Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Biện pháp tăng cường quản lý nhà nước về Hải quan đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất tại Cục Hải quan Thành phố Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.34 KB, 81 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất ký công
trình nào khác.
Tôi xin cam đoan đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Ngày 10 tháng 09 năm 2015
Học viên

Nguyễn Thị Bích Ngọc

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường, kết hợp với
kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn công tác, với sự cố gắng nỗ lực của bản thân.
Đạt được kết quả này, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới quý Thầy
giáo, quý Cô giáo trường Đại học Hàng Hải Việt Nam, Đại học Hải Phòng; các
đồng chí đồng nghiệp và bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ cho Tôi. Đặc biệt, Tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy giáo TS. Nguyễn Thái Sơn, là người
trực tiếp hướng dẫn khoa học. Thầy đã giúp đỡ Tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn tất luận văn thạc sĩ.
Xin chân thành cám ơn đến Lãnh đạo, cán bộ công chức Cục Hải quan TP.
Hải Phòng, Chi cục kiểm tra sau thông quan, Phòng giám sát quản lý, Phòng Tổ
chức cán bộ và các doanh nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho Tôi hoàn thành luận
văn này.
Mặc dù với sự nổ lực cố gắng của bản thân, luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của quý Thầy, quý Cô,
đồng nghiệp và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn!


Hải Phòng, ngày 10 tháng 09 năm 2015

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii
MỤC LỤC...............................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG.....................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI QUAN ĐỐI
VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HÀNG HÓA TẠM NHẬP TÁI XUẤT.....4
1.1 Khái quát chung về quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan đối với hoạt động
kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất.....................................................................4
1.1.1 Khái niệm kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất..........................................4
1.1.2 Đặc điểm hàng hóa tạm nhập tái xuất...............................................................5
1.1.3 Vai trò kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất................................................5
1.1.3 Quy trình kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất............................................6
1.1.5 Một số quy định chung của nhà nước về kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái
xuất ...........................................................................................................................7
1.2 Vai trò của công tác quản lý hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất...
...................................................................................................................................8
1.3 Quy trình quản lý nhà nước về Hải quan đối với hoạt động kinh doanh hàng
hóa tạm nhập tái xuất...............................................................................................10
1.3.1 Xác nhận doanh nghiệp có hoạt động tạm nhập tái xuất hàng hóa.................11
1.3.2 Thực hiện thủ tục Hải quan tạm nhập hàng hóa.............................................11
1.3.3 Giám sát, kiểm tra hàng hóa...........................................................................12

1.3.4 Thực hiện thủ tục Hải quan tái xuất hàng hóa................................................12
1.4 Nội dung công tác quản lý nhà nước về Hải quan đối với hoạt động kinh doanh
tạm nhập tái xuất......................................................................................................12
1.4.1 Thực hiện thủ tục Hải quan, thông quan hàng hóa tạm nhập tái xuất............12
1.4.2 Giám sát, kiểm tra hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất...........13
1.4.3 Xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất........15
1.5 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý nhà nước về Hải quan đối với hoạt động
kinh doanh tạm nhập tái xuất...................................................................................16
iii


1.5.1 Số lượng doanh nghiệp tham gia kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất, số
tờ khai tạm nhập tái xuất, kim ngạch hàng hóa tạm nhập tái xuất..........................16
1.5.2 Thời gian thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất......17
1.5.3 Số lượng hàng hóa tồn đọng...........................................................................17
1.5.4 Số lượng vi phạm phát hiện được trong quá trình kiểm tra, giám sát hàng hóa
tạm nhập tái xuất......................................................................................................17
1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt
động kinh doanh tạm nhập tái xuất..........................................................................18
1.6.1. Các yếu tố khách quan...................................................................................18
1.6.2 Các yếu tố chủ quan........................................................................................19
nhập tái xuất.............................................................................................................19
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI
QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT TẠI
CỤC HẢI QUAN TP. HẢI PHÒNG....................................................................21
2.1 Giới thiệu gvề Cục Hải quan TP. Hải Phòng.....................................................21
2.2 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về Hải quan đối với hoạt động kinh
doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất tại Cục Hải quan TP.Hải Phòng........................24
2.2.1 Tình hình thực hiện thủ tục Hải quan, thông quan hàng hóa tạm nhập tái xuất.
.................................................................................................................................24

2.2.2 Tình hình giám sát, kiểm tra hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái
xuất..........................................................................................................................36
2.2.3 Tình hình xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái
xuất..........................................................................................................................46
2.3 Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước về Hải quan đối với hoạt động
kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất tại Cục Hải quan TP.Hải Phòng................52
2.3.1 Thành công.....................................................................................................52
2.3.2 Hạn chế...........................................................................................................53
2.3.3 Nguyên nhân...................................................................................................54
2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan............................................................................54
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI
QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT TẠI
CỤC HẢI QUAN TP. HẢI PHÒNG....................................................................56
iv


3.1 Định hướng của Hải quan Việt Nam và Hải quan Hải Phòng đối với việc quản
lý nhà nước về Hải quan đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất.............56
3.2 Các biện pháp tăng cường quản lý nhà nước về Hải quan đối với hoạt động
kinh doanh tạm nhập tái xuất tại Cục Hải quan TP. Hải Phòng...............................58
3.2.1 Bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật............................................58
3.2.2 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra Hải quan.........................................60
3.2.3 Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan Hải quan, các cơ quan chức năng và
các đơn vị khác........................................................................................................62
3.2.4 Nâng cao trình độ nghiệp vụ, quản lý; đạo đức công vụ của cán bộ công chức
.................................................................................................................................66
3.2.5 Đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng.................................................................67
3.2.6 Tuyên truyền thông tin cho các doanh nghiệp, các đối tượng liên quan........69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................74


v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1
2.2

Tên bảng

Trang

Tình hình nhân sự tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng
Một số kết quả hoạt động tại Cục Hải quan Thành phố Hải

2.3

Phòng trong giai đoạn năm 2012 - 2014
Tình hình thực hiện thủ tục Hải quan trong năm 2010-2014
Số lượng doanh nghiệp tham gia kinh doanh hàng hóa tạm

2.4

nhập tái xuất tại Cục Hải quan TP. Hải Phòng trong năm

2.5
2.6
2.7

2.8
2.9

2.10

2010-2014
Số lượng tờ khai hàng hóa tạm nhập tại Cục Hải quan TP.
Hải Phòng trong năm 2010-2014
Số lượng tờ khai hàng hóa tạm nhập theo mặt hàng tại Cục
Hải quan TP. Hải Phòng trong năm 2010-2014
Trị giá khai báo hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất

27
30
32
34

36
39

trong năm 2010-2014
Tình hình tái xuất hàng hóa tạm nhập tại Cục Hải quan TP.

43

Hải Phòng trong năm 2010-2014
Cửa khẩu xuất của hàng hóa tạm nhập tại Cục Hải quan TP.

45


Hải Phòng
Số lượng container hàng hóa tạm nhập tồn đọng tại địa bản

47

quản lý của Cục Hải quan TP. Hải Phòng trong năm 2010-

50

2014
Tình hình xử phạt vi phạm hành chính đối với hoạt động
2.11

kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất tại Cục Hải quan TP.

55

Hải Phòng trong năm 2010-2014

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Số hình

Tên hình vẽ
vi

Trang


1.1
1.2

2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7

Quy trình kinh doanh hàng hoá tạm nhập tái xuất
Quy trình quản lý nhà nước về Hải quan đối với hoạt động
kinh doanh hàng hoá tạm nhập tái xuất
Mô hình tổ chức Cục Hải quan Thành phố Hải Phòng
Số lượng doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái

7
11
27

xuất tại Cục Hải quan TP. Hải Phòng
Số lượng tờ khai tạm nhập tại Cục Hải quan TP. Hải

32

Phòng
Trị giá khai báo hàng hóa tạm nhập tại Cục Hải quan TP.

34

Hải Phòng
Quy trình thủ tục kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh


39

hàng hóa tạm nhập tái xuất
Cửa khẩu xuất của hàng hóa tạm nhập tại Cục Hải quan

43

TP. Hải Phòng
Số lượng container hàng hóa tạm nhập tồn đọng tại địa

47

bản quản lý của Cục Hải quan TP. Hải Phòng

50

vii


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với xu thế hội nhập với nền kinh tế quốc tế, Việt Nam đã và đang mở rộng
giao lưu, quan hệ thương mại với các nước trên thế giới. Nhất là từ khi Việt Nam
trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây là cơ
hội và cũng chính là thách thức cho nền kinh tế Việt Nam. Số lượng hàng hóa xuất
nhập khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh, tạm nhập tái xuất tăng lên nhanh chóng qua các
năm. Tuy nhiên, xu hướng gia tăng của các loại hàng hóa này cũng ẩn chứa những
rủi ro rất cao nếu không được quản lý nghiêm ngặt, đặc biệt là hàng hóa tạm nhập
tái xuất.

Nằm ở phía Đông Bắc, Hải Phòng là một thành phố có vị trí địa lý vô cùng
thuận lợi cho việc phát triển cảng biển và các loại dịch vụ liên quan. Tại đây, kim
ngạch xuất nhập khẩu có xu hướng gia tăng nhanh, các loại hình xuất nhập khẩu
cũng rất đa dạng. Đối với loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất diễn ra sôi nổi
nhưng cũng phức tạp, nguy cơ rủi ro cao. Hiện nay, vẫn còn hiện tượng các doanh
nghiệp lợi dụng các kẽ hở của các quy định pháp luật để không thực hiện tái xuất
hoặc buôn lậu; gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: gây thất thu thuế nhà
nước, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến tình hình an ninh - kinh tế - xã hội. Do
đó, càng cần phải chú trọng đến công tác quản lý nhà nước đối với việc kinh doanh
hàng hóa tạm nhập tái xuất, đặc biệt là đẩy mạnh, tăng cường công tác quản lý nhà
nước về Hải quan đối với kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất.
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả xin lựa chọn đề tài “Biện pháp tăng cường
quản lý nhà nước về Hải quan đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất
tại Cục Hải quan Thành phố Hải Phòng”
2. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu chung: Tìm hiểu về thực trạng công tác quản lý nhà nước về hải
quan đối với hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất hàng hóa tại Cục
Hải quan Thành phố Hải Phòng, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp tăng cường công
tác này tại cơ quan nghiên cứu.
Mục tiêu cụ thể:
1


- Hệ thống hoá làm rõ một số cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản
lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất.
-

Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt

động kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất tại Cục Hải quan Thành phố Hải

Phòng, từ đó chỉ rõ thành công, hạn chế và nguyên nhân của công tác này.
- Đề xuất biện pháp tăng cường quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt
động kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất để công tác này tốt hơn, hiệu quảhơn
trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý nhà nước về Hải quan đối với hoạt
động kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất hàng hóa tại Cục Hải quan Thành phố
Hải Phòng.
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về hải quan
đối hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất tại Cục Hải quan Thành phố
Hải Phòng.
- Phạm vi không gian:Nghiên cứu tại Cục Hải quan Thành phố Hải Phòng.
- Phạm vi thời gian: Thông tin sốliệu liên quan đến các công tác quản lý nhà
nước về hải quan đối với hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất tại Cục
Hải quan Thành phố Hải Phòng trong giai đoạn từ năm 2010 -2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Vận dụng phương
pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để trình bày các vấn đề lý luận và thực
tiễn liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về Hải quan đối với hoạt động kinh
doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất. Xem xét đối tượng và nội dung nghiên cứu theo
quan điểm toàn diện, phát triển và hệ thống
- Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp cần thiết phục vụ cho đề tài
được thu thập từ nguồn: Cục Hải quan TP. Hải Phòng.

2


- Phương pháp tổng hợp và phân tích: Luận văn sử dụng hệ thống các
phương pháp thống kê kinh tế, tổng hợp và phân tích số liệu.

- Tổng hợp số liệu: Dùng phương pháp phân tổ để hệ thống hoá các số liệu
thu thập được phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài.
- Phân tích số liệu: Vận dụng các phương pháp phân tích thống kê kinh tế,
tổng hợp và phân tích các số liệu thu thập được
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Tổng hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản của hoạt động quản lý nhà
nước về Hải quan đối với hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất.
- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý nhà nước về Hải quan đối với
hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất tại Cục Hải quan TP. Hải Phòng,
chỉ ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất một số biện pháp trong ngắn hạn và dài hạn nhằm tăng cường công
tác quản lý nhà nước về Hải quan đối với hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập
tái xuất

3


CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH HÀNG HÓA TẠM NHẬP
TÁI XUẤT
1.1

Khái quát chung về quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan đối với

hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất
1.1.1 Khái niệm kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất
Theo quyết định 1331/1998/QĐ-BTM, kinh doanh tạm nhập tái xuất là việc
thương nhân Việt Nam mua hàng của một nước để bán cho một nước khác, có làm
thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa

đó ra khỏi Việt Nam [10, tr.3]
Tạm nhập tái xuất hàng hóa còn được hiểu là việc xuất khẩu trở lại nước
ngoài những hàng hóa trước đây đã nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất.
Giao dịch tạm nhập tái xuất bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về
một số ngoại tệ lớn hơn vốn bỏ ra ban đầu. Giao dịch này luôn có sự tham gia của
ba nước: nước xuất khẩu, nước tái xuất, nước nhập khẩu. Vì vậy người ta còn gọi
giao dịch tạm nhập tái xuất là giao dịch tam giác [2, tr.74]
Như vậy, kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất chính là một hình thức của
giao dịch qua trung gian, tức là phải thông qua người thứ ba. Trong trường hợp cần
thiết, một số loại hàng hóa tạm nhập tái xuất có thể chuyển tiêu thụ nội địa theo
như quy định. Tuy nhiên, bản chất của kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất là
thu lợi nhuận từ chênh lệch giữa giá mua và giá bán, chứ không phải là nhập khẩu
để tiêu thụ trong nội địa. Thực tế, tại Việt Nam, trường hợp chuyển hàng hóa tạm
nhập tái xuất sang tiêu thụ nội địa là rất ít.
Kinh doanh tạm nhập tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng
biệt: hợp đồng mua hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước xuất
khẩu và hợp đồng bán hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước
nhập khẩu.
1.1.2 Đặc điểm hàng hóa tạm nhập tái xuất
4


Hàng hóa tạm nhập tái xuất có những đặc điểm chung như: hàng hóa chưa
qua bất kỳ một khâu gia công, chế biến nào; mục đích thu về một số ngoại tệ lớn
hơn vốn bỏ ra ban đầu; giao dịch luôn có sự tham gia của ba bên; hàng hóa có cung
cầu lớn và biến động thường xuyên; giao dịch tạm nhập tái xuất thường được
hưởng ưu đãi về thuế và hải quan [2, tr.75]
Hàng hóa tạm nhập tái xuất phải làm thủ tục Hải quan khi nhập khẩu vào
Việt Nam và khi xuất khẩu ra khỏi Việt Nam, chịu sự giám sát của cơ quan Hải
quan từ khi nhập khẩu cho đến khi thực xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

Hàng hóa tạm nhập tái xuất thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm
ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thực phẩm đông lạnh,
hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt không được phép chuyển loại hình từ kinh doanh
tạm nhập, tái xuất sang nhập khẩu để tiêu thụ nội địa.
Hàng hóa tạm nhập vẫn phải nộp thuế, các khoản lệ phí theo quy định của
pháp luật và được hoàn thuế khi thực xuất ra khỏi Việt Nam.
1.1.3 Vai trò kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất
Kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa góp phần thúc đầy tăng trưởng nền
kinh tế quốc dân. Việt Nam là một quốc gia có vị trí địa lý thuận lợi, dễ dàng giao
thương với các bạn hàng trong khu vực và trên quốc tế. Tận dụng vị trí địa lý, phát
huy năng lực nghiệp vụ chuyên môn, quan hệ bạn hàng nước ngoài, nhanh nhạy
vềthông tin kinh tế, thị trường, giá cả... các thương nhân Việt Nam tạm nhập khẩu
từ thị trường ngoài nước này những mặt hàng trong nước không có hoặc chưa cần
để tái xuất khẩu sang thị trường ngoài nước khác có nhu cầu, hưởng lợi nhuận từ
chênh lệch giá. Như vậy, kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa đã góp phần phát
triển nền kinh tế xã hội nói chung và kinh tế tư nhân nói riêng.
Trong những năm qua, phương thức kinh doanh tạm nhập tái xuất tăng
trưởng tốt, giá trị kim ngạch hàng năm đạt hàng chục tỷ USD. Mặt hàng tạm nhập
tái xuất rất phong phú như xăng, dầu, các loại nguyên vật liệu, khoáng sản, phân
bón, thực phẩm, nông sản, rượu bia, thuốc lá... Tỷ trọng các mặt hàng thay đổi
từng năm theo tín hiệu thị trường. Ngoài hiệu quả kinh tế doanh nghiệp thu được,
hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất góp phần thúc đẩy phát triển
5


nhiều dịch vụ trong nước liên quan như hậu cần, kho bãi, cảng, vận tải đường bộ,
đường thủy, hàng không, bốc xếp, bảo hiểm... thu được phí và tạo thêm việc làm.
1.1.3 Quy trình kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất
Ký kết hợp đồng nhập
khẩu hàng hóa


Ký kết hợp đồng xuất
khẩu hàng hóa

Thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu
hàng hóa

Chuyển tiêu thụ nội địa

Thực hiện thủ tục hải quan
xuất khẩu hàng hóa

Hình 1.1: Quy trình kinh doanh hàng hoá tạm nhập tái xuất
Đối với các hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm
nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu,thực phẩm đông lạnh, hàng có thuế tiêu thụ đặc
biệt; thì trước khi hoạt động kinh doanh, thương nhân phải có Giấy phép Cục Xuất
nhập khẩu - Bộ Công Thương.
Đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất thì việc ký kết và thực hiện hợp đồng
nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa cũng giống như các loại hàng hóa nhập khẩu, xuất
khẩu thông thường khác. Khi ký kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài, phải
tuân thủ theo các quy ước, thông lệ, quốc tế.
Giống như những loại hình nhập khẩu hàng hóa khác, việc tạm nhập tái xuất
được thực hiện qua hệ thống VNACC/VCIS – hệ thống thông quan tự động của cơ
quan Hải quan.

6


Doanh nghiệp khai tờ khai tạm nhập theo các chỉ tiêu, thông tin được pháp
luật quy định và gửi đến cơ quan hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử

hải quan.
Doanh nghiệp phải khai báo vận chuyển qua Hệ thống trong các trường hợp:
Hàng hóa tạm nhập tại một cửa khẩu nhưng tái xuất tại cửa khẩu khác; hoặc Hàng
hóa tạm nhập tại một cửa khẩu nhưng đưa hàng về địa điểm cho phép sau đó tái
xuất tại cửa khẩu khác.
Hồ sơ hải quan mà doanh nghiệp phải xuất trình cho cơ quan Hải quan khi
làm thủ tục tạm nhập hàng hóa gồm: Tờ khai hàng hóa nhập khẩu, hợp đồng nhập
khẩu và xuất khẩu, hóa đơn thương mại, vận tải đơn, giấy phép nhập khẩu, giấy
kiểm tra chất lượng…
Người khai hải quan khai tờ khai tái xuất và gửi đến cơ quan hải quan thông
qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo các chỉ tiêu thông tin về số tờ khai
tạm nhập tương ứng, số thứ tự của dòng hàng trên tờ khai tạm nhập tương ứng với
từng dòng hàng tái xuất để Hệ thống VNACC/VCIS theo dõi trừ lùi. Hệ thống tự
động thực hiện trừ lùi theo số lượng trên tờ khai tạm nhập tương ứng.
Sau khi được cấp phép, doanh nghiệp thực hiện tái xuất hàng hóa theo như
hợp đồng đã ký kết hoặc chuyển tiêu thụ nội địa đối với một số loại hàng hóa theo
quy định
1.1.5 Một số quy định chung của nhà nước về kinh doanh hàng hóa tạm nhập
tái xuất
Trừ các trường hợp hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất
khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thực phẩm đông lạnh, hàng có thuế
tiêu thụ đặc biệt, doanh nghiệp Việt Nam được quyền kinh doanh tạm nhập, tái
xuất không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh. Thủ tục tạm nhập, tái
xuất thực hiện tại cơ quan hải quan cửa khẩu, không cần có Giấy phép của Bộ
Công Thương.
Doanh nhiệp không được kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất thuộc:
Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu; Danh

7



mục hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu và gửi
kho ngoại quan
Kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, tạm
ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thực phẩm đông lạnh,
hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt là loại hình kinh doanh có điều kiện. Điều kiện cụ
thể đối với từng nhóm hàng hóa quy định tại thông tư 05/2014/TT-BCT ngày
27/01/2014 quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tái xuất, tạm nhập, chuyển
khẩu hàng hóa.
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc diện có điều
kiện thì phải có giấy phép phải có Giấy phép tạm nhập,tái xuất của Bộ Công
Thương. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép theo quy định của pháp luật.
Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được tạm nhập, tái xuất qua các cửa
khẩu quốc tế, cửa khẩu chính theo quy định.Việc tái xuất hàng hóa qua các cửa
khẩu phụ, điểm thông quan chỉ được thực hiện tại các cửa khẩu phụ, điểm thông
quan trong khu kinh tế cửa khẩu và cửa khẩu phụ ngoài khu kinh tế cửa khẩu đã có
đầy đủ cơ quan kiểm soát chuyên ngành theo quy định và cơ sở kỹ thuật bảo đảm
quản lý nhà nước.
Ngoài ra, đối với các hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện thì
phải thực hiện theo các quy định cụ thể tại thông tư 05/2014/TT-BCT.
1.2 Vai trò của công tác quản lý hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái
xuất
Quản lý hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất góp phần tạo môi
trường kinh doanh lành mạnh. Thực tế, hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất
trong thời gian qua bộc lộnhiều bất cập và đang được cơquan quản lý nhà nước
từng bước chấn chỉnh. Có rất nhiều doanh nghiệp tham gia kinh doanh theo
phương thức này, trong đó không ít doanh nghiệp không đủ năng lực chuyên môn
về mặt hàng, thịtrường, tài chính, cơsởvật chất,... dẫn đến hiện tượng tranh mua,
tranh bán, cạnh tranh không lành mạnh cả tại thị trường nhập khẩu và thị trường
xuất khẩu, tạo điều kiện cho thương nhân nước ngoài ép giá. Do đó, công tác quản


8


lý hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất sẽ phát huy mặt tích cực, hạn
chế mặt tiêu cực, lành mạnh hóa, nhằm tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh,
minh bạch; phát triển bền vững loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất.
Quản lý hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất góp phần hạn chế
nạn buôn lậu và vi phạm thương mại, trốn thuế. Thực tế cho thấy, kinh doanh hàng
hóa tạm nhập tái xuất có nhiều nguy cơ rủi ro tiềm ẩn. Hành vi gian lận thương mại
phổ biến trong kinh doanh tạm nhập tái xuất là có tạm nhập nhưng không tái xuất
diễn ra. Ví dụ: vụ bắt giữ hàng xăng dầu tạm nhập được bán sang mạn tàu tại vùng
biển miền trung. Do đó, các cơquan chức năng, nhất là lực lượng hải quan cần
thường xuyên siết chặt quy trình công tác, giám sát lượng hàng tạm nhập, luồng
tuyến hàng đi nhằm bảo đảm hàng thực xuất đúng khối lượng, chủng loại. Một
hành vi buôn lậu, gian lận thương mại khác là hàng tạm nhập, sau khi tái xuất lại
thẩm lậu trởlại trong nước, chủ yếu qua đường bộ các nước chung biên giới. Theo
quy định, địa điểm và cửa khẩu tái xuất là các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính và
các cửa khẩu, điểm thông quan trong khu kinh tếcửa khẩu. Các lô hàng này (trong
đó có nhiều mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng nhưrượu, bia, thuốc lá) sau
khi tái xuất sẽ được chia nhỏ, xé lẻthẩm lậu trởlại trong nước qua đường mòn, lối
mở, hai bên cánh gà cửa khẩu biên giới, lợi dụng chính sách của Nhà nước ta tạo
thuận lợi cho việc qua lại, trao đổi hàng hóa của cưdân biên giới. Đểtừng bước hạn
chế, đẩy lùi tình trạng tiêu cực này, cần phải tăng cường công tác quản lý hoạt
động kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất.

9


1.3 Quy trình quản lý nhà nước về Hải quan đối với hoạt động kinh doanh

hàng hóa tạm nhập tái xuất
Xác nhận doanh nghiệp có hoạt động tạm nhập tái
xuất hàng hóa
Thực hiện thủ tục Hải quan tạm nhập hàng hóa

Giám sát, kiểm tra hàng hóa

Thực hiện thủ tục Hải quan tái xuất hàng hóa

Hình 1.2: Quy trình quản lý nhà nước về Hải quan đối với hoạt động kinh doanh
hàng hóa tạm nhập tái xuất

10


1.3.1 Xác nhận doanh nghiệp có hoạt động tạm nhập tái xuất hàng hóa
Đối với doanh nghiệp thực hiện tạm nhập tái xuất những hàng hóa sau đây:
hàng thực phẩm đông lạnh kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện; hàng có
thuế tiêu thụ đặc biệt; hàng đã qua sử dụng thuộc diện cấm xuất khẩu, tạm ngừng
xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; thì phải được Bộ Công Thương
cung cấp mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất. Bộ Công thương sẽ căn cứ vào văn
bản xác nhận của Tổng cục Hải quan để cấp phép cho doanh nghiệp. Tổng cục Hải
quan có nhiệm vụ xác nhận về việc doanh nghiệp có đủ điều kiện hoặc không đủ
điều kiện để tham gia hoạt động tạm nhập tái xuất các mặt hàng nêu trên. Doanh
nghiệp phải gửi bộ hồ sơ đến Tổng cục Hải quan gồm: Văn bản đề nghị xác nhận
doanh nghiệp có hoạt động tạm nhập, tái xuất hàng hóa (01 bản chính) và giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau
khi kiểm tra thông tin trên hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành, Tổng cục Hải quan sẽ
có văn bản xác nhận hoặc trả lời doanh nghiệp trong trường hợp không đáp ứng đủ
diều kiện để được xác nhận.

Việc xác nhận doanh nghiệp có đủ điều kiện để tham gia vào hoạt động kinh
doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất có điều kiện là một khâu nghiệp vụ rất quan
trọng. Bởi lẽ, đây là những mặt hàng rất nhạy cảm. Nếu doanh nghiệp không đủ
điều kiện để tham gia kinh doanh thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường sống và tình hình kinh tế - an ninh xã hội.
1.3.2 Thực hiện thủ tục Hải quan tạm nhập hàng hóa
Thủ tục hải quan tạm nhập hàng hoá được thực hiện tại Chi cục Hải quan
cửa khẩu nơi lưu giữ hàng hóa tạm nhập.
Sau khi người khai hải quan khai tờ khai tạm nhập theo các chỉ tiêu, thông
tin quy định và gửi đến cơ quan hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử
hải quan; thì cơ quan Hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Việc tiếp nhận, kiểm tra,
cấp số đăng ký, phân luồng tờ khai hải quan điện tử của cơ quan Hải quan được tự
động thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Chi cục Hải quan làm thủ tục tạm nhập hàng hóa chịu trách nhiệm thanh
11


khoản tờ khai tạm nhập. Hồ sơ, thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản, thời hạn nộp thuế
(nếu có) thực hiện theo quy định pháp luật.
1.3.3 Giám sát, kiểm tra hàng hóa
Theo quy định của pháp luật, cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm giám sát,
kiểm tra hàng hóa tạm nhập tái xuất. Loại hàng hóa này chịu sự giám sát, kiểm tra
kể từ khi nhập khẩu vào Việt Nam cho đến khi thực xuất khẩu sang nước thứ ba.
1.3.4 Thực hiện thủ tục Hải quan tái xuất hàng hóa
Thủ tục Hải quan tái xuất hàng hóa được thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa
khẩu tạm nhập hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu tái xuất. Đối với hàng hóa thuộc
diện hàng thực phẩm đông lạnh kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện; hàng
có thuế tiêu thụ đặc biệt; hàng đã qua sử dụng thuộc diện cấm xuất khẩu, tạm
ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu thì thủ tục Hải quan tái
xuất hàng hóa phải thực hiện tại chi cục Hải quan tạm nhập. Đối với các mặt hàng

tạm nhập tái xuất còn lại, doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục Hải quan tại cửa
khẩu tái xuất khác. Trong trường hợp này, các chi cục Hải quan phải phối hợp với
nhau để giám sát, quản lý hàng hóa.
1.4 Nội dung công tác quản lý nhà nước về Hải quan đối với hoạt động kinh
doanh tạm nhập tái xuất.
1.4.1 Thực hiện thủ tục Hải quan, thông quan hàng hóa tạm nhập tái xuất
Thực hiện thủ tục Hải quan, thông quan hàng hóa là nhiệm vụ quan trọng
của ngành hải quan. Thực hiện thủ tục Hải quan, thông quan hàng hóa tạm nhập tái
xuất giúp cơ quan Hải quan quản lý, kiểm soát được số lượng hàng hóa tạm nhập
tái xuất. Việc thực hiện thủ tục Hải quan, thông quan hàng hóa nhanh chóng, đơn
giản thì sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh.
Sau khi người khai hải quan khai báo đầy đủ chỉ tiêu theo quy định, hệ thống
thông quan tự động phân luồng kiểm tra hồ sơ.Đối với hồ sơ thuộc luồng 2 (luồng
vàng) và luồng 3 (luồng đỏ) thì công chức hải quan sẽ tiếp nhận, kiểm tra cụ thể hồ
sơ và kiểm tra hàng hóa (đối với hàng hóa thuộc luồng 3)
Cơ quan hải quan hoàn thành kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 2 giờ làm việc kể
từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan. Thời hạn hoàn
12


thành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải (tính từ thời điểm người khai
hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về làm thủ tục hải quan theo quy định là
+ Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu
áp dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất;
+ Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập
khẩu áp dụng hình thực kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa.
Trong trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa
mà lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời
hạn kiểm tra có thể được gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việc.
1.4.2 Giám sát, kiểm tra hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất

Đối với lô hàng hóa được tái xuất qua cửa khẩu khác với cửa khẩu tạm nhập
thì Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo theo dõi từ
khi lô hàng chuyển cửa khẩu cho tới khi nhận được hồi báo của Chi cục hải quan
cửa khẩu xuất.
Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập có trách nhiệm: niêm phong hàng hóa;
lập 03 Biên bản bàn giao hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất; niêm phong hồ
sơ hải quan kèm 02 Biên bản bàn giao cho thương nhân vận chuyển đến cửa khẩu
xuất; fax Biên bản bàn giao hàng hóa cho chi cục hải quan cửa khẩu xuất trước 17
giờ hàng ngày để phối hợp theo dõi, quản lý; theo dõi thông tin phản hồi từ chi cục
hải quan cửa khẩu xuất.
Quá thời hạn quy định mà chưa nhận được hồi báo của Chi cục hải quan cửa
khẩu xuất thì Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập phải chủ động tổchức truy tìm lô
hàng. Chi cục trưởng Chi cục hải quan chịu trách nhiệm xây dựng và áp dụng các
biện pháp truy tìm thích hợp theo thẩm quyền quy định (kểcảviệc dừng làm thủtục
hải quan các lô hàng tiếp theo của doanh nghiệp).
Chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất có trách nhiệmthực hiện hồi báo theo quy
định,theo dõi thông tin các lô hàng vận chuyển đến cửa khẩu xuất theo Biên bản
bàn giao kể từ khi nhận được thông tin về hàng hóa do chi cục hải quan cửa khẩu
tạm nhập fax đến. Việc tiếp nhận Biên bản bàn giao hàng hóa và hồi báo thông tin

13


cho Chi cục hải quan tạm nhập phải có sổ sách theo dõi ngày, giờ tiếp nhận, ngày,
giờ hồi báo, tình trạng hàng hóa tạm nhập. Đối với lô hàng tái xuất được đăng ký
tờ khai tại Chi cục hải quan khác với Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập, Chi cục
hải quan cửa khẩu tái xuất phải thực hiện nghiêm việc fax tờ khai tái xuất (bản lưu
hải quan) cho Chi cục hải quan cửa khẩu đã làm thủ tục tạm nhập lô hàng. Những
trường hợp có nhiều tờ khai tái xuất được đăng ký tại Chi cục hải quan cửa khẩu
xuất thì có thể lập Danh mục số, ngày tờ khai tái xuất tương ứng với số ngày tờ

khai tạm nhập, tên doanh nghiệp tạm nhập tái xuất, cửa khẩu tái xuất gửi cho chi
cục hải quan nơi đăng ký tờ khai tạm nhập để làm cơ sở đối chiếu khi thanh khoản
tờ khai tạm nhập. Việc fax tờ khai tái xuất hoặc Danh mục tờ khai tái xuất phải
được theo dõi bằng sổ sách, trong đó có các thông tin như: số, ngày tờ khai; số,
ngày Danh mục; ngày gửi, ngày fax, tình trạng hàng hóa tái xuất để phục vụ tra
cứu khi có yêu cầu.
Về quản lý hải quan đối với hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất chuyển tiêu
thụ nội địa thì ngoài việc phải tuân thủ các quy định về chính sách quản lý xuất
nhập khẩu hàng hóa và thực hiện nghĩa vụthuế theo quy định pháp luật, Chi cục
Hải quan cửa khẩu phải có biện pháp theo dõi và thống kê đầy đủ, định kỳhàng
tháng và báo cáo về Cục Hải quan tỉnh, thành phố đểtheo dõi, tổng hợp.
Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập thực hiện cưỡng chế dừng làm thủ tục
hải quan đối với các doanh nghiệp không thực hiện thanh khoản hồ sơ tạm nhập
theo quy định. Cụ thể: hết thời hạn lô hàng được phép lưu tại Việt Nam (120 ngày),
Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập có văn bản thông báo cho doanh nghiệp
biết để thanh khoản hồ sơ. Nếu quá 15 ngày kể từ ngày hết hạn được phép lưu giữ
tại Việt Nam (thời hạn phải nộp thuế) mà doanh nghiệp chưa đến thanh khoản hồ
sơ tạm nhập thì Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai tạm nhập ra quyết định ấn
định thuế đối với lô hàng tạm nhập thông thường và dừng làm thủ tục hải quan đối
với các lô hàng nhập khẩu tiếp theo của Doanh nghiệp. Đối với hàng hóa thuộc
danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu thì áp dụng ngay biện pháp dừng
làm thủ tục hải quan. Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổng hợp, gửi danh sách các

14


doanh nghiệp quá hạn chưa thanh khoản hồ sơ tạm nhập về Tổng cục Hải quan
đểthông báo trong toàn Ngành và việc dừng làm thủ tục hải quan được áp dụng
trên phạm vi toàn quốc.
Đội kiểm soát hải quan khi nhận được thông tin hàng hóa kinh doanh tạm

nhập tái xuất vận chuyển không đúng tuyến đường, thời gian đã đăng ký trong địa
bàn hoạt động của mình phải chịu trách nhiệm tổ chức truy tìm lô hàng theo đề
nghị của Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai. Trường hợp ngoài địa bàn hoạt
động thì báo cáo Cục Điều tra chống buôn lậu để phối hợp truy tìm lô hàng.
Ngoài việc kiểm tra thực tế hàng hóa, kiểm tra Hải quan đối với hàng hóa
tạm nhập tái xuất bao gồm việc kiểm tra sau thông quan tạm nhập tái xuất. Theo
đó, cơ quan Hải quan sẽ kiểm tra đối với các doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập
tái xuất có dấu hiệu rủi ro cao. Cơ quan Hải quan rà soát, kiểm tra các tờ khai tạm
nhập đăng ký tại chi cục hải quan cửa khẩu thuộc địa bàn quản lý, phân tích, đánh
giá mức độ rủi ro. Thông thường việc kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa
tạm nhập tái xuất sẽ tập trung kiểm tracác trường hợp doanh nghiệp kinh doanh
tạm nhập tái xuất các mặt hàng nhạy cảm, thuế suất cao, kim ngạch lớn như: đường
kính, rượu, bia, thuốc lá, xăng dầu…; các trường hợp tạm nhập đã quá hạn nhưng
chưa tái xuất hoặc tái xuất nhưng chưa thanh khoản; các trường hợp tái xuất tại cục
hải quan khác với cục hải quan tạm nhập. Khi thực hiện kiểm tra sau thông quan
đối với doanh nghiệp nghi ngờ có sai phạm, ngoài kiểm tra theo nghiệp vụ thông
thường như: chứng từ xuất, nhập kho; sổ kế toán của doanh nghiệp; chứng từ thanh
toán qua ngân hàng…trường hợp cần thiết, sẽ xác minh thêm các thông tin như:
đối chiếu bản sao tờkhai tái xuất lưu tại hồsơthanh khoản với bản chính tại các cục
hải quan cửa khẩu tái xuất; vận đơn hãng tàu, tài liệu của cảng vụvà cơ quan xếp
dỡ hàng… Trường hợp tái xuất đường bộ thì xác minh thêm tại cơ quan Biên
phòng.
1.4.3 Xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất
Hoạt động xử lý vi phạm góp phần chấn chỉnh doanh nghiệp, đảm bảo trật tự
quản lý, giúp cho môi trường kinh doanh tạm nhập tái xuất trở nên lành mạnh hơn.

15


Xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất bao gồm xử

phạt vi phạm hành chính hoặc chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra
truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định. Theo quy định của pháp luật, cơ quan
hải quan xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan đối với kinh doanh
hàng hóa tạm nhậm tái xuất trong các trường hợp sau:
+ Không tái xuất, tái nhập hàng hóa đúng thời hạn quy định hoặc thời gian
đã đăng ký với cơ quan hải quan.
+ Hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; tạm ngừng xuất
khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc không đủ điều kiện để xuất khẩu, nhập khẩu hoặc
thuộc trường hợp phải có giấy phép mà không có giấy phép khi xuất khẩu, nhập
khẩu;
+ Hàng hóa là hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất thuộc diện phải có giấy
phép mà không có giấy phép; hàng hóa thuộc danh mục cấm kinh doanh tạm nhập
- tái xuất, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập - tái xuất.
Hình thức xử phạt là phạt tiền, buộc tái xuất tang vật vi phạm (tùy từng
trường hợp)
1.5 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý nhà nước về Hải quan đối với hoạt
động kinh doanh tạm nhập tái xuất
1.5.1 Số lượng doanh nghiệp tham gia kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất,
số tờ khai tạm nhập tái xuất, kim ngạch hàng hóa tạm nhập tái xuất
Kim ngạch hàng hóa tạm nhập tái xuất là tổng giá trị hàng hóa tạm nhập
trong một kỳ nhất định. Số lượng doanh nghiệp tham gia kinh doanh hàng hóa tạm
nhập tái xuất, số lượng tờ khai tạm nhập tái xuất, kim ngạch hàng hóa tạm nhập tái
xuất tăng, chứng tỏ tình hình kinh doanh hàng hóa tạm nhập đang phát triển và
phần nào phản ánh công tác quản lý nhà nước về hải quan cũng theo chiều hướng
tốt hơn. Bởi lẽ, khi cơ quan Hải quan quản lý chặt chẽ để tránh hiện tượng gian lận,
vi phạm nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện để doanh nghiệp làm thủ tục thông
quan nhanh chóng; thì sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh
doanh tạm nhập tái xuất, giúp cho lĩnh vực này phát triển nhanh hơn, kim ngạch

16



hàng hóa tạm nhập tái xuất cũng tăng. Tuy nhiên, kim ngạch hàng hóa tăng hay
giảm, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Do đó, chỉ tiêu này chỉ mang tính chất tương
đối, không thể đánh giá đúng hoàn toàn về kết quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực
Hải quan đối với hoạt động tạm nhập tái xuất.
1.5.2 Thời gian thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất
Thời gian thực hiện thủ tục Hải quan rất quan trọng đối với doanh nghiệp
kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất và cả trong quản lý nhà nước về Hải quan.
Thời gian để hoàn thành thủ tục Hải quan càng thấp càng chứng tỏ sự thông
thoáng, cởi mở, đơn giản hóa trong việc thực thi các thủ tục hành chính, giúp cho
việc quản lý trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Mặc dù giảm thiểu thời gian thực
hiện thủ tục thông quan hàng hóa tạm nhập tái xuất nhưng vẫn phải đảm bảo sự
chính xác và chất lượng công việc.
1.5.3 Số lượng hàng hóa tồn đọng
Số lượng hàng hóa tồn đọng là số lượng hàng hóa tồn đọng tại Cảng, hàng
hóa đã đến thời hạn phải tái xuất nhưng thực tái xuất. Việc tồn đọng hàng hóa cho
thấy khả năng hàng hóa đã bị thẩm lậu, tiêu thụ trái phép trong nội địa, hoặc hàng
hóa là rác thải phế liệu gây ảnh hưởng môi trường. Do đó, chỉ tiêu này càng thấp
thì chứng tỏ công tác quản lý nhà nước về Hải quan đối với hàng tạm nhập tái xuất
rất chặt chẽ, đạt hiệu quả cao. Ngược lại, chỉ tiêu này cao hoặc có xu hướng gia
tăng cho thấy công tác quản lý chưa tốt.
1.5.4 Số lượng vi phạm phát hiện được trong quá trình kiểm tra, giám sát hàng
hóa tạm nhập tái xuất
Chỉ tiêu này được tính bằng số lượng các vụ vi phạm phát hiện trong một
thời kỳ và số tiền thu được từ việc xử phạt vi phạm hành chính. Chỉ tiêu này có xu
hướng gia tăng, nghĩa là công tác quản lý nhà nước về Hải quan đạt hiệu quả tốt
hơn. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc tính tự giác, mức độ chấp hành pháp
luật của doanh nghiệp theo xu hướng không khả quan.
1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về hải quan đối với

hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất
1.6.1. Các yếu tố khách quan
17


1.6.1.1 Sự hội nhập với nền kinh tế thế giới
Sự hội nhập kinh tế quốc tế, có tác động thúc đẩy các hoạt động thương mại
nói chung và hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất nói riêng. Kinh
doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất phải đảm bảo yêu cầu chuẩn của quốc tế. Và
việc quản lý nhà nước đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất cũng phải đáp ứng, theo
kịp được với chuẩn mực quốc tế.
Bên cạnh đó, sự hội nhập với nền kinh tế thế giới, số lượng hàng hóa xuất
nhập khẩu nói chung và hàng hóa tạm nhập nói riêng tăng lên nhanh chóng; đa
dạng, phong phú về chủng loại; khiến cho công tác quản lý nhà nước gặp không ít
khó khăn.
1.6.1.2 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Chính sách, pháp luật là yếu tốquan trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý
hoạt động tạm nhâp tái xuất. Chính sách, pháp luật phải đồng bộ, phù hợp với tình
hình thực tế. Nếu không, khi đó việc đánh giá hiệu quảcông tác quản lý hoạt động
tạm nhập tái xuất hàng hóa lại càng không chính xác. Các văn bản hướng dẫn
vềhoạt động tạm nhập tái xuất cũng đã và đang được điều chỉnh cho phù hợp với
thực tiễn. Tuy nhiên, quá trình từchủ trương chính sách đi được vào hoạt động thực
tiễn trên thực tếcó một độtrễnhất định. Bên cạnh đó, nhiều văn bản, quy định pháp
luật vẫn còn chồng chéo, mâu thuẫn nhau; khiến cho công tác quản lý nhà nước về
hải quan đối với việc kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất gặp không ít khó
khăn.
1.6.1.3 Mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp
Công tác quản lý hoạt động tạm nhập tái xuất rất phức tạp do danh mục hàng
hóa được tạm nhập tái xuất rất phong phú,đa dạng. Người kinh doanh luôn muốn
đạt được lợi nhuận cao nhất từviệc kinh doanh nên luôn tìm cách lợi dụng các kẽ

hở của các quy định, chủtrương nhằm kinh doanh bất hợp pháp và không tuân thủ
đầy đủcác yêu cầu trong hoạt động tạm nhập tái xuất. Do đó, mức độ hiểu biết và
tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp ảnh hưởng nhiều tới việc quản lý hoạt động
kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất. Với hiểu biết tốt của cá nhân, doanh
nghiệp kinh doanh sẽtạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và ngược lại.
1.6.2. Các yếu tố chủ quan
18


×