Tải bản đầy đủ (.pdf) (206 trang)

Thuyết minh tổng hợp Đồ án QHXD vùng tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.91 MB, 206 trang )

Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

QUY HOẠCH XÂY DỰNG
VÙNG TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2030,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 VÀ NGOÀI 2050

CHỦ ĐẦU TƯ
SỞ XÂY DỰNG TỈNH QUẢNG NINH

ĐƠN VỊ TƯ VẤN
NIKKEN SEKKEI CIVIL ENGINEERING LTD

Nguyễn Mạnh Tuấn
(Giám đốc)

Fujita Tetsushi
(Giám đốc dự án)

Quảng Ninh, tháng 03 năm 2014

Trang: 1/112


Thuyết minh tổng hợp
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050

Mục lục


Phần mở đầu .................................................................................................................................... 7 
1.1  Tên đồ án.............................................................................................................................. 7 
1.2  Lý do lập quy hoạch............................................................................................................. 7 
1.3  Loại hình lập quy hoạch....................................................................................................... 7 
1.4  Quan điểm, mục tiêu quy hoạch........................................................................................... 7 
1.5  Các căn cứ lập quy hoạch .................................................................................................... 9 
1.6  Phạm vi và ranh giới quy hoạch......................................................................................... 11 
1.7  Quá trình chỉ đạo, thực hiện............................................................................................... 11 
I- Đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng và các nguồn lược phát triển vùng....................... 12 
1.1  Các điều kiện tự nhiên ....................................................................................................... 12 
1.1.1  Vị trí địa lý ................................................................................................................... 12 
1.1.2  Địa hình địa mạo .......................................................................................................... 12 
1.1.3  Địa chất......................................................................................................................... 12 
1.1.4  Thủy hải văn................................................................................................................. 12 
1.1.5  Khí hậu ......................................................................................................................... 12 
1.1.6  Tài nguyên.................................................................................................................... 12 
1.1.7  Cảnh quan..................................................................................................................... 13 
1.2  Hiện trạng........................................................................................................................... 13 
1.2.1  Kinh tế xã hội ............................................................................................................... 13 
1.2.2  Dân cư và lao động....................................................................................................... 13 
1.2.3  Sử dụng đất đai............................................................................................................. 14 
1.2.4  Hệ thống công trình sản xuất và cơ sở hạ tầng xã hội.................................................. 15 
1.2.5  Hệ thống các công trình và cơ sở hạ tầng kỹ thuật....................................................... 18 
1.2.6  Cấu trúc lãnh thổ tỉnh Quảng Ninh .............................................................................. 20 
1.3  Rà soát, cập nhật các quy hoạch và dự án có liên quan ..................................................... 21 
1.3.1  Các đồ án quy hoạch và các dự án đầu tư xây dựng lớn .............................................. 21 
1.3.2  Tóm lược vị trí tỉnh Quảng Ninh trong quy hoạch cấp trên ......................................... 22 
1.3.3  Các chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội, đô thị, hạ tầng kỹ thuật, hạ
tầng xã hội, các ngành trên địa bàn tỉnh ....................................................................... 23 
1.3.4  Chủ trương chính sách phát triển đang triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh......... 24 

1.4  Đánh giá tổng hợp các điều kiện và nguồn lực phát triển vùng......................................... 25 
1.4.1  Phân tích SWOT và chiến lược phát triển.................................................................... 25 
II- Các tiền đề phát triển vùng..................................................................................................... 29 
2.1  Tiền đề xác định tầm nhìn đến năm 2050 .......................................................................... 29 
2.2  Các mối quan hệ liên vùng................................................................................................. 30 
2.3  Tầm nhìn ............................................................................................................................ 31 
2.3.1  Định hướng phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030: .............................. 31 
2.3.2  Tầm nhìn đến năm 2050............................................................................................... 32 
2.3.3  Tính chất....................................................................................................................... 32 
2.3.4  Các chiến lược phát triển đến năm 2030 ...................................................................... 33 
2.3.5  Các chiến lược phát triển đến năm 2020 ...................................................................... 34 
2.3.6  Các chỉ tiêu dự báo phát triển vùng.............................................................................. 35 
2.3.6.1  Các chỉ tiêu dự báo phát triển vùng ........................................................................ 35 
2.3.6.2  Chỉ tiêu dân số và lao động..................................................................................... 35 
2.3.6.3  Nhu cầu sử dụng đất đai ......................................................................................... 37 
2.3.6.4  Chỉ tiêu đất xây dựng hạ tầng xã hội ...................................................................... 42 
2.3.6.5  Các chỉ tiêu quan trọng khác .................................................................................. 42 
III- Định hướng phát triển không gian đến năm 2030............................................................... 44 
3.1  Mô hình cấu trúc phát triển vùng ....................................................................................... 44 
3.1.1  Tiêu chuẩn đánh giá phương án mô hình phát triển không gian .................................. 44 
NIKKEN SEKKEI CIVIL ENGINEERING LTD.

Trang 1 | 205


Thuyết minh tổng hợp
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050

3.1.2  Mô hình phát triển không gian toàn tỉnh ...................................................................... 44 
3.1.2.1  Phương pháp nghiên cứu mô hình phát triển không gian....................................... 44 

3.1.2.2  Mô hình từ quan điểm phân khu theo địa hình ....................................................... 44 
3.1.2.3  Mô hình từ quan điểm bố trí đô thị......................................................................... 45 
3.1.2.4  Xác định mô hình phát triển không gian ................................................................ 46 
3.1.3  Định hướng phát triển không gian đô thị trung tâm của 5 vùng đô thị (năm 2050)..... 49 
3.2  Định hướng phân bố và phát triển các ngành và lĩnh vực chủ yếu. ................................... 50 
3.2.1  Công nghiệp và xây dựng:............................................................................................ 50 
3.2.1.1  Công nghiệp............................................................................................................ 50 
3.2.1.2  Nhà máy xi măng.................................................................................................... 63 
3.2.1.3  Nhà máy nhiệt điện................................................................................................. 63 
3.2.1.4  Quy hoạch khai thác than ....................................................................................... 63 
3.2.2  Định hướng phát triển thương mại - dịch vụ và du lịch tỉnh Quảng Ninh. .................. 64 
3.2.2.1  Định hướng phát triển mạng lưới công trình thương mại - dịch vụ ....................... 64 
3.2.2.2  Du lịch .................................................................................................................... 66 
3.2.3  Định hướng phát triển nông lâm thủy sản .................................................................... 69 
3.2.3.1  Phương châm phát triển nông lâm thủy sản tỉnh Quảng Ninh................................ 69 
3.2.3.2  Định hướng xây dựng cảng cá ................................................................................ 72 
3.2.3.3  Sử dụng đất khu vực phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh .............................. 73 
3.3  Định hướng phân bố và phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư nông thôn............ 74 
3.3.1  Định hướng phát triển đô thị mới ................................................................................. 74 
3.3.2  Phương thức cải tạo đô thị hiện hữu............................................................................. 77 
3.3.3  Định hướng cơ bản phát triển, chỉnh trang khu trung tâmhiện hữu ............................. 79 
3.3.4  Định hướng cơ bản phát triển nông thôn...................................................................... 80 
3.3.5  Hệ thống đô thị và các điểm dân cư nông thôn ............................................................ 80 
3.3.6  Định hướng phát triển các cơ sở hạ tầng xã hội ........................................................... 84 
3.3.6.1  Nhà ở....................................................................................................................... 84 
3.3.6.2  Định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội ..................................................... 85 
3.3.7  Quy hoạch bảo tồn và phát triển không gian biển........................................................ 88 
3.3.7.1  Phân vùng phát triển khu vực không gian biển ...................................................... 88 
3.3.7.2  Kết nối bảo tồn môi trường di sản thế giới vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long ... 88 
3.3.7.3  Xây dựng Cô Tô và các đảo trên vịnh Bái Tử Long............................................... 89 

3.3.7.4  Bảo tồn và sử dụng các làng chài trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long................... 90 
3.3.8  Quy hoạch hệ thống vị trí đất quân sự và an ninh quốc phòng .................................... 90 
3.3.9  Bản đồ sử dụng đất toàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030 ........................................... 91 
IV- Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật............................................................................... 93 
4.1  Giao thông liên vùng.......................................................................................................... 93 
4.2  Giao thông trong tỉnh ......................................................................................................... 94 
4.3  Chuẩn bị kỹ thuật ............................................................................................................. 111 
4.4  Cấp nước .......................................................................................................................... 111 
4.5  Cấp điện ........................................................................................................................... 112 
4.6  Thoát nước thải ................................................................................................................ 112 
4.7  Quản lý chất thải rắn và nghĩa trang ................................................................................ 113 
4.8  Thông tin liên lạc ............................................................................................................. 113 
V- Định hướng phát triển các tiểu vùng .....................................................................................114 
5.1  Chức năng và kết nối các tiểu vùng ................................................................................. 114 
5.2  Vùng đô thị Hạ Long (thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả, huyện Hoành Bồ) ...... 116 
5.3  Tiểu vùng các Khu tinh tế cửa khẩu với Trung Quốc (thành phố Móng Cái, huyện
Hải Hà, huyện Bình Liêu, huyện Đầm Hà)...................................................................... 125 

NIKKEN SEKKEI CIVIL ENGINEERING LTD.

Trang 2 | 205


Thuyết minh tổng hợp
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050

5.4  Tiểu vùng Khu kinh tế Vân Đồn và huyện đảo Cô Tô (huyện Vân Đồn, huyện Cô
Tô).................................................................................................................................... 133 
5.5  Tiểu vùng phía Tây (thị xã Quảng Yên, thành phố Uông Bí, huyện Đông Triều) .......... 139 
5.6  Khu vực miền núi phía Bắc (huyện Ba Chẽ, huyện Tiên Yên) ....................................... 146 

VI- Đánh giá môi trường chiến lược.......................................................................................... 150 
6.1  Hiện trạng môi trường...................................................................................................... 150 
6.2  Đánh giá những tác động và diễn biến đến môi trường trong quá trình quy hoạch......... 150 
6.3  Các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường ......................................................................... 151 
6.4  Bảo tồn các di sản thiên nhiên, di tích văn hóa – lịch sử ................................................. 151 
6.5  Kế hoạch tổ chức thực hiện.............................................................................................. 151 
VII- Quản lý và thực hiện quy hoạch vùng............................................................................... 153 
7.1  Phân kỳ đầu tư.................................................................................................................. 153 
7.2  Các dự án ưu tiên đầu tư .................................................................................................. 153 
7.3  Danh mục các dự án ưu tiên trên địa bàn tỉnh.................................................................. 173 
7.4  Các biện pháp quản lý và thực hiện quy hoạch vùng....................................................... 195 
7.4.1  Nguyên tắc quản lý phát triển đô thị .......................................................................... 195 
7.4.2  Quy định kiến trúc cảnh quan..................................................................................... 195 
7.4.3  Nguyên tắc giáo dục và quản lý xã hội ...................................................................... 200 
7.4.3.1  Nâng cao năng lực vận dụng nguyên tắc .............................................................. 200 
7.4.3.2  Quản lý đô thị có sự tham gia của người dân ....................................................... 200 
7.4.3.3  Mô hình phát triển tỉnh Quảng Ninh..................................................................... 201 
7.4.4  Vai trò của Quy hoạch vùng và kế hoạch hành động sau khi Đồ án được phê duyệt.
.................................................................................................................................... 201 
7.4.4.1  Vai trò của quy hoạch vùng .................................................................................. 201 
7.4.4.2  Kế hoạch hành động sau khi quy hoạch được phê duyệt...................................... 201 
Phần Kết luận và kiến nghị ........................................................................................................ 203 
I. Kết luận..................................................................................................................................... 203 
II. Kiến nghị ................................................................................................................................. 205 
3G
4G
AQS
ASEAN
BCT
BGTVT

BOD
BOT
BRIC
BT
BTNMT
BTO
BTTTT
BXD
BYT
CCN
CN
COD
CSSX

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Third-generation technology - Công nghệ truyền thông thế hệ thứ ba
Fourth-generation - Công nghệ truyền thông thế hệ thứ tư
Tiêu chuẩn chất lượng không khí
Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á)
Bộ Công thương
Bộ giao thông vận tải
Biochemical Oxygen Demand - Nhu cầu oxy sinh hóa
Built-Operation-Transfer / Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao
Brazil, Rusia, India, China (những nước có nền kinh tế mới nổi)
Built-Transfer / Xây dựng-Chuyển giao
Bộ Tài nguyên môi trường
Built-Transfer-Operation / Xây dựng-Chuyển giao-Vận hành
Bộ Thông tin và truyền thông
Bộ Xây dựng
Bộ Y tế

Cụm công nghiệp
Công nghiệp
Chemical Oxygen Demand - Nhu cầu oxy hóa học (mg/l)
Cơ sở sản xuất

NIKKEN SEKKEI CIVIL ENGINEERING LTD.

Trang 3 | 205


Thuyết minh tổng hợp
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050

CTR
DA
DAKT
ĐBSH
ĐMC
ĐTM
DWT
FDI
FTA
GDP
GIS
ha
HC-KT
HĐND
ICAO
IMF
KCN

KĐT
KKT
KKTCK
KV
kVA
KWH
Logistic
MICE
MVA
MW
Next-11
NM
NMN
NMXM
NPO
NQ
NTM
ODA
PAM
PCI
pH
QCVN
QCXDVN

QHXD
QL
QH
SEMP

Chất thải rắn

Dự án
Dự án khai thác
Đồng bằng sông Hồng
Đánh giá môi trường chiến lược
Đô thị mới
Dead weight tons
Foreign Direct Investment - Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
Free Trade Area – Khu vực mậu dịch tự do
Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm nội địa
Geographical Information System - Hệ thống thông tin địa lý
Hecta - đơn vị diện tích (10.000m2)
Hành chính - kinh tế
Hội đồng nhân dân
International Civil Aviation Organization - Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế
International Monetary Fund – Quỹ tiền tệ quốc tế
Khu công nghiệp
Khu Đô thị
Khu kinh tế
Khu kinh tế cửa khẩu
Kilo volt
Kilo volt ampe
Kilo oát giờ
Hoạt động hậu cần chuyên chở, lưu giữ và cung cấp hàng hóa
Meeting (gặp gỡ)-Incentive (khen thưởng)-Conventions (hội thảo)-Exhibition
(triển lãm)
Mega volt ampe
Mega oát
11 nền kinh tế lớn tiếp theo (Hàn Quốc, Bangladesh, Ai Cập,
Indonesia, Iran, Nigeria,Pakistan, Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam, Mexico)
Nhà máy

Nhà máy nước
Nhà máy xi măng
Nonprofit organization - Tổ chức phi lợi nhuận
Nghị quyết
Nông thôn mới
Official Development Assistance - Hỗ trợ phát triển chính thức
Chương trình lương thực thế giới
Provincial Competitiveness Index - Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Chỉ số đo độ hoạt động của các ion hiđrô (H+) trong dung dịch
Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
Quyết định
Quy hoạch xây dựng
Quốc lộ
Quy hoạch
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh

NIKKEN SEKKEI CIVIL ENGINEERING LTD.

Trang 4 | 205


Thuyết minh tổng hợp
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050

SWOT
TCN
TCVN
TKV
TL

TNN
TNT
TOD
Tp
TSP
TSS
TT
TTg
TW
Tx
TXL
UBND
UNESCO
UNICEF
VSMT
WB
WTO

Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội)
và Threats (Thách thức)
Tiêu chuẩn ngành
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tập đoàn than khoáng sản
Tỉnh lộ
Tài nguyên nước
Thoát nước thải
Transit Oriented Development - Phát triển theo định hướng giao thông công cộng
Thành phố
Total Suspended Particles – Tổng hạt bụi lơ lửng trong không khí (μg/m3)
Total Suspended Solids - Tổng chất rắn lơ lửng (mg/l)

Thị trấn
Thủ tướng chính phủ
Trung ương
Thị xã
Trạm xử lý
Ủy ban nhân dân
United Nations Educational Scientific and Cultural Organization - Tổ chức Giáo
dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
United Nations Children's Fund - Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc
Vệ sinh môi trường
World Bank - Ngân hàng Thế giới
World Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.2-1 Tổng sản phẩm xã hội của Tỉnh qua các giai đoạn.........................................................13 
Bảng 1.2-2 So sánh tốc độ tăng trưởng của Tỉnh với một số tỉnh thành phố trong khu vực
(GDP- %). .......................................................................................................................13 
Bảng 1.2-3 Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các giai đoạn ................................................13 
Bảng 1.2-4 Thu nhập bình quân đầu người qua các năm 2005-2011 (nghìn đồng) ..........................13 
Bảng 1.2-5 Hiện trạng sử dụng đất đai tỉnh Quảng Ninh năm 2012 .................................................14 
Bảng 1.2-6 Đánh giá tổng hợp đất đai toàn tỉnh ...............................................................................15 
Bảng 1.2-7 Tổng hợp các khu kinh tế.................................................................................................15 
Bảng 1.2-8 Tổng hợp các khu công nghiệp........................................................................................16 
Bảng 1.2-9 Tổng hợp các cụm công nghiệp hiện trạng. ....................................................................16 
Bảng 1.2-10 Tổng hợp hiện trạng các nhà máy sản xuất lớn. ...........................................................16 
Bảng 1.2-11 Danh sách các nhà máy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.........................................17 
Bảng 1.2-12 Tổng hợp các dự án nhà máy nhiệt điện đang thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh .................................................................................................................................17 
Bảng 1.3-1 Rà soát các quy hoạch chung xây dựng các huyện thị ....................................................21 
Bảng 2.3-1 Ngành nghề và chính sách hướng tới GDP 20.000 USD/người......................................33 

Bảng 2.3-2 Tổng GDP, GDP của từng ngành, GDP bình quân đầu người (năm 2011, 2020,
2030)................................................................................................................................35 
Bảng 2.3-3 GDP từng ngành (năm 2011, 2020, 2030) ......................................................................35 
Bảng 2.3-4 Phân chia dân số quy hoạch............................................................................................36 
Bảng 2.3-5 Tỷ lệ đô thị hóa một số nước trên thế giới.......................................................................37 
Bảng 2.3-6 Diện tích đô thi mới (năm 2020) .....................................................................................38 
Bảng 2.3-7 Diện tích đất công nghiệp toàn tỉnh Quảng Ninh (năm 2020) ........................................38 
NIKKEN SEKKEI CIVIL ENGINEERING LTD.

Trang 5 | 205


Thuyết minh tổng hợp
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050

Bảng 2.3-8 Diện tích đất công nghiệp toàn tỉnh Quảng Ninh (năm 2030) ........................................39 
Bảng 2.3-9 Diện tích đất công nghiệp của từng huyện thị (năm 2011~2020) ...................................39 
Bảng 2.3-10 Diện tích đất công nghiệp của từng huyện thị (năm 2011~2030) .................................40 
Bảng 2.3-11 Diện tích đất thương mại, văn phòng xây mới (năm 2011~2020) .................................40 
Bảng 2.3-12 Diện tích đất thương mại, văn phòng xây mới (năm 2011~2030).................................40 
Bảng 2.3-13 Diện tích nông lâm thủy sản của toàn tỉnh Quảng Ninh ...............................................41 
Bảng 2.3-14 Diện tích và năng suất nuôi trồng thủy sản...................................................................42 
Bảng 2.3-15 Công trình công cộng quy hoạch mới ...........................................................................42 
Bảng 2.3-16 Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt............................................................................................42 
Bảng 2.3-17 Chỉ tiêu cấp điện cho sản xuất công nghiệp, kho tàng..................................................42 
Bảng 2.3-18 Chỉ tiêu cấp điện công trình công cộng, dịch vụ...........................................................43 
Bảng 2.3-19 Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt...........................................................................................43 
Bảng 2.3-20 Chỉ tiêu rác thải sinh hoạt .............................................................................................43 
Bảng 4.2-1 Đơn vị tính cấp nước/đất công nghiệp ............................................................................51 
Bảng 4.2-2 Đơn vị tính cấp điện/đất công nghiệp (KW/ha)...............................................................51 

Bảng 4.2-6 Phân bố Công nghiệp Khu vực miền núi phía Bắc (huyện Tiên Yên ,huyện Ba Chẽ) .....57 
Bảng 4.2-7 Phân bố Công nghiệp Tiểu vùng phía Tây (thị xã Quảng Yên, thành phố Uông Bí,
huyện Đông Triều)...........................................................................................................57 
Bảng 3.2-4 Hiện trạng khách san 3-5 sao trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh .........................................66 
Bảng 3.2-5 Số lượng du khách (năm 2007~2030) .............................................................................67 
Bảng 3.2-6 Nhu cầu số phòng khách sạn (năm2030) ........................................................................67 
Bảng 3.3-1 Tổng hợp mạng lưới các công trình công cộng cấp vùng và liên vùng...........................85 
Bảng 3.3-2 Cân bằng sử dụng đất toàn tỉnh ......................................................................................91 

NIKKEN SEKKEI CIVIL ENGINEERING LTD.

Trang 6 | 205


Thuyết minh tổng hợp
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050

Phần mở đầu
1.1 Tên đồ án
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài
2050.
1.2 Lý do lập quy hoạch
- Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng tại Chỉ thị số 2178/CT-TTg
ngày 02 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ “V/v tăng cường công tác quy hoạch”; Văn
bản số 2454/BXD-KTQH ngày 02/12/2010 của Bộ Xây dựng “về việc rà soát điều chỉnh quy hoạch
xây dựng vùng tỉnh”;
- Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban chấp hành trung ương tại thông báo số 108-TB/TW ngày
01/10/2012 thông báo ý kiến của Bộ chính trị về Đề án “ Phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền
vững; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh và thí điểm xây dựng hai đơn vị hành chính – kinh
tế đặc biệt Vân Đồn, Móng Cái” tỉnh Quảng Ninh;

- Nhằm khai thác, phát huy những tiềm năng, lợi thế và cơ hội của tỉnh Quảng Ninh;
- Kế thừa những thành quả đã đạt được, nhằm khắc phục những tồn tại yếu kém hiện nay trong
quản lý và phát triển đô thị: đã có một giai đoạn phát triển cao về kinh tế - xã hội, các đô thị lớn và
một số khu công nghiệp trong tỉnh có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Hiện tại 14 thành phố, thị xã, huyện
trong tỉnh đã được lập quy hoạch chung xây dựng. Trên 50% diện tích đất xây dựng đô thị đã được
lập quy hoạch chi tiết xây dựng; 100% số các điểm dân cư nông thôn (125 xã) đã được lập quy
hoạch xây dựng (theo chương trình Nông thôn mới). Đến nay, tỉnh có: 04 thành phố (01 thành phô
là đô thị loại I, 01 đô thị là đô thị loại II, 2 thành phố là đô thị loại III); 01 thị xã; 10 trung tâm
huyện đạt đô thị loại V-IV, đạt tỷ lệ đô thị hóa 55,5% năm 2011 và đạt tỷ lệ đô thị hóa 61,5% theo
thống kê sơ bộ năm 2012.
Do đó việc nghiên cứu lập Quy hoạch xây dựng vùng với phạm vi toàn tỉnh, là rất cần thiết và
cấp bách, cụ thể hoá Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh giai đoạn đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, bảo đảm
vững chắc quốc phòng, an ninh tỉnh Quảng Ninh và thí điểm xây dựng hai đơn vị hành chính – kinh
tế đặc biệt Vân Đồn, Móng Cái. Đây là mục tiêu và giải pháp có tầm chiến lược của tỉnh, làm cơ sở
cho việc quản lý quy hoạch đô thị, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, lập kế hoạch quản lý sử dụng
đất đai, tài nguyên thiên nhiên, các nguồn lực hợp lý nhằm nâng cao chất lượng phát triển kinh tếxã hội, góp phần thúc đẩy nhanh chóng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Quảng Ninh,
xây dựng phát triển Quảng Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015 và trở thành tỉnh
dịch vụ - công nghiệp hiện đại vào năm 2020.
1.3 Loại hình lập quy hoạch
Quy hoạch xây dựng vùng, tổng hợp định hướng quy hoạch xây dựng các chuyên ngành, đề
xuất ra các tiến trình, giải pháp, các chính sách thực hiện quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng
Ninh. Cụ thể: Hệ thống đô thị và các điểm dân cư nông thôn, quy hoạch xây dựng các khu công
nghiệp, khu du lịch, quy hoạch môi trường chiến lược, bảo tồn hệ sinh thái, quy hoạch hạ tầng xã
hội, hạ tầng kỹ thuật, đề ra các mô hình phát triển đô thị, v.v...
1.4 Quan điểm, mục tiêu quy hoạch
a) Quan điểm:
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đảm bảo:
- Phù hợp với đường lối chính sách và chủ trương của Đảng và Nhà nước; Quy hoạch xây
dựng Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; QHXD Vùng Duyên Hải Bắc Bộ; Quy hoạch vùng đồng

bằng Sông Hồng; QHXD Vùng biên giới Việt Trung; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (QĐ 269/2006/QĐ-TTg) và Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần XIII. Nghị quyết số 75/NQ-HĐND ngày 12/12/2012
của Hội đồng Nhân dân tỉnh "V/v thông qua nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050;
- Đặt Quảng Ninh trong sự phát triển liên kết vùng ở cấp quốc gia và kết nối khu vực ở cấp
quốc tế. Gắn kết chặt chẽ và hài hòa giữa hệ thống đô thị Quảng Ninh với vùng Thủ đô và vùng
NIKKEN SEKKEI CIVIL ENGINEERING LTD.

Trang 7 | 205


Thuyết minh tổng hợp
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050

kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Duyên Hải Bắc Bộ, Vùng biên giới
Việt Trung, Khu vực hợp tác “hai hành lang, một vành đai” kinh tế Việt – Trung; Thúc đẩy quá trình
hội nhập quốc tế, trên cơ sở khai thác tối đa các tiềm năng và lợi thế của Tỉnh để thu hút đầu tư,
phát huy nội lực phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững và đảm bảo vững chắc quốc phòng an
ninh của Quảng Ninh, góp phần tạo động lực cho phát triển của cả vùng và miền Bắc. Là cơ sở cho
việc đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng phát triển kinh tế xanh, nâng
cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế;
- Từng bước xây dựng hệ thống đô thị Quảng Ninh trở thành một vùng đô thị hiện đại, sinh
thái, có bước phát triển đột phá và bền vững trên nền tảng kinh tế trí thức, có khả năng cạnh tranh
cao, có cơ sở hạ tầng đồng bộ, khai thác hiệu quả tài nguyên đất đai- địa hình- cảnh quan, có môi
trường sống tiện nghi, đáp ứng định hướng phát triển không gian kinh tế, đáp ứng nhu cầu vật chất
và tinh thần ngày càng cao của nhân dân;
- Xây dựng mô hình phát triển hệ thống các đô thị Quảng Ninh hiện đại, sinh thái, phù hợp
với lộ trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh và Vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ.
Phát triển đô thị Quảng Ninh Ninh gắn với xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường, cân bằng

sinh thái, bảo tồn di sản thiên nhiên thế giới và bảo đảm an ninh, quốc phòng.
b) Mục tiêu:
- Cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh giai đoạn đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Nghiên cứu quy hoạch vùng tỉnh Quảng Ninh theo hướng kế thừa Quy hoạch tổng thể hệ
thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết định số 2253/QĐ-UB
ngày 14/07/2003;
- Xây dựng hệ thống đô thị Quảng Ninh, trong đó thành phố Hạ Long làm đầu tàu và đã trở
thành đô thị loại I trước năm 2013; tỉnh Quảng Ninh cơ bản là tỉnh công nghiệp hiện đại năm 2015,
là tỉnh Dịch vụ - Công nghiệp hiện đại vào năm 2020; là một trong những đầu tầu kinh tế của Miền
Bắc, là trung tâm du lịch Quốc tế, là một trong ba cực tăng trưởng của vùng đồng bằng Sông Hồng
và trở thành một “trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, đầu mối giao thông, giao
lưu trong nước và quốc tế có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ”. Góp phần đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh. Tỉnh có tốc độ phát triển cao so với các
thành phố ở trong nước, ngang tầm với những thành phố phát triển khác trong khu vực Đông Nam
Á vào những năm 2030;
- Mở rộng và phát triển hệ thống đô thị Quảng Ninh theo hướng “một tâm, hai tuyến đa chiều
và hai điểm đột phá” nhằm giảm thiểu tình trạng quá tải tại các đô thị dọc Quốc lộ 18A, đặc biệt là
04 đô thị lớn: Hạ Long, Móng Cái, Cẩm phả, Uông Bí (Tâm phát triển là thành phố Hạ Long là
trung tâm chính trị - hành chính - kinh tế - văn hóa của tỉnh- gắn với di sản thiên nhiên thế giới
Vịnh Hạ Long; tuyến phía Tây gồm 5 đơn vị hành chính (Ba Chẽ, Hoành Bồ, Quảng Yên, Uông Bí,
Đông Triều) sẽ phát triển chuỗi đô thị - công nghiệp xanh và phát triển du lịch văn hóa tâm linhvăn hóa lịch sử; tuyến phía Đông gồm 8 đơn vị hành chính (Cẩm Phả, Móng Cái, Vân Đồn, Cô Tô,
Tiên Yên, Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà) sẽ phát triển chuỗi đô thị vệ tinh sinh thái - dịch vụ tổng
hợp cao cấp và kinh tế biển; Với hai điểm đột phá là hai đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân
Đồn, Móng Cái). Giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường khu vực Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử
Long;
- Khai thác có hiệu quả mối quan hệ nội ngoại vùng, các thế mạnh về nông lâm nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ, kinh tế cửa khẩu, năng lượng, khoáng sản, du lịch, văn hóa, sinh thái và cảnh quan
nhằm tạo lập môi trường sống tốt, đáp ứng các nhu cầu vật chất, tinh thần của nhân dân, đảm bảo
phát triển hài hòa và bền vững giữa đô thị và nông thôn;

- Xây dựng một nền kiến trúc mang đặc trưng riêng với truyền thống văn hóa Quảng Ninh,
đồng thời phù hợp với kiến trúc tổng thể Vùng Bắc Bộ và các đô thị lớn trong vùng. Xây dựng tỉnh
Quảng Ninh hướng tới mục tiêu văn hiến, văn minh, hiện đại, sinh thái- di sản thiên nhiên thế giới
Vịnh Hạ Long gắn với không gian truyền thống tâm linh- kinh đô phật giáo của cả nước; đô thị
Quảng Ninh trở thành một trung tâm Chính trị - Hành chính, Kinh tế, Văn hóa, Khoa học kỹ thuật,
Giáo dục - Đào tạo, Du lịch, Dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế.
- Là cơ sở để quản lý, kiểm soát phát triển không gian đô thị, các khu dân cư nông thôn, các
khu công nghiệp, khu du lịch và hệ thống các công trình chuyên ngành trên địa bàn toàn tỉnh.
NIKKEN SEKKEI CIVIL ENGINEERING LTD.

Trang 8 | 205


Thuyết minh tổng hợp
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050

1.5 Các căn cứ lập quy hoạch
a) Các văn bản Luật, Nghị định, Quyết định, Thông tư:
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12
ngày 19/06/2009 của Quốc hội;
- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
- Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/04/2008 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập, thẩm
định, phê duyệt và quản lý Quy hoạch xây dựng;
- Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/03/2008 của Bộ Xây dựng về Ban hành quy định
nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng;
- Luật Quy hoạch Đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/06/2009 của Quốc hội; Nghị định số
37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về Lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy
hoạch đô thị;
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008 của Bộ Xây dựng về việc Ban hành Quy

chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng: QCXDVN 01:2008/BXD;
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình Hạ tầng kỹ thuật đô thị: QCVN 07: 2010/BXD;
- Luật di sản văn hóa ngày 29/06/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản
văn hóa ngày 18/06/2009; Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/09/2010 “V/v quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn
hóa”;
- Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/05/2009 của Chính phủ về Phân loại đô thị; Thông tư
số 34/2009/TT-BXD ngày 30/09/2009 của Bộ Xây dựng “V/v Quy định chi tiết một số nội dung của
Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/05/2009 của Chính phủ về việc Phân loại đô thị”;
- Quyết định số 131/2007/QĐ-TTg ngày 09/08/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành Quy chế thuê tư vấn nước ngoài trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam; Thông tư số
09/2007/TT-BXD ngày 02/11/2007 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí thuê
tư vấn nước ngoài trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam; Thông tư số 07/2012/TT-BXD ngày
26/10/2012 của Bộ Xây dựng “V/v Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí thuê tư vấn nước ngoài
trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam”;
- Thông tư số 18/2010/TT-BLĐTBXH ngày 10/06/2010 của Bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội quy định tiền lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước thực hiện gói thầu tư vấn và áp
dụng hình thức hợp đồng theo thời gian thuộc dự án sử dụng vốn Nhà nước.
b) Các văn bản của Chính phủ, Bộ Xây dựng, tỉnh Quảng Ninh:
- Nghị quyết số 54/NQ-TW ngày 14/09/2005 của Bộ Chính trị “Về phát triển KT - XH và
đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020”;
- Nghị quyết 09 - NQ/ TW ngày 9/2/2007 của Bộ Chính trị “Về chiến lược biển Việt Nam đến
năm 2020”
- Thông báo kết luận số 47/KL-TW ngày 06/05/2009 của Bộ Chính trị “Về kết quả 3 năm
thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Quảng
Ninh lần thứ XIII và những chủ trương giải pháp phát triển KTXH tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010,
định hướng đến 2020”;
- Quy hoạch phát triển “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam- Trung Quốc”: Về
không gian lãnh thổ, vành đai kinh tế Việt - Trung bao gồm thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng

Ninh của Việt Nam và tỉnh Hải Nam, Khu tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây) của Trung Quốc; Hai
hành lang kinh tế bao gồm: (I) hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng
Ninh; (II) hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh);
- Quyết định số 98/2008/QĐ-TTg ngày 11/07/2008 của Thủ tướng Chính phủ “V/v Phê duyệt
Quy hoạch phát triển Hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đến năm
2020”;
- Quyết định số 34/2009/QĐ-TTg ngày 02/03/2009 của Thủ tướng Chính phủ “Về phê duyệt
Quy hoạch phát triển Vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ đến năm 2020”;
- Quyết định số 865/QĐ-TTg ngày 10/07/2008 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc phê duyệt
Quy hoạch xây dựng Vùng Duyên hải Bắc Bộ Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050”;
NIKKEN SEKKEI CIVIL ENGINEERING LTD.

Trang 9 | 205


Thuyết minh tổng hợp
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050

- Quyết định số 1151/QĐ-TTg ngày 30/08/2007 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc phê duyệt
Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt - Trung đến năm 2020”;
- Quy hoạch khu hợp tác kinh tế Trung Quốc- ASEAN được hình thành xung quanh Vịnh Bắc
Bộ (ở khu vực Đông Nam của Trung Quốc và biên giới phía Bắc của Việt Nam). Tạo cho các khu
vực duyên hải Trung Quốc tiếp cận với các nước láng giềng: Việt Nam, Malaysia, Singapore,
Indonesia, Philipines và Brunei;
- Chủ trương Quy hoạch Xây dựng Khu hợp tác kinh tế biên giới Móng Cái (Quảng Ninh –
Việt Nam) - Đông Hưng (Nam Ninh - Trung Quốc) tại Quyết định số 34/2009/QĐ-TTg ngày
02/03/2009 của Thủ tướng Chính phủ;
- Quyết định số 19/2012/QĐ-TTg ngày 10/04/2012 của Thủ tướng chính phủ về việc thành
lập khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
- Các Quy hoạch của Quốc gia về Hệ thống đường cao tốc, đường bộ, đường sắt, sân bay,

cảng biển; quy hoạch điện VII; quy hoạch xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, cấp thoát nước...;
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2011 – 2015;
- Nghị quyết Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XII - kỳ họp thứ 03 số 20/NQ-HĐND
ngày 18/10/2011 “ Về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011- 2015”;
- Văn bản số 2454/BXD-KTQH ngày 02/12/2010 của Bộ Xây dựng về việc triển khai, rà soát,
điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng tỉnh; Văn bản số 1716/BXD-KTQH ngày 17/10/2012 của Bộ
Xây dựng gửi Văn phòng Chính phủ (V/v thuê tư vấn nước ngoài từng phần việc);
- Văn bản số 2205/TTg-ĐP ngày 29/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ; Văn bản số
547/VPCP-ĐP ngày 02/02/2012 của Văn phòng Chính phủ “V/v thuê tư vấn nước ngoài lập các quy
hoạch của tỉnh Quảng Ninh”;
- Năm 2012, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Ninh xác định là “Năm xây dựng chiến lược
và quy hoạch”. Triển khai chỉ đạo của Tỉnh ủy tại Thông báo số 451-TB/TU ngày 28/11/2011; Nghị
quyết số 06-NQ/TV ngày 20/03/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. UBND tỉnh Quảng Ninh đã có
Văn bản số 829/UBND-QH2 ngày 08/03/2012 “ V/v triển khai lập các quy hoạch của tỉnh” trong đó
có quy hoạch vùng tỉnh Quảng Ninh;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030 ;
- Đề án phát triển kinh tế- xã hội nhanh, bền vững, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh
tỉnh Quảng Ninh và thí điểm xây dựng hai đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Móng
Cái ;
- Thông báo kết luận số 108-TB/TW ngày 01/10/2012 thông báo ý kiến của Bộ chính trị về
Đề án “ Phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh và thí
điểm xây dựng hai đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Móng Cái” tỉnh Quảng Ninh .
- Thông báo số 38....
- Nghị quyết số 75/NQ-HĐND ngày 12/12/2012 của Hội đồng Nhân dân tỉnh "V/v thông qua
nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và
ngoài 2050.
- Quyết định số 795/QĐ-TTg ngày 23/05/2013 của Thủ tướng chính phủ về việc Phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020

- Quyết định số 2163/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt
“Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030”
c) Các nguồn tài liệu, số liệu:
- Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại
Quyết định số 2253/QĐ-UB ngày 14/07/2003 của UBND tỉnh.
- Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2020;
- Các quy hoạch chuyên ngành của quốc gia, của tỉnh Quảng Ninh (giao thông đường bộ,
đường hành không, cảng biển; quy hoạch điện, xi măng, than; quy hoạch xử lý chất thải rắn nguy
hại…);
- Quy hoạch chung xây dựng thành phố: Hạ Long; Móng Cái; Cẩm phả; Uông Bí. Quy hoạch
chung xây dựng thị xã Quảng Yên; Quy hoạch chung xây dựng các thị trấn huyện lỵ; Các QH phân
NIKKEN SEKKEI CIVIL ENGINEERING LTD.

Trang 10 | 205


Thuyết minh tổng hợp
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050

khu, QHCT xây dựng khu Kinh tế, khu công nghiệp; các khu chức năng đô thị; các khu du lịch…;
- Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Quảng Ninh giai đoạn dến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030;
- Đề án phát triển KTXH nhanh, bền vững, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh tỉnh
Quảng Ninh và thí điểm xây dựng hai đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Móng Cái
(tham khảo đề án đã được HĐND thông qua);
- Tài liệu Quy hoạch xây dựng thành phố Đông Hưng- Trung Quốc mới nhất do đoàn công tác
của tỉnh Quảng Ninh làm việc với thành phố Đông Hưng ngày 14/11/2013 cung cấp
- Các Quy hoạch vùng và quy hoạch chung xây dựng liên quan đến Thành phố Hải Phòng,
Lạng Sơn, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh do Sở xây dựng Quảng Ninh cung cấp

- Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2009, 2010, 2011;
- Các tài liệu, số liệu điều tra về điều kiện tự nhiên và hiện trạng;
- Các dự án đầu tư có liên quan.
d) Các cơ sở bản đồ:
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Quảng Ninh năm 2010 (1/50.000);
- Bản đồ địa hình tỉnh Quảng Ninh (1/50.000, 1/100.000);
- Các bản đồ địa chính các địa phương tỉnh Quảng Ninh;
- Các bản đồ hành chính, mạng lưới giao thông, các khu công nghiệp, du lịch Quảng Ninh;
- Bản đồ địa hình khu vực nghiên cứu quy hoạch chung xây dựng đô thị các thành phố, thị xã,
thị trấn huyện lỵ (Sở Tài nguyên và Môi trường đã cung cấp);
- Atlas điện tử tỉnh Quảng Ninh (Sở Khoa học và Công nghệ đã cung cấp)
1.6 Phạm vi và ranh giới quy hoạch
Ranh giới và phạm vi quy hoạch là toàn bộ tỉnh Quảng Ninh, thuộc khu vực Đông Bắc của
Việt Nam, có diện tích tự nhiên là 610.233,50 ha, bao gồm 14 đơn vị hành chính là các thành phố:
Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái; Tthị xã: Quảng Yên; Huyện: Đông Triều, Hoành Bồ, Ba
Chẽ, Tiên Yên, Vân Đồn, Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà và huyện đảo Cô Tô
1.7 Quá trình chỉ đạo, thực hiện
- Ngày 27/02/2013. UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng
tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050
- Ngày 24/05/2013, ký kết hợp đồng tư vấn lập Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh
giữa Sở xây dựng Quảng Ninh và Công ty Nikken Sekkei Civil Engineering Ltd, Nhật Bản.
- Ngày 22/08/2013, báo cáo các kết quả nghiên cứu giai đoạn I và II và 1 phần giai đoạn III
(các phương án ý tưởng) dự án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2050 trước UBND, các Sở, Ban, Ngành, các đại diện của các huyện thị thành phố trên địa
bàn tỉnh do UBND tỉnh Quảng Ninh làm chủ trì
- Ngày 27/09/2013, báo cáo các kết quả nghiên cứu giai đoạn I và II và 1 phần giai đoạn III
(các nhiệm vụ chính) dự án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2050 trước Ban thường vụ tỉnh ủy và các đại diện của các huyện thị thành phố trên địa bàn
tỉnh do Ban thường vụ tỉnh ủy làm chủ trì.
- Ngày 11/10/2013, báo cáo kết quả nghiên cứu giai đoạn III dự án Quy hoạch xây dựng vùng

tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trước Hội đồng kiến trúc quy hoạch tỉnh
Quảng Ninh, đại diện Văn phòng UBND do Sở xây dựng làm chủ trì
- Ngày 17/10/2013, báo cáo kết quả nghiên cứu giai đoạn III dự án Quy hoạch xây dựng vùng
tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trước lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành, đại
diện UBND các huyện thị thành phố, lãnh đạo tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam do
Sở xây dựng Quảng Ninh làm chủ trì
- Ngày 07/11/2013, báo cáo kết quả nghiên cứu giai đoạn III và giai đoạn IV (các nhiệm vụ
chính) dự án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
trước UBND, các Sở, Ban, Ngành, các đại diện của các huyện thị thành phố trên địa bàn tỉnh do
UBND tỉnh Quảng Ninh làm chủ trì
Trong quá trình thực hiện dự án, đã có làm việc trực tiếp và thực hiện cập nhật, nghiên cứu,
bổ sung theo các ý kiến góp ý bằng văn bản của các Sở, Ban, Ngành, tập đoàn công nghiệp than
khoáng sản Việt Nam, tổ công tác liên ngành và đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của Sở xây dựng
với vai trò là chủ đầu tư của dự án
NIKKEN SEKKEI CIVIL ENGINEERING LTD.

Trang 11 | 205


Thuyết minh tổng hợp
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050

Phần nội dung
I- Đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng và các nguồn lược phát triển vùng
1.1 Các điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Quảng Ninh:
- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc.
- Phía Nam giáp thành phố Hải Phòng, ranh giới là sông Bạch Đằng.
- Phía Tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và Hải Dương.

- Phía Đông giáp vịnh Bắc bộ với khoảng 250km chiều dài bờ biển.
Tỉnh Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng từ 106°26' - 108°31' kinh Đông và từ 20°40' 21°40' vĩ Bắc. Điểm cực Bắc là dãy núi cao thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu.
Điểm cực Nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, KKT Vân Đồn. Điểm cực Tây là sông Vàng
Chua ở xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều. Điểm cực Đông trên đất liền là mũi
Sa Vĩ, phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái.
1.1.2 Địa hình địa mạo
Quảng Ninh là tỉnh miền núi – duyên hải, có diện tích 610.233,50 km2; với trên 2000 hòn đảo
nổi và 80% diện tích đất đai là đồi núi (gồm núi đảo và núi đất liền nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh với
đỉnh cao nhất là Yên Tử 1.068m và đỉnh Am Váp 1.094m). Các vùng biển nằm phía Đông Nam tỉnh,
trải dài hơn 250km, gồm các vùng hải đảo và các vùng trũng, vùng bãi bồi, với các đặc trưng là các
cây sú vẹt. Giữa vùng núi và vùng biển là khu vực trung du và đồng bằng, thuận lợi cho việc phát
triển đô thị. Diện tích thuận lợi cho phát triển đô thị mới lên tới hơn 31%, và đất ít thuận lợi cho xây
dựng khoảng 43%. Do đó tỉnh Quảng Ninh có khả năng dung nạp lớn, khả năng triển khai đô thị
cao
1.1.3 Địa chất
Quảng Ninh có nền địa chất tốt, ổn định, không bị ảnh hưởng của địa chấn
1.1.4 Thủy hải văn
Do địa hình núi kết hợp với đồng bằng duyên hải nên Quảng Ninh có đặc trưng nhiều sông
suối, tuy nhiên các sông đều nhỏ, ngắn và độ dố lớn. Do đó mực nước lên xuống chênh nhau rất
nhiều. Vùng biển là Vịnh nông, bãi triều rộng, nhiều phù sa bồi lắng, ít thuận lại cho phát triển
đường hàng hải, tuy nhiên rất có tiềm năng phát triển giao thông đường sông và đường thủy nội bộ
1.1.5 Khí hậu
- Nhiệt độ
Điển hình khí hậu các tỉnh miền Bắc và đặc biệt là có thêm đặc trưng của khí hậu ven biển:
Có 4 mùa rõ rệt, tuy nhiên rất nóng ẩm và mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình mùa đông dưới 20 oC độ
và mùa nóng là trên 25 oC
+ Mưa (từ tháng 5 - tháng10)
+ Khô (từ tháng 11 - tháng 4 năm sau)
- Độ ẩm:
Toàn vùng có độ ẩm cao, mưa nhiều

- Gió, bão
+ Hướng gió chủ đạo: Đông Bắc và Đông Nam
+ Ở khu vực ngoài vịnh Bắc Bộ hay có bão lớn từ ngoài khơi đổ bộ vào với lượng mưa lớn
trên 1000mm. Tuy nhiên được đảo Hải Nam (Trung Quốc) và hệ thống đảo trong vịnh che chở nên
khu vực đất liền hầu như không bị ảnh hưởng.
1.1.6 Tài nguyên
Khoáng sản phong phú với trữ lượng lớn như than đá, đá xây dựng, sét chịu lửa, cao lanh, cát
thủy tinh và rất nhiều khoáng sản khác. Có tiềm năng du lịch dồi dào: các vùng di sản thiên nhiên
thế giới (vịnh Hạ Long, sắp tới sẽ có thêm vịnh Bái Tử Long), có nhiều vùng di tích lịch sử-tôn giáo
quan trọng cấp quốc gia (Yên Tử, đền Trần ...)

NIKKEN SEKKEI CIVIL ENGINEERING LTD.

Trang 12 | 205


Thuyết minh tổng hợp
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050

1.1.7 Cảnh quan
Đẹp, nhiều danh thắng lạ và thiêng gắn với các di tích văn hóa, lịch sử. Có 6 vùng cảnh quan
đặc trưng (Núi, hồ, trung du, đồng bằng, biển và hải đảo) với các cảnh quan đặc sắc, đặc biệt có
vịnh Hạ Long được UNESCO 2 lần công nhận là di sản thiên thiên thế giới và tổ chức New Open
World công nhân là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới mới và cảnh thiêng hùng vĩ của dãy
núi Yên Tử (là nơi trung tâm phật giáo của cả nước), khu di tích nhà Trần, đã được xếp hạng là di
tích quan trọng cấp quốc gia.
1.2 Hiện trạng
1.2.1 Kinh tế xã hội
- Tổng sản phẩm xã hội và tăng trưởng kinh tế:
Bảng 1.2-1 Tổng sản phẩm xã hội của Tỉnh qua các giai đoạn

TT

Năm 2005
(tỷ đồng)
824
6.395
4.071
1.342
12.633

Các lĩnh vực kinh tế

1
2
3
4

Nông lâm thủy sản
Công nghiệp - xây dựng
Dịch vụ
Thuế sản phẩm
Tổng

Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012 (Sơ bộ)
(tỷ đồng)
(tỷ đồng)
(tỷ đồng)
2.373

3.147
3.611
21.914
32.052
33.571
13.388
17.267
21.424
4.166
6.295
7.010
41.841
58.761
65.616
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 2012)

Trong giai đoạn 2006- 2011, Quảng Ninh đạt mức tăng trưởng bình quân 12,0% cao gần gấp
đôi mức tăng trưởng bình quân cả nước là 6,5%; riêng năm 2012 tốc độ tăng trưởng GDP của
Quảng Ninh đạt 7.4% cao hơn mức bình quân chung cả nước là 5,25%. So sánh với Hà Nội, Hải
Phòng, Quảng Ninh vẫn đạt mức tăng trưởng cao.
Bảng 1.2-2 So sánh tốc độ tăng trưởng của Tỉnh với một số tỉnh thành phố trong khu vực (GDP- %).
Năm
2011
2012

Quảng Ninh
12,06
7,4

Hà Nội

5,89
5,03

Hải Phòng
11,03
8,12

Hải Dương
9,3
5,3

Bắc Giang
Toàn quốc
10
6,24
9,7
5,25
(Nguồn: Đơn vị tư vấn tổng hợp)

- Cơ cấu kinh tế
Bảng 1.2-3 Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các giai đoạn
TT
1
2
3
4

Các ngành

Năm 2005


Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
Thuế sản phẩm

6,5
50,6
32,3
10,6

Cơ cấu kinh tế (%)
Năm 2010
Năm 2011 Năm 2012 (Sơ bộ)
5,7
5,4
5,5
52,3
54,5
51,2
32,0
29,4
32,6
10,0
10,7
10,7
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 2012)

- Thu nhập bình quân đầu người:
Bảng 1.2-4 Thu nhập bình quân đầu người qua các năm 2005-2011 (nghìn đồng)

Quảng Ninh

2005
11.525

2006
14.297

2007
18.088

2008
23.008

2009
28.616

2010
36.107

2011
50.094

2012 (Sơ bộ)
55.246

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 2012)

1.2.2 Dân cư và lao động
- Dân cư

Tổng số: 1.172.600 người (niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2011). Trong đó dân số
nông thôn chiếm 41,5%, dân số đô thị chiếm 58,5%. Bình quân số người trong hộ gia đình là 3,67
người/hộ. Tỷ lệ tăng tự nhiên hàng năm: khoảng 1%. Mật độ dân số toàn tỉnh là 190 người//km2.
Trong đó thành phố Hạ Long mật độ dân số cao nhất với 817 người/km2, huyện Ba Chẽ mật độ dân
số thấp nhất là 32 người/km2, có sự chênh lệch khá lớn giữa các địa phương đồng bằng với miền
núi của tỉnh.
- Cơ cấu lao động

NIKKEN SEKKEI CIVIL ENGINEERING LTD.

Trang 13 | 205


Thuyết minh tổng hợp
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050

Năm 2011 là: Nông, lâm, thủy sản
chiếm 42,4%; Công nghiệp, xây dựng
chiếm 27,90%; Dịch vụ chiếm 29,7%.
Thu nhập bình quân GDP đầu người
của Quảng Ninh rất cao, xếp thư 5
toàn quốc, đạt khoảng 2.264USD/năm
(năm 2011). Lương bình quân của
người lao động cũng rất cao, so với
các khu vực xung quanh khác
1.2.3 Sử dụng đất đai
Một số điểm nổi bật trong sử
dụng đất tại Quảng Ninh có thể nhận
thấy đó là tỷ lệ đất chưa sử dụng nhỏ
so với các tỉnh trong khu vực và toàn

quốc. Tỷ lệ đất ở và diện tích nhà ở
bình quân trên đầu người của Quảng
Ninh cũng cao hơn mặt bằng chung của
khu vực. Điều này thể hiện hiệu quả
trong công tác quản lý và khai thác
nguồn tài nguyên đất của tỉnh.
Bên cạnh đó cũng còn tồn tại một số vấn đề, điển hình là giá trị khai thác trên 1 đơn vị đất
nông nghiệp còn khá thấp. So với mức bình quân 28.5 triệu đồng/ha đất nông nghiệp của cả nước
(Niêm giám thống kê Việt Nam 2012) thì hiện tại Quảng Ninh mới chỉ đạt khoảng 7.4 triệu đồng/ha
đất nông nghiệp. Cần có các biện pháp nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp hoặc hướng tới chuyển
đổi mục đích sử dụng để đạt hiệu quả tốt hơn.
Bảng 1.2-5 Hiện trạng sử dụng đất đai tỉnh Quảng Ninh năm 2012
TT

Loại đất
Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên
610.233,50
100%
1 Đất nông nghiệp
460.201,11
75,41%
1,1 Đất sản xuất nông nghiệp
50.433,15
8,26%
1,2 Đất lâm nghiệp
389.013,96
63,75%
1,3 Đất nuôi trồng thuỷ sản
20.721,04

3,40%
1,4 Đất làm muối
3
0,00%
1,5 Đất nông nghiệp khác
29,95
0,00%
2 Đất phi nông nghiệp
84.680,61
13,88%
2,1 Đất ở
10.081,47
1,65%
2.1.1 Đất ở tại nông thôn
3.955,70
0,65%
2.1.2 Đất ở tại đô thị
6.125,77
1,00%
2,2 Đất chuyên dùng
42.131,75
6,90%
2,3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng
91
0,01%
2,4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa
1.024,24
0,17%
2,5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
31.345,39

5,14%
2,6 Đất phi nông nghiệp khác
6,76
0,00%
3 Đất chưa sử dụng
65.351,78
10,71%
3,1 Đất bằng chưa sử dụng
23.877,56
3,91%
3,2 Đất đồi núi chưa sử dụng
33.950,81
5,56%
3,3 Núi đá không có rừng cây
7.523,41
1,23%
4 Đất có mặt nước ven biển (quan sát)
1.331,36
0,22%
4,1 Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thuỷ sản
1.002,54
0,16%
4,2 Đất mặt nước ven biển có rừng
286,23
0,05%
4,3 Đất mặt nước ven biển có mục đích khác
42,59
0,01%
(Nguồn: Kiểm kê đất đai theo đơn vị hành chính của sở tài nguyên Môi trường. Đơn vị tư vấn tổng hợp)


NIKKEN SEKKEI CIVIL ENGINEERING LTD.

Trang 14 | 205


Thuyết minh tổng hợp
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050

Bảng 1.2-6 Đánh giá tổng hợp đất đai toàn tỉnh
TT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Địa danh

TP Hạ Long
TP Uông Bí

TP Cẩm Phả
TP Móng Cái
TX Quảng Yên
Huyện Đông Triều
Huyện Hoành Bồ
Huyện Ba Chẽ
Huyện Bình Liêu
Huyện Tiên Yên
Huyện Đầm Hà
Huyện Hải Hà
Huyện Vân Đồn
Huyện Cô Tô
Toàn tỉnh

Đất xây dựng thuận
lợi
Diện tích
(ha)
1133,63
5178,82
9200,05
11576,62
891,67
9738,8
13924,63
3438,4
776,82
3358,52
13575,02
14796,44

7033,31
2901,4
97524,13

Tỷ lệ
(%)
4,17
20,21
26,80
22,33
2,84
24,52
16,49
5,65
1,64
5,18
43,76
28,79
12,71
7,30
15,98

Đất xây dựng ít
thuận lợi
Diện tích
(ha)
2308
6222
8680
4736

11455
10337,5
16489
20191
12547
25653
3506
3949
8189
186
134448,5

Tỷ lệ
(%)
8,49
24,28
25,29
9,14
36,46
26,02
19,52
33,18
26,41
39,59
11,30
7,68
14,80
0,47
22,03


Đất xây dựng không
thuận lợi
Diện tích
(ha)
9790,75
1082,61
6995,19
13410,04
7507,53
408,52
17621,25
27957,72
18499,88
23696,68
3219,75
14078,18
21079,52
30402,26
195749,8

Tỷ lệ
(%)
36,00
4,22
20,38
25,87
23,89
1,03
20,86
45,94

38,94
36,57
10,38
27,39
38,10
76,54
32,08

Đất cấm xây dựng (Đất
rừng đặc dụng, rừng
phòng hộ, quốc phòng, di
tích, khu khai thác than)
Diện tích
Tỷ lệ (%)
(ha)
8806,2
32,38
10288,52
40,14
7603,28
22,15
17698,5
34,14
2292,68
7,30
15047,79
37,88
32543,02
38,53
8333,33

13,69
14602,29
30,74
10237,41
15,80
8704,12
28,06
15321,4
29,81
18418,34
33,29
2042,95
5,14
171939,83
28,18

(Nguồn: Đơn vị tư vấn tổng hợp)

Từ bảng trên cho thấy diện tích đất loại I (thuận lợi cho xây dựng) có khoảng 97.524,13ha
chiếm 15,98% tổn diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh
1.2.4 Hệ thống công trình sản xuất và cơ sở hạ tầng xã hội
- Hệ thống khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các nhà máy sản xuất lớn có
ý nghĩa vùng.
Toàn tỉnh có 4 Khu kinh tế, 11 Khu công nghiệp (trong đó có 6 Khu công nghiệp đang được đầu tư
xây dựng) , 41 Cụm công nghiệp (trong đó chỉ có 9 CCN đang được đầu tư xây dựng), 5 nhà máy xi măng, 2 đơn vị
đóng tàu, và nhiều đơn vị nuôi trồng và chế biển thủy sản phục vụ XNK. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh hiện có 7 nhà máy
nhiệt điện lớn và 1 nhà máy nhiệt điện Diezel Cái Lân (hiện đang có xu hướng ngừng hoạt động)

Bảng 1.2-7 Tổng hợp các khu kinh tế.
T

T

Tên

1

KKT cửa khẩu Móng
Cái

2

KKT Vân Đồn

3

KKT cửa khẩu Hoành
Mô - Đồng Văn

4

KKT cửa khẩu Bắc
Phong Sinh

Vị trí

Quy mô
(ha)

Thông tin


TTKT thương mại, dịch vụ và du lịch vùng trung du
miền núi phía Bắc và vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ.
121.197 Vai trò làm trạm trung chuyển hàng hóa và dịch vụ
giữa Việt Nam-Trung Quốc, ASEAN-Trung Quốc,
Việt Nam- Đông Bắc Á.
Trung tâm du lịch sinh thái biển, các khu nghỉ dưỡng,
Huyện Vân
217.133 casino…
Đồn
Kế hoạch xây dựng sân bay phục vụ khách du lịch.
Huyện Bình
Trung tâm kinh tế khu vực cho các hoạt động văn
14.236
Liêu
hóa, du lịch và thương mại
Phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch.
Huyện Hải
9.302
Tiềm năng trở thành cửa ngõ giao dịch với tỉnh

Quảng Tây, Trung Quốc
(Nguồn: Đề án thành lập khu kinh tế và Quy hoạch chung xây dựng các khu kinh tế)
Tp.Móng Cái
và 9 xã huyện
Hải Hà

NIKKEN SEKKEI CIVIL ENGINEERING LTD.

Trang 15 | 205



Thuyết minh tổng hợp
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050

Bảng 1.2-8 Tổng hợp các khu công nghiệp
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Khu công nghiệp
KCN Cái Lân
KCN Việt Hưng
KCN Hải Yên
KCN Đông Mai
KCN Phương Nam
KCN - Dịch vụ
Hoành Bồ
KCN – Cảng biển
Hải Hà

Địa Điểm

P.Bãi Cháy, Tp.Hạ Long
P.Việt Hưng, Tp.Hạ Long
P.Hải Yên, Tp.Móng Cái
P. Đông Mai, Tx.Quảng Yên
P. Phương Nam, Tp.Uông Bí
X.Lê Lợi - H.Hoành Bồ

Diện tích
(ha)
305,3
301
182,4
160
709,01
681

Tình trạng
Đang hoạt động đã lấp đầy 100%
Đang hoạt động đã lấp đầy 6,4%
Đang hoạt động đã lấp đầy 36,3%
Đã hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật
Đang giải phóng mặt bằng
Đang giải phóng mặt bằng

Hải Hà.
4.988
X.Phong Cốc, Yên Hải, Liên
Vị và Tiền Phong, Tx.Quảng
KCN-Dịch vụ đầm
Yên

3.710
nhà Mạc
Đã có trong quy hoạch cấp Quốc
KCN phụ trợ ngành Đồng Mô, Thành phố Cẩm
Gia
than
Phả
400
Chưa lập quy hoạch chi tiết
KCN Quán Triều
Huyện Đông Triều
150
KCN Tiên Yên
Huyện Tiên Yên
150
Tổng
11.736,80
(Nguồn: Quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 tầm nhìn 2025)

Bảng 1.2-9 Tổng hợp các cụm công nghiệp hiện trạng.
Diện tích
(ha)
47,54
3
2

TT

Cụm CN


Địa điểm

1
2
3

CCN Hà Khánh
Cụm CN Hải Hòa
Cụm CN Ninh Dương

P. Hà Khánh, Tp.Hạ Long
Xã Hải Hòa, Tp.Móng Cái
P. Ninh Dương, Tp.Móng Cái

4

CCN Quảng Thành

Xã Quảng Thành, Hải Hà.

33,66

5

CCN Kim Sen
CCN CBTS Yên
Giang
CCN sửa chữa, đóng
tàu Hà An
CCN Tàu thủy Sông

Chanh

Xã Kim Sơn, Đông Triều.

43,6

6
7
8
9

Xã Yên Giang, Tx.Quảng Yên

4

Tình trạng
Đang hoạt động đã lấp đầy 40%
Đang hoạt động,đã lấp đầy 80-100%
Đang hoạt động,đã lấp đầy 80-100%
Đã san lấp 10ha mặt bằng nhưng
chưa có dự án nào đầu tư
Đang hoạt động,đã lấp đầy 80-100%
Chưa triển khai

Xã Hà An, Tx.Quảng Yên.

9,9

Vừa đầu tư hạ tầng vừa sản xuất
đóng tàu


Tại xã Hà An, Tx.Quảng Yên

75

Đang được giải phóng mặt bằng

Tại xã Hiệp Hòa, Tx.Quảng
75 Đang được giải phóng mặt bằng
Yên
Tổng
293,7
(Nguồn:Quy hoạch phát triển các Cụm công nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 tầm nhìn 2025).

CCN Đồng Bái

Bảng 1.2-10 Tổng hợp hiện trạng các nhà máy sản xuất lớn.
TT
1
2
3
4
5
6
7

Tên nhà máy
Xi măng Cẩm Phả
Quảng Ninh;
Xi măng Thăng Long;

Xi Măng Hạ Long;
Xi măng Lam Thạch
1+2
Công nghiệp tàu thủy
Đông Bắc
Công nghiệp tàu thủy
Hạ Long
Sửa chữa tàu Biển Bắc

Công suất

Địa điểm

Thị trường
xuất khẩu

2,3 Triệu tấn/năm TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Nội địa, Argentiana

2,3 Triệu tấn/năm Hoành Bồ, Quảng Ninh
2 Triệu tấn/năm Hoành Bồ, Quảng Ninh

Nội địa
Nội địa

1,1 Triệu tấn/năm Uông Bí,Quảng Ninh

Nội địa


Đóng tàu đến
15.000 DWT
Đóng tàu đến
70.000 DWT
Sửa chữa tàu đến

NIKKEN SEKKEI CIVIL ENGINEERING LTD.

TP Cẩm Phả,Quảng Ninh

Nội địa

TP Hạ Long,Quảng Ninh

Nội địa

TX Quảng Yên,Quảng Ninh

Nội địa
Trang 16 | 205


Thuyết minh tổng hợp
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050

100.000 DWT
XNK thủy sản Quảng
Ninh
XK Thuỷ sản 2 Quảng
Ninh

Thủy sản Phú Minh
Hưng
Chế biến và xuất khẩu
Thủy Sản Quảng Ninh
Thảo Linh 908 - Phân
xưởng bao gói mực
khô
Nhà máy chế biến thủy
sản xuất nhập khẩu

8
9
10
11
12
13

Nội địa, EU, Trung
Quốc, Hàn Quốc
Thị Xã Quảng Yên,Quảng
Nội địa, EU, Trung
Ninh
Quốc, Hàn Quốc
Thị Xã Quảng Yên,Quảng
Nội địa, EU, Trung
Ninh
Quốc, Hàn Quốc
Nội địa, EU, Trung
TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
Quốc, Hàn Quốc

TP Hạ Long,Quảng Ninh

Tp.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Nội địa, Trung Quốc

Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Nội địa, Trung
Quốc, Hàn Quốc

(Nguồn: Đơn vị tư vấn Tổng hợp).

Bảng 1.2-11 Danh sách các nhà máy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
TT

Tên nhà máy điện

Công suất
(MW)

Địa điểm

1
1.1
1.2
2
2.1
2.2
3

4
5
6
6.1
6.2

Nhiệt điện Uông Bí
Phường Quang Trung, Thành phố Uông Bí
Nhiệt điện Uông Bí 1
410
Nhiệt điện Uông Bí 2
330
Nhiệt điện Cẩm Phả
Phường Cẩm Thịnh, Thành phố Cẩm Phả
Nhiệt điện Cẩm Phả 1
300
Nhiệt điện Cẩm Phả 2
300
Diesel Cái Lân
39 Khu công nghiệp Cái Lân, Thành phố Hạ Long
Nhiệt điện Quảng Ninh 1
600 Phường Hà Khánh, Thành phố Hạ Long
Nhiệt điện Quảng Ninh 1
600 Phường Hà Khánh, TP Hạ Long.
Nhiệt điện Mạo Khê
Thuộc 3 xã là Bình Khê, Xuân Sơn,Tràng An,
Nhiệt điện Mạo Khê 1
220
của huyện Đông Triều
Nhiệt điện Mạo Khê 2

220
Tổng
3.019
(Nguồn: Dự thảo quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 và
Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011- 2015 có xét đến 2020)

Bảng 1.2-12 Tổng hợp các dự án nhà máy nhiệt điện đang thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
TT

Tên nhà máy

Công suất
đặt (MW)

1

Nhiệt điện Thăng Long

600

2

Nhiệt điện Mông Dương I

1.000

3

Nhiệt điện Mông Dương II
Tổng


1.200
2.800

Địa điểm
Huyện Hoành Bồ.
Phường Mông Dương,
Tp.Cẩm Phả
Phường Mông Dương,
Tp.Cẩm Phả.

Năm dự kiến vận hành
Chưa xây dựng và dự kiến
vận hành năm 2014- 2015
Đang xây dựng và dự kiến
vận hành năm 2015
Đang xây dựng và dự kiến
vận hành năm 2015

- Hạ tầng xã hội
+ Nhà ở
Tại đô thị hiện đạt 21,5 m2 sàn/người; tại khu vực nông thôn: 17,0 m2 sàn/người. Bình quân
toàn tỉnh là 19,6 m2 sàn/người. Diện tích nhà ở bình quân trên đầu người tính trên toàn tỉnh là 19,6
m2 sàn/người cao hơn so với trung bình cả nước là 18,2 m2 sàn/người. Diện tích nhà ở nhiều, chủ
yếu là nhà ở kiên cố và bán kiên cố (93%). Trong đó hơn một nửa là nhà kiên cố
+ Cơ sở y tế
Trên địa bàn Quảng Ninh hiện có 1 bệnh viện Việt Nam – Thủy Điển Uông Bí (bệnh viện
tuyến Trung Ương); 2 Trung tâm y tế ngành than (Mạo Khê và Vàng Danh); 5 bệnh viện đa khoa
tuyến tỉnh; 5 bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh; 6 bệnh viện đa khoa huyện; 4 trung tâm y tế huyện
thực hiện 2 chức năng KCB và dự phòng; 1 Phân viện; 10 Phòng khám đa khoa khu vực; 186 Trạm

y tế xã/phường, 1 trường Cao đẳng Y tế;
NIKKEN SEKKEI CIVIL ENGINEERING LTD.

Trang 17 | 205


Thuyết minh tổng hợp
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050

Nhìn chung cơ sở vật chất của các cơ sở y tế bị quá tải, cần chú trọng đầu tư phát triển chất
lượng của ngành y tế trong bối cảnh phát triển mới, đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của người
dân trong nước, khách nước ngoài.
+ Cơ sở giáo dục và đào tạo
Hệ thống giáo dục và mạng lưới trường lớp của tỉnh Quảng Ninh tương đối đầy đủ các loại
hình đào tạo như: Công lập, dân lập, bán công, tư thục, bán trú, chuyên ban... Trung tâm hướng
nghiệp giáo dục thường xuyên được xây dựng đều khắp trong tỉnh. Cơ sở giáo dục hiện nay gồm:
- Mầm non: 205 trường (công lập 189 trường, ngoài công lập 16 trường).
- Tiểu học: 177 trường (công lập 176 trường, ngoài công lập 1 trường).
- Trung học cơ sở: 146 trường (công lập 146 trường).
- Trung học phổ thông: 45 trường (trong đó có 16 trường ngoài công lập).
- Trường phổ thông cơ sở (Cấp I và cấp II): 45 trường (công lập).
- Trường chất lượng cao: 2 trường.
- Đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp - dạy nghề: 10 trường (1 đại học, 1 phân hiệu
đại học, 5 cao đẳng và 3 trung cấp nghề).
Các khu vực vùng sâu vùng xa và hải đảo cũng được tạo điều kiện xây dựng các công trình
trường học chắc chắn, đảm bảo an sinh xã hội cho những người miền núi và người dân tộc
+ Cơ sở thể dục thể thao
Có 3 sân vận động và 7 sân nhà thi đấu đạt tiêu chuẩn quốc gia và không có công trình nào
mang tầm cỡ quốc tế, còn lại là các công trình nhỏ lẻ mang tính cơ sở, thành phố như các sân bóng
mi ni, các sân bóng đá nhỏ, các nhà thi đấu v.v... Hiện tại tỉnh đang triển khai dự án Trung tâm thể

thao vùng Đông Bắc tại xã Đại Yên, thành phố Hạ Long, diện tích 242,6 ha; tính chất là một trong
những thiết chế văn hóa của tỉnh và vùng Đông Bắc, là một trong những trung tâm luyện tập, thi
đấu thể dục thể thao quan trọng và tổ chức các hoạt động văn hóa thương mại của tỉnh và khu vực
Đông Bắc.
Ngoài ra, tại Trà Cổ có một sân golf Vĩnh Thuận, đây là một trung tâm giải trí mang tính quốc
tế, được các khách nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản rất ưa chuộng
+ Các khu công cộng, các khu chợ
Các khu chợ và các công trình công cộng, dịch vụ xã hội đều được trang bị nhưng còn nhiều
nơi tạm bợ, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, vệ sinh chưa đảm bảo. Cần nâng cấp và phát huy hơn nữa
vai trò của các công trình phụ trợ này
+ Các cơ sở sản xuất
Hiện tại nhiều Khu công nghiệp và cụm công nghiệp được lập quy hoạch tuy nhiên chỉ có hơn
40% các khu đã xây dựng, đầu tư hạ tầng, chưa có nhà đầu tư thứ cấp tới đầu tư. Toàn bộ diện tích
đó chưa bằng 1% diện tích KCN,CCN được phê duyệt. Từ đó cho thấy hiệu quả đầu tư thấp, cần có
sự điều chỉnh lại KCN,CCN cho hợp lý
1.2.5 Hệ thống các công trình và cơ sở hạ tầng kỹ thuật
- Giao thông đường bộ
Mật độ mạng lưới đường không cao nhưng hệ thống giao thông đường bộ của Quảng Ninh về
cơ bản đã đáp ứng được chức năng liên kết, vận tải trong khu vực. Các tuyến giao thông trọng yếu
phân bố chủ yếu tại khu vực duyên hải ven biển, kết nối các Đô thị, khu kinh tế tạo thành trục phát
triển liên hoàn. Tại khu vực các huyện miền núi, mật độ đường thấp nhưng vẫn có thể tiếp cận được
với hệ thống giao thông chung của tỉnh.
- Giao thông đường hàng không
Hiện liên kết hàng không liên vùng của tỉnh vẫn thông qua cảng hàng không quốc tế Nội Bài
– Hà Nội và cảng hàng không quốc tế Cát Bi – Hải Phòng
- Giao thông đường thủy
Gồm hệ thống gồm khoảng 121 cảng biển và hệ thống đường thủy nội địa, dẫn đầu là cụm
cảng Hòn Gai (đại diện tiêu biểu là cảng Cái Lân) và cụm cảng Cẩm Phả (đại diện là cảng Cửa
Ông). Đây là hai cụm cảng có lượng hàng hóa lưu thông nhiều nhất của tỉnh Quảng Ninh
Ngoài ra Quảng Ninh có 2 bến hành khách lớn, mang tầm cỡ quốc gia là bến Tuần Châu và

bến Hòn Gai (và tương lai sẽ là tầm cỡ quốc tế). Đây là địa điểm cập bến của các tàu khách du lịch,
thông quan với Hải Phòng và các cảng nội địa khác
NIKKEN SEKKEI CIVIL ENGINEERING LTD.

Trang 18 | 205


Thuyết minh tổng hợp
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050

Số lượng cảng, bến rất nhiều nhưng những bến có công suất lớn thì chiếm tỷ lệ nhỏ (10%); số
còn lại quy mô nhỏ được hình thành do nhu cầu thị trưởng như trên sông Mạo Khê, Diễn vọng, khu
vực Cẩm Phả và trên sông Móng Cái.
Cơ sở hạ tầng của cảng bến chưa được các doanh nghiệp đầu tư đúng mức (cầu cập tàu, kho ,
bãi) vẫn dựa vào điều kiện tự nhiên nhiều.
Do cơ sở vật chất thiếu và phạm vi bến bãi hạn chế nên bến khách du lịch Hạ Long, Cái Rồng
những ngày cao điểm tỏ ra lộn xộn gây vất vả cho đơn vị quản lý bến và khó khăn cho khách.
- Giao thông đường sắt
Quảng Ninh có một tuyến đường sắt cấp quốc gia dài 64,08 km kết nối Kép - Đông Triều,
Uông Bí và Hạ Long, và có kế hoạch xây dựng tuyến nhánh tới Cái Lân. Các tuyến đường sắt khác
đều phục vụ vận chuyển than - mặc dù do Vinacomin độc quyền vận hành và sử dụng nhưng vẫn
được coi là các tuyến giao thông công cộng. Tuy nhiên hầu như đường sắt chủ yếu để chở hàng hóa
và không mang tính chất giao thông vốn có của nó
- Giao thông công cộng
Hiện tại tỉnh Quảng Ninh có 9 tuyến xe buýt (trong đó: có 3 tuyến nội thị, 5 tuyến nội tỉnh, 1
tuyến liền kề). Nối các vùng trong tỉnh (Hạ Long, Hoành Bồ, Cẩm Phả, Uông Bí, Đông Triều, Vân
Đồn, Móng Cái) và có 1 tuyến nối với Hải Dương. Tuy hệ thống này phục vụ rất hiệu quả nhưng
cần nâng cấp chất lượng phục vụ hơn nữa.
- Hành lang đê
Được tổ chức rất tốt, tuy nhiên cần nghiên cứu thêm về hệ thống đê mềm là các thảm sinh vật

ngập mặn, nó sẽ hỗ trợ tốt hơn cho việc bảo vệ đê điều và ngăn mặn của biển khỏi xâm thực vào
nguồn nước ngọt bên trong.
Hệ thông đường ven biển được xây dựng công phu, vừa là đê biển vừa tạo cảnh quan đẹp cho
đô thị
- Cao độ nền
Các khu đô thị ven biển có độ cao từ 2-5m, các khu vực trung du và miền núi có độ cao từ
15-50m có nơi rất cao. Tuy nhiên các khu vực ven biển cần nghiên cứu kỹ về ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu và nước biển dâng
- Cấp điện
Công suất các nhà máy nhiệt điện lớn, đồng thời hiện đang triển khai nhiều tổ máy phát điện
mới nên tỉnh Quảng Ninh hoàn toàn có thể đáp ứng được toàn bộ nhu cầu dùng điện của người dân.
Hiện tại trong năm 2013 đã hoàn thành đưa điện lưới ra đảo Cô Tô và năm 2014 sẽ hoàn thành đưa
điện lưới ra đảo Quan Lạn – Minh Châu, góp phần ổn định cuộc sống và nhu cầu cấp điện của các
khu vực hải đảo
- Cấp nước
Nguồn nước của các đô thị chủ yếu là nguồn nước mặt từ các con sông chảy qua thành phố
như sông Vàng Danh, Sông Trung Lương, Sông Mằn, Sông Tiên Yên, Sông Đầm Hà, Sông Hải Hà,
Sông Bình Liêu, Sông Ka Long. Nguồn nước ngầm của các huyện rất hạn chế do bị nhiễm mặn.
Khu vực dân cư nông thôn, chủ yếu dùng nước giếng khoan Unicef và dùng nước mưa cho
sinh hoạt. Chưa có dự án cấp nước liên vùng trong khu vực được xây dựng, còn giới hạn trong ranh
giới hành chính. Hệ thống cấp nước xây dựng chủ yếu cho từng đô thị, thị xã cục bộ, trong nội tỉnh
- Thoát nước mặt, thoát nước thải và VSMT
Ngoài hệ thống cống tiêu tự chảy, trên địa bàn tỉnh hiện tại có 9 trạm bơm tiêu động lực thuộc
huyện Đông Triều và 1 trạm bơm tiêu tại huyện Hoành Bồ
Hiện nay, các cống tiêu tự chảy còn tương đối tốt vì hầu hết được xây dựng mới cùng hệ
thống đê điều trong những năm gần đây nhờ sự giúp đỡ của PAM. Các trạm bơm tiêu được xây
dựng từ lâu, giá bơm tiêu đắt nên ít sử dụng, máy móc hỏng hóc dần, ít được tu sửa nên hiệu quả
tiêu không cao
Hệ thống thoát nước xây dựng không đồng bộ và phân bố không đều. Tiết diện cống nhỏ, kết
cấu chịu lực kém.Tỷ lệ cống trong các đô thị thấp, chỉ đạt 50%- 60% so với tiêu chuẩn nên thường

xuyên xảy ra ngập lụt cục bộ
Hạ Long có 4 TXL nước thải quy mô nhỏ, các khu vực khác hiện chưa có TXL nước thải nào,
do đó cần nghiên cứu đầu tư xây dựng hệ thống TNT phục vụ đời sống người dân khu vực
Vấn đề CTR là một vấn đề lớn của tỉnh Quảng Ninh. Mỗi năm Quảng Ninh phải chôn lấp một
NIKKEN SEKKEI CIVIL ENGINEERING LTD.

Trang 19 | 205


Thuyết minh tổng hợp
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050

lượng lớn các xỉ, quặng cũng như đất đá thải ở các mỏ khai thác than v.v...do đó vấn đề giải quyết
rác thải công nghiệp là vấn đề đang khó khăn của tỉnh.
Hiện tỉnh cũng chưa có nhà máy đốt rác sinh hoạt nào ngoài nhà máy tại Uông Bí, tuy nhiên
nhà máy đốt rác Uông Bí đang trong giai đoạn chạy thử nên vẫn chưa ổn định
1.2.6 Cấu trúc lãnh thổ tỉnh Quảng Ninh
Tỉnh Quảng Ninh gồm 14 đơn vị hành chính, trong đó có 4 thành phố, 9 huyện và 1 thị xã.
Trong đó thành phố Hạ Long đã trở thành đô thị loại I trực thuộc Tỉnh.
Toàn tỉnh được phân thành 1 tâm là thành phố Hạ Long, hai tuyến Đông- Tây. Tuyến phía
Đông bao gồm: Huyện Đông Triều, thành phố Uông Bí, thị xã Quảng yên, huyện Hoành Bồ, huyện
Ba Chẽ. Tuyến phía Tây bao gồm: Thành phố Cẩm Phả, huyện Vân Đồn, huyện Cô Tô, huyện Tiên
Yên, huyện Bình Liêu, huyện Đầm Hà, huyện Hải Hà, thành phố Móng Cái. Trong đó có 2 điểm đột
phá là Khu hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn và Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái.

NIKKEN SEKKEI CIVIL ENGINEERING LTD.

Trang 20 | 205



Thuyết minh tổng hợp
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050

1.3 Rà soát, cập nhật các quy hoạch và dự án có liên quan
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25

26
27
28
29
30
31
32
33
34
35

1.3.1

Tên các quy hoạch
Qh phân khu chức năng tỷ lệ 1/2000 khu vực dọc hai bên đường tránh trị trấn Đông Triều
QH chi tiết 1/2000 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - Huyện Đông Triều
QH chi tiết khu sinh thái resort Hồ Yên Trung
QH chi tiết xây dựng 1/2.000 khu đô thị phía Nam Uông Bí - phường Quang Trung- Uông

QH phân khu chức năng tỷ lệ 1/2.000 khu đô thị mới Chạp Khê - p. Nam Khê- Uông Bí
Quy hoạch xây dựng khu trung tâm TDTT vùng Đông Bắc xã Đại Yên tỷ lệ 1.2000
QH phân khu chức năng tỷ lệ 1/2000 khu đô thị thương mại du lịch, sinh thái phường Đại
Yên
QH chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí xã Hoàng Tân Quảng Yên
Điều chỉnh QH phân khu chức năng 1.2000khu dịch vụ đô thị Hùng Thắng - Hạ Long
QH phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu đảo Ngọc Vừng - KTT Vân Đồn
QH phân khu khu vực đảo Minh Châu - Quan Lạn - KKT Vân Đồn
QH phân khu 1/2.0000 khu đô thị Cái Rồng - khu Kinh tế Vân Đồn
QH phân khu khu vực cảng và đô thị phía Bắc đảo Cái Bầu
QH chung xây dựng đô thị Tiên Yên giai đoạn 2008 - 2020

QH phân khu tỷ lệ 1/2000 mở rộng thị trấn Quảng Hà - huyện Hải Hà giai đoạn 2012 - 2020
Điều QH chi tiết trung tâm huyện Cô Tô giai đoạn 2008-2015
QH chi tiết khu công nghiệp Phương Nam- Uông Bí
Điều chỉnh QH chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 nhà máy đóng tàu Yên Hưng
QH chi tiết 1/2.000 khu công nghiệp Đông Mai - h Yên Hưng (Quảng Yên)
Qh chi tiết 1/500 dự án đầu tư xây dựng nhà máy sửa chữa và đóng mới tầu biển xã Tiền
Phong- Quảng Yên
QH chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 khu công nghiệp Việt Hưng p. Hà Khẩu- Hạ Long
Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 cập nhật, bổ sung Khu công nghiệp Cái
Lân - p. Bãi Cháy - Hạ Long
QH chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 khu công nghiệp Hoành Bồ- geleximco
QH chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 khu công nghiệp - cảng biển Hải Hà
Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 khu công nghiệp Hải Yên - tp Móng
Cái
Quy hoạch xây dựng 1.2000 phục vụ mở rộng công suất mỏ than Núi Béo và đề án các
giải pháp khai thác - đổ thải - thoát nước tiến tới kết thúc khia thác lộ thiên vùng Hòn Gai
Qh chi tiết xây dựng tỷ lệ 1.500 mở rộng khai trường, nâng công suất lộ thiên mỏ Suối Lại Hà Khánh
QH phân khu 1/2.000 công viên nghĩa trang An Lạc
QH chi tiết xây dựng tỷ lệ 1.500 dự án nâng công suất đập đá bạc từ 10.000-30.000 m3/ngày
đêm
Quy hoạch phát triển đường giao thông và dọc tuyến đường Hạ Long – Hải Phòng (5B kéo
dài) (Bộ xây dựng tiến hành nghiên cứu)
Quy hoạch hệ thống hạ tầng kết nối Móng Cái – Vân Đồn (Bộ xây dựng tiến hành nghiên
cứu)
Cuộc thi thiết kế kiến trúc công trình cổng tỉnh Quảng Ninh kết hợp với Quy hoạch khu dịch
vụ cửa ngõ tỉnh Quảng Ninh (100ha)
Dự án trồng và khoanh nuôi, phục hồi rừng ngập mặn tại xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh
Quảng ninh theo chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu
Dự án xây dựng đường cao tốc Hạ Long – Móng Cái
Dự án xây dựng đường cao tốc Hải Phòng – Hạ Long


Ghi chú
Đã duyệt
Đã duyệt
Đã duyệt
Đã duyệt
Đã duyệt
Đã duyệt
Đã duyệt
Đã duyệt
Đã duyệt
Đã duyệt
Đã duyệt
Đã duyệt
Đã duyệt
Đã duyệt
Đã duyệt
Đã duyệt
Đã duyệt
Đã duyệt
Đã duyệt
Đã duyệt
Đã duyệt
Đã duyệt
Đã duyệt
Đã duyệt
Đã duyệt
Đã duyệt
Đã duyệt
Đã duyệt

Đã duyệt
Chưa phê
duyệt
Chưa phê
duyệt
Đã có 1 giải
nhất
Đã duyệt
QH đang
điều chỉnh
Đã duyệt

Các đồ án quy hoạch và các dự án đầu tư xây dựng lớn
Bảng 1.3-1 Rà soát các quy hoạch chung xây dựng các huyện thị

TT
Tên các quy hoạch
1 Hạ Long
- (1) Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đến
năm 2015
- (2) Dự thảo điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
NIKKEN SEKKEI CIVIL ENGINEERING LTD.

Ghi chú
Đã phê duyệt
Dự thảo 2013
Trang 21 | 205


Thuyết minh tổng hợp

Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050

2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12

13

đến năm 2030, tầm nhìn ngoài năm 2050
Dự thảo quy hoạch chung xây dựng huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, và
định hướng ngoài năm 2025
Điều chỉnh QH chung xây dựng thị xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008-2020
Quy hoạch chung xây dựng phát triển đô thị huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020
Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010
đến năm 2030 và tầm nhìn ngoài 2030
Quy hoạch chung xây dựng huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh
Quy hoạch chung xây dựng đô thị huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 20092025
Quy hoạch chung xây dựng huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2009-2025 và tầm
nhìn ngoài 2025
Quy hoạch chung xây dựng huyện Cô Tô tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 đến 2025 và

tầm nhìn ngoài năm 2025
Huyện Vân Đồn
- (1) Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2020 và
tầm nhìn ngoài năm 2030
- (2) Dự thảo điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vân Đồn tại các
khu vực xã Đoàn Kết, Bình Dân và Đài Xuyên, Huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã Móng Cái tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025
và tầm nhìn ngoài 2025
Huyện Hoành Bồ
Quy hoạch chung xây dựng Khu vực phía Bắc cầu Bang và dọc trục đường Trới - Vũ Oai,
huyện Hoành Bồ giai đoạn đến năm 2020
Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô- Đồng Văn đến năm 2030

Dự thảo 2013
Đã phê duyệt
Đã phê duyệt
Dự thảo 2013
Đã phê duyệt
Đã phê duyệt
Đã phê duyệt
Đã phê duyệt
Đã phê duyệt
Dự thảo 2013
Đã phê duyệt
Đã phê duyệt
Đang trình
duyệt

1.3.2 Tóm lược vị trí tỉnh Quảng Ninh trong quy hoạch cấp trên

- Quảng Ninh trong vùng đồng bằng Sông Hồng.
Là một trong các tỉnh có nền công nghiệp phát triển; phát triển các khu, cụm công nghiệp tạo
thành một vành đai phát triển công nghiệp Hà Nội, Bắc Ninh, Hải dương, Hải Phòng, Quảng Ninh
Là một nhân tố quan trọng trong hệ thống cảng biển tầm cỡ quốc tế Hải Phòng - Quảng Ninh.
Không gian đô thị liên kết chặt chẽ với các đô thị ven biển khác của vùng bằng vành đai kinh
tế năng động của quốc gia Hà Nội – Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn - Hải Hà - Móng Cái.
- Quảng Ninh trong Vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ
Là khu vực kinh tế năng động, có sức thúc đẩy cả vùng Bắc Bộ và trở thành động lực trong hợp tác
phát triển kinh tế,khoa học kỹ thuật với Trung Quốc và các nước ASEAN.

Có khu kinh tế Vân Đồn là khu sinh thái biển – đảo chất lượng cao trung tâm dịch vụ cao cấp
và đầu mối giao thương quốc tế; cảng biển Hải Hà là trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn, là đầu
mối giao thương với Trung Quốc và các nước ASEAN
Có thành phố Hạ Long là trung tâm phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giữ vai trò là 1
trong 2 đô thị trung tâm của vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ.

- Quảng Ninh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Là một cực trong 3 cực tăng trưởng kinh tế, là một trong những đầu tầu tăng trưởng trong
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với việc phát triển các ngành công nghiệp bổ trợ như cơ khí chế tạo,
và phụ tùng các thiết bị cho sản xuất ô tô, xe máy, sản xuất thiết bị điện và linh kiện điện tử, sản
xuất động cơ nổ, động cơ điện, Xây dựng khu kinh tế tổng hợp thuộc huyện đảo Vân Đồn, du lịch
sinh thái biển chất lượng cao và nuôi trồng gắn với chế biến đặc hải sản.
Nằm trong các tuyến kết nối bằng đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long - Móng Cái; Bằng đường
sắt từ Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân.
Phát triển cảng Cái Lân giai đoạn II và Nâng cấp cụm cảng chuyên dùng khu vực Quảng Ninh
như Cửa Ông, Mũi Chùa, Vạn Gia, cảng du lịch quốc tế Hòn Gai, cảng chuyển tải Hòn Nét, Con
Ong, xây dựng hệ thống cảng quan trọng, là cửa ngõ ra biển và ra quốc tế của khu vực Bắc Việt
Nam
- Quảng Ninh trong vùng duyên hải Bắc Bộ.
NIKKEN SEKKEI CIVIL ENGINEERING LTD.


Trang 22 | 205


Thuyết minh tổng hợp
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050

Là trung tâm tổng hợp dịch vụ hoạt động kinh tế biển của Bắc Bộ, đồng thời là cửa ngõ chính
ra biển của 2 hành lang kinh tế với phía Nam Trung Quốc
Phát triển vùng Duyên hải Bắc Bộ theo hướng vùng đô thị đa cực Hải Phòng – Hạ Long là đô
thị hạt nhân trung tâm vùng phát triển công nghiệp, cảng biển, dịch vụ, du lịch, Móng Cái là đô thị
trung tâm cấp vùng.
- Quảng Ninh trong vùng biên giới Việt Trung
Là vùng kinh tế động lực có tiềm năng phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại dịch vụ.
Kết nối với Trung Quốc bằng đường sắt cao tốc Hà Nội - Quảng Ninh - Đông Hưng – Phòng
Thành và tuyến Nam Ninh – Bằng Tường - Lạng Sơn sang Quảng Ninh tới cảng Mũi Chùa.
Nhờ nỗ lực của hai nước, mối quan hệ Móng Cái – Đông Hưng ngày một khăng khít hơn và
hứa hẹn sự phát triển kinh tế mạnh mẽ nhờ các mối giao thương biên mậu giữa Việt Nam và Trung
Quốc
- Quảng Ninh trong hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
Quảng Ninh là điểm đầu mối quan trọng trong tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn- Hà NộiHải Phòng- Quảng Ninh kết nối với các tỉnh Trung Quốc thúc đấy sự phát triển hợp tác thương mại ,
hợp tác về du lịch liên quốc gia, và các hợp tác phát triển của các ngành kinh tế khác.
- Quảng Ninh trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng
và duyên hải Đông Bắc
Quảng Ninh nằm trong tiểu vùng du lịch Duyên hải Đông Bắc: Gồm thành phố Hải Phòng và
tỉnh Quảng Ninh.
Hướng khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng:
+ Tham quan, nghiên cứu các giá trị di sản, cảnh quan Hạ Long, Cát Bà, Bái Tử Long...;
+ Nghỉ dưỡng tắm biển, nghỉ cuối tuần;
+ Thể thao khám phá, vui chơi giải trí gắn với biển, đảo;

+ Tham quan di tích lịch sử - văn hóa, làng chài, khu nuôi trồng thủy sản...;
+ Du lịch MICE (Hội họp, khuyến thưởng, hội nghị, triển lãm).
Quảng Ninh có:
+ 3 khu du lịch cấp quốc gia là: Khu du lịch Hạ Long: Du lịch nghỉ dưỡng, tham quan thắng
cảnh, thể thao, khám phá biển, đảo…;Khu du lịch Vân Đồn: du lịch sinh thái, du lịch vui chơi giải
trí cao cấp, du lịch văn hóa - di tích lịch sử, tham quan thắng cảnh, thể thao khám phá biển đảo;
Khu du lịch Trà Cổ: Du lịch nghỉ dưỡng, tham quan thắng cảnh, khám phá biển,đảo kết hợp tham
quan, thương mại cửa khẩu biên giới
+ 1 điểm du lịch cấp quốc gia là: Yên Tử: Du lịch lễ hội, tâm linh kết hợp du lịch sinh thái;
Gắn liền với đô thị du lịch Hạ Long, di tích chiến thắng Bạch Đằng
+ 2 tuyến du lịch chính: Hà Nội - Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh; và Ninh
Bình - Nam Định - Thái Bình -Hải Phòng - Quảng Ninh;
+ 1 tuyến du lịch lễ hội, tâm linh: Chùa Hương - Tam Chúc - Bái Đính - Đền Trần, Phủ Giầy
(Nam Định) - Đền Trần, Chùa Keo (Thái Bình) - Yên Tử;
+ 1 Đô thị du lịch: thành phố Hạ Long
- Quảng Ninh trong Định hướng phát triển ngành quốc gia
Trong quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 202: Tỉnh Quảng Ninh có bể than
lớn nhất khu vực Đông Bắc Bộ.
Trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Sản
phẩm du lịch đặc trưng: Tham quan thắng cảnh biển, du lịch văn hóa với các giá trị của nền văn
minh lúa nước và các nét sinh hoạt truyền thống đồng bằng Bắc Bộ, du lịch đô thị
Có vị trí quan trọng trong hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm
2030: Nằm trong nhóm cảng phía Bắc từ Quảng Ninh đến Ninh Bình có cảng đầu mối khu vực là
cảng Hòn Gai.
1.3.3 Các chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội, đô thị, hạ tầng kỹ thuật, hạ
tầng xã hội, các ngành trên địa bàn tỉnh
- Trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2010-2015
Xây dựng Quảng Ninh thực sự trở thành một địa bàn động lực, năng động của Vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ, cửa ngõ quan trọng trong hợp tác kinh tế quốc tế, đến năm 2015 cơ bản trở
NIKKEN SEKKEI CIVIL ENGINEERING LTD.


Trang 23 | 205


Thuyết minh tổng hợp
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050

thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.
- Quảng Ninh trong quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội
Tới năm 2020, Quảng Ninh sẽ trở thành một tỉnh dịch vụ - công nghiệp, trong đó ngành dịch
vụ có đóng góp nhiều nhất vào GDP. Mức phát triển chung tương đương với mức hiện tại của các
quốc gia thu nhập trung bình trong khu vực Đông Nam Á. Tỉnh sẽ có đà vững chắc trên con đường
phát triển bền vững, cân đối giữa tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
Đến năm 2030, Quảng Ninh sẽ trở thành một tỉnh dịch vụ - công nghiệp hiện đại, cung cấp
dịch vụ cao cấp, các ngành công nghiệp công nghệ cao và sạch, hàm lượng tri thức và công nghệ
trong giá trị sản phẩm ngày càng cao. Các phương thức phát triển bền vững sẽ trở thành tiêu chuẩn
ở tất cả các lĩnh vực phát triển của tỉnh, gồm cả trong hoạt động quy hoạch và phát triển đô thị.
- Quảng Ninh trong quy hoạch Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Quy hoạch phát triển điện lực cấp tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015 có xét đến năm
2020;
Quy hoạch cấp nước các đô thị và khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030;
Quy hoạch tổng thể cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường Nông thôn tỉnh Quảng Ninh
giai đoạn 2011 – 2020
Quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải các đô thị tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030;
Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020;
Quy hoạch phát triển mạng lưới trạm thu phát sóng thông tin di động tỉnh QN giai đoạn 2011
– 2015 định hướng đến năm 2020;

- Quảng Ninh trong quy hoạch Phát triển hệ thống hạ tầng xã hội.
Đề án Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030
1.3.4 Chủ trương chính sách phát triển đang triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030 (do McKinsey lập, đang trình phê duyệt).
- Đề án thành lập Khu HC- KT đặc biệt Vân Đồn (đang trình duyệt).
+ Thành lập và ban hành quy chế hoạt động của khu kinh tế Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh
+ Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030 (đã duyệt)
+ Dự thảo điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn tại khu vực xã
Đoàn Kết, Bình Dân và Đài Xuyên, KKT Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2030
- Khu Kinh tế Cửa khẩu Móng Cái
Đề án phát triển thành phố cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020
Thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
- Khu cửa khẩu Hoành Mô- Đồng Văn và Bắc Phong Sinh
Thành lập khu kinh tế và áp dụng chính sách khu kinh tế cửa khẩu đối với khu vực Hoành
Mô- Đồng Văn và Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh
- Quy hoạch bảo vệ môi trường (do Nippon Koei lập, đang trình phê duyệt)
- Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh (do BCG lập)
- Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ninh (đang lập)
- Quy hoạch Phát triển Hệ thống Y tế Quảng Ninh đến năm 2020 định hướng 2030 (đang lập)
- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa Quảng Ninh đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030 (đang lập);
- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa Quảng Ninh đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030 (đang lập);
- Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012 – 2020 (đang trình
duyệt);

NIKKEN SEKKEI CIVIL ENGINEERING LTD.


Trang 24 | 205


×