Tải bản đầy đủ (.ppt) (43 trang)

Chuyên đề cam kếtt chi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.16 KB, 43 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
KHO BẠC NHÀ NƯỚC

QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT
CAM KẾT CHI NSNN QUA KBNN
(Theo Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008
và Thông tư số 40/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 của
Bộ Tài chính)

VỤ KIỂM SOÁT CHI
1


CĂN CỨ PHÁP LÝ

1. Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008
2. Thông tư số 40/2016/TT-BTC ngày 01/03/2016
3. Công văn số 17927/BTC-KBNN ngày 26/12/2012 về việc
triển khai quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua
KBNN
4. Công văn số 507/KBNN-THPC ngày 22/3/2013

2


Ý NGHĨA CỦA QUẢN LÝ KIỂM SOÁT
CAM KẾT CHI NSNN QUA KBNN

1. CKC là một trong những công cụ quản lý ngân sách tiên tiến
hiện đại, giúp đơn vị sử dụng NSNN kế hoạch hóa và quản lý
các khoản chi tiêu.


2. Đối với các cơ quan quản lý, việc thực hiện CKC sẽ góp
phần đảm bảo an ninh tài chính, đảm bảo ngân sách để
thanh toán cho khoản đã cam kết, không phát sinh nợ công;
3. Giúp cho cơ quan TC, các đơn vị dự toán xây dựng ngân
sách trung hạn, giúp cho KBNN trong việc dự báo luồng tiền
và thực hiện quản lý ngân quỹ hiện đại, hiệu quả.
(CKC sẽ theo dõi và quản lý các HĐ nhiều năm qua một số
thông tin chủ yếu, như: Tổng giá trị HĐ; giá trị HĐ đã CKC;
giá trị HĐ đã thanh toán; giá trị HĐ còn phải thanh toán)
3


I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Một số khái niệm:


Cam kết chi thường xuyên:


Là việc các ĐVDT cam kết sử dụng dự toán chi ngân
sách TX để thanh toán cho HĐ đã được ký giữa đơn
vị với nhà cung cấp.



Giá trị của khoản cam kết chi là:
• Đối với HĐ được thực hiện trong 1 năm ngân
sách: Là giá trị của hợp đồng.
• Đối với HĐ thực hiện trong nhiều năm ngân sách:
Là số tiền bố trí cho HĐ đó trong năm, đảm bảo

trong phạm vi dự toán năm được giao và giá trị
còn được phép CKC của HĐ đó.
4


I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Một số khái niệm (Tiếp):


Cam kết chi đầu tư:


Là việc các chủ đầu tư cam kết sử dụng KH VĐT
(có thể một phần hoặc toàn bộ KH VĐT) để thanh
toán cho HĐ đã ký.



Giá trị của khoản CKC là số tiền bố trí cho HĐ đó
trong năm, đảm bảo trong phạm vi KHV năm và
giá trị còn được phép CKC của HĐ đó.

5


I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Một số khái niệm (Tiếp):


Giá trị hợp đồng còn được phép cam kết chi: Là chênh

lệch giữa giá trị của hợp đồng với tổng giá trị của các khoản
đã cam kết chi cho hợp đồng đó.



Dự toán còn được phép sử dụng:
• Đối với chi thường xuyên = Dự toán - Cam kết – Số đã chi
• Đối với chi đầu tư = KH vốn - Cam kết – Số đã chi



Số cam kết chi (thường xuyên, đầu tư) là mã số do chương
trình TABMIS tạo ra đối với từng khoản cam kết chi để theo
dõi, quản lý khoản cam kết chi đó trên TABMIS..



Điểm nhà cung cấp là KBNN nơi trực tiếp thanh toán cho
NCC hàng hoá, dịch vụ theo đề nghị của đơn vị dự toán hoặc
chủ đầu tư.
6


I. QUY ĐỊNH CHUNG
2. Đối tượng áp dụng:
 Các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước

(sau đây gọi chung là đơn vị dự toán); các chủ đầu
tư, ban quản lý dự án đầu tư (sau đây gọi chung là
chủ đầu tư) thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước

(trừ ngân sách cấp xã);
 Cơ quan tài chính;
 Các đơn vị Kho bạc Nhà nước

7


II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Đối tượng, phạm vi thực hiện quản lý kiểm soát CKC
1.1. Theo Thông tư số 113/2008/TT-BTC
Các khoản chi thường xuyên, đầu tư được giao dự toán có
hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ và có giá trị dưới đây
phải thực hiện quản lý, kiểm soát CKC:

CHI
THƯỜNG
XUYÊN:
100 TRIỆU
ĐỒNG

GIÁ TRỊ

CKC
CHI
ĐẦU TƯ:
500 TRIỆU
ĐỒNG
8



II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Đối tượng, phạm vi thực hiện quản lý kiểm soát CKC
1.2. Theo Thông tư số 40/2016/TT-BTC:
Các khoản chi thường xuyên, đầu tư được giao dự toán có hợp đồng
mua bán hàng hóa, dịch vụ và có giá trị dưới đây phải thực hiện
quản lý, kiểm soát CKC:

CHI
THƯỜNG
XUYÊN:
200 TRIỆU
ĐỒNG

GIÁ TRỊ HĐ
CKC

CHI
ĐẦU TƯ:
1 TỶ ĐỒNG

9


II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
2. Đối tượng không phải thực hiện CKC (TT số 113):
• Các khoản chi của ngân sách xã;


Các khoản chi cho lĩnh vực an ninh, quốc phòng;




Các khoản thực hiện nghĩa vụ trả nợ của NN, CP;



Chi từ nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài theo
phương thức tài trợ chương trình, dự án; chi viện trợ;



Các khoản chi góp cổ phần, đóng góp nghĩa vụ tài
chính, đóng niên liễm cho các tổ chức quốc tế;



Các khoản chi theo hình thức lệnh chi tiền;



Chi từ TKTG của các đơn vị giao dịch tại KBNN;



Các khoản chi NSNN bằng hiện vật và ngày công lao
động;
10


II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Thông tư số 40/2016/TT-BTC đã mở rộng đối tượng không
phải thực hiện CKC đối với các trường hợp:
• Các khoản chi dịch vụ công ích
• Các khoản chi để tổ chức hội nghị, thực hiện đề tài
nghiên cứu khoa học, các khoản chi mua vé máy bay,
mua xăng dầu;
• Các khoản chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
• Hợp đồng xây dựng theo lệnh khẩn cấp, cấp bách
• Các khoản chi vốn đối ứng của các dự án ODA.
• Các khoản chi hoàn thuế, hoàn trả vốn ứng trước.
• Hợp đồng có nhiều nguồn vốn thuộc nhiều cấp ngân
sách và thanh toán tại từ 2 KBNN trở lên.
• Hợp đồng thuộc CTQG, CTMTQG do chủ đầu tư ký hợp
đồng với các cá nhân, hộ dân, tổ, đội thợ.
11


II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Thông tư số 40/2016/TT-BTC cũng quy định rõ hơn, cụ
thể hơn đối tượng không phải thực hiện cam kết chi
• Dự án, công trình do xã, phường, thị trấn làm CĐT
• Các khoản chi cho lĩnh vực an ninh, quốc phòng
(bao gồm cả các khoản chi đầu tư).

12


II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ


3. Nguyên tắc quản lý, kiểm soát CKC
 Các khoản CKC NSNN hạch toán bằng đồng Việt
Nam; các khoản CKC NSNN bằng ngoại tệ được theo
dõi theo nguyên tệ; đồng thời, được quy đổi ra đồng
Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ hàng tháng do BTC quy
định để hạch toán CKC.
 Cam kết chi chỉ được thanh toán khi số tiền đề nghị
thanh toán nhỏ hơn hoặc bằng số tiền chưa được
thanh toán của khoản CKC đó.
 Các khoản CKC sai chế độ quy định hoặc các khoản
dự toán để CKC không được chuyển nguồn sang năm
sau hoặc đơn vị dự toán, CĐT không có nhu cầu sử
dụng tiếp, thì khoản CKC sẽ được huỷ bỏ.
13
13


II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

4. Điều kiện thực hiện cam kết chi
Đề nghị CKC của đơn vị dự toán / CĐT phải đầy đủ
các chỉ tiêu thông tin theo mẫu quy định và đảm bảo
tính pháp lý, cụ thể:
• Dấu, chữ ký của đơn vị dự toán/ CĐT trên hồ sơ phải
phù hợp với mẫu dấu, chữ ký đã đăng ký với KBNN.
• Hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ tuân thủ quy
trình, thủ tục về mua sắm đấu thầu, chỉ định thầu theo
quy định hiện hành;
• Nội dung thanh toán của hợp đồng mua bán hàng hoá,
dịch vụ phải đảm bảo có trong dự án đầu tư đã được

cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với chi đầu tư).
14
14


II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

4. Điều kiện thực hiện cam kết chi
Số tiền đề nghị CKC không vượt quá dự toán còn được
phép sử dụng.
• Trường hợp dự toán và phương án phân bổ dự toán
NSNN chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quyết định hoặc phải điều chỉnh dự toán NSNN theo
quy định, thì KBNN thực hiện kiểm soát CKC trên cơ
sở dự toán tạm cấp hoặc dự toán được điều chỉnh
của đơn vị dự toán.
• Trường hợp chi ứng trước dự toán NSNN năm sau,
thì KBNN thực hiện kiểm soát cam kết chi trên cơ sở
dự toán ứng trước của đơn vị dự toán hoặc chủ đầu
tư.
15
15


III. THỜI HẠN GỬI VÀ CHẤP THUẬN
CAM KẾT CHI

1. Thời hạn đơn vi gửi cam kết chi đến KBNN:
Kể từ khi ký hợp đồng và hợp đồng có hiệu lực.


Đối với hợp đồng nhiều năm, kể từ năm thứ 2 trở
đi  đơn vị nhận được văn bản giao dự toán)

THỜI HẠN
GỬI CKC: 10
NGÀY LÀM
VIỆC

Nếu phân bổ và giao dự toán tháng 12  thời hạn
gửi đề nghị CKC tính từ ngày 01/ 01 năm sau
HĐ bổ sung/điều chỉnh dự toán  đơn vị nhận văn
bản bổ sung/điều chỉnh DT
Bổ sung/điều chỉnh giá trị HĐ  HĐ điều chỉnh có
hiệu lực/kể từ ngày ký HĐ điều chỉnh
16


III. THỜI HẠN GỬI VÀ CHẤP THUẬN
CAM KẾT CHI

2. Chấp thuận cam kết chi
• Trong thời hạn 2 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị
CKC, và Dự toán của đơn vị đã được nhập trên hệ
thống TABMIS- KBNN kiểm tra và xử lý:
• Chấp nhận  Gửi 01 liên chứng từ CKC (có ghi số
CKC) cho đơn vị.
• Không chấp nhận CKC  Thông báo ý kiến từ chối
CKC bằng văn bản cho đơn vị được biết
3. Thời hạn cuối cùng gửi đề nghị cam kết chi
• Chậm nhất đến trước ngày 25/01 năm sau

• Trừ CKC từ dự toán ứng trước (KP thường xuyên)
17


V. HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CAM KẾT CHI,
HUỶ CAM KẾT CHI VÀ HỢP ĐỒNG

1. Hồ sơ đề nghị cam kết chi

Đơn vị SDNS, Chủ ĐT gửi đến KBNN:
• Hợp đồng từ 200 triệu đồng trở lên (chi thường
xuyên); Hợp đồng từ 1 tỷ đồng trở lên (chi đầu tư
XDCB/ hoặc chi sự nghiệp có tính chất đầu tư).
• Giấy đề nghị cam kết chi NSNN (C2-12/NS),
hoặc Phiếu điều chỉnh số liệu cam kết chi (C213/NS).

18


V. HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CAM KẾT CHI,
HUỶ CAM KẾT CHI VÀ HỢP ĐỒNG

2. Điều chỉnh, huỷ cam kết chi và hợp đồng
2.1. Các trường hợp điều chỉnh CKC và hợp đồng
• Dự toán hoặc kế hoạch vốn bị điều chỉnh giảm dẫn đến
phải điều chỉnh cam kết chi.
• Điều chỉnh số tiền của hợp đồng hoặc điều chỉnh số kinh
phí bố trí cho hợp đồng (hợp đồng nhiều năm đối với chi
thường xuyên hoặc hợp đồng chi đầu tư) trong năm ngân
sách.

• Việc điều chỉnh số tiền đã cam kết chi chỉ được thực hiện
đối với số tiền còn lại của khoản cam kết chi đó, chi tiết
cho từng nội dung cam kết chi;
19
19


V. HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CAM KẾT CHI,
HUỶ CAM KẾT CHI VÀ HỢP ĐỒNG

• Việc điều chỉnh số tiền của hợp đồng (hợp đồng nhiều
năm trong chi thường xuyên hoặc hợp đồng chi đầu tư)
phải đảm bảo số tiền sau khi điều chỉnh không nhỏ hơn số
tiền đã thực hiện CKC của hợp đồng đó.
• Thay đổi giá trị các phân đoạn mã của tài khoản hạch toán
cam kết chi và diễn giải chi tiết của từng nội dung cam kết
chi.
• Thay đổi ngày hạch toán của khoản cam kết chi.
2.2. Quy trình điều chỉnh:
• Đơn vị dự toán, CĐT gửi yêu cầu điều chỉnh CKC hoặc
điều chỉnh hợp đồng (hợp đồng nhiều năm đối với chi
thường xuyên hoặc hợp đồng chi đầu tư) đến KBNN.
• Căn cứ đề nghị của đơn vị DT hoặc CĐT, KBNN thực hiện
điều chỉnh và thông báo lại ý kiến chấp thuận (hoặc từ
chối) điều chỉnh cam kết chi/ hoặc hợp đồng cho đơn vị DT
hoặc CĐT.
20
20



V. HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CAM KẾT CHI,
HUỶ CAM KẾT CHI VÀ HỢP ĐỒNG
2.3. Các trường hợp huỷ CKC và hợp đồng
• Huỷ hợp đồng hoặc tạm dừng, giãn tiến độ thực hiện hợp đồng dẫn đến
đơn vị dự toán, chủ đầu tư không có nhu cầu sử dụng CKC để thanh
toán cho các hợp đồng trong năm;
• Các khoản CKC hoặc hợp đồng (hợp đồng nhiều năm trong chi thường
xuyên hoặc hợp đồng chi đầu tư) mà đơn vị dự toán, chủ đầu tư không
có nhu cầu sử dụng tiếp;
• Các khoản CKC không đủ điều kiện thanh toán theo quy định của Luật
NSNN;
• Dự toán dành để CKC không được cơ quan có thẩm quyền cho phép
chuyển sang năm sau.
• Hợp đồng mua sắm hàng hoá, dịch vụ bị huỷ bỏ hoặc có sự thay đổi về
loại tiền hoặc các thông tin liên quan đến nhà cung cấp (tên, mã số và
điểm nhà cung cấp).
• Hợp đồng chưa thực hiện thanh toán, có thay đổi giá trị hợp đồng từ
mức phải thực hiện CKC xuống mức không phải thực hiện CKC.
21
21


V. HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CAM KẾT CHI,
HUỶ CAM KẾT CHI VÀ HỢP ĐỒNG

2.4. Quy trình huỷ CKC, hủy HĐ:
• Đơn vị dự toán/ CĐT hoặc CQNN có thẩm quyền có văn bản
nêu rõ lý do và số CKC hoặc mã số hợp đồng (HĐ nhiều năm
trong chi thường xuyên hoặc HĐ chi đầu tư) được quản lý tại
TABMIS cần huỷ đến KBNN nơi giao dịch (mẫu số 03, TT

113).
• Căn cứ đề nghị của đơn vị dự toán, CĐT hoặc CQNN có
thẩm quyền, KBNN kiểm tra đảm bảo điều kiện sau mới chấp
nhập hủy CKC/ hoặc HĐ:


Trường hợp huỷ CKC: Chỉ được đề nghị huỷ đối với số
tiền còn lại chưa được thanh toán của khoản CKC đó.



Trường hợp huỷ HĐ nhiều năm đối với chi thường xuyên/
hoặc HĐ chi đầu tư: Đề nghị huỷ của đơn vị chỉ được
chấp thuận khi các HĐ này chưa được tạo CKC hoặc tất
cả các khoản đã CKC của HĐ đều đã được huỷ trước đó.
22
22


CÁC BƯỚC THỰC HIỆN CKC TRÊN TABMIS
(Thông tư 113 và CV 507)

1. Quản lý thông tin nhà cung cấp thông qua việc tao
mới hoặc điều chỉnh thông tin về nhà cung cấp trên
Tabmis:
• Thông tin chung (quản lý, sử dụng chung tại tất cả
các đơn vị KBNN) Việc tao mới, hoặc điều chỉnh
thông qua Phòng hỗ trợ CNTT thuộc Cục CNTT
• Thông tin chi tiết (được quản lý tại từng đơn vị
KBNN)  Việc tạo mới, hoặc điều chỉnh thông qua

Đội xử lý trung tâm tỉnh .

23


CÁC BƯỚC THỰC HIỆN CKC TRÊN TABMIS
(Thông tư 113 và CV 507)

2. Quản lý CKC trong Tabmis:
• Tại chủ đầu tư:
 Xác định và phân bổ dự toán cho từng HĐ,.…
 Gửi hồ sơ đề nghị CKC đến KBNN
• Tại KBNN:
 Đối với hợp đồng:
• Kiểm tra và nhập các thông tin của HĐ vào Tabmis.
• Thông báo mã số HĐ đã được phê duyệt và ghi nhận
trên TABMIS / hoặc thông báo từ chối chấp thuận việc
quản lý hợp đồng trên TABMIS
 Đối với đề nghị CKC:
• Kiểm tra và nhập vào TABMIS (PO).
• Phê duyệt/ hoặc từ chối phê duyệt việc quản lý cam kết
chi trên TABMIS
24


VI. XỬ LÝ CUỐI NĂM
1. Xử lý các khoản CKC từ dự toán chi được giao trong năm


CKC thuộc năm NS nào chỉ được chi trong năm NS đó, thời

hạn thanh toán đối với các khoản đã CKC phù hợp với thời
hạn chi quy định đối với các khoản chi TX và CĐT. Hết thời
hạn chi NSNN, số CKC chưa sử dụng hoặc sử dụng chưa
hết phải bị huỷ bỏ, trừ các trường hợp sau:
• Số dư dự toán được chuyển sang năm sau chi tiếp theo
chế độ quy định (CQNN có thẩm quyền không phải xét
chuyển): KBNN thực hiện chuyển dự toán hoặc KHV cùng
với chuyển CKC của đơn vị dự toán hoặc CĐT sang năm
sau để theo dõi, quản lý và thanh toán tiếp.
• Đối với số dư dự toán được phép chuyển sang năm sau
chi tiếp: Căn cứ quyết định cho phép chuyển số dư dự
toán sang năm sau của CQNN có thẩm quyền, KBNN
thực hiện chuyển CKC của đơn vị dự toán hoặc CĐT
sang năm sau để theo dõi, quản lý và thanh toán tiếp. 25
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×