lần đầu tiên mở quán cà phê ở Thành
phố Hồ Chí Minh, mở rộng kinh doanh theo mô hình nhượng quyền thương hiệu,
từ đó các quán cà phê nhượng quyền thương hiệu Trung Nguyên xuất hiện khắp
mọi nơi trên toàn quốc.
Năm 2003, cùng với việc phát triển thương hiệu cà phê hòa tan G7, Trung
Nguyên dần dần chiếm lĩnh thị trường cà phê Việt Nam , vượt qua
cả Vinacafe và Nestlé (vốn đã thâm nhập thị trường Việt Nam 100 năm tính đến
2012).
Năm 2005, Trung Nguyên khánh thành nhà máy chế biến cà phê lớn nhất
Việt Nam tại Bình Dương, cho vợ là bà Lê Hoàng Diệp Thảo, Tổng giám đốc
Công ty Cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên đứng tên. Sau 6 tháng tranh chấp
vợ chồng, ngày 21/4/2016 ông đã sang lại tên mình.
Cà phê Trung Nguyên đã được Bộ Ngoại giao Việt Nam chọn làm Đại sứ
ngoại giao văn hóa và làm quà tặng các nguyên thủ quốc gia
Trong tháng 5/2016, bà Lê Hoàng Diệp Thảo vợ ông Vũ đã gửi đơn kiến
nghị đến Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương, đề nghị
thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty cổ phần cà phê hòa
tan Trung Nguyên ngày 21/4/2016. Giấy chứng nhận kinh doanh này đã thay đổi
người đại diện theo pháp luật từ bà Lê Hoàng Diệp Thảo sang ông Đặng Lê
Nguyên Vũ. Kết quả giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ
Chí Minh, yêu cầu của bà Thảo đã được chấp thuận.
Ông Vũ công bố ba mục tiêu của cuộc đời mình là:
•
•
•
Toàn cầu hóa Trung Nguyên.
Đóng góp vào chiến lược quốc gia cho một Việt Nam hùng mạnh.
Theo đuổi học thuyết Cà phê trên phạm vi toàn cầu.
Quan điểm của ông là "chỉ có tranh đua với những người đi đầu thì ta mới có
cơ hội đi đầu", với mục tiêu đưa công ty Trung Nguyên sẽ là là nhà sản xuất cà
phê hàng đầu thế giới.3
2.1.2. Vài nét về tập đoàn cà phê Trung Nguyên
Trung Nguyên là Công ty cà phê lớn, một tập đoàn kinh doanh của Việt
Nam, với lĩnh vực kinh doanh chủ đạo là sản xuất và phân phối cà phê đã chế
biến. Hiện tập đoàn này có 6 thành viên, đó là: Công ty cổ phần Tập đoàn Trung
Nguyên, Công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, Công ty cổ phần cà phê
Trung Nguyên, Công ty Cổ Phần Thương mại và Dịch vụ G7 Mart, Công ty
TNHH Du lịch Đặng Lê, và Công ty Trung Nguyên Singapore PTE.
Công ty Trung Nguyên có tên quốc tế là Trung Nguyên Group. Vào
16/06/1996, ông cùng với sự hợp tác ban đầu của 3 người bạn, lập nên “Hãng Cà
phê Trung Nguyên” bấy giờ chỉ là một cơ sở rang xay với diện tích vài m2 và
chiếc máy rang bằng tay cũ kỹ, một quán cà phê nhỏ ở Buôn Ma Thuộc và công
việc giao cà phê rang xay cho các quán khác (sản xuất và kinh doanh trà, cà phê)
Công ty có trụ sở chính tại: 82-884 Bùi Thị Xuân, Q.1, Tp.HCM, Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức gồm 6 công ty thành viên, hiện nay, Trung Nguyên có
khoảng gần 2000 nhân viên làm việc cho công ty CP Trung Nguyên, công ty CP
TM&DV G7 tại 3 văn phòng, 2 nhà máy và 5 chi nhánh trên toàn quốc cùng vói
công ty liên doanh Việt Nam Global Gateway (VGG) hoạt động tại Singapore.
3 />%C5%A9#Ti.E1.BB.83u_s.E1.BB.AD
Ngoài ra, Trung Nguyên còn gián tiếp tạo công ăn việc làm cho 15000 lao động
qua hệ thống 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước.
Nghành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng
quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại, trồng, chăn nuôi, kinh
doanh bất động sản, xuất khẩu cà phê và truyền thông.
Thành tựu của công ty:
Huân chương lao động hạng III do Chủ Tịch nước trao tặng năm 2007.
Bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ cho doanh nghiệp “ Đã có thành tích
nhiều năm liền được bình chon danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao, góp
phần vào sự nghiệp xây dựng Xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc” năm 2007.
Giải thưởng “Nhượng quyền quốc tế 2007” do tổ chức FLA Singapore
(FranChise and Liénsing Associaction) tổ chức thường niên nhằm tôn vinh
những công ty có hoạt động nhường quyền xuất sắc tại quốc gia tham dự.
10 năm liền đạt danh hiêu hàng Việt Nam chất lượng cao (2000- 2009).
Giải thương hiệu nổi tiếng Viêt Nam năm 2006 do Phòng Thương Mại & Công
Nghiệp Việt Nam cấp.
Giải thưởng thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2006 do thời báo kinh tế Việt
Nam phối hợp cục xúc tiến Thương Mại ( Bộ thương mại) tổ chức.
Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2003 & 2005 do hội doanh nghiệp trẻ Việt
Nam trao tặng.
Huân chương lao động hạng III do chủ tịch nước trao tặng.
2.2. Phong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ
2.2.1. Trong công việc, ông là người rất tâm huyết và có tính quyết đoán cao
Ông Vũ không ngừng trằn trọc về “một Việt Nam hùng cường, vĩ đại và ảnh
hưởng”… Ông có thể nói liên tục hang giờ đồng hồ, nói say sưa về cà phê, về
thứ “vàng, đen” mà cả đời ông nguyện sống chết, về sự nghiệp cứu quốc, về tầng
lớp thanh niên hiện đại.
2.2.2. Ông là người lãnh đạo có cách nhìn và tư duy mới
Khơi nguồn sang tạo: Điều này thể hiện rõ nét qua việc Trung Nguyên đưa
ra câu slogan của mình là “Khơi nguồn sang tạo”, Trung Nguyên cho rằng cà phê
là cảm hứng sang tạo, giúp phát minh ra những ý tưởng và khơi nguồn cho
những sự thành công
Phát triển và bảo vệ thương hiệu: Trung Nguyên rất chú trọng đến việc xây
dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu trong suốt quá trình hoạt động của mình
để vươn đến một thương hiệu cà phê Việt mang tính toàn cầu.
Lấy người tiêu dung làm tâm điểm: Đối với công ty,nhu cầu, thị hiếu của
khách hang luôn là tôn chỉ của mọi chiến lược hành động. Trung Nguyên nhanh
chóng nắm bắt nhu cầu của khách hang, để từ đó mang đến cho họ những hương
vị thơm ngon, là cội nguồn của ngững ý tưởng sang tạo và thành công.
Gây dựng thành công cùng đối tác: Trong suốt quá trình hoạt động, Trung
Nguyên luôn quan tâm đến việc xây dựng các mối quan hệ bền vững với đối tác
dựa trên uy tín và hài hòa về lợi ích.
Phát triển nguồn nhân lực mạnh: Với nguồn nhân lực lớn, Trung Nguyên
luôn chú trọng đến việc phát triển nhân lực để có thể tạo ra được những nguồn
lực mới hướng đến việc phát triển nhân lực để có thể tạo ra được những nguồn
lực mới hướng đến sự thành công chung của công ty.
Lấy hiệu quả làm nền tảng: Không chỉ chú trọng hoàn thành các chiến lược
đề ra, Trung Nguyên luôn lấy hiệu quả làm nền tảng trong mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh của mình để từ đó giúp công ty đạt được lợi thế cạnh tranh
Góp phần xây dựng cộng đồng: Trung Nguyên cho rằng lợi ích của công ty
không chỉ là lợi ích của người tiêu dung, đối tác,…mà còn là của toàn xã hội
2.2.3. Ông luôn đề cao và gây dựng tình đoàn kết trong nội bộ công ty
Sứ mệnh của Trung Nguyên phản ánh tầm nhìn của lãnh đạo công ty về những gì
mà công ty cố gắng đạt được. “Kết nối và phát triển những người đam mê cà phê
trên toàn thế giới”. Sứ mệnh này giúp các giới hữu quan hình dung rõ về Trung
Nguyên là ai? Đó chính là nhà cung cấp cà phê ở thị trường Việt Nam và thế
giới, khách hang mà Trung Nguyên hướng đến không phân biệt tuổi tác, giới
tính, công việc, thu nhập hay vị trí địa lý mà là tất cả những ai có nhu cầu và
đam mê cà phê trên toàn thế giới. Trung Nguyên có tham vọng rất lớn là làm
cách nào để có thể “Kết nối và phát triển những người đam mê cà phê trên toàn
thế giới”.
2.2.4. Ông là người rất yêu công việc và đam mê thứ “vàng, đen”
Bất cứ ai đã từng gặp ông điều thấy ông nói về công việc rất say sưa.
2.2.5. Ông là người được đánh giá là lãnh đạo có “tâm” và “tầm”
Là người lãnh đạo có “tâm”: Ông luôn quan tâm tới tầng lớp thanh niên trẻ và
muốn khơi dậy sự sáng tạo trong họ, cũng như niềm khao khát cháy bỏng. Tham
gia các chương trình từ thiện,…
Là nười lãnh đạo có “tầm”: Khi starbucks nhảy vào thị trường Việt Nam ông đã
không ngừng lên tiếng để bảo vệ thương hiệu Việt, và táo bạo hơn là Trung
Nguyên Group đã có bước đi chiến lược tại thị trường Mỹ, ngăn chặn mọi nguy
cơ dẫn đến mất thương hiệu. Ông đã thực hiện được những gì ông dự báo, ông là
một người doanh nhân có tầm nhìn sâu rộng.
2.2.6. Ông luôn đề cao công tác quản trị rủi ro
Không dừng lại ở những thành công đã đạt được, ông đã đưa Trung Nguyên
vươn ra các Châu lục khác, và bước từng bước vững chãi trên con đường phát
triển, mở rộng thị trường. Bằng con đường nhượng quyền thương mại, nhưng
cũng luôn đề phòng những công tác quản trị rũi ro.
2.2.7. Ông là người quản lý tốt thời gian
Ông là một người bận rộn, nhưng cũng tham gia rất nhiều chương trình hội thảo
chia sẽ kinh nghiệm, làm từ thiện,…
2.2.8. Đối với ông là một người quản lý luôn sáng tạo
2.2.9. Ông là người coi trọng văn hóa công ty
2.3. Những thành công đạt được
Ngày 27/04/2011, cái tên “Cà phê Trung Nguyên” xuất hiện trên tờ báo danh
tiếng Finacial Times (Thời báo Tài chính) như một trường hợp nghiên cứu điển
hình về mô hình doanh nghiệp thành công và được bình chọn là một trong những
doanh nghiệp thành công nhất. Bài báo có đoạn viết: “Ông Vũ khơi dậy khát
vọng của người dân Việt Nam. Một tầng lớp trung lưu đang nổi lên đã chấp nhận
thương hiệu này và các quán cà phê Trung Nguyên trở thành những trung tâm xã
hội quan trọng”.
Tháng 2 năm 2012, Đặng Lê Nguyên Vũ lần đầu tiên được vinh danh là “Vua
Cà phê Việt” một cách chính thức trên tạp chí uy tín National Geographic
Traveller.
Tháng 8 năm 2012, một tờ báo Mỹ uy tín khác, Forbes, lại khắc họa chân dung
về ông như một “Vua Cà phê Việt” trong đó ca ngợi ông là nhân vật “Zero to
hero” (từ vô danh thành anh hùng).
Sau đó báo chí và công chúng trong và ngoài nước bắt đầu gọi ông là Vua Cà
phê một cách chính thức.
Tháng 10 năm 2012, ông được bạn đọc báo điện tử VnExpress bình chọn là
“Người tiên phong” trong năm. Tờ báo này giới thiệu: “Doanh nhân Đặng Lê
Nguyên Vũ được mệnh danh là “Vua Cà phê Việt”, đi tiên phong trong việc phát
triển mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam.
Ông là một doanh nhân thành đạt đi lên từ hai bàn tay trắng, và hoàn cảnh gia
đình khó khan, luôn có tih thần cầu tiến và là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ sinh
viên học tập để tìm ra con đường sự nghiệp của chính mình.
2.4. Đánh giá thực trạng về phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ
2.4.1. Ưu điểm của phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ
Nuôi dưỡng một khát vọng, một mong muốn mạnh mẽ đến cháy bỏng, đó là trở
nên giàu có, thoát khỏi sự nghèo khổ mà ông và gia đình đã phải trải qua trong
nhiều năm qua
Phát huy được đầy đủ các năng lực và phẩm chất cá nhân tốt đẹp của bản than.
Là người có kiến thức sâu rộng, tư duy sáng tạo về nhiều lĩnh vực.
Đặng Lê Nguyên Vũ- một nhà quản trị đầy bản lĩnh, ông dám nghĩ dám làm, và
đầy tham vọng.
Quan điểm người sáng lập thương hiệu cà phê Ttung Nguyên là “chỉ có tranh
đua với những người đi đầu thì ta mới có cơ hội đi đầu”, với mục tiêu đưa công
ty Trung Nguyên sẽ là nhà sản xuất cà phê hàng đầu thế giới.
2.4.2. Nhược điểm phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ
Ông là một người khá lạnh lung, đôi khi cực đoan một cách kinh khủng.
hay can thiệp vào công việc của người khác nên không tận dụng được sức sáng
tạo của những người dưới quyền
Ông luôn đòi hỏi cao vào nhân viên của công ty, làm cho nhân viên cấp
dưới có tâm lý lo sợ, có thể mang tới sự chống đối củ cấp dưới.
Có quá nhiều tham vọng và dự án trong một thời điểm, làm phân tán tài lực,
vật lực, và nhân lực, gây áp lực cho công ty và cho người lao động.
Quan điểm của ông về chính sách giá cả sản phẩm quá cứng nhắc.
Tiểu kết
Với phong cách lãnh đạo độc đáo, khả năng lãnh đạo chuyên nghiệp, tận tình, tận
tụy trong công việc, ông đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đưa Cà Phê Trung
Nguyên có chỗ đững vững mạnh và ngày càng khẳng định được vị thế trên thị
trường. Ông không chỉ là người sáng lập mà còn là người khơi nguồn mọi cảm
hứng cho nhân viên, chính vì vậy ông được mọi người tặng danh hiệu là “vua cà
phê”, điều này cho thấy vai trò to lớn của Đặng Lê Nguyên Vũ đối với sự thành
công của cà phê Trung Nguyên, mặt khác chứng tỏ ông đã có phong cách lãnh
đạo đúng đắn phù hợp với tình hình phát triển của công ty. Tuy nhiên bên cạnh
đó, ông cũng có một số nhược điểm trong phong cách lãnh đạo, vì vậy cần phải
đề ra giải pháp để khắc phục nhược điểm trên để ngày khẳng định được bản lĩnh
lãnh đạo cũng như đem lại nhiều thành tựu lớn cho công ty.
Chương 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO CỦA
CEO ĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ-CÔNG TY CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN
3.1. Giải pháp hoàn thiện nghệ thuật lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ
3.1.1. Cách cư xử đối với nhân viên
Mỗi nhân viên khi được nhận về công ty đều có những trách nhiệm và
quyền hạn cụ thể vì vậy:
Hãy luôn sẵn sàng: Nếu bạn mong muốn nhân viên của bạn luôn có
những thông tin cập nhật và báo cáo cho bạn một cách kịp thời, thì hãy luôn có
mặt khi họ cần bạn.
Đừng cáu giận khi họ thông báo cho bạn một tin xấu.
Đối xử công bằng với các nhân viên: Bạn cần đảm bảo những nhân viên
duới quyền mình biết rõ về hệ thống thưởng phạt lương bổng và họ xứng đáng
được thưởng cho mọi công việc cụ thể mà họ đã đóng góp để hoàn thành tốt
công việc mà bạn đã đề ra.
Phương pháp đào tạo và phát triển đúng đắn: Không phải nhà quản lý nào
cũng thực hiện tốt việc phát triển sự nghiệp cho cấp dưới của mình.Một số nhà
quản lý bỏ qua cơ hội xây dựng nguồn nhân lực hiệu quả trong tầm kiểm soát
của mình vì họ hoặc không xem đây là một phần công việc của mình hoặc vô
tình quên mất nhiệm vụ này do họ luôn phải ở trong guồng quay hối hả của việc
kinh doanh.Thế nhưng công việc chính của nhà quản lý là tạo ra kết quả thong
qua nhân viên nên rõ ràng việc tăng khả năng thực hiện công việc của nhân viên
mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Càng hiểu nhiều về nhân viên, bạn càng
hiệu quả trong việc thúc đẩy, huấn luyện và phát triển nhân viên
Hãy rút ra những tố chất thành công của các nhân viên hiện thời trong tổ
chức và chú ý tới những nhân viên thể hiện tốt.
Hãy chỉ ra cho các nhân viên biết rằng mục tiêu của bạn là giúp họ hoàn
thiện tối đa. Tuy nhiên phải cẩn thận, đừng tạo ra môi trường cạnh tranh khốc
liệt, trong đó một người chiến thắng đồng nghĩa với người khác bị thất bại.
Hãy làm gương mẫu cho họ: Nếu bạn là một tấm gương tốt thì họ sẽ noi
théo tấm gương, toàn tâm toàn ý làm đúng trách nhiệm mà họ được giao.
Hãy truyền tả thong tin đầy đủ cho nhân viên của bạn.
Hãy sử dụng một cách toàn diện mọi năng lực của công ty.
3.1.2. Chú trọng tới khách hàng hơn
Mặc dù Đặng Lê Nguyên Vũ là “Vua cà phê” với những sản phẩm luôn tạo
được sự háo hức đến tột độ trong lòng khách hàng thế nhưng một sự thực không
thể chối bỏ đó là khách hàng của Ông luôn phải chạy theo công ty chứ công ty
lại không chú trọng đến khách hàng. Chính vì vậy một bộ phận khách hàng đã
rời thương hiệu “cà phê Trung Nguyên” để đếnvới những thương hiệu khác. Để
khắc phục tình trạng này, Đặng Lê Nguyên Vũ và công ty Cà phê Trung Nguyên
cần phải có những hành động cụ thể:
Chú trọng phát triển các dịch vụ chăm sóc khách hàng đặc biệt là các cửa hàng
đại lý bởi với hệ thống bán lẻ, khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với các sản
phẩm được trưng bày đẹp mắt và sang trọng đồng thời được hướng dẫn làm thế
nào để sử dụng sản phẩm một cách thành thạo.
Lập những trang thông tin như forum, website để thu nhận ý kiến phản hồi từ
khách hàng qua đó kịp thời nhận biết và giải quyết những sai sót đồng thời khảo
sát được phản ứng, thái độ của khách hàng với sản phẩm mới. Có thể, đôi khi
những phản hồi không thực sự cần thiết cho sự phát triển của sản phẩm tuy nhiên
nó khiến khách hàng cảm thấy được lắng nghe và tôn trọng hơn.
Khi thiết kế sản phẩm cần chú trọng hơn nữa thị hiếu của khách hàng. Đặc biệt
sản phẩm nên có tính thông dụng tạo sự tiện lợi cho khách hàng.
Tăng cường PR, đưa hình ảnh công ty đến gần công chúng.
3.1.3. Chú trọng tới việc quảng cáo, Pr,..
Quảng cáo trên truyền hình: làm các video hấp dẫn, sáng tạo để thu hút khách
hàng.
Quảng cáo trên báo chí tham gia các chương trình tình từ thiện,.. để thu hút các
nhà báo.
Quảng cáo trên internet: tạo các trang web, facebook,.. để tạo thương hiệu.
Quảng cáo bằng các hoạt động xã hội